Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Huong dan su dung thuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 25 trang )

ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
A. NỘI DUNG ĐƠN THUỐC
Bệnh nhân: Trần Ngọc Hoa

Giới tính: Nữ

Năm sinh: 1996

Tuổi:

Địa chỉ:

22

Cái Răng, Cần Thơ

Số thẻ BHYT: SV492922179403192088
Chẩn đoán: Động kinh/Migraine/Bệnh hệ thần kinh tự động/Viêm dạ dày
Thuốc được chỉ định:
1. Oxcarbazepin (Trileptal Tab 300mg 5x10’s) 300mg

14 Viên Uống

Ngày 1 lần: Sáng: ½ Viên
2. Flunarizine (Dofluzol) 5mg

28 Viên Uống

Ngày 1 lần: ..Tối: 01 Viên; 19 giờ
3. Bisoprolol (Domecor 2,5mg) 2,5mg


14 Viên Uống

Ngày 1 lần: Sáng: ½ Viên
4. Magnesium – B6 (Magnesium Lactate +
Pyridoxine (Vitamin B6)) (470+5) mg

28 Viên Uống

Ngày 1 lần: ..Tối: 01 Viên; 19 giờ
5. Olanzapine (OLEANZRAPITAB 5) 5mg

28 Viên Uống

Ngày 1 lần: ..Tối: 01 Viên
6. Omeprazole (Omeprazol) 20mg

56 Viên Uống

Ngày 2 lần: Sáng: 01 Viên; Chiều: 01 Viên; trước ăn
B. NỘI DUNG TRA CỨU
I. TỔNG QUAN CÁC BỆNH TRONG ĐƠN
1. Định nghĩa
1.1. Động kinh
Động kinh là một chứng bệnh của hệ thần kinh do bị xáo trộn lặp đi lặp lại một số
nơron trong vỏ não. Bệnh tạo nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (được gọi là các
cơn động kinh) như sự co giật của bắp thịt, sùi bọt mép, cắn lưỡi, mắt trợn ngược hay
bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ. Động kinh thường được chia làm
1



2 loại chính là: động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, tương ứng với một loại sẽ có
những biểu hiện bệnh điển hình khác nhau.
Động kinh cục bộ: Gây ra do một ổ hưng phấn ở vỏ não, đó có thể chỉ kích thích tại
chỗ hoặc sau lan ra toàn bộ thể vỏ não, gây tiếp cơn co giật toàn thân.
Động kinh toàn thể: Xảy ra do sự kích thích cả hai bên vỏ não và thường gây ra các
cơn co giật toàn thân.
1.2.

Migraine

Migraine là bệnh nhức nửa đầu từng cơn theo nhịp mạch, cường độ thay đổi, có tính
chu kỳ. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, khoảng 18% dân số nữ và 6% nam ở độ tuổi từ
30 - 45 tuổi hay bị bệnh này.
Bệnh gồm 2 loại chính: Migraine tiền triệu và Migraine không có tiền triệu. Migraine
tiền triệu chiếm khoảng 10% các trường hợp. Bệnh nhân có giai đoạn tiền triệu kéo dài
từ vài phút tới 30 phút, xảy ra trước cơn đau với các triệu chứng về mắt: ám điểm chói
sáng, bán manh đồng danh. Các tiền triệu ít gặp hơn: tê tay và tê một bên mặt, mất ngôn
ngữ thoáng qua. Khi các triệu chứng trên biến mất thì cơn đau xuất hiện với các đặc tính
điển hình.
1.3.

Hệ thần kinh tự động

Hệ thần kinh tự động hay thường gọi là hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật
làm nhiệm vụ thiết lập các hoạt động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hòa các
quá trình hoạt động bên trong của cơ thể. Hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ thần kinh
giao cảm và phó giao cảm.
1.4.

Viêm dạ dày


Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể
xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh không
nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.
2. Mục tiêu điều trị
 Ngăn chặn được cơn động kinh.
 Điều trị cắt cơn (điều trị cấp tính) giúp làm giảm ngay cơn đau. Được áp dụng
trong mọi trường hợp Migraine. Bệnh nhân có thể được điều trị đồng thời vừa cắt cơn
và ngừa cơn. Bệnh nhân điều trị ngừa cơn đau (điều trị mãn tính) được dùng thuốc lâu
dài làm cơn đau không xuất hiện. Điều trị này chỉ định cho những bệnh nhân có cơn đau
nhiều, trên 3 cơn mỗi tháng hoặc ở bệnh nhân có số cơn đau tuy ít nhưng khó cắt cơn.
 Nâng cao thể trạng bệnh.

2


3. Phác đồ điều trị
Sử dụng thuốc (www.hoanmycuulong.com)
4. Các phác đồ đã được sử dụng
Sử dụng thuốc (www.hoanmycuulong.com)
II.

THÔNG TIN THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC
1. Thuốc Oxcarbazepin (Trileptal Tab 300mg 5x10’s) 300mg

 Hoạt chất: Oxcarbazepin
 Nhóm tác dụng dược lý: Thuốc hướng tâm thần
 Dược lực:
Oxcarbazepin là thuốc chống co giật. Hoạt tính dược học của Oxcarbazepin chủ yếu

được phát huy qua sản phẩm chuyển hóa (MHD) của oxcarbazepine.
 Cơ chế tác dụng:
Cơ chế hoạt động của oxcarbazepine và MHD được cho là chủ yếu dựa trên việc chẹn
các kênh sodium nhạy cảm điện thế, do đó làm ổn định màng thần kinh bị tăng hưng
phấn, ức chế sự chập điện lặp lại ở tế bào thần kinh và giảm bớt sự lan tỏa của các xung
động sinap thần kinh. Ngoài ra độ dẫn potassium tăng và sự điều biến của các kênh
calcium hoạt hóa điện thế cao cũng có thể góp phần vào các tác dụng chống co giật của
thuốc. Không có tương tác thuốc quan trọng nào với các vị trí dẫn truyền, điều biến, tiếp
nhận của tế bào thân kinh não được thấy.
Oxcarbazepine và sản phẩn chuyển hóa có hoạt tính của nó (MHD) đều có khả năng
và hiệu quả chống co giật trên súc vật. Chúng bảo vệ các loài gặm nhấm chống được co
cứng-giật rung toàn thân, ở một mức độ thấp hơn, các cơn động kinh giật rung, và làm
mất hoặc giảm tần xuất của các cơn động kinh cục bộ thường xuyên mãn tính trên
những con khỉ rhesus được cấy những mảnh aluminium. Không có sự dung nạp (ví dụ:
3


suy giảm hoạt động chống co giật) đối với các cơn động kinh co cứng-giật rung được
quan sát thấy trên chuột nhắt và chuột cống được điều trị hàng ngày trong 5 ngày hoặc
trong 4 tuần bằng oxcarbazepine hoặc MHD.
 Chỉ định:
Oxcarbazepine được chỉ định điều trị những cơn động kinh cục bộ (gồm những dạng
động kinh: co giật cục bộ đơn giản, phức tạp và co giật cục bộ toàn thể hoá thứ phát) và
động kinh toàn thể nguyên phát co cứng-giật run, ở người lớn và trẻ em.
Oxcarbazepine được chỉ định như là một thuốc chống động kinh đầu tay trong đơn trị
liệu hoặc đa trị liệu.
Oxcarbazepine có thể thay thế các thuốc chống động kinh khác khi trị liệu hiện tại
chưa đủ để kiểm soát động kinh.
 Liều dùng – cách dùng:
- Người lớn: đơn trị liệu 600 mg/ngày, chia 2 lần, hiệu quả ở liều 600-2400 mg/ngày;

đa trị liệu 600 mg/ngày, chia 2 lần, hiệu quả ở liều 600-2400 mg/ngày. Có thể tăng được
1 lượng tối đa 600 mg/ngày theo khoảng cách hàng tuần.
- Trẻ em: trong đơn hoặc đa trị liệu: khởi đầu 8-10 mg/kg chia 2 lần/ngày; có thể tăng
thêm 10 mg/kg/ngày theo khoảng cách hàng tuần, không quá 46 mg/kg/ngày.
- Không dùng cho trẻ < 2 tuổi.
- Suy thận ClCr < 30 mL/phút: khởi đầu 300 mg/ngày.
 Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc.
 Phản ứng phụ:
Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, buồn nôn, nôn.
 Tương tác thuốc:
Tương tác với các thuốc chống động kinh khác, thuốc đối kháng Ca.
2. Flunarizine (DOFLUZOL) 5mg

4


 Hoạt chất: Flunarizin
 Nhóm tác dụng dược lý: Thuốc trị đau nửa đầu
 Dược lực:
Flunarizin là dẫn xuất difluor của piperazin, có liên quan về mặt cấu trúc với
cinarizin. Flunarizin có tính chất dược lý học tương tự như cinnarizin, nhưng có thời
gian bán hủy kéo dài trong huyết tương nên có thể điều trị với phác đồ mỗi ngày một
lần.
Tác dụng của Flunarizin dựa trên sự đối kháng có chọn lọc dòng vận chuyển canxi
qua màng tế bào của những tế bào cơ mạch máu, tế bào hồng cầu và các tế bào não.
Flunarizin được cho là ức chế dòng canxi đi vào tế bào trong các trường hợp canxi đi
vào tế bào quá nhiều và gây tổn thương cho tế bào do quá tải canxi. Do đó thuốc được
xếp vào loại chất ức chế quá tải canxi.
Flunarizin cũng ức chế sự co cơ trơn do sự đi vào của canxi ngoại bào.

Phần lớn những thuốc kháng histamin (H1) cũng có tác dụng chống tiết acetylcholin
và an thần. Thuốc kháng histamin có thể chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền
đình và ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin. Flunarizin cũng cho
thấy tác dụng làm ức chế tiền đình cũng như các tính chất kháng histamin và chống co
giật.
Tác dụng của Flunarizin trong dự phòng bệnh đau nửa đầu là do khả năng làm giảm
tần xuất của các cơn đau nửa đầu. Flunarizin làm cho mức độ của cơn đau nửa đầu giảm
ít hơn, và không có ảnh hưởng đến thời gian của các cơn đau nửa đầu.
 Dược động học:
Flunarizin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt
được trong vòng từ 2-4 giờ.
Thuốc phân bố rộng rãi vào các mô. Nồng độ thuốc trong mô, đặc biệt là mô mỡ và
mô xương cao gấp vài lần nồng độ thuốc trong huyết tương. Thuốc gắn vào protein
5


huyết tương khoảng 90% và khoảng 9% được phân bố vào tế bào máu, chỉ còn gần 1%
tồn tại dưới dạng tự do.
Flunarizin được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Thời gian bán thải của thuốc kéo dài
khoảng 18 ngày, điều đó cho phép chỉ cần dùng thuốc 1 lần duy nhất trong ngày.
 Chỉ định:
Dự phòng đau nửa đầu cổ điển (có dấu hiệu báo trước như mờ mắt, chói mắt…) hoặc
đau nửa đầu dạng thông thường (không có dấu hiệu báo trước).
Điều trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình.
 Liều dùng – cách dùng:
Dự phòng đau nửa đầu:
+ Điều trị ban đầu:
- Bệnh nhân dưới 65 tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều khuyến cáo 2 viên
Flunarizin /lần/ngày, uống vào buổi tối.
- Bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên: Liều khuyến cáo 1 viên Flunarizin /lần/ngày, uống vào

buổi tối.
+ Ngừng điều trị, nếu:
- Bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm, hội chứng ngoại tháp hoặc các triệu chứng khác
xảy ra trong thời gian điều trị.
- Sau 2 tháng điều trị ban đầu, tình trạng bệnh không tiến triển.
+ Điều trị duy trì:
- Tiếp tục điều trị duy trì nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt và nhận thấy cần phải
điều trị duy trì. Liều điều trị duy trì giống liều điều trị ban đầu tuy nhiên trong 1 tuần chỉ
uống thuốc trong 5 ngày sau đó nghỉ 2 ngày liền nhau.
- Nếu điều trị duy trì thành công và thuốc dung nạp tốt, có thể ngừng điều trị sau 6
tháng và chỉ dùng lại thuốc nếu bệnh tái phát.
Điều trị chứng chóng mặt:
- Liều khuyến cáo giống như điều trị chứng đau nửa đầu tuy nhiên thời gian điều trị
chỉ kéo dài cho đến khi kiểm soát được triệu chứng, thường là dưới 2 tháng.
- Sau 1 tháng điều trị chóng mặt mạn tính hoặc sau 2 tháng điều trị chứng chóng mặt
tư thế mà bệnh không cải thiện, bệnh nhân được coi như là không đáp ứng với thuốc và
nên dừng điều trị.

6


 Chống chỉ định:
- Bệnh nhân mẫn cảm với Flunarizin hoặc với các thuốc chẹn kênh canxi có cùng cấu
trúc với Flunarizin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, bệnh Parkinson hoặc chứng rối loạn
ngoại tháp khác.
- Phụ nữ có thai.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
 Phản ứng phụ:
- Các tác dụng không mong muốn xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc thuờng ở mức độ

nhẹ, bao gồm: buồn ngủ, mệt mỏi, tăng cân, rối loạn tiêu hóa hoặc có cảm giác thèm ăn.
- Các tác dụng không mong muốn khác như: ợ nóng, buồn nôn, đau dạ dày, chứng
mất ngủ, bồn chồn lo lắng, khô miệng, ra mồ hôi, đau cơ… hiếm xảy ra.
- Thuốc có thể gây trầm cảm hoặc triệu trứng ngoại tháp (run, rối loạn vận động) khi
điều trị lâu dài, đặc biệt trên những bệnh nhân cao tuổi.
Thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng
thuốc.
 Tương tác thuốc:
- Tăng tiết sữa đã được báo cáo ở một vài bệnh nhân dùng thuốc tránh thai đường
uống trong 2 tháng đầu điều trị flunarizin.
- Khi dùng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm ba vòng, rượu và các tác nhân ức
chế hệ thần kinh trung ương làm tăng tác dụng trầm cảm của thuốc.
- Dùng kết hợp với thuốc kích thích enzym gan (carbamazepin, phenytoin) có thể làm
tăng chuyển hoá của Flunarizin. Do đó, cần phải tăng liều Flunarizin.
3. Thuốc Bisoprolol (Domecor 2,5mg) 2,5mg

7


 Hoạt chất: Bisoprolol
 Nhóm tác dụng dược lý: Thuốc tim mạch
 Dược lực:
Bisoprolol là một thuốc phong bế hệ thần kinh giao cảm trên tim do phong bế
receptor beta-adrenergic.
 Cơ chế tác dụng:
Cơ chế tác dụng hạ huyết áp của bisoprolol, có thể gồm những yếu tố sau: giảm lưu
lượng tim, ức chế thận giải phóng renin và giảm tác động của thần kinh giao cảm đi từ
trung tâm vận mạch ở não. Những tác dụng nổi bật nhất của bisoprolol là làm giảm tần
số tim, cả lúc nghỉ lẫn lúc gắng sức. Bisoprolol làm giảm lưu lượng của tim lúc nghỉ và
khi gắn sức, kèm theo ít thay đổi về thể tích máu tống ra trong mỗi lần tim bóp, và chỉ

làm tăng ít áp lực nhĩ phải hoặc áp lực mao mạch phổi bịt lúc nghỉ và lúc gắng sức. Trừ
khi có chống chỉ định hoặc người bệnh không dung nạp được, thuốc chẹn beta đã được
dùng phối hợp với các thuốc ức chế enzym chuyển, lợi tiểu và glycosid trợ tim để điều
trị suy tim do loạn chức năng thất trái, để làm giảm suy tim tiến triển. Tác dụng tốt của
các thuốc chẹn beta trong điều trị suy tim mãn sung huyết được cho chủ yếu là do ức
chế các tác động của hệ thần kinh giao cảm. Dùng thuốc chẹn beta lâu dài, cũng như các
thuốc ức chế enzym chuyển đổi, có thể làm giảm các triệu chứng suy tim và cải thiện
tình trạng lâm sàng của người bị suy tim mãn. Các tác dụng tốt này đã được chứng minh
ở người đang dùng một thuốc ức chế enzym chuyển, cho thấy ức chế phối hợp hệ thống
renin – angiotensin và hệ thần kinh giao cảm là các tác dụng cộng.
 Chỉ định:
8


Suy tim mạn tính kết hợp điều trị cơ bản.
Tăng huyết áp. Đau thắt ngực.
 Liều dùng:
Liều lượng của bisoprolol fumarat phải được xác định cho từng người bệnh và được
hiệu chỉnh tuỳ theo tuỳ theo đáp ứng của bệnh và sự dung nạp của người bệnh, thường
cách nhau ít nhất 2 tuần.
Để điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực ở người lớn, liều đầu tiên thường dùng là
2,5 – 5mg, một lần mỗi ngày. Vì tính chọn lọc chẹn beta 1 adrenergic của bisoprolol
fumarat không tuyệt đối (tính chọn lọc giảm uống khi tăng liều), phải dùng thuốc thận
trọng cho người bệnh có bệnh co thắt phế quản, và bắt đầu điều trị với liều 2,5mg, một
lần mỗi ngày. Liều bắt đầu giảm bớt như vậy cũng có thể thích hợp với các người bệnh
khác. Nếu liều tăng lên 10mg, và sau đó, nếu cần trong một số trường hợp rất nặng có
thể tăng dần liều được dung nạp tới mức tối đa 20mg, một lần mỗi ngày.
Điều trị suy tim mãn ổn định:
Người bệnh bị suy tim mãn phải ổn định, không có đợt cấp tính trong vòng 6 tuần và
phải được điều trị bằng một thuốc ức chế enzym chuyển với liều thích hợp (hoặc với

một thuốc giản mạch khác trong trường hợp không dung nạp thuốc ức chế men chuyển)
và một thuộc lợi tiểu và/hoặc có khi với một digital, trước khi cho điều trị bisoprolol.
Điều trị không được thay đổi nhiều trong 2 tuần cuối trước khi dùng bisoprolol.
Việc điều trị phải do một thầy thuốc chuyên khoa tim mạch theo dõi. Điều trị suy tim
mãn ổn định bằng bisoprolol phải bắt đầu bằng một thời gian điều chỉnh liều, liều được
tăng dần theo sơ đồ sau:
1,25mg/1 lần/ngày (uống vào buổi sáng) trong 1 tuần. Nếu dung nạp được, tăng liều:
2,5mg/1lần/ngày trong 4 tuần sau, nếu dung nạp được tốt, tăng lên:
5mg/1lần/ngày trong 4 tuần sau, nếu dung nạp được tốt, tăng lên:
7,5mg/1lần/ngày trong 4 tuần sau, nếu dung nạp được tốt, tăng lên:
10mg/1lần/ngày
để
điều
trị
duy
trì.
Sau khi bắt đầu cho liều đầu tiên 1,25mg, phải theo dõi người bệnh trong vòng 4 giờ
(đặc biệt theo dõi huyết áp, tần số tim, rối loạn dẫn truyền, các dấu hiệu suy tim nặng
lên).
Liều tối đa khuyến cáo: 10mg/1lần/ngày.
Liều điều chỉnh không phải theo đáp ứng lâm sàng mà theo mức độ dung nạp được
thuốc để đi đến liều đích. Ở một số người bệnh có thể xuất hiện các tác dụng phụ, nên
không đạt được liều tối đa khuyến cáo. Nếu cần, phải giảm liều dần dần. Trong trường
hợp cần thiết, phải ngừng điều trị, rối lại tiếp tục điều trị lại. Trong thời gian điều chỉnh
9


liều, khi suy tim nặng lên hoặc không dung nạp thuốc, phải giảm liều, thậm chí phải
ngừng ngay điều trị nếu cần (hạ huyết áp nặng, suy tim nặng lên kèm theo phù phổi cấp,
sốc tim, nhịp tim chậm hoặc blốc nhĩ - thất).

Điều trị suy tim mãn ổn định bằng bisoprolol là một điều trị lâu dài, không được
ngừng đột ngột, có thể làm suy tim nặng lên. Nếu cần ngừng, phải giảm liều dần, chia
liều ra một nửa mỗi tuần.
Suy thận hoặc suy gan ở người suy tim mãn:
Chưa có số liệu về dược động học, phải hết sức thận trọng tăng liều ở người bệnh
này.
Người cao tuổi: không cần phải điều chỉnh liều.
Trẻ em: chưa có số liệu. Không khuyến cáo dùng cho trẻ em.
 Cách dùng:
Bisoprolol fumarat được dùng theo đường uống. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hoá
không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
 Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc. Suy tim mất bù, sốc, block nhĩ thất độ II, III, hội
chứng rối loạn nút xoang, block xoang nhĩ, nhịp chậm <50 lần/phút, huyết áp thấp, hen
phế quản, rối loạn tuần hoàn ngoại biên.
Dùng cùng lúc với IMAO.
Trong u tuỷ thượng thận, chỉ dùng Concor sau khi chẹn a.
 Phản ứng phụ:
Bisoprolol có thể gây ra tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ của bạn nếu có những triệu
chứng sau: mệt mỏi quá mức, nôn, tiêu chảy, đau cơ, sổ mũi. Một số tác dụng phụ có thể
nghiêm trọng. Các triệu chứng sau đây là phổ biến, nhưng nếu bạn gặp bất kỳ triệu
chứng nào, gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức: khó thở, sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá
chân, hoặc cẳng chân, tăng cân bất thường, ngất xỉu.
Bisoprolol có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn
đề bất thường khi dùng thuốc này.
 Tương tác thuốc:
Không được phối hợp bisoprolol với các thuốc chẹn beta khác. Cần phải theo dõi chặt
chẽ người bệnh dùng các thuốc làm tiêu hao cactecholamin, như reserpin hoặc
guanethidin, vì tác dụng chẹn beta – adrenergic tăng thêm có thể gây giảm quá mức hoạt
10



tính giao cảm. Ở người bệnh được điều trị đồng thời với clonidin, nếu cần phải ngừng
điều trị thì nên ngừng bisoprolol nhiều ngày trước khi ngừng dùng bisoprolol nhiều
ngày trước khi ngừng clonidin.
Cần phải thận trọng sử dụng bisoprolol khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế co
bóp cơ tim hoặc ức chế sự dẫn truyền nhĩ – thất, như một số thuốc đối kháng calci, đặc
biệt thuộc các nhóm phenylalkylamin (verapamil) và benzythiazepin (diltiazem), hoặc
các thuốc chống loạn nhịp, như disopyramid.
Việc sử dụng đồng thời rifampicin làm tăng sự thanh thải chuyển hoá bisoprolol, dẫn
đến rút ngắn nửa đời thải trừ của bisoprolol. Tuy vậy, thường không phải điều chỉnh liều
đầu tiên.
Nguy cơ phản ứng phản vệ: Trong khi sử dụng các thuốc chẹn beta, người bệnh có
bệnh sử phản ứng phản vệ nặng với các dị nguyên khác nhau có thể phản ứng mạnh hơn
với việc sử dụng thuốc nhắc lại, do tình cờ, do chẩn đoán hoặc do điều trị. Những người
bệnh như vậy có thể không đáp ứng với các liều epinephrin thường dùng để điều trị các
phản ứng dị ứng.
4. Thuốc Magnesium – B6 (Magnesium Lactate + Pyridoxine
(Vitamin B6)) (470+5) mg

 Hoạt chất: Magnesium Lactate + Pyridoxine
 Nhóm tác dụng dược lý: khoáng chất và vitamin
 Dược lực – tác dụng:
Về phương diện sinh lý, magnésium là một cation có nhiều trong nội bào. Magnésium
làm giảm tính kích thích của neurone và sự dẫn truyền neurone-cơ. Magn sium tham gia
vào nhiều phản ứng men.
11


Pyridoxine, là một coenzyme (đồng diếu tố), tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa.

 Chỉ định:
Điều trị các trường hợp thiếu magnésium nặng, riêng biệt hay kết hợp. Khi có thiếu
calcium đi kèm thì trong đa số trường hợp phải bù magn sium trước khi bù calcium.
Điều trị các rối loạn chức năng của những cơn lo âu đi kèm với tăng thông khí (còn
được gọi là tạng co giật) khi chưa có điều trị đặc hiệu.
 Liều dùng – cách dùng:
Uống với nhiều nước:
- Người lớn: Thiếu Mg nặng 6 viên/24 giờ, chia 3 lần.
- Tạng co giật 4 viên/24 giờ, chia 2 lần.
 Chống chỉ định:
Suy thận nặng với độ thanh thải của cr atinine dưới 30 ml/phút
 Phản ứng phụ:
Tiêu chảy, đau bụng.
 Tương tác thuốc:
Tránh dùng với các thuốc có chứa phosphat, muối Ca, Levodopa. Uống cách 3 giờ
với tetracycline.
5. Thuốc Olanzapine (OLEANZRAPITAB 5) 5mg

 Hoạt chất: Olanzapine
 Nhóm tác dụng dược lý: Thuốc hướng tâm thần
12


 Dược lực – tác dụng:
Olanzapine là thuốc chống loạn thần có hoạt tính dược lý học rộng trên một số hệ
receptor.
 Chỉ định:
Olanzapine dùng để điều trị tấn công và điều trị duy trì bệnh tâm thần phân liệt, cũng
như các bệnh loạn thần khác mà có những biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương
tính (ví dụ như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn suy nghĩ, thù địch và nghi ngờ) và/hoặc

các triệu chứng âm tính (ví dụ như cảm xúc phẳng lặng, lãnh đạm, thu mình lại, ngôn
ngữ nghèo nàn). Olanzapine cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của cảm xúc thứ
phát thường đi kèm với bệnh tâm thần phân liệt và các rối loạn tương tự. Olanzapine có
hiệu quả để duy trì tình trạng lâm sàng cải thiện khi tiếp tục điều trị bằng olanzapine ở
những người bệnh đã có đáp ứng với lần điều trị đầu tiên.
 Liều dùng và cách dùng:
- Khởi đầu 10 mg/ngày 1 lần. Thay đổi từ 5-20 mg/ngày.
- Suy thận, suy gan: khởi đầu 5 mg, cẩn thận khi tăng liều.
 Chống chỉ định:
Chống chỉ định dùng olanzapine ở người bệnh đã có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành
phần nào của thuốc. Olanzapine cũng chống chỉ định ở người bệnh đã có nguy cơ bệnh
glôcôm góc hẹp.Có thai & cho con bú: tránh dùng.
 Phản ứng phụ:
- Buồn ngủ & tăng trọng.
- Chóng mặt.
- Tăng cảm giác ngon miệng, phù ngoại biên, hạ HA tư thế đứng, khô miệng, táo bón
 Tương tác thuốc:
Thuốc hạ huyết áp: Olanzapine có thể làm tăng tác dụng của thuốc hạ áp nhất định.
Levodopa và thuốc tạo hiệu ứng dopamine: Olanzapine có thể vô hiệu hóa sự ảnh
hưởng của các chất chủ vận dopamine và levodopa.
Lorazepam (IM): tiêm bắp đồng thời lorazepam và olanzapine làm tăng buồn ngủ.
Diazepam: Dùng đồng thời diazepam với olanzapine làm tăng huyết áp thế đứng.

13


6. Thuốc (Omeprazol) 20mg







Hoạt chất: Omeprazole
Nhóm tác dụng dược lý: Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton.
Dược lực: Omeprazole
Cơ chế tác dụng:

Omeprazol ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ enzym hydro kali adenosin triphosphatase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền của dạ dày. Tác dụng
nhanh, kéo dài nhưng hồi phục được. Ðạt tác dụng tối đa sau khi uống thuốc 4 ngày.
 Chỉ định:
Trào ngược dịch dạ dày – thực quản
Loét dạ dày – tá tràng
Hội chứng Zollinger – Ellison
 Liều dùng – cách dùng:
- Loét tá tràng 20 mg/ngày x 2-4 tuần.
- Loét dạ dày & viêm thực quản trào ngược 20 mg/ngày x 4-8 tuần. Có thể tăng 40
mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.
- Hội chứng Zollinger-Ellison 60 mg/ngày.
- Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng 20-40 mg/ngày.
 Chống chỉ định:
Quá mẫn với thuốc.

14


 Phản ứng phụ:
Thường gặp
Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
Buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.

Ít gặp
Mất ngủ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, mệt mỏi.
Nổi mày đay, ngứa, nổi ban.
Tăng tạm thời transaminase
Hiếm gặp
Ðổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ.
Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, ngoại biên, mất bạch cầu
hạt.
Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là
ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
Vú to ở đàn ông.
Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.
Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan.
Co thắt phế quản.
Ðau khớp, đau cơ.
Viêm thận kẽ.
 Tương tác thuốc:
Omeprazol không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng thức ăn,
rượu, amoxycilin, bacampicilin, cafein, lidocain, quinidin hay theophylin. Thuốc cũng
không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay metoclopramid.
Omeprazol có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu.
Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.
Omeprazol ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong
cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin
trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn.
Với liều 40 mg/ngày omeprazol ức chế chuyển hóa phenytoin và làm tăng nồng độ của

15



phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazol 20mg/ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều.
Omeprazol ức chế chuyển hóa warfarin, nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.
Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.
Omeprazol làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng
của nifedipin.
Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol tăng
cao gấp đôi.
III.
T
T
1

TRA TƯƠNG TÁC THUỐC
1. Các cặp xảy ra tương tác
Tra cứu trên www.drugs.com
Tương tác thuốc – thuốc/thuốc – thức ăn
Mức độ tương tác thuốc
Omeprazole < > Oxcarbazepine
Vừa phải

2

Bisoprolol < > Olanzapine

Vừa phải

3

Olanzapine < > Oxcarbazepine


Vừa phải

4

OLANZapine < > Food

Vừa phải

5

Oxcarbazepine < > Food

Vừa phải

2. Hậu quả và xử trí
T
T
1

Cặp tương tác
Omeprazole < > Oxcarbazepine

2

Bisoprolol < > Olanzapine

Hậu quả

Xử trí


Có thể làm tăng
nồng độ và tác
dụng
của
omeprazol
trong
máu.

Cần hỏi ý kiến bác sĩ khi
sử dụng 2 loại thuốc
này. Nói với bác sĩ về
các tác dụng phụ gặp
phải
khi
dùng
thuốc. Cho bác sĩ biết về
tất cả các loại thuốc
khác mà bạn đang sử
dụng.

Có thể có tác dụng Hãy cho bác sĩ biết nếu
phụ trong việc hạ bạn có các triệu chứng
huyết áp , bị đau này và nó không biến
16


3

Olanzapine < > Oxcarbazepine


4

OLANZapine < > Food

5

Oxcarbazepine < > Food

đầu, chóng mặt,
choáng váng, ngất
xỉu hoặc thay đổi
nhịp
tim. Những
tác dụng phụ này
có thể được phát
hiện vào lúc bắt
đầu sử dụng thuốc,
sau khi tăng liều,
hoặc sau khi ngăn
dùng thuốc.

mất sau một vài ngày
hoặc nó trở nên nghiêm
trọng. Tránh các hoạt
động đòi hỏi phải tỉnh
táo như lái xe hoặc vận
hành máy móc nguy
hiểm và cẩn thận khi
đứng dậy từ tư thế ngồi
hoặc nằm. Nói với bác sĩ

về tất cả các loại thuốc
khác mà bạn sử dụng.

Có thể làm tăng tác
dụng
phụ
như chóng
mặt ,
buồn ngủ, lú lẫn và
khó tập trung. Một
số người, đặc biệt
là người cao tuổi,
cũng có thể bị suy
giảm trí nhớ, phán
đoán và phối hợp
vận động.

Nên tránh hoặc hạn chế
sử dụng rượu trong khi
được điều trị bằng các
loại thuốc này. Cũng
tránh các hoạt động đòi
hỏi sự tỉnh táo như lái xe
hoặc vận hành máy móc
nguy hiểm. Cho bác sĩ
biết về tất cả các thuốc
đang sử dụng cũng như
tác dụng phụ.
Tránh hoặc hạn chế sử
dụng rượu trong khi sử

dụng
OLANZapine. Không sử
dụng quá liều, và tránh
các hoạt động đòi hỏi sự
tỉnh táo như lái xe hoặc
vận hành máy móc nguy
hiểm.

Rượu có thể làm
tăng tác dụng phụ
của OLANZapine
lên hệ thần kinh
như chóng mặt,
buồn ngủ và khó
tập trung. Một số
người cũng có thể
bị suy giảm suy
nghĩ và phán xét.
Rượu có thể làm
tăng tác dụng phụ
của OXcarbazepine
lên hệ thần kinh
như chóng mặt,
buồn ngủ và khó
17

Tránh hoặc hạn chế sử
dụng rượu trong khi sử
dụng
OXcarbazepine. Không

sử dụng quá liều, và
tránh các hoạt động đòi


tập trung. Một số hỏi sự tỉnh táo như lái xe
người cũng có thể hoặc vận hành máy móc
bị suy giảm trí nguy hiểm.
nhớ.

18


IV.

BÀN LUẬN

Nhìn chung các thuốc được sử dụng trong đơn có các tương tác ở mức độ vừa phải,
có thể tránh và chấp nhận được. Các tương tác ý nghĩa lâm sàng ở mức vừa phải, chấp
nhận được trên thực tế.
V.
T
T
1

KẾT LUẬN CHUNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ

2

Thời điểm uống thuốc
Sáng

Chiều Tối
Oxcarbazepin (Trileptal Tab 300mg
x
5x10’s) 300mg
Flunarizine (Dofluzol) 5mg
x

3

Bisoprolol (Domecor 2,5mg) 2,5mg

4

Magnesium – B6 (Magnesium
Lactate + Pyridoxine (Vitamin B6))
(470+5) mg
Olanzapine (OLEANZRAPITAB 5)
5mg
Omeprazole (Omeprazol) 20mg

5
6

Thuốc trong đơn

x

19

x

x
x

x

Lưu ý
½ viên sau
ăn
Trước đi ngủ
(19h)
½ viên sau
ăn
Trước đi ngủ
(19h)
Sau ăn
Trước hoặc
sau ăn 30ph


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Đơn thuốc tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long.
Tương tác thuốc: www.drugs.com.
Dược điển Việt Nam V.
Dược thư Quốc gia Việt Nam.
VIDAL.
MIMS.
www.dieutri.com.


20


21


22


23


MỤC LỤC
NỘI DUNG ĐƠN THUỐC ……………………………………………...1
NỘI DUNG TRA CỨU …………………………………………………..1
I. TỔNG QUAN CÁC BỆNH TRONG ĐƠN ……………………………...1
II. THÔNG TIN THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC …………………………3
III.TRA TƯƠNG TÁC THUỐC ………………………………………………16
IV. BÀN LUẬN ………………………………………………………………….18
V. KẾT LUẬN CHUNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG THUỐC
HỢP LÝ ……………………………………………………………………...18
A.
B.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….……………………………………………..19

24


Lớp: ĐH DƯỢC 9C

Nhóm: I

Tiểu nhóm: 3

Thành viên:

STT:

Trương Ngọc Thanh

57

Đỗ Hoàng Tuấn

69

Bùi Duy Phương

44

Ngô Thị Kiều Mi

32

Phan Minh Bửu Lâm

27

Nguyễn Triều Tiên


61

Đoàn Minh Quang

47

Đinh Thị Mỹ Duyên

77

Điểm

Nhận xét giảng viên

NGUYỄN THANH HUY

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×