Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến Tre (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.19 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------***------------PHÙNG NGỌC TÁM

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE TẠI HAI HUYỆN, TỈNH BẾN TRE

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thái Nguyên, năm 2018

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------***------------PHÙNG NGỌC TÁM

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE TẠI HAI HUYỆN, TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành tuyển sinh đầu vào: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế :
Mã số: 62720164
Chuyên ngành chuyển đổi: Y tế công cộng
Mã số: 9720701

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng


PGS.TS. Đàm Thị Tuyết

Thái Nguyên, năm 2018
TÓM TẮT CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ

2


LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phùng Ngọc Tám, Nguyễn Tuấn Hưng, Đàm Thị Tuyết (2015),
“Một số đặc điểm dịch tể bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh
Bến Tre trong 5 năm (2010 – 2014)”. Tạp chí Y học Thực hành,
Năm thứ 60, số 06 (969), tr 57-59.
2. Phùng Ngọc Tám, Nguyễn Tuấn Hưng, Đàm Thị Tuyết (2016),
“Thực trạng kiến thức, thực hành dự phòng bệnh sốt xuất huyết
Dengue của người dân hai huyện huyện Châu Thành và Mỏ
Cày Nam, tỉnh Bến Tre”. Tạp chí Y học Thực hành, Năm thứ
61, số 2 (997), tr. 7-9.
3. Phùng Ngọc Tám, Nguyễn Tuấn Hưng, Đàm Thị Tuyết (2017),
Thực trạng mắc bệnh và tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2010-2014. Tạp chí
Y học Thực hành, Năm thứ 62, số 03(1037) 2017, tr. 120
4. Phùng Ngọc Tám, Nguyễn Tuấn Hưng, Đàm Thị Tuyết (2017),
Hiệu quả truyền thơng đến kiến thức, thái độ, thực hành dự
phịng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân tại hai xã
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Tạp chí Y học Thực hành,
Năm thứ 63, số 03(1037) 2017, tr. 157

3



CƠNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng
PGS.TS. Đàm Thị Tuyết

Phản biện 1: …………………………………………………
Phản biện 2: …………………………………………………
Phản biện 3: …………………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp
trường tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.
Vào lúc …………….. ngày …… tháng …… năm 2018
Có thể tìm luận án tại:
1. Thư viện quốc gia
2. Trung Tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
3. Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (hay còn gọi là sốt xuất huyết) là bệnh
truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên. Bệnh lây truyền từ
người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn đốt.
Bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong tương đối cao với sự
có mặt ở hơn 125 nước trên thế giới, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội ở
nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền
Nam và miền Trung, Theo Bộ y tế, năm 2017 cả nước ghi nhận 181.054
trường hợp mắc SXH, với 30 trường hợp tử vong. Tỷ lệ tử vong của
nước ta năm 2017 là 0,03% trên tổng số ca mắc. Năm 2004, theo số liệu
tại Trung tâm Y tế dự phịng tỉnh Bến Tre ghi nhận có 4.483 ca sốt xuất
huyết Dengue, trong đó có 10 ca tử vong. Năm 2010 số mắc sốt xuất
huyết Dengue của toàn tỉnh là 6.680 ca và 06 người tử vong.
Vấn đề đặt ra, thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue ở tỉnh Bến
Tre hiện nay thế nào? Các yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyết
Dengue là gì? Giải pháp nào phù hợp với cộng đồng để giảm thiểu vấn
đề đó? Để giải đáp vấn đề trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phịng
chớng bệnh sớt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre” ,
nhằm thực hiện 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue ở huyện
Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre năm 2010 – 2014.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng
phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại 02 xã của huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2015-2017.

5


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Đề tài luận án đã mô tả được một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất
huyết Dengue ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh
Bến Tre giai đoạn năm 2010 – 2014:
- Dịch có xu hướng giảm dần theo các năm, vào năm 2014 có xu
hướng bệnh dịch giảm rõ rệt 9 lần so với năm 2010. Trung bình có 01
người chết/năm, đỉnh điểm năm 2010 có 6 người chết.

- Bệnh SXHD có diễn tiến phức tạp, có mang tính mùa rỏ rệt
bệnh bùng phát vào mùa mưa, thời gian từ tháng 5 đến tháng 11. Chỉ số
côn trùng biến thiên khơng đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
- Típ vi rút chủ yếu là típ 1,2,4 . Típ 1 chiếm đa số.
- Tỷ lệ mắc bệnh SXHD chủ yếu ở nhóm < 15 tuổi, giới nam
nhiều hơn giới nữ. Bệnh gặp ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn.
- Bệnh SXHD có mối tương quan thuận với lượng mưa.
- Kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD người dân còn thấp.
2. Các giải pháp can thiệp mang tính tổng hợp, có hiệu quả cao, sau
can thiệp:
- Kiến thức, thực hành dự phòng bệnh SXHD đạt hiệu quả can
thiệp cao với hiệu quả can thiệp kiến thức đạt 118%, thực hành đạt
89,93%.
- Biện pháp kiểm sốt vecto có hiệu quả.
- Số mắc tại xã can thiệp (6 ca) thấp hơn nhiều so với xã đối
chứng (47 ca); Khơng có ca tử vong.

6


CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Phần chính của luận án dài 109 trang, không kể cả phần mục
lục bao gồm:
Đặt vấn đề: 2 trang
Chương 1. Tổng quan: 25 trang
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 27 trang
Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 26 trang
Chương 4. Bàn luận: 27 trang
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị: 02 trang
Luận án 115 tài liệu tham khảo, trong đó có 52 tài liệu tiếng Việt 63

tài liệu tiếng Anh. Luận án có 20 bảng, 06 biểu đồ, 07 hình, 08 hộp.
Phần phụ lục gồm có 07, dài 140 trang.

7


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình dịch bệnh SXHD trên Thế giới và Việt Nam
1.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.2.1. Căn nguyên, véc tơ gây bệnh SXHD trên thế giới và Việt Nam
1.2.2. Yếu tố liên quan đến theo mùa/thời tiết
1.2.3. Yếu tố liên quan đến q trình đơ thị hóa và sự di dân cơ học
1.2.4. Yếu tố liên quan đến tuổi và giới
1.2.5. Yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của muỗi, lăng quăng
1.2.6. Yếu tố liên quan sự tác động giáo dục truyền thông sức khỏe:
1.3. Một số biện pháp can thiệp trong phòng chống bệnh SXHD
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu mô tả
Hồi cứu sổ sách quản lý, kế hoạch, báo cáo của Sở Y Tế Bến Tre, Trung
tâm Y tế dự phòng Bến Tre, Trung tâm y tế huyện Châu Thành và huyện
Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre về tình hình bệnh SXHD năm 2010 - 2014
theo các mẫu báo cáo của dự án mục tiêu quốc gia phòng chống SXHD.
2.1.2. Nghiên cứu can thiệp
- Hộ gia đình (HGĐ)
- Cán bộ y tế thơn bản, cộng tác viên.
- Lãnh đạo cộng đồng: Giám đốc TTYT huyện; trưởng trạm y tế xã; Phó
chủ tịch huyện, xã (phụ trách y tế).
- Cán bộ chuyên trách về SXHD của TTYT huyện.
- Đại diện giáo viên các trường học trong xã can thiệp.

2.1.3. Nghiên cứu định tính
- Hộ gia đình
- Cán bộ y tế thôn bản, cộng tác viên
- Lãnh đạo cộng đồng: Giám đốc TTYT huyện; trưởng trạm y tế xã; Phó
chủ tịch huyện, xã (phụ trách y tế).

8


- Cán bộ chuyên trách về SXHD của TTYT huyện.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu, không cư trú tại địa phương
nghiên cứu.
- Không thể trả lời phỏng vấn: do chuyển nhà đi nơi khác hoặc do bệnh
tật (câm, điếc, người già, lú lẫn, tâm thần...)
2.2. Địa điểm nghiên cứu: huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày tỉnh
Bến Tre.
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2018.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương
pháp nghiên cứu mô tả kết hợp với can thiệp, có sự kết hợp thu thập số
liệu giữa nghiên cứu định lượng và định tính.
- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
- Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng: trước sau có đối chứng.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
2.4.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu mô tả
* Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả dịch tễ bệnh SXHD và đánh giá KAP. Số
hộ gia đình điều tra được tính theo cơng thức là:


x DE
- Với độ tin cậy 95%  Z(1-α/2) = 1,96.
- p = 0,53 (là tỷ lệ người dân có kiến thức khơng tốt về lây truyền bệnh
SXHD theo nghiên cứu của Phan Thị Trung Ngọc [24].
- Chọn d = 0,05
* Vì là nghiên cứu cộng đồng, để tránh bỏ cuộc của các đối tượng
nghiên cứu. Vì vậy chúng tơi chọn hệ số thiết kế DE =2 (Design
Effect: DE). Ta có n = 766. Thực tế điều tra được 800 hộ gia đình /1

9


huyện. Như vậy tổng số hộ gia đình trong nghiên cứu 2 huyện Châu
Thành và huyện Mỏ Cày Nam của chúng tôi là 1600 hộ.
+ Chọn mẫu:
Tại mỗi huyện, chúng tơi chọn có chủ đích 2 xã đại diện cho 2 vùng
nông thôn và thành thị của mỗi huyện để nghiên cứu. Trong đó: huyện
Châu Thành chọn xã Quới Thành và xã Tân Thạch. Huyện Mỏ Cày
Nam chọn xã Tân Hội và Thị trấn Mỏ Cày Nam.
Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chúng tôi đã chọn ra
400 hộ gia đình tại từng xã nghiên cứu.
2.4.2.2.Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp
- Cỡ mẫu can thiệp được tính theo cơng thức:
p1 q1  p 2 q 2
n = (Z1-/2+ Z1-)2
( p1  p 2 ) 2
Ta có n = 92,4. Làm trịn thành 100.
Như vậy tiến hành can thiệp mỗi huyện điều tra 100 hộ, 1 huyện đối
chứng, 1 huyện can thiệp, tổng số hộ điều tra là 200 hộ gia đình. Để
đảm bảo khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu chúng tôi tiến hành can

thiệp tồn bộ các hộ gia đình tại 2 xã can thiệp.
* Kỹ thuật chọn mẫu:
Chọn huyện có chủ đích: huyện Mỏ Cày Nam và huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre.
+ Nhóm can thiệp: chọn ngẫu nhiên 2 xã (Quới Thành, Tân Thạch)
+ Nhóm chứng: chọn ngẫu nhiên 2 xã đối chứng (Tân Hội, Thị trấn Mỏ
Cày Nam) .
2.4.2.3. Nghiên cứu định tính
Cỡ mẫu cho phỏng vấn sâu: 10 cuộc.
Cỡ mẫu cho thảo luận nhóm: 6 cuộc.
2.5. Các chỉ số nghiên cứu
2.5.1. Chỉ số cho mục tiêu 1

10


- Số trường hợp/tỷ lệ mắc bệnh/tỷ lệ tử vong do SXHD
- Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo tháng
- Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo không gian
- Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo nhóm tuổi
- Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo giới tính
- Các chỉ số giám sát côn trùng
- Mối tương quan giữa nhiệt độ và số ca mắc SXHD
- Mối tương quan giữa lượng mưa và số ca mắc SXHD
- Mối tương quan giữa nhiệt độ với chỉ số côn trùng
- Mối tương quan giữa lượng mưa với chỉ số côn trùng
2.5.2. Chỉ số cho mục tiêu 2
- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: tỷ lệ phân bố giới
tính, tuổi đời, học vấn, nghề nghiệp
- Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của người dân về dự

phòng SXHD
- Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành của người dân về dự
phòng SXHD
- Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức - thực hành dự phòng
bệnh SXHD của người dân
- Chỉ số giám sát khả năng sống của cá tại các điểm nuôi
- So sánh chỉ số côn trùng trước và sau khi thả cá
- So sánh tỷ lệ hộ gia đình đậy kín dụng cụ chứa nước ở xã can
thiệp
- So sánh tỷ lệ dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình có thả cá
trước và sau can thiệp
- So sánh chỉ số côn trùng tại xã can thiệp và xã đối chứng sau
thời gian can thiệp
- So sánh tỉ lệ mắc/ chết do SXHD tại xã can thiệp và xã đối
chứng sau thời gian can thiệp
2.6. Nội dung tiến hành can thiệp

11


- Công văn gửi các địa phương, đơn vị nghiên cứu nói rõ về mục đích,
nội dung, thời gian và kế hoạch triển khai nghiên cứu.
- Xây dựng hệ thống và đào tạo nhân lực:
+ Thành lập ban chỉ đạo chăm sóc ban đầu tại xã.
+ Chọn cộng tác viên
+ Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên và các đoàn thể tại địa
phương.
+ Trang bị dụng cụ cho đội ngũ CTV.
+ Tổ chức hoạt động cho cộng tác viên:
100% các hộ gia đình đều được CTV đến thăm hàng tháng.

- Với mục tiêu “khơng có lăng quăng, khơng có sốt xuất huyết”, CTV
đến từng gia đình để chia sẻ với các thành viên trong gia đình về bệnh
SXHD, muỗi truyền bệnh, chỉ cho họ nơi sinh sản của muỗi, ổ lăng
quăng và các biện pháp diệt lăng quăng. Có thể thả cá vào các DCCN
lớn khó súc rửa; phát hiện bệnh nhân nghi mắc bệnh SXHD và động
viên mọi thành viên trong gia đình tự nguyện tham gia phịng chống
SXHD.
- Tiến hành truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao KAP cho người
dân.
- Hướng dẫn thả cá bảy màu vào dụng cụ chứa nước.
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.7.1. Đối với nghiên cứu định lượng
Thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn với
nhiều phương pháp khác nhau:
- Sử dụng số liệu thứ cấp (sổ sách, báo cáo...) để điều tra dịch tễ SXHD.
- Điều tra phỏng vấn hộ gia đình (chủ hộ hoặc người nắm vững thông
tin nhất trong HGĐ) về các kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng
chống SXHD vào các thời điểm trước và sau khi thực hiện theo bộ câu
hỏi đã được thiết kế sẵn dựa trên bộ câu hỏi điều tra hộ gia đình (HGĐ)
về SXH của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh có điều chỉnh phù
hợp với nội dung và yêu cầu nghiên cứu.

12


* Cách cho điểm kiến thức và thực hành:
- Mỗi 1 câu tương đương 1 điểm.
- Trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai khơng có điểm.
- Nếu trong một câu có nhiều lựa chọn đúng, trả lời đúng được > 50%
sẽ được tính 1 điểm.

* Đánh giá kiến thức và thực hành: ở 2 mức độ
+ Đạt: Tổng điểm đạt ≥ 50%.
+ Không đạt: Tổng điểm < 50%.
- Điều tra các chỉ số côn trùng (muỗi vằn, lăng quăng, bọ gậy…) trong
phòng chống SXHD theo các yêu cầu kỹ thuật thường quy đã được Dự
án chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống SD/SXHD quy định.
Sử dụng phiếu giám sát véc tơ của Dự án phòng chống SD/SXHD quốc
gia.
- Điều tra viên tham gia nghiên cứu đều được tập huấn kỹ về các nội
dung yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng truyền thông giáo dục sức
khỏe, kỹ thuật phỏng vấn và nghệ thuật tiếp cận cộng đồng trước khi
triển khai điều tra nghiên cứu.
2.7.2. Đối với nghiên cứu định tính
- Phỏng vấn sâu mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.
- Thảo luận nhóm theo chủ đề, nội dung đã được nhóm nghiên cứu soạn
sẵn. Mỗi cuộc thảo luận từ 45 phút đến 60 phút. Kết quả thảo luận được
ghi chép lại phục vụ cho việc phân tích các yếu tố nguy cơ và bổ sung
các giải pháp can thiệp phù hợp.
2.8. Vật liệu nghiên cứu
- Phiếu điều tra kiến thức, thực hành (Phụ lục 1).
- Phiếu phỏng vấn sâu lãnh đạo cộng đồng (Phụ lục 2).
- Phiếu phỏng vấn sâu cán bộ y tế (Phụ lục 3).
- Phiếu ghi chép nội dung thảo luận nhóm: đối tượng là người dân (Phụ
lục 4).
- Phiếu ghi chép nội dung thảo luận nhóm: đối tượng là cộng tác viên
(Phụ lục 5).

13



- Biểu mẫu thu thập tình hình bệnh sốt xuất huyết (Phụ lục 6)
- Bảng kiểm giám sát hoạt động cộng tác viên (Phụ lục 7)
- Tài liệu truyền thông: tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu…
2.9. Phương pháp khống chế sai số
+ Hoàn thiện biểu mẫu, phiếu điều tra...
+ Tuân thủ đúng thời gian kiểm tra, giám sát.
*Các biện pháp nhằm hạn chế sai số khi thu thập số liệu.
Dựa vào các vấn đề nảy sinh và kết quả của điều tra thử để sửa đổi, bổ
sung và hoàn chỉnh bộ câu hỏi trước khi thực hiện nghiên cứu thực sự.
2.10. Phương pháp xử lý số liệu
2.10.1. Số liệu định lượng
Số liệu thu thập được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và được nhập bằng
phần mềm Epi – info. Thực hiện nhập liệu 2 lần có so sánh để hạn chế
sai sót trong q trình nhập liệu. Sau đó số liệu được xử lý thống kê
bằng phần mềm vi tính SPSS 16.0.
2.10.2. Sớ liệu định tính
PVS và TLN có trọng tâm dựa vào bản hướng dẫn đã được thử nghiệm
trên thực địa và được ghi âm, gỡ băng.
2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu sinh đã tuân thủ theo các yêu cầu, quy định về đạo đức của
Trường Đại học y dược Thái Nguyên và đề tài tiến hành phải được
phép theo quy định của Hội đồng khoa học trường đại học y dược Thái
Nguyên.

14


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue giai
đoạn 2010 – 2014

Bảng 3.1. Tình hình mắc, chết do sốt xuất huyết Dengue trên

100.000 dân giai đoạn 2010 – 2014
Đặc điểm

2010

2011

2012

2013

2014

TB

*

Số mắc
/100.000
Số chết
/100.000
Số mắc
/100.000
Số chết
/100.000
Số mắc
/100.000
Số chết

/100.000
Số mắc
/100.000
Số chết
/100.000
Số mắc
/100.000
Số chết
/100.000
Số mắc
/100.000
Số chết
/100.000

Khu vực
Châu Thành
Mỏ Cày Nam
Tỉnh Bến Tre
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số ca
Số ca
Số ca
mắc/
mắc/
mắc/
mắc
mắc
mắc

100.000
100.000
100.000
595

379,4

494

306,3

6775

260,7

0

0

0

0

06

0,0088

206

119,1


272

260,7

2221

159,2

0

0

0

0

0

0

192

123,4

198

127,2

2236


170,2

0

0

0

0

01

0,005

106

65,7

110

71,2

1250

78,0

0

0


0

0

01

0,008

53

32,9

80

45,4

745

57,7

0

0

0

0

01


0,01

230,4

114,1

230,8

0

0

0

15

162,2 2645,4
0

1,8

145,1
0,007


TB*: Trung bình
Nhận xét: SXHD có xu hướng giảm dần qua các năm. Số ca tử vong
trung bình của giai đoạn là 1,8 trường hợp, trong đó 2 huyện Châu
Thành và Mỏ Cày Nam khơng có trường hợp nào tử vong.


Biểu đồ 3.2. Các chỉ số giám sát côn trùng giai đoạn 2010 - 2014
Nhận xét: Chỉ số mật độ muỗi (DI) có xu hướng giảm dần qua các năm,
chỉ số trung bình 5 năm huyện Châu Thành tương đương với huyện Mỏ
Cày Nam 0,63. Chỉ số nhà có bọ gậy (HI-BG) có xu hướng giảm dần từ
năm 2010 đến năm 2013. Tuy nhiên đến năm 2014 lại tăng cao lên 53%
ở huyện Châu Thành, 32% ở huyện Mỏ Cày Nam. Chỉ số trung bình của
huyện Châu Thành cao hơn so với huyện Mỏ Cày Nam. Chỉ số Breteau
(BI) DCCN tính trên 100 HGĐ có bọ gậy/lăng quăng chỉ số trung bình
5 năm huyện Châu Thành là 51,4 % so với huyện Mỏ Cày Nam 37,2%.
Chỉ số (CI) tổng số DCCN điều tra có bọ gậy/lăng quăng chỉ số trung
bình 5 năm huyện Châu Thành là 6,74% so với huyện Mỏ Cày Nam
8,87%.

16


Bảng 3.6. Mối tương quan giữa quan giữa nhiệt độ trung bình
với số ca mắc SXHD trung bình giai đoạn 2010 – 2014
Khu vực

Tháng
1

Châu Thành
Lượng
Số ca
mưa
mắc
TB

TB
5,5
8,4

Mỏ Cày Nam
Lượng
Số ca
mưa
mắc
TB
TB
5,4
11,2

Tỉnh Bến Tre
Lượng
Số ca
mưa
mắc
TB
TB
5,6
86

2

8,1

8,6


8,2

8,2

8,4

60

3

22,8

9,4

22,7

9,6

23,2

66

4

36,3

8,2

36,6


8,4

36,7

45

5

76,9

10

76,8

12,4

77,1

68

6

225,9

11,6

226,5

13,6


226,8

93

7

292,6

19,6

292,8

17,6

293,2

291

8

276,0

30,6

278,0

25

279,0


329

9

259,6

39,6

259,4

34,8

259,8

316

10

97,8

41,8

98,5

38,4

98,8

250


11

88,7

29,8

87,9

31,4

89,6

177

12
Tương
quan r

93,9
13,2
r=0,516;
p=0,086

94,1
21,6
r=0,434;
p=0,158

94,4
113

r=0,802;
p=0,002

Nhận xét: Khơng có mối tương quan giữa lượng mưa và số ca
mắc bệnh SXHD tại 2 huyện Châu Thành và Mỏ Cày Nam. Có mối
tương quan giữa lượng mưa và số ca mắc bệnh SXHD tại tỉnh Bến Tre.
3.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng
chống SXHD tại 2 huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh
Bến Tre

17


3.2.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức - thực hành dự

phòng bệnh SXHD của người dân
Khu vực
KT - TH
Kiến
thức
đạt


Can thiệp
(SL = 200)
TCT
SCT
(1)
(2)



Đối chứng
(SL = 200)
TCT SCT
(3)
(4)

SL

50

159

39

78

%

25,0

79,5

19,5

39,0

P


P(1.2)<
0,05

CSHQ (%)

CSHQ(CT) =
218,0
CSHQ(ĐC) =
100

HQCT (%) = 118,0
Thực
hành
đạt

SL

56

142

55

90

%

28,0

71,0


27,5

45,0

P(1.2)<
0,05

CSHQ(CT)=
153,57
CSHQ(ĐC) =
63,64

HQCT (%) = 89,93
Kiến
thức

Thực
hành
đạt

SL

17

120

30

45


%

8,5

60,0

15,0

22,5

p(1.2)<
0,05

CSHQ(CT) =
605,9
CSHQ(ĐC) =
50,0

HQCT (%) = 555,9

Nhận xét: Hiệu quả can thiệp kiến thức dự phòng SXHD của người dân
rất cao đạt 118%, trong khi hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành đạt
89,93%. Hiệu quả can thiệp kiến thức và thực hành đạt 555,9%.
Bảng 3.18. So sánh tỷ lệ HGĐ đậy kín dụng cụ chứa nước

ở xã can thiệp
Loại DCCN

Trước can thiệp

(SL = 100)
DCCN
đậy kín

18

Sau can thiệp
(SL = 100)
DCCN
đậy kín

CSHQ
(%)


Tổng
số
DCCN

SL

87

Dung tích <
100 lít
Dung tích ≥
100 lít
Tổng số

%


Tổng
số
DCCN

SL

%

49

56,3

98

92

93,9

87,8

75

61

81,3

94

84


89,4

37,7

162

110

67,9

192

176

91,7

60,0

p

< 0,05

Nhận xét:
Trước can thiệp, trong 100 hộ gia đình được tiến hành can thiệp có 162
DCCN nhưng chỉ có 67,9% DCCN được đậy kín. Sau can thiệp, tỷ lệ
DCCN tăng lên 192 nhưng có tới 91,7% được đậy kín. Chỉ số hiệu quả
can thiệp đạt 60%.

Bảng 3.19. So sánh tỷ lệ dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình

có thả cá trước và sau can thiệp
Thời điểm
Khu vực
Xã CT
(SL = 100)
Xã ĐC
(SL = 100)
p

Trước
can thiệp
(SL = 100)
SL
%

Sau
can thiệp
(SL = 100)
SL
%

37

37,0

60

60,0

p < 0,05


38

38,0

42

42,0

p > 0,05

p > 0,05

p < 0,05

CSHQ (%)

P

CSHQ = 62,2
CSHQ = 10,5

HQCT = 51,7

Nhận xét:
Ở xã can thiệp, tỷ lệ các hộ gia đình có thả cá trước can thiệp 37,0% và
sau can thiệp tăng lên 60,0%, chỉ số hiệu quả đạt 62,2%. Trong khi ở xã
đối chứng tỷ lệ có thả cá trước can thiệp cao hơn chiếm 38%, tuy nhiên

19



sau can thiệp chỉ chiếm 42%, chỉ số hiệu quả 10,5%. Hiệu quả can thiệp
đạt 51,7%.
Biểu đồ 3.3. Chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti (DI) tại xã can thiệp (A)
và xã đối chứng (B) sau 2 năm can thiệp

Nhận xét:
Chỉ số mật độ muỗi (DI) ở nhóm can thiệp đã giảm so với trong năm
đầu can thiệp, chỉ số DI ln được kiểm sốt ở mức khơng có nguy cơ
cao (theo chỉ tiêu của Bộ Y tế ≤ 0,5). CSHQ tại xã can thiệp đạt 42,2%,
xã đối chứng đạt 21,2%; Hiệu quả can thiệp đạt 63,4%.

Bảng 3.20. So sánh tỉ lệ mắc/ chết do sốt xuất huyết Dengue
tại xã can thiệp và xã đối chứng sau 2 năm can thiệp
Khu vực

Xã can thiệp

20

Xã đối chứng

p


Mắc/chết
Số mắc
Số chết


Trước CT

Sau CT

Trước CT

Sau
CT

08
00

06
00

25
00

47
00

< 0,05

Nhận xét:
Qua 2 năm can thiệp cộng đồng tại nhóm can thiệp có số mắc (là
06 ca). Tại nhóm đối chứng với số mắc (47 ca), khơng có trường hợp
nào tử vong.

21



Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue giai đoạn
2010 - 2014
Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm địa lý
nhiều kênh rạch, sơng ngịi. Đồng thời Bến Tre cũng là tỉnh nằm trong khu
vực trọng điểm về sốt xuất huyết. Do đó việc đánh giá đặc điểm dịch tễ học
bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bến Tre là rất cần thiết. Qua số liệu
thống kê trong giai đoạn 2010 - 2014 (bảng 3.1), sốt xuất huyết Dengue
thường xuyên được phát hiện tại tỉnh Bến Tre cũng như 2 huyện Châu
Thành và Mỏ Cày Nam tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Số
ca tử vong trung bình của giai đoạn là 1,8 trường hợp, trong đó 2 huyện
Châu Thành và Mỏ Cày Nam khơng có trường hợp nào tử vong. Số người
mắc sốt xuất huyết Dengue năm 2014 giảm 9 lần so với năm 2010. Số
người chết năm 2010 cao nhất, năm 2011 khơng có trường hợp nào tử
vong, các năm 2012, 2013, 2014 mỗi năm có 01 người chết do sốt xuất
huyết Dengue.. Như vậy xu hướng giảm dần tỷ lệ mắc là tín hiệu rất tích
cực. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dịch SXHD xuất hiện có tính
chu kì, ở Bạc Liêu khoảng 3 - 4 năm/lần, một số tỉnh trong khu vực phía
Nam như Cà Mau, Đồng Tháp, Đồng Nai đều xảy ra chu kỳ dịch với
khoảng cách 4 năm trong khi các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị với khoảng cách
trung bình từ 2 - 5 năm. Như vậy có thể tỷ lệ mắc bệnh giảm ở tính Bến Tre
chỉ là đang theo tính chu kỳ mắc của bệnh. Nguy cơ dịch bùng phát cũng
như số người mắc bệnh gia tăng vào năm 2015 và các năm sau là rất cao
nếu khơng chủ động phịng, chống trước mùa dịch.
Giám sát định kỳ véc tơ SXHD tại hai huyện nghiên cứu kết quả ở
bảng 3.5 cho thấy chỉ số nhà có bọ gậy Aedes aegypti BI, HI, DI nhìn
chung có xu hướng tăng cao nhất vào mùa mưa, từ tháng 6, 7, 8, 9,10, 11.
Trung bình năm 2010 và 2011 tương đối đồng đều, tuy nhiên xuống thấp
vào năm 2012 và lại tăng cao năm 2013; chỉ số vec tơ xuống thấp nhất vào

năm 2014. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Ngọc về sự khác biệt ổ

22


lăng quăng nguồn Aedes aegypti vào mùa mưa và mùa nắng tỉnh Bạc Liêu
và Bình Dương năm 2011- 2012 cho thấy sự biến thiên các chỉ số côn trùng
Aedes (BI, HI, CI) trong mùa nắng thấp hơn trong mùa mưa. So với nghiên
cứu Ngô Hải Vân và các công sự tại Daklak năm 2013 cho thấy các chỉ số
véc tơ BI, HI, DI có xu hướng tăng dần từ những tháng đầu năm và đạt
đỉnh cao vào những tháng đầu mùa mưa.Tuy nhiên chúng tơi nhận thấy có
mối liên quan giữa lượng mưa và số ca mắc bệnh SXHD tại tỉnh Bến Tre
(Bảng 3.6) tăng từ tháng 7, 8, 9, 10, 11 và giảm dần từ tháng 12 năm trước
đến tháng 5 của năm sau.
Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa nhiệt độ trung bình với
chỉ số cơn trùng giai đoạn 2010 - 2014 (Bảng 3.7) tại huyện Châu Thành
cho thấy nhiệt độ trung bình của năm là 26,80C (SD = 0,31) và chỉ số mật
độ muỗi (DI = 0,34), chỉ số mật độ bọ gậy BI có mối liên quan. Kết quả
nghiên cứu về mối liên quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số cơn trùng
giai đoạn 2010 - 2014 (Bảng 3.8) tại huyện Mỏ Cày Nam cũng cho kết quả
tương tự. Brunkard J.M và các cộng sự đã chỉ ra rằng: tỷ lệ mắc SXHD
tăng 2,6% (CI 95%: 0,2 – 5,1) một tuần sau khi nhiệt độ tăng 10C ở nhiệt
độ tối đa hàng tuần và tăng 1,9% (CI 95%: -0,1 – 3,9) hai tuần sau mỗi lần
lượng mưa tăng 1cm hàng tuần. Mỗi 10C tăng trên bề mặt biển kéo theo
gia tăng tỷ lệ SXH là 19,4% (CI 95%: - 4,7 - 43,5%). Tsuzuki và cộng sự
nghiên cứu và phân tích yếu tố nhiệt độ và sự xuất hiện ca bệnh SXHD tại
thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn từ năm 2004 - 2006
đã chỉ ra sau khoảng 2 tháng khi nhiệt độ tăng cao thì ca bệnh bắt đầu tăng
và khi nhiệt độ giảm thì số ca mắc vẫn cịn duy trì ở mức cao sau 1 đến 2
tháng nữa rồi mới giảm. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên

nhân khiến dịch sốt xuất huyết trở lại và bùng phát như hiện nay là, hiện
tượng El Nino năm nay được đánh giá mạnh nhất trong nhiều năm qua, gây
nên thời tiết khơ hạn khiến việc tích trữ nước gia tăng, gia tăng nhiệt độ
trung bình, làm cho thời gian phát triển chu kỳ trứng thành muỗi rút ngắn,
kéo dài thời gian sống của muỗi, làm gia tăng mật độ muỗi khiến tăng nguy
cơ dịch sốt xuất huyết.

23


4.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống
SXHD tại 2 xã huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre
Trong nghiên cứu của chúng tôi là sự tổng hợp của nhiều biện pháp
can thiệp. Sau 02 năm can thiệp bằng biện pháp truyền thông PCSXHD tại
xã Quới Thành, xã Tân Thạch, các hoạt động truyền thông đã tổ chức tuyên
truyền đến các TNDTQ và hộ gia đình, đồng thời tổ chức phát 1600 tờ
tuyên truyền PC SXHD.
Từ kết quả bảng 3.14 cho thấy kiến thức, thực hành dự phòng bệnh
SXHD của người dân cho thấy hiệu quả can thiệp kiến thức dự phòng
SXHD của người dân rất cao đạt 118%, trong khi hiệu quả can thiệp thay
đổi thực hành đạt 89,93%. So với nghiên cứu của Phan Thị Nhã Trúc
(2013) ở Bạc Liêu tỷ lệ kiến thức đúng từ 62,2% lên 78% và thực hành
đúng tăng từ 15,3% lên 97,3%. Như vậy để người dân có kiến thức,thực
hành dự phòng SXHD tốt hơn, y tế địa phương cần phải tăng cường giáo
dục truyền thông nâng cao hơn nữa vai trò y tế cơ sở nhất là mạng lưới
cộng tác viên và nhân viên y tế.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.17 cho thấy trước can thiệp, trong 100
hộ gia đình được tiến hành can thiệp có 162 DCCN nhưng chỉ có 67,9%
DCCN được đậy kín. Sau can thiệp, tỷ lệ DCCN tăng lên 192 nhưng có
tới 91,7% được đậy kín. Chỉ số hiệu quả can thiệp đạt 60%. Nắp đậy được

người dân sử dụng chủ yếu là nắp xi măng, mảnh gỗ, mảnh tre đan, phía
trên được đè bằng vật nặng để hạn chế có khe hở cũng như khơng bị bay
khi gặp gió. Đây là một trong những biện pháp hạn chế sự phát triển của
vecto gây bệnh, hạn chế sự xuất hiện của bọ gậy. Hiệu quả của việc
DCCN được đậy kín cũng được người dân địa phương đánh giá là “thấy
nhà ít muỗi hơn”.
So sánh tỷ lệ dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình có thả cá trước
và sau can thiệp ở bảng 3.18 ở xã can thiệp, tỷ lệ các hộ gia đình có thả cá
trước can thiệp 37,0% và sau can thiệp tăng lên 60,0%, chỉ số hiệu quả đạt
62,2%. Trong khi ở xã đối chứng tỷ lệ có thả cá trước can thiệp cao hơn
chiếm 38%, tuy nhiên sau can thiệp chỉ chiếm 42%, chỉ số hiệu quả

24


10,5%. Hiệu quả can thiệp đạt 51,7%. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Nhã
Trúc, ở xã can thiệp, chỉ số hiệu quả người dân thả cá vào DCCN đạt
134,4% cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Đánh giá hiệu quả can
thiệp của giải pháp đạt 130,9% . Khi lựa chọn cá để thả chúng tôi lựa
chọn các loại cá phổ biến ở địa phương như cá bảy màu, cá vàng. Đây là
các loại cá có kích thước nhỏ, dễ dàng sống trong các DCCN mà không
làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, khả năng diệt bọ gậy cao. Ban đầu
cá do nhóm nghiên cứu cung cấp cho người dân, sau đó chúng tơi vận
động người dân tự thả thay thế, do đó ngồi việc vận động người dân thả
cá thì nhóm cộng tác viên thường xun giám sát, hướng dẫn cách bảo
quản cá để duy trì hiệu quả thả cá diệt trừ bọ gậy một cách tốt nhất. Tuy
nhiên ngồi việc thả cá, cũng có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác
trong việc sử dụng các sinh vật như Mesocyclops cũng cho tác dụng khả
qua trong việc tiêu diệt bọ gậy phòng chống SXHD như theo tác giả Trần
Vũ Phong một trong những biện pháp diệt trừ muỗi Aedes,véc-tơ truyền

virus bằng Mesocyclops được lựa chọn trong những chiến lược phòng
chống SD/SXHD.
Qua kết quả biểu đồ 3.3, 3.4, 3.5 và 3.6 bằng sự kết hợp các giải
pháp, chúng tôi so sánh chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti tại xã can thiệp
và xã đối chứng sau 2 năm can thiệp, chúng tôi nhận thấy chỉ số mật độ
muỗi ở nhóm can thiệp đã giảm so với trong năm đầu can thiệp, chỉ số mật
độ muỗi luôn được kiểm sốt ở mức khơng có nguy cơ cao (theo chỉ tiêu
của Bộ Y tế ≤ 0,5). Chỉ số hiệu quả can thiệp đến chỉ số mật độ muỗi tại xã
can thiệp đạt 42,2%, xã đối chứng đạt - 21,2%; Hiệu quả can thiệp đạt
63,4%. Theo tác giả Lý Lệ Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số mật đỗ
muỗi lên đến 4,5 trước can thiệp và giảm còn 2,3 sau can thiệp. Hay trong
nghiên cứu của Phạm Thị Nhã Trúc chỉ số mật độ muỗi giảm dần và luôn ở
mức 0,1 - 0,3 con/nhà.
Qua kết quả bảng 3.20 tình hình mắc/chết do sốt xuất huyết dengue
tại xã can thiệp và xã chứng sau 2 năm can thiệp cho thấy tại nhóm can
thiệp có số mắc là 06 ca, thời điểm trước can thiệp số mắc là 08, tại nhóm

25


×