Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tuần 12 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô giáo hoàng thùy linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.94 KB, 36 trang )

TUẦN 12
Thứ hai, ngày 12/11/2018
TOÁN:
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I.MỤC TIÊU :
- Học sinh biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- HS cả lớp hoàn thành bài 1,bài 2a)1ý; b)1ý. bài 3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và yêu thích môn toán.
- Năng lực: Tính toán chính xác, cẩn thận. Hợp tác nhóm tích cực.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập để khởi động
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật:
trình bày miệng, tôn vinh học tập
- Tiêu chí: Thực hiện tốt nội dung trò chơi. Nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới:
1- Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- yêu cầu hs trao đổi nêu cách thực hiện. 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x5 = 12 + 20 =32
- so sánh giá trị của hai biểu thức và nêu kết luận : 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
2. Nhân một số với một tổng Trao đổi trong nhóm, nêu kết luận
*Kết luận : Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng
rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Giới thiệu công thức tổng quát :
a x (b + c) = a x b + a x c
Đánh giá:


- PP: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng, ghi chép ngắn
- Tiêu chí: Nắm được công thức và quy tắc khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số
đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống.
- Việc 1: Cá nhân tự tính vào vở nháp
- Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả tính
Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.


Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Thực hiện cách tính giá trị của biểu thức. Vận dụng nhanh, chính xác.
a
b
c
a x (b+c)
axb+axc
4
5
2
4 x (5+2) =28
4 x 5 + 4 x 2 = 28
3
4
5
3 x (4 + 5) = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 27

6
2
3
6 x (2 + 3) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 30
Bài 2 a 1ý, b. 1 ý Tính bằng hai cách
- Cá nhân tự làm vào vở bt. 36 x ( 7 +3) và 5 x 38 + 5 x 62
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Nắm và thực hiện tốt các biểu thức theo 2 cách. Vận dụng nhanh, chính xác.
Hợp tác nhóm tích cực.
a) 36 x (7 + 3)
C1: 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
C2: 36 x (7 + 3) = 36 x 7 +36 x 3 = 252 + 108 = 360
b) 5 x 38 + 5 x 62
C1: 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
C2: 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62) = 5 x 100 = 500
Bài 3. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
( 3 + 5 ) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4.
Từ kết quả đó nêu cách nhân một tổng với một số
Em cùng bạn trao đổi, thống nhất cách tính
Chia sẻ trước lớp kết quả tính giá tị của hai biểu thức và nêu kết luận.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Thực hiện tốt và so sánh kết quả 2 biểu thức để từ đó nêu được cách nhân một
số với một tổng. Vận dụng nhanh, chính xác. Hợp tác nhóm tích cực.

Ta có: (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
Vậy: (3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
Khi nhân một tổng với một số, ta nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết
quả lại với nhau.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:


Em trao đổi với người thân cách nhân một số với 11 và với 101 dựa vào cách nhân
một số với một tổng.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- KT:, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí:
+ Biết trao đổi với người thân cách nhân một số với 11 và với 101 dựa vào cách nhân
một số với một tổng.
+ Tính cẩn thận, nhanh, chính xác.
TẬP ĐỌC:
“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu
nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
- Biết đọc bài văn với giọng kĩ chậm rải, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Giáo dục HS cố gắng vượt khó vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập.
- Năng lực: Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi những câu dài cần luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động

Việc 1: Ban văn nghệ tổ chức trò chơi
Việc 2 : Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp
- Kĩ thuật:Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí: HS sôi nổi, hứng khởi tham gia trò chơi.
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp
- Kĩ thuật:Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí: HS trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến tranh của bài đọc.
Tích cực hợp tác nhóm.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc
Nghe 1 bạn đọc toàn bài. Lớp đọc thầm bài

Việc 1:Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc nối tiếp 4 đoạn ( giúp đỡ các bạn
đọc sai, sót tiếng )


- Luyện đọc ngắt nghỉ đúng ở những câu dài tên bản phụ
Việc 2: Đọc và hiểu nghĩa các từ chú giải
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm
đọc tốt.
- Nghe GV đọc mẫu lại toàn bài.
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí:+ Đọc đúng các từ ngữ: diễn thuyết, bậc anh hùng , độc chiếm..

+Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, biết ngắt đúng chỗ, nghỉ hơi sau mỗi dòng ,đoạn...
+Hiểu thêm nghĩa từ: người cùng thời, bậc anh hùng kinh tế.
HĐ 2. Tìm hiểu bài
Em tự đọc thầm từng đoạn và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK
Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp
Việc 3: Thảo luận, nêu nội dung bài
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nghe nhận xét, bổ sung.
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.
- Tiêu chí:+ Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
+Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
+ Trả lời to, rõ ràng, lưu loát... mạnh dạn
Câu 1: Đầu tiên, anh làm thư kí cho một hãng buôn. Sau đó buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu
cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...
Câu 2: Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho người Việt: cho người đến các bến tàu để
diễn thuyết, kêu gọi hành khách với các khẩu hiệu “ Người ta thì phải đi tàu ta”. Khách đi
tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho
ông. Ông mua xưởng, sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom.
Câu 3: Là bậc anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường/. Là
người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh./ Là người giành thắng lợi to
lớn trong kinh doanh…
Câu 4: Nhờ ý chí vươn lên, thất bại khôn nản lòng. Biết khơi dậy lòng tự hào của dân
tộc…
Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý
chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm
Việc 1: 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn, lớp nghe và tìm đúng giọng đọc phù hợp.
Việc 2: Nghe Gv hướng dẫn đọc đoạn cần luyện

Việc 3: HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 1-2 đoạn trong bài
Việc 4: Ban HT tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
Đánh giá:


- Phương pháp:Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí:+ Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khâm
phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về nghị lực, tài trí
của Bạch Thái Bưởi.
Đoạn 1,2: Giọng kể chậm rãi
Đoạn 3: Đọc nhanh hơn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
Thứ ba, 13/11/2018
TOÁN:
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.Biết giải bài toán và tính
giá trị của biểu thức liên quan đến nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số
- H vận dụng kiến thức làm đúng bài tập 1, 3, 4.
- Giáo dục H tính cẩn thận trong tính toán
- Năng lực làm việc nhóm tích cực.
II. CHUẨN BỊ Bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày miệng.
- Tiêu chí: Thực hiện tốt nội dung trò chơi. Nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: 1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
GV viết lên bảng 2 biểu thức
3 x (7 -5) và 3 x 7 - 3 x 5
Việc 1: NT điều khiển các bạn thực hiện tính ở bảng nhóm
Việc 2: Trình bày trước lớp kết quả tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức
3 x ( 7- 5) = 3 x 2 = 6 3 x7 – 3 x5 = 21 – 15 = 6
Việc 3: rút ra kết luận 3 x ( 7- 5) = 3 x7 – 3 x5
2. Nhân một số với một hiệu
Việc 1: Thảo luận, biết: biểu thức bên trái dấu “ = “ là một số nhân với một hiệu,
biểu thức bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ.


- Việc 2: Rút ra kết luận:
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Nắm được công thức và quy tắc khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt
nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau.
a x( b-c) = a x b – a xc
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống ( theo mẫu)
- Cá nhân quan sát mẫu, đọc đề bài và tự làm vào vở bt.
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.

Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Thực hiện cách tính giá trị của biểu thức. Vận dụng nhanh, chính xác.
a
b
c
a x (b-c)
axb-axc
3
7
3
3 x (7 - 3) = 12
3 x 7 - 3 x 3= 12
6
9
5
6 x (9 - 5) = 24
6 x 9 - 6 x 5 = 24
8
5
2
8 x (5 - 2) = 24
8 x 5 - 8 x 2 = 24
Bài 3 : Bài toán
- Cá nhân tự đọc bài toán, nêu tóm tắt và tự giải vào vở BT.
- Em cùng bạn chia sẻ cho nhau cách giải bài toán
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp. Các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
Đánh giá:

- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Thực hiện tốt bài toán có lời văn liên quan đến kiến thức nhân một số với một
hiệu. Mạnh dạn khi trao đổi nội dung bài học.
Giải:
Cửa hàng còn lại số giá trứng là:
40 - 10 = 30 (giá trứng)
Cửa hàng còn lại số quả trứng là:
175 x 30 = 5250 (quả trứng)
Đáp số: 5250 (quả trứng)


Bài 4: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
( 7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
Làm việc theo nhóm, tính và so sánh giá trị của hai biểu thức, từ đó nêu cách
nhân một hiệu với một số.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nghe Gv chốt lại kiến thức vừa học
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng, tôn vinh học tập.
- Tiêu chí: Thực hiện tốt và so sánh kết quả 2 biểu thức để từ đó nêu được cách nhân một
số với một hiệu. Vận dụng nhanh, chính xác. Hợp tác nhóm tích cực.
Ta có: (7-5) x 3 = 2 x 3 = 6
7 x 3 - 5 x3 = 21 - 15 = 6
Vậy (7-5) x 3 = 7 x 3 - 5 x3
Khi nhân một hiệu với một số, ta nhân lần lượt số bị trừ và số trừ với số đó rồi trừ các kết
quả cho nhau.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em chia sẻ với người thân về cách nhân một số với một hiệu
Đánh giá:

- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Biết chia sẻ với người thân kết quả bài làm của mình về cách nhân một số với
một hiệu
TẬP ĐỌC
VẼ TRỨNG
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê- ô- nác-đô đa Vin-xi, Vê- rô- ki- ô);Bước đầu đọc
diễn cảm được lời thầy giáo ( nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần). Hiểu nội dung bài: Lê- ônác- đô đa Vin- xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài nhờ công khổ luyện.
- Biết đọc diễn cảm bài văn- giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng
khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối đọc với giọng cảm hứng ca ngợi.
- Giáo dục H có đúc tính kiên trì, rèn luyện.
- Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ . Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát.
II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ viết hướng dẫn luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài “ Vua tàu thủy” Bạch
Thái Bưởivà trả lời câu hỏi
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ.
Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
Quan sát ảnh chân dung Lê- ô- nác-đô đa Vin-xi


Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật:Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí: HS đọc, nắm được bài theo yêu cầu.
Nắm được mục tiêu tiết học.
Tích cực trao đổi nội dung bài học.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp 2
đoạn trong bài; ( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó)
Việc 2: Đọc và hiểu ngĩa từ chú giải, nghe Gv giải thích thêm một số từ khó
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm
đọc tốt.
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí:+ Đọc đúng các từ: Lê-ô-nác- đô đa Vin -xi; Vê-rô-ki-ô;
+Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, biết ngắt đúng chỗ, nghỉ hơi sau mỗi dòng ,đoạn...
+Hiểu thêm nghĩa từ: Khổ luyện, kiệt xuất, Lê-ô-nác- đô đa Vin -xi
HĐ 2. Tìm hiểu bài
Mỗi bạn tự đọc thầm từng đoạn trong bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK
Việc 1: NT điều hành các bạn trình bày câu trả lời trong nhóm.
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
Việc 3:Thảo luận nêu nội dung bài học. Nghe GV nhận xét, bổ sung thêm.
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.
- Tiêu chí:+ Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
+Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
+ Trả lời to, rõ ràng, lưu loát... mạnh dạn
Câu 1: Vì suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
Câu 2: Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính
xác.
Câu 3:Lê-ô- nác-đô trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở các bảo
tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc
sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.

Câu 4: Lê-ô- nác-đô là người bẩm sinh có tài, được gặp thầy giỏi. Ông khổ công khổ luyện
nhiều năm.
Nguyên nhân quan trọng nhất: Ông khổ luyện nhiều năm.


Nội dung: Câu chuyện cho thấy nhờ khổ công tập luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở
thành một họa sĩ thiên tài.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm
Việc 1: Nghe HD luyện đọc
Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng. Giải thích vì sao cô
giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó.
Việc 3: HS luyện đọc cá nhân, theo nhóm.
Việc 4: Ban HT tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn.
- Tiêu chí: Đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của HS
+ Đọc diễn cảm, phân biệt được giọng các nhân vật, đọc diễn cảm bài văn- giọng kể từ
tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối đọc với giọng
cảm hứng ca ngợi
- Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà chia sẻ với người thân câu chuyện về họa sĩ thiên tài Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí: Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe chia sẻ với người thân câu chuyện về
họa sĩ thiên tài Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
LTVC :
MRVT: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC

I. MỤC TIÊU:
- HS biết thêm một được một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. Bước
đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng chí theo hai nhóm nghĩa (BT1), hiểu nghĩa từ nghị
lực(BT2), điền đúng một số từ nối về ý chí nghị lực vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3).
Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ(BT4).
- Rèn kĩ năng hiểu nghĩa của từ.
- Thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.
- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi.
Đánh giá:
- Phương pháp:Vấn đáp
- Kĩ thuật:Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí: HS sôi nổi, hứng khởi tham gia trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.


B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào 2 nhóm: …..
- Đọc y/c BT, suy nghĩ và tự làm vào vở BT
- Em chia sẻ với các bạn trong nhóm.
- Ban HT tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả, thống nhất chọn các từ xếp vào 2
nhóm:
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát,
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, ghi chép ngắn.
-Tiêu chí:+ Học sinh làm đúng và nhanh các yêu cầu bài tập.

+Tham gia tích cực trong trao đổi nội dung bài học.
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao): Chí phải, chí lí, chí tình, chí công,
chí thân
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: Ý chí, chí khí quyết chí,
chí hướng.
Bài tập 2:
c đoạn y/c BT, chọn nào nêu đúng nghĩa của từ Nghị lực
- Em chia sẻ với bạn bên cạnh kết quả của mình
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả.
- Nghecô giáo giải thích thêm.
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát,
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, ghi chép ngắn.
-Tiêu chí:+ Học sinh chọn đúng nghĩa của từ nghị lực.
+Tham gia tích cực trong trao đổi nội dung bài học.
Đáp án: Dòng b( Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không
lùi bước trước mọi khó khăn.)
Bài tập 3.
- Nhóm trưởng tổ chức các bạn đọc y/c BT 3, thảo luận chọn từ trong ngoặc đơn để
điền vào ô trống phù hợp.
- Chia sẻ trước lớp, 1-2 em đọc lại doạn văn đã hoàn chỉnh.
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát,
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn.
-Tiêu chí:+ Học sinh chọn đúng từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
Mạnh dạn trong trình bày ý kiến.
Thứ tự điền: Nghị lực- nản chí- quyết tâm- kiên nhẫn- quyết chí- nguyện vọng.


Bài tập 4. Mỗi câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?

Thảo luận cùng bạn về ý nghĩa các câu tục ngữ.
- Chia sẻ trước lớp, nghe cô giáo giải thích thêm.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp, tích hợp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, phân tích- phản hồi.
-Tiêu chí: - Học sinh hiểu được cơ bản nghĩa đen, nghĩa bóng của các câu tục ngữ.
Tích cực trao đổi nội dung bài học.
Lời giải dúng:
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử
thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn.
b) Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: Đừng sợ bắt đầu bằng
hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng làm nên sự nghiệp càng đáng kính
trọng, khâm phục.
c) Có vất vả mới thanh nhàn/ Không dưng ai dễ mang phần đến cho.: Phải vất vả mới
có lúc thanh nhàn, thành đạt.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em trao dổi với người thân về nghĩa và cách vận dụng các thành ngữ, tục ngữ vào
cuộc sống.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời
- Tiêu chí:Biết trao dổi với người thân về nghĩa và cách vận dụng các thành ngữ, tục ngữ
vào cuộc sống.
KHOA HỌC: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng
tụ của nước trong tự nhiên
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh.
- Góp phần phát triển năng lực tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề.

*THGDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ: - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:5’
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Mây được hình thành như thế nào?
- Hãy nêu sự tạo thành tuyết?
- Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?


- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập
- Tiêu chí: Thực hiện tốt nội dung khởi động. Nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1:Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên( 15’)

Việc 1: HS thảo luận theo nhóm 5
- Y/c HS qs hình minh hoạ SGK tr48 trả lời các câu hỏi sau:
? Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?
? Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
? Mô tả lại hiện tượng đó?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
(TH: Nước là nguồn tài nguyên lớn, các em đã biết vòng tuần hoàn của nước bởi vậy
chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên nước?(Không vứt rác, xác súc vật bừa bãi
xuống nguồn nước, bảo vệ bầu không khí trong lành... )
Đánh giá:

- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn
- Tiêu chí: Nắm được nước là nguồn tài nguyên lớn, biết vòng tuần hoàn của nước bởi vậy
bảo vệ tài nguyên nước bằng cách không vứt rác, xác súc vật bừa bãi xuống nguồn nước,
bảo vệ bầu không khí trong lành.... Làm việc nghiêm túc và hiệu quả.
HĐ2: Em vẽ: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: ( 12’)

Việc 1: Quan sát hình minh hoạ tr.49 SGK & thực hiện y/c vào VBT.
Việc 2: y/c HS trình bày trước lớp.
Nhận xét
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn
- Tiêu chí: - Nắm được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
+ HS điền nhanh, chính xác.
+Chỉ được trên sơ đồ và trình bày được vòng tuần hoàn nước
+Biết được sự chuyển thể: lỏng, rắn, khí- vòng tuần hoàn của nước
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí: HS biết chia sẻ với mọi người sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
ĐẠO ĐỨC:

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ



I. MỤC TIÊU:
- HS biết con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ
đã sinh thành, nuôi dạy mình. HS hiểu được con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà,
cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc
sống hằng ngày trong gia đình.
- Giáo dục các em kính yêu ông bà, cha mẹ.
- Năng lực: Giải quyết các tình huống nhanh, hợp lí. Hợp tác nhóm tích cực. Tự tin khi
trình bày ý kiến.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng hóa trang chuẩn bị đóng vai truyện Phần thưởng.
- Phiếu, thẻ màu xanh, đỏ, vàng.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
-Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát:
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày miệng.
- Tiêu chí: nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học
1. Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng.
- Cả lớp cùng xem các bạn đóng vai thể hiện tiểu phẩm
Em trao đổi với bạn về cách ứng xử của bạn Hưng
- Vì sao bạn lại mời bà ăn những chiếc bánh mình vừa được thưởng?
- Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của cháu?

Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp:
* Đọc ghi nhớ ở sgk

Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật : Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
- Tiêu chí: Học sinh hiểu Hưng yêu quý bà,chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. HS tự
tin khi diễn đạt ý kiến.
A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Việc 1: HS đọc các tình huống ở sgk
Việc 2: Trao đổi cách xử lí trong mỗi tình huống.


Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp; tích hợp.
- Kĩ thuật : Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; giao lưu- chia sẻ; phân tích – phản hồi.
- Tiêu chí: +Học sinh nêu được các cách xử lí tình huống của bản thân.
+Biết chọn cách xử lí tình huống hợp lí nhất. Việc làm của bạn Loan (tình
huống b,), Hoài (TH d)Nhâm (THđ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông, bà cha mẹ. Việc làm
của Sinh và Hoàng (tình huống a,c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. Đặt tên cho mỗi bức tranh

.

Việc 1: Em cùng bạn quan sát tranh 1 và 2 (BT2), nêu nội dung mỗi tranh
Việc 2: Đặt tên cho cả hai bức tranh.

- Chia sẻ trước lớp. Nghe GV nhận xét , bổ sung
1-2 em đọc lại phần ghi nhớ
Đánh giá:

- Phương pháp: vấn đáp; tích hợp.
- Kĩ thuật : Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; giao lưu- chia sẻ; phân tích – phản hồi.
- Tiêu chí: Học sinh hiểu và đặt tên hợp lí cho 2 bức tranh.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em làm một số việc ở nhà để thể hiện lòng kính yêu ông bà, cha mẹ.
Thứ tư, 14/11/2018
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
- Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng,
một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh
- HS cả lớp hoàn thành bài 1(dòng 1);bài 2a,b(dòng1);bài 4 (chỉ tính chu vi)
- Giáo dục H ham thích học toán
- Năng lực tính toán chính xác, nhanh, trình bày ý kiến rõ ràng, mạch lạc.
II.CHUẨN BỊ: - Bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày miệng.
- Tiêu chí: HS chơi vui, nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


Bài 1: Tính (dòng 1)
- Em thực hiện vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp

Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Nắm và thực hiện tốt các bài tính nhân một số với một tổng, một hiệu. Vận dụng
nhanh, chính xác. Hợp tác nhóm tích cực.
a) 135 x (20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3105
b) 642 x (30 - 6) = 642 x 30 - 642 x 6 = 19260 - 3825 = 15435
Bài 2
a) Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Em tự làm bài vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
b) Tính (theo mẫu): dòng 1
- Việc 1: Em quan sát mẫu cùng GV phân tích mẫu
- Việc 2: Em làm bài vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Thực hiện được các biểu thức bằng cách thuận tiện. Mạnh dạn khi trao đổi nội
dung bài tập
a) 134 x 4 x 5 = 134 x (4 x 5) = 134 x 20 = 2680
5 x 36 x 2 = (5 x 2) x 36 = 10 x 36 = 360
42 x 2 x 7 x 5 = (42 x 7) x (2 x 5) = 294 x 10 = 2940
b) 137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3 + 97) = 137 x 100 = 13700
428 x 12 - 428 x 2 = 428 x (12 - 2) = 428 x 10 = 4280
Bài 4: (Chỉ tính chu vi)
- Việc 1: Em đọc và phân tích bài toán



- Việc 2: Em tự làm bài vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Thực hiện tốt bài toán có lời văn về tính chu vi hình chữ nhật. Mạnh dạn khi
trao đổi nội dung bài học.
Giải:
Chiều rộng sân vận động là:
180 : 2 = 90 (m)
Chu vi sân vận động là:
(180 + 90 ) x 2 = 540 (m)
Đáp số: 540 m
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em cùng người thân tham khảo cách làm BT 3
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí:Biết vận dụng cách nhân một số với một tổng (hiệu để tính BT3)
CHÍNH TẢ ( N-v):
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I.MỤC TIÊU :
- Học sinh nghe ,viết đúng bài Người chiến sĩ giàu nghị lực, trình bày đúng đoạn văn.
- HS làmg đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a.
- Giáo dục các em yêu chữ viết và trình bày sạch đẹp.
- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ
II.CHUẨN BỊ - Bảng phụ.
III HOẠT ĐỘNG HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Đánh giá:
+ PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: trình bày miệng.
+Tiêu chí: nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học. Hào hứng, sôi nổi trong trò chơi.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Trao đổi về nội dung bài viết
Việc 1:Nghe GV giới thiệu bài viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực


Việc 2: Cá nhân tự đọc nhẩm lại đoạn văn và nêu nội dung chính
Việc 3: Nêu cách trình bày đoạn văn
- Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
Chia sẻ thống nhất kết quả.
Đánh giá:
- Phương pháp:
Vấn đáp
- Kĩ thuật:
Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí: + Hiểu nội dung đoạn chính tả: Ca ngợi anh Lê Duy ứng là người chiến sĩ giàu
nghị lực, vượt lên hoàn cảnh trở thành họa sĩ nổi tiếng.
+ Hoạt động tích cực, hợp tác tốt trả lời to, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, tự tin.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
: Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
- Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
Đánh giá:

- PP: quan sát, vấn đáp;
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí : Kĩ năng viết viết đúng của HS
+ Viết chính xác từ khó, tên riêng: Lê Duy Ứng, quệt, triển lãm, giải thưởng.
+ Viết đúng chỉnh tả, chữ đều, đẹp.
3. Viết chính tả
HS tự nhẩm lại từng dòng thơ theo trí nhớ và viết vào vở
: HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
: Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống: tr hay ch?
Việc 1: Em tự đọc đoạn văn: Ngu Công dời núi
Việc 2: Em điền vào chỗ trống chữ ch hay tr cho phù hợp


- Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả.
-Việc 1:Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả( Trò chơi: Thi tiếp sức)
- Việc 2: Cho cả lớp đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- KT: nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
- Tiêu chí: Điền đúng và nhanh chữ bắt đầu bằng tr/ch; tiếng có vần ươn/ương.
Tự tin khi trình bày ý kiến.
Đáp án đúng: a)Trung/ chín/ trái/ chắn/ chê/ chết/ cháu/ truyền/ chẳng/ trời/ trái.
b)vươn / chường/ trường/ trương/ đường/ vượng.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em về nhà viết lại đoạn văn đẹp hơn để chia sẻ với người thân.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá: viết lại đoạn văn đảm bảo tốc độ và đẹp, không sai chính tả.
TẬP LÀM VĂN

KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hai cách kết (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong bài văn kể
chuyện (mục 1 và BT1, BT2 mục III ).
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3 mục III)
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ phù hợp..
II.CHUẨN BỊ: - Bảng phụ viết sẵn kết bài ông Trạng thả diều
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày miệng.
- Tiêu chí: nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học.Hào hứng, sôi nổi trong trò chơi.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Việc 1: Cá nhân đọc lại câu chuyện Ông Trạng thả diều
- Việc 2: Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK



Việc 1: Thống nhất câu trả lời trong nhóm
Việc 2: Báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo.
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về hai cách kết bài trong bài văn kể chuyện
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
Đánh giá:
- PP: vấn đáp, tích hợp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập, phân tích.
-Tiêu chí: HS tìm đúng kết bài của truyện Ông Trạng thả diều.
Biết thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét theo ý mình, đúng với nội
dung bài.
Biết được điểm khác nhau của hai cách kết bài.
Hợp tác nhóm tích cực.
Lời giải đúng: Đoạn kết bài “ Thế rồi vua mở khoa thi....nước Nam ta.
Hai cách kết bài: không mở rộng và mở rộng.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Sau đây là một số kết bài của truyện “Rùa và thỏ”. Em hãy cho biết đó là
những kết bài theo cách nào?
Em làm bài cá nhân bằng miệng
Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích
Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
-Tiêu chí:Nêu đúng kết bài mở rộng, không mở rộng.
Tích cực trao đổi nội dung bài học.
Lời giải đúng: a) kết bài mở rộng; b,c,d,e: kết bài không mở rộng
Bài 2: Tìm phần kết bài của những chuyện sau. Cho biết đó là những kết bài theo

cách nào?
a) Một người chính trực
b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Việc 1: Em đọc lại 2 bài tập đọc và 2 phần kết bài của hai bài tập đọc đó
Việc 2: Xác định đó là những cách kết bài nào
Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích


Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
-Tiêu chí: HS biết các cách kết bài.
Diễn đạt trôi chảy, tự tin.
+ “Tô Hiến Thành … Trần Trung Tá”: KB không mở rộng
+ “Nhưng … ít năm nữa”: KB không mở rộng
Bài 3: Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây ca
theo cách kết bài mở rộng
Em làm bài cá nhân vào vở
Em cùng bạn bên cạnh đọc đoạn kết bài cho nhau nghe và góp ý
Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp, HS hoàn thành vào VBT
Đánh giá:
- PP: vấn đáp, tích hợp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, giao lưu- chia sẻ.
-Tiêu chí:
+HS biết viết được kết bài kiểu mở rộng.
+Tự tin khi trình bày ý kiến. Lời văn trôi chảy, diễn đạt rõ ràng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân phần kết bài mở rộng của truyện em vừa viết
Đánh giá:

- Phương pháp:Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: Chia sẻ với người thân phần kết bài mở rộng của truyện em vừa viết
HĐNGLL

AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PTGT CÔNG CỘNG

I. MỤC TIÊU
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông
công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền... HS biết cách lên
xuống tàu, xe, thuyền… một cách an toàn, biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên
tàu…
- Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống,
bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn…
- GDHS Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an
toàn cho bản thân và cho mọi người.
- Giúp HS nâng cao năng lực nhận biết các PTGT công cộng cũng như cách lên xuống,
cách ngồi trên tàu xe.
II. CHUẨN BỊ - GV: hình ảnh nhà ga, bến tàu; hình ảnh tàu, thuyền.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC


A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp trò chơi
- Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học.
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật:

trình bày miệng, tôn vinh học tập
- Tiêu chí: Thực hiện tốt nội dung trò chơi. Nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe
Việc 1: Nghe GV nêu các câu hỏi và trả lời cá nhân
- Trong lớp ta, những ai được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ ?
- Bố mẹ mua vé ở đâu?
- Cho HS liên hệ kể tên các nhà ga, bến tàu, bến xe mà HS biết.
- Ở những nơi đó, những chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì ?
- Chỗ bán vé gọi là gì?
Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh
Việc 3: Thống nhất ý kiến trong nhóm.
Việc 4: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết qủa
GV: Khi ở phòng chờ, cần phải có ý thức như thế nào?=> GV chốt
*Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn
- Tiêu chí: + HS thảo luận tích cực, sôi nổi, hợp tác nhóm tốt, trả lời tự tin, rõ ràng
+ Trả lời được các câu hỏi mà GV nêu ra.
2. Lên xuống tàu xe
- Việc 1: Nghe GV nêu các câu hỏi và trả lời cá nhân:
- GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để cho các em kể lại chi tiết cách lên
xuống và ngồi trên các phương tiện GTCC.
- GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe
buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô…
Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh
Việc 3: Thống nhất ý kiến trong nhóm
Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- GV? Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào?
*Đánh giá:

- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn
- Tiêu chí: + HS thảo luận tích cực, sôi nổi, hợp tác nhóm tốt, trả lời tự tin, rõ ràng
+ Trả lời được các câu hỏi mà GV nêu ra.
3. Ngồi trên tàu xe


- Việc 1: Nghe GV nêu các câu hỏi và trả lời cá nhân:
- GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, trên xe, GV gợi ý:
- Có ngồi trên ghế không?
- Có được đi lại không?
- Có được quan sát cảnh vật không?
- Mọi người ngồi hay đứng?
Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh
Việc 3: Thống nhất ý kiến trong nhóm
Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
*Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn
- Tiêu chí: + HS thảo luận tích cực, sôi nổi, hợp tác nhóm tốt, trả lời tự tin, rõ ràng
+ Trả lời được các câu hỏi mà GV nêu ra.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em chia sẻ với người thân về việc giữ an toan trên các PTGTCC
Thứ năm, 15/11/2018
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết cách nhân số với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. HS cả lớp hoàn thành
bài1(a,b,c) bài 3.

- Giáo dục HS yêu môn toán và ham thích học toán.
- Năng lực: HS làm việc nhóm hiệu quả
II.CHUẨN BỊ : - Bảng bìa
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ khởi động.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày miệng.
- Tiêu chí: nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức
1. Tìm cách tính 36 x 23:
Việc 1: HS đặt tính và tính vào giấy nháp: 36 x 3; 36 x 20
Việc 2: Nghe GV nêu vấn đề: Ta đã biết đặt tính và tính 36 x 3; 36 x 20, nhưng
chưa học cách tính 36 x 23. Vậy ta tìm cách tính tích này như thế nào? Gợi ý: 23 = 20 + 3


Việc 3: 1 HS lên bảng thực hiện
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
= 36 x 23 + 36 x 3
= 720 + 108 = 828
2. Giới thiệu cách đặt tính rồi tính:
Việc 1: Nghe GV vừa ghi bảng vừa hướng dẫn cách nhân cho HS
36
- 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1;
x
3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10
23
- 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 (dưới 0) nhớ 1;

108 <---- 36 x 3
2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7;
72
<---- 36 x 2 (chục)
- hạ 8 ; 0 cộng 2 bằng 2, viết 2
828 <---- 108 + 720
1 cộng 7 bằng 8, viết 8
Việc 2: Nghe GV giải thích:
- 108 là tích riêng thứ nhất
- 72 là tích riêng thứ 2. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang trái 1 cột vì đó là 72 chục
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Nắm được cách đặt tính và thực hiện tính nhân với số có hai chữ số.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1(a,b,c): Đặt tính rồi tính:
Em làm bài cá nhân vào vở
Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích cách làm
Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
Đánh giá:
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí: - Thực hiện đặt tính và tính toán chính xác . Làm việc nghiêm túc và hiệu quả.
86
33
157
x
x
x
53

44
24
258
132
628
430
132
314
4558
1452
3768
Bài 3:
Em đọc đề bài và giải bài vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả, các bước thực hiện


- Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp
Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí:
+ HS vận dụng nhân với số có hai chữ số giải được bài toán có lời văn.
+ Tính cẩn thận, nhanh, chính xác.
+ Trình bày bài giải đẹp, rõ ràng
Giải:
25 quyển vở cùng loại có tất cả số trang là:
48 x 25 = 1200 (trang)
Đáp số: 1200 trang
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em cùng người thân thực hiện nhân với số có hai chữ số BT1

- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
- Tiêu chí: Biết cùng người thân thực hiện nhân với số có hai chữ số
LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TÍNH TỪ (TT)

I.MỤC TIÊU :
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ đặc điểm tính chất(ND ghi nhớ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. ( BT1, mục III ); bước
đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. và bài tập đặt câu với
từ tìm được ( BT2,BT3, mục III).
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.
II.CHUẨN BỊ: - Từ điển, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Đánh giá
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày miệng.
- Tiêu chí: nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học
Hào hứng, sôi nổi trong trò chơi.
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
HS đọc các câu hỏi trong SGK và suy nghĩ câu trả lời


Trao đổi với bạn về câu trả lời của 2 câu hỏi SGK

-Việc 1: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
2. Ghi nhớ

- Cùng bạn thảo luận về cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
Đánh giá
- PP: vấn đáp, phân tích
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi,trình bày miệng, tôn vinh học tập, giao lưu- chia sẻ.
-Tiêu chí: HS biết đực sự khác nhau về đặc điểm của các sự vật được miêu tả.
Mạnh dạn khi trình bày ý kiến cá nhân.
Đáp án đúng:
Câu 1: Mức độ TB: tính từ trắng
Mức độ thấp: từ láy trăng trắng
Mức độ cao: từ ghép trắng tinh
Câu 2: - Thêm rất vào trước tính từ trắng
- Tạo ra phép so sánh với từ hơn, nhất
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất được in nghiêng
trong đoạn văn sau:
- Em tự đọc đoạn văn, viết ra giấy các từ ngữ chỉ mức độ có trong đoạn văn
- Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà,
ngọc, ngà ngọc, hơn.
Đánh giá
- PP: vấn đáp, phân tích.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi,trình bày miệng, giao lưu- chia sẻ.
-Tiêu chí: Tìm đúng những từ ngữ biểu thị mức độ, tính chất trong đoạn văn.
Hợp tác nhóm tích cực.
Đáp án đúng: Đậm/ngọt/rất/lắm/ngà/ngọc/ngà ngọc/hơn/hơn/hơn/
Bài 2: Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ, cao, vui.

- Em làm bài cá nhân: tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của đỏ, cao, vui
- Trao đổi với các bạn trong nhóm


×