Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TÌNH cảm THẨM mỹ và QUAN điểm THẨM mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.65 KB, 8 trang )

TÌNH CẢM THẨM MỸ VÀ QUAN ĐIỂM THẨM MỸ
P1. KHÁI NIỆM TÌNH CẢM THẨM MỸ
TÌNH CẢM LÀ GÌ?
Tình cảm là những rung động cảm xúc khi có tác sự tác động trực tiếp của
hiện thực khách quan vào các giác quan của con người.
Cảm xúc (theo tiếng la tinh êmôxêô – tôi cảm động, tôi xúc động) đó là sự
rung động từ phía bản thân con người đối với hiện thực, cũng như sự rung động của
trạng thái chủ quan nảy sinh trong qúa trình tác động tương hỗ với môi trường xung
quanh và trong qúa trình thỏa mãn những nhu cầu của mình.
PHÂN LOẠI
Trong tâm lý học hiện đại vẫn chưa có được một sự phân loại cảm xúc nào
được công nhận rộng rãi. Song người ta có thể phân chia chúng một cách chính xác
hơn thành các loại cảm xúc khác nhau, trên cơ sở các thành phần, các dấu hiệu đặc
trưng về cường độ của rung động tâm lý, những cái thể hiện về mặt tâm trạng thông
qua tình cảm của con người
Căn cứ vào nội dung và nguyên nhân phát sinh sự rung động, tâm trạng của
cảm xúc con người, mà tình cảm được thể hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau; nhưng
về cơ bản là tình cảm sinh học và tình cảm xã hội:
Tình cảm sinh học (tình cảm cấp thấp) có liên quan chủ yếu đến quá
trình sinh học trong cơ thể, đến sự thoả mãn hay không thỏa mãn nhu cầu tự
nhiên của con người. Ngược lại tình cảm cấp cao xuất hiện liên quan đến sự
thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu xã hội cũa con người. Các tình cảm này
tham gia một cách hữu cơ vào tất cả các hình thức hoạt động tinh thần của
con người, đồng thời làm giảm nhẹ, hoặc tác động tích cực, hoặc gây khó khăn
cho hoạt động nói chung của con người.
Tình cảm xã hội (tình cảm cấp cao), nhất là tình cảm trí tuệ, tình cảm
đạo đức và tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm trí tuệ là tình cảm nảy sinh trong quá
trình học tập, lao động, trong hoạt động sáng tạo khoa học, kỹ thuật và nghệ
thuật. Tình cảm đạo đức phản ánh thái độ của con người với các nhu cầu đạo
đức xã hội. (Có 3 nhóm tình cảm cấp cao: Tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức,
tình cảm thẩm mỹ)




TÌNH CẢM THẨM MỸ
Tình cảm thẩm mỹ cũng là một hình thái tình cảm xã hội của con người,
nhưng nó khác với tình cảm đạo đức, trí tuệ, tôn giáo… Đó là sự rung động – cảm
xúc bởi cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
Trước cái đẹp – vui sướng, hân hoan, thoả mãn. Đó là sự cảm thụ
những giá trị thẩm mỹ mang lại cho con người những khoái cảm tinh thần –
khoái cảm thẩm mỹ;
Trước cái xấu – khó chịu, bực tức, căm ghét;
Trước cái bi – đau đớn, thương tiếc, đồng cảm và khao khát muốn trả
thù vì lý tưởng cao đẹp của cuộc sống;
Trước cái hài – tiếng cười tích cực, phê phán những thói hư tật xấu
nói chung của con người nhằm hướng đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ của bản
thân con người và xã hội;
Trước cái cao cả – khâm phục, khát vọng vươn lên để chế ngự, để
chinh phục, để khẳng định vai trò và sức mạnh của con người;
Trước cái thấp hèn – ghê tởm, kinh ghét;
Các loại tình cảm nói trên đều được xây dựng từ những xúc cảm cùng
loại. Những xúc cảm này được lặp đi. lặp lại nhiều lần trong tính đa dạng của
chúng, dần dần khái quát nên mà thành tình cảm sâu sắc.
Chẳng hạn tình cảm thẩm mỹ được hình thành khi con người thường
xuyên tiếp xúc với cái đẹp dựa trên những xúc cảm thẩm mỹ do được xem
tranh, nghe hát. xem phong cảnh… Nếu không có hoàn cảnh gợi lên xúc cảm
thẩm mỹ thì sẽ không thể hình thành được tình cảm thẩm mỹ. Một đứa trẻ
luôn bị tiếp xúc với cái xấu. bẩn thỉu thì nó khó có được tỉnh yêu đối với cái
đẹp.


CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA TÌNH CẢM THẨM MỸ

Tình cảm thẩm mỹ là cảm nghĩ – cảm xúc.
Cũng như các hoạt động ý chí khác, trong cảm xúc thẩm mỹ biểu hiện
đặc biệt rõ nét tính tích cực của sự phản ánh tâm lý.
Nếu mối liên hệ hoạt động tâm lý của con người và hoạt động tâm lý
của cảm xúc thẩm mỹ là khác nhau. Thì sự khác nhau thể hiện ở chỗ, ở con
người kích thích của cảm xúc thẩm mỹ, không chỉ có yếu tố sinh lý mà có cả
kinh nghiệm của lịch sử loài người, là tất cả những kinh nghiệm của những
quan hệ xã hội, bao gồm cả sự tự nhận thức cá nhân.
Mối liên hệ giữa tình cảm thẩm mỹ với sự tác động của các hiện tượng
thẩm mỹ khách quan đó sâu xa đến mức một số nhà tâm lý học và mỹ
học(thuyết mỹ học – tâm lý học) đã khẳng định rằng, tình cảm thẩm mỹ
dường như là sự “nhập cảm” vào đối tượng, hoặc là cảm nghĩ – cảm xúc là cơ
sở của cảm xúc thẩm mỹ.
Tình cảm thẩm mỹ, đặc biệt do nghệ thuật mang lại luôn thẩm thấu
trong ký ức con người những dấu ấn không phai nhòa, lâu bền, thường là suốt
đời. Bởi ở nghệ thuật thì khả năng ấy diễn ra thông qua hệ thống hình tượng
toàn vẹn – cảm tính như là một qui luật của tình cảm.
VD: Thiên nhiên tự nó cũng không vui không buồn, chỉ có con người
đem cái buồn vui của lòng mình mà trải lên cảnh vật, như một cảm nghĩ – cảm
xúc từ nơi sâu thẳm của tâm hồn con người:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người sầu cảnh có vui đâu bao giờ.
(Nguyễn Du)
Hay:
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
(Nguyễn Du)



Tình cảm thẩm mỹ là cơ chế tổng hợp cảm xúc.
Các cảm xúc thẩm mỹ có khả năng tự tiếp nối, kết hợp và đan xen vào
hệ thống những cảm xúc của con người một cách tinh tế và hết sức phức tạp.

Như vậy, tình cảm thẩm mỹ tái tạo và chiếm hữu một cách tinh tế thế
giới và cuộc sống hiện thực, đồng thời hình thành một thế giới độc đáo của
đời sống tinh thần, nó bao chứa sự thống nhất nội tại những cá tính của con
người.


P2. QUAN ĐIỂM THẨM MỸ LÀ GÌ
KHÁI NIỆM QUAN ĐIỂM THẨM MỸ
Quan điểm thẩm mỹ là những phán đoán, nhận định về các hiện tượng thẩm
mỹ và nghệ thuật, là sự đúc kết và khái quát của các nhà lí luận mỹ học và nghệ thuật
về đời sống thẩm mỹ. Sự đúc kết và khái quát này diễn ra theo con đường trừu
tượng hóa của khoa học về lĩnh vực thẩm mỹ.
Quan điểm thẩm mỹ(Quan điểm mỹ học) gắn bó chặt chẽ với cảm xúc, thị
hiếu và lí tưởng thẩm mỹ vì chúng cùng phản ánh mặt khách quan của thế giới hiện
thực nhưng quan điểm thẩm mỹ và cảm xúc, thị hiếu và lí tưởng thẩm mỹ là hai hệ
thống khác nhau. Cảm xúc, thị hiếu, lí tưởng thẩm mỹ thuộc nhận thức thẩm mỹ còn
quan điểm thẩm mỹ lại thuộc về hệ thống của nhận thức khoa học. Ở đây, có sự
khác nhau về phương thức nhận thức, một bên đi theo con đường nhận thức thẩm
mỹ, một bên đi theo con đường nhận thức khoa học. Có diều làm cho nhiều người
lẫn lộn là bởi vì đối tượng nghiên cứu của quan điểm thẩm mỹ lại chính là những
lĩnh vực của đời sống thẩm mỹ.

ĐẶC ĐIỂM QUAN ĐIỂM THẨM MỸ
1.


Quan điểm thẩm mỹ tồn tại trong dạng trừu tượng.

Nếu như cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lí tưởng thẩm mỹ tồn tại
trong dạng cụ thể sinh động, thì quan điểm thẩm mỹ tồn tại trong dạng trừu
tượng. Nó bộc lộ trực tiếp qua các khái niệm, phạm trù mỹ học trong hệ thống
lí luận về mỹ học của khoa mỹ học, và bộc gián tiếp qua hình tượng nghệû
thuật và các hiện tượng thẩm mỹ do con người xây dựng nên.

2.

Quan điểm thẩm mỹ mang tính chất giai cấp một cách rõ ràng.

Ðặc điểm nổi bật khác của quan điểm thẩm mỹ là tính chất giai cấp của
nó. Tư tưởng mỹ học của nhân loại từ trước đến nay là sự đối lập quyết liệt,
gay gắt giữa 2 loại quan điểm duy tâm, phản động và duy vật, cách mạng. Các
nhà mỹ học, lí luận nghệ thuật... luôn đứng trên quan điểm giai cấp để bày tỏ
ý kiến của mình về những vấn đề mỹ học, lí giải những vấn đề mỹ học.


Có thể nêu lên một số ví dụ về quan điểm thẩm mỹ:
1.

Trường Athena

Tiếng Ý: La scuola di Atene; Tiếng Anh: The School of Athens
Bức tranh “Trường Athène” của Rafael miêu tả cuộc tranh cãi giữa hai
quan điểm thẩm mĩ của Aristote và Platon


2. Về cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm thẩm mĩ nghệ thuật vị nghệ thuật

và nghệ thuật vị nhân sinh giai đoạn 1930-1945 ở Việt Nam thể hiện khá rõ quan
điểm thẩm mĩ của các nhà văn lãng mạn và nhà văn cách mạng.
Quan điểm “Văn dĩ minh đạo”, “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” trong văn
học phương Ðông. Tức là Văn để sáng tỏ đạo, Văn để chở đạo, Thơ để nói chí.
Đây là quan niệm văn chương trung đại, nổi lên chủ đạo như mọi người
đã thừa nhận. Với những quan niệm như thế thì trong sáng tác văn chương,
chức năng giáo huấn sẽ được đặt lên hàng đầu, lấn át chức năng thẩm mỹ,
chức năng phản ánh, nhận thức là điều dường như tất yếu. Và chính đó cũng
liên quan tới hiện tượng văn - triết bất phân bởi nội dung triết (cần hiểu theo
nghĩa rộng là tư tưởng) chính là nội dung giáo huấn được tồn tại trực hiện
như đã nói.
Quan điểm đó được thể hiện qua 2 câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Ðâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”

Bài thơ của Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm thẩm mĩ của Bác:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp.
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Quan điểm thẩm mĩ trên khác với quan điểm thẩm mĩ của các nhà thơ lãng
mạn như Xuân Diệu, Thế Lữ...:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây...
(Xuân Diệu).

Tôi chỉ là một khách tình si



Ham vẻ đẹp của muôn hình muôn thể
Mượn lấy bút nanìg Ly Tao tôi vẽ
Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca
(Thế Lữ)



×