Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thực trạng trong việc tuân thủ pháp luật trong điều kiện chi ngân sách nhà nước năm 2012 a những kết quả đạt được b những điểm bất cập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.34 KB, 6 trang )

Thực trạng trong việc tuân thủ pháp luật trong điều kiện chi ngân sách nhà nước
năm 2012
a. Những kết quả đạt được
b. Những điểm bất cập
Bài làm

a.

Những kết quả đạt được
Trong năm 2012 tình hình việc thực hiện chi ngân sách nhà nước đã có nhiều
chuyển biến tích cự để phù hợp với tình hình tài chính hiện nay đặc biệt là phải
đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vấn đề lạm phát. Chúng ta đã

-

đạt được nhữn kết quả đáng chú ý như
Trong lĩnh vực chi hành chính
Để phù hợp với điều kiện thực tế của các Bộ, ngành và địa phương, nhìn chung

các định mức chi tiêu được ban hành ở dạng khung, trên cơ sở đó phân cấp cho Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào điều kiện thực tế của
ngành, địa phương mình quy định mức chi cụ thể trên cơ sở phù hợp với định mức
khung chung đã được ban hành. Như vậy, hệ thống các văn bản về chi hành chính
1


nhà nước một mặt bảo đảm tính thống nhất chung có tính đến điều kiện thực tiễn
của mỗi Bộ, ngành và địa phương trên nguyên tắc bảo đảm chi hành chính tiết
kiệm, hiệu quả. Việc quy định khá đầy đủ về nội dung và định mức chi hành chính
trong hệ thống pháp luật hiện nay đã và đang góp phần vào việc.Tạo điều kiện cho


các đơn vị được giao ngân sách chủ động trong chi tiêu thông qua định mức, tiêu
chuẩn, chế độ đã được Nhà nước quy định, thông qua đó phục vụ đắc lực cho việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao . Làm cơ sở cho
cơ quan tài chính các cấp tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định
định mức chi, định mức giao ngân sách trên biên chế được giao tại các đơn vị dự
toán đồng thời là cơ sở để cơ quan tài chính cũng như kho bạc nhà nước kiểm soát,
thẩm tra cũng như quyết toán các khoản chi hành chính của các cơ quan, đơn vị.
Theo phân cấp của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chính trong các cơ quan Nhà
nước như: tiêu chuẩn, định mức trang bị, sử dụng ô tô; tiêu chuẩn, định mức trang
bị thiết bị phục vụ công tác; tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại, chế độ công
2


tác phí, chế độ chi hội nghị, tiếp khách v.v..Nội dung, định mức, tiêu chuẩn chi
hành chính về cơ bản phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội cũng như
thực lực nguồn ngân sách nhà nước.


-

Trong lĩnh vực đầu tư công
Năm 2006 lĩnh vực đầu tư công đã được giao về từng địa phương quản lý
nên phần nào cũng giảm bớt được gánh nặng về quản lý từ các cơ quan

-

nhà nước ở trung ương.
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện nay, nếu tính cả khoản chi cho các

chương trình mục tiêu quốc gia, thì địa phương đang được hưởng khoảng
73% NSNN cho đầu tư phát triển năm 2012, trong khi Trung ương chỉ
giữ khoảng 27%. Vì vậy, việc quyết định chi tiêu tại địa phương của
HĐND các cấp là đặc biệt quan trọng, nhằm tránh hiện tượng đầu tư dàn
trải, kém hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế và ngân sách còn nhiều khó

-

khăn.
Trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn hẹp, cân đối thu chi còn nhiều khó
khăn, đầu tư NSNN chỉ tập trung đầu tư cho các công trình, dự án đã
được bố trí vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ (còn thiếu vốn), đang

3


triển khai trong các kế hoạch hàng năm để bảo đảm hoàn thành dứt điểm,

-

đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.
Ngoài ra trên các lĩnh vực khác ngân sách cũng nhà nước cũng cắt giảm
được tối đa nguồn chi không cần thiết góp phần đáng kể vào việc giảm
chi ngân sách nhà nước và thực hành tiết kiệm

b.

Những điểm bất cập

Năm 2012 việc thực hiện chi ngân sách nhà nước đã có nhiều cải so với các năm

trước nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập như bội chi ngân sách còn quá lớn. việc chi
ngân sách quá lãng phí cho những công việc không thực sự cần thiết còn quá
nhiều dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách…

-

Năm 2012 mức bội chi ngân sách nhà nước quốc hội nhất trí thông qua là

-

14200 tỉ đồng bằng 4,8 % GDP
Hiện tượng chi sai, chi không đúng, theo vụ ngân sách nhà nước những đơn vị

-

đó phải chịu trách nhiệm.
- Trong lĩnh vực chi hành chính
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ
tự chủ hiện nay được xác định trên cơ sở số lượng biên chế của cơ quan, đơn vị
4


đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt, trong khi đó đối với các cơ quan hành
chính nhà nước hiện nay vẫn chưa có một căn cứ xác đáng để quy định tỉ lệ
giữa khối lượng công việc chuyên môn của mỗi cơ quan so với số lượng biên
chế như thế nào là phù hợp. Do đó, kinh phí hành chính khoán tự chủ trên thực
tế chưa tỷ lệ thuận với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao.
Điều này có thể minh chứng qua một thực tế ở Việt Nam hiện nay, do quá trình
tổ chức, sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhà nước, một số cơ quan nhà nước có
khối lượng nhiệm vụ chuyên môn vừa phải nhưng có số lượng biên chế nhiều,

trong khi đó một số cơ quan nhà nước khác phải đảm đương một khối lượng
công việc lớn nhưng biên chế lại thấp và vì vậy ở những cơ quan này nhu cầu
chi kinh phí hành chính không hoàn toàn tỉ lệ thuận với số lượng biên chế. Ở
một góc độ nào đó, việc phân bổ NSNN theo định mức biên chế sẽ có tác động
tiêu cực đến việc thực hiện tinh giản biên chế, khuyến khích các cơ quan nhà
nước tăng số lượng biên chế so với nhiệm vụ được giao trong khi đó chương
trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 10 năm 2001-2010 ban hành kèm
theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong nội

5


dung về cải cách tài chính công có nêu rõ: ”thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ
ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng

-

biên chế”…
• Lĩnh vực đầu tư công
Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công còn nhiều bất cập, nên các dự án
đầu tư công do các địa phương quyết định thường thiếu cân đối với nguồn
vốn và bị dàn trải; không ít dự án chậm đưa vào sử dụng, chất lượng thấp,

-

ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra trong các lĩnh khác việc chi ngân sách vẫn còn quá lãng phí dẫn
đến thất thoát ….

6




×