Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tuần 1 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô giáo nguyễn thị lài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.18 KB, 20 trang )

TUẦN 1
Ngày dạy: Thứ hai/27/8/2018
Toán:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (T1)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Ôn tập về cách đọc, viết các số đến 100000.
- Phân tích được cấu tạo số. ( HS làm được các bài tập: 1,2,3a (viết được 2 số); b( dòng1).
- Giáo dục H có ý thức học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập kiểm tra ĐDHT.
- HS nghe GV giới thiệu chương trình toán 4, giới thiệu bài, nêu
mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: a) Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Việc 1: Em cùng bạn nêu quy luật viết dãy số
Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
Bài 2: Viết theo mẫu
- Em dùng bút chì hoàn thành bài tập trong SGK.
- Em trao đổi SGK với bạn và chia sẻ cách đọc, viết số.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Bài 3: a) Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu): 9171; 3082
b) Viết theo mẫu( dòng 1)
- Em hoàn thành bài tập vào vở.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.


Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: đọc số trong hóa đơn tiền điện thoại, nước sạch.


Tập đọc:
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch , trôi chảy , bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà
Trò, Dế Mèn). Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh
vực người yếu.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, bước đầu hs
biết nhận xét một nhân vật trong bài, trả lời đươc các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Giáo dục H yêu thích môn học và thích đọc sách.
* Điều chỉnh: Không hỏi ý 2 câu hỏi 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HS nghe GV giới thiệu chương trình TV, giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của
tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Luyện đọc:
-1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Việc 1: Thảo luận cách chia đoạn
Việc 2: Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai.
- đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Việc 2: Thư kí cho các bạn bốc thăm đọc đoạn, nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt.
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Việc 3: HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.
2. Tìm hiểu bài:
- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình (
không hỏi ý 2 câu hỏi 4)
- Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để
bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời


- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe,
đánh giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và
báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
3. Luyện đọc diễn cảm
- Việc 1:HS nghe GV giới thiệu đoạn luyện: “ Năm trước…kẻ yếu” và giới thiệu
giọng đọc của các nhân vật
- Việc 2: HS theo dõi GV đọc mẫu và chú ý những từ cần nhấn giọng
- Việc 3: Phát hiện những từ cần nhấn giọng và giải thích vì sao nhấn giọng và biểu
cảm ở những từ đó.
- Việc 1: Nhóm trưởng phân vai cho các bạn luyện đọc
- Việc 2: Nhận xét và bình chọn các bạn đọc tốt, phù hợp với nhân vật
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể những việc em làm để bảo vệ những bạn nhút nhát,
yếu ớt trong lớp

Toán:


Ngày dạy: Thứ ba/28/8/2018
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 (TIẾP)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Ôn tập thực hiện phép tính cộng trừ các số có 5 chữ số, nhân chia số có 5 chữ số
với( cho) số có 1 chữ số.
- Ôn tập về so sánh các số, sắp xếp thứ tự các số (đến 4 số) trong phạm vi 10000.
( HS làm được các bài tập: 1(cột 1),2 (bài a),3 (dòng1,2),4(b).
- Giáo dục Hs tính cẩn thận khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT, bảng phụ
II. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính nhẩm( cột 1)


- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Trao đổi kết quả với các bạn
Bài 2: a) Đặt tính rồi tính
- Em thực hiện đặt tính rồi tính vào vở ô li
- Em trao đổi với bạn về cách đặt tính và thực hiện tính
- Việc 1: Ban học tập cho các bạn lên bảng thực hiện
- Việc 2: HS dưới lớp nhận xét về cách đặt tính, chữ số và kết quả bài tập
- Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo tiến độ làm việc của các thành viên trong nhóm
với côc giáo
Bài 3: >, <, =

- Em thực hiện bài tập vào vở ô li
- Em trao đổi với bạn về cách đặt tính và thực hiện tính
Bài 4b: Sắp sếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé
- Em thực hiện bài tập vào vở ô li
- Em trao đổi với bạn về cách sắp xếp dãy số theo thứ tự từ lớn đến bé.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn số tiền trong hóa đơn
tiền điện từ tháng 2 đến tháng 7 của gia đình em
Tập đọc :

MẸ ỐM

I.MỤC TIÊU : Giúp H:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng,
tình cảm
- Hiểu được ND bài: tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn
nhỏ với ngưuời mẹ ốm. (trả lời các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất1 khổ thơ trong bài)
- Giáo dục H yêu thích đọc thơ và biết ơn công lao to lớn của người mẹ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- tranh minh họa SGK
III. Hoạt động học:
A. KHỞI ĐỘNG


Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Dế Mèn bênh vực kẻ
yếu
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.


- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
HĐ 1. Luyện đọc

Nghe 1 bạn đọc toàn bài.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp các
khổ thơ; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó)
Việc 2: Đọc từ chú giải
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình
chọn nhóm đọc tốt.
HĐ 2. Tìm hiểu bài

Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 2: Nêu nội dung bài.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm

Việc 1: NT tổ chức cho các bạn luyện đọc.
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp.
Việc 3: Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Liên hệ với bản thân về những việc làm của mình khi người thân trong gia đình bị ốm.


Luyện từ và câu:
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. MỤC TIÊU
- Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - ND ghi nhớ

- Điền đuợc các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1 vào bảng
mẫu(mục III). HS Khá, giỏi giải được câu đố ở BT2 (mục III).
- Giáo dục H sử dụng từ, tiếng hợp lí và hứng thú với các câu đố
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Đọc và trả lời câu hỏi 1 và 2.
- Việc 1: Viết câu trả lời 3 và 4 vào vở
- Việc 2: Trao đổi câu trả lời với bạn
- Việc 3: Nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trao đổi, thống nhất câu trả lời, báo cáo với
cô giáo.
- Việc 4: Trưởng ban học tập hướng dẫn các nhóm chia sẻ kết quả.
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về các bộ phận của tiếng
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây và ghi
vào bảng theo mẫu
Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Việc 1: Em viết câu trả lời vào vở bài tập
- Việc 2: Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh và báo cáo với nhóm trưởng.
Bài tập 2: Giải câu đố sau:
Để nguyên, lấp lánh trên trời

Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.
(là chữ gì?)

- Em suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của mình, đồng thời giải thích được (giành cho
HS khá giỏi)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
1. Cùng người thân thực hiện: phân tích cấu tạo tên của các thành viên trong gia đình
2. Chia sẻ cùng bạn vào tiết LTVC hôm sau.


Ngày dạy: Thứ tư, /29/8/2018
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 (TIẾP)

Toán:
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
-Tính nhẩm, thực hiện phép tính cộng trừ các số có 5 chữ số, nhân chia số có 5 chữ số với(
cho) số có 1 chữ số.
- Luyện tính, tính giá trị biểu thức. ( HS làm được các bài tập: 1,2 (b),3 (a,b).
- Giáo dục H yêu thích môn toán và tính cẩn thận khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- VBT, bảng phụ
II. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính nhẩm
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Trao đổi kết quả với các bạn

Bài 2: b) Đặt tính rồi tính
- Em thực hiện đặt tính rồi tính vào vở ô li
- Em trao đổi với bạn về cách đặt tính và thực hiện tính

- Việc 1: Ban học tập cho các bạn lên bảng thực hiện
- Việc 2: HS dưới lớp nhận xét về cách đặt tính, chữ số và kết quả bài tập
- Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo tiến độ làm việc của các thành viên trong nhóm
với côc giáo
Bài 3: a,b) Tính giá trị biểu thức
- Em thực hiện đặt tính rồi tính vào vở ô li
- Em trao đổi với bạn về thứ tự tính giá trị biểu thức
- Việc 1: Ban học tập cho các bạn lên bảng thực hiện
- Việc 2: HS dưới lớp nhận xét về cách thực hiện kết quả bài tập
- Việc 3: HS khá, giỏi chốt lại thứ tự thực hiện tính giá trị biểu thức
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: tính số tiền mua sách vở, áo quần mới đầu năm học của
em


Chính tả:
(Nghe – viết) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nghe- viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2b(phân biệt an/ang)
- Giúp học sinh yếu viết đúng chính tả và làm đúng bài tập.
- Giáo dục H có ý thức rèn chữ viết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ chép sẵn bài tập.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1: Tìm hiểu nội dung bài văn
Cá nhân đọc bài chính tả, tìm hiểu nội dung chính của đoạn văn và cách trình bày
bài
: Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
: Chia sẻ thống nhất kết quả.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
: Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
-: Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
3. Viết chính tả
- HS viết bài theo các cụm từ, câu mà GV đọc, dò bài.
-

: HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).

: Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2b: Điền vào chỗ trống ang hay an?
- Em tự làm bài và báo cáo kết quả với nhóm trưởng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:


- Về nhà cùng người thân tìm các tiếng chứa vần ang hay an
Khoa học:
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I.MỤC TIÊU

- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống
- Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần
II. CHUẨN BỊ
GV: Hình trang 4,5, PHT, Phiếu trò chơi
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: (3’)

HĐTQ tổ chức cho các bạn hát một bài:
- HĐTQ mời cô giáo vào bài học
- Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Động não: ( 7-8')

Việc 1: Hoạt động cá nhân:
Yêu cầu HS kể ra những thứ em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình.

Việc 2:Hoạt động cả lớp:
Cá nhân trinhg bày ý kiến trước lớp:
Nhận xét, KL: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là:
- Điều kiện vật chất như: Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia
đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí...
* HĐ2: Làm việc với phiếu học tập và sách giáo khoa (10'-12')

Việc 1: Thảo luận nhóm 6
- Phát phiếu học tập, hướng dẫn HS làm heo nhóm.
Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, chốt: không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, nhà ở , ..
yêu cầu HS mở SGK thảo luận nhóm, và trả lời câu hỏi:

?Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
- Các nhóm trình bày.
Nhận xét, kết luận:
- Con người, động vật, thực vật đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích
hợp để duy trì sự sống của mình.


- Con người còn cần nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi
khác.Ngoài những yêu cầu về vật chất, con người cần những điều kiện về tinh thần, văn
hóa, xã hội.
- HĐ3: Trò chơi” Cuộc hành trình đến hành tinh khác (5-6')

Chơi theo nhóm 6:
* Hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi
- Cho các nhóm thực hiện trò chơi
- Yêu cầu các nhóm lần lượt lựa chọn những thứ thật cần thiết đối với mình.
- Các nhóm trình bày kết quả, giải thích tại sao lựa chọn như vậy.
- Nhận xét, tuyên dương, chọn ra đội thắng.
* Liên hệ: Em cần những gì để sống?

- Hệ thống bài học
-Nhận xét đánh giá giờ học.

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
-Về nhà cùng người thân vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở

T1.
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3
- Giáo dục H yêu thích tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp khởi động bằng cách chia sẻ việc phân tích
cấu tạo tiếng của các thành viên trong gia đình ở tiết LTVC hôm trước.
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây
và ghi vào bảng theo mẫu
Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Việc 1: Em viết câu trả lời vào vở bài tập
- Việc 2: Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh và báo cáo với nhóm trưởng.


Bài tập 2: Tìm các tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ
- Việc 1: Đọc câu tục ngữ và suy nghĩ câu trả lời
-Việc 2: trao đổi với bạn cùng bàn
- Việc 3: Báo cáo kết quả với cô giáo
Bài tập 3: Ghi lại các tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các cặp tiếng
ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn và cặp nào có vần giống nhau không
hoàn toàn.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh
Bài tập 4: Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?

- Việc 1: Em đọc khổ thơ
- Việc 2: Em suy nghĩ câu trả lời và trao đổi cùng bạn
- Việc 3: Báo cáo kết quả với nhóm trưởng
- Việc 1: Các nhóm nghe GV kết luận lại câu trả lời đúng.
- Việc 2: Em trả lời câu hỏi 4 và nghe Gv kết luận lại
Bài tập 5: Giải câu đố:
- Em suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của mình, đồng thời giải thích được (giành cho
HS khá giỏi)
- Nghe cô giáo giải thích lại.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- phân tích cấu tạo tên của các thành viên trong nhóm mình

Toán:

Ngày dạy: Thứ năm, 30/8/2018
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ

I. MỤC TIÊUGiúp học sinh :
-Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ.
-Biết cách tính giá trị biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.
-Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức cóchứa một chữ( HS làm được các bài tập: 1,2 (a),3
(b).
- Giúp H hứng thú khi học môn toán
* Điều chỉnh: BT 3 ý b: chỉ cần tính GTBT với 2 trường hợp của n
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- VBT, Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập kiểm tra ĐDHT.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học


* Hình thành kiến thức mới

a. Biểu thức có chứa một chữ:
Việc 1: Quan sát ví dụ của GV
Việc 2: Nghe GV nêu vấn đề, đưa ra tình huống nêu trong VD, đi dần từ các trường hợp cụ
thể đến biểu thức 3+a
Việc 3: HS tự cho số liệu ở cột “Thêm” và ghi biểu thức tương ứng ở ô “ Có tất cả”
b. Giá trị của biểu thức có chứa một chữ
Việc 1: HS tính các giá trị theo yêu cầu của GV
Việc 2: Nhận xét: Mỗ lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3+a
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu)
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Bài 2a) Viết vào ô trống
- Em dùng bút chì hoàn thành bài tập trong SGK.
- Em trao đổi SGK với bạn về kết quả
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm
Bài 3: b) Tính giá trị của biểu thức 873-n với n=10, n=0
Em hoàn thành bài tập vào vở.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm

- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân thực hiện tính GTBT: mẹ có 7 cái áo,
em có 5 cái áo. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái áo? ( thay lần lượt các giá trị số áo của mẹ và
của em và tính GTBT).
Tập làm văn:
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?
I MỤC TIÊU Giúp học sinh:
-Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với
những loại văn khác.


-Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và
nói lên được điều gì đó có ý nghĩa.
- Bồi dưỡng các em đức tính ham hiểu biết, thích sưu tầm những mẫu chuyện hay
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Việc 1: Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
- Việc 2: Nêu các sự việc xảy ra và kết quả
- Việc 3: Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Việc 4: Trưởng ban học tập hướng dẫn các nhóm chia sẻ kết quả.
Việc 1: Em đọc bài Hồ Ba Bể
Việc 2: Thảo luận với bạn xem bài văn trên có phải là bài văn kể chuyện không?
Vì sao?

Việc 3: Trả lời câu hỏi 3: Theo em, thế nào là kể chuyện
Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về các đặc điểm của văn Kể chuyện
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1, 2: (SGK tr 11)
- Việc 1: Em đọc đề bài
- Việc 2: Em tưởng tượng ra câu chuyện của mình, xác định các sự kiện
Việc 1: Kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe
Việc 2: Kể các nhân vật có trong câu chuyện em vừa kể
Việc 3: Nêu ý nghĩa của câu chuyện
Việc 4: Các bạn trong nhóm cùng góp ý với câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện
Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Kể cho người thân nghe lại câu chuyện em vừa học và nêu được ý nghĩa câu chuyện đó.
Khoa học:

TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (T1)


I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy
vào khí ô-xi, thức ăn, nước uông; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành và trình bày sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ hàng ngày.
II.CHUẨN BỊ:
- GV : Tranh hình SGK phóng to.
- HS : Giấy khổ lớn ,bút viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: (3’)

HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học.
? Nêu những điều kiện cần để con người sống và phát triển ?
-Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình ?
Hơn hẳn những sinh vật khác, con người còn cần những gì ?
- HĐTQ mời cô giáo vào bài học
- Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.Nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người: (10'-15')

Việc 1 : Làm việc theo nhóm 6 :
Với nội dung sau:
+ Kể tên những gì được vẽ trong H1 SGK/6
+ Sau đó phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người
được thể hiện trong hình.
+ Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được
qua hình vẽ như không khí.
+ Cuối cùng tìm xem cơ thể lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá
trình sống của mình.
Việc 2: Các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trao đổi chất là gì? Vai trò của trao đổi chất với con người,thực
vật ,động vật?
KL: - Hằng ngày cơ thể phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra
phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra
môi trường những chất thừa, cặn bã
- Con người, thực vật, động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường: (15’-18’)


Việc 1 : Làm việc theo nhóm 6 :
*Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa con người với môi trường theo trí tưởng tượng.
Việc 2: Các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.


- GV nhận xét và khen những nhóm làm tốt. Chốt
lấy vào
thải ra
Khí ô-xi
Thức ăn
Nước


thể
ngườ
i tcơ

Khí các- bon- níc
Phân
nước tiểu, mồ hôi

* Liên hệ:
Các em cần nắm chắc con người cần lấy vào những gì từ môi trường? Thải ra môi trường
những gì?
- Hệ thống bài học
-Nhận xét đánh giá giờ học.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : (3’)
-Về nhà cùng người thân vận dụng những kiến thức đã học vào thực hiện tốt quá trình trao

đổi chất của mình.
Kể chuyện:
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. MỤC TIÊU:
-Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện trong tranh minh hoạ.Kể nối tiếp được toàn bộ
câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con
người giàu lòng nhân ái.
- Rèn luyện kĩ năng nói
- Giáo dục H tính mạnh dạn khi đứng trước đám đông
- Tích hợp GDBVMT: GD ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên tai (khai thác
trực tiếp)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Hình thành kiến thức mới:
Hướng dẫn kể chuyện
Nghe GV hướng dẫn kể chuyện:
+ Kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời cô giáo.
+ Kể xong cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện


Việc 1: HS kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý, mỗi em kể 1 tranh, luân
phiên
Việc 2: Một em kể lại toàn bộ câu chuyện

Việc 3: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (Tích hợp GD BVMT)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân về sự hình thành của hồ Ba Bể.
HĐNG
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU
-HS biết nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.
-HS hiểu ý nghĩa , tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
-HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc
thượng gặp.
- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo. Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy
định của biển báo hiệu giao thông.
II. CHUẨN BỊ - GV: mô hình các biển báo
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu nội dung biển báo mới
- Việc 1: 2 HS lên bảng dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy, nói tên
biển báo đó và em đã nhìn thấy ở đâu.
- Việc 2: em cho cả lớp cùng biết đã nhìn thấy các biển báo đó chưa và nêu ý nghĩa
của chúng.
- Việc 3: Quan sát GV đưa biển báo hiệu mới: 11a, 122.
- Việc 1: Cùng bạn trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhận xét hình dáng, màu sắc, cho biết biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
+ Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể hiểu nội dung cấm của biển báo là gì?

- Việc 2: Nhóm trưởng thống nhất ý kiến thảo luận.
- Việc 1: Nghe GV kết luận lại nội dung của các biển báo theo các câu hỏi gợi ý.
- Việc 2: Làm việc tương tự với các biển báo mà GV giới thiệu: 208, 209, 233,
301(a, b, d, e)
2. Trò chơi


- Việc 1: quan sát các biển báo giáo viên treo lên bảng
- Việc 2: nghe GV phổ biến cách chơi: mỗi bạn trong nhóm lần lượt lên gắn tên
bảng báo hiệu tương ứng với các biển báo, nhóm nào nhanh và đúng thì nhóm đó chiến
thắng.
- Việc 3: Các nhóm tiến hành chơi
- Việc 4: Các nhóm cùng giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm chơi tốt.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
1. Cùng người thân thực hiện: đọc tên các biển báo ở trên đường hoặc trên TV hoặc
mạng Internet.
Ngày dạy: Thứ sáu,/25/8/2017
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (T1)

Toán:
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Nắm cách tính giá trị biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a (HS làm được các bài
tập: 1,2 (2 câu),4 (chọn 1 trong 3 trường hợp).
- Giáo dục tính cẩn thận, yêu thích học toán.
* Điều chỉnh: Bài tập 1: Mỗi ý làm 1 trường hợp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập kiểm tra ĐDHT.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu)
- Em dùng bút chì hoàn thành bài tập trong SGK( mỗi ý làm 1 trường hợp)
- Em trao đổi SGK với bạn về cách tính GTBT.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức (câu a,b)
- Em hoàn thành bài tập vào vở.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ cách tính GTBT chứa 1 chữ
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm


- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài 4: Cho hình vuông có độ dài cạnh là a. Gọi chu vi HV là P. Ta có: P=ax4. Tính
chu vi hình vuông với a=3cm
Việc 1: HS đọc kĩ đề.
Việc 2: Xác định được biểu thức và giá trị cần tính
Việc 3: Tính chu vi hình vuông
Việc 4: Trưởng ban HT cho các bạn lên bảng làm và nhận xét
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Hãy tính chu vi 1 viên các loại gạch hoa của nhà em.
Tập làm văn:
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Biết văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện phải là người, là con vật, đồ
vật cây cối.. được phân hoá.Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ

của nhân vật.
- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
- Giáo dục học sinh học tập những tính cách tốt của nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, sgk, VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Việc 1: Nêu tên các câu chuyện mà em mới học
- Việc 2: Em cùng bạn trả lời cho câu hỏi 1,2 theo gợi ý trong SGK
Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về các kiểu nhân vật trong truyện
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: (SGK tr 13)
- Việc 1: Em đọc đề bài và bài văn Ba anh em
- Việc 1: Cùng bạn trả lời câu hỏi 1 trong bài


- Việc 2: Chia sẻ kết của mình với các bạn trong nhóm.
Việc 1: Em đọc tình huống
Việc 2: Kể câu chuyện cho các bạn nghe theo hướng đã chọn
Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Kể cho người thân nghe lại câu chuyện trong bài tập 2, nêu được tính cách các nhân vật

trong câu chuyện đó.
Ôn luyện Toán:

TUẦN 1

I.MỤC TIÊU:
- Nhất trí như mục tiêu đã nêu.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Bài tập cần làm: BT1, 2 (Tr.6), BT 3,4,5 (Tr.7), BT 6, 8a (tr.8)
* HS có năng lực nổi trội: thêm bài tập 8b (Tr.8)
* HS có năng lực hạn chế: BT1 (Tr.6), BT 4,5 (Tr.7)
- Nhất trí như các bước đi hướng dẫn trong sách
Ôn luyện TV:

TUẦN 1

I.MỤC TIÊU:
- Nhất trí như mục tiêu đã nêu.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Bài tập cần làm: BT 3 (Tr.7); BT4,5(Tr. 8)
* HS có năng lực nổi trội: thêm BT6 (Tr. 9)
- Nhất trí như các bước đi hướng dẫn trong sách
Sinh hoạt tập thể:
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động tuần 1
- Bầu HĐTQ mới.
- Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 2.
II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Sinh hoạt văn nghệ:

Trưởng ban văn nghệ cũ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi.
* Sinh hoạt lớp: Nhận xét hoạt động tuần 1
- Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
- HĐTQ nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp.
tham gia phát biểu ý kiến.


Việc 1: GVCN bổ sung góp ý thêm
Việc 2: Bầu ra HĐTQ mới của lớp: các bạn trong lớp tự ứng cử, thuyết phục các
bạn để bạn bầu mình chức Chủ tịch và Phó CT
Việc 3: HĐTQ mới ra mắt
* Kế hoạch tuần 2:

GV phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới :
+ Tiếp tục ổn định nề nếp
+ Chuẩn bị mọi điều kiện để khai giảng năm học mới
+ Bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở
+ Giữ vệ sinh lớp học và khu vực được phân công, giữ VS cá nhân
+ Trang trí lớp học
III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
GVCN nêu gương một số bạn ngoan, chăm chỉ ý thức tốt để các bạn khác học
tập.



×