Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tuần 12 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô giáo nguyễn thị lài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.03 KB, 20 trang )

TUẦN 12
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 6/11/2017
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG

TOÁN:
I.MỤC TIÊU :
- Học sinh biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- HS cả lớp hoàn thành bài 1,bài 2a)1ý; b)1ý. bài 3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và yêu thích môn toán.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập để khởi động
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới:
1- Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- yêu cầu hs trao đổi nêu cách thực hiện. 4 x (3 + 5) = 4 x 8 =32
4 x 3 + 4 x5 = 12 + 20 =32
- so sánh giá trị của hai biểu thức và nêu kết luận : 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
2. Nhân một số với một tổng Trao đổi trong nhóm, nêu kết luận
*Kết luận : Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng
rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Giới thiệu công thức tổng quát :
a x (b + c) = a x b + a x c
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống.

- Việc 1: Cá nhân tự tính vào vở nháp
- Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả tính


Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Bài 2 a 1ý, b. 1 ý Tính bằng hai cách
- Cá nhân tự làm vào vở bt. 36 x ( 7 +3) và 135 x 8 + 135 x 2
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.


Bài 3. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
( 3 + 5 ) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4.
Từ kết quả đó nêu cách nhân một tổng với một số
Em cùng bạn trao đổi, thống nhất cách tính
Chia sẻ trước lớp kết quả tính giá tị của hai biểu thức và nêu kết luận.
Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng
các kết quả lại với nhau.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em trao đổi với người thân cách nhân một số với 11 và
với 101 dựa vào cách nhân một số với một tổng.
TẬP ĐỌC:
“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kĩ chậm rải, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí
vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
- Qua câu chuyện, giáo dục HS cố gắng vượt khó vươn lên để đạt kết quả cao trong học
tập.
*HSKG trả lời được câu hỏi 3.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi những câu dài cần luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động


Việc 1: Ban văn nghệ tổ chức trò chơi
Việc 2 : Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học

- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
.B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc

Nghe 1 bạn đọc toàn bài. Lớp đọc thầm bài

Việc 1:Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc nối tiếp 4 đoạn ( giúp đỡ các bạn
đọc sai, sót tiếng )
- Luyện đọc ngắt nghỉ đúng ở những câu dài tên bản phụ


Việc 2: Đọc và hiểu nghĩa các từ chú giải
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn
nhóm đọc tốt.
- Nghe GV đọc mẫu lại toàn bài.
HĐ 2. Tìm hiểu bài

Em tự đọc thầm từng đoạn và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK
Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp
Việc 3: Thảo luận, nêu nội dung bài
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nghe nhận xét, bổ sung.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm

Việc 1: 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn, lớp nghe và tìm đúng giọng đọc phù hợp.

Việc 2: Nghe Gv hướng dẫn đọc đoạn cần luyện
Việc 3: HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 1-2 đoạn trong bài
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc
hay.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học

LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
MRVT: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
I. MỤC TIÊU:
- HS biết thêm một được một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. Bước
đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng chí theo hai nhóm nghĩa (BT1), hiểu nghĩa từ nghị
lực(BT2), điền đúng một số từ nối về ý chí nghị lực vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3).
Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ(BT4).
- Rèn kĩ năng hiểu nghĩa của từ.
- Giáo dục H biết sử dụng vốn từ vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ, VBTTV
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào 2 nhóm: …..


- Đọc y/c BT, suy nghĩ và tự làm vào vở BT
- Em chia sẻ với các bạn trong nhóm .
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả, thống nhất chọn các từ xếp vào

2 nhóm:
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao): Chí phải, chí lí, chí tình, chí công,
chí thân
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: Ý chí, chí khí quyết chí,
chí hướng.
Bài tập 2:
Em đọc đoạn y/c BT, chọn nào nêu đúng nghĩa của từ Nghị lực
- Em chia sẻ với bạn bên cạnh kết quả của mình
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả .
- Nghe cô giáo giải thích thêm .
Bài tập 3.
- Nhóm trưởng tổ chức các bạn đọc y/c BT 3, thảo luận chọn từ trong ngoặc đơn để
điền vào ô trống phù hợp.
- Chia sẻ trước lớp, 1-2 em đọc lại doạn văn dã hoàn chỉnh.
Bài tập 4. Mỗi câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?
Thảo luận cùng bạn về ý nghĩa các câu tục ngữ.
- Chia sẻ trước lớp, nghe cô giáo giải thích thêm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em trao dổi với người thân về nghĩa và cách vận dụng các thành ngữ, tục ngữ vào cuộc
sống.
HĐNGLL

AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PTGT CÔNG CỘNG

I. MỤC TIÊU
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông
công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền...
- HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền… một cách an toàn, biết quy định khi ngồi ô tô
con, xe khách, trên tàu…
- Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống,

bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn…


- GDHS Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an
toàn cho bản thân và cho mọi người .
II. CHUẨN BỊ
- GV: hình ảnh nhà ga, bến tàu; hình ảnh tàu, thuyền.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp trò chơi
- Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe
Việc 1: Nghe GV nêu các câu hỏi và trả lời cá nhân
- Trong lớp ta, những ai được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ ?
- Bố mẹ mua vé ở đâu?
- Cho HS liên hệ kể tên các nhà ga, bến tàu, bến xe mà HS biết.
- Ở những nơi đó, những chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì ?
- Chỗ bán vé gọi là gì?
Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh
Việc 3: Thống nhất ý kiến trong nhóm.
Việc 4: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết qủa
GV: Khi ở phòng chờ, cần phải có ý thức như thế nào?=> GV chốt
2. Lên xuống tàu xe
- Việc 1: Nghe GV nêu các câu hỏi và trả lời cá nhân:
- GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để cho các em kể lại chi tiết cách lên
xuống và ngồi trên các phương tiện GTCC.
- GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe

buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô…
Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh
Việc 3: Thống nhất ý kiến trong nhóm
Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- GV? Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào?
3. Ngồi trên tàu xe
- Việc 1: Nghe GV nêu các câu hỏi và trả lời cá nhân:
- GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, trên xe, GV gợi ý:
- Có ngồi trên ghế không?
- Có được đi lại không?
- Có được quan sát cảnh vật không?
- Mọi người ngồi hay đứng?
Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh


Việc 3: Thống nhất ý kiến trong nhóm
Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em chia sẻ với người thân về việc giữ an toan trên các PTGTCC
ĐẠO ĐỨC:
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I. MỤC TIÊU: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công
lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc
sống hằng ngày trong gia đình.
* Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông
bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Giáo dục các em kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng hóa trang chuẩn bị đóng vai truyện Phần thưởng.

- Phiếu, thẻ màu xanh, đỏ, vàng.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
-Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát:
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng.
- Cả lớp cùng xem các bạn đóng vai thể hiện tiểu phẩm
Em trao đổi với bạn về cách ứng xử của bạn Hưng
- Vì sao bạn lại mời bà ăn những chiếc bánh mình vừa được thưởng?
- Bà cảm thấy thế nào tươncs việc làm của cháu?
Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp:
Hưng yêu quý bà,chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
* Đọc ghi nhớ ở sgk
A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Việc 1: HS đọc các tình huống ở sgk
Việc 2: Trao đổi cách xử lí trong mỗi tình huống.
Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.


- Kết luận: Việc làm của bạn Loan (tình huống b,), Hoài (TH d)Nhâm (THđ) thể hiện lòng
hiếu thảo với ông, bà cha mẹ. Việc làm của Sinh và Hoàng (tình huống a,c) là chưa quan
tâm đến ông bà, cha mẹ.
2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. Đặt tên cho mỗi bức tranh

.

Việc 1: Em cùng bạn quan sát tranh 1 và 2 (BT2), nêu nội dung mỗi tranh

Việc 2: Đặt tên cho cả hai bức tranh.

- Chia sẻ trước lớp. Nghe GV nhận xét , bổ sung
1-2 em đọc lại phần ghi nhớ
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em làm một số việc ở nhà để thể hiện lòng kính yêu ông
bà, cha mẹ.
việc làm cụ thể
Ngày dạy: Thứ ba, 7/11/2017
TOÁN:
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.Biết giải bài toán và tính
giá trị của biểu thức liên quan đến nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số
- H làm đúng bài tập 1, 3, 4.
- Giáo dục H tính cẩn thận trong tính toán
II. CHUẨN BỊ
Bảng nhóm,
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: 1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
GV viết lên bảng 2 biểu thức
3 x (7 -5) và 3 x 7 - 3 x 5
Việc 1: NT điều khiển các bạn thực hiện tính ở bảng nhóm
Việc 2: Trình bày trước lớp kết quả tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức
3 x ( 7- 5) = 3 x 2 = 6 3 x7 – 3 x5 = 21 – 15 = 6
Việc 3: rút ra kết luận 3 x ( 7- 5) = 3 x7 – 3 x5
2. Nhân một số với một hiệu
Việc 1: Thảo luận, biết: biểu thức bên trái dấu “ = “ là một số nhân với một hiệu,

biểu thức bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ.
- Việc 2: Rút ra kết luận:
Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ
rồi trừ hai két quả cho nhau.
a x( b-c) = a x b – a xc


B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức ròi viết vào ô trống ( theo mẫu)
- Cá nhân quan sát mẫu, đọc đề bài và tự làm vào vở bt.
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Bài 3 : Bài toán
- Cá nhân tự đọc bài toán, nêu tóm tắt và tự giải vào vở BT.
- Em cùng bạn chia sẻ cho nhau cách giải bài toán
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp. Các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
Bài 4: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
( 7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
Làm việc theo nhóm, tính và so sánh giá trị của hai biểu thức, từ đó nêu cách
nhân một hiệu với một số.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nghe Gv chốt lại kiến thức vừa học
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em chia sẻ với người thân kết quả bài làm của mình về
cách nhân một số với một hiệu
TẬP ĐỌC
VẼ TRỨNG
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê- ô- nác-đô đa Vin-xi, Vê- rô- ki- ô);Bước đầu đọc
diễn cảm được lời thầy giáo ( nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
- Hiểu nội dung bài: Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài nhờ công

khổ luyện.
- Giáo dục H có đúc tính kiên trì, rèn luyện
II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ viết hướng dẫn luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động

Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài “ Vua tàu thủy” Bạch
Thái Bưởi và trả lời câu hỏi
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ


Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
Quan sát ảnh chân dung Lê- ô- nác-đô đa Vin-xi
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc
.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp 2
đoạn trong bài; ( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó)
Việc 2: Đọc và hiểu ngĩa từ chú giải, nghe Gv giải thích thêm một số từ khó
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình
chọn nhóm đọc tốt.
HĐ 2. Tìm hiểu bài

Mỗi bạn tự đọc thầm từng đoạn trong bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong
SGK
Việc 1: NT điều hành các bạn trình bày câu trả lời trong nhóm.
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
Việc 3:Thảo luận nêu nội dung bài học. Nghe GV nhận xét, bổ sung thêm.
Nội dung: Câu chuyện cho thấy nhờ khổ công tập luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở

thành một họa sĩ thiên tài.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm

Việc 1: Nghe HD luyện đọc
Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng. Giải thích vì sao cô
giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó.
Việc 3: HS luyện đọc cá nhân, theo nhóm.
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc
hay.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà chia sẻ với người thân câu chuyện về họa sĩ thiên
tài Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi

Ngày dạy: Thứ tư, 8/11/2017
TOÁN

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU :
- Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng,
một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh
- HS cả lớp hoàn thành bài 1(dòng 1);bài 2a,b(dòng1);bài 4 (chỉ tính chu vi)
- Giáo dục H ham thích học toán


II.CHUẨN BỊ:
- Bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính (dòng 1)
- Em thực hiện vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài 2
a) Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Em tự làm bài vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
b) Tính (theo mẫu): dòng 1
- Việc 1: Em quan sát mẫu cùng GV phân tích mẫu
- Việc 2: Em làm bài vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài 4: (Chỉ tính chu vi)
- Việc 1: Em đọc và phân tích bài toán
- Việc 2: Em tự làm bài vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm


- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em cùng người thân tham khảo cách làm BT 3

CHÍNH TẢ ( Ng-v):

NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC

I.MỤC TIÊU :
- Học sinh nghe ,viết đúng bài Người chiến sĩ giàu nghị lực, trình bày đúng đoạn văn.

- HS làmg đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a
- Giáo dục các em yêu chữ viết và trình bày sạch đẹp.
II.CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
III HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Trao đổi về nội dung bài viết
Việc 1: Nghe GV giới thiệu bài viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực
Việc 2: Cá nhân tự đọc nhẩm lại đoạn văn và nêu nội dung chính
Việc 3: Nêu cách trình bày đoạn văn
- Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
Chia sẻ thống nhất kết quả.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
: Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
- Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
3. Viết chính tả
HS tự nhẩm lại từng dòng thơ theo trí nhớ và viết vào vở


: HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
: Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống: tr hay ch?
Việc 1: Em tự đọc đoạn văn: Ngu Công dời núi
Việc 2: Em điền vào chỗ trống chữ ch hay tr cho phù hợp

Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả.
- Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
- Việc 2: Cho cả lớp đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em về nhà viết lại bài thơ đẹp hơn để khoe với người
thân.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TÍNH TỪ (TT)

I.MỤC TIÊU :
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ đặc điểm tính chất(ND ghi nhớ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. ( BT1, mục III ); bước
đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. và bài tập đặt câu với
từ tìm được ( BT2,BT33, mục III)
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ:
- Từ điển, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
HS đọc các câu hỏi trong SGK và suy nghĩ câu trả lời
Trao đổi với bạn về câu trả lời của 2 câu hỏi SGK
-Việc 1: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- Việc 2: Nghe GV chốt kết quả
Câu 1: Mức độ TB: tính từ trắng
Mức độ thấp: từ láy trăng trắng



Mức độ cao: từ ghép trắng tinh
Câu 2: - Thêm rất vào trước tính từ trắng
- Tạo ra phép so sánh với từ hơn, nhất
2. Ghi nhớ

- Cùng bạn thảo luận về cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất được in nghiêng
trong đoạn văn sau:
- Em tự đọc đoạn văn, viết ra giấy các từ ngữ chỉ mức độ có trong đoạn văn
- Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà,
ngọc, ngà ngọc, hơn.
Bài tập 2: Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ, cao,
vui.
- Em làm bài cá nhân: tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của đỏ, cao, vui
- Trao đổi với các bạn trong nhóm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp bằng trò chơi “Ai nhanh ai
đúng”
Bài tập 3: Đặt câu với mỗi từ ngữ tìm được ở BT 2
Việc 1: Em làm bài cá nhân
Việc 2: Báo cáo với cô giáo.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Kể một số tính từ em sử dụng hằng ngày

Ngày dạy: Thứ năm, 9/11/2017
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ


TOÁN
I. MỤC TIÊU
- Biết cách nhân số với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
- HS cả lớp hoàn thành bài1(a,b,c) bài 3.
- Giáo dục HS yêu môn toán và ham thích học toán.
II.CHUẨN BỊ : - Bảng bìa


III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ khởi động.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức
1. Tìm cách tính 36 x 23:
Việc 1: HS đặt tính và tính vào giấy nháp: 36 x 3; 36 x 20
Việc 2: Nghe GV nêu vấn đề: Ta đã biết đặt tính và tính 36 x 3; 36 x 20, nhưng
chưa học cách tính 36 x 23. Vậy ta tìm cách tính tích này như thế nào? Gợi ý: 23 = 20 + 3
Việc 3: 1 HS lên bảng thực hiện
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
= 36 x 23 + 36 x 3
= 720 + 108 = 828
2. Giới thiệu cách đặt tính rồi tính:
Việc 1: Nghe GV vừa ghi bảng vừa hướng dẫn cách nhân cho HS
36
- 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1;
x
3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10
23
- 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 (dưới 0) nhớ 1;

108 <---- 36 x 3
2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7;
72
<---- 36 x 2 (chục)
- hạ 8 ; 0 cộng 2 bằng 2, viết 2
828 <---- 108 + 720
1 cộng 7 bằng 8, viết 8
Việc 2: Nghe GV giải thích:
- 108 là tích riêng thứ nhất
- 72 là tích riêng thứ 2. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang trái 1 cột vì đó là 72 chục
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1(a,b,c): Đặt tính rồi tính:
Em làm bài cá nhân vào vở
Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích cách làm
Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
Bài 3:
Em đọc đề bài và giải bài vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả, các bước thực hiện
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em cùng người thân thực hiện nhân với số có hai chữ số


TẬP LÀM VĂN

KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hai cách kết (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong bài văn kể
chuyện (mục 1 và BT1, BT2 mục III ).

- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3 mục III)
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn kết bài ông Trạng thả diều
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Việc 1: Cá nhân đọc lại câu chuyện Ông Trạng thả diều
- Việc 2: Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
Việc 1: Thống nhất câu trả lời trong nhóm
Việc 2: Báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo.
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về hai cách kết bài trong bài văn kể chuyện
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Sau đây là một số kết bài của truyện “Rùa và thỏ”. Em hãy cho biết đó là
những kết bài theo cách nào?
Em làm bài cá nhân bằng miệng
Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích
Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
Việc 2: Nghe GV chốt: a) kết bài mở rộng; b,c,d,e: kết bài không mở rộng
Bài 2: Tìm phần kết bài của những chuyện sau. Cho biết đó là những kết bài theo
cách nào?
a) Một người chính trực
b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca



Việc 1: Em đọc lại 2 bài tập đọc và 2 phần kết bài của hai bài tập đọc đó
Việc 2: Xác định đó là những cách kết bài nào
Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích
Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
Việc 2: Nghe GV chốt:
+ “Tô Hiến Thành … Trần Trung Tá”: KB không mở rộng
+ “Nhưng … ít năm nữa”: KB không mở rộng
Bài 3: Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây ca
theo cách kết bài mở rộng
Em làm bài cá nhân vào vở
Em cùng bạn bên cạnh đọc đoạn kết bài cho nhau nghe và góp ý
Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp, HS hoàn thành vào VBT
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Đọc lại phần kết bài mở rộng của truyện em vừa viết
Ngày dạy: Thứ sáu, 10/11/2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- HS cả lớp hoàn thành các bài 1; bài 2(cột 1,2); bài 3.
- Giáo dục học sinh sáng tạo trong cách học.
II.CHUẨN BỊ :
- Bảng bìa
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Đặt tính rồi tính:
Em làm bài cá nhân vào vở
Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích cách làm


Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
Bài 2 (cột 1,2): Viết giá trị biểu thức vào ô trống
Em đọc bài, tính và viết giá trị biểu thức vào ô trống (cột 1,2)
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
Bài 3:
Đọc bài toán, nêu tóm tắt.
Việc 1: Phân tích bài toán cùng bạn và nêu cách giải trong nhóm
VIệc 2: Cá nhân giải bài vào vở
Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp, thống nhất cách giải đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em cùng người thân tìm hiểu BT5
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU:
- Dựa vào nội dung SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện(mẩu chuyện ,đoạn truyện) đã
nghe, đã đọc nói về một ngời có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính cuả câu chuyện.
- GD Hs tính mạnh dạn khi kể chuyện trước đám đông
*HSKG: kể được câu chuyện ngoài SGK, lời kể tự nhiên sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.

- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Việc 1: Em đọc đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được ngh hoặc được đọc
về một người có nghị lực
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
Việc 3: Lần lượt đọc các hợi ý 1 2 3
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình


Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Việc 1: Nhóm trưởng cho HS kể chuyện theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Bình chọn các bạn kể tốt
Việc 4: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể .
TẬP LÀM VĂN:

KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)

I.MỤC TIÊU:
- Viết được bài văn kế chuyện đúng theo yêu cầu đề bài, có nhân vật, có sự việc, cốt truyện
(mở bài , diễn biến , kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ :
- Vở ô li
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- Việc 1: Cá nhân đọc đề bài của cô giáo: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của Anđrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca
- Việc 2: Nhắc học sinh chú ý :
+ Ngôi xưng trong bài
+ Lưu ý cách mở bài, kết bài
- Việc 3: HS viết vào vở
- Việc 3: Nộp vở cho cô giáo nhận xét
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em đọc câu chuyện em vừa viết cho người thân nghe

ÔL TOÁN:
TUẦN 12
I.MỤC TIÊU:
- Nhất trí như mục tiêu đã nêu.
II. CHUẨN BỊ:
bảng phu
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Bài tập cần làm: BT2,3,5 (Tr.62,63), BT6,7 (Tr.64)
* HS có năng lực nổi trội: thêm bài tập 8 (Tr.64)
* HS có năng lực hạn chế: BT2 (Tr 62); BT 6,7(Tr.64)


- Nhất trí như các bước đi hướng dẫn trong sách
ÔL TIẾNG VIỆT:
TUẦN 12
I.MỤC TIÊU:
- Nhất trí như mục tiêu đã nêu.

II. CHUẨN BỊ:
bảng phu
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Bài tập cần làm: BT2,3 (Tr.68,69,70), BT4(Tr.71)
* HS có năng lực nổi trội: thêm Bài 5
- Nhất trí như các bước đi hướng dẫn trong sách
Sinh hoạt tập thể:

SINH HOẠT ĐỘI

I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động của Chi đội tuần 12
- Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 13
II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Sinh hoạt văn nghệ:
Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi.
* Sinh hoạt Đội: Nhận xét hoạt động tuần 12
- Đại diện các phân đội nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
- BCH chi đội nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp.
Đội viên tham gia phát biểu ý kiến.
Việc 1: Nghe ý kiến góp ý của chị phụ trách
+ Nhìn chung Đội viên đã duy trì tốt các nề nếp: Vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi.
+ Tập họp ra vào lớp khá nhiêm túc, đảm bảo giờ giấc. Tự quản đầu buổi tốt.
+ Các phân đội đã làm việc nghiêm túc, đúng trách nhiệm về các đội viên của phân đội
mình
+ Phong trào thi đua học tập khá sôi nổi
+ Tồn tai: Một số đội viên còn quên sách, vở ở nhà, …
* Kế hoạch tuần 13

Chị phụ trách phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới :

+ Tiếp tục ổn định nề nếp, thi đua dạy tốt, học tốt .
+ Giữ vệ sinh lớp học và khu vực được phân công, giữ VS cá nhân
+ Trang trí lớp học
+ Trồng lại và chăm sóc CTMN


III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
GVCN nêu gương một số đội viên ngoan, chăm chỉ ý thức tốt để các bạn khác
học tập



×