Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tuần 7 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô giáo hoàng thùy linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.52 KB, 29 trang )

TUẦN 7
Thứ hai, ngày 8/10/2018
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng hoặc phép trừ.
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng phép trừ. HS
làm được các BT: 1, 2, 3.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
- Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, đánh giá lẫn nhau
II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng VN cho lớp hát 1 bài hát
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Thử lại phép cộng
a) Mẫu
Cá nhân quan sát bài mẫu
Cùng bạn thảo luận về quy tắc thử lại phép cộng.
Trưởng ban học tập thống nhất quy tắc thử lại phép cộng trước lớp
b) Tính rồi thử lại (theo mẫu)
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Bài 2: Thử lại phép trừ
a) Mẫu
Cá nhân quan sát bài mẫu
Cùng bạn thảo luận về quy tắc thử lại phép trừ
Trưởng ban học tập thống nhất quy tắc thử lại phép trừ trước lớp


b) Tính rồi thử lại (theo mẫu)
- Cá nhân tự làm vào VBT


- Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
-

Đánh giá:
PP: quan sát, vấn đáp
KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
Tiêu chí: + HS nắm được quy tắc thử lại phép cộng, phép trừ
+ HS làm tính chính xác, nhanh
35462
Thử lại: 62981
+
27519
27519
62981
35462

4025
- 312
3713

Thử lại: 3713
+ 312
4025


….
Bài 3: Tìm x
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả và quy tắc tìm các thành phần chưa biết của
phép tính
Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
-Tiêu chí:+ HS nắm được cách tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết
+Tính toán chính xác, nhanh
a) x + 262 = 4848
b) x – 707 = 3535
x = 4848 – 262
x = 3535 + 707
x = 4586
x = 4242
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân đưa ra một phép tính. Tính toán và
sau đó thực hiện thử lại.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí: + HS nắm được quy tắc thử lại phép cộng, phép trừ
+ HS làm tính chính xác, nhanh
Tập đọc:
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I.MỤC TIÊU:
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.



- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về
tương lai của các em và của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước
(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục học sinh biết yêu thương và quý trọng chú bộ đội
- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự tin
* Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Học sinh biết xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm
của bản thân
- GDBĐ: Liên hệ hình ảnh những con tàu mang cờ đỏ sao vàng giữa biển khơi và hình
ảnh anh bộ đội đứng gác bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi đoạn luyện
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Trưởng ban VN tổ chức cho cả lớp hát
- HS nghe GV bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Luyện đọc:
-1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Việc 1: Thảo luận cách chia đoạn
Việc 2: Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai những từ khó đọc.
- đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Việc 2: Thư kí cho các bạn bốc thăm đọc đoạn, nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt.
- Việc 3: Luyện đọc câu khó.
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Việc 3: HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: Tết trung thu độc lập, trại, trăng
ngàn, nông trường.
+ Đọc đúng từ ngữ: man mác, vằng vặc, quyền mơ tưởng, chi chít
+ Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
2. Tìm hiểu bài:
- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
- Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để
bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời


- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe,
đánh giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm
và báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
- Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
+Câu 1: Trăng trung thu độc lập đẹp ở chỗ: Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi
sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố,
làng mạc, núi rừng.
+ Câu 2: Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp: dưới ánh trăng
dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp
phới bay trên những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa
bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.

- Vẻ đẹp trong tưởng tượng có khác với đêm trung thu độc lập là: Đêm trung thu độc lập
đầu tiên đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về
vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có nhiều hơn.
+ Câu 3: Cuộc sống hiện nay giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa là: ước mơ
của anh chiến sĩ năm xưa về tương lai của trẻ em và đất nước đã trở thành hiện thực:
hòa bình, y-a-li, … những con tàu lớn chở hàng, những cánh đồng lúa phì nhiêu, màu
mỡ, …
+Câu 4: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển: Nước ta sẽ có một nền công
nghiệp phát triển ngang tầm thế giới; …
+ HS nêu được nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của
anh về tương lai của các em và của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của
đất nước.
3. Luyện đọc diễn cảm
- Việc 1:HS nghe GV giới thiệu đoạn luyện: “ Anh nhìn trăng … vui tươi”
- Việc 2: HS theo dõi GV đọc mẫu và chú ý những từ cần nhấn giọng
- Việc 3: Phát hiện những từ cần nhấn giọng và giải thích vì sao nhấn giọng và
biểu cảm ở những từ đó.
- Việc 1: Nhóm trưởng huongs dẫn cho các bạn luyện đọc
- Việc 2: Nhận xét và bình chọn các bạn đọc tốt, diễn cảm
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá: đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của HS


+ Đọc diễn cảm, biết ngắt đúng chỗ.
+ Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự
hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. Đoạn

1,2: giọng đọc ngân dài, chậm rãi. Đoạn 3: giọng nhanh, vui hơn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
+ Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa
không?
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
- Tiêu chí đánh giá: trả lời được các câu hỏi
Thứ ba, ngày 9/10 /2018
Toán:
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ
- Biết tính giá trị của 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ. HS làm được các BT: 1;
2(a, b); 3 (hai cột).
- Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác.
- Giúp HS phát triển năng lực tính toán, tư duy.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học

a. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ:
Việc 1: Quan sát ví dụ của GV
Việc 2: Nghe GV nêu vấn đề, đưa ra tình huống nêu trong VD, đi dần từ các trường hợp
cụ thể đến biểu thức a+b
Việc 3: HS tự cho số liệu ở cột “Số cá của anh” và ô “ Số cá của em” , ghi biểu thức
tương ứng ở ô “ Số cá của hai anh em”

* Đánh giá:
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời; Tôn vinh học tập
- Tiêu chí: HS biết ghi cho số liệu ở cột “Số cá của anh”; “ Số cá của em” và ghi biểu
thức tương ứng ở ô “Số cá của hai anh em”
b. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ
Việc 1: HS tính các giá trị theo yêu cầu của GV
Việc 2: Nhận xét: Mỗ lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a+b
* Đánh giá:
- PP: Vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.


- Tiêu chí:
+ Hs vận dụng được cách thay chữ bằng số điền đúng giá trị vào bảng cho sẵn
+ Đọc kĩ nội dung ghi nhớ và giải thích cho bạn: a+ b là biểu thức có chứa hai chữ.
Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a+b
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
- Em tự hoàn thành bài tập của mình - Em trao đổi với bạn về kết quả
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài 2 (a,b)
Em tự hoàn thành bài tập của mình
Em trao đổi với bạn về kết quả
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
* Đánh giá:
- PP: Vấn đáp,
- KT: Nhận xét bằng lời; Tôn vinh học tập
- Tiêu chí:Học sinh biết tính được giá trị của biểu thức có chứa hai chữ, học sinh tính
toán nhanh.

Bài 1:
a) Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35
b) Nếu c = 25cm và d = 45cm thì c + d = 25cm + 45cm = 70cm
Bài 2:
a) Nếu a = 32 và b = 20 thì a – b = 32 – 20 = 12
b) Nếu a = 45 và b = 36 thì a – b = 45 – 36 = 9
Bài 3 (2 cột)
Em dùng bút chì làm bài cá nhân vào vở
Em trao đổi với bạn về kết quả
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
a
28
60
b
4
6
axb
112
360
a:b
7
10
*Đánh giá:
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời; Tôn vinh học tập
- Tiêu chí: Học sinh biết tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ và hoàn thành
bài tập trong SGK.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Gọi số áo của mẹ là a, số áo của bố là b. Thay các giá trị a, b để tính giá trị các biểu thức
a+b

* Đánh giá:
- PP: Vấn đáp,
- KT: Nhận xét bằng lời; Tôn vinh học tập


- Tiêu chí:Học sinh biết tính được giá trị của biểu thức có chứa hai chữ, học sinh tính
toán nhanh.
Tập đọc:
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch một đoạn kịch , bước đầu biết đọc nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát
minh độc đáo của trẻ em ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong SGK )
- GD học sinh cần có những ước mơ đẹp trong cuộc sống
- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Điều chỉnh: Không hỏi câu 3, 4
II. CHUẨN BỊ: bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động

Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Trung thu độc lập
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời

- Tiêu chí đánh giá:
+Thái độ của HS khi tham gia trò chơi.
+Trả lời được câu hỏi của bài Trung thu độc lập
+ Sự hợp tác trong khi chơi.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc
Việc 1: Nghe 1 bạn đọc toàn bài.
Việc 2: Thảo luận chia đoạn và luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
Việc 3: Rút từ khó và đọc từ khó (NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó)
Việc 1: N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối
tiếp từng đoạn;
-Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét,
bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 3: Luyện đọc đoạn khó; Đọc từ chú giải.
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời


- Tiêu chí đánh giá:
+ Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: sáng chế, thuốc trường sinh,..
+ Đọc đúng từ ngữ: Tin –tin, Mi – tin, sáng chế
+ Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
HĐ 2. Tìm hiểu bài

Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK (không hỏi
câu 3, 4)
Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 2: Nêu nội dung bài.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp

Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung.
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
- Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
+Câu 1: Tin – tin và Mi – tin đến Vương quốc Tương Lai và trò chuyện với những bạn
nhỏ sắp ra đời.
- Nơi đó có tên gọi là Vương quốc Tương Lai vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay
chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta.
+ Câu 2: Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra: vật làm cho con người hạnh
phúc, ba mươi vị thuốc trường sinh, một loại ánh sáng kì lạ, một máy biết bay như chim,
một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
+ HS hiểu nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc,
ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm

Việc 1: Quan sát GV nêu đoạn luyện: 2 màn kịch
Việc 1: NT tổ chức cho các bạn luyện đọc phân vai
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp.
Việc 3: Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá: đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của HS
+ Đọc diễn cảm, biết ngắt đúng chỗ.
+ Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với lời nói
của từng nhân vật: Lời của các em bé tự tin, tự hào, lời của Tin – tin và Mi – tin hồn
nhiên, háo hức.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Kể lại 2 vở kịch cho người thân nghe
Luyện từ và câu: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:

- Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý VN.


- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên riêng Việt Nam (BT1, BT2 mục III) Tìm
và viết đúng 1 vài tên riêng Việt Nam (BT3)
- Giáo dục HS ý thức viết đúng tên người, tên địa lý VN.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ:
T: Bảng phụ, bản đồ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+Thái độ của HS khi tham gia trò chơi.
+Đặt câu đúng với các từ “tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái”
+ Sự hợp tác trong khi chơi.
* Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
Việc 1: Cá nhân đọc các câu hỏi trong phần Nhận xét
Việc 2: Thảo luận với các bạn trả lời câu hỏi và thống nhất kết quả trong nhóm
Việc 3: - Ban học tập tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả
? Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nói được tên người, tên địa lí được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo
thành tên đó..Tên riêng thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết
hoa chữ cái đầu của tiếng.
+ Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: Viết tên em và địa chỉ gia đình em
Em đọc đề bài và tự làm bài
- Em chia sẻ với bạn bên cạnh
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:


+ HS viết được tên và địa chỉ gia đình chẳng hạn: Nguyễn Thị Hoa, thôn Xuân Giang, xã
Văn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
+ Giải thích vì sao các từ: thôn, xã, huyện, tỉnh không viết hoa.
Bài tập 2: Viết tên một số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em
Em suy nghĩ tự viết ra giấy của mình
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả bằng trò chơi “Ai nhanh ai
đúng”
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS viết được tên một số xã ở huyện Lệ Thủy và viết hoa đúng
Bài tập 3: Viết tên và tìm trên bản đồ:
a) các quận, huyện, thị xã hoặc thành phố của em

b) Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em
Em suy nghĩ tự viết ra giấy của mình
- Báo cáo kết quả với cô giáo
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS viết hoa đúng tên các huyện ở tỉnh Quảng Bình và tìm được trên bản đồ
+ HS viết hoa đúng tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh Quảng Bình và
tìm được trên bản đồ
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Viết tên các tỉnh trên đất nước ta mà em biết
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS viết hoa đúng tên các tỉnh trên đất nước VN
Khoa học:
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I.MỤC TIÊU
- Nêu cách phòng bệnh béo phì:
+ Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
+ Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
- Vận dụng những hiểu biết phòng chống bệnh béo phì vào cuộc sống hằng ngày.
- Giáo dục học sinh ý thức ăn uống hợp lí, phòng chống bệnh béo phì.
- Giúp HS phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, biết phòng
chống bệnh béo phì.
II. CHUẨN BỊ
GV:- Tranh minh hoạ SGK. Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

*.Khởi động:5’


- HĐTQ tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ: Trả lời câu hỏi:
+ Nếu ăn thiếu chất dinh dưỡng sẽ bị mắc bệnh gì ?
+ Nếu ăn thừa chất dinh dưỡng cơ thể con người sẽ như thế nào ?
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
- Nội dung:+ Trả lời được các câu hỏi một cách chính xác, nhanh. Thiếu dinh dưỡng cơ
thể sẽ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Thừa chất dinh dưỡng sẽ bị béo phì mắc bệnh
tiểu đường, tim mạch và huyết áp cao.
+ Hợp tác tốt. Trả lời to rõ ràng
*Giới thiệu bài, nêu MT và ghi đề bài
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì :(10’)

Hoạt động cả lớp:
Việc 1: Y/c HS quan sát hình 1 ở SGK trang 28 trả lời câu hỏi:
- Nguyên nhân gây bệnh béo phì là gì ?
- Nêu tác hại của béo phì ?
Việc 2: Chia sẻ, một số HS trình bày
Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát,vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Nội dung: Nắm được các dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
Dấu hiệu:
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+ Mặt với hai má phúng phính.

+ Cân nặng trên 20% hoặc trên số cân trung bình so với với chiều cao và tuổi của bé.
+ Bị hụt hơi khi gắng sức.
Tác hại:
+ Khó chịu về mùa hè. Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân. Hay nhức đầu buồn tê
ở hai chân.
+ Người béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự nhanh nhẹn trong sinh hoạt.
+ Bị mắc các bệnh: bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật.
+ Hoạt động tích cực, hợp tác nhóm tốt. Trả lời to rõ ràng
HĐ2: Cách phòng bệnh béo phì :(10’)
Việc 1: Thảo luận nhóm: Y/c HS quan sát hình 2, 3 ở SGK trang 29 trả lời câu hỏi:
Làm thế nào để phòng tránh béo phì ?

Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.


- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
- Nội dung:+ HS nêu được nguyên nhân gây bệnh béo phì và cách phòng chống bệnh
này.
1. Nguyên nhân: Do ăn quá nhiều, hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày
càng nhiều gây béo phì.
2. Cách đề phòng: Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai
kĩ. Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao….
+ Hợp tác nhóm tốt. Trả lời to rõ ràng
HĐ3: Bày tỏ thái độ: (7’)

- Y/c HS hoạt động nhóm.
Việc 1: Phát cho mỗi nhóm một tình huống để xử lý.
* TH1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng thích ăn thịt và uống sữa?

* TH2: Châu nặng hơn bạn cùng tuổi 10kg. Những ngày ở trường đều ăn bánh ngọt và
uống sữa.
Việc 2:Chia sẻ, trình bày cách xử lí tình huống.
Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
- Nội dung: +Chúng ta luôn có ý thức phòng bệnh béo phì, vận động mọi người cùng
tham gia.
+ Hoạt động tích cực, hợp tác nhóm tốt. Trả lời to rõ ràng
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 5’)
- Về chia sẻ với mọi người, luôn vận động mọi người phòng chống bệnh béo phì.
Đạo đức :
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- HS nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng,
điện nước
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết
kiệm tiền của.
- Giúp HS phát triển năng lực giải quyết các tình huống nhanh, hợp lí. Hợp tác nhóm tích
cực. Tự tin khi trình bày ý kiến.
* Đ/C: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ
thái độ của mình về các ý kiến, chỉ lựa chọn 2 phương án tán thành hoặc không tán
thành trong các BT tình huống
* GDKNS, BVMT: Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc
sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ ghi thông tin
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động:


- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Hoạt động 1: Thảo luận các thông tin trang 11.SGK
- Việc 1: HS đọc các thông tin và quan sát tranh
- Việc 2: Trao đổi, thảo luận:
+ Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
+ Theo em có phải do nghèo nên mới phải tiết kiệm?
Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp; tích hợp.
- Kĩ thuật : Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; giao lưu- chia sẻ; phân tích – phản hồi.
- Tiêu chí: + Học sinh nêu được suy nghĩ của mình và trả lời được câu hỏi “có phải do
nghèo nên mới tiết kiệm không”.
+ Biết chọn cách xử lí tình huống hợp lí nhất.
+ HS suy nghĩ nhanh và dứt khoát.
2. Hoạt động 2: Em bày tỏ ý kiến, thái độ BT1 SGK
- Việc 1: Em tự đọc các ý kiến
- Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh
*Đánh giá:
-Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật : Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi
- Tiêu chí: Học sinh biết bày tỏ thái độ về các ý kiến: tán thành với câu c, d; không tán
thành với câu a,b
3. Hoạt động 3: Thảo luận BT2 SGK
- Việc 1: Em tự đọc các nội dung cho sẵn trong SGK
- Các bạn trong nhóm thảo luận để hoàn thành bảng
- Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp

*Đánh giá:
-Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật : Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi
- Tiêu chí: Học sinh biết nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm tiền của.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Bày tỏ với người thân về vấn đề tiết kiệm
Thứ tư, ngày 10/10/ 2018
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG

Toán :
I.MỤC TIÊU:
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. HS
làm được các BT1, BT2.
- Giáo dục HS yêu thích môn toán, tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
- Phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề


II. CHUẨN BỊ - : Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
*Tính chất giao hoán của phép cộng:
Việc 1: HS quan sát bảng được treo trên bảng lớp, tính toán theo sự hướng dẫn
của GV
Việc 2: HS so sánh giá trị của hai biểu thức a+b và b+a trong bảng
Việc 3: HS dưới sự gợi ý của GV khái quát thành tính chất giao hoán bằng lời văn
Đánh giá:
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở

- Tiêu chí:
+ Rút ra được tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong
một tổng thì tổng không thay đổi.
+ Khả năng làm việc nhóm tốt.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Nêu kết quả tính
Em đọc bài và làm bài cá nhân vào vở
Em trao đổi với bạn về kết quả
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
Đánh giá:
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí:
+ HS dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng để nêu đúng kết quả tính.
+ Chia sẻ tốt với bạn
a) 379 + 468 = 847
b) 2876 + 6509 = 9385
c) 76 + 4268 = 4344
Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm
Em đọc bài và làm bài cá nhân vào vở
Em trao đổi với bạn về kết quả
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
Đánh giá:
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
-Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
-Tiêu chí:
+ HS dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng để viết số hoặc chữ thích hợp.


+ Chia sẻ tốt với bạn.

a) 48 + 12 = 12 + 48
b) m + n = n + m
65 + 297 = 297 + 65
84 + 0 = 0 + 84
177 + 89 = 89 + 177
a+0=0+a=a
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Trao đổi với người thân về tính chất giao hoán của
phép cộng
Chính tả: (Nhớ viết)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I.MỤC TIÊU.
- Nhớ viết lại đúng ; trình bày đúng các dòng thơ lục bát trong bài Gà Trống và Cáo.
- Làm đúng BT2 a
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết chữ
- Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
Đánh giá:
- PP: Vấn đáp
- KT: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS sôi nổi, hứng khởi tham gia trò chơi
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Tìm hiểu nội dung đoạn thơ
Việc 1: Nghe GV giới thiệu đoạn cần viết: Nghe lời Cáo dụ … hết
Việc 2: Cá nhân tự đọc nhẩm lại bài thơ nêu nội dung chính của bài và của đoạn
viết

: Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
: Chia sẻ thống nhất kết quả.
Đánh giá:
- Phương pháp:
Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: HS hiểu nội dung đoạn thơ: Hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những
lời ngon ngọt.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
: Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
- Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời


- Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng và đẹp các từ dễ lẫn: phách bay, quắp đuôi, co cẳng,
khoái chí, phường gian dối.
3. Viết chính tả
- HS tự nhớ lại và viết đoạn thơ vào vở
- HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
: Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
Đánh giá:
- Phương pháp:
Vấn đáp, viết
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét.

- Tiêu chí đánh giá: HS biết cách trình bày bài đúng chính tả, đẹp, đúng thể thức văn
bản.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2a: Tìm những từ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:
a) Những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng tr hoặc ch
Việc 1: Em tự đọc đoạn văn
Việc 2: Em tìm từ điền vào chỗ trống cho phù hợp
Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả.
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
Đánh giá:
- Phương pháp:
Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:HS biết tìm được những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng tr hoặc ch B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Cùng người thân tìm các tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch
Đánh giá:
- Phương pháp:
Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: HS tìm được nhiều tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý VN để viết đúng
1 số tên riêng VN.
- Viết đúng một vài tên riêng trong BT1
- Giáo dục HS ý thức viết đúng tên riêng người, tên địa lý VN
- Hợp tác nhóm, tự giải quyết vấn đề học tập
II. CHUẨN BỊ

- Bản đồ VN
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
Đánh giá:


- Phương pháp:
Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS viết hoa đúng và nhiều tên người, tên địa lí Việt Nam.
+HS sôi nổi, hứng khởi tham gia trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau
Việc 1: Em đọc đề bài và bài ca dao, một bạn đọc to trước lớp
Việc 2: Em dùng bút chì gạch chân dưới những tên riêng viết chưa đúng trong
bài.
Việc 1: Em chia sẻ với bạn bên cạnh về các từ tìm được
Việc 2: Em cùng bạn viết lại các tên riêng cho đúng
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
Đánh giá:
- Phương pháp:
Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:

+HS viết đúng các tên riêng: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài,
Mã Vĩ, Hàng Giầy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc kiến, Hàng Than, Hàng Mã,
Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông,
Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
+ Trả lời to, rõ ràng; hợp tác nhóm tích cực
Bài tập 2: Trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam
- Việc 1: Mỗi nhóm cử một bạn lên bảng để tham gia chơi trò chơi
Việc 2: Nghe cô giáo phổ biến luật chơi
Việc 3: Tiến hành chơi 2 lượt a, b
Việc 4: Nghe cô giáo nhận xét trò chơi, tuyên dương nhóm chơi tốt.
Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
- Phương pháp:
Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời
+ HS tìm và viết đúng tên các tỉnh, thành phố
+ HS tìm và viết đúng tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng.
+HS sôi nổi, hứng khởi tham gia trò chơi
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Viết tên các danh lam thắng cảnh trên đất nước ta mà
em biết
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS viết hoa đúng tên một số danh lam thắng cảnh trên đất nước ta


HĐNGLL:


SỐNG ĐẸP: CĐ1
PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA EM Ở KHU DÂN CƯ

I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS có những hiểu biết về khu dân cư và các hoạt động diễn ra thường xuyên ở khu dân
cư em đang sống
- HS biết cách viết một đoạn văn ngắn theo nhủ đề” Những người sống quanh em”
2. Kĩ năng
- HS vẽ được bản đồ đơn giản mô tả khu dân cư nơi em sống
- Lập kế hoạch cá nhân về các hoạt động mà các em tham gia
3. Thái độ
- Giáo dục HS tính mạnh dạn, tự tin phát huy được thế mạnh của mình ở nơi sống và nơi
làm việc
- HS có trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường nơi em đang sống
4. Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực vẽ bản đồ, lập kế hoạch cá nhân và bảo vệ môi
trường
II. CHUẨN BỊ
- 4 bộ thẻ, 4 thùng giấy, 4 giỏ ( HĐ Khởi động T2)
- Hình ảnh SGK Sống đẹp
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
A. Hoạt động cơ bản:
* Khởi động:

- Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp hát một bài
- Nghe GV giới thiệu bài
* Hình thành kiến thức mới:
Việc 1: Nghe GV đặt câu hỏi và trả lời: Theo em hiểu thế nào là khu dân cư?
Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh

Việc 3: Trưởng ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS trả lời câu hỏi nhanh, đúng, thảo luận nhóm tốt; trả lời to, rõ
ràng
B. Hoạt động thực hành
HĐ 1: Định vị
Việc 1: Đọc yêu cầu của hoạt động
Việc 2: Vẽ bản đồ theo yêu cầu
Việc 3. Báo cáo với cô giáo về kết quả làm việc
Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp


- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS vẽ đúng, đẹp, trình bày chính xác về bản đồ khu dân cư
HS hợp tác nhóm tốt

HĐ2: Tìm hiểu hoạt động của khu dân cư
Việc 1. Em đọc yêu cầu và quan sát các hình ảnh trong SGK
Việc 2: Em trao đổi với bạn bên cạnh, thống nhất kết quả với nhau
Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng, nhanh, HS hợp tác nhóm tốt, trình bãy rõ ràng, tự
tin
Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
B. Hoạt động ứng dụng
Em về nhà tự đánh giá khả năng vủa mình trong việc tham gia các hoạt động ở khu dân

cư nơi em sống vào bảng Tr 7 SGK
Thứ năm, ngày 11/10/ 2018
Toán :
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I.MỤC TIÊU
- Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa 3 chữ. Biết tính giá trị của 1 số biểu thức
đơn giản có chứa 3 chữ.
- Vận dụng kiến thức làm được các BT1, 2
- GD học sinh hứng thú học toán.
- Giúp HS phát triển năng lực tính toán, tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập kiểm tra ĐDHT.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học

a. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ:
Việc 1: Quan sát ví dụ của GV
Việc 2: Nghe GV nêu vấn đề, đưa ra tình huống nêu trong VD, đi dần từ các trường hợp
cụ thể đến biểu thức a+b+c
Việc 3: HS tự cho số liệu ở cột “Số cá của An”, “số các của Bình” và ô “ Số cá của
Cường” , ghi biểu thức tương ứng ở ô “ Số cá của ba người”
* Đánh giá:
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời; Tôn vinh học tập
- Tiêu chí: HS biết ghi cho số liệu ở cột “Số cá của An”; “ Số cá của Bình”, “ Số cá của
Cường” và ghi biểu thức tương ứng ở ô “ Số cá của ba người”



b. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ
Việc 1: HS tính các giá trị theo yêu cầu của GV
Việc 2: Nhận xét: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a+b+c
* Đánh giá:
- PP: Vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí:
+ Hs vận dụng được cách thay chữ bằng số điền đúng giá trị vào bảng cho sẵn
+ Đọc kĩ nội dung ghi nhớ và giải thích cho bạn: a+ b+c là biểu thức có chứa ba
chữ. Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a+b+ c
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
- Em tự hoàn thành bài tập của mình
- Em trao đổi với bạn về kết quả
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài 2
- Em tự hoàn thành bài tập của mình
- Em trao đổi với bạn về kết quả
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
* Đánh giá:
- PP: Vấn đáp
- KT: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí:Học sinh biết tính được giá trị của biểu thức có chứa ba chữ a + b+ c; a x b x
c, học sinh tính toán nhanh.
Bài 1:
a. Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 12 + 10 = 22
b. Nếu a = 12, b = 15 và c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 27 + 9 = 36
Bài 2:
a. Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 45 x 2 = 90
b. Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0 x 37 = 0

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Gọi số áo của mẹ là a, số áo của bố là b, số áo của em là c. Thay các giá trị a, b, c để tính
giá trị các biểu thức a+b+c
- PP: Vấn đáp
- KT: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí:Học sinh biết tính được giá trị của biểu thức có chứa ba chữ a + b+ c; học
sinh tính toán nhanh.
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của 1
câu chuyện “Vào nghề” gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện)
- Vận dụng kiến thức viết được đoạn văn hoàn chỉnh.
- GD học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Phát triển năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ


II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trong lớp hát.
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Đọc cốt truyện sau
- Việc 1: Cá nhân đọc thầm cốt truyện
- Việc 2: 1HS đọc to trước lớp
Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp

- Kĩ thuật:
Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi
- Tiêu chí đánh giá: HS đọc bài to rõ ràng. Nêu được sự việc chính của từng đoạn
2. Bạn Hà viết thử cả 4 đoạn của câu chuyện trên, nhưng chưa viết được đoạn nào
hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh một trong các đoạn ấy
Đọc thầm các đoạn của bạn Hà
Việc 1: Cùng bạn chọn đoạn cần viết lại
Việc 2: Cùng bạn viết lại đoạn văn đó
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát
- Kĩ thuật:
Đặt câu hỏi; Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS viết hoàn chỉnh một trong bốn đoạn văn.
+ Câu văn rõ ý, mạch lạc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Viết hoàn chỉnh một đoạn văn khác đoạn văn đã viết ở trên lớp
Khoa học:

PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

I.MỤC TIÊU
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Tiêu chảy, Tả, Lị...Nêu nguyên nhân gây ra
một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức
ăn ôi thiu.Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
+ Giữ vệ sinh ăn uống
+Giữ vệ sinh cá nhân
+Giữ vệ sinh môi trường
- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và vận

động mọi người cùng thực hiện.


- HS yêu thích môn học.
- Phát huy năng lực giao tiếp hiệu quả, ra quyết định, năng lực kiên định.
II. CHUẨN BỊ
-GV: Hình minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:5’

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì ?
? Nêu cách phòng tránh bệnh béo phì ?
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Nội dung: HS nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì:
+ Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
+Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao…
+ Hoạt động tích cực. Trả lời to rõ ràng
* Giới thiệu bài, nêu MT và ghi đề bài
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1:Tác hại của bệnh lây qua đường tiêu hoá: (10-12’)

Việc 1: Y/ c hoạt động N2. Nói cho nhau nghe.
+ Cảm giác khi đau bụng, tiêu chảy, tả, lị...
? Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
? Khi mắc bệnh lây qua đường tiêu hoá cần làm gì?


Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
CTHĐTQ chốt nội dung.
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Nội dung: +HS nêu được các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tiêu chảy,tả ,lị..
+ Hợp tác nhóm tốt. Trả lời to rõ ràng
HĐ2:Nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá (10-12’)

Việc 1: Y/c HS hoạt động nhóm.
- Quan sát hình minh hoạ tr30, 31 SGK thảo luận trả lời các câu hỏi:
? Các bạn trong hình đang làm gì? Tác hại của nó?
? Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
? Các bạn nhỏ đã làm gì để phòng bệnh?


Việc 2: Chia sẻ, trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận : Y/c HS đọc lại mục : Bạn cần biết.
Đánh giá:
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Nội dung: HS nêu được như:
+ Nguyên nhân: do ăn phải thức ăn có vi khuẩn gây bệnh như: .
- Uống nước lã, ăn quà vặt vì trong nước lã và đồ ăn không đảm bảo VS có vi khuẩn gây
bệnh.
+ Cách phòng bệnh
- Uống nước đun sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, không sử dụng thức ăn ôi
thiu,..... đổ rác và xử lý rác đúng quy định ...
- Ăn sạch, uống đã đun sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, giữ VS cá nhân và VS môi trường.
+ Hoạt động tích cực, hợp tác nhóm tốt. Trả lời to rõ ràng

HĐ3: Hoạ sỹ tí hon (5- 6’)

Hoạt động nhóm:
Việc 1: - Cho các nhóm vẽ tranh với chủ đề: Tuyên truyền cách phòng bệnh lây qua
đường tiêu hoá.
Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày ý tưởng
Nhận xét bài vẽ
Đánh giá:
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Nội dung:+ HS vẽ được bức tranh có nội dung giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động
mọi người cùng thực hiện.
+ Hợp tác nhóm tốt. Trả lời to rõ ràng
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người, thực hiện tốt phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí:+ HS cùng người thân thực hiện phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa theo
các kiến thức đã học
Kể chuyện:
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I.MỤC TIÊU:
- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyệntheo tranh minh họa( SGK ); Kể nối tiếp được
toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước
mơ cao đẹp mang lại niềm vui, niền hạnh phúc cho mọi người.
- Kể chuyện tự nhiên, sáng tạo, phù hợp với cử chỉ, điệu bộ
- GD học sinh cần có những ước mơ đẹp cho bản thân
- Phát triển năng lực ngôn ngữ; mạnh dạn, tự tin
*Tích hợp GDBVMT: GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị

của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người (đem đến niềm hi vọng tốt đẹp)


II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Hướng dẫn kể chuyện
Nghe GV hướng dẫn kể chuyện:
+ Kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời cô giáo.
+ Kể xong cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: HS kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý, mỗi em kể 1 tranh, luân
phiên
Việc 2: Một em kể lại toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (Tích hợp GD BVMT)
Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật:
Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS kể được câu chuyện đúng nội dung và yêu cầu. Lời kể tự nhiên.
Tình tiết truyện hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. Nêu đựơc nội dung, ý nghĩa của câu
chuyện và bài học cho bản thân
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân về nội dung của của câu

chuyện Lời ước dưới trăng
Thứ sáu, ngày 12 /10 /2018
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG

Toán :
I.MỤC TIÊU:
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng t/chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
HS làm được các BT: 1a) dòng 2, 3; b) dòng 1, 3. BT2.
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài
- Phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức:


Việc 1: HS quan sát bảng được treo trên bảng lớp, tính toán theo sự hướng dẫn
của GV theo hai biểu thức (a+b)+c và a+(b+c)
Việc 2: HS so sánh giá trị của hai biểu thức (a+b)+c và a+(b+c) trong bảng
Việc 3: HS dưới sự gợi ý của GV khái quát thành tính chất kết hợp bằng lời văn
Đánh giá:
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở
- Tiêu chí:
+ Rút ra được tính chất kết hợp của phép cộng: Khi cộng một tổng hai số với số
thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

+ Khả năng làm việc nhóm tốt.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: a) dòng 2, 3; b) dòng 1, 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Em đọc đề bài và các phép tính
- Việc 1: Em trao đổi với bạn cách làm
- Việc 2: Em làm bài cá nhân
- Trao đổi kết quả với bạn
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
a) 4367 + 199 + 501
b) 921 + 898 + 2079
= 4367 + (199 + 501)
= (921 + 2079) + 898
= 4367 + 700
= 1000 + 898
= 5067
= 1898
4400 + 2148 + 252
467 + 999 + 9533
= 4400 + (2148 + 252)
= (467 + 9533) + 999
= 4400 + 2400
= 10000 + 999
= 6800
= 10999
Đánh giá:
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí:
+ HS dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất..
+ Chia sẻ tốt với bạn.

Bài 2:
Em đọc bài và làm bài cá nhân vào vở
Em trao đổi với bạn về kết quả
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
Giải:
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
75500000 + 86950000 = 1632450000 (đồng)


×