Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tuần 10 giáo án lớp 5 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – nguyễn thế khương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.63 KB, 26 trang )

Trường TH số 2 An Thủy

TUẦN 10
Thứ ngày

Giáo án lớp 5

CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC
Buổi

Sáng
Thứ 2
Chiều

Sáng
Thứ 3
Chiều

Sáng
Thứ 4
Chiều

Sáng
Thứ 5
Chiều

Sáng
Thứ 6
Chiều

`



Từ ngày 29/ 10 đến ngày 2/ 11 /2018
Giáo viên: Nguyễn Thế Khương
Tiết
Môn
Nội dung
1
2
3
4
1
2
3
1
2
3
4
1
2
3
1
2
3
4
1
2
3
1
2
3

4
1
2
3
1
2
3
4
1
2
3

GV: Nguyễn Thế Khương
2019

Ghi
chú

Toán
Tập đọc

Luyện tập chung
Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 1)

C tả

Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 2)

LTVC
Toán

Kchuyện
Tập đọc
Khoa
Toán

Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 3)
Ôn tập giữa kì I
Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 4)
Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 5)
Thái độ đối với người nhiễm HIV/
Cộng hai số thập phân

Khoa

Phòng tránh xâm hại
Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 6)

Địa lí
Toán

Nông nghiệp
Luyện tập

TLV
Toán
LTVC
ÔL TV
TLV
ÔL T
SHTT


Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 7)
Tổng nhiều số thập phân
Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 8)
Em tự ôn luyện tuần 9
Kiểm tra giữa kì I
Chuyển đổi đơn vị đo về thập phân
Sinh hoạt Đội

-1-

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

TUẦN 10
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 1)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút; biết đọc diễn
cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý
nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các
giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu SGK .
- Rèn kĩ năng đọc.
- GD HS biết trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, biết được giá trị của hòa bình
và tình cảm của con người với thiên nhiên.

- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
*HS có năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong bài.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Kiểm tra đọc

- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm.
- Từng em bốc thăm chọn bài.
- Thi đọc trong nhóm, chọn bạn đọc hay.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc.
+ Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
*Việc 2: Bài 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ Tập đọc từ tuần 1
đến tuần 9

- Cặp đôi trao đổi với nhau rồi cùng làm bài vào VBT.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: tên bài tập đọc, tác giả và chủ điểm của nó.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi, thảo luận về ND chính của từng bài TĐ.
- Nhận xét và chốt: Nội dung của từng bài:
GV: Nguyễn Thế Khương

2019

-2-

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nêu đúng tên tác giả, tên bài tập đọc của ba chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em; Cánh chim hòa bình; Con người với thiên nhiên.
+ Nội dung chính của từng bài tập đọc:
1. Thư gửi các HS: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
2. Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
3. Nghìn năm văn hiến: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
4. Sắc màu em yêu: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người
và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ
5. Lòng dân: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng
6. Những con sếu bằng giấy: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống,
khát vọng hoà bình của trẻ em
7. Bài ca về trái đất: Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến tranh, ...
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS

- Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân. So sánh số đo độ dài viết dưới một
số dạng khác nhau. Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- Rèn kĩ năng chuyển phân số thập phân thành số thập phân, so sánh số đo độ dài, giải
toán tỷ lệ bằng 2 cách.
- GD HS ý thức trình bày khoa học, sạch sẽ.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Chuyển thành số thập phân rồi đọc số thập phân đó.
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn chuyển các phân số thập phân thành STP, bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

-3-

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy


Giáo án lớp 5

+ HS nắm chắc cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
+ Thực hành chuyển đổi đúng các phân số thập phân thành số thập phân.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn, thực hành.
*Việc 2: Bài 2: Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km?

- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm, tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển từ số thập phân sang số đo độ dài; chốt đáp án đúng.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách chuyển đổi số đo độ dài và so sánh các số đo đó.
+ Thực hành chuyển đổi và so sánh đúng các số đo độ dài.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm, tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn, thực hành.
*Việc 3: Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn chuyển đổi từ hai đơn vị đo độ dài (bé) về đơn vị lớn, bạn làm thế nào?
- Chốt: Cách chuyển đổi từ đơn vị đo dộ dài về đơn vị đo độ dài lớn dưới dạng STP.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách chuyển đổi số đo độ dài; diện tích thành một số dưới dạng số thập

phân.
+ Thực hành chuyển đổi đúng các số đo độ dài; diện tích dưới dạng số thập phân.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn, thực hành.
*Việc 4: Bài 4: Giải toán

- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm bài toán, xác định dạng toán và thảo luận,
trao đổi cách giải rồi giải vào bảng phụ.
*Hỗ trợ: Muốn tính được số tiền mau 36 hộp ĐD thì phải biết cái gì? (Tiền mua 1 hộp)
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ dạng 1.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

-4-

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc hai cách giải dạng toán tỉ lệ.
+ Thực hành giải đúng bài toán.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm, tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn, thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Cùng với người thân đo độ dài của một số đồ vật trong nhà sau đó chuyển đổi các số đo
đó dưới một số dạng khác nhau (PSTP; STP).
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018
CHÍNH TẢ:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 2)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút; biết đọc diễn
cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý
nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Nghe - viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ
trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
- Rèn kĩ năng đọc và viết.
- GD HS biết trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, biết được giá trị của hòa bình
và tình cảm của con người với thiên nhiên.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
*HS có năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong bài.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Kiểm tra đọc

- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm.

- Từng em bốc thăm chọn bài.
- Thi đọc trong nhóm, chọn bạn đọc hay.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc.
+ Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc.
- Phương pháp: Vấn đáp.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

-5-

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
*Việc 2: Bài 2: Nghe - viết: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
+ Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm cách trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.

+ Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
+ Viết chính tả

- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết.
- GV đọc từng cụm từ, HS nghe và viết chính tả vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: nỗi niềm, giữ, giận, cầm trịch, chân chính.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
- Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng.
- Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 3)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút; biết đọc diễn
cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý
nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong
các bài văn miêu tả đã học. (BT2)
- Rèn kĩ năng đọc.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019


-6-

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

- GD HS biết trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, biết được giá trị của hòa bình
và tình cảm của con người với thiên nhiên.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
*HS có năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong bài. Nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn
(BT2)
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Kiểm tra đọc

- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm.
- Từng em bốc thăm chọn bài.
- Thi đọc trong nhóm, chọn bạn đọc hay.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.

+ Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc.
+ Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
*Việc 2: Bài 2: Ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học dưới
đây.

- HD cách làm: Các em chọn một bài văn trong các bài văn đã học sau và tìm trong bài
văn ấy một chi tiết mà em thích nhất rồi ghi lại.
a, Quang cảnh làng mạc ngày mùa
b, Một chuyên gia máy xúc
c, Kì diệu rừng xanh
d, Đất Cà Mau.
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài tập, đọc thầm lại bài văn mình thích và ghi lại một
chi tiết vào VBTGK.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
? Vì sao bạn thích chi tiết đó?
? Qua chi tiết đó, em cảm nhận được điều gì?

GV: Nguyễn Thế Khương
2019

-7-

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5


- Nhận xét và chốt lại: Bằng sự quan sát tính tế, cách sử dụng các biện pháp nhân hóa,
so sánh, tác giả đã miêu tả được những cảnh đẹp của đất nước rất hay, giàu cảm xúc.
Mỗi bài văn đều có một vẻ đẹp riêng.
- Nhận xét và đánh giá, tuyên dương những HS tiến bộ, trình bày tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Viết lại được chi tiết mình thích.
+ Giải thích được lí do vì sao mình thích chi tiết đó.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
- Nói cho người thân biết cảm nhận của mình về cái hay, cái đẹp có trong một bài tập đọc
là văn miêu tả.
TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ 1
Thực hiện theo đề của chuyên môn
KỂ CHUYỆN:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 4)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học
(BT1). Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
- HS dùng từ hợp với tình huống giao tiếp và viết văn.
- GD HS ý thức sử dụng từ ngữ đúng với mục đích giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ.
II.Chuản bị : Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.

B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo
mẫu:

VN - Tổ quốc em Cánh chim hòa bình
Con người với TN
Danh từ
M.đất nước
M.hòa bình
M.bầu trời
Động từ - Tính từ
M.tươi đẹp
M.hợp tác
M.chinh phục
Thành ngữ, tục ngữ M.Yêu nước
M.Bốn biển một nhà
M.Nắng tốt dưa,
thương nòi
mưa tốt lúa.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng các từ loại và
thành ngữ, tục ngữ về ba chủ điểm đã học.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- Nhận xét và chốt lại: + Các từ ngữ thuộc danh từ, động từ, tính từ và các thành ngữ, tục
ngữ thuộc 3 chủ điểm đã học.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

-8-

Năm học :2018-



Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

+ Khái niệm danh từ, động từ, tính từ.
Lưu ý: Một từ đồng thời có thể diễn tả nội dung theo chủ điểm này hay chủ điểm kia hoặc
1 từ có thể thuộc một số từ loại khác nhau. VD: từ hòa bình có thể là DT(Em yêu hòa
bình), cũng có thể là tính từ (Em mong thế giới này mãi mãi hòa bình).
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ/tục ngữ vào các
nhóm thích hợp.
Tiêu chí

HTT

HT

CHT

1.Tìm được nhiều từ đúng
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.
*Việc 2: Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau: bảo vệ,
bình yên, đoàn kết, bạn bè, mênh mông.


- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài tập và làm vào VBTGK.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- Nhận xét và chốt lại: Các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa với từ đã cho; khái niệm từ
đồng nghĩa, từ trái nghĩa; mở rộng vốn từ về các chủ điểm đã học.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ: bảo vệ, bình yên,
đoàn kết, bạn bè, mênh mông.
Tiêu chí

HTT

HT

CHT

1.Tìm được nhiều từ đúng
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng bố mẹ, bạn bè về các cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 5)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

-9-


Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút; biết đọc diễn
cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý
nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật
trong vở kịch “Lòng dân” và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
- Rèn kĩ năng đọc.
- GD HS biết trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, biết được giá trị của hòa bình
và tình cảm của con người với thiên nhiên.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
*HS có năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong bài. Đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Kiểm tra đọc

- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm.
- Từng em bốc thăm chọn bài.
- Thi đọc trong nhóm, chọn bạn đọc hay.

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc.
+ Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
*Việc 2: Bài 2: Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch “Lòng dân” của tác
giả Nguyễn Văn Xe. Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn kịch.

- Yêu cầu HS đọc bài “Lòng dân” và nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch.
- Nhận xét và chốt: Tính cách của các nhân vật (dì Năm, An, chú cán bộ, tên lính và tên
cai)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn lựa chọn một trong hai đoạn kịch, phân vai và tập diễn
lại đoạn kịch đã lựa chọn.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm biểu diễn lại đoạn kịch đã lựa chọn.
- Đưa ra tiêu chí để đánh giá phần biểu diễn của các nhóm:
+ ND thể hiện đã đúng chưa.
+ Đã thể hiện được tính cách của từng nhân vật chưa.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 10 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5


- HĐTQ tổ chức cho các bạn bình chọn, đánh giá phần biểu diễn của các nhóm dựa theo
các tiêu chí.
- Nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm, HS thể hiện xuất sắc vở kịch.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nêu được tính cách của nhân vật trong vở kịch Lòng dân: Dì Năm
(bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ); An (thông minh, nhanh trí,
biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ); chú cán bộ (bình tĩnh tin vào lòng dân); Liinhs
(hống hách); Cai (xảo quyệt, vòi vĩnh)
+ Nhập vai và thể hiện đúng nội dung đoạn kịch, thể hiện được tính cách của từng nhân
vật.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập phân vai diễn cả hai đoạn của vở kịch Lòng dân.
KHOA HỌC :
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/ AIDS
I. Mục tiêu
- Đối với HS cả lớp:
+ Xác định các hành vi giao tiếp thông thường không lây nhiễm HIV
+ Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV & gia đình của họ
- Đối với HSKG: Biết vận động mọi người cùng thực hiện
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ SGK. Bút, bìa,…
III/ Hoạt động dạy học:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:3'

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? HIV là gì? AIDS là gì?
? Nêu các đường lây truyền & cách phòng tránh HIV/ AIDS?

- Nhận xét, đánh giá
2. Hình thành kiến thức Giới thiệu bài, ghi đề bài
HĐ1. Trò chơi tiếp sức ( 8’)
Việc 1: Y/c H đọc SGK & làm cá nhân vào vở

Việc 2: Huy động kết quả bằng trò chơi
Việc 3: Cả lớp cùng chia sẻ
- Nhận xét -Tuyên dương
* KL: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm....
HĐ2: Đóng vai ( 10’)
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 11 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

Việc 1: Tổ chức và hướng dẫn
- 5 HS tham đóng vai: 1 H đóng vai người nhiễm HIV, 4 H đóng vai khác thể hiện cách
ứng xử của mình.
+HS1: Trong vai người bị nhiễm HIV. là H mới chuyển đến
+HS2: Tỏ ra ân cần khi chưa biết, sau đó thay đổi thái độ
+HS3: Đến gần người bạn mới đến lớp học, định làm quen, khi biết bạn bị nhiễm HIV
cũng thay đổi thái độ vì sợ lây
+HS4: đóng vai GV, sau khi đọc xong tờ giấy nói: Nhất định là em đã tiêm chích ma tuý

rồi. Tôi sẽ đề nghị chuyển em đi lớp khác
Việc 2: Đóng vai và quan sát
Việc 3:Thảo luận cả lớp:
? Các em nghĩ gì về cách ứng xử đó?
Việc 4: Đại diện một số em nêu – Cả lớp cùng chia sẻ
HĐ3: Quan sát và thảo luận (6’)

-Việc 1: Y/c H thảo luận N3
? ND của các hình?
? Nếu các bạn ở H2 là người quen của bạn bạn sẽ đối xử với họ ntn?
Việc 2: - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
Việc 3: Các nhóm khác cùng chia sẻ
*KL: Người nhiễm HIV đặc biệt là trẻ em có quyền & cần được sống trong MT có sự hỗ
trợ thông cảm & chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm. Không nên xa lánh phân biệt
đối xử với họ
- H đọc mục Bạn cần biết
*Củng cố dặn dò ( 2’) ? TE có thể làm gì để tham gia phòng tránh HIV/ AIDS?
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ. Vận động mọi người
cùng thực hiện
Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2018
TOÁN:
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cộng 2 số thập phân. Giải bài toán có liên quan đến phép cộng các số thập phân.
- Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện cộng 2 số thập phân, giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS tính cẩn thận có kỹ năng đặt tính và tính chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(a, b), bài 2(a, b), bài 3.
GV: Nguyễn Thế Khương

2019

- 12 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:.
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ.
*VD1: Yêu cầu tính độ dài đường gấp khúc ABC?
C - Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm và làm BP.
2,45m
*Hỗ trợ: Đổi về đơn vị cm rồi tính.
- HD cách đặt tính và cách cộng hai STP.
A 1,84m
B
- Yêu cầu HS so sánh hai cách cộng.
- Chốt: Đặt tính giống nhau, cộng giống nhau, chỉ khác ở chổ không có (có) dấu phẩy.
*VD2 : 15,9 + 8,75 = ?
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm và làm BP.
- Nhận xét và chốt: Cách đặt tính; cách cộng như cộng các STN, viết dấu phẩy ở tổng

thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm cách cộng hai số thập phân.
+ Thực hành giải đúng các bài toán để rút ra quy tắc cộng hai số thập phân.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
*Việc 2: Cách cộng hai số thập phân.
? Muốn cộng hai STP ta làm như thế nào?
- Chốt: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng
cột ...
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm cách cộng hai số thập phân.
+ Học thuộc quy tắc cộng hai số thập phân.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Tính
- Cá nhân tự làm vào vở câu a và b.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách cộng hai số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách cộng hai số thập phân.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 13 -

Năm học :2018-



Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

+ Thực hành cộng đúng hai số thập phân.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 2: Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cá nhân tự làm vào vở câu a và b.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách đặt tính và cách cộng hai số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách đặt tính và cách cộng hai số thập phân.
+ Thực hành đặt tính đúng và cộng đúng hai số thập phân.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 3: Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc thầm bài toán, trao đổi với bạn bên cạnh về cách giải và giải vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách giải dạng toán nhiều hơn.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách giải dạng toán liên quan đến cộng hai số thập phân.
+ Thực hành giải đúng bài toán.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm, tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tự cho hai số thập phân bất kì rồi đố người thân cách tìm kết quả của phép cộng hai số
thập phân đó.
KHOA HỌC :
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu
- Đối với HS cả lớp
+ Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại
+ Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại
+ Biết cách phòng tránh & ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, tranh minh hoạ SGK, t/ huống…
III/ Hoạt động dạy học:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:3'
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 14 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5


- Tổ chức trò chơi Chanh chua, Cua cắp
2. Hình thành kiến thức: Giới thiệu bài,ghi đề bài
HĐ1: Những việc cần làm phòng tránh xâm hại (8')

Việc 1: Y/c H qs hình minh hoạ 1,2,3 SGK và thảo luận cả lớp :
? Các bạn trong tranh có thể gặp những nguy hiểm gì?
Việc 2: Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
+ H1: Bạn ấy có thể bị cướp đồ, bị dụ dỗ vào con đường nghiện hút, khi gặp khó khăn
không thể gọi ai
+ H2: Bạn ấy có thể bị bắt cóc, bị bán cho một chỗ khác, bị xâm hại tình dục
+ H3: Bạn ấy có thể bị cướp đồ, gặp nguy hiểm không thể có người đến cứu kịp thời
Việc 3: YC HS Kể thêm một số tình huống khác trong cuộc sống?
+Ở nhà một mình với người lạ, đi một mình nơi tối tăm vắng vẻ, nhận quà, tiền của
người lạ không rõ lí do...
? Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
+ Không đi một mình nơi vắng vẻ, không cho người lạ vào nhà, không đi nhờ xe người
lạ...
* KL: Chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh giác
HĐ2: Xử lý tình huống (10')

-Việc 1: GV Giao tình huống cho các nhóm tiến hành thảo luận phân vai đóng tình huống
+ TH1: A đang học bài thì có một người lạ gõ cửa xưng là bạn của bố, và xin vào nhà đợi.
Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
+ TH2: A & B đang xem đĩa thì A xin phép về vì đã 9h tối. B nài nỉ A ở lại xem. Trong
tình huống đó em sẽ làm gì?
+ TH3: Hôm nay mẹ bận đi làm, A phải đi bộ về nhà. Trên đường đi có bác B xin chở A
về. Nếu là A em sẽ xử lí ntn?
-Việc 2: Các nhóm nhận tình huống và đóng vai
-Việc 3: Cả lớp cùng chia sẻ

HĐ3: Những việc nên làm để phòng tránh xâm hại (7’)
Việc 1: Y/c H thảo luận N3
? Em cần làm gì để phòng tránh khi có nguy cơ bị xâm hại?
? Khi bị xâm hại em sẽ làm gì?
? Khi bị xâm hại em sẽ tâm sự, chia sẽ với ai?
Việc 2: - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
Việc 3: Các nhóm khác cùng chia sẻ
KL: Xung quanh chúng ta có nhiều người để chúng ta tâm sự chia sẻ
*Củng cố dặn dò ( 3’) ? Em hiểu được gì qua bài học này?
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 15 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

Dặn H đọc thuộc phần ghi nhớ
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- HS nói với nhau về cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2018
ĐỊA LÝ:
NÔNG NGHIỆP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở
nước ta. Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.

- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp.
- Giáo dục HS biết quý trọng các sản phẩm nông nghiệp.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
*HS có năng lực: Giải thích vì sao SL gia súc, gia cầm ngày càng tăng; vì sao cây trồng
nước ta chủ yếu là cây xứ nóng.
*Đ/c: Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp (không yêu
cầu nhận xét)
II.Chuẩn bị: - Lược đồ; tranh SGK, phiếu học tập.
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Bài mới:
*HĐ1: Vai trò của ngành trồng trọt.

- Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin ở SGK kết hợp quan sát lược đồ và trao đổi với nhau:
? Nhìn vào lược đồ ta thấy số kí hiệu của cây trồng như thế nào so với vật nuôi?
? Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta.
Trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi và chăn nuôi đang được chú ý phát triển.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nêu được vai trò của ngành trồng trọt:
+ Trồng trọt là ngành sản xuất chính của nông nghiệp nước ta.
+ Trồng trọt đóng góp tới gần

3
giá trị sản xuất nông nghiệp.
4


- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
*HĐ2: Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 16 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành thảo luận theo ND sau, thư kí viết kết quả thảo luận vào
phiếu học tập:
? Kể tên các loại cây trồng chủ yếu ở Việt Nam? Cây được trồng nhiều nhất là cây nào?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Do ảnh hướng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta trồng được
nhiều loại cây, chủ yếu là cây xử nóng. Lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nêu được các loại cây trồng ở nước ta: Lúa, ngô, khoai, sắn, chuối, cà phê, ...
+ Đặc điểm: Nước ta trồng được nhiều loại cây, chủ yếu là cây xứ nóng. Lúa gạo được
trồng nhiều ở các đồng bằng.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
*HĐ3: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.

- Việc 1: Cá nhân đọc thông tin ở SGK và nêu:
? Loại cây nào được trồng nhiều ở đồng bằng?
? Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?
? Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?
? Em biết gì về giá trị xuất khẩu của những loại cây này?
? Ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp?
- Việc 2: GV chốt: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nêu được giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm: Việt
Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (Chỉ đứng sau
Thái Lan).
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
*HĐ4: Sự phân bố cây trồng ở nước ta.

- Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin ở SGK kết hợp quan sát lược đồ và trao đổi với nhau về
sự phân bố các loại cây trồng của nước Việt Nam
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Cây lúa được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây CN được trồng nhiều
ở miền núi, cao nguyên.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nêu được sự phân bố cây trồng ở nước ta:
+ Lúa được trồng nhiều ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng Nam Bộ.
+ Cây ăn quả trồng ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc.
+ Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở miền núi, cao nguyên.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 17 -


Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
*HĐ5: Ngành chăn nuôi ở nước ta.

- Việc 1: Cá nhân đọc thông tin ở SGK và nêu:
? Kể tên một số vật nuôi ở nước ta? Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng nào?
? Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển mạnh?
- Việc 2: GV chốt: Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở ĐB; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở
miền núi, cao nguyên.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nêu được sự phân bố của ngành chăn nuôi: Lợn, gia cầm được nuôi
nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi, cao nguyên.
+ Giá trị: Vật nuôi cung cấp cho con người thịt, trứng, sữa để làm thức ăn; da làm áo,
giày; lông làm len, ...
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
B. Hoạt động ứng dụng: - Kể cho người thân nghe giá trị của lúa gạo, cây công nghiệp
lâu năm và tình hình chăn nuôi ở nước ta.
- Cùng phụ giúp bố mẹ chăm sóc tốt những con vật nuôi trong nhà.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Cộng các số thập phân. Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. Giải bài

toán có nội dung hình học.
- Rèn kĩ năng cộng các số thập phân, vận dụng tính chất giao hoán vào tính nhanh, giải
toán có nội dung hình học.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a, c), bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a:
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Bạn có nhận xét gì về hai phép tính ở mỗi cột?
? Khi ta đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì kết quả sẽ như thế nào?
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 18 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5


- Nhận xét và chốt: Phép cộng các STP có tính chất giao hoán. Khi đổi chỗ hai SH trong
một tổng thì tổng không thay đổi.
a + b = b + a.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
+ Thực hành tính và so sánh đúng các phép cộng.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 2: Bài 2: Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại

- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm, tự làm vào vở câu a và c.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách cộng hai STP và tính chất giao hoán của phép cộng các STP.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc quy tắc cộng hai số thập phân và tính chất giao hoán của phép cộng các
số thập phân.
+ Thực hành tính đúng các phép cộng rồi dùng giao hoán để thử lạị các phép cộng.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm, tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 3: Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc thầm bài toán, xác định dạng toán và giải vào vở.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đổi chéo vở kiểm tra và thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật, bạn làm thế nào?

- Gọi một số HS nhắc lại
- Củng cố: Cách giải và công thức tính chu vi hình chữ nhật.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
+ Thực hành tính và so sánh đúng các phép cộng.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 19 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

- Chia sẻ với người thân về bài học.
Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2018
TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 6)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 (Chọn 3
trong 5 mục a, b, c, d, e). Đặt được câu để phân biệt được từ nhiều nghĩa (BT4).
- Rèn kĩ năng đặt câu, sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, từ trái nghĩa vào nói và viết.

- GD HS biết kính trọng người lớn.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ.
*HS có năng lực: Thực hiện được toàn bộ BT2.
*ND điều chỉnh: Không làm BT3
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Thay những từ in đậm trong đoạn văn bằng các từ đồng nghĩa cho
chính xác hơn
- Cá nhân đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
? Theo em, những từ in đậm trong đoạn văn được dùng như vậy đã chính xác chưa? Vì
sao?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, thay các từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa
cho chính xác hơn.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
? Vì sao bạn thay từ bảo bằng từ mời mà không chọn từ khác để thay thế?
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Lí giải được vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa
khác: Vì các từ đó được dùng chưa chính xác.
+ Thay đúng các từ đồng nghĩa: bê - bưng, bảo - mời, vò - xoa, thực hành - làm.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi nhận xét ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Bài 2: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống.
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài tập và làm vào VBTGK mục a, b, c còn HSKG làm
hết cả 5 mục.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.

? Những từ như thế nào được gọi là từ trái nghĩa?
- Củng cố: Khái niệm từ trái nghĩa.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 20 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Điền đúng từ trái nghĩa với từ đã cho tạo thành cặp từ trái nghĩa (đói no; sống - chết; thắng - bại; đậu - bay; xấu - đẹp)
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Bài 4: Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh.

- Cặp đôi đọc thầm yêu cầu của bài tập, trao đổi với nhau và làm vào VBTGK.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
? Từ đánh này là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao bạn biết?
- Củng cố: Khái niệm từ nhiều nghĩa; đặt câu với từ nhiều nghĩa.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đặt câu đúng yêu cầu và hay.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng bố mẹ, bạn bè về một số từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

TOÁN:
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS - Tính tổng nhiều STP. Tính chất kết hợp của phép cộng các STP.
- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(a, b), bài 2, bài 3(a, c).
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:.
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ.

*VD: - Yêu cầu HS đọc, phân tích bài toán.
? Muốn biết cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính: 27,5 + 36,75 + 14,5 = ?
- Chốt: Đặt tính và cách tính tổng của 3 STP làm tương tự như tính tổng của hai STP.
*BT: - Cá nhân đọc thầm BT và trao đổi với bạn bên cạnh về cách giải và giải vào BP.
- Nhận xét và chốt:
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95(dm)
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 21 -


Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5
Đáp số : 24,95dm

*Việc 2: Cách tính tổng nhiều STP.

? Muốn tính tổng nhiều STP ta làm như thế nào?
B. Hoạt động thực hành:

*Việc 1: Bài 1: Tính
- Cá nhân tự làm vào vở câu a và b.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
*Việc 2: Bài 2: Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c)
- Cá nhân tự làm vào vở câu a và b.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Phép cộng các STP có tính chất kết hợp. Khi cộng một tổng hai số với số thứ
ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại. (a + b) + c = a + (b + c).
*Việc 3: Bài 3: Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính.
- Cá nhân đọc thầm yêu câu và tự làm vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính nhanh.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 (ĐỌC)
Thực hiện theo đề chuyên môn
ÔL TIẾNG VIỆT:
EM TỰ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT TUẦN 9

I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và hiểu truyện “Người trồng ngô”. Biết nhận xét cách ứng xử của con người đối với
thiên nhiên.
- Tìm được đại từ.
- GD HS biết xưng hô lịch sự, văn minh.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II.Chuẩn bị:
- Tranh vẽ mình họa; Bảng phụ
III. Hoạt động học.
A. Hoạt đông cơ bản:
*Khởi động:

- Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm trao đổi với nhau về ND:
? Mọi người đã làm gì để vạn vật trong thế giới thiên nhiên có ích hơn cho cuộc sống?
? Việc làm của các bạn nhỏ trong tranh nói lên điều gì?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nêu được những việc làm của con người đối với thiên nhiên.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 22 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5


+ Nêu được ý nghĩa của trồng cây.
- Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Đọc truyện “Người trồng ngô” và TLCH

- Cá nhân đọc thầm truyện và tự làm bài vào vở ôn luyện TV trang 46 + 47.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại ý nghĩa, nội dung của truyện bài “Người trồng ngô”.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng, độc đáo.
+ Câu 2: Vì phóng viên nghĩ rằng: “Sự cạnh tranh sản phẩm sẽ không cho phép người
nông dân chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình cho người khác”.
+ Câu 3: Trong cuộc sống, chúng ta nên quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau để cùng làm
tốt mọi việc.
+ Câu 4: Em tán thành vì giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà
bạn chạm tới.
+ Chốt ND bài: Trong cuộc sống, chúng ta nên quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau để
cùng làm tốt mọi việc.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
*Việc 2: Gạch dưới đại từ xưng hô.

- Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm thảo luận, làm vở ôn luyện TV 48.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại khái niệm: Đại từ và tác dụng của việc sử dụng đại từ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các đại từ có trong BT5.

- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Ôn lại bài.
- Chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, mọi người sống xung quanh mình bằng những việc làm cụ
thể, phù hợp với khả năng của mình.
TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 (VIẾT)
Thực hiện theo đề chuyên môn
ÔLTOÁN:
CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO VỀ SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích và quan hệ các đơn vị đo.
- Rèn kỹ năng chuyển đổi các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng STP.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 23 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 3, bài 4, bài 5, bài 6, bài 7.
II.Chuẩn bị: - Hệ thống BT.

III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 3: Viết số thập phân thích hợp

- Cá nhân tự làm vào vở ôn luyện Toán trang 47
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Củng cố: Cách chuyển đổi đơn vị đo DT bé về đơn vị lớn dưới dạng STP
*Việc 2: Bài 4: Viết số thập phân thích hợp

- Cá nhân tự làm vào vở ôn luyện Toán trang 47
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Củng cố: Cách chuyển đổi 2 đơn vị đo độ dài về đơn vị lớn dưới dạng STP
*Việc 3: Bài 5: Viết số thích hợp

- Cá nhân tự làm vào vở ôn luyện Toán trang 47
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Củng cố: Cách chuyển đổi STP về 2 đơn vị đo độ dài.
*Việc 4: Bài 6: Viết các số đo dưới dạng STP có đơn vị là tạ. (Thực hiện tương tự bài 5)
- Cá nhân tự làm vào vở ôn luyện Toán trang 47
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Củng cố: Cách chuyển đổi STP về 2 đơn vị đo độ dài.
*Việc 5: Bài 7: Giải toán
- Cá nhân tự đọc thầm bài toán, trao đổi cách giải với bạn và giải vào vở ôn luyện Toán
trang 48.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Củng cố: Cách giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

C. Hoạt động ứng dụng: - Tự ôn lại bài.
HĐTT:
SINH HOẠT ĐỘI
I.Mục tiêu: Giúp HS:
GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 24 -

Năm học :2018-


Trường TH số 2 An Thủy

Giáo án lớp 5

- Đánh giá lại tình hình hoạt động của chi đội trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt
động trong tuần tới.
- GD các đội viên tinh thần đoàn kết, hợp tác, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn
thành tốt công việc được giao.
- Rèn luyện kĩ năng điều hành, hợp tác nhóm.
II.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động

- Ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể.
- Nghe GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua:


- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành các ban làm việc.
- Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
+ Những công việc đã làm được:
+ Những công việc chưa làm được:
+ Đề ra biện pháp để khắc phục những việc chưa làm được:
- Chủ tịch Hội đồng tự quản cho cả lớp chia sẻ, bình chọn cá nhân, ban làm việc tốt, tích
cực trong tuần qua.
- Mời TPTL lên chia sẻ, sơ kết phong trào thi đua: “Thi đua học tốt, dành nhiều giờ học
tốt để lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”
*Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành các ban lên phổ biến kế hoạch hoạt động của
ban mình trong tuần tới:
- Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành: Tiếp tục phát động phong trào thi đua: “Thi
đua học tốt, dành nhiều giờ học tốt để lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11”.
- Mời TPTL lên chia sẻ, động viên các đội viên ở các ban tham gia tích cực vào phong
trào vừa phát động, cùng thi đua lập nhiều thành tích mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11.
C. Hoạt động ứng dụng: - Kể cho bố mẹ nghe những gương người tốt, việc tốt của các
đội viên trong chi đội thực hiện trong tuần vừa rồi.

GV: Nguyễn Thế Khương
2019

- 25 -

Năm học :2018-



×