Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong 3 môn tiếng việt cho học sinh tại các trường tiểu học quận tây hồ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.72 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ MAI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ MAI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đức Sơn

HÀ NỘI - 2018



i

LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp tác giả
đã đƣợc sự giúp đỡ tận tình các cấp lãnh đạo, quý thầy cô, gia đình, đồng
nghiệp.
Tác giả xin đƣợc trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu, các Giáo sƣ,
Tiến sĩ, giảng viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy
lớp Cao học Quản lý giáo dục K20 và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá
trình nghiên cứu, tìm tài liệu và hoàn thiện luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn
Đức Sơn đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ và chỉ bảo tận tình cho tác giả trong suốt
thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến Phòng GD&ĐT Quận Tây Hồ,
Ban giám hiệu các trƣờng Tiểu học trong Quận và đặc biệt là Ban giám hiệu
trƣờng Tiểu học Đông Thái đã giúp đỡ tác giả trong việc hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã cố gắng thu
thập tài liệu, song chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận
đƣợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Mai


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác. Các thông tin đƣợc trích dẫn trong luận
văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Mai


iii

MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ ........................................................................................
Lời cảm ơn.............................................................................................

i

Lời cam đoan.........................................................................................

ii

Mục lục...................................................................................................

iii

Danh mục chữ viết tắt............................................................................. viii
Danh mục bảng.......................................................................................


x

Danh mục sơ đồ......................................................................................

xi

MỞ ĐẦU................................................................................................

1

1.Lý do chọn đề tài.................................................................................

1

2.Mục đích nghiên cứu...........................................................................

3

3.Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.....................................................

3

4.Giả thuyết khoa học.............................................................................

3

5.Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................

3


6.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.........................................................

4

7.Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................

4

8. Cấu trúc luận văn...............................................................................

6

NỘI
DUNG....................................................................................................

7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC
SINH TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC.........................................................

7

1.1Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................

7

1.1.1 Ở nƣớc ngoài................................................................................

7


1.1.2 Ở trong nƣớc................................................................................

10

Một số khái niệm cơ bản.............................................................

13

1.2


iv

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục........................................................

13

1.2.1.1Quản lý........................................................................................

13

1.2.1.2 Quản lý giáo dục.........................................................................

15

1.2.2 Giáo dục kỹ năng sống.................................................................

17


1.2.3 Giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn học........................... 20
1.2.4 Quản lý giáo dục kỹ năng sống....................................................
1.3

20

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học tích hợp trong môn
Tiếng Việt............................................................................................ 21

1.3.1 Kỹ năng sống cần thiết cho học sinh Tiểu học............................. 21
1.3.2 Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học........ 23
1.3.3 Nội dung giáo dục KNS tích hợp trong môn Tiếng Việt cho học
sinh Tiểu học

22

1.3.4 Phƣơng pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong môn Tiếng
Việt
1.3.5 Đặc điểm của giáo dục tích hợp

24
24

1.3.6 Các kỹ năng sống có thể đƣợc giáo dục trong môn Tiếng Việt.... 25
1.4

Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học tích hợp

trong môn Tiếng Việt............................................................................


27

1.4.1 Nguyên tắc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh Tiểu học tích hợp trong môn Tiếng Việt........................................

27

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Tiểu học tích hợp trong môn Tiếng Việt....................................

30

1.4.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh Tiểu học tích hợp trong môn Tiếng Việt......
Kết luận chƣơng 1...............................................................................

33
38

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH 39


v

TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ- THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của Quận Tây Hồ

39


2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội.............................................................

39

2.1.2 Tình hình giáo dục.....................................................................

41

2.1.3 Bộ máy tổ chức của các trƣờng Tiểu học Quận Tây Hồ................ 45
2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt
cho học sinh tại các trƣờng Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành phố Hà
Nội

45

2.2.1 Mục đích, nội dung, phƣơng pháp, đối tƣợng khảo sát

45

2.2.2 Nhận thức về mức độ quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trƣờng Tiểu học của cán bộ, giáo viên............................... 46
2.2.3 Các lực lƣợng, tổ chức tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh Tiểu học........................................................................................... 46
2.2.4 Môn học và các hoạt động tham gia góp phần giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh Tiểu học..................................................................... 49
2.2.5 Giáo dục kỹ năng sống trong các phân môn của môn Tiếng Việt

50


2.2.6 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học..............

50

2.2.7 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học ............

52

2.2.8 Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học.............. 53
2.3 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn
Tiếng Việt cho học sinh tại các trƣờng Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành
phố Hà Nội.............................................................................................

54

2.3.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu
học

54

2.3.2 Tổ chức, chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

57

2.3.3 Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 59


vi

2.3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống..........


60

2.4 Đánh giá chung về giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ
năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trƣờng
Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành phố Hà Nội...........................................

62

2.4.1 Kết quả..........................................................................................

62

2.4.2 Hạn chế..........................................................................................

63

2.4.3 Nguyên nhân.................................................................................. 64
Kết luận chƣơng 2...............................................................................

65

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ
HÀ NỘI.....

66

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh Tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ...................................

66

3.1.1 Quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo
dục..........................................................................................................

66

3.1.2 Phát huy đƣợc tiềm năng của cán bộ giáo viên, phù hợp với nhu
cầu rèn luyện của học sinh.....................................................................

67

3.1.3.Đảm bảo tính mục đích.................................................................

68

3.1.4 Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi...........................................

69

3.2 Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong
môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trƣờng Tiểu học Quận Tây HồThành phố Hà Nội................................................................................... 70
3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giáo
dục kỹ năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt..................................

70


3.2.2 .Biện pháp 2: Bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên kiến thức 73


vii

và kỹ năng tích hợp GDKNS trong môn Tiếng Việt.............................
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục và đánh
giá kết quả rèn luyện KNS cho học sinh Tiểu học................................

75

3.2.4.Biện pháp 4: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục kỹ năng sống tích
hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.................................

77

3.2.5.Biện pháp 5: Tăng cƣờng các điều kiện về cơ sở vật chất kết hợp
với kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ, động viên nhằm nâng cao
chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt cho
học sinh tiểu học trong Quận..................................................................

79

3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong việc tạo
môi trƣờng giáo dục thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

81

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp......................................................


82

3.4 Kết quả thăm dò ý kiến của chuyên gia về tính khả thi và tính cấp
thiết của các biện pháp.........................................................................

83

Kết luận chƣơng 3..................................................................................

88

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................

89

1. Kết luận......................................................................................... 89
2. Khuyến nghị.................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ 93
PHỤ LỤC ............................................................................................. 96


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

BGD-ĐT - GDTH

Bộ Giáo dục- Đào tạo - Giáo dục Tiểu học

CBQL


Cán bộ quản lý

CBGV

Cán bộ giáo viên

CCB

Cựu chiến binh



Cao đẳng

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

CT-BGD&ĐT

Chỉ thị Bộ Giáo dục và Đào tạo


CTĐ

Chữ thập đỏ

ĐH

Đại học

ĐTB

Điểm trung bình

GD

Giáo dục

GDKNS

Giáo dục Kỹ năng sống

GDNGLL

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GPMB

Giải phóng mặt bằng

KNS


Kỹ năng sống

LLCT

Lý luận chính trị

PHHS

Phụ huynh học sinh

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

SL

Số lƣợng

TC

Trung cấp

TDTT

Thể dục thể thao



ix

Th.S

Thạc sĩ

THCS

Trung học sơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thanh niên

TNTPHCM

Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

TT-BGD&ĐT

Thông tƣ- Bộ giáo dục & Đào tạo

TTHC


Thông tin hành chính

TTXD

Trật tự xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Số lƣợng học sinh, lớp học của các trƣờng Tiểu học trong 41
Quận Tây Hồ

Bảng 2.2

Đội ngũ CBQL các trƣờng Tiểu học công lập trên địa bàn 42
Quận Tây Hồ- Năm học 2017- 2018

Bảng 2.3

Đánh giá của giáo viên về các lực lƣợng thực hiện 43
GDKNS cho học sinh Tiểu học

Bảng 2.4


Ý kiến của giáo viên về các tổ chức tham gia giáo dục 44
KNS cho học sinh

Bảng 2.5

Môn học và các hoạt động góp phần vào việc GDKNS 45
cho học sinh Tiểu học

Bảng 2.6

GDKNS cho học sinh Tiểu học qua các phân môn của 46
môn Tiếng Việt

Bảng 2.7

Các KNS đƣợc nhà trƣờng quan tâm giáo dục cho học
sinh Tiểu học trong môn Tiếng Việt

Bảng 2.8

Các hình thức GDKNS cho học sinh

47

Bảng 2.9

Các biện pháp GDKNS cho học sinh

49


Bảng 2.10 Thực trạng lập kế hoạch GDKNS cho học sinh

50

Bảng 2.11 Nội dung kế hoạch quản lý GDKNS của CBQL

52

Bảng 2.12 Tổ chức, chỉ đạo công tác GDKNS cho học sinh

53

Bảng 2.13 Kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho học sinh

55

Bảng 2.14 Ý kiến của CBQL, giáo viên, PHHS về các yếu tố ảnh 56
hƣởng đến quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh
Bảng 3.1

Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp

86

Bảng 3.2

Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

89



1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, con ngƣời cũng phải hoàn
thiện mình hơn về mọi mặt để đáp ứng đƣợc yêu cầu ấy. Một con ngƣời hoàn
thiện về nhân cách phải là sự kết hợp của cả tài và đức. Con ngƣời khi mới
sinh ra và ở lứa tuổi mầm non, tiểu học chính là giai đoạn quan trọng cho việc
hình thành và phát triển nhân cách. Một trong những nhiệm vụ của nhà trƣờng
nói riêng và ngành giáo dục nói chung chính là hình thành và phát triển các
phẩm chất đạo đức và tri thức cho học sinh. Trong xã hội hiện nay, vấn đề
giáo dục không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức hay đơn thuần là giáo
dục đạo đức mà giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng là một vấn đề quan
trọng đƣợc quan tâm . Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ tự tin, biết làm chủ
giao tiếp, thể hiện năng lực, giá trị bản thân, biết thực hiện các hành vi tích
cực, giúp các em có cơ hội rèn luyện thói quen, có cách xử lý thích hợp trƣớc
các tình huống của cuộc sống và đặc biệt biết quan tâm chia sẻ với mọi ngƣời
trong cộng đồng.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên
trì và tâm huyết của những ngƣời tham gia giáo dục. Đó là hoạt động không
phải chỉ diễn ra trên trƣờng lớp mà có thể ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên kỹ
năng sống rất đa dạng và có sự ảnh hƣởng của tập tục thói quen nơi sinh sống.
Chính vì thế ngƣời giáo viên cần phải vận dụng sao cho linh hoạt, phù hợp,
sáng tạo với trình độ, nhu cầu của học sinh cũng nhƣ đặc điểm nhà trƣờng và
địa phƣơng. Cũng vì thế giáo dục kỹ năng sống không chỉ là công việc và
nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên mà là còn là trách nhiệm của xã hội, cộng
đồng. Giáo dục kỹ năng sống không chỉ là xu thế chung của nhiều quốc gia

trên thế giới mà ở Việt Nam hoạt động giáo dục này cũng đã đƣợc quan tâm
giáo dục nhiều năm qua. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho thế


2

hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển, giáo dục phổ thông đã và
đang có nhiều đổi mới, từ trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần
thiết cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời
học, đổi mới các hình thức tổ chức học tập: tăng cƣờng làm việc nhóm và vận
dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống đem lại niềm vui và hứng thú học tập
cho học sinh. Có nhƣ vậy mới mong đào tạo đƣợc những thế hệ trẻ phát triển
toàn diện đúng nhƣ mục tiêu giáo dục đã nêu:”đào tạo con ngƣời Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và
bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, phát huy tốt tiềm
năng khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Ở Tiểu học, môn học mang đến cho học sinh nhiều
cảm xúc và giúp các em biểu lộ những cảm xúc ấy một cách dễ dàng nhất
chính là môn Tiếng Việt.
Với tinh thần đó, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng có sự quan tâm và chỉ đạo
chặt chẽ việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thể hiện qua văn
bản số 4304/BGD-ĐT- GDTH ngày 31/8/2016 về việc “Hƣớng dẫn thực hiện
nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2016- 2017”; Thông tƣ số 04/2014/TTBGD-ĐT ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và
hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ngày 28/02/2014.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trƣờng tiểu học trong Quận Tây
Hồ đƣợc quan tâm triển khai nghiêm túc. Tuy nhiên kết quả chƣa đƣợc nhƣ
mục mong muốn. Đặc biệt là việc giáo dục lồng ghép trong các môn học
trong đó có môn Tiếng Việt. Do đó, cần có biện pháp nâng cao hiệu quả quản
lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tích hợp trong các môn học,

cụ thể là môn Tiếng Việt với rất nhiều phân môn nhỏ. Vì những lý do trên,
việc chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong


3

môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trường Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành
phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ là cần thiết và có ý nghĩa.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trƣờng Tiểu học Quận Tây Hồ, đề xuất các biện pháp quản lý
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp trong môn Tiếng Việt nhằm góp
phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh các trƣờng Tiểu
học Tây Hồ- Thành phố Hà Nội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp trong môn Tiếng
Việt ở trƣờng Tiểu học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp trong
môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trƣờng Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành
phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các
trƣờng Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả
khá tốt. Tuy nhiên một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nhƣ việc chỉ
đạo tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tổ chức phối hợp giữa các lực
lƣợng giáo dục kỹ năng sống chƣa phù hợp... Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp
quản lý GDKNS tích hợp trong môn Tiếng Việt cụ thể cho từng khối lớp một
cách đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn giáo dục tại địa phƣơng thì có

thể nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:


4

5.1.Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học tích hợp trong môn Tiếng Việt.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học tích hợp trong môn Tiếng Việt tại các trƣờng tiểu học Quận Tây
Hồ- Thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng
sống tích hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh các trƣờng Tiểu học Quận
Tây Hồ - Thành phố Hà Nội.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý giáo dục một số kỹ năng sống cơ
bản cho học sinh tích hợp trong môn Tiếng Việt tại các trƣờng Tiểu học Quận
Tây Hồ - Thành phố Hà Nội.
Về địa bàn:
Đề tài khảo sát thực trạng việc quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tại 8 trƣờng tiểu học Quận Tây Hồ tích hợp trong môn Tiếng Việt ở
100% cán bộ quản lý, 10% giáo viên của 8 trƣờng Tiểu học trong Quận, 20%
số phụ huynh học sinh ở các lớp, năm học 2017- 2018 đƣợc chọn ngẫu nhiên.
Về thời gian:
Đề tài sử dụng các số liệu thống kê của các trƣờng Tiểu học Quận Tây
Hồ từ năm học 2015- 2016 trở lại đây.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản chỉ đạo có liên quan đến đề tài để lựa chọn

những khái niệm, luận điểm cơ bản làm cơ sở hình thành giải thuyết khoa
học, các nội dung nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn


5

- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cơ bản trong trƣờng cũng nhƣ việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống
trong các môn học để thu thập số liệu, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong
quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thông qua các phiếu điều tra đƣa
ra các câu hỏi đối với nhà quản lý, giáo viên học sịnh và phụ huynh học sinh
để từ đó đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ở các nhà trƣờng.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Sử dụng phƣơng pháp này để xin ý kiến các
chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên để khẳng định kết quả các
nghiên cứu, đặc biệt là thẩm định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
đƣợc đề xuất.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để trao đổi
với một số đối tƣợng cần thiết từ đó thu thập thông tin cụ thể phục vụ cho
những nhận xét định tính về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
tiểu học.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua trao đổi với những các
trƣờng tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ có điều kiện tƣơng đồng với trƣờng
tiểu học Đông Thái trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống để rút ra các bài
học kinh nghiệm.
7.3.Nhóm phương pháp hỗ trợ khác
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thập
đƣợc.



6

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp
trong môn Tiếng Việt cho học sinh tại trƣờng Tiểu học.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý giáo dục giáo dục kỹ năng sống tích
hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trƣờng Tiểu học Quận Tây HồThành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong
môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trƣờng Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành
phố Hà Nội.


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC
SINH TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Ở nước ngoài
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba
thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó thái độ và
kỹ năng đóng vai trò then chốt giúp cho ngƣời học tự tin để vững bƣớc tới
một tƣơng lai có định hƣớng. Riêng về giáo dục kỹ năng sống tuy chỉ mới
xuấthiện từ những năm 1990 của thế kỷ trƣớc, song đã nhanh chóng lan rộng
ra khắp thế giới. Và có nơi, giáo dục kỹ năng sống không chỉ là một sinh hoạt

ngoại khóa mà còn là một môn học chính qui ở nhà trƣờng.
Thuật ngữ kĩ năng sống đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX,
trong một số chƣơng trình giáo dục của UNICEF, trƣớc tiên là chƣơng trình
“Giáo dục giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần đƣợc giáo dục cho thế hệ trẻ.
Những nghiên cứu về kĩ năng sống ở giai đoạn này mong muốn thống nhất
đƣợc một quan niệm chung về kĩ năng sống cũng nhƣ chỉ ra đƣợc một bảng
danh mục các kĩ năng sống mà thế hệ trẻ cần có. Dự án do UNESCO tiến
hành tại một số nƣớc trong đó có các nƣớc Đông Nam Á là một trong những
nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho những nghiên cứu về kĩ năng
sống. UNESCO đã đƣa ra 3 nguyên tắc cơ bản để định hƣớng cho việc
triển khai giáo dục kĩ năng sống trong thực tiễn đó là: Quyền đƣợc học kĩ
năng sống; Phát triển những kĩ năng sống; Đánh giá kĩ năng sống. Những
nguyên tắc là cơ sở để giúp nhìn ra bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI: Học
để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình và Học để cùng nhau chung


8

sống. Đây chính là khung cấu trúc của một cách tiếp cận kỹ năng sống trong
giáo dục hiện nay.
Ở các nƣớc phƣơng Tây, kỹ năng sống từ lâu đã đƣợc quan tâm. Mô
hình giáo dục của Pháp thế kỷ XXI theo đề xuất của Edgard Morin là phải
giảng dạy về hoàn cảnh con ngƣời ( hiểu rõ con ngƣời là gì, con ngƣời sống
và hoạt động nhƣ thế nào, trong những điều kiện nào, con ngƣời xử lý bằng
cách nào) và học cách sống. Triết lý giáo dục Mỹ đầu thế kỉ XXI cũng cho
rằng: cần nâng cao kỹ năng giao lƣu qua nói, đọc, nghe, viết, cần phát triển
khả năng suy ngẫm…
Ngƣời Nhật đi vào thế kỉ XXI với mô hình không đánh giá học sinh,
sinh viên qua năng lực hiểu các môn học mà đánh giá khả năng giải quyết các
vấn đề của đời sống thực tiễn.

Tại diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi ngƣời họp tại Senengan
(2000) Chƣơng trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó tại Mục
tiêu 3 có nêu: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận
chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp”, tại mục tiêu 6 yêu cầu: “Khi
đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kỹ năng sống của người
học”. Cho nên, học kĩ năng sống trở thành quyền của ngƣời học và chất lƣợng
giáo dục phải đƣợc thể hiện cả trong kỹ năng sống của ngƣời học. Do đó, giáo
dục kĩ năng sống cho ngƣời học trở thành nhiệm vụ quan trọng của giáo dục
các nƣớc, vì thế vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung, cho
học sinh phổ thông nói riêng đƣợc đông đảo các nƣớc quan tâm.
Tại Hội nghị thƣợng đỉnh về trẻ em do Liên Hiệp Quốc tổ chức ở
Newyork tháng 9-1990, cuốn sách “Để con em vững bƣớc vào đời- Pour un
bondeparrt dán la vie” tác giả đã làm rõ nguyên tắc để cứu trẻ em sinh tồn,
phải đi đôi với cố gắng làm sao cho cuộc sống ý nghĩa. Những ngƣời đang cố


9

gắng bảo vệ, giáo dục và giúp các em trƣởng thành cần lấy định đề nói trên
làm kim chỉ nam.
Nhóm nghiên cứu của trƣờng đại học A&M của Mỹ trên nhóm 4H
(1/1991). Nhóm 4H (Heart- Health- Head- Hand) thuộc tổ chức 4H, chuyên
nghiên cứu và phát triển kĩ năng sống trên các lứa tuổi. Trong đó, nghiên cứu
này tập trung vào sự phát triển kĩ năng sống của thành niên. Nghiên cứu này
cho thấy sự tham gia trong chƣơng trình 4H là khá tích cực liên quan đến phát
triển kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng tự nhận thức cuộc sống. Đồng thời cũng chỉ
ra mức độ phát triển kỹ năng lãnh đạo cuộc sống.
Mặc dù giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã đƣợc nhiều nƣớc quan
tâm, xuất phát từ quan niệm chung về kĩ năng sống của Tổ chức Y tế thế giới
hoặc của UNESCO, nhƣng quan niệm và nội dung giáo dục kỹ năng sống ở

các nƣớc không giống nhau, song nội dung giáo dục kĩ năng sống đƣợc triển
khai ở các nƣớc vừa thể hiện đƣợc cái chung, vừa mang những nét riêng của
từng quốc gia dân tộc. Đến nay đã có hơn 155 nƣớc trên thế giới quan tâm
đến việc đƣa kĩ năng sống vào nhà trƣờng, trong đó có 143 nƣớc đã đƣa vào
chƣơng trình chính khóa ở tiểu học và trung học.
Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng
cho ngƣời lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada
(Human Resources and Skills Development Canada – HRSDC) có nhiệm vụ
xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp ngƣời
Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao
chất lƣợng cuộc sống. Bộ này cũng có những nghiên cứu đề đƣa ra danh sách
các kỹ năng cần thiết đối với ngƣời lao động. Conference Board of Canada là
một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tích
các xu hƣớng kinh tế, cũng nhƣ năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đề
chính sách công cộng. Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đƣa ra danh


10

sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000) bao
gồm các kỹ năng nhƣ:
1. Kỹ năng giao tiếp
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
3. Kỹ năng tƣ duy và hành vi tích cực
4. Kỹ năng thích ứng
5. Kỹ năng làm việc với con ngƣời
6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán.
Việc giáo dục kỹ năng sống ở khu vực đã đƣợc nghiên cứu và triển
khai ở nhiều nƣớc. Ở Lào, giáo dục kỹ năng sống đƣợc lồng ghép vào chƣơng
trình đào tạo chính qui, không chính qui và các trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo

viên từ năm 1997. Tại Campuchia chƣơng trình giáo dục chính qui đã thực
hiện việc tích hợp dạy kỹ năng sống vào bài học của các môn cơ bản từ lớp 1
đến lớp 12. Tại Malaysia, Bộ GD coi KNS là môn kỹ năng của cuộc sống.
Tháng 12/2003 tại Bali – Inđônesia đã diễn ra hội thảo về giáo dục
KNS trong giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nƣớc. Qua báo
cáo của các nƣớc cho thấy có nhiều điểm chung và cũng có nhiều điểm riêng
trong quan niệm về giáo dục KNS của các nƣớc. Mục tiêu của giáo dục KNS
trong giáo dục không chính quy ở hội thảo Bali là nhằm nâng cao tiềm năng
của con ngƣời để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sự
thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày đồng thời tạo ra sự thay
đổi và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam thuật ngữ “kỹ năng sống” đƣợc biết đến từ chƣơng trình
của UNICEF vào năm 1996 “ Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và
phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trƣờng ”.
Tham gia chƣơng trình này có ngành Giáo dục và Hội Chữ thập đỏ. Khái


11

niệm kỹ năng sống đƣợc hiểu đầy đủ và đa dạng hơn sau hội thảo “Chất
lƣợng giáo dục và kỹ năng sống” do tổ chức UNESCO tài trợ đƣợc tổ chức
tại Hà Nội từ ngày 23 – 25/10/2003. Từ đó những ngƣời làm công tác giáo
dục ở Việt Nam hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống và vấn đề cần thiết phải
giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ. Với nhiều năm nghiên cứu về giáo dục,
PGS.TS Hà Nhật Thăng đã cho xuất bản cuốn sách: “Giáo dục hệ thống giá
trị đạo đức nhân văn” năm 1998 và đã tái bản nhiều lần. Trong đó, trang bị
cho học sinh sinh viên nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ sở cơ bản
của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tƣơng ứng với hệ
thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội, của

thời đại. Những kết quả nghiên cứu trên đã đƣợc ứng dụng vào việc xây dựng
chƣơng trình và thể hiện trong sách giáo khoa ở Tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông của môn Giáo dục công dân, triển khai từ năm 2000 trên
phạm vi cả nƣớc.
Một trong những ngƣời có những nghiên cứu mang tính hệ thống về
kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh
Bình. Tác giả và cộng sự đã triển khai nghiên cứu tổng quan về quá trình nhận
thức về kỹ năng sống và đề xuất yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục
và giáo dục kỹ năng sống ở nhà trƣờng phổ thông. Trên cơ sở đó xác định
thách thức và định hƣớng trong tƣơng lai để đẩy mạnh giáo dục kĩ năng sống
trên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống đƣợc các nhà trƣờng thực sự quan tâm
từ khi có chỉ thị 40/2008 CT-BGD&ĐT phát động các nhà trƣờng thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong
đó nội dung thứ ba và thứ tƣ của phong trào chính là tổ chức giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh, sinh viên. Mục đích rèn luyện cho học sinh, sinh viên, kỹ
năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc


12

theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn
luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân; Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn
hóa, ý thức chung sống thân thiện, giải quyết hợp lý các tình huống mâu
thuẫn, xung đột; Có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực.
Với nhiều năm nghiên cứu về giáo dục, nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ
Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn tính, Vũ Phƣơng Liên đã cho ra đời cuốn
sách “ Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THPT”. Cuốn sách
đƣợc viết lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, trong đó giáo
dục giá trị sống là nền tảng, kĩ năng sống là công cụ và phƣơng tiện để tiếp

nhận và thể hiện giá trị sống. Đây là những tiền đề đƣa công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trung học phổ thông vào các nhà trƣờng mạnh mẽ,
mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện
của nhà trƣờng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ
năng sống cho thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay, khi đất nƣớc đang
bƣớc vào thời kỳ hội nhập và phát triển nên đã có rất nhiều bài viết, nhiều
công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này của các tác giả: PGS. TS. Đặng
Thị Thanh Huyền với "Hỏi & Đáp về Quản lý trường phổ thông" ; PGS. TS.
Đặng Quốc Bảo với "Phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người"; PGS.
TS. Nguyễn Thị Hƣờng với, Bác sỹ Lê Công Phƣợng với "Giáo dục sống
khỏe mạnh và Kỹ năng sống trong dạy học Tự nhiên Xã hội ở trường tiểu
học"; PGS.TS Đặng Quốc Bảo, ThS Nguyễn Thị Thu Huyền với "Một số vấn
đề về lý luận và thực tiễn về quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú" 2013;
PGS. TS. Nguyễn Dục Quang với "Bài viết Một vài vấn đề chung về KNS và
GDKNS"; GS. TS. Nguyễn Quang Uẩn với "Bài viết Một số vấn đề lý luận về
kĩ năng sống"..... Bên cạnh đó cũng có đề tài luận văn thạc sĩ của các tác giả
nhƣ: Nguyễn Thị Quỳnh Anh "Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông
qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học Lý


13

Thường Kiệt, Hà Nội" 2011 ; “Quản lý hoạt động giáo dục ki năng sống cho
học sinh Tiểu học thành phố Hà Nội” của tác giả Hoàng Thúy Nga; “Quản lý
giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
ở trường Tiểu học Lạc Đạo A, huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh
hiện nay” của tác giả Vũ Đức Huynh; “Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua
hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường các trường Tiểu học huyện
Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định” của tác giả Trần Đại Cát
Ngành giáo dục Quận Tây Hồ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo về

việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong các nhà trƣờng, hàng năm tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo về
công tác phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý xâm nhập học đƣờng, phong trào
"Xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực". Tuy nhiên hệ thống lý
luận và giải pháp về quản lý để nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức, giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống.
Đề tài của tác giả với mong muốn nâng cao hiệu quả của việc quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trƣờng đặc biệt là
tích hợp trong môn Tiếng Việt, tạo ra sự thống nhất nhận thức và hành động
một cách hệ thống trong nhà trƣờng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục
toàn diện của nhà trƣờng.
1.2. Một số khái niệm sử dụng để nghiên cứu đề tài
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
Khái niệm “Quản lý” đƣợc hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát
triển của tri thức nhân loại cũng nhƣ nhu cầu của thực tiễn nó đƣợc xây dựng
và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới
quản lý. Từ khi xã hội đƣợc hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã đƣợc
quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt


×