Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

bài thảo luận an toàn vệ sinh lao động tại công ty vissan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.59 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố
quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động.
Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố
quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất.
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp
xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là một quá trình hoạt động
phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi
ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề
đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Là một sinh
viên, mỗi một chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức về an toàn vệ sinh lao
động để khi bước vào công việc, có thể tạo ra một môi trường làm việc vừa đảm bảo
năng suất, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và tất cả mọi
người. bởi vậy nhóm em đã lựa chọn tìm hiểu vấn đề ‘An toàn vệ sinh lao động doanh
nghiệp thương mại dịch vụ về cơ sở chế biến thực phẩm hoặc nhà hàng’ và để làm rõ
hơn vấn đề này chúng em đã lựa chọn công ty Vissan.
Bố cục bài gồm có 3 phần:
Phần 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Phần 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY VISAN
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY VISSAN


PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. An toàn lao động
a) Khái niệm
An toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt tiêu những yếu tố nguy hiểm
trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người lao động.
b) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất


Là những yếu tố có tác động gây chấn thương, tử vong cho người lao động trong sản
xuất kinh doanh. Bao gồm:





2.
a)

Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học
Nhóm các yếu tố nguy hiểm về điện
Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hóa chất
Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ
Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt
Vệ sinh lao động
Khái niệm

Vệ sinh lao động là hệ thống các phương pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ
sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất kinh doanh đối
với người lao động, bảo vệ người lao động khỏi bệnh nghề nghiệp.
b) Các yếu tố có hại trong sản xuất
Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, không đảm bảo các giới hạn
của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép làm giảm sức khỏe của người lao động và gây
bệnh nghề nghiệp. Bao gồm:










3.

Điều kiện vi khí hậu
Tiếng ổn
Rung động
Phóng xạ
Ánh sáng
Bụi
Hóa chất nguy hại
Hơi, khí độc
Các sinh vật có hại
Công tác an toàn vệ sinh lao động


Công tác an toàn vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ
chức quản lý, kinh tế xã hội, khoa học công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo
đảm công tác an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, phòng ngừa bệnh nghề
nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người lao động.
4. Tai nạn lao động
a) Khái niệm
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỹ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Những trường hợp được gọi là tai nạn lao động:
 Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm
việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý

 Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai hỏa hoạn và các trường
hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc nhiệm vụ lao động
b) Phân loại
 Theo ngành nghề sản xuất
 Theo nguyên nhân
 Theo độ tuổi và giới tính
5. Tổ chức bộ máy quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động trong doanh
nghiệp
 Hội đồng công tác an toàn vệ sinh lao động
 Bộ phận làm công tác an toàn vệ sinh lao động
 Bộ phận y tế
 Mạng lưới an toàn vệ sinh lao động

PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY VISSAN
1. Khái quát về công ty Vissan


Công ty VISSAN là một Doanh Nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thương
mại Sài Gòn, được xây dựng vào ngày 20-11-1970 và đi vào hoạt động sản xuất từ ngày
18-05-1974. Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất kinh doanh thịt gia súc tươi sống,
đông lạnh và các mặt hàng thực phẩm chế biến từ thịt.
Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) là một
doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, công ty TNHH Một
Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giết mổ gia
súc, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, cung cấp thịt tươi sống cho nhu cầu của nhân dân
Thành phố. Sau đó, Công ty đã tham gia xuất khẩu thịt đông lạnh sang thị trường Liên
Xô và các nước Đông Âu.
Vào những năm cuối của thập niên 80, công ty đã chuyển hướng sản xuất, đầu tư
trang thiết bị, bắt đầu từ thị trường nội địa, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng kênh phân

phối, xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả phù hợp với thị hiếu và thu nhập của người
dân.
Hiện nay một số sản phẩm chế biến đã được xuất khẩu sang các nước Nga, Đông Âu,
Châu Á...
2. Khái quát về hoạt động sẳn xuất, kinh doanh của công ty Vissan
Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm thịt
heo trâu bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh, hải sản, sản phẩm thịt nguội cao cấp sản
phẩm xúc xích, sản phẩm chế biến, sản phẩm đóng hộp, trứng gà, vịt, kinh doanh các mặt
hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác. Sản xuất kinh doanh heo giống, heo thịt, bò
giống, bò thịt, sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc, dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi heo,
bò, kinh doanh ăn uống. Kinh doanh nước trái cây, lương thực chế biến, sản xuất kinh
doanh rau củ quả các loại, rau quả chế biến, các loại gia vị và hàng nông sản.


Hiện nay, VISSAN là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm, lĩnh
vực hoạt động chuyên về sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế
biến từ thịt.
Với định hướng chiến lược là tiếp cận thị trường bằng chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm, Công ty VISSAN đã và đang thực hiện quy trình liên kết khép kín trong sản
xuất và vẫn không ngừng cải tiến quy trình này để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản
phẩm ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, VISSAN còn chủ động kết hợp liên kết trong
chuỗi kinh doanh khép kín, huy động các nguồn lực xã hội tập trung cho chuỗi giá trị đi
từ khâu sản xuất chế biến đến khâu phân phối.
Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm thịt
heo, bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh, sản phẩm thịt nguội cao cấp theo công nghệ
của Pháp, sản phẩm Xúc xích tiệt trùng theo công nghệ của Nhật Bản, sản phẩm chế biến
theo truyền thống Việt Nam, sản phẩm đóng hộp, kinh doanh các mặt hàng công nghệ
phẩm và tiêu dùng khác. Sản xuất kinh doanh heo giống, heo thịt, bò giống, bò thịt. Sản
phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với doanh thu và
thị phần chiếm lĩnh. VISSAN được xem như một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

ngành súc sản đứng đầu cả nước.
3. Điều kiện lao động và tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động của Vissan
3.1 Điều kiện lao động
a) Tình trạng hiện tại trang thiết bị
Thiết kế các gian hàng thông thoáng, hiện đại. Xưởng chế biến xuất khẩu, chê biến thực phẩm,
phòng KCS hay khu trử lạnh cũng họp lý và thông thoáng hiện đại.
Thực phẩm tươi sống rau, quả hay thịt sau khi sản xuất chế biến được bảo quản trong hệ thống
giữ lạnh đặc biệt hoặc điều chỉnh ở nhiệt độ phù hợp.
Trang thiết bị chuyên dung nhâp khẩu nước ngoài và được bão trì định kỳ. Cách bố trí trong
các gian hàng hay tại các xưởng rất chuyên nghiệp theo phong cách pháp, tạo cảm giác ấm cúng
cho nhân viên cũng như cho khách hàng vào mua sắm tại Vissan. Bên trong lối đi tương đối rộng
rãi rất thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển.
Tình hình sử dụng tài sản cố định theo quy định:


-

Máy móc, thiết bị: 5-10 năm.
Phương tiện vận tải: 6-10 năm.
Thiết bị công cụ quản lý: 4-10 năm.

Thời hạn sử dụng thực tế: Doanh nghiệp sử dụng và khấu hao tài sản cố định theo chuẩn mực
kế toán. Theo thống kê theo dõi thì máy móc thiết bị hiện nay vẫn trong thời kỳ sử dụng.
Các thiết bị cho người lao động: Xe đẩy hàng, các dung cụ phục vụ cho việc chế biến hay bảo
quản, các dụng cụ cho việc trưng bày như máy tính, sản phẩm, các thiết bị mang tính quảng cáo.
Được cung cấp đầy đủ cho nhân viên nhằm thực hiện tốt công việc một cách hiệu quả và an toàn
nhất có thể.
Hệ thống kỹ thuật và hệ thống phòng chống cháy nỗ của Vissan hiện đại. Hệ thống cửa chính,
cửa thoát hiểm hiện đại được bố trí một cách hợp lý tại tất cả các khu vực, từ khu vưc chế biến
đến khu vực trưng bầy và bán hàng, kho hàng. Chính vì vậy đã giúp Vissan có thể tránh được

tình trạng ùn tắc cục bộ. Đây cũng chính là lý do lượng khách của vissan tăng lên đáng kể bao
gồm cả khác trong nước và nước ngoài.
Nhằm nâng cao năng xuất và mang lại môi trường đáng tin cậy cho khách hàng và nhân viên
issan đã coi trọng và bảo vệ sự an toàn lao động, tính mạng của cán bộ của nhận viên cũng như
của khách hàng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp Vissan có thể dứng vững và
phát triển một cách lớn mạnh trong nước và thị trường nước ngoài.
Vissan đã thiết lập được hệ thống trang thiết bị đây đủ nhằm phục vụ cho quá trình làm việc
của người lao động đồng thời thiết bị đảm bảo các tiêu chuẩn giúp nâng cao năng xuất lao động
cũng như bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng. Đẩy mạnh việc thành lập
các phòng ban, kế hoạch nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
b) Tổ chức lao động
Phân công lao động theo ngành nghề tại Vissan hoặc phân công theo mức độ phức tạp của công
việc được phân công và sử dụng một cách hợp lý. Phân công người lao động phù hợp với lĩnh
vực chuyên môn cũng như khả năng của người lao động mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.
Sức ép công việc: lượng khách hàng và đơn đặt hàng của Vissan khá đông cũng tạo áp lực cũng
như sức ép công việc cho nhân viên của Vissan. Nhân viên làm việc tại Vissan thường xuyên
chịu tác động của tiếng ồn,bụi bẩn, thực phẩm…. thời gian làm việc kéo dài, khối lượng công
việc lớn nhưng nhìn chung mức lương ở Vissan tương đối cao.
Chế độ nghỉ ngơi của của Vissan: chế độ nghỉ ngơi giữa ca dành cho nhân viên chính thức và
nhân viên không chính thức là khác nhau và hợp lý. Như thời gian nghỉ giữa ca của lao động
chính thức là 60-90 phút.


Trình độ chuyên môn của lao động ở Vissan: công nhân ở Vissan đảm bảo về trình độ chuyên
môn ngành nghề ngoài ra kiến thức về an toàn vê sịnh thực phẩm vệ sinh lao động cũng đều nắm
tốt kiến thức tại khu vực mình phụ trách.
Hàng năm thì công ty luân tổ chức các đợt huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động- phòng
chống cháy nổ và kiểm tra định kỳ quy trình kỹ thuật an toàn lao động, được cấp phát đầy đủ
trang bị bảo hộ như quần áo, mũ, gang tay theo quy định. Việc huấn luyện và kiểm tra theo quy
trình kỹ thuật an toàn kiến thức về phòng chống cháy nổ, diễn tập xữ lý sự cố mạng lưới điện

thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Hệ thống thanh tra an toàn vệ sinh lao động thường xuyên kiểm
tra giám sát để kịp thời phát hiện nhắc nhỡ những sai sót hoặc tính chủ quan của người lao động,
đồng thời xữ lý những tình trạng vi phạm theo quy định.
Những cá nhân lao động trọng Vissan đều được phổ biến quyền lợi của mình về các bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm ý tế trong quá trình làm việc tại Vissan.
Nhìn chung hoạt động tổ điều kiện lao động tại Vissan cũng tương đối tốt, tạo điều kiện thuận
lợi cho người lao động có thể làm việc, đồng thời cũng bảo vệ ngời lao động cũng như tính mạng
của công ty. Từ đó công nhân viên trong Vissan thực hiện công việc một cách hiệu quả và đưa
Vissan phát tiển lớn mạnh.
3.2 Tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động của Visaan
Bộ máy an toàn vệ sinh lao động cua Vissan được thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho người lao
động. Bao gồm các phòng ban với hệ thống nhân sự từ cấp cao đến thấp có chức năng đảm bảo
cho người lao động thực hiện tốt công việc của mình để hoàn thành đúng chỉ tiêu của công ty.

Công đoàn bộ
phận
(tổ chức công



Sơ đồ bộ máy an toàn vệ sinh lao động cấp cơ sở của công ty vissanđoàn)

NSDLĐ
Khối trựu tiếp sảnxuất
Quản
đốc
Tổ
trưởng
Khối
phòng

banxưởng
ATVS
việcphân
NLĐ

Công đoàn cơ sở

Hội đồng


Chỉ mối quan hệ giữa công đoàn với chuyên môn
Quan hệ truyền trực tiếp
Hội đồng bảo hộ lao động.
a) Hội đồng tổ chức an toàn vệ sinh lao động
 Hội đồng tổ chức an toàn vệ sinh lao động bao gồm :
-

Chủ tịch hội đồng

-

Phó chủ tịch hội đồng

-

Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng

-

Ủy viên


 Nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng an tòan vệ sinh lao động của công ty Vissan


-

Phối hợp để đảm bảo quyền được tham gia, kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao
động của tổ chức công đoàn.

-

Tham gia tư vấn cho người sử dụng lao động trong các hoạt động xây dựng quy chế quản
lý, chương trình hoạt động, kế hoạch an tòan vệ sinh lao động, biện pháp phòng ngừa ai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động.

-

Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an tòan vệ sinh lao động của doanh nghiệp
theo định kỳ 6 tháng và theo năm.

-

Có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất kinh doanh thực hiện các biện pháp loại trừ các
nguy cơ mất an tòan vệ sinh lao động nếu kiểm tra phát hiện.

b) Bộ phận làm công tác an tòan vệ sinh lao động
Lực lượng lao động của Vissan khá đông, bao gồm cả những người lao động của tất cả các
phòng ban, hệ thống sản xuất cũng như hệ thống cửa hàng. Vì vậy, Vissan đủ điều kiện để thành
lập cho mình một bộ phận(phòng ban) làm công tác an tòan vệ sinh lao động và bố trí tối thiểu 2
cán bộ chuyên trách.

Đây là một tổ chức do người sử dụng lao động ra quyết định thành lập( hội đồng của Vissan)
và dựa trên yêu cầu công việc mà chọn những ứng viên có đủ điều kiện về kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp.
 Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức
Bao gồm 10 nhiệm vụ và 3 quyền hạn như sau
Nhiệm vụ
-

Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an
tòan vệ sinh lao động của doanh nghiệp.

-

Phổ biến các nội dung liên quan đến an tòan vệ sinh lao động đến các cấp và người lao
động; Đề xuất việc tổ chức theo dõi, đôn đốc các hoạt động tuyên truyền về an tòan vệ
sinh lao động.

-

Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng quy trình biện pháp nhằm đảm an tòan
vệ sinh lao động, phối hợp với bộ phận liên quan tổ chức huấn luyện về an tòan vệ sinh
lao động cho người lao động.

-

Dự thảo kế hoạch an tòan vệ sinh lao động hàng năm.

-

Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường làm việc của

người lao động, theo dõi tình hình bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, đề xuất với người
sử dụng lao động các biện pháp quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động.

-

Kiểm tra việc chấp hành các chế độ tiêu chuẩn an tòan vệ sinh lao động trong doanh
nghiệp và đề xuất biện pháp khắp phúc những tồn tại.


-

Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xãy ra trong doanh nghệp.

-

Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiệp thời , kiến nghị các đoàn
thanh tra, kiểm tra.

-

Dự thảo trình lãnh đạo doanh nghiệp ký các báo cáo về an tòan vệ sinh lao động theo quy
định hiện hành.

-

Thường xuyên phải đi sát vào bộ phận sản xuất, kiểm tra đôn đốc về thực hiện các biện
pháp về an tòan vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quyền hạn
-


Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh
và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an tòan vệ sinh lao động.

-

Tham gia ý kiến về an tòan vệ sinh lao động trong cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh, lập và duyệt các đề án liên quan đến sản xuất kinh doanh.

-

Có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc đồng thời báo cáo người sử dụng lao động
nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hoặc nguy cơ xảy ra an tòan vệ sinh lao động.

c) Bộ phận y tế
Bộ phận ý tế của Vissan đươc trang bị thường trực theo ca sản xuất nhằm sơ và cấp cứu một
cách có hiệu quả cao nhất. Đối với một ca trực thì được bố trí 1 bác sĩ và 1 y tá hỗ trợ.
Nhiệm vụ
-

Huấn luyện cho người lao động sơ-cấp-cứu tai nạn lao động, mua sắm bảo quản trang
thiết bị, thuốc men phục vụ cho sơ cứu, cấp cứ và tổ chức tốt việc thường trực theo ca.

-

Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh,phòng chống dich bệnh.

-

Phối hợp với quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo và chuyên

môn nghiệp vụ.

-

Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp.

Quyền hạn
-

Được tham gia các cuộc họp có liên quan để góp ý kiến về mặt vệ sinh lao động.

-

Có quyền yêu cầu người phụ trách sản xuất kinh doanh ra lệnh đình chỉ công việc khi
phát hiện nguy cơ đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người lao động.

-

Được tham gia các cuộc họp hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương, ngành để
nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.

-

Được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của ngành y tế để giao dịch trong chuyên
môn nghiệp vụ.


Tại công ty Vissan tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động một cách tích cực, ngoài
nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động tổ chức công đoàn còn thay mặt người lao
động ký những thỏa ước tập thể có các diều kiện an tòan vệ sinh lao động. Tuyên truyền công tác

đảm bảo vệ sinh lao động trong nội bộ công ty. Phối hợp với người lao động thực hiện công tác
an tòan vệ sinh lao động nhằm hạn chế những vụ tai nạn trong lao động và đảm bảo sức khỏe cho
người lao động trong hoạt động sản xuất của công ty.

4. Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp đảm bảo an toàn lao động của Vissan
4.1 Các yếu tố nguy hiểm
Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học: Khu vực giết mổ của công ty thì sàn trơn trượt nên
công nhân rất dễ bị ngã; tại công ty, dây chuyền giết mổ heo có các bộ phận cơ cấu truyền
động như: thang máy lên heo, bang tải lông heo, băng tải heo mảnh, bang tải kéo heo lên
rảnh, thang máy…; dao, thớt được sử dụng trong quá trình giết mổ nếu không cẩn thẩn có
thể bị nguy hiểm như rơi vào chân, dao cắt vào tay…
Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện: Sử dụng điện trong quá trình sản xuất: kẹp điện và
biến thế 220v/80v, 0.2A; Hệ thống dây chuyền quay 0.85KW có thể dẫn đến gây cháy do
chập điện, điện giật…
Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất: Công nhân phối trộn gia vị, hóa chất, KCS thường
xuyên tiếp xúc với hóa chất phân giải, chất bảo quản, các loại thuốc diệt côn trùng sát
trùng….là nguồn gây nhiễm các chất độc hại
4.2 Biện pháp
a, Biện pháp an toàn đối với bản thân người lao động
Mọi người lao động trong công ty phải tuân theo quy định an toàn lao động do công ty
ban hành:
 Chấp hành tuân thủ và bàn giao ca, ký nhận, kiểm tra nghiêm túc


 Không đùa giỡn khi làm việc, sàn đứng phải có các khía cạnh để tang ma sát tránh
trơn trượt, sàn nhà phải rửa bằng nước sạch
 Đề phòng chất độc hại
b, Biện pháp che chắn an toàn
Công ty có rào chắn, bao che bộ phận truyền động thang máy lên heo, bang tải lông
heo, băng tải heo mảnh, bang tải kéo heo lên rảnh, các thiết bị thì có rơ le bảo vệ.

c, Biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

 Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ
 Trang bị áo lạnh đối với công nhân làm vệc ở kho lạnh
 Trang bị khẩu trang, khăn tay, tạp dề, giày ống cho công nhân phân xưởng sản
xuất
 Trang bị khẩu trang, giày ống cho công nhân vệ sinh chuồng trại
 Công nhân phối trộn gia vị, hóa chất, KCS thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
phân giải, chất bảo quản, các loại thuốc diệt côn trùng sát trùng….là nguồn gây
nhiễm các chất độc hại nên được trang bị các thiết bị phòng hộ cá nhân cũng như
những kiến thức cơ bản về cấp cứu khi bị ngộ độc
 Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp y tế khám sức khỏe định kỳ cho công nhân
d, Biện pháp thực hiện kiểm nghiệm dự phòng thiết bị
Định kỳ thì công ty tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, vê sinh nhà xưởng, và yêu cầu
công nhân sản xuất khi có sự cố thì phải báo cáo ngay cho phòng kỹ thuật để kịp thời sửa
chữa.
e, Phòng cháy chữa cháy
 Lực lượng PCCC của công ty luôn được bồi dưỡng nghiệp vụ cảnh giác với mọi
khả năng gây cháy, sẵn sàng chữa cháy kịp thời. Khi phát hiện cháy phải hô to,
đánh kẻng báo động và báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
Công ty đưa ra các quy định đối với người lao động:


 Cấm không dàng lửa đun nấu, hút thuốc nơi sản xuất, nơi dễ cháy
 Thực hiện tốt các nguyên tắc dung điện
 Không dùng dây đồng, kẽm, giấy bạc để thay cầu chì
 Không câu móc điện trực tiếp vào ổ cắm
 Không để vật dễ cháy, dồ dùng cá nhân gần điện
5. Các yếu tố có hại và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động của Vissan
5.1 Vi khí hậu

a, Về nhiệt độ: mỗi phân xưởng, bộ phận khác nhau lại có một mức nhiệt độ khác
nhau phù hợp với mục đích sử dụng.
Nguyên liệu ban đầu được tiến hành sơ chế ở nhiệt độ phóng khoảng 20-25 độC.
Sau khi giết mổ, sản phẩm có nhiệt độ khá cao từ 39-40 độC rất thuận lợi cho các quá
trình hóa học xảy ra và vi sinh vật phát triển do đó cần làm mát sản phẩm thật nhanh. Ở
Vissan, sau khi giết mổ, sản phẩm được phân phối vào các phòng tùy theo mục đích sử
dụng. Hệ thống kho lạnh với cấp độ nhiệt khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn.
+ Phòng mát có nhiệt độ từ 10-15 C
+Phòng lạnh có nhiệt độ từ -20 đến -18 C
Nhìn chung mức nhiệt độ được sử dụng ở công ty là khá thấp nếu ở môi trường này trong
thời gian dài có thể làm tê liết sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử
dụng máy móc thiết bị gây các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm
lạnh…
b, Độ ẩm của không khí
+ Phòng chế biến, xơ chế có độ ẩm khoảng 80-85%
+ Các phòng làm lạnh có độ ẩm thấp hơn 75-80%
Độ ẩm trong không khí là khá cao, là điều kiện lý tưởng cho sự hoạt động và phát triển
của vi sinh vật gây hại, đó đó tăng nguy cơ gây nên các bệnh về da, hô hấp…
c, Biện pháp công ty áp dụng
 Tổ chức khám định kỳ cho công nhân để phát hiện bệnh sớm và có kế hoạch lưu
chuyển công việc. Vissan là một trong những đối tác khám sức khỏe định kỳ tiêu
biểu của Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh.


 Sử dụng đầy đủ các thiết bị về bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ lao động, khẩu
trang, găng tay…có quần áo bảo hộ riêng cho người lao động làm việc ở các
phòng lạnh có nhiệt độ khác nhau.
 Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất: Thực hiện theo công nghệ
chế biến hiện đại– công nghệ chế biến Jambon
 Tổ chức lao động hợp lý, chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp

 Kiểm tra thường xuyên thiêt bị máy móc đảm bảo đúng trong nhiệt độ cho phép.
 Tập huấn các kiến thức, kỹ năng cho người lao động
5.2 Hóa chất độc hại
Hóa chất độc hại tại bộ phận vệ sinh chuồng trại, khu dự trữ sống, khu xơ chế, chế
biến…nhân viên vệ sinh có thể sử dụng các sản phẩm làm sạch độc hại để đánh bóng sàn,
tường, máy móc thiết bị… Một số sản phẩm có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và cổ họng,
có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể ảnh hưởng xấu đến nội tạng và hệ sinh sản.
Hóa chất khử trùng những dụng cụ giết mổ, thiết bị máy móc…
Biện pháp thực hiện
 Nhân viên được trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân khi làm việc: Quần áo bảo
hộ,khẩu trang, găng tay, kính…
 Thay thế bằng các sản phẩm ít độc hại hơn nếu có thể
 Hệ thống thông gió thích hợp
 Đảm bảo các thùng chứa hóa chất đều được dán nhãn đúng
 Các nhân viên tiếp xúc với hóa chất trải qua khóa đào tạo về tác hại, cách phòng
tránh và cách sử dụng đúng về hóa chất
 Tổ chức cho nhân viên được khám định kỳ
5.3 Tiếng ồn
Các nguồn phát ra tiếng ồn như:
 Tiếng ồn từ khu tồn trữ sống: do có một lượng lớn gia súc tập trung vào 1 khu
 Từ khu vực giết mổ: do tiếng kêu của gia súc hay tiếng hoạt động của máy móc
thiết bị.
Việc người lao động tiếp xúc với tiếng ồn quá mức có thể dẫn tới giảm hoặc mất khả
năng nghe.
Để giảm thiểu tiếng ồn, công ty đã có một số biện pháp sau:
 Thay thế các máy móc cũ, có tiếng kêu quá ồn, bảo trì thường xuyên
 Sử dụng tường cách âm ở khu tồn trữ sống và những nơi có tiếng ồn quá lớn


 Nhân viên có thể mang bịt tai vào khu tồn trữ sống

 Trồng nhiều cây xanh quanh các khu vực trên

5.4 Các yếu tố vi sinh vật có hại
Một số loại vi sinh vật có hại ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn lao động tại cơ sở chế
biện như:
 Các vi sinh vật gây bệnh, vi khẩn, ký sinh trùng, côn trùng , nấm mốc… có ở trên
cơ thể của gia súc trong các khu tồn trữ sống
 Các vi sinh vật có hại có thể phát triển ở các sản phẩm sau khi đã xơ chế
 Vi sinh vật tồn tại trong môi trường ở các khu chế biến do độ ẩm và nhiệt độ thuận
lợi
Vi sinh vật có hại có thể gây các bệnh về đường ruột, tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm,
các bệnh về da…
Biện pháp thực hiện


-

-

Công nhân, kĩ sư tham gia sản xuất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Mặc quần áo bảo hộ lao động sạch sẽ
Rửa tay trước khi vào khu sản xuất
Không mang thức ăn vào khu chế biến
Không hút thuốc trong khu vực chế biến
Không khạc nhổ và xì mũi trong khu vực chế biến và hoàn tất
Không làm việc nếu bị bệnh truyền nhiễm
Mặc quần áo bảo hộ do công ty cấp
Mang găng tay, khẩu trang
Găng tay, khẩu trang sau khi sử dụng xong phải vất vào bao rác đúng quy định
Trường hợp cần thiết phải mang thiết bị chống ồn

Vệ sinh máy móc
Phải rửa sạch và sát trùng các thiết bị máy móc trước và sau khi sử dụng
Các phương tiện và công cụ vệ sinh:
+ Cọ rửa chất bẩn bằng dung dịch tẩy rửa
+ Dùng vòi nước áp lực để tẩy rửa
+ Làm khô máy móc thiết bị bằng hơi áp lực
Vệ sinh bàn ghế dụng cụ: tất cả các dụng cụ lao động như rổ, giá đựng, xe đẩy và
các dụng cụ cần thiết khác cho quá trình chế biến đều phải giữ sạch sẽ, dao luôn
giữ sắc bén mọi lúc


-

Vệ sinh sàn nhà và tường vách trong xưởng chế biến: sàn nhà và tường phải giữ
sạch sẽ, hàng ngày sàn nhà phải được làm sạch bằng cách dùng vòi nước áp lực
xịt. Trước khi rửa phải quét dọn sàn nhà, gom những vụn thịt hư vào trong thùng
rác
 Xử lý nước thải
- Các loại nước thải từ khu tồn được đưa vào hố chứa thứ nhất, nước thải xuất tập
trung vào hồ chứa thứ hai để điều hòa lưu lượng nước
- Nước thải từ hồ thứ nhất được bơm qua sàng lọc để lọc tạp chất như thức ăn còn
dư, lông, phân… sau đó được bơm tiếp qua bể để lắng
- Sau thời gian lưu trữ ở bể lắng, toàn bộ nước thải được bơm qua hồ thực vật để xử
lý tiếp, cuối cùng nước thải sẽ được thải ra sông
Hiện nay, do nhu cầu thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất làm cho lượng
nước thải tăng lên không kịp xử lý. Nhà máy đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải mới để đảm vệ vệ sinh.
 Xử lý phế thải

-


-

Rác sinh hoạt: Hằng ngày đội ngũ công nhân vệ sinh đi thu gom rác và vận chuyển
về khu vực chứa rác đã được quy định trong nhà chứa rác của công ty. Rác được
chứa trong bao ni lông kín.

-

Rác sản xuất: Ở những khu vực sản xuất cũng bố trí những thùng chứa rác có nắp
đậy kín và có bao ni lông. Công nhân vệ sinh cũng đem đổ ở khu vực quy định
trong nhà chứa rác của công ty.

-

Rác giết mổ: những phế phẩm trong quá trình giết mổ được đội ngũ công nhân vệ
sinh cho vào bao rác, đậy kín và vận chuyển bằng xe chuyên dùng của công ty về
khu vực để rác quy định trong nhà chứa rác.

-

Phân khu chuồng: hàng ngày công nhân vệ sinh thu gom phân khô trong khu
chuồng và cho vào bao, cột kín, sau đó chuyển vào khu vực quy định để phân ở
nhà chứa rác của công ty. Phân ướt còn lại sẽ được công nhân xịt nước rửa chuồng
trại và nước thải này sẽ dẫn về trạm bơm nước thải tập trung P1P2 của công ty để
đưa về hệ thống xử lý nước thải.

Vissan đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Đa Lộc để thu gom, vận chuyển và xử lý
theo đúng các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường. Công tác phân loại, thu gom,
lưu trữ vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại như giẻ lau, bao tay, vải vụn dính thành

phần nguy hại; Thùng phuy kim loại chứa dầu nhớt; Dầu thải phát sinh từ bảo trì máy
móc; Bóng đèn huỳnh quang thải; bình mực từ máy in, photocopy; pin, acquy thải;


Dầu thải từ bếp ăn... cũng được công ty quản lý chặt chẽ. Công ty đã có kho chứa chất
thải nguy hại riêng biệt và đăng ký hồ sơ sổ chủ nguồn chất thải nguy hại với Phòng
Quản lý chất thải rắn - Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Chất
thải nguy hại phát sinh sẽ được chứa kín và vận chuyển về kho chất thải nguy hại của
công ty để đơn vị hợp đồng là Công ty Môi trường Việt Anh đến thu gom, vận chuyển
và xử lý.
- Đối với các loại giấy thùng carton, bao nilon… sẽ được tập trung lại sau đó bán đi.
- Da trâu, bò đem bán.
5.5 Ánh sáng
Do làm việc trong các nhà máy, khu chế xuất nên công nhân phải thường xuyên sử
dụng ánh sáng nhân tạo.
Để tăng cường hiệu quả chiếu sáng, công ty tiến hành hạ thấp chiều cao treo đèn ở
một số khu vực. Ngoài ra, công ty cũng đã tiến hành thay thế khoảng 739 bóng đèn
Huỳnh Quang, đèn cao áp và đèn Compact bằng đèn Led. Giải pháp lắp tụ bù nâng cao
hệ số công suất cho hệ thống điện cũng mang đến lợi ích đáng kể.


PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ
SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY VISSAN
1. Nhóm giải pháp về an toàn lao động
a) Biện pháp an toàn với bản thân người lao động
 Thực hiên thao tác, tư thế lao động phù hợp, đúng nguyên tắc an toàn lao động
trong chế biến thực phẩm.
 Bảo đảm không gian vận động, sự thích nghi giữa người và máy.
 Đảm bảo các điều kiện lao đông thị giác: Ánh sáng vừa đủ, thính giác, tránh ồn,…
 Biết cách điều dưỡng cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo tâm lý phù

hợp, tránh quá tải, căng thẳng,…
b) Biện pháp che chắn an toàn
 Che chắn các bộ phận dẫn điện của các thiết bị máy móc trong chế biến thực
phẩm, tránh các tai nạn về điện.
 Sử dụng các tín hiệu báo hiệu an toàn tại các cơ sở sản xuất có các máy móc trang
thiết bị nguy hiểm.
c) Biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Trang bị các đồ bảo hộ lao động: Khẩu trang, nút bịt tai với công nhân làm với máy
móc gây tiếng ồn lớn, áo quần, yếm chống nóng,…
d) Biện pháp thực hiện kiểm nghiệm dự phòng thiết bị
 Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, dây truyền vận hành,…
 Việc bảo dưỡng phải được thực hiện bởi người có qua đào tạo và có kinh nghiệm,

 Khi bảo dưỡng, khoá bộ phận điều khiển và gắn biển “nguy hiểm, không được vận
hành”.
e) Các biện pháp về phòng cháy chữa cháy
 Lắp các thiết bị chữa cháy tại chỗ: Bình chữa cháy nước hay bọt hoá học, chuông
báo cháy,…
 Trang bị cho người lao động kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy và kinh
nghiệm xử lý tình huống,…
 Lắp các biển hiệu, cảnh báo dể phòng cháy nổ đối với khu vực nhà máy: Tiêu lệnh
chữa cháy, các biển cấm hút thuốc,…


 Thực hiện các yêu cầu cơ bản, nguyên tắc cơ bản về phòng cháy.

2. Nhóm các giải pháp về vệ sinh lao động
 Cung cấp cho NLĐ các kiến thức về vệ sinh lao động; Tác hại của vi khí hậu xấu,
tiếng ồn, rung động, chiếu sáng không hợp lý, bụi và các vi sinh vật có hại,… từ
đó NLĐ có kiến thức và có ý thức hơn trong việc phòng tránh và bảo vệ bản thân,


 NLĐ nên thường xuyên cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp phòng tránh, bảo
vệ sức khoẻ bản thân.
 Trang bị đầy đủ thiết bị về bảo hộ lao động: Quần áo, khẩu trang, gang tay,..
 Tổ chức khám định kì, đúng thời hạn cho công nhân để sớm có biện pháp kịp thời,
tránh rủi ro.
 Bố trí, sắp xếp nơi làm việc hợp lý, bố trí thông gió tự nhiên để đảm bảo tránh
nóng, chống ẩm.
 Cải tạo hệ thống lạnh các kho trữ đông bằng cách thay thế ba cụm máy nén lạnh
piston cũ bằng các máy nén lạnh xoắn ốc có hiệu suất cao.
 Lắp biến tần cho máy nén khí trục vít 37 kW, cải tạo tăng cường bảo ôn cho hệ
thống lạnh và hệ thống hơi.
 Phải đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ trong lành: Trồng nhiều cây xanh
chống bụi bẩn và tiếng ồn.
 Đổi mới công nghệ, thiết bị, thường xuyên bảo dưỡng máy để chống ồn.
 Chọn vật liệu cách âm, che chắn cách ly bằng vật liệu giảm thanh, cách âm. Xây
dựng, thiết kê tường cách âm.
 Vệ sinh máy móc trang thiết bị thường xuyên.
 Xử lý nước thải, rác thải đúng yêu cầu và phải thường xuyên kiểm tra.
 Thực hiện tư thế lao động đúng nguyên tắc.
3. Các giải pháp khác
Đối với người lao động cần

 Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc; Tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp
đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
 Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; Các thiết
bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.



 Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ
thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
Chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử
lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với phía công ty
 Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
 Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm
trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.
 Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao
động.
 Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong
việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm
của mình cho người lao động và những người có liên quan; Đóng bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
 Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động; Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động; Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện
bệnh nghề nghiệp; Thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
 Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc
khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức
khỏe của người lao động.
 Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
 Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; Phối
hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
 Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; Thống kê,
báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; Chấp hành quyết
định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.
 Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy
trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.


KẾT LUẬN
Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh lao động ngày càng được quan tâm và chú trọng.
Đặc biệt là nhà nước đã ra các điều luật để đảm bảo cho người lao động có đủ khả năng
và sức khỏe để làm việc. Việc quan tâm đến người lao động là một vấn đề cần thiết của
doanh nghiệp bởi họ chính là người trực tiếp làm ra của cải cho doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp cũng không ngừng nâng cao việc đảm bảo an toàn cho người lao động. Bằng việc
xác định đúng đắn những ảnh hưởng từ môi trường làm việc, điều kiện làm việc, điều
kiện sức khỏe của nhân viên… Công ty đã có những chính sách cụ thể để đảm bảo cho
nhân viên và cũng như đảm bảo cho chất lượng sản phẩm. cồn ty đã xây dựng những
phòng ban chuyên về an toàn vệ sinh lao động, thiết kế thời gian làm việc cũng như cơ sỏ
hạ tầng … ngày càng hợp lý. Công ty cũng xác định rõ những yếu tố có hại những yếu tố
nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của người lao động từ đó đưa ra
những biện pháp đảm bảo an toàn. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi một số rủi ro
ngoài ý muốn, chính bởi vậy công ty đang xây dựng và cố gắng giảm thiểu tốt nhất
những nguy hiểm có thể xảy ra cho người lao động.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình và bài giảng học phần an toàn vệ sinh lao động của trường đại học Thương
mại.
2. Chương IX của Bộ Luật Lao động quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động.


3. Điễn đàn sinh viên thương mại
4. Trang web chính của công ty Vissan />5. Báo dân chí, đời sống và pháp luật



×