Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của C. Mác và sự vận dụng lý luận này trong cải cách chính sách tiền công (tiền lương) ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.31 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. LÝ LUẬN TIỀN CÔNG CỦA C. MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.....2
1. Hàng hóa sức lao động.....................................................................................2
2. Giá trị hàng hóa của sức lao động...................................................................3
3. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản...................................................................3
3.1 Bản chất kinh tế của tiền công...................................................................3
3.2 Hai hình thức trả công................................................................................4
3.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế................................................4
II. CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN CÔNG (TIỀN LƯƠNG) Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY................................................................................................................5
1. Thực trạng cải cách chính sách tiền công ở Việt Nam hiện nay...................5
1.1 Quá trình cải cách chính sách tiền công ở nước ta những năm gần đây
- những kết quả đạt được.................................................................................5
1.2 Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền công ở nước ta những
năm gần đây.......................................................................................................6
2. Nguyên nhân của thực trạng cải cách tiền lương..........................................7
3. Giải pháp...........................................................................................................7
KẾT LUẬN..............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................10


Bảng từ viết tắt
ASEAN
APEC
WTO
CBCCVC
HCNN

Association of South East Asian Nations


Asia-Pacific Economic Cooperation
World Trade Organization
Cán bộ công chức viên chức
Hành chính nhà nước

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hòa nhịp cùng với tiến trình phát triển của thế giới, đất nước ta càng ngày
càng đổi thay. Với sự gia nhập của các tổ chức ASEAN, APEC, WTO… đem lại
cho đất nước ta rất nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, cùng với
đó là vô vàn khó khăn, thử thách. Một trong những khó khăn nhất của nước ta hiện
nay đó chính là đưa ra được mức lương hợp lí vì: Tiền lương là động lực thúc đẩy
người lao động làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng lao động, là
phương tiện để giúp người lao động cải thiện, nâng cao đời sống. Một chính sách
tiền lương phù hợp sẽ tăng hiệu quả quản lí nhà nước, ổn định sản xuất, kinh
doanh. Tìm hiểu về lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của C. Mác giúp chúng
ta hiểu được thế nào là hàng hóa sức lao động, giá trị hàng hóa sức lao động, bản
chất của tiền công, tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế để từ đó giải quyết được
chính sách tiền công ở Việt Nam hiện nay là một điều rất quan trọng.Vì vậy em xin
chọn đề tài “Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của C. Mác và sự vận dụng
lý luận này trong cải cách chính sách tiền công (tiền lương) ở Việt Nam hiện nay”.
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN TIỀN CÔNG CỦA C. MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.
1. Hàng hóa sức lao động.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu sức lao động là gì? Sức lao động là toàn bộ
những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó
sử dụng vào sản xuất.
Có hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

Thứ nhất, người lao động phải là người tự do về thân thể, có khả năng chi
phối sức lao động ấy và chỉ bán lao động đó trong một thời gian nhất định.

2


Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt mọi tư liệu sản xuất, để tồn
tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sinh sống.
Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành
tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông
tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao
động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ
nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong
kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành
hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng
hóa trở nên có tính chất phổ biến và báo hiệu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai
thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng.
2. Giá trị hàng hóa của sức lao động.
Giá trị hàng hóa sức lao động: Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo
gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công
nhân và gia đình anh ta. Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông
thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử . Nó được biểu hiện bằng
tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền công. Giá trị hàng hóa sức lao
động có xu hướng tăng do sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu về lao động phức
tạp tăng, nhu cầu tư liệu sinh hoạt tăng theo đà tiến bộ của lực lượng sản xuất. Xu
hướng giảm giá trị hàng hóa sức lao động do năng suất lao động tăng nên giá cả
các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm.
Lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:


3


Một là, giá trị những tư liệu về sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái
sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của người công nhân.
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con
cái người công nhân.
Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kì nhất định
cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập với nhau đến sự biến đổi của giá
trị sức lao động. Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa và
dịch vụ, về học tập và nâng cao trình độ lành nghề đã lam tăng giá trị sức lao động;
mặt khác, sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm giảm giá trị sức lao động.
3. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản.
3.1 Bản chất kinh tế của tiền công.
Bản chất của tiền công: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hóa sức lao động, nó chính là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Tiền công không phải là giá cả của lao động bởi vì: Thứ nhất, nhà tư bản trả
tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa
cho nhà tư bản. Thứ hai, tiền công được trả theo thời gian lao động ( giờ, ngày,
tuần, tháng), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được. Cái mà nhà tư bản
mua của công nhân không phải là lao động mà là sức lao động . Tiền công không
phải là giá cả hay giá trị của lao động, mà chỉ là giá cả hay giá trị của hàng hóa sức
lao động.
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời
gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công
và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy bản chất bóc lột của chủ
nghĩa tư bản.
4



3.2 Hai hình thức trả công.
Có hai hình thức trả tiền công:
Tiền công tính theo thời gian:là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít
hay nhiều tùy theo thời gian lao động của người lao động. Muốn đánh giá chính
xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền công ngày mà phải căn cứ vào độ dài
của ngày lao động và cương độ lao động. Giá cả của một giờ lao động là thước đo
chính xác mức tiền công tính theo thời gian.
Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số lượng của nó
phù thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận sản phẩm mà công
nhân đã sản xuất ra hoặc là số công việc đã hoàn thành.
Về thực chất, tiền công tính theo sản phẩm là hình thức biến tướng của tiền
công tính theo thời gian.
3.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
Tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm mới chỉ là biểu
hiện của tiền công danh nghĩa, do đó chúng ta cần phân biệt tiền công danh nghĩa
và tiền công thực tế.
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu
dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
Các loại tiền công luôn luôn vận động và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động nên nó có thể tăng lên hay giảm
xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung – cầu về hàng hóa sức lao động trên
thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi,
5


nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống

và người lại. Như vậy tiền công thực tế tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa và tỷ
lệ nghịch với giá cả hàng hóa, dịch vụ và phụ thuộc vào các loại thuế mà công
nhân phải đóng cho nhà nước.
II. CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN CÔNG (TIỀN LƯƠNG) Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.
1. Thực trạng cải cách chính sách tiền công ở Việt Nam hiện nay.
Trải qua hơn hai chục năm thực hiện cải cách chính sách tiền lương với khá
nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những ưu điểm và tiến bộ so
với hệ thống tiền công trong thời kỳ bao cấp. Tuy nhiên, cuộc sống luôn luôn biến
động trong khi tiền công chủ yếu nằm trong trạng thái tĩnh, ít có thay đổi trong cả
hệ thống bảng lương, cho nên chế độ tiền lương hiện hành vẫn bộc lộ nhiều hạn
chế, bất cập.
Trong những năm qua, công cuộc đỏi mới kinh tế của nước ta đạt nhiều
thành tựu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân, thể hiện qua chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đầu tư
phát triển giáo dục đào tạo, phát triển ý tế nâng cao sức khỏe cho nhân dân… Song
thực tế cho thấy, chính sách tiền lương của nhà nước còn chậm đối với sự phát
triển chung của tình hình kinh tế - xã hội, cơ chế tạo nguồn chưa được tháo gỡ dẫn
đến việc cải cánh tiền lương bị rơi vào vòng luẩn quẩn.
1.1 Quá trình cải cách chính sách tiền công ở nước ta những năm gần
đây - những kết quả đạt được.
Quan điểm, chủ trương về chính sách cải cách tiền lương của Đảng ta từ
năm 2003 đến nay là đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt việc xác định vị trí việc làm sẽ là cơ sở và căn cứ để
6


tính toán được biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và
đối tượng quản lý trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chính sách tiền công đều đã
được cải thiện( đều cao hơn các năm trước) ở mức lương tối thiểu của các doanh

nghiệp, các vùng, của Cơ quan nhà nước...
Tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính
nhà nước (HCNN) và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công; Chú ý gắn cải
cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) với cải cách hành chính
và xây dựng nền công vụ, tinh giảm biên chế khu vực HCNN. Tếp tục đổi mới cơ
chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc xếp lương, trả lương gắn với chất lượng
và hiệu quả cung cấp dịch vụ công theo tinh thần xã hội hóa. Đây cũng là định
hướng rất quan trọng trong cải cách và trong cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương.
Tiền lương danh nghĩa có xu hướng tăng do nhiều lần điều chỉnh mức lương
tối thiểu chung trên cơ sở bù trượt giá và tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ tiền
lương tối thiểu - trung bình - tối đa, từng bước tiền tệ hóa các khoản ngoài lương
nhằm khắc phục bình quân, bao cấp và ổn định đời sống của công nhân.
Bảng 1. Quy định mức lương cơ sở, 2010-2017
Nghị định/Nghị quyết
28/2010/NĐ-CP

Thời điểm áp dụng
01/05/2010

Lương cơ sở
730.000

22/2011/NĐ-CP

01/05/2011

830.000

31/2012/NĐ-CP


01/05/2012

1.050.000

66/2013/NĐ-CP

01/07/2013

1.150.000

47/2016/NĐ-CP

01/05/2016

1.210.000

27/2016/QH14
01/07/2017
1.300.000
Nguồn: />
7


1.2 Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền công ở nước ta những
năm gần đây.
Thứ nhất, mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng hiện nay
chưa phù hợp với cơ chế thị trường, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng
không kịp so với mức tăng của giá cả sinh hoạt hàng ngày và mức tăng trưởng kinh
tế, do đó tiền lương thực tế của CBCCVC, người lao động có phần giảm sút và

không đảm bảo trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân, chưa kể đến gia
đình của họ, nhất là trong tình trạng lạm phát tăng cao. Theo Nghị định
141/2017/NĐ-CP, có hiệu lực 25/1/2018 mức lương tối thiểu của vùng cao nhất là
3.980.000 đồng/tháng và vùng thấp nhất là 2.760.000đồng/tháng không đáp ứng đủ
nhu cầu hiện nay của người lao động.
Thứ hai, tiền lương trả cho CBCCVC được quy định bằng hệ số được tính
trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung, thang lương cứng nhắc, lỗi thời và xã rời thực
tế; tiền lương chưa được trả đúng với vị trí làm việc, chức danh và hiệu quả công
tác, chất lượng cung cấp dịch vụ công. Theo Bộ Nội vụ, giai đoạn 2016-2020 thực
hiện mở rộng quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa từ mức 1 - 2,34 - 10
hiện nay lên mức 1 - 3,2 - 15.
Thứ ba, hệ thống thang lương, bảng lương chưa phát huy được tác dụng
khuyến khích người lao động trong sáng tạo, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ. Hệ số lương khởi điểm các ngạch có trình độ đại học (2,34); ngạch nhân viên
văn thư (1,35), nhân viên phục vụ (1,0) là quá thấp; một số thang bảng lương còn
bất cập, một số chế độ phụ cấp chưa phù hợp.
2. Nguyên nhân của thực trạng cải cách tiền lương.
Hiện trạng bất cập trong chế độ tiền lương ở nước ta hiện nay bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là nhận thức chưa đầy đủ về tính chất hàng
hóa của sưc lao động cũng như về bản chất của tiền lương. Trong cơ chế kế hoạch
8


hóa tập trung, chúng ta không coi sức lao động là hàng hóa cả trong khu vực sản
xuất, kinh doanh, cũng như khu vực nhà nước, vì vậy tiền lương không phải là giá
cả của sức lao động, không sựa trên cơ sở giá trị sức lao động. Trong khu vực kinh
tế nhà nước, nhà nước bao cấp tiền lương, việc trả lương trong doanh nghiệp không
gần với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chính sách biên chế suốt đời được áp dụng.
Kết quả là, biên chế lao động ngày càng lớn, ngân sách thâm hụt nặng nề do phải
bao cấp tiền lương, mà tiền lương lại không đủ tái sản xuất sức lao động. Sản xuấtkinh doanh mất động lực nên hiệu quả sút kém. Ngoài ra do quá trình cải cách vẫn

chậm, chưa kịp thời với sự biến động của giá cả hàng hoá tiêu dùng, chưa đồng bộ
với các giải pháp khác, duy trì quá lâu một chính sách tiền lương thấp, việc thực
hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp công (dịch vụ công) còn chậm
và đạt kết quả thấp, nhất là trong y tế, giáo dục và đào tạo… gây khó khăn cho cải
cách tiền lương và tạo nguồn để trả lương cao cho CBCCVC, các lần cải cách luôn
bị chi phối bởi khả năng của ngân sách nhà nước… khiến cho tiền công thực tế của
người lao động thấp, đời sống khó khăn.
3. Giải pháp.
Chính sách tiền lương có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội và
có tác động lớn đến hệ thống chính sách kinh tế-xã hội của các nước trên tầm vĩ
mô, tác động lớn đến rất nhiều người lao động hưởng lương. Thời gian qua, Đảng,
Nhà nước đã không ngừng quan tâm cải cách, sửa đổi bổ sung nhiều lần góp phần
cải thiện đời sống người lao động hưởng lương, thúc đẩy người lao động, sáng tạo,
hăng say sản xuất. Tuy nhiên tính đến nay, mức lương tối thiểu chung còn thấp, cơ
chế áp dụng tuền lương tối thiểu chung còn thấp, cơ chế áp dụng tiền lương tối
thiểu giữa các đối tượng hưởng lương khác nhau còn chưa phù hợp với thể chế cơ
chế thị trường. Do đó, vấn dụng quan điểm của Mác em xin đưa ra một số giải
pháp cải cánh tiền công ở Việt Nam ta như sau:
9


Cải cách tiền công, trả lương theo thời gian làm việc của CBCCVC và
người lao động. Muốn đánh giá chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền
công ngày mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động.
Theo đó, cần tiếp tục mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu-trung bình-tối đa nhằm
khắc phục hiện tượng bình quân trong chi trả lương, động viên khuyến khích người
có tài, có trình độ yên tâm công tác trong khu vực công nói chung, đặc biệt là khắc
phục triệt để tính bình quân, cào bằng trong chi trả lương hiện nay, phát huy khả
năng, trí tuệ của mọi người trong sản xuất.
Cải cách tiền công, trả lương theo sản phẩm đạt được cần có các quy định

rõ ràng về vấn đề này, “ làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít” tránh tình trạng “
làm nhiều, làm ít cũng hưởng lương như nhau” dẫn đến tiền lương chưa phù hợp
với mức độ cống hiến, chưa phản ánh đúng năng lực, kết quả lao động. Gắn cải
cách tiền tiền lương với cải cách hành chính. Việc này cũng đồng nghĩa với việc
tiền công sẽ được trả theo chức vụ, chức danh nghiệp vụ chuyên môn, công tác. Hệ
số lương khởi điểm các gạch cần nâng cao hơn phù hợp với lượng sản phâm, công
việc của họ làm ra và đạt được trong công việc.
Cải cách tiền công theo thực tế mức lương tối thiểu hiện nay chưa phù hợp
với cơ chế thị trường, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng không kịp so với
mức tăng của giá cả sinh hoạt hằng ngày và mức tăng trưởng kinh tế. Do đó, thay
bằng tăng tiền lương theo thời kỳ dài ta tăng theo thời gian, theo sự tăng lên hay
giảm xuống của giá cả sinh hoạt hằng ngày và theo mức tăng trưởng của nền kinh
tế theo thời gian. Khuyến khích các cơ quan nhà nước, doang nghiệp trả lương cho
người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng, trả lương theo hình thức khen
thưởng và khuyến khích. Nhà nước chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản và hãy
giao quyền tự chủ cho người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp tự xây dựng thang
lương, bảng lương , tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng ..và phụ cấp lương tự chủ
trong việc trả lương trên thực tế, trả lương phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất,
10


tổ chức lao động của từng doanh nghiệp và phải đăng ký thang lương, bảng lương
với cơ quan quản lý lao động địa phương và làm cơ sở đóng, hưởng chế độ BHXH
và thực hiện các quyền lợi khác của người lao động theo quy định của pháp luật.
Cải cách tiền công trên danh nghĩa: nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ
chế, chính sách tiền lương theo cơ chế thị trường đảm bảo tiền lương được trả đúng
cho người lao động theo cơ chế thị trường, theo sức lao động công nhân đã bán đi.
Cần có quan điểm đầu tư vào tiền lương là đầu tư cho phát triển, từ đó điểu chỉnh
mạnh chi tiêu công, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước; trong đó, tăng huy động các
nguồn ngoài ngân sách nhà nước như vốn đầu tư của doanh nghiệp,trong nhân

dân... cho đầu tư toàn xã hội, dành nguồn cho trả tiền lương cho công chức, viên
chức đảm bảo cho họ có mức tiền lương bình quân trên trung bình của lao động
khu vực thị trường.
KẾT LUẬN
Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của C. Mác không chỉ áp dụng
đúng trong chủ nghĩa tư bản mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn nước ta. Vận dụng
lý luận này vào thực tế để giải quyết vấn đề tiền lương ở Việt Nam, góp phần nâng
cao hiệu quả, năng suất làm việc, tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, ổn đinh sản xuất, kinh doanh.
Chính sách điều chỉnh, cân bằng tiền lương ở một mức độ phù hợp với từng đối
tượng là rất cần thiết, đây chính là cơ sở để phát huy nhân tài, chú trọng vào công
việc mà mình được giao, từ đó làm cho đất nước ngày càng phát triển.

11


12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Bộ giáo
dục và đào tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2016.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề cương Bài giảng kinh tế chính trị học
3.
4.
5.
6.

Mác-Lênin, Hà Nội 2001.
/> /> /> />

7.

-2207520000.1463122025./1021429404611833/?type=3&theater.
/>
8.

cai-cach-tien-luong-38303.html.
/>
9.

luong-toi-thieu-9832.html.
/>
13


14



×