Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại (khảo sát sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ) (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.66 KB, 134 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÚY HÀ

DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ
TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN,
Y BAN, LÝ LAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÚY HÀ

DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ
TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN,
Y BAN, LÝ LAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ)

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS TRẦN THIỆN KHANH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo
đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa được công bố trong bất cứ công
trình nào khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Hà


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chương 1. GIỚI NỮ NHƯ LÀ SẢN PHẨM KIẾN TẠO XÃ HỘI............9
1.1. Khái niệm giới, diễn ngôn và diễn ngôn về giới nữ................................9
1.2. Nữ tính, nam tính như là sự kiến tạo xã hội..........................................10
1.3. Giới nữ trong văn học như là một vấn đề văn hóa - xã hội...................11
Chương 2. SỰ KIẾN TẠO HÌNH ẢNH GIỚI NỮ TRONG TÌNH YÊU VÀ
HÔN NHÂN.........................................................................................................16
2.1. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong tình yêu.......................................16
2.2. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong hôn nhân.....................................37
Chương 3. SỰ KIẾN TẠO VỊ THẾ CỦA GIỚI NỮ TRONG GIA ĐÌNH VÀ
CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI...................................................................................40
3.1. Sự kiến tạo vị thế của người nữ trong gia đình.....................................40

3.2. Sự kiến tạo vị thế của người nữ trong đời sống xã hội.........................68
KẾT LUẬN.................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................80
PHỤ LỤC.......................................................................................................93


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những khuynh hướng, phương pháp nghiên cứu nổi bật trong các khoa
học xã hội hiện đại là lý thuyết diễn ngôn. Diễn ngôn học là một lĩnh vực nghiên cứu
liên ngành. Nghiên cứu diễn ngôn không chỉ có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ học, kí
hiệu học mà còn gắn liền với với các thành tựu của văn hóa học, xã hội học, tri thức
luận, sử học… Bàn về triển vọng của lý thuyết thuyết diễn ngôn đối với khoa học hàn
lâm, nhà nghiên cứu O.F.Rusakova khẳng định: “Ngày nay, lĩnh vực nghiên cứu có tên
gọi là ‘lí thuyết diễn ngôn’ là một trong những khuynh hướng đang phát triển mạnh mẽ
nhất trong các khoa học xã hội hiện đại. Chứng cớ là hàng năm, số lượng các ấn phẩm,
các hội thảo khoa học, các giáo trình đại học, các luận văn, luận án dành cho những lĩnh
vực khác nhau trong việc vận dụng các lý thuyết diễn ngôn và phân tích diễn ngôn đang
không ngừng tăng lên”. Lý thuyết diễn ngôn tương thích với nhu cầu khám phá những
cơ chế tạo dựng tri thức, niềm tin, sự kiến tạo chủ thể, các mối quan hệ quyền lực và sự
thực hành xã hội đa dạng…. Đặc biệt, đối với văn chương, lý thuyết diễn ngôn có thể
mở ra một cách đọc mới, một cách lý giải mới các cơ chế ngầm vận hành văn bản.
Theo chúng tôi, một trong những đối tượng tương thích với thế mạnh của lý
thuyết diễn ngôn là văn xuôi nữ. Ở Việt Nam, từ 1986 trở lại đây, văn xuôi nữ phát
triển mạnh mẽ, trở thành một trong những hiện tượng đáng chú ý, cả về mặt văn học lẫn
bình diện văn hóa, xã hội. Dù sự phát triển nở rộ của văn xuôi nữ là một “vấn đề” của
đời sống văn học đương đại, song hầu hết các nghiên cứu về văn xuôi nữ Việt Nam thời
gian gần đây, đều chọn điểm xuất phát từ một vài khung tri thức quen thuộc: khám phá,
đánh giá, lý giải từ đặc trưng thi pháp thể loại hay phong cách học,…. Những phương
pháp này rõ ràng đã đem lại nhiều khám phá mới mẻ và hấp dẫn về phương diện nghệ

thuật, nhưng dường như lại thiếu chiều sâu cần thiết trước các vấn đề văn hóa, xã hội
chi phối sự kiến tạo và tiếp nhận các tác phẩm. Thực tế cho thấy, câu chuyện chính
của văn xuôi nữ chính là các

1


cấu trúc văn hóa, xã hội, chứ không phải là câu chuyện văn chương nghệ thuật đơn
thuần.
Nhìn chung, chúng tôi lựa chọn văn xuôi nữ đương đại Việt Nam là đối tượng
khảo sát, vì đây không chỉ là một hiện tượng văn học, mà còn là hiện tượng văn hóa, xã
hội đáng chú ý. Việc sử dụng lý thuyết diễn ngôn xem xét văn xuôi nữ, có thể đem lại
một cách đọc mới, cách nhìn mới, cách lý giải mới phù hợp với bản chất của hiện tượng
này. Tuy nhiên, do vấn đề đặt ra trong văn xuôi nữ đương đại rất rộng lớn, nên trong
khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi chỉ dừng lại

ở vấn đề sự kiến tạo hình ảnh

giới nữ (sự tái định nghĩa nữ tính) trong các trường hợp sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban,
Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ.
Y Ban là vừa là nhà văn, vừa là nhà báo, diễn ngôn của tác giả này về giới nữ tiêu
biểu cho một kiểu diễn ngôn giàu tính truyền thông - báo chí, tác phẩm của Y Ban chứa
đựng một thứ ngôn ngữ đương đại sống động về giới nữ. Dạ Ngân ngoài sáng tác, cũng
là một nhà báo, nhưng khác với Y Ban, Dạ Ngân vừa muốn thoát khỏi sự “thu xếp của
định mệnh”, vừa không thể thoát khỏi cái nhìn có tính khuôn mẫu về giới nữ, vốn đã
được kiến tạo, duy trì trong các định chế truyền thống. Lý Lan, một nhà văn gốc Hoa,
thành thạo tiếng Anh, đã có tiếp xúc với lý thuyết nữ quyền, nhưng sáng tác của bà lại
có những dấu chỉ về một kiểu diễn ngôn đã được chính thống hóa. Nguyễn Thị Thu
Huệ, một tác giả giữ nhiều chức vụ xã hội,
của thiết chế xã hội, chính trị, để diễn


đứng ở trung tâm, giữa những ràng buộc

giải lại về giới nữ. Sáng tác của Y Ban có dấu

viết của một thứ diễn ngôn ngoại biên, thiểu số hướng đến trung tậm. Còn tác phẩm của
Dạ Ngân, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ có dấu vết của thứ diễn ngôn trung tâm hướng
ra ngoại biên. Cả Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan và Nguyễn Thị Thu Huệ đều là các nhà văn
nữ, bàn về sự kiến tạo giới nữ (sự tái định nghĩa nữ tính) của chính các nhà văn nữ có ý
nghĩa đặc biệt, nếu chúng ta thừa nhận rằng ngôn ngữ chính dùng để kiến tạo thế giới
lâu nay vẫn là ngôn ngữ nam giới. Bởi vậy, thực chất việc khảo sát diễn ngôn về giới
nữ của các nhà văn nữ đương đại, là miêu tả sự hình thành một ngôn ngữ riêng của nhà
văn nữ về chính giới nữ trong đối sánh với diễn ngôn nam giới về “kẻ khác”.


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Sự du nhập, giới thiệu lý thuyết diễn ngôn cũng như việc vận dụng nó
trong nghiên cứu văn học Việt Nam cho đến nay có rất ít thành tựu, nếu không
muốn nói còn ở tình trạng sơ khai.
Đời sống học thuật ở Việt Nam ghi nhận, khái niệm diễn ngôn, phân tích diễn
ngôn được đề cập và bàn thảo đầu tiên trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Trần Ngọc Thêm,
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Thái Hòa... sớm quan tâm đến vấn đề này,
đặc biệt là Diệp Quang Ban [11], Nguyễn Hòa [43]… là hai tác giả có nghiên cứu
chuyên sâu đầu tiên về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn. Bên cạnh những đóng góp của
các nhà nghiên cứu vừa kể, còn có những nỗ lực dịch và giới thiệu đường hướng phân
tích diễn ngôn của các giả dịch giả như Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên, Trần
Thuần, Hoàng Văn Vân….
Nhìn sang lĩnh vực xã hội học, văn hóa học, sử học, văn học…. dễ thấy, việc dịch,
giới thuyết về khái niệm này cũng còn khá sơ lược. Riêng trong nghiên cứu văn học,
một số công trình phê bình hoặc biên soạn, tổng thuật, giới thiệu các lý thuyết văn

chương hiện đại, dù có đề cập đến khái niệm này song có thể nói là chưa đủ để hiểu một
cách đúng đắn, có hệ thống về lý thuyết diễn ngôn; chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi
hệ hình/ hình thành một khung tri thức mới làm cơ sở cho việc mở rộng phạm vi nghiên
cứu cũng như xây dựng quan điểm phương pháp luận mới mẻ trong khoa nghiên cứu
văn học hiện đại ở nước ta.
Thuật ngữ diễn ngôn được tìm thấy xuất hiện trong các công trình như Chủ
nghĩa cấu trúc và văn học của Trịnh Bá Đĩnh [39]; Sự đỏng đảnh của phương
pháp do Đỗ Lai Thuý biên soạn và giới thiệu [133]; Năm 2003, Đào Tuấn Ảnh,
Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân công bố công trình Các khái niệm và thuật ngữ
của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ 20 [158] dịch từ
tiếng Nga. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên giải thích cụ thể khái niệm diễn
ngôn, thực diễn ngôn và diễn ngôn tâm thần phân lập, mà trước đó việc diễn giải
chúng còn thiếu cơ sở, mơ hồ, phiến diện. Sau công trình của nhóm Đào Tuấn Ảnh,
thuật ngữ và khái niệm diễn ngôn tiếp tục hiện diện qua các bản dịch của Vũ Hoàng


Địch, Trần Ngọc Vương [165]; Đặng Anh Đào [152], Lê Hồng Sâm [174], Nguyễn Tuệ
Đan, Tôn Thất Huy [166]; Trần Duy Châu, Lộc Phương Thủy, Phùng Văn Tửu, Ngân
Xuyên [160], Trần Huyền Sâm, Trần Ngọc Hiếu, Đỗ Văn Hiểu và các nghiên cứu của
Trương Đăng Dung, Nguyễn Hưng Quốc, Phương Lựu, Lã Nguyên [97], Trần Đình Sử,
Nguyễn Đăng Điệp, Trần Văn Toàn, Phạm Quốc Lộc, Lê Nguyên Long, Lê Thị Vân
Anh, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thiện Khanh [126]….
Xét kĩ một số trường hợp, chúng tôi cho rằng, bài viết “Các lý thuyết diễn ngôn hiện
đại: kinh nghiệm phân loại” của O.F.Rusakova do Lã Nguyên dịch [97] , và các tiểu
luận “Ba cách tiếp cận diễn ngôn” [78] của Nguyễn Thị Minh Ngọc, “Dẫn nhập lý
thuyết diễn ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn học” []124] của Trần Văn Toàn
đánh dấu một bước chuyển đáng chú ý đối với việc tiếp nhận, du nhập lý thuyết diễn
ngôn.
2.2. Khác với tình hình dịch, giới thiệu lý thuyết diễn ngôn, việc nghiên cứu
văn xuôi nữ đương đại rất đa dạng. Đã có nhiều công trình lấy văn học nữ, văn xuôi

nữ, thơ nữ nói chung làm đối tượng khảo sát, đấy là chưa kể có không ít nghiên cứu
trường hợp.
2.3. Mặc dù cách tiếp cận, cũng như điểm tựa lý thuyết của các nghiên cứu về
văn học nữ rất phong phú. Tuy nhiên, vấn đề giới trong văn học Việt Nam nói
chung, đặc biệt vấn đề giới nữ trong văn xuôi nữ đương đại nói riêng vẫn chưa được
quan tâm thích đáng.
Chúng tôi thấy việc nghiên cứu vấn đề giới trong văn học gần đây được thực
hành chủ yếu bởi các nhà nghiên cứu phê bình thế hệ 7x và 8x. Tiêu biểu là Trần
Văn Toàn, Hồ Khánh Vân, Nguyễn Thị Vân Anh…. Tác giả Trần Văn Toàn trong
các nghiên cứu như Nam tính hóa nữ tính - Đọc Đoạn tuyệt của Nhất Linh từ góc
nhìn giới tính [121], Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật Trường hợp của
Dũng trong Đoạn tuyệt [122]; Nguyễn Thị Vân Anh trong một nghiên cứu thử
nghiệm Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam
[4], Thái Phan Vàng Anh trong Văn xuôi thế hệ các nhà văn nữ sau 1975 - nhìn từ
diễn ngôn giới [6],… cho thấy cốt lõi các diễn giải của họ là xuất phát từ lý thuyết


diễn ngôn đan xen với thi pháp học. Nguyễn Đăng Điệp trong Vấn đề phái tính và
âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại [126]; Hồ Khánh Vân trong
Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác
giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay [147]; Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước
đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế
kỉ XX [148]; Ý thức về địa vị giới thứ hai trong một số sáng tác của các tác giả nữ
Việt Nam và Trung Quốc từ 1980 đến nay [126]; Nguyễn Thị Thanh Xuân trong
Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại (qua
sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) [151]; John C.Schafer trong Đọc Phạm
Duy và Lê Vân tư duy về nam giới và nữ giới [161] cho thấy sự quan tâm đến giới
nữ từ nữ quyền luận đan xen với lý thuyết về giới, đôi chỗ còn trộn lẫn với thi pháp
học, phong cách học. Trần Nho Thìn trong Từ thực tiễn Việt Nam, góp thêm một
tiếng nói phương pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ

quyền[126], tiếp cận vấn đề từ góc độ văn hóa học, nữ quyền luận xen với phê phán
tư tưởng hệ.
Tóm lại, các nghiên cứu về văn học nữ [văn xuôi nữ, thơ nữ] ở Việt Nam thời gian
qua, thường đặt ra các vấn đề về tâm lý, thể loại, nhân vật, giọng điệu, bút pháp, ngôn
ngữ…. Góc độ tiếp cận chủ yếu vẫn là tâm lý học sáng tạo, xã hội học, và đặc biệt là thi
pháp học, phản ánh luận. Từ những góc độ đó, các kết luận thường được rút ra là các
đặc điểm riêng về hoàn cảnh sáng tác, đặc trưng về nhân vật, đề tài, giọng điệu, bút
pháp, ngôn ngữ…. của một vài tác giả cụ thể cũng như của văn học nữ nói chung.
Không ít nghiên cứu chủ trương đi tìm mối liên hệ giữa nhân vật trung tâm và tác giả
tiểu sử, hướng đến việc gán cho tác phẩm tính chất tự thuật, tự truyện.
Các nghiên cứu về giới nữ trong văn học Việt Nam tiếp cận từ góc độ giới, nữ
quyền hay diễn ngôn thường tập trung vào văn học từ sau 1986 đến nay, một số tiểu
luận quan tâm đến các diễn ngôn, các diễn giải về giới trong văn học hồi đầu thế kỷ
XX. Trong phạm vi trường quy, lý thuyết diễn ngôn có xu hướng trở thành thời thượng,
khi được vận dụng vào việc triển khai các khóa luận, luận văn: điểm nổi bật


ở các trường hợp này là tiếp nhận lý thuyết diễn ngôn của M. Foucalt, hạn chế chính
là chưa hiểu thấu đáo quan điểm của Foucault, thành ra lý thuyết một đằng nhưng
phương pháp và mô hình triển khai cơ bản vẫn theo mô hình lý thuyết, phương pháp
vốn rất quen thuộc hay đang thống trị trong các trường học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của việc nghiên cứu diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi nữ đương
đại là: Chỉ ra hình ảnh giới nữ được kiến tạo ra sao trong các tác phẩm của nhà văn
nữ hiện nay; để lý giải các hình ảnh ấy luận văn phải làm rõ cơ chế kiến tạo, các
thiết chế xã hội của các diễn ngôn….
- Nhiệm vụ chính của luận văn gồm
Xác lập các hiểu thống nhất về khái niệm nữ tính/nam tính, khái niệm diễn ngôn
cũng như diễn ngôn về giới nữ
Phân tích, lý giải những điểm đặc thù trong diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn

nữ Việt Nam đương đại: so sánh với các diễn ngôn về giới nữ trước Đổi mới và các
diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi của các nhà văn nam đương đại, nhằm chỉ ra sự
duy trì và đồng thời là sự giải kiến tạo các diễn ngôn về nữ tính của văn xuôi nữ Việt
Nam đương đại
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các diễn ngôn về giới nữ của
chính giới nữ (các nhà văn nữ), cụ thể bao gồm sự định nghĩa lại nữ tính/sự kiến tạo
hình ảnh nữ giới trong tình yêu – hôn nhân, gia đình và các mối quan hệ xã hội…
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: [văn xuôi nữ Việt Nam đương đại] tập
trung khảo sát các tác phẩm Dạ Ngân, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ. Luận
văn nhìn nhận sáng tác của các nhà văn này như là các trường hợp tiêu biểu và là
những biểu hiện cụ thể, sinh động của các diễn ngôn đương đại về giới nữ.
5. Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu diễn ngôn đòi hỏi sự tiếp cận đa ngành, liên ngành. Do đó, luận văn
sử dụng phối hợp nhiều phương pháp:


- Phương pháp loại hình: luận văn sử dụng phương pháp này để xem xét hiện
tượng văn học nữ [văn xuôi nữ), xác định tính chất loại hình của văn học này cũng
như các diễn ngôn về giới trong nó. Khung phân loại được sử dụng để xác định đặc
điểm chung của hiện tượng văn học nữ ở đây là diễn ngôn: xác định diễn ngôn của
giới nữ và diễn ngôn về giới nữ.
- Phương pháp văn hóa học: phương pháp này trước hết trang bị cho tác giả
luận văn quan điểm: đặt văn học vào trong hệ thống văn hóa, lý giải văn học từ văn
hóa. Cụ thể việc nghiên cứu diễn ngôn về giới nữ sẽ được đặt vào cái bối cảnh văn
hóa truyền thống và đương đại đê nhìn nhận, mô tả và lý giải nó, xem diễn ngôn đó
như là sản phẩm của sự kiến văn hóa.
- Phương pháp xã hội học: luận văn nhìn nhận diễn ngôn như là sản phẩm kiến
tạo xã hội, diễn ngôn về giới nữ là sản phẩm của tư tưởng hệ, của một thời kỳ lịch
sử, xã hội; diễn ngôn được kiến tạo, thực hành và bị kiểm soát theo một trật tự diễn

ngôn.
- Phương pháp phân tâm học: sử dụng phương pháp này luận văn có thêm một
góc độ lý giải về ngôn ngữ, vô thức của nữ giới ở việc kiến tạo hình ảnh giới nữ
trong tình yêu – hôn nhân, trong không gian gia đình cũng như các mối quan hệ xã
hội.
- Phương pháp kí hiệu học: phương pháp này được sử dụng hỗ trợ cho các
phương pháp văn hóa học, xã hội học, nhằm xác định một kí hiểu quyển và quá
trình kí hiệu hóa ngôn ngữ… của giới nữ
Ngoài các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng thường xuyên các thao tác
thống kê, tổng hợp, so sánh…. nhằm làm rõ hơn những vấn đề được đặt ra và tăng tính
thuyết phục cho các kết luận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Chỉ ra nam tính, nữ tính là sự kiến tạo về mặt xã hội
- Làm sáng tỏ sự kiến tạo hình ảnh giới nữ (vị thế của người nữ) trong tình
yêu, hôn nhân, gia đình (vai trò làm vợ, làm mẹ, nội trợ…) và đời sống xã hội (sự


kiến tạo tri thức, nghề nghiệp và tính độc lập về kinh tế….) của các sáng tác nữ Việt
Nam đương đại
- Bước đầu nhận diện sự giải kiến tạo diễn ngôn về nữ tính và sự tạo dựng một
diễn ngôn khác về giới nữ của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại trong đối sánh
với diễn ngôn truyền thống.
7. Kết cấu của luận văn
- Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tư liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm
3 chương
Chương 1: Giới nữ như là sản phẩm kiến tạo xã hội
Chương 2: Sự kiến tạo hình ảnh giới nữ trong tình yêu và hôn nhân
Chương 3: Sự kiến tạo vị thế của giới nữ trong gia đình và đời sống xã hội



Chương 1
GIỚI NỮ NHƯ LÀ SẢN PHẨM KIẾN TẠO XÃ HỘI
Chương này phân biệt khái niệm giới và giới tính; diễn ngôn về giới nữ của các
nhà văn nữ [chủ thể sáng tạo] và diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nam [chủ thể
sáng tạo].
Đồng thời khẳng định nam tính và nữ tính không phải là tự nhiên, mà là các sản
phẩm kiến tạo về mặt xã hội. Diễn ngôn về giới nữ thay đổi theo từng ngữ cảnh văn hóa
xã hội.
1.1. Khái niệm giới, diễn ngôn và diễn ngôn về giới nữ
Giới (gender) khác với giới tính (sex). Lâu nay trong một số thực hành phê bình
văn học, hai khái niệm này được xem là đồng nghĩa, do đó thường bị dùng lẫn lộn, thay
thế cho nhau.
Theo các nhà xã hội học, giới tính lá khái niệm dùng chỉ sự khác biệt về sinh lý
căn bản giữa đàn ông và đàn bà, “khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả năng sinh
sản” [132, tr.17]. Còn khái niệm giới đề chỉ chị sự phân biệt về mặt xã hội và văn hóa.
Các nhà nhân học xã hội cũng phân biệt, khái niệm “giới là sản phẩm của của văn
hóa liên quan đến những quan niệm và hành vi được xem là phù hợp với mỗi giới tính”
[132, tr.17], giới là “cấu trúc văn hóa - xã hội” [132, tr.20], “giới được tạo thành không
chỉ trong gia đình hoặc trong quan hệ giữa các cá nhân mà còn trong cấu trúc của tất cả
các thiết chế xã hội chủ yếu, bao gồm trường học, tôn giáo, kinh tế và chính trị; những
thiết chế này định hướng cho tất cả chúng ta nam giới hay phụ nữ, những thành viên
trong một xã hội cụ thể” [132, tr.21]. Giới tính là thuật ngữ chỉ “những đặc điểm nhận
dạng bên ngoài phân biệt một người nam với một người nữ, cần thiết cho sự tái sản xuất
sinh học của con người” [132, tr.17]. Trong khi giới tính là một đặc trưng sinh học thì
giới là một đặc trưng xã hội-văn hóa. Vì là đặc điểm sinh học nên giới tính có tính
bẩm sinh, đồng nhất, phổ quát và không thay


đổi; cũng như vậy, do là đặc trưng văn hóa-xã hội nên giới có là sản phẩm xã hội hóa,
có tính đa dạng, đặc thù cho từng thời kỳ, văn hóa, xã hội và có thể thay đổi.

Theo các nhà nữ quyền luận, không chỉ giới mà cả giới tính đều là các kiến tạo xã
hội. Không có sự khác biệt tự nhiên giữa giới nam và giới nữ, yếu tố sinh học không
quy định các hành vi xã hội của con người, mà chính cấu trúc văn hóa xã hội [thông qua
các thiết chế như gia đình, nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng…] quy định
sự khác biệt đó. Sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ là do xã hội, văn hóa tạo nên chứ
không phải là sự tồn tại đương nhiên, tự nhiên, sẵn có. Ngay cả giới tính cũng có thể do
xã hội, văn hóa tạo nên, tạo ra.
Diễn ngôn là ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ trong sự hành chức của nó. Nói
đến diễn ngôn là “nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ chức
hoạt động ngôn từ” [158, tr.157]. Diễn ngôn là quá trình kí hiệu hóa để tạo nghĩa. “Diễn
ngôn được tạo lập nên từ tri thức và những quan hệ quyền lực đa dạng trong cuộc sống.
Diễn ngôn, đến lượt nó, cũng là phương cách tạo lập nên tri thức, cùng với những thực
hành xã hội, các dạng thức của chủ thể và mối quan hệ quyền lực. Được bắt rễ trong
ngôn ngữ, diễn ngôn tạo ra niềm tin, niềm tin biến thành tri thức, và tri thức tạo nên
quyền lực. Bởi vậy sẽ không có tri thức nào là chân lý tuyệt đối và hoàn toàn khách
quan” [149, tr.5]. Mọi diễn ngôn đều là sản phẩm của văn hóa, xã hội.
Khái niệm diễn ngôn của giới nữ khác với diễn ngôn về giới nữ. Khái niệm thứ
nhất đề cập đến giới nữ như một chủ thể, xác định giới nữ có một diễn ngôn so với
giới nam. Diễn ngôn của giới nữ có thể kiến tạo nghĩa cho bất cứ hiện tượng, đối
tượng nào Trong khi đó khái niệm thứ hai, cho thấy, giới nữ là đối tượng định nghĩa
của diễn ngôn, chủ thể của diễn ngôn đó có thể là giới nam hoặc chính là giới nữ.
1.2. Nữ tính, nam tính như là sự kiến tạo xã hội
Như đã nói ở trên (đồng thời cũng là quan điểm của luận văn này), giới nam và
giới nữ là sản phẩm của sự kiến tạo xã hội. Nam tính và nữ tính trong phạm vi luận
văn không được dùng theo nghĩa sinh học, mà là những kiến tạo xã


hội, văn hóa. Nam tính và nữ tính không phải là sản phẩm tự nhiên, mà là sản phẩm của
xã hội.
Thừa nhận, nam tính và nữ tính là sản phẩm văn hóa, thì “tất yếu phải chấp nhận

một thực tế: không có một quan niệm duy nhất, phổ quát cho cái gọi là nam tính
(masculine) hay nữ tính (femininity). Nam tính hay nữ tính biến đổi một cách đa dạng
từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác; và ngay trong một nền văn hóa thì nam tính
và nữ tính cũng luôn biến đổi từ thời kì này sang thời kì khác. Điều này giải thích vì
sao trong những công trình nghiên cứu về giới hiện nay nam tính hay nữ tính
thường được dùng ở dạng số nhiều: những - nam tính (masculinities) và những – nữ
tính (femininities). … những quy phạm về nữ tính và nam tính không phải là một tồn
tại có tính chất tự nhiên mà là sản phẩm của diễn ngôn được kiến tạo từ một hệ hình tri
thức và những tương quan quyền lực của một thời đại cụ thể.” [121, tr.22].
1.3. Giới nữ trong văn học như là một vấn đề văn hóa - xã hội
"Đàn ông có thể coi văn chương như một thứ say mê, tạo kỳ đài. Còn đàn bà viết
văn xưa nay phần nhiều là để trải lòng. Viết cho mình. Viết bằng thứ bản năng mách
bảo thần thánh nhiều hơn là viết bằng trí khôn. Thế nên, đàn ông viết văn nhiều khi viết
bằng cái thông minh lồng lộng, còn đàn bà thường viết bằng tình yêu, bằng trái tim giàu
trắc ẩn". Nếu coi văn chương là lĩnh vực của sự sáng tạo, sự độc đáo, nơi cá tính được
tôn vinh thì việc phụ nữ cầm bút làm văn chương xác nhận nhu cầu khẳng định giới
tính của mình. Bởi vậy, dù họ đề cập tới những vấn đề vĩ mô hay nhỏ bé, xa xôi hay gần
gụi thì văn chương vẫn bộc lộ sự tinh tế, những góc nhìn riêng của đặc trưng giới tính.
“Xưa nay bất kỳ nước nào cũng vậy, văn học là phần đàn ông, đàn ông là trung tâm của
văn học” [57, tr.423], văn chương ở xứ ta bao đời nay dường như vẫn chỉ dành riêng
cho vài đấng nam nhi thi thố. Phụ nữ “như đã bị ruồng đuổi ra ngoài bờ cõi văn học”
[57, tr. 432], một vài gương mặt phụ nữ hiếm hoi xuất hiện được coi là hiện tượng đặc
biệt, là hiện tượng của văn chương. Tác phẩm của họ được xem như là những tiếng nói
than thân, phản kháng chế độ nam quyền, là lời kêu gọi sự ban ơn của nam giới. Nhưng
người phụ nữ hiện


đại chọn viết văn để “sống một cuộc sống khác” (lời tự bạch của Xuân Quỳnh), họ viết
văn bằng tri thức, bằng thái độ kiêu hãnh tự tin khẳng định bản lĩnh giới mình và giá trị
văn chương của mình. Họ dùng văn chương để “tấn công vào những quan niệm đầy

màu sắc nam quyền, tố cáo tình trạng bị nhào nặn thành phụ nữ theo những tín điều
người khác áp đặt cho giới mình” [57, tr.300].
Gần một thế kỷ trước, Phan Khôi đã dự đoán rằng biết đâu nữ lưu sau này sẽ “trở
nên người chủ trương của văn học”. “Nếu văn học mà quả lấy nữ tánh làm trung tâm thì
đàn bà chủ trương lấy nền văn học là phải, mà như vậy thì văn học có lẽ lại tấn bộ hơn
trước. ” [57, tr. 432,]. Chỉ mấy chục năm sau lời tiên tri của Phan Khôi đã thành sự thật.
Phan Khôi, người được coi là tiếp nhận văn học từ ánh sáng của nữ quyền, trong
bài viết: Văn học với nữ tánh ông đưa ra những luận giải vì sao nữ giới có quan hệ với
văn học. Ông cho rằng đàn bà có nhiều tính chất thích hợp với văn học như trầm tĩnh,
nhẫn nại, nhiều tình cảm,..vì thế đàn bà lấy những tính đó mà chuyên theo nghề văn học
thì dễ và mau chóng thành công hơn đàn ông. Văn học với nữ tính có quan hệ, nữ tính
choán hết mấy phần trong văn học. Ông đưa ra hai ý kiến. Thứ nhất, phụ nữ là biểu hiện
cho cái đẹp và những gì liên quan đến cái đẹp đều gắn với họ, còn “cái đẹp là cái cốt
của văn học” cho nên “văn học hay tả về đàn bà”; thứ hai, phụ nữ vốn mang bản chất
của nữ tính, sự mềm mại, yếu đuối, thiên về bộc lộ đời sống tình cảm từ bên trong mà
“văn học trọng đường tình cảm”, nên văn học “nói chuyện đàn bà thì khiến cho người
ta dễ cảm, cho nên nói về đàn bà nhiều hơn” [57, tr.429].
Vậy, điều kiện nào để phụ nữ trở thành chủ thể sáng tạo? Trước hết phải là học.
“Người ta không phải sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ” (Beauvoir). Những thuộc
tính mà từ trước đến nay người ta vẫn áp đặt cho phụ nữ không phải là cái vốn có, bản
chất phụ nữ, mà do người đàn ông áp đặt cho phụ nữ thông qua văn hóa, giáo dục. Mặt
khác bản thân người phụ nữ cũng luôn cho rằng mình yếu kém hơn đàn ông, mình là
“thứ hai”. Nước ta từ xưa tới nay trọng nam khinh nữ, đàn bà sinh ra chỉ là cái vật phụ
thuộc vào đàn ông nên không cần học hành mà tự đàn bà


cũng nghĩ rằng không cần học làm gì, chỉ một mình đàn ông học cũng đủ [57, tr.421].
Trong xã hội phụ quyền, phụ nữ học chỉ để phục vụ chồng con và những người thân
trong gia đình mà không được thi thố ngoài xã hội, bởi phụ nữ còn phải tuân theo các
quy tắc “Tam tòng”, “Tứ đức”. Quan niệm “phụ nhân nan hóa” ấn định rất rõ ràng trong

đời sống văn hóa, người phụ nữ luôn bị coi và tự coi là “phái yếu. Chữ “tài”, chữ “trí”
chỉ gắn liền với người quân tử, kẻ trượng phu. Phụ nữ bị xếp chung hàng với hạng tiểu
nhân. Họ không có quyền đi học hay tham gia thi cử, không có mặt trong bộ máy quản
lí làng xã hay có bất kì tiếng nói nào trong những vấn đề “nghị sự”. Khổng Tử cho
rằng: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã. Cận chi, tắc bất tốn, viễn chi tắc oán”
(chỉ có đàn bà và bọn tiểu nhân là khó nuôi dạy. Hễ ta gần gũi thì khinh nhờn, hễ ta xa
cách thì oán ghét). Từ đó nảy sinh tư tưởng trọng nam khinh nữ, “nhất nam viết hữu,
thập nữ viết vô”… Nhưng cho đến nay thì sự bất bình ấy không còn nữa, sự học thì
không ai kém ai và nền văn học văn học tương lai là chung cho tất cả đàn bà Việt?”
Thời trung đại, dưới ảnh hưởng của diễn ngôn Nho giáo, phạm vi nam - nữ được
phân chia một cách rạch ròi, vị thế chủ yếu thuộc về nam giới, “phu xướng phụ tùy”,
người đàn ông nắm trong tay quyền quyết định và người phụ nữ là người phục tùng.
Những quan niệm đạo đức chuẩn mực “phụ nhân nan hóa”, “Tam tòng, Tứ đức” của
Nho giáo trở thành cái cùm để giam cầm nữ giới, “đẩy vị trí của họ xuống hàng kẻ nô
lệ, nô lệ không chỉ về kinh tế, chính trị, văn hóa, mà nô lệ cả về tình cảm và tình dục”,
là công cụ áp chế tinh thần người phụ nữ, ăn sâu vào tiềm thức của họ quán tính: tự
mình tu dưỡng, tự mình ràng buộc, tự mình nhược hóa mình, là rào cản vô hình, hà
khắc trói buộc tự do và kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ. Bởi vậy, “thế giới văn
học thời trung đại Việt Nam là thế giới của đàn ông,do đàn ông thống trị. Những lời bàn
về thơ văn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX còn lưu giữ, truyền lại phổ biến, tuyết đối chỉ
có lời nói của đàn ông, không có tiếng nói phụ nữ, gần như không bàn về giới nữ”, “phụ
nữ chỉ đóng vai trò thực hành, gìn giữ và làm gia tăng quyền lực của những diễn ngôn
nam giới” [171]. Trong văn chương, người phụ nữ rơi vào bi kịch “mất tiếng nói” [126,
tr.169], hoặc


lời nói không có giá trị. Họ trở thành đối tượng thay vì trở thành chủ thể của văn
chương, họ không tồn tại với tư cách là chủ thể của diễn ngôn, của lời nói. Họ mượn
lời nam giới để diễn đạt văn chương của mình. Hầu hết các tác giả nữ trong văn học
trung đại như Lý Ngọc Kiều, Lê Thị Yến (Ỷ Lan), Ngô Chi Lan, Đoàn Thị Điểm, Phạm

Lam Anh, Lê Ngọc Hân, Trương Thị Trong, Nguyễn Trinh Thận, Nguyễn Thị Hinh (Bà
Huyện Thanh Quan), Nguyễn Tĩnh Hòa, Nguyễn Thị Nhược Bích,…đều nói bằng ngôn
ngữ của giới nam.
Thời kì 1945- 1975 dân tộc Việt Nam bước vào cuộc chiến đầy cam go, thử thách
với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Cả dân tộc quyết liệt đấu tranh để chiến đấu và chiến
thắng kẻ thù. Văn học trở thành một thứ vũ khí tham gia trực tiếp vào hai cuộc kháng
chiến nhằm bảo về độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Giọng điệu sử thi là âm
hưởng chính của giai đoạn văn học này. Văn học hướng tới những sự kiện lịch sử có
tính cộng đồng dân tộc, nhân vật thường đại diện cho vẻ đẹp phẩm chất của con người
Việt Nam. Văn học động viên, kêu gọi, khích lệ mỗi cá nhân phát huy vai trò của mình
trong sự nghiệp chung của dân tộc. Trong văn xuôi của nhiều tác giả, người phụ nữ
được nhìn nhận như những anh hùng mang vẻ đẹp của thời đại như: chị Sứ (Hòn đất Anh Đức), chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi), Nguyệt (Mảnh trăng cuối
rừng – Nguyễn Minh Châu), Phương Định (Những ngôi xao xa xôi - Lê Minh Khuê),…
Con người cá nhân nhường chỗ cho con người cộng đồng. Hình tượng nhân vật được
xây dựng trong văn học hầu hết là những hình tượng phi giới tính. Vì vậy, trong diễn
ngôn sử thi, người nữ được khai thác ở khía cạnh xã hội, mà chưa chú ý nhiều đến
những đặc trưng về giới.
Từ 1986, công cuộc Đổi mới đã đem lại nhiều chuyển biến lớn lao trên mọi
phương diện của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh tiếp xúc với nhiều
luồng tư tưởng mới, giao lưu văn hóa đa chiều của nền kinh tế thị trường, công nghiệp
hóa hiện đại hóa, thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin,…nâng cao học vấn cũng là
một thành tựu đáng được ghi nhận. Sự đổi mới toàn diện mọi mặt từ chính trị, văn hóa,
xã hội, kinh tế,…tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học đương thời. Văn học chuyển
từ âm hưởng sử thi sang phản ánh cuộc sống thế sự.


Văn học quan tâm đến con người cá nhân, tới nhu cầu và khát vọng đời thường. Hình
tượng người nữ xưa nay được nhìn nhận, đánh giá dưới cái nhìn của nam quyền thì giờ
đây được nhìn bằng con mắt của chính họ. Văn xuôi nữ đương đại đã thực sự chiếm ưu
thế trên văn đàn. Văn xuôi đương đại thực sự đã có những tiếng nói mới mẻ của giới nữ

với sự đóng góp của hàng loạt cây bút nữ tài năng như Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài,
Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân,
Nguyễn Ngọc Tư,…Trong sáng tác của họ, nữ giới được nhìn như một khách thể thẩm
mĩ độc lập, một đối tượng cần được khám phá, lý giải. Các nhà văn nữ thoải mái phô
bày đời sống, tâm tư tình cảm, khát vọng, nhu cầu của bản thân mà không cần dấu
diếm. Phụ nữ sáng tác với vai trò là một chủ thể
- một tác nhân chống lại sự kiến tạo của nam giới về nữ tính và vị thế xã hội của
giới nữ. Văn học nữ là diễn ngôn của giới nữ, là sự tự kiến tạo về giới mình.
Tiểu kết chương
Giới và giới tính, nam tính và nữ tính đều là các kiến tạo văn hóa - xã hội. Sự khác
biệt giữa giới nam và giới nữ không phải do yếu tố sinh học quy định, mà là do xã hội,
văn hóa (ngôn ngữ) tạo nên. Nam tính và nữ tính không tồn tại tự nhiên, sẵn có, tiên
nghiệm mà là những kiến tạo xã hội, có thể thay đổi, uốn nắn; mỗi xã hội, cộng đồng,
mỗi nền văn hóa và từng thời kỳ, … có một cách định nghĩa khác nhau về nam tính và
nữ tính. Không có sự thật nào về nam tính, nữ tính tồn tại bên ngoài các diễn ngôn văn
hóa.
Nói đến diễn ngôn là nói đến ngôn ngữ trong thực hành chức năng của chúng.
Diễn ngôn, tri thức, quyền lực gắn bó với nhau. Diễn ngôn tạo ra các niềm tin, niềm tin
tạo ra tri thức, tri thức tạo ra quyền lực. Đến lượt mình quyền lực chi phối sự kiến tạo,
diễn giải.
Khái niệm diễn ngôn về giới nữ xác định giới nữ như một chủ đề, đối tượng của
sự kiến tạo. Chủ thể của những sự định nghĩa, diễn giải này, trong phạm vi xem xét của
luận văn, là chính giới nữ. Giới nữ định nghĩa, diễn giải về bản sắc nữ tính của chính
họ.


Chương 2
SỰ KIẾN TẠO HÌNH ẢNH GIỚI NỮ TRONG TÌNH YÊU
VÀ HÔN NHÂN
Chương này xem vị thế xã hội là một vấn đề quan trọng đối với người nữ, nhìn

nhận những tri thức về vị thế xã hội của người nữ là một thứ quyền lực, một cơ chế
kiếm soát, ràng buộc, định đoạt số phận của người nữ trong xã hội.
Sau khi chỉ ra vị thế xã hội của người nữ chẳng qua cũng là một sự kiến tạo về
mặt xã hội, luận văn đi sâu phân tích các hình thức kiến tạo và sự thực hành duy trì các
vai trò, nhiệm vụ, bổn phận,…. của người nữ trong tình yêu, hôn nhân.
2.1. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong tình yêu
2.1.1. Trinh tiết như là phẩm giá của người nữ

Cho đến nay, diễn ngôn Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến nếp sống, suy
nghĩ, ngôn ngữ của người Việt. Trong phần lớn các cuộc tranh luận về chuẩn mực, đạo
đức, thì tiết hạnh của nữ giới vẫn được đề cao và trinh tiết của người nữ vẫn được coi là
thước đo để đánh giá nhân cách của họ. Xã hội không thể xóa bỏ bất bình đẳng giới,
phụ nữ sẽ không được đối xử công bằng nếu như vẫn quá coi trọng và đề cao trinh tiết
của họ.
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: “Trinh tiết là người con gái còn tân,
còn trong trắng, chưa chồng và người con gái đó phải giữ được lòng trọn vẹn thủy
chung với chồng” [103, tr.1036]. Xét theo khía cạnh đạo đức thì trinh tiết biểu trưng
cho sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu, người phụ nữ có trinh tiết là
người có ý thức tiết chế dục vọng giữ gì thân thể thuần khiết, chung thủy với người bạn
đời. Ở mỗi thời kỳ khác nhau cách giải thích, cách định nghĩa về trinh tiết có sự thay
đổi. Trinh tiết là một kiến tạo văn hóa, khái niệm này biểu hiện sự kiểm soát của xã hội
đối với (một phần) thân thể nữ.
Học giả Phan Khôi khẳng định: “Xưa nay trong đạo đàn bà, chữ trinh làm trọng,
chữ trinh cũng như những chữ đạo đức, nhân, nghĩa, đó là chữ ta hấp thụ được từ văn
hóa Tàu… Chữ trinh như một tín điều của một tôn giáo riêng dành cho đàn bà…..”
Dưới chế độ phụ hệ, con gái thuận Tam tòng, nếu mất trinh sẽ bị cha bỏ,


chồng không nhìn thành ra bơ vơ nên phải giữ trinh. Phan Khôi cũng cho rằng chữ trinh
có hai đường: nết và tiết. Cái nết nghĩa là cái nết đoan chính và chính chuyên của người

phụ nữ, đoan chính là có ý giữ mình nghiêm nghị không cho ai được phạm đến, chính
chuyên là buộc mình duy nhất với một người chồng mà thôi. Phụ nữ vì cái ý chí phẩm
giá của mình mà giữ trinh chứ không phải vì chồng hay vì ai cả. Như thế, trinh là một
cái nết, về sau người ta uốn nắn nó thành ra một cái tiết. “Tiết là một cái dấu tỏ ra mình
đã làm hết bổn phận của mình đối với người mà mình thuộc về”. [57, tr.53]. Luật bắt
đàn bà thủ tiết là do lòng ích kỷ của đàn ông mà sâu xa hơn là do cái thuyết thủ tiết của
Tống Nho. Dưới cái trị quyền theo học thuyết Tống Nho, phụ nữ ta cũng đã bị ngược
đãi mà chịu thiệt nhiều bề. Pháp luật ta không cấm hẳn người đàn bà cải giá nhưng cũng
cướp hết quyền lợi của người đàn bà cải giá. Hạ người đàn bà cải giá xuống, tung người
đàn bà thủ tiết lên. Phan Khôi cho rằng ngày nay trong xã hội ta “cái hay của nết trinh
chừng như còn lại không được bao lăm, mà cái dở của nết trinh vẫn còn đè lên đầu hết
một phần nữ giới. Đó là kết quả của sự chuộng tiết hơn nết” [57,tr.57]. Cuối bài viết
“Chữ trinh: cái tiết với cái nết”, Phan Khôi đặt chữ trinh trong thời buổi cái thói dâm ô
tràn ngập cả thiên hạ, đàn bà con gái muốn giữ lấy nhân cách trên nền tự do độc lập thì
cần phản đối cái tiết trinh, trau dồi lấy cái nết trinh [57, tr.57]. Như thế trinh tiết trong
xã hội được nâng lên thành một chuẩn mực thiêng liêng, một áp lực phẩm hạnh của
riêng người phụ nữ nhưng lại bị biến thành “của cải xã hội” được đặt dưới “cái nhìn
công cộng” và sự phán xét công khai của cả cộng đồng, bị đặt dưới sự diễn giải, kiến
tạo, điều chỉnh và phán xét của diễn ngôn nam giới. Trinh tiết, như vậy, trở thành một
ám ảnh về phẩm tính, một sợi dây trói buộc nữ giới theo đạo đức nam quyền, một mặc
cảm quy thuộc tự biến thân thể mình thành thứ ‘đồ vật’ chịu quyền sở hữu từ duy nhất
một người đàn ông. Ý thức hệ Nho giáo đã định cho người nữ truyền thống phải có đủ
tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Trinh tiết là một phạm trù đạo đức thuộc phạm
vi nghĩa của từ “Hạnh”. Một trong những diễn ngôn tạo nghĩa cho chữ trinh là: “Chữ
trinh đáng giá ngàn vàng”. Diễn ngôn này đã xác định vị trí của chữ trinh đối với cuộc
sống, cuộc đời người nữ, trinh giữ vai trò


làm nên giá trị đầy đủ của một phụ nữ. Trinh không chỉ là một chuẩn mực điểu chỉnh
hành vi của người nữ mà còn là một cơ sở để người nam định giá và lựa chọn người nữ.

Trong diễn ngôn văn học trung đại, việc người nam chọn vợ dựa vào tiêu chuẩn chữ
trinh khá phổ biến. Đối với nam giới, một người phụ nữ đoan trang, đứng đắn, trong
trắng là yêu cầu đầu tiên và mang tính chất quyết định khi chọn vợ. “Chuyện người con
gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có đoạn miêu tả: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở
Nam Xương, tính tình đã “thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Trong làng có
chàng Trương Sinh, “mến vì dung hạnh”, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” [33,
tr.176]. Rõ ràng, theo mô tả của Nguyễn Dữ, Trương Sinh đã thực hành diễn ngôn Nho
giáo, chọn Vũ nương vì “hạnh”. Tiết hạnh ở đây chính là một thứ đảm bảo cho người
phụ nữ được lựa chọn, là thước đo phẩm chất đạo đức, đồng thời là một thử thách đối
với người nữ. Trương Sinh trong “Người con gái Nam Xương” không chỉ là người đề
cao đức hạnh của Vũ nương mà còn là người phát xét tiết hạnh của nhân vật này trong
một tình huống thử thách khác: xa chồng. Cái chết và sự minh oan của Vũ nương trong
tác phẩm của Nguyễn Dữ xoay quanh chủ đề: tiết hạnh. Trương Sinh biến tiết hạnh
thành một thứ đạo đức khắt khe, nghiệt ngã, thành sức mạnh vô hình trói buộc người
phụ nữ và dồn người nữ đến cái chết khi họ bị coi là thất tiết. Nam giới là người làm
chủ diễn ngôn đạo đức, giành được thẩm quyền xét duyệt phẩm chất tiết hạnh và định
đoạt giá trị đời sống của người nữ. Bởi thế lời nói của Vũ Nương không có giá trị. Cho
dù Vũ Nương gắng sức phân trần: “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”, “điều đâu bay
buộc chịu tiếng nhuốc nhơ”, thậm chí thề thốt: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh
bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược
bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm
cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người phỉ nhổ” cũng không hóa giải được mối nghi
ngờ về tiết hạnh của Trương Sinh. Cái chết của nàng, không phải là sự minh oan cho
một tấm lòng trinh bạch mà chính là sự thừa nhận vị trí quan trọng của tiết hạnh, trinh
tiết trong đời sống của người nữ, và xét cho cùng là thừa nhận sức mạnh nam quyền.
Người nữ trong xã hội ấy không có ý thức phản kháng, họ thụ động,


trông chờ sự minh oan, sự công nhận đức hạnh từ người đàn ông. Cái chết của Vũ
Nương và cả “phần thưởng”, sự hóa thân của nàng dường như củng cố thêm tầm quan

trọng của chuyện tiết hạnh, chứ chưa phải là giải oan. Sự giải oan cho nàng chỉ có được
khi Trương Sinh xuất hiện công nhận tiết hạnh của Vũ Nương lúc sống. “Chuyện người
con gái Nam Xương” thực chất là chuyện về tiết hạnh, đức hạnh của người nữ trong xã
hội phong kiến. Trong gia đình Nho giáo, phụ nữ phải giữ gìn được sự trinh trắng đến
khi về nhà chồng. Khi theo chồng, trinh là biểu hiện của đạo làm vợ: “Đạo tòng phu lấy
chữ trinh làm đầu”. Đó là yếu tố tiên quyết cuộc sống hôn nhân của họ.
Một cô gái mất trinh vì bất cứ lý do gì (chủ quan hay khách quan) đều bị coi là
không có phẩm tiết, không đức hạnh, là “gái hư”. Phải chăng vì nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh
trong tiềm thức này mà trinh tiết đã trở thành một trong những mối quan tâm đặc biệt
trong sáng tác của nữ giới. Trinh tiết được quy chiếu trong diễn ngôn về văn hóa của
cộng đồng đã khiến cho các nhà văn nữ Việt Nam đưa vấn đề trinh tiết thành một sự
kiện quan trọng trong cuộc đời của các nhân vật nữ. Trong văn xuôi nữ Việt Nam
đương đại, các nhà văn Phạm Thị Hoài, Đoàn Lê, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Y Ban, Đoàn Minh Phượng,… đều nói về trinh tiết. Khảo sát hơn 30 tập
truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn của 4 nhà văn nữ Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn
Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy các nhà văn này dành khá nhiều tâm huyết cho hệ
vấn đề trinh tiết của nhân vật nữ như giá trị của trinh tiết, nỗi sợ hãi đau đớn ám ảnh bị
cưỡng đoạt trinh tiết, đặc biệt là sự lên tiếng của người nữ trước tình trạng bị cưỡng
đoạt trinh tiết, thái độ đấu tranh để đạp đổ quan niệm trinh tiết trong tư tưởng nam
quyền. Đồng thời các nhà văn cũng thể hiện
cái nhìn cởi mở về sự đánh giá phẩm tiết của người phụ nữ.
Người nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn chịu ảnh hưởng và giam mình trong diễn
ngôn đạo đức truyền thống, chữ trinh vẫn đáng giá ngàn vàng. Bởi thế, một cô gái còn
trinh nhận thấy cái giá trị đích thực của bản thân mình dù cô thiếu thốn mọi thứ vật chất
khác: “Tôi không nghĩ rằng có người muốn lấy tôi. Tôi. Một đứa con


gái trinh tiết nhưng thiếu thốn tất cả mọi thứ chứ không như các cô gái may mắn khác là
có tất cả mọi thứ nhưng lại mất trinh.” [53, tr.268].
Trong “Giới nữ”, khi xác định các huyền thoại về nữ giới, Beauvoir khẳng định,

“Đàn ông mong đợi một điều gì khác ngoài ham muốn thỏa mãn dục tính bản năng khi
sở hữu một người phụ nữ”. Theo nghĩa này, trinh tiết được kiến tạo không chỉ như một
phương tiện đáp ứng nhu cầu nam giới, mà việc cưỡng đoạt trinh tiết của một người nữ
còn cấp cho anh ta bằng chứng của khả năng chinh phục tự nhiên. Trong hệ huyền thoại
ấy, việc lấy đi trinh tiết của người nữ là biểu tượng của sức mạnh và lòng can đảm.
Trinh tiết có giá trị bởi nó ghi dấu sự thống trị của người đàn ông lên thân thể nữ.
Không những thế, nó quyết định sự sở hữu độc quyền, bởi “cách chắc chắn nhất để
khẳng định điều gì thuộc về mình là không để bất kì kẻ nào khác chiếm dụng nó [173,
tr.225]. Người đàn ông cho rằng thân thể phụ nữ phải có tính chất bất động và thụ động
của một đồ vật vì họ sinh ra là để đươc chiếm đoạt. Nhưng bị cưỡng đoạt trinh tiết trở
thành nỗi đau đớn, sợ hãi ám ảnh cả cuộc đời người nữ bởi mất trinh đồng nghĩa với
việc “không có phẩm tiết”, là vết nhơ đạo đức:
“Năm Tho 11 tuổi, đi học về ngang qua nhà ông Đạo. Ông gọi Tho vào nhà, đóng
cửa hiếp dâm xong, cấm Tho kể cho người khác nghe và dạy Tho nói dối cha mẹ. Tho
về nhà, như đứa câm đứa khờ, tự bản thân cũng không biết chuyện gì đã xảy ra cho
mình, chỉ biết đau đớn, sợ hãi, uất ức…. Nỗi đau đớn sợ hãi không nguôi đi, nhưng Tho
đờ đẫn như không còn cảm xúc hay ký ức nữa. Tho không biết nói gì, không thể nói gì
được. Cha Tho đem Tho vô bệnh viện để khám. Tho cũng không rõ bằng cách nào,
nhưng ông kiếm được một cái giấy chứng nhận Tho bị té, rách màng trinh. Ông bảo mẹ
Tho cất cái giấy đó cho Tho. Nó sẽ là bùa bảo hộ hạnh phúc của Tho sau này. ” [64,
tr.5].
Sự cưỡng đoạt trinh tiết đã gây ra cho người nữ một sự chấn thương tâm lý và đau
đớn thân thể tột cùng. Họ uất nghẹn khi nhớ lại về bản thân mình bị chiếm dụng, chà
đạp, thay vì một tồn tại được yêu và được trân trọng. Điều này khiến cho họ luôn mang
tâm lý “sợ đàn ông”, đề phòng đàn ông, không dám nghĩ đến chuyện


yêu đương, thậm chí không dám để người đàn ông nào đụng chạm vào thân thể, hay để
lời tán tỉnh của đàn ông lọt vào tai của họ:
“Từ lâu lắm rồi, Tho không bao giờ để cho bất cứ người đàn ông nào đụng đến

thân thể của mình. Cũng không để bất cứ một lời tán tỉnh nào của đàn ông lọt vào tai
mình.” ” [64, tr.10]
“Tho lại càng không màng chuyện yêu đương. Một lần bị cưỡng hiếp, một lần bị
ruồng rẫy, đủ để Tho ớn đàn ông suốt đời. Hôm nọ, Tho thức giấc giữa khuya, tiếng thở
hỗn hễn như dội ra từ ký ức làm Tho cứng đờ trên giường, rồi như một kẻ bị dìm dưới
đáy nước ngoi lên theo bản năng sinh tồn, Tho vùng vẫy, nhào ra khỏi giường, chạy
xuống cầu thang, mở đèn lên. …. Tho tắt đèn, chạy trở lên lầu, ói òng ọc vô bồn cầu.
Khi điều hòa lại nhịp thở, Tho lên giường nằm, cổ họng vẫn nghèn nghẹn, nước mắt cứ
trào ra. Chuyện hai mươi mấy năm xưa, Tho tưởng không còn nhớ gì nữa, nhưng hóa ra
cái tiếng thở hỗn hễn dồn dập ấy vẫn còn ám Tho khiếp sợ và uất ức đến đờ đẩn như
ngày còn thơ.” [64, tr.9].
Dưới ảnh hưởng của diễn ngôn truyền thống về trinh tiết, không chỉ người nữ mà
đàn ông trong văn xuôi đương đại cũng quan niệm trinh tiết là “bảo bối” đảm bảo hạnh
phúc gia đình: “Anh yêu em nhưng anh không thể hôn em. Chẳng để làm gì khi xảy ra
chuyện đó. Rồi mình sẽ ân hận. Em còn lấy chồng, em phải giữ nguyên vẹn trinh tiết
cho chồng em. Đó là bảo bối của em trong cuộc sống vợ chồng. Anh yêu em và thèm
muốn em nhưng em bé tý và tội nghiệp lắm…” [53, tr.280].
Một biểu hiện khác của việc đề cao trinh tiết là ca ngợi sự dâng hiến trọn vẹn thân
thể của người nữ. Nếu như mất trinh trở thành nỗi đau, nỗi ám ảnh nặng nề của phụ nữ
thì khoảnh khắc hiến dâng hiến trinh tiết thân thể cho chồng là một niềm vui, niềm hạnh
phúc, tự hào của người phụ nữ trước chồng, bởi nó là một thứ “bảo hiểm suốt đời” cho
cuộc hôn nhân của họ. Người nữ trong sác tác của Y Ban đắm chìm trong cảm xúc đê
mê hòa trộn thân thể với chồng: “Không còn vướng nữa, một cái gì đó đã thông qua
nhưng rất đau. Để anh xem, ôi máu, em chảy máu. Xuân nhổm dậy, một vài giọt máu
vương trên đá. Xuân nhìn mặt Tuấn đang nghệt ra sợ


×