Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Nghiên cứu, đánh giá thoái hóa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO
LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO
LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông

Thái Nguyên - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này của tôi hoàn
toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Các thông tn, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Lạng Sơn, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Chu Thị Hồng Nhung


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn
khoa học - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông và Th.S. Nguyễn Văn Hiểu đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên và các quý Thầy, cô giáo, viên chức trong phòng Đào tạo trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tnh giảng dạy, hướng dẫn và quan
tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo, cán bộ phòng
TN&MT huyện Cao Lộc đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi cả về vật chất cũng như
tnh thần. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Cao
Lộc, cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã huyện Cao Lộc đã giúp đỡ tôi trong
quá trình điều tra và thu thập số liệu thực hiện đề tài.

Cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ có hạn
nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô, quý vị và bạn bè để luận văn
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lạng Sơn, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Chu Thị Hồng Nhung


iii
iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii
MỞ

ĐẦU

....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................
1
2. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................
2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tễn ..................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................
3
1.1.1. Các quan điểm về thoái hóa đất ............................................................
3
1.1.2. Thế nào là thoái hóa đất........................................................................
4
1.1.3. Các phương pháp đánh giá thoái hóa đất ..............................................
5
1.1.4. Các quá trình thoái hóa đất ...................................................................
5
1.1.5. Mối quan hệ đất đai - thảm thực vật......................................................
6
1.1.6. Xói mòn đất.......................................................................................... 7
1.1.7. Sa mạc hóa ...........................................................................................
9


iv
ivi
1.1.8. Các vấn đề và thách thức ....................................................................
11
1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 13
1.3. Tổng quan về thoái hóa đất....................................................................
14
1.3.1. Tình hình thoái hóa đất trên thế giới ...................................................
14

1.3.2. Thoái hóa đất ở Việt Nam................................................................... 16
1.3.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu thoái hóa đất của tỉnh Lạng Sơn. ........
19


iv
iv
1.3.4. Ảnh hưởng của thoái hóa đất đai đến khả năng sản xuất .....................
20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 23
2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu .......................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 23
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp tếp cận hệ thống ...........................................................
24
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.....................
24
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp................................................................... 24
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp .................................................................... 25
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................... 25
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu .................................................
25
2.3.5. Phương pháp xây dựng các loại bản đồ............................................... 26
2.3.6. Các phương pháp khác ....................................................................... 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 30
3.1. Khái quát về sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Lộc .......................... 30
3.1.1. Phân loại đất ....................................................................................... 30

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Lộc năm 2017 ........................ 31
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thoái hóa đất ................................................
34
3.2.1. Đất bị xói mòn do mưa ....................................................................... 34
3.2.2. Đất bị khô hạn .................................................................................... 43
3.2.3. Đất bị suy giảm độ phì........................................................................ 47
3.2.4. Đất bị kết von ..................................................................................... 51
3.3. Thực trạng thoái hóa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lộc........


54

v
v

3.3.1. Thực trạng thoái hóa theo loại hình sử dụng đất .................................
54
3.3.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp................................................................. 54


v
v
3.3.1.2. Đất Lâm nghiệp ............................................................................... 55
3.3.1.3. Đất nuôi trồng thủy sản.................................................................... 57
3.3.1.4. Đất nông nghiệp khác ...................................................................... 57
3.3.2. Tổng hợp diện tch đất bị thoái hóa theo mức độ ................................
60
3.3.3. Tổng hợp diện tch đất thoái hóa theo đơn vị hành chính ....................
62
3.3.4. Nhận xét chung về thực trạng thoái hóa đất ........................................

65
3.4. Khảo sát, đánh giá thoái hóa đất qua ý kiến của cán bộ chuyên môn và
người sử dụng đất.........................................................................................
68
3.4.1. Khảo sát, đánh giá thoái hóa đất qua ý kiến của cán bộ chuyên môn ..
68
3.4.2. Khảo sát, đánh giá thoái hóa đất qua ý kiến của người sử dụng đất.....
70
3.5. Nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất giải pháp ....................................
73
3.5.1. Đánh giá nguyên nhân thoái hóa đất trên địa bàn huyện Cao Lộc .......
73
3.5.1.1. Nguyên nhân tự nhiên...................................................................... 73
3.5.1.2. Nguyên nhân từ sử dụng đất của con người .....................................
75
3.5.2. Đề xuất giải pháp ngăn chặn và giảm thiểu tác động của thoái hóa đất ...
77
3.5.2.1. Giảm thiểu xói mòn trên đất dốc...................................................... 77
3.5.2.2. Giải pháp chống khô hạn ................................................................. 78
3.5.2.3. Giải pháp hạn chế kết von, đá ong hóa............................................. 78
3.5.2.4. Giải pháp cải tạo đất bị suy giảm độ phì .......................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 81
1. Kết luận .................................................................................................... 81
2. Kiến nghị.................................................................................................. 82


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tếng Việt
II. Tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC


vi
vi


vi
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thoái hóa đất trên đất canh tác ở Australia..................................... 6
Bảng 1.2: Thoái hóa thảm thực vật ở các vùng đồng cỏ của Australia ............ 6
Bảng 1.3: Ma trận đánh giá mức độ rủi ro của sa mạc hóa do con người
gây ra ............................................................................................ 10
Bảng 1.4: Diện tích đất (1000 km2) của châu Phi tnh theo mức độ rủi ro..... 10
Bảng 3.1: Phân loại đất của huyện Cao Lộc ................................................. 30
Bảng 3.2: Bảng hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Lộc năm 2017 ......... 32
Bảng 3.3: Phân cấp mức độ xói mòn đất theo loại hình sử dụng đất .............
35
Bảng 3.4: Phân cấp mức độ xói mòn đất theo đơn vị hành chính.................. 36
Bảng 3.5: Phân cấp mức độ đánh giá đất bị xói mòn .................................... 38
Bảng 3.6: Kết quả tnh hệ số R các trạm đo .................................................. 39
Bảng 3.7: Phân cấp mức độ khô hạn đất theo loại hình sử dụng đất .............
44
Bảng 3.8: Phân cấp mức độ khô hạn đất theo đơn vị hành chính ..................
45
Bảng 3.9: Phân cấp mức độ suy giảm độ phì đất theo loại hình sử dụng đất .
47
Bảng 3.10: Phân cấp mức độ suy giảm độ phì đất theo đơn vị hành chính....
48
Bảng 3.11: Phân cấp mức độ kết von đất theo loại hình sử dụng đất ............
51

Bảng 3.12: Phân cấp mức độ kết von đất theo đơn vị hành chính .................
52
Bảng 3.13: Các loại đất thoái hóa trên đất sản xuất nông nghiệp ..................
54
Bảng 3.14: Diện tích các loại thoái hóa trên đất lâm nghiệp ......................... 56
Bảng 3.15: Diện tích các loại thoái hóa trên đất nông nghiệp khác ............... 57
Bảng 3.16: Diện tích đất bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa ......................
59
Bảng 3.17: Phân cấp mức độ thoái hóa đất theo loại sử dụng đất .................
60
Bảng 3.18: Phân cấp mức độ thoái hóa đất theo đơn vị hành chính ..............
62
Bảng 3.19: Diện tích đất bị thoái hóa theo đơn vị hành chính....................... 67
Bảng 3.20: Đánh giá mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tại địa phương của


vi
iiv
cán bộ chuyên môn........................................................................
68
Bảng 3.21: Đánh giá mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tại địa phương của
người sử dụng đất..........................................................................
70
Bảng 3.22: Đánh nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất nông nghiệp tại địa
phương của người dân ...................................................................
70
Bảng 3.23: Biện pháp kĩ thuật được người dân áp dụng để bảo vệ, cải tạo đất,
giảm thiểu thoái hóa đất ................................................................
72



vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đất trồng cây hàng năm bị xói mòn tại xã Công Sơn, huyện
Cao Lộc ................................................................................... 37
Hình 3.2. Bản đồ hệ số xói mòn do mưa (R) huyện Cao Lộc........................ 39
Hình 3.3. Bản đồ hệ số xói mòn của đất (K) huyện Cao Lộc ........................ 40
Hình 3.4. Bản đồ hệ số độ dốc và chiều dài sườn dốc (LS) huyện Cao Lộc .. 41
Hình 3.5. Bản đồ hệ số lớp phủ và quản lý đất (hệ số C) huyện Cao Lộc ..... 42
Hình 3.6. Bản đồ xói mòn đất huyện Cao Lộc năm 2017.............................. 43
Hình 3.7: Phẫu diện đất trồng cây lâu năm tại xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc.....
46
Hình 3.8. Bản đồ khô hạn đất huyện Cao Lộc năm 2017 .............................. 46
Hình 3.9. Bản đồ độ phì đất huyện Cao Lộc năm 2017................................. 50
Hình 3.10. Bản đồ suy giảm độ phì đất huyện Cao Lộc năm 2017................ 50
Hình 3.11: Phẫu diện đất rừng sản xuất tại xã Hòa cư, huyện Cao Lộc......... 53
Hình 3.12. Bản đồ kết von đất huyện Cao Lộc năm 2017 ............................. 53
Hình 3.13. Bản đồ thoái hóa đất huyện Cao Lộc năm 2017 .......................... 65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là
đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Tuy
nhiên theo thời gian và do phương thức canh tác của con người thì đất đai
bị thoái hóa ngày càng gia tăng và đang trở thành một vấn đề lớn của môi
trường toàn cầu hiện nay.

Thoái hoá đất là một trong những vấn đề về môi trường và tài nguyên
thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và tìm cách giải
quyết. Thoái hóa đất làm giảm sản lượng lương thực và cây trồng dẫn đến
tình trạng di dân, làm mất an ninh lương thực, phá hủy nguồn tài nguyên,
phá vỡ hệ sinh thái, làm mất tính đa dạng sinh học. Thoái hóa đất liên quan
đến sự suy giảm chất lượng đất, giảm khả năng sản xuất của đất gây ra do sự
lạm dụng và sử dụng không đúng cách của con người. Nguyên nhân gây thoái
hóa đất rất đa dạng, song những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm hạn
hán, biến đổi khí hậu, tập quán canh tác và quản lý nước kém. Trong điều
kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp, nắng nóng, hạn hán, mưa
lũ kéo dài xảy ra trên địa bàn cả nước và đặc biệt là các tỉnh phía Bắc đòi
hỏi các cộng đồng cần quan tâm nhiều hơn việc tìm các giải pháp ngăn chặn
quá trình thoái hóa đất.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay thì công tác quản lý
nhà nước về đất đai là rất quan trọng. Tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Cao
Lộc nói riêng đang từng bước thay đổi với nhiều dự án đầu tư. Huyện Cao
Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn, ôm trọn thành phố Lạng Sơn. Huyện có
diện tch 61.809,9 ha và dân số khoảng hơn vạn người. Cao Lộc là một
huyện có tài nguyên đất đa dạng, cơ cầu cây trồng có sự chuyển dịch mạnh
mẽ, nhu cầu đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí đất sản xuất nông


nghiệp, lâm nghiệp

2


3

và nhu cầu đất ở tăng nhanh, bên cạnh đó các nguyên nhân gây nên thoái

hóa đất đặc trưng như xói mòn, khô hạn, kết von, suy giảm độ phì ngày càng
tăng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên cho thấy việc thực hiện đề tài “Nghiên
cứu, đánh giá thoái hóa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn” là rất cần thiết nhằm xác định được diện tích đất bị thoái hóa theo
loại thoái hóa và loại đất thoái hóa trên địa bàn huyện Cao Lộc, đồng thời
đánh giá được nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất các giải pháp giảm thiểu
thoái hóa đất của huyện Cao Lộc.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nhằm đánh giá được hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Cao Lộc.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thoái hóa đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lộc.
- Xác định được diện tch đất bị thoái hóa theo loại thoái hóa và loại
đất thoái hóa trên địa bàn huyện.
- Đánh giá được sự hiểu biết của người dân đến thực trạng thoái hóa
đất.
- Tìm ra nguyên nhân nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất các
giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất cho huyện Cao Lộc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
-Tạo cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp sử dụng đất và giảm
thiểu thoái hóa đất trên địa bàn huyện Cao Lộc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần quan trọng trong việc khắc phục những nguyên nhân
trong công tác quản lý, sử dụng dẫn đến thoái hóa đất.
- Giúp cơ quan quản lý biết được mức độ nghiêm trọng của thoái
hoá
đất để có giải pháp phòng chống và đảm bảo độ mầu mỡ cho
đất.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Các quan điểm về thoái hóa
đất
Thoái hóa đất đai là vấn đề toàn cầu quan trọng của thế kỷ 21 bởi vì
tác động có hại của nó đến khả năng sản xuất nông nghiệp, môi trường và
ảnh hưởng của nó đến an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống. Thoái
hóa đất đai tác động đến khả năng sản xuất do sự suy giảm của chất lượng
diễn ra ở nơi sự thoái hóa xuất hiện (ví dụ xói mòn) và mất đi ở những nơi
phù sa được bồi tụ. Khả năng sản xuất của đất đai đã bị giảm khoảng 50%
do sói mòn đất và sa mạc hóa.
Chỉ có khoảng 3% bề mặt đất đai toàn cầu có thể được coi là loại
đất tốt nhất hoặc đất loại I, loại đất này không có ở vùng nhiệt đới, 8% khác
của đất đai thuộc loại II và loại III. Hiện nay, 11% này phải nuôi sống 6 tỷ và
dự kiến 7,6 tỷ người vào năm 2020. Sự sa mạc hóa diễn ra trên 33% bề mặt
đất toàn cầu và có ảnh hưởng đến hơn một tỷ người, một nửa trong số họ
sống ở châu Phi.
Thoái hóa đất đai, giảm chất lượng đất do các hoạt động của con người
gây ra đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng có tnh toàn cầu trong thế kỷ
20, sẽ vẫn tồn tại ở mức độ cao trong các chương trình nghị sự quốc tế của
thế kỷ
21. Tầm quan trọng của sự thoái hóa đất đai trong các vấn đề toàn cầu
tăng lên do ảnh hưởng của nó đến sự an toàn lương thực của thế giới và chất
lượng môi trường. Mật độ dân số cao không nhất thiết liên quan đến sự
thoái hóa đất mà là cái mà hoạt động tiêu cực của con người trên đất
quyết định mức độ thoái hóa. Con người có thể làm đảo ngược xu hướng

thoái hóa đất. Vì vậy, họ cần phải được động viên về sức khỏe, chính trị và
kinh tế có thể liên quan đến đất, sự nghèo đói và thất học có thể là các


5

nguyên nhân quan trọng của thoái hóa đất đai và môi trường,


6

Thoái hóa đất đai có thể được xem là sự mất khả năng hiện tại
hoặc tềm tàng của đất do tác động của tác nhân tự nhiên hoặc con người; đó
là sự giảm chất lượng đất hoặc giảm khả năng sản xuất của nó. Các cơ chế
của sự thoái hóa đất bao gồm các quá trình vật lý, hóa học và sinh học. Một
trong những quá trình vật lý quan trọng là sự suy giảm cấu trúc của đất
có ảnh hưởng đến lớp vỏ trái đất, độ chặt, xói mòn, sa mặc hóa, sinh vật kỵ
khí, ô nhiễm môi trường, và việc sử dụng không bền vững các nguồn tài
nguyên. Các quá trình hóa học quan trọng bao gồm quá trình chua hóa,rửa
trôi,mặn hóa,sự giảm khả năng hóa giữ cation và sự suy giảm độ phì
nhiêu. Các quá trình sinh học bao gồm sự suy giảm tổng số các bon hữu cơ
và sự giảm tnh đa dạng sinh học. Các quá trình sinh học cũng có mối liên
quan chặt chẽ với sự phú dưỡng của nước mặt, sự ô nhiễm của nước
ngầm,và sự bay hơi của một số khí (CO2, CH4, N2O, NOX) từ các hệ sinh thái
sống trên cạn/sống dưới nước ra khí quyển. Lịch sử đã chứng kiến sự suy
thoái đất trên mô lớn toàn cầu từ 5000 năm qua. Tuy nhiên việc đánh giá
suy thoái đất toàn cầu dựa vào kết quả nghiên cứu chính thức của các
chuyên gia khu vực. Chương trình đánh giá suy thoái đất toàn cầu đưa ra
những dẫn liệu về quy mô thoái hóa đất từ sau đại chiến thế giới thứ 2 đến
1990.[25]

1.1.2. Thế nào là thoái hóa đất
Là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời
gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở
thành các loại đất mang đặc tính và tnh chất không có lợi cho sinh trưởng và
phát triển của các loại cây trồng nông, lâm nghiệp.
Một số đất bị thoái hóa nghĩa là bị suy giảm hoặc mất đi:
- Độ phì đất: Các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất; màu sắc ban đầu
của
đất; tầng dày đất, thay đổi độ pH đất,…
- Khả năng sản xuất: Các loại cây trồng. các loại vật nuôi, các loại cây


lâm nghiệp.

7


8

- Cảnh quan sinh thái: Rừng tự nhiên, rừng trồng, hệ thống cây.
- Hệ sinh vật: Thực vật, động vật, vi sinh vật.
- Môi trường sống của con người: Cây xanh, nguồn nước, không khí
trong lành, nhiệt độ ôn hòa, ổn định,…
Sự thoái hóa đất là hậu quả của các tác động khác nhau từ bên ngoài
và bên trong của quá trình sử dụng đất:
+ Thiên tai: Khô - hạn - bão - lũ lụt - nóng - rét - lốc xoáy.
+ Hoạt động sản xuất không hợp lý của con người:
Các hoạt động sản xuất và kinh tế khác nhau
Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trực tếp đến
đất.

Thoái hóa đất được FAO (1999) xác định là khả năng sản xuất và mang
lại lợi nhuận của một loại sử dụng đất đặc trưng trong điều kiện quản lý đất
đai nhất định. Các quá trịnh thoái hóa đất bao gồm xói mòn, đất rắn chặt,
chua hóa, thoái hóa hữu cơ, suy kiệt độ phì, suy thoái sinh học và ô nhiễm
Stewart. [25]
1.1.3. Các phương pháp đánh giá thoái hóa đất
Đánh giá thoái hóa đất trên phạm vi toàn cầu không phải là nhiệm
vụ dễ dàng và nhiều phương pháp đã được sử dụng (H.H. Bennett, 1993).
[18]. Vì vậy, số liệu được đưa ra bởi các phương pháp khác nhau không
thể so sánh với nhau. Hơn nữa các số liệu thống kê nói đến các rủi ro của
thoái hóa hoặc sa mạc hóa hơn là tính trạng thực tế của đất đai. Thoái hóa
đất thực tế có thể không xuất hiện do sử dụng đất đai đúng và các công
nghệ quản lý đất đai được nâng cao. Việc so sánh các số liệu dựa trên các
ước tính khác nhau cho thấy sự biến động rất rộng do các phương pháp và
têu chuẩn khác nhau được sử dụng và làm nổi bật tầm quan trọng của việc
sử dụng các tiêu chuẩn thống nhất và chuẩn hóa các phương pháp thoái hóa
đất đai.
1.1.4. Các quá trình thoái hóa đất
Các quá trình thoái hóa đất đai khác nhau cũng làm rắc rối thêm các số


9

liệu thống kê về thoái hóa đất hặc đất đai. Các quá trình đất đai chủ yếu bao
gồm: xói mòn do nước và do gió, thoái hóa hóa học (bao gồm chua hóa,
mặn


1
0


hóa, rửa trôi,...). Một số đất đai hoặc đơn vị cảnh quan bị ảnh hưởng bởi
một vài quá trình như xói mòn do gió và do nước, mặn hóa, chặt hóa.
Bảng 1.1: Thoái hóa đất trên đất canh tác ở Australia
Diện tch (1000 km2)

Loại
Tổng số
Không bị thoái hóa

443
142

Bị thoái hóa

301

Xói mòn do nước

206

Xói mòn do gió

52

Xói mòn do cả nước và gió

42

Do mặn và xói mòn do nước


0,9
0,5
Nguồn: (H.H. Bennett, 1993).[24]

Khác
1.1.5. Mối quan hệ đất đai - thảm thực
vật

Vấn đề trở nên rắc rối hơn do định nghĩa thuật ngữ “Thoái hóa
thảm thực vật”. Nó có thể ngụ ý là sự giảm sinh khối, giảm tính đa dạng
của các loài hoặc giảm chất lượng dưới dạng giá trị dinh dưỡng đối với vật
nuôi và thú hoang dã. Cần thiết thiết lập têu chuẩn riêng biệt để đánh giá sự
thoái hóa thảm thực vật.
Bảng 1.2: Thoái hóa thảm thực vật ở các vùng đồng cỏ của Australia
Diện tch (1000 km2)

Loại
Tổng số
Không bị thoái hóa

3,4
1,5

Bị thoái hóa

1,9

i.Thoái hóa thảm thực vật do xói mòn yếu


1,0

ii. Thoái hóa thảm thực vật do xói mòn trung bình

0,5

iii. Thoái hóa thảm thực vật do xói mòn mạnh

0,3

iv. Thoái hóa thảm thực vật do xói mòn rất mạnh

0,1

v. Mặn vùng khô hạn

0,001
Nguồn: (H.H. Bennett, 1993).[24]


Bảng 1.2 chỉ ra một ví dụ về thoái hóa thảm thực vật ở Australia
kết hợp với xói mòn đất. Số lượng và chất lượng của thảm thực vật không
được tnh đến.
1.1.6. Xói mòn đất
Xói mòn đất là hiện tượng các cấp hạt đất, cục đất, có khi cả lớp đất bề
mặt bị xói mòn, cuốn trôi do sức gió, sức nước và một số hoạt động khác của
con người. Xói mòn đất được biểu hiện bằng hai hình thức chủ yếu là xói
mòn bề mặt và xói mòn rãnh.
Có hai tác nhân chủ yếu gây xói mòn đất là xói mòn do nước và xói
mòn do gió dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, xã hội và con người. Đất bị

xói mòn có nhiều tác động, căn cứ vào tác nhân gây xói mòn đất mà
con người có thể phân loại các dạng xói mòn sau:
 Xói mòn do gió
Hiện tượng xói mòn đất do gió thường xảy ra ở những vùng đất có
thành phần cơ giới nhẹ: như những vùng đất cát ven biển, đất vùng đồi bán
khô hạn. Tuy nhiên nguy cơ mất đất do hiện tượng do gió cũng rất nghiêm
trọng.
Ở nước ta đất cát nằm dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Mũi Cà Mau.
Đất cát ven biển tạo thành khi đá mẹ ở gần bờ biển bị phá hủy do sóng và
sau đó đưa vào bờ, gió bào sẽ cuốn vào các vùng đất ven biển tạo thành
các bãi cát, cồn cát. Nếu sử dụng không hợp lý cát sẽ di động từ vùng này
sang vùng khác, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống. Mức độ
xói mòn do gió mạnh hay yếu phụ thuộc vào những yếu tố sau: (I) Tốc độ gió,
(II) Thành phần cơ giới của đất, (III) Độ ẩm đất, (IV) Độ che phủ của thảm
thực vật.
 Xói mòn do nước
Xói mòn do nước là loại xói mòn do sự công phá của những giọt mưa
đối với lớp đất mặt và sức cuốn trôi của dòng chảy trên bề mặt đất. Đây
là loại xói mòn nguy hiểm cho vùng đất dốc khi không có lớp phủ thực vật,


gây ra các hiện tượng xói mặt, xói rãnh, xói khe.


×