Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LƢU NGỌC QUANG
ĐỀ TÀI
ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LƢU NGỌC QUANG

ĐỀ TÀI
ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 60380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN HỮU THƢ

Hà Nội - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công rình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Đã ký)

LƢU NGỌC QUANG


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ VÀ ÁP DỤNG ÁN

9

LỆ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Các quan điểm lý luận về khái niệm án lệ
1.1.1. Khái niệm án lệ theo các quan điểm từ hệ thống thông luật
(Common Law):
1.1.2. Khái niệm án lệ theo các quan điểm từ hệ thống dân luật (Civil

law):

9
9

10

1.1.3. Khái niệm án lệ theo các quan điểm từ Việt Nam:

10

1.2. Khái niệm "áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự":

12

1.3. Vai trò của việc áp dụng án lệ để giải quyết vụ án dân sự

24

1.4. Phƣơng pháp lập luận để áp dụng án lệ trong việc giải quyết
vụ án dân sự:
Chƣơng 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG
ÁN LỆ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1. Các quy định của pháp luật về thuật ngữ "án lệ" và "áp dụng
án lệ"

27

32


32

2.2. Điều kiện cần để áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự:

38

2.2.1. Điều kiện về chưa có điều luật để áp dụng:

39

2.2.2. Điều kiện về không áp dụng tập quán và tương tự pháp luật:

46

2.2.3. Điều kiện về không áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự:
2.3. Các điều kiện đủ để áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân
sự:

52

55


2.3.1. Điều kiện về thời gian có hiệu lực của án lệ:

55

2.3.2. Điều kiện về sự phù hợp giữa án lệ và vụ án dân sự


57

2.3.3. Điều kiện về sự phù hợp giữa án lệ và pháp luật

59

2.3.4. Điều kiện về sự phù hợp giữa án lệ và thực tiễn thực hiện
60

quan hệ pháp luật
2.4. Áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự dƣới góc độ pháp
lý của một số quốc gia trên thế giới:

60

2.4.1. Theo pháp luật của Úc:

60

2.4.2. Theo pháp luật của Pháp:

62

2.4.3. Theo pháp luật Hàn Quốc:

64

Chƣơng 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢI
QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN


67

THIỆN PHÁP LUẬT
3.1. Thực tiễn áp dụng án lệ tại Việt Nam:

67

3.1.1. Việc áp dụng án lệ trong hoạt động tố tụng ở giai đoạn trước
khi ban hành Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 và Nghị quyết số

67

03/2015/NQ-HĐTP:
3.1.2. Việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để áp dụng án lệ
trong hoạt động tố tụng ở giai đoạn hiện nay

68

3.2. Thực tiễn áp dụng án lệ tại một số quốc gia trên thế giới:

70

3.2.1. Thực tiễn áp dụng án lệ tại Úc:

70

3.2.2. Thực tiễn áp dụng án lệ tại Hàn Quốc:

72


3.2.3. Thực tiễn áp dụng án lệ tại Nhật Bản:

73

3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về áp dụng án lệ
trong giải quyết vụ án dân sự
PHẦN KẾT LUẬN

74
79


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Đề tài luận văn "Áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự" được
tác giả lựa chọn để thực hiện trong bối cảnh hệ thống pháp luật của Việt Nam
đã chính thức ghi nhận vai trò và giá trị của án lệ. Cụ thể, ngày 06 tháng 04
năm 2016, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã thông qua 06 án
lệ và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm
2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Sau đó, 04 án lệ tiếp theo được
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10
năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10
năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Như vậy, cơ sở pháp lý để
ghi nhận án lệ đã được hình thành. Có thể thấy rằng những nỗ lực của các nhà
làm luật trong công cuộc xây dựng và áp dụng án lệ là không nhỏ. Tuy nhiên,
tình hình trong nước và quốc tế hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi,
nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, những yêu cầu mới cho việc xây
dựng và áp dụng án lệ trên thực tiễn. Có thể nói từ trình độ, kinh nghiệm của

đội ngũ Thẩm phán, nội dung, phương thức áp dụng án lệ đều dừng lại ở mức
hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử
hiện nay. Trước những yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, những đòi
hỏi mới trước vận mệnh của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, thời kỳ mở cửa, hội nhập với thế giới, Đảng cộng sản Việt Nam
đã nhấn mạnh: "Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân
tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo". Do vậy,
việc nghiên cứu về áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự sẽ góp phần
xây dựng và hoàn thiện hệ thống án lệ để đáp ứng các yêu cầu về hội nhập với
pháp luật thế giới. Hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,


2

vì nhân dân và thực hiện hội nhập quốc tế sâu rộng hơn với thế giới trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, trong đó có pháp luật. Điều này dẫn đến việc ngày càng
có nhiều quan hệ pháp luật mới phát sinh trên các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, đòi hỏi pháp luật phải hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời những
quan hệ phát sinh này. Do vậy, nghiên cứu về áp dụng án lệ sẽ đưa ra cơ sở lý
luận, pháp lý và thực tiễn xác đáng để xây dựng hệ thống án lệ hoàn thiện,
đáp ứng việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mới trong đời sống hiện nay.
Trước đây, vào trước thời điểm Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004 có hiệu lực,
Tòa án thường xuyên từ chối thụ lý vụ án với lí do chưa có điều luật để áp
dụng, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Kể từ khi Bộ luật tố tụng Dân sự mới ra đời, Tòa án sẽ không thể
viện dẫn lí do chưa có điều luật áp dụng để thụ lý vụ tranh chấp. Quy định
này dẫn tới việc Tòa án phải sử dụng những nguồn luật khác, trong đó nổi bật
là án lệ, để giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, hiệu quả, thống nhất, đảm

bảo tính công minh đối với các đương sự. Tình hình nêu trên đòi hỏi phải có
một tác phẩm khoa học giải quyết được những yêu cầu cấp thiết này. Từ
những diễn biến và căn cứ nêu trên, tác giả xin thực hiện đề tài luận văn "Áp
dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, có rất nhiều tác phẩm trong và ngoài nước có nội dung liên
quan tới đề tài, như:
- "Learning legal rules" của các luật gia James Holland, Julian Webb;
- "Lý luận và thực tiễn áp dụng án lệ và kiến nghị đối với việc áp dụng án lệ ở
Việt Nam" của tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải;
- "Án lệ và khả năng áp dụng án lệ ở Việt Nam" của các tác giả Dương Bích
Ngọc và Nguyễn Thị Thúy,
- "Triển khai phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao" của tác giả
Nguyễn Văn Cường,


3

- "The binding nature of Court decisions in Japan's Civil Law System" của
các tác giả Toshiaki Iimura, Ryu Takabayashi, Christoph Rademacher.
- "Judicial precedents in civil law systems: A dynamic analysis", Vincy Fon,
Francesco Parisi.
- "Án lệ và án mẫu - những khả năng áp dụng ở nước ta hiện nay", của tác giả
Cao Việt Thăng,
- "Stare Decisis in Courts of Last resort" của tác giả Moschzisker.
- "Án lệ ở nước úc và kinh nghiệm cho việc sử dụng án lệ ở Việt Nam hiện
nay" của tác giả Hà Thị Út;
- "Áp dụng án lệ trong hoạt động tố tụng ở Việt Nam - một số vấn đề đặt ra"
với viện kiểm sát TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi NCS. ThS. Cao Thị Ngọc Hà,
Các tác phẩm nêu trên cung cấp những góc nhìn đa dạng về án lệ và áp

dụng án lệ, cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn từ hệ thống pháp luật của các
quốc gia khác nhau trên thế giới. Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của các
tác phẩm này, luận văn đã được triển khai theo hướng tổng hợp những điểm
nổi bật của từng tác phẩm, thể hiện góc nhìn riêng của tác giả đòng thời sáng
tạo thêm những nội dung liên quan tới việc áp dụng án lệ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, quan điểm, cơ sở
pháp lý, nguyên tắc xây dựng án lệ cũng như các cơ sở pháp lý, phương pháp,
kỹ năng, thực tiễn, kinh nghiệm áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự.
Để triển khai phân tích đối tượng nghiên cứu của luận văn, các câu hỏi nghiên
cứu sau cần được làm rõ:
Thứ nhất, án lệ là gì dưới góc độ lý luận, pháp lý và thực tiễn?
Thứ hai, các quan điểm, quan điểm, cơ sở pháp lý của Việt Nam và các
quốc gia trên thế giới về án lệ và áp dụng án lệ được biểu hiện như thế nào?
Thứ ba, vai trò, nguyên tắc xây dựng, phương pháp lập luận để áp dụng
án lệ được biểu hiện như thế nào?


4

Thứ tư, các điều kiện cần và đủ để áp dụng án lệ là gì?
Thứ năm, nội dung của các án lệ đã đáp ứng quy định của pháp luật hay
chưa?
Thứ sáu, thực tiễn áp dụng án lệ của Việt Nam và các quốc gia trên thế
giới được ghi nhận như thế nào?
Thứ bảy, thực tiễn đó mang lại bài học kinh nghiệm gì để hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về áp dụng án lệ?
Tổng hợp các yếu tố này tạo nên cơ sở vững chắc cho việc thực hiện áp
dụng án lệ trên thực tiễn một cách hiệu quả, xác đáng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm hệ thống quan điểm, tư

tưởng, cơ sở pháp lý các thời kỳ của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Luận văn được mở rộng phạm vi tới các quốc gia trên thế giới là bởi án lệ đã
hình thành lâu đời và được áp dụng sâu rộng tại các quốc gia này. Do vậy,
nghiên cứu những thành tựu về áp dụng án lệ của các quốc gia trên thế giới sẽ
góp phần to lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam.
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn hướng tới những mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
Thứ nhất, đưa ra khái niệm án lệ dưới góc độ lý luận theo hệ thống pháp
luật Anh, Mỹ và Việt Nam, làm cơ sở để phát triển khái niệm "áp dụng án lệ
để giải quyết vụ án dân sự".
Thứ hai, phát triển khái niệm "áp dụng án lệ để giải quyết vụ án dân sự"
dưới góc độ lý luận chung và dưới góc độ đặc thù theo các quan điểm từ Anh,
Mỹ, Nhật Bản, một số quốc gia thuộc hệ thống Civil Law và Việt Nam.
Thứ ba, đi sâu vào việc phân tích, làm rõ vai trò của việc áp dụng án lệ
trong việc giải quyết vụ án dân sự, góp phần chứng minh giá trị và tầm ảnh
hưởng tích cực của việc áp dụng án lệ trong việc thúc đẩy quá trình giải quyết


5

vụ án dân sự chính xác, hiệu quả, công bằng, mang tính chuẩn mực và thống
nhất cao.
Thứ tư, làm rõ những cách hiểu khác nhau về khái niệm "án lệ" cũng như
"áp dụng án lệ" dưới góc độ pháp lý, đồng thời chứng minh sự mâu thuẫn
trong việc định nghĩa khái niệm "án lệ" của Nghị quyết số 03/2015/NQHĐTP. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra cách hiểu mang tính toàn diện và xác
đáng nhất để áp dụng phù hợp trên thực tiễn.
Thứ năm, đóng góp những phân tích cụ thể về các điều kiện cần và đủ để
xem xét việc áp dụng án lệ song song với việc liên hệ trực tiếp những phân
tích này với một số án lệ đã được công bố.

Thứ sáu, tổng hợp những vấn đề pháp lý về áp dụng án lệ để giải quyết
vụ án dân sự của một số quốc gia trên thế giới, bao gồm các quốc gia có
truyền thống Common Law và các quốc gia có truyền thống Civil Law. Điều
này mang lại góc nhìn toàn diện về vấn đề áp dụng án lệ trên thế giới, đặc biệt
là nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Thứ bảy, tổng hợp những vấn đề thực tiễn áp dụng án lệ để giải quyết vụ
án dân sự của các quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện pháp luật Việt Nam.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng để thực
hiện luận văn
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả kết hợp các phương pháp
nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phương pháp phân tích
lý thuyết là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ
phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và
khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông
tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp lý thuyết
là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ
thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một


6

hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Phân tích và
tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống
nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng
hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong
nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải
tổng hợp tài liệu. Các phương pháp này được áp dụng để xây dựng khái niệm
"án lệ" và "áp dụng án lệ".
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết: Phương pháp phân

loại lý thuyết là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành hệ thống
logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có
cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hướng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng
theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật phát triển của đối
tượng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đoán được các xu
hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn. Phương pháp hệ thống hóa lý
thuyết là phương pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các
nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ
(theo quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết
trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn
chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn. Các phương pháp
này được áp dụng khi tác giả sưu tầm những quan điểm, quan điểm của các
luật gia trên thế về án lệ và phân loại thành trường phái Common law và Civil
Law, từ đó rút ra khái niệm "án lệ" và "áp dụng án lệ".
- Phương pháp giả thuyết: Phương pháp giả thuyết là phương pháp
nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách
chứng minh các dự đoán đó. Trong nghiên cứu khoa học, khi phát hiện ra vấn
đề khoa học, người nghiên cứu thường so sánh hiện tượng chưa biết với hiện
tượng đã biết, từ tri thức cũ với trí tưởng tượng sáng tạo mà hình dung ra cái
cần tìm và đây chính là thao tác xây dựng giả thuyết. Chỉ khi nào đề xuất


7

được giả thuyết thì công việc nghiên cứu khoa học mới thực sự bắt
đầuPhương pháp này được áp dụng trong để phân tích khái niệm án lệ (tình
huống giả định X và Y để phân tích yếu tố Res judicate tại Mục 1.2 Chương
1), sinh chất tương tự của các vụ án dân sự (qua những giả định về án lệ "con
vẹt câm" tại Mục 1.5 Chương I và tiểu Mục 2.3.2 Chương II) và một số nội
dung khác.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp nghiên cứu lịch sử là
phương pháp nghiên cứu bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh (nguồn gốc xuất
xứ, hoàn cảnh nảy sinh), quá trình phát triển và biến hóa (điều kiện, hoàn
cảnh, không gian, thời gian… có ảnh hưởng) để phát hiện bản chất và quy
luật vận động của đối tượng. Luận văn vận dụng phương pháp này đối với
phần phân tích về lịch sử hình thành và phát triển của án lệ trong hệ thống
pháp luật Việt Nam.
- Ngoài ra, tác giả còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng kết kinh nghiệm... để triển khai
luận văn của mình.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học được hình thành từ các cơ
sở lý luận, pháp lý và thực tiễn đối với vấn đề áp dụng án lệ trong giải quyết
vụ án dân sự. Kết quả nghiên cứu của luận văn mang lại những góc nhìn mới,
tổng hợp, chuyên sâu về vấn đề áp dụng án lệ, góp phần củng cố và hoàn
thiện các cơ sở lý luận, pháp lý. Trên cơ sở nền tảng lý luận, sự phân tích làm
rõ các vấn đề pháp lý được thể hiện trong luận văn, việc áp dụng án lệ trong
giải quyết vụ án dân sự trên thực tiễn sẽ được thực hiện hiệu quả, thuận lợi,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các Bên.
7. Bố cục (các chƣơng) của luận văn
Bố cục các chương của luận văn như sau:


8

+ Chƣơng 1: Khái quát chung về án lệ và áp dụng án lệ trong giải
quyết vụ án dân sự;
+ Chƣơng 2: Các quy định của pháp luật về áp dụng án lệ trong giải
quyết vụ án dân sự;
+ Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự và

những kiến nghị hoàn thiện pháp luật.


9

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Các quan điểm lý luận về khái niệm án lệ
1.1.1. Khái niệm án lệ theo các quan điểm từ hệ thống thông luật (Common
Law):
Theo các học giả từ Anh và Mỹ - những quốc gia xây dựng hệ thống
pháp luật theo trường phái Common Law - án lệ được xây dựng trên nguyên
tắc stare decisis. Thuật ngữ stare decisis - viết đầy đủ là stare rationibus
decidendis - có nghĩa nguyên gốc là "không thay đổi một quyết định đã được
lập". Trên cơ sở nghĩa nguyên gốc này, các học giả Anh đã xây dựng nguyên
tắc stare decisis với nội dung như sau: khi một Tòa án đã ban hành phán
quyết cho một vụ án thì khi giải quyết những vụ án có bản chất tương tự, Tòa
án cùng cấp hoặc Tòa án cấp dưới phải công nhận và thực hiện theo phán
quyết đó, nói cách khác, họ không thể thay đổi phán quyết đó bằng phán
quyết của mình. Trong phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc stare decisis, các
vụ án có tình tiết tương tự nhau sẽ được giải quyết theo chiều hướng tương tự
để đảm bảo tính ổn định và tiếp diễn của pháp luật. Nguyên tắc này giúp Tòa
án đảm bảo rằng pháp luật sẽ không bị buộc phải thay đổi một cách đột ngột
mà có thể phát triển ổn định và dễ tiếp cận hơn.1
Bên cạnh đó, khái niệm "án lệ" còn gắn liền với thuật ngữ ratio
decidendi, trong đó ratio decidendi được dịch là cơ sở của quyết định hay quy
tắc pháp lý của quyết định.2 Về tầm quan trọng của ratio decidendis, thẩm
1


The British East-West Centre (2010), Case law and the doctrine of precedent, tại địa chỉ:
ngày truy cập 10/5/2017.
2
The British East-West Centre (2010), Case law and the doctrine of precedent, tại địa chỉ:
ngày truy cập 10/5/2017.


10

phán George Jessel MR đưa ra quan điểm rằng: "Điều duy nhất trong quyết
định của một thẩm phán có giá trị ràng buộc đối với thẩm phán khác chính là
quy tắc pháp lý mà căn cứ theo đó, vụ án được giải quyết".
1.1.2. Khái niệm án lệ theo các quan điểm từ hệ thống dân luật (Civil law):
Các quốc gia thuộc hệ thống Civil Law cũng xây dựng cho mình nguyên
tắc áp dụng án lệ riêng được gọi là jurisprudence constante. Nguyên tắc này
được cấu thành từ thuật ngữ jurisprudence - có nghĩa là quan điểm pháp lý và constante - có nghĩa là sự lặp đi lặp lại. Theo đó, về mặt nội dung của
nguyên tắc, jurisprudence constance không công nhận việc hình thành quy tắc
pháp lý để áp dụng án lệ chỉ thông qua một quyết định giải quyết vụ án của
Tòa án; ngược lại, chỉ khi nào một tập hợp các quyết định giải quyết các vụ án
được ban hành có nội dung tương tự hoặc tương đồng nhau (hay nói cách
khác là phương hướng giải quyết được lặp đi lặp lại trong các vụ án) thì khi
đó một quy tắc pháp lý mới được rút ra để Tòa án thực hiện việc áp dụng án
lệ. Chính đặc điểm này đã làm nên giá trị của nguyên tắc jurisprudence
constante, theo đó quy tắc pháp lý được đúc kết một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng
từ một tập hợp các quyết định giải quyết vụ án sẽ trở thành chuẩn mực vững
chắc, ổn định để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết các vụ án dân sự sau
này.
1.1.3. Khái niệm án lệ theo các quan điểm từ Việt Nam:
Các nhà nghiên cứu về án lệ tại Việt Nam đưa ra các định nghĩa như sau:

- “Án lệ là bản án hoặc quyết định của Tòa án, nó tạo lập quy tắc hoặc
căn cứ pháp lý đáng tin cậy cho việc quyết định các vụ việc tương tự trong
tương lai. Về mặt lý luận thì án lệ có những yếu tố có thể làm cho một bản án
trở thành căn cứ cho các quyết định sau này của Tòa án là những tình tiết thực
tế, sự kiện giống nhau, hoặc nếu sự kiện khác nhau thì những nguyên tắc
được áp dụng trong vụ án đầu tiên có thể được áp dụng đối với nhiều sự kiện
khác nhau”.


11

- “Theo nghĩa rộng, án lệ là một hệ thống các nguyên tắc bất thành văn
đã được công nhận và hình thành thông qua các quyết định của toà án. Theo
nghĩa hẹp, án lệ là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn
cứ áp dụng để quyết định các vụ việc sẽ xảy ra trong tương lai. Định nghĩa
theo cách mô tả: “án lệ là tập hợp những tiền lệ xét xử đã được cơ quan có
thẩm quyền của nhà nước tuyển chọn từ những bản án đã được xét xử trong
thực tiễn, đúc kết làm thành mẫu để người xét xử sau tham khảo, noi theo”.3
Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng án lệ là những lập luận, phán quyết trong
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể
được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh
án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp
dụng trong xét xử. Quan điểm này không nêu rõ về tính chất tương tự của vụ
án đang được giải quyết với vụ án được nêu tại án lệ, dẫn tới việc khó khăn
trong áp dụng trên thực tiễn. Tuy nhiên, quan điểm này đưa ra một tiêu chí
mới của án lệ đó là quy trình tuyển chọn và công bố án lệ, theo đó thẩm quyền
quyết định thuộc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và thẩm
quyền công bố thuọc về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nhìn chung, ở Việt Nam, việc sử dụng khái niệm “án lệ” có từ trước
năm 1960, và khái niệm “án lệ” đã tồn tại cũng như đã được sử dụng trong

các văn bản pháp luật chính thức, các tạp chí chuyên ngành, đường lối xét xử
của Tòa án về những vụ việc cùng loại được tập hợp, phân tích, bình luận.
Tuy nhiên, từ sau năm 1960, khái niệm “án lệ” không được sử dụng, thay vào
đó thuật ngữ “luật lệ” được sử dụng nhiều như sách Luật lệ của nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xuất bản, sách Tập
luật lệ tư pháp của Bộ Tư pháp… Từ sau năm 1975 đến trước năm 2006, khái
niệm án lệ hầu như không được sử dụng chính thức, tuy trong các sách báo
3

Dương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thúy (2007), "Án lệ và khả năng áp dụng án lệ ở Việt Nam" tại địa chỉ:
ngày truy cập 20/3/2017.


12

pháp lý khái niệm án lệ vẫn được bàn luận nhưng chỉ mang tính chất nghiên
cứu học thuật. Cho tới gần đây, khái niệm án lệ hay hệ thống án lệ được định
nghĩa là: “chế độ trong đó Thẩm phán tiến hành xét xử không mâu thuẫn với
quan điểm pháp lý được thể hiện trong phần xét xử của Tòa án cấp cao nhất
của một nước đối với các vụ án tương tự”.4
Như vậy, trên cơ sở xem xét toàn diện các quan điểm, quan điểm từ các
quốc gia thuộc hệ thống Common Law, Civil Law và Việt Nam, khái niệm
"án lệ" trong phạm vi pháp luật dân sự có thể được rút ra như sau:
"Án lệ là những quy tắc pháp lý được thể hiện trong quyết định có hiệu
lực của Tòa án để giải quyết một vụ án dân sự và được dùng làm cơ sở để các
Tòa án cùng cấp hoặc Tòa án cấp dưới áp dụng trong quá trình giải quyết
các vụ án dân sự khác có tính chất tương tự".
1.2. Khái niệm "áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự":
Như vậy, từ định nghĩa về án lệ nêu trên, có thể nhận định rằng án lệ là
cơ sở pháp lý, nguồn luật hay bộ phận cấu thành pháp luật. Khái niệm "áp

dụng án lệ" và "áp dụng pháp luật" có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể
hơn, "áp dụng án lệ" là một phần của "áp dụng pháp luật". Do vậy, trước khi
đưa ra định nghĩa về "áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự", cần phải
làm rõ khái niệm "áp dụng pháp luật". "Áp dụng pháp luật" là một trong bốn
hình thức thực hiện pháp luật, bên cạnh ba hình thức còn lại gồm: "Tuân thủ
pháp luật", "Thi hành (chấp hành) pháp luật", "Sử dụng pháp luật". Có quan
điểm định nghĩa rằng: Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức
cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự
mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Như vậy, xem
4

Nguyễn Văn Cường, "Triển khai phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao", tại địa chỉ:
ngày truy cập 10/6/2017


13

xét mối liên hệ giữa khái niệm "án lệ" và "áp dụng pháp luật", có thể đưa ra
định nghĩa khái quát nhất về "áp dụng án lệ" như sau:
"Áp dụng án lệ là việc Tòa án áp dụng những quy tắc pháp lý mới được
chứa đựng trong các quyết định giải quyết vụ án đã có hiệu lực để giải quyết
các vụ án dân sự khác có tính chất tương tự".
Khi nghiên cứu về "áp dụng án lệ" dưới góc độ cụ thể, các học giả trên
thế giới đã có những nhận định, phân tích theo các phương diện khác nhau về
bản chất của khái niệm này.
- Các học giả từ Vương quốc Anh cho rằng trên cơ sở nguyên tắc stare
decisis, mặc dù nguyên lý của việc áp dụng án lệ là các tòa cấp dưới phải áp
dụng quy tắc pháp lý trong quyết định của Tòa án cấp trên và các Tòa cùng

cấp, trong phạm vi nhất định, phải áp dụng quy tắc pháp lý trong quyết định
của Tòa cùng cấp. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng mọi nội dung trong
quyết định đều trở thành cơ sở để áp dụng án lệ. Quan điểm truyền thống từ
Anh phân biệt rõ hai thuật ngữ ratio decidendi trong quyết định (phần phát
sinh hiệu lực áp dụng) và obiter dicta (phần không phát sinh hiệu lực áp
dụng) và căn cứ vào sự khác biệt này để áp dụng án lệ.
Thuật ngữ ratio decidendi có thể được dịch là cơ sở của quyết định hoặc
quy tắc pháp lý đưa ra quyết định, đây cũng chính là cơ sở để áp dụng án lệ.
Về cách thức xác định ratio decidendi, học giả Goodhart, trong tác phẩm
The Ratio Decidendi of a Case (1930) 40 Yale LJ 161 (tạm dịch: Thuật ngữ
Ratio Decidendi trong giải quyết vụ án (năm 1930)), đưa ra bình luận rằng
"ratio decidendi có thể được tìm thấy từ việc đánh giá các tình tiết sự kiện
quan trọng của vụ án và phần quyết định xuất phát từ các tình tiết sự kiện đó.
Trong đó, các tình tiết về nhân thân cụ thể của cá nhân, thời gian, địa điểm có
thể được coi là không quan trọng trừ khi có cơ sở chứng minh điều ngược
lại". Theo đó, đây là cách thức tổng quát nhất để xác định ratio decidendi, tuy
nhiên, điều này không đơn thuần nằm trong phạm vi của việc phân tích các


14

tình tiết sự kiện quan trọng. Trên thực tế, vấn đề phát sinh nằm ở câu hỏi Ai là
người quyết định tình tiết sự kiện nào là quan trọng - thẩm phán xét xử vụ án
ban đầu hay thẩm phán xét xử các vụ án tương tự sau này? để từ đó tìm ra
ratio decidendis. Thẩm phán Jessel MR. đã trả lời cho chuỗi câu hỏi này bằng
nhận định "Chính thẩm phán xét xử vụ án tương tự sau này mới là người có
quyền quyết định các quy tắc pháp lý có phù hợp để áp dụng hay không, và,
nếu không, thẩm phán này có thể tự mình đưa ra quy tắc pháp lý chuẩn mực.
Trong trường hợp này, quyết định trước đây sẽ không còn giá trị ràng buộc
hoặc tham khảo". Một trong những minh chứng điển hình cho nhận định này

là vụ án Donoghue kiện Stevenson năm 1932 - vụ án về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do hành vi bất cẩn. Trong vụ án này, bà May Donoghue đã
uống một chai bia gừng (một loại bia mang hương vị chính gồm gừng, chanh
và đường) của nhà sản xuất bia - ông David Stevenson. Khi rót bia từ chai bia
ra cốc, bà May phát hiện có một con ốc sên trong tình trạng thối rữa rơi ra từ
trong chai bia gừng. Sau đó, bà May được chẩn đoán bị viêm dạ dày và đường
ruột nên đã kiện nhà sản xuất bia David Stevenson. Trong quá trình xét xử,
Thượng nghị viện (House of Lords) đã nhận định rằng nhà sản xuất bia gừng
phải chịu trách nhiệm với khách hàng nếu như bia gừng bị biến chất trong quá
trình sản xuất do một con ốc sên đã chết và gây hại cho khách hàng, mà trên
thực tế, khách hàng đã bị ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe do uống bia biến
chất. Nếu như vụ án được tiếp cận dưới góc độ cụ thể, việc áp dụng án lệ sẽ
chỉ được thực hiện đối với các tình tiết sự kiện hoàn toàn tương đồng. Ví dụ,
với những vụ án sau này mà đồ uống không phải là bia gừng mà là nước
chanh thì án lệ sẽ không thể được áp dụng. Tuy nhiên, nếu tiếp cận dưới góc
độ tổng quát, theo đó cả bia gừng và nước chanh đều được liệt kê trong nhóm
đồ uống, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thì sẽ dẫn đến phạm vi rộng hơn để
xác định ratio decidendis. Cách tiếp cận tổng quát đã được vận dụng trong vụ
án Grant kiện Australian Knitting Mills năm 1936, theo đó nhà sản xuất đồ lót


15

len bị Tòa án tuyên phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi sản phẩm
của mình bị lẫn hóa chất gây dị ứng cho khách hàng. Quyết định này được lập
trên cơ sở áp dụng quy tắc pháp lý được rút ra trong án lệ từ vụ Donoghue
kiện Steveson năm 1932, vì Tòa án cho rằng chai bia gừng và sản phẩm đồ lót
lên thuộc cùng một nhóm đồ uống, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, nên hai vụ
án cần được giải quyết theo phương hướng tương tự như nhau.
Về thuật ngữ Obiter dicta, thuật ngữ này bao gồm các phần của quyết

định không được coi là ratio decidendis, hay nói cách khác, là những phần
không buộc phải được áp dụng trong việc áp dụng án lệ. Mặc dù vậy, obiter
dicta không hẳn là vô giá trị. Thực tế, obiter dicta có thể giúp làm rõ thêm nội
dung của ratio decidendis hoặc trở thành ratio decidendis trong một ngữ cảnh
khác. Nhận định này có thể được minh chứng qua vụ Hedley Byrne & Co Ltd
kiện Heller & Partner Ltd năm 1963, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Hedley Byrne là một Công ty có chuyên môn về lĩnh vực quảng cáo, dự định
giao kết hợp đồng quảng cáo với Easipower Ltd. Tuy nhiên, Hedley Byrne
nghi ngờ khả năng tài chính của Easipower nên đã tham vấn thông tin từ
Heller & Partners - Ngân hàng nơi Easipower mở tài khoản để có cơ sở giao
kết hợp đồng quảng cáo. Ngân hàng Heller & Partners đã có văn bản trả lời
với nội dung như sau: (i) Tại tiêu đề, Ngân hàng này nêu rõ: "không chịu
trách nhiệm đối với nội dung thông tin dưới đây" và (ii) Tại phần nội dung,
nêu: "Easipower được đánh giá tốt về khả năng giao dịch kinh doanh". Trên
cơ sở nội dung phản hồi, Công ty Hedley Byrne đã giao kết hợp đồng với
Easipower và sau đó, Easipower phá sản dẫn tới việc Hedley Byrne chịu tổn
thất lớn về tài chính. Tiếp theo, Công ty Hedley Byrne đã khởi kiện Ngân
hàng Heller & Partners tại Tòa án với lí do rằng Ngân hàng đã bất cẩn trong
việc cung cấp thông tin không xác thực và yêu cầu bồi thường thiệt hại kinh tế
mà Công ty phải chịu. Như vậy, vấn đề cốt lõi của vụ tranh chấp là việc Ngân
hàng tuyên bố miễn trách nhiệm như trên có phủ định trách nhiệm của họ đối


16

với Công ty Hedley Byrne hay không, và nếu không phủ định, thiệt hại kinh
tế sẽ được xác định thế nào? Tòa án ra phán quyết rằng mặc dù Ngân hàng
Heller & Partners đã cung cấp thông tin không xác thực, tuy nhiên, Ngân
hàng đã nêu rõ rằng "không chịu trách nhiệm đối với nội dung thông tin dưới
đây" nên không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm, từ đó càng không có cơ sở

xác định thiệt hại phải bồi thường. Thượng nghị viện phủ định quan điểm của
Tòa án cấp dưới và đưa ra nhận định rằng nội dung miễn trừ trách nhiệm mà
Ngân hàng nêu tại phần tiêu đề không phải là căn cứ miễn trách nhiệm của họ
đối với tính xác thực của thông tin mà họ cung cấp, đồng thời buộc Ngân
hàng phải thanh toán khoản thiệt hại kinh tế gián tiếp. Từ đó, ratio decidendis
rút ra từ vụ án là "tuyên bố đơn phương không được coi là cơ sở phủ định
trách nhiệm" và obiter dicta là "trách nhiệm do bất cẩn có thể dẫn tới việc bồi
thường thiệt hại kinh tế gián tiếp". Có thể nhận thấy rằng phần obiter dicta
nêu trên không thể coi là ratio decidendis của vụ án này vì đây chỉ là phần
phái sinh sau khi ratio decidendis được kết luận. Tuy nhiên, một mặt obiter
dicta, với vai trò là hậu quả pháp lý phái sinh từ hành vi vi phạm pháp luật
gây ra thiệt hại, đã giúp khẳng định rõ tính đúng đắn của ratio decidendis và
mặt khác, bản thân obiter dicta trở thành ratio decidendis làm cơ sở áp dụng
án lệ cho các vụ án khác khi các bên trong các vụ án sau này có thể viện dẫn
án lệ để yêu cầu bồi thường thiệt hại kinh tế gián tiếp song song với các thiệt
hại kinh tế trực tiếp khác.
- Theo các học giả Hoa Kỳ, khi một quyết định đã được ban hành trong
một vụ án, các thẩm phán sau này giải quyết vụ án có tình tiết hoàn toàn
tương đồng hoặc tương tự với vụ án trước đây phải áp dụng nguyên tắc res
judicata để bảo vệ hiệu lực của quyết định ban đầu. Res judicata được hiểu là
một nguyên tắc pháp luật theo đó một quyết định được ban hành bởi Tòa án
có thẩm quyền một cách trọn vẹn và công bằng sẽ mang tính chung thẩm và
ràng buộc các Bên trong tranh chấp; việc các Bên khởi xướng vụ án này một


17

lần nữa sẽ không làm thay đổi kết quả giải quyết của vụ án ban đầu. Res
judicata bao gồm hai điều giới hạn: (i) giới hạn về cơ sở khởi kiện và (ii) giới
hạn về nội dung khởi kiện. Giới hạn về cơ sở khởi kiện ngăn chặn việc thay

đổi kết luận về cơ sở khởi kiện trong một vụ án đã được giải quyết chung
thẩm giữa cùng các Bên. Ví dụ: A khởi kiện B và yêu cầu Tòa án buộc B thực
hiện đúng nghĩa vụtheo hợp đồng mua bán số 01 giữa hai Bên, theo đó, cơ sở
khởi kiện của A là hợp đồng số 01 mà A cho là hợp pháp. Tuy nhiên, Tòa án
ra quyết định hợp đồng vô hiệu và bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của A. Hết
thời hạn kháng cáo, quyết định của Tòa có hiệu lực chung thẩm, ràng buộc
các Bên. A không kháng cáo mà tiếp tục khởi kiện B trong một vụ án khác,
theo đó A yêu cầu B bồi thường thiệt hại do không thực hiện hợp đồng mua
bán số 01 nêu trên, và cơ sở khởi kiện vẫn là hợp đồng mua bán số 01 này.
Như vậy, trong trường hợp này, việc khởi kiện lần thứ hai của A đã làm phát
sinh giới hạn về cơ sở khởi kiện trong nguyên tắc res judicata, theo đó, Tòa
án giải quyết vụ án thứ hai sẽ không thay đổi kết luậnvề cơ sở khởi kiện trong
vụ án đầu tiên (hợp đồng số 01 vô hiệu) và sẽ kế thừa kết luận này để bác yêu
cầu khởi kiện của A mà không cần phải lập luận lại từ đầu về hiệu lực của
hợp đồng. Giới hạn về nội dung khởi kiện ngăn chặn việc thay đổi các kết
luận về vấn đề nội dung trong một vụ án đã được giải quyết chung thẩm giữa
cùng các Bên. Ví dụ: X khởi kiện Y vì cho rằng Y giao hàng kém chất lượng,
từ đó yêu cầu Tòa án buộc Y phải giao lại hàng hóa với chất lượng đúng như
các Bên thỏa thuận trong hợp đồng số 02 của X và Y. Tòa án quyết định rằng
hợp đồng số 02 giữa hai Bên có hiệu lực nên cơ sở khởi kiện được coi là hợp
pháp, tuy nhiên, hàng hóa Y giao cho X hoàn toàn phù hợp với hợp đồng số
02, từ đó bác yêu cầu khởi kiện của X. Hết thời hạn kháng cáo, quyết định của
Tòa có hiệu lực chung thẩm, ràng buộc các Bên. X không kháng cáo mà tiếp
tục khởi kiện Y trong một vụ án khác vẫn trên cơ sở hợp đồng số 02 nêu trên,
theo đó, X yêu cầu Y phải bồi thường thiệt hại do hành vi giao hàng kém chất


18

lượng. Như vậy, trong trường hợp này, việc khởi kiện lần thứ hai của Y đã

làm phát sinh giới hạn về nội dung khởi kiện trong nguyên tắc res judicata,
theo đó Tòa án giải quyết vụ án thứ hai sẽ không thay đổi kết luận về nội
dung của vụ án thứ nhất (Y giao hàng đúng theo Hợp đồng số 02) và sẽ kế
thừa kết luận này để bác bỏ yêu cầu của X. Trên cơ sở các nội dung của
nguyên tắc res judicata, để bảo vệ tính chung thẩm của quyết định chung
thẩm đã được ban hành bởi Tòa án, các vụ án sau này có tình tiết tương đồng
hoặc tương tự nhau cũng được giải quyết theo chiều hướng như nhau.
Trong hệ thống pháp luật Mỹ, thuật ngữ opinion được sử dụng để thể
hiện các quyết định của Tòa án đã được ban hành nhằm áp dụng hoặc từ chối
áp dụng một án lệ đang tồn tại. Ví dụ, các vụ án được giải quyết bởi Tòa án
tối cao thường trở nên phổ biến rộng rãi bởi lẽ opinion được rút ra trong đó và
thường thể hiện quan điểm của Tòa tối cao về luật liên bang (hoặc Hiến pháp)
nên chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Opinion dưới góc độ pháp lý không được
hiểu là quan điểm theo cách hiểu thông thường, mà phải hiểu là một quyết
định của Tòa án sau khi cân nhắc cẩn trọng vụ án và có giá trị ràng buộc với
các Tòa án cấp thấp hơn. Tuy nhiên, không phải mọi vụ án đều chứa đựng
opinion, thực tế, hầu hết các vụ án đều không thể hiện điều này bởi lẽ opinion
thường chỉ được đúc kết trong các vụ án trọng điểm, liên quan đến vấn đề lợi
ích công cộng và Tòa án mong muốn giải thích rõ hơn quy định của luật.
Trong phần lớn các vụ án được giải quyết, thẩm phán chỉ nêu ra memorandum
opinion, tạm dịch là nhận định sơ bộ, để giải thích cách thức pháp luật được
áp dụng trong vụ án, công nhận hoặc bác bỏ quyết định của Tòa án cấp dưới.
Memorandum opinion không phải là án lệ, cũng không giải thích pháp luật và
không thể dẫn chiếu để giải quyết các vụ án sau này. Memorandum opinion
chỉ mang tính chất tham khảo trong khi opinion mang tính ràng buộc với các
Tòa án khác.


19


- Tại Nhật Bản, các quyết định của Tòa án chỉ có thể trở thành án lệ nếu
được ban hành bởi Tòa án tối cao. Các quyết định ban hành bởi Tòa án cấp
thấp hơn không thể trở thành nguồn luật, theo đó không ràng buộc với Tòa án
khác và nguyên tắc stare decisis chỉ áp dụng đối với Tòa án tối cao. Là một
nguồn của luật, các quyết định ban hành bởi Tòa án tối cao cần được thực
hiện một cách nghiêm chỉnh. Việc một Tòa án cấp thấp hơn không tuân thủ án
lệ đã tồn tại của Tòa án tối cao sẽ trở thành cơ sở để kháng cáo. Trong trường
hợp Tòa án cấp thấp hơn nêu quan điểm rằng án lệ của Tòa án tối cao đã trở
nên lạc hậu và không còn phù hợp để áp dụng, Tòa án cấp thấp sẽ phải làm rõ
những điểm khác nhau giữa các vụ án, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án tối
cao chấp nhận quan điểm của mình. Trong trường hợp bác bỏ một án lệ đã tồn
tại, Hội đồng Thẩm phán (Daihotei) của Tòa án tối cao sẽ ban hành quyết
định này dù rằng điều này rất hiếm khi xảy ra.5 Dưới góc độ pháp lý, ngoại
trừ đối với các quyết định của Tòa án tối cao, các Tòa án tại Nhật không có
nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc stare decisis. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các
vụ án đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại cách hiểu và giải thích pháp
luật thành văn, và Tòa án thường dựa vào kết quả giải quyết vụ án để đưa ra
định hướng xét xử. Bên cạnh đó, trong hệ thống Tòa án tại Nhật, rất nhiều
thẩm phán thường xuyên được chuyển công tác từ tòa này sang tòa khác nên
không có đủ thời gian cần thiết để phát triển chuyên môn trong một lĩnh vực
nhất định. Điều này vô hình chung dẫn tới việc họ thường có xu hướng đưa ra
quyết định tương tự với các vụ án đã được giải quyết trước đây. Đối chiếu với
pháp luật thuộc hệ thống Common Law, nơi mà ratio decidendi và obiter
dictum nắm giữ những vai trò hoàn toàn khác nhau, thì ở Nhật Bản, sự khác
biệt này không thực sự được coi trọng, thay vào đó, Tòa án có thể coi obiter
dictum là một nguồn không chính thức (de facto) của luật. Ví dụ, các quyết
5

Toshiaki Iimura, Ryu Takabayashi, Christoph Rademacher (2015), "The binding nature of Court decisions
in Japan's Civil Law System" tại địa chỉ: ngày truy cập 12/4/2017



20

định của Hội đồng Thẩm phán thuộc Tòa cấp cao về Sở hữu trí tuệ luôn luôn
được Tòa án cấp quận lấy làm căn cứ khi giải quyết các vụ án tranh chấp về
sở hữu trí tuệ. Dù các quyết định này không ràng buộc Tòa cấp dưới về mặt
pháp lý, tuy nhiên,vẫn được coi là một nguồn không chính thức của luật.
Tương tự như vậy, các quyết định ban hành bởi các Tòa cấp cao khác cũng
ràng buộc không chính thức đối với Tòa cấp quận trên khắp cả nước, miễn là
Tòa án Tối cao không ban hành một văn bản thể hiện quan điểm pháp luật trái
ngược.
- Tại các quốc gia khác thuộc hệ thống Civil Law, việc áp dụng án lệ
được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc jurisprudence constante. Theo đó, Tòa
án sẽ chỉ xem xét áp dụng án lệ nếu như nhận thấy có sự thống nhất hoặc
tương đồng trong kết quả giải quyết cũng như nội dung của một chuỗi các vụ
áncó tính chất tương tự. Trong phạm vi nguyên tắc, không có trường hợp nào
mà một quyết định đơn lẻ giải quyết một vụ án trước đó có thể ràng buộc Tòa
án giải quyết một vụ án tương tự sau này. Ngược lại, chỉ khi tính tương đồng
trong quyết định của một chuỗi các vụ án được hình thành, Tòa án sẽ coi quy
tắc pháp lý được đúc kết từ các quyết định này trở thành một nguồn luật vững
chắc và ổn định, đồng thời xem xét để áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án.
Tính tương đồng càng cao, tính vững chắc và ổn định của quy tắc pháp lý
càng được củng cố.6 Tại Pháp, các quy tắc pháp lý đúc kết từ một chuỗi các
quyết định giải quyết vụ án sẽ trở thành một phương hướng giải quyết hoặc
"quan điểm pháp lý tiếp diễn" và từ đó trở thành nguồn luật. Trong thực tiễn
giải quyết vụ án, không tồn tại việc trích dẫn hoặc đề cập tới một án lệ riêng
lẻ cụ thể, nhưng luôn tồn tại việc vận dụng một chuỗi các quyết định để làm
cơ sở vững chắc cho việc đưa ra quyết định giải quyết vụ án cũng như rút ra
quy tắc pháp lý. Tương tự, tại Louisiana, một án lệ trở thành nguồn luật khi

6

Vincy Fon, Francesco Parisi (2006), "Judicial precedents in civil law systems: A dynamic analysis" tại địa
chỉ: ngày truy cập 12/4/2017


×