Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tuần 1 giáo án lớp 5 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô giáo nguyễn thị hải vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.99 KB, 32 trang )

TUẦN 1
Thứ hai/ 27/8/2018
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

TOÁN:
I.Mục tiêu:
- Giúp H biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự
nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. Làm hoàn thành các BT 1,2,3,4.
- Rèn kĩ năng đọc viết phân số, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Năng lực: Tích cực, tự giác hoàn thành công việc được giao; Mạnh dạn, tự tin khi trình
bày trước lớp
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập; bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp sinh hoạt văn nghệ.
- Nghe GV giới thiệu, nêu mục tiêu giờ học.
HĐ1: Ôn k/n về phân số:

Việc 1: Mỗi em quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi các phân số, tự viết PS và đọc PS.
Việc 2: Em và bạn đọc cho nhau nghe số vừa viết. Giải thích.
Việc 3: Trình bày trước lớp.
- Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần
ba băng giấy, ta có phân số ; đọc là hai phần ba......
(HS nêu tương tự với các tấm bìa còn lại)

Đánh giá:
- PP: Quan sát,Vấn đáp.
- KT: Phỏng vấn nhanh, Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:


+ Nêu được tên gọi phân số,tự viết được phân số và đọc phân số đó.
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp
HĐ2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng
phân số
Việc 1: Đọc các chú ý ở SGK rồi tìm thêm ví dụ cho mỗi chú ý.
Việc 2: Trao đổi, chia sẻ với bạn về các chú ý và ví dụ em tìm được.
Việc 3 :Lớp chia sẻ hoạt động vừa thực hiện. (Các chú ý 1, 2,3,4 SGK)
Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời


- Tiêu chí đánh giá:
+ Nêu được cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng
phân số.
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Bài tập 1: Đọc các phân số; Nêu mẫu số và tử số của từng PS :
Việc 1:Em trao đổi với bạn bài tập 1.
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
Thống nhất kq.
Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- KT: Phỏng vấn nhanh, Nhận xét
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng các phân số và nêu được tử số, mẫu số của từng phân số.
5
( Năm phần bảy ; tử số là 5, mẫu số là 7)

7
25
( Hai mươi lăm phần một trăm ; tử số là 25, mẫu số là 100)
100
91
( Chín mươi mốt phần ba mươi tám : tử số là 91, mẫu số là 38)
38
60
( Sáu mươi phần mười bảy ; tử số là 60, mẫu số là 17)
17
85
(Tám mươi lăm phần nghìn ; tử số là 85, mẫu số là 1000)
1000

+ Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bài tập 2: Viết thương sau dưới dạng phân số
Em làm bài tập 2 vào vở
Em trao đổi vở với bạn và chia sẻ cách làm bài tập 2.
Đánh giá:
- PP: Quan sát.
- KT: Nhận xét
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng các phân số và nêu được tử số, mẫu số của từng phân số.
3: 5 = ; 75 : 100 = ; 9:17 =
+ Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bài tập 3: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1


Em làm bài tập 2 vào vở
Trao đổi vở với bạn và chia sẻ cách làm bài tập 3.

Bài tập 4: Viết số thích hợp vào ô trống
Em làm bài tập 4 vào vở
Em trao đổi vở với bạn và chia sẻ cách làm bài tập.

Chia sẻ trước lớp.
Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- KT: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Biết viết một số tự nhiên dưới dạng phân số, có mẫu số là 1
3,
4,

32
105
1000
;105=
;1000=
1
1
1
6
0
1= ; 0=
6
5

32 =

+ Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Chia sẻ với bạn, người thân những hiểu biết của mình về phân số
- Nêu cách chia đều 2 cái bánh cho 6 người. Viết phân số chỉ số phần bánh mỗi người
nhận được?
PP: Vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi, Kiểm tra nhanh, nhận xét bằng lời
TC: - Nêu được hiểu biết của mình về PS, viết phân số chỉ số bánh mỗi người nhận được..
................................................................................................................
TẬP ĐỌC:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I.Mục tiêu:
- Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư
của Bác Hồ.
- H khá- giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng
- Hiểu được nội dung: Bác Hồ khuyên H chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 .Học thuộc đoạn: Sau 80 năm.....công học tập của các em
- Năng lực: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, đọc diễn cảm bài văn; học sinh biết diễn đạt nội
dung câu trả lời theo cách hiểu của mình.
II.Chuẩn bi: Bảng phụ viết đoạn luyện
III.Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:


- Quan sát bức tranh minh họa cho chủ điểm Việt Nam – Tổ Quốc em và mô tả những gì em
nhìn thấy trong hình vẽ.
- Nghe cô giáo giới thiệu để hiểu bức tranh về chủ điểm.
- Quan sát tranh của bài học và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Em và bạn chia sẻ câu trả lời của mình, nghe góp ý, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có)

Đánh giá:
- PP: Quan sát.
-KT: Nhận xét
- Tiêu chí đánh giá:
+ Quan sát và mô tả được tranh vẽ Bác Hồ và các bạn thiếu nhi trên khắp mọi miền TQ và
tranh vẽ cảnh Bác Hồ đang viết thư cho các cháu thiếu niên nhi đồng trong ngày khai
trường.
+ Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc.
+ Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình
2. Luyện đọc:
- 1 H giỏi đọc bài
- Thảo luận nhóm đôi, chia đoạn
- Chia sẻ với các bạn về ý kiến của nhóm mình.
- Một số nhóm nêu cách chia đoạn.(Có thể chia lá thư làm 2 đoạn: Đoạn 1:
Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao; Đoạn 2: Phần còn lại)
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm luyện đọc, phát hiện từ khó, câu dài cùng
giúp nhau đọc. ( GV theo dõi, giúp đỡ)
- Một số nhóm đọc trước lớp, nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
- Cả lớp nghe GV đọc mẫu bài.
- PP: Quan sát,vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc trôi chảy, lưu loát
bức thư của Bác Hồ.
+ Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: cơ đồ, hoàn cầu
3. Tìm hiểu nội dung.

Việc 1: HS đọc thầm, đọc lướt, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi ở SGK.
Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp
Việc 3: HS nêu nội dung chính của bài:

Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.


- Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
+ Câu 1: Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm
bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN
+ Câu 2: XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác
trên hoàn cầu…
+ Câu 3: Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất
nước.
Nêu ý chính của bài: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
+ Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

4. Luyện đọc diễn cảm:

- Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc. ? Để đọc tốt bài này ta cần đọc như thế nào?
- Học thuộc lòng đoạn thư từ “Sau 80 năm giời nô lệ………… ở công học tập của các
em”
- Nghe G đọc mẫu, một số H đọc.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm đọc.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc thuộc lòng ( Đại diện một số nhóm đọc). Lớp
nghe bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
- 1 H đọc cả bài.
Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:

+ H khá- giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng.
+ Biết nhấn giọng ở những từ ngữ: xây dựng lại, theo kịp, trông mong, chờ đợi, tươi
đẹp, sánh vai.
+ Học thuộc đoạn: Sau 80 năm.....công học tập của các em
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
Đọc thuộc lòng đoạn thư từ “Sau 80 năm giời nô lệ………… ở công học tập của các em”
Nói lên những hiểu biết của mình về ngày khai trường đầu tiên tháng 9/1945
.......................................................................................................


KHOA HỌC 5:
SỰ SINH SẢN
I.Mục tiêu:
- HS nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ
của mình
- Có thái độ yêu quý bố mẹ, gia đình mình.
- PT năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, mạnh dạn, tự tin.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ SGK
- HS; SGK, VBT
III. Hoạt động học :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động: (3’)

- HĐTQ tổ chức cho lớp hát một bài.
- GV Giới thiệu chương trình khoa học lớp 5, GT bài học…
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ1: Trò chơi” Bé là con ai ? (12- 15’)


Việc 1: Hoạt động nhóm 6:
Cho HS xem 1 sỗ hình vẽ ( tranh ảnh). Phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố
mẹ của các em. Dựa vào đặc điểm của mỗi người,em hãy tìm bố mẹ cho từng em bé, sau
đó dán hình vào phiếu cho đúng cặp.
Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, khen ngợi, hỏi thêm để tổng kết trò chơi:
? Nhờ đâu mà các em tìm được bố mẹ cho từng em bé?
? Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
Đánh giá:
PP:Tích hợp
KT: Trò chơi, phân tích, phản hồi, nhận xét bằng lời
TC: - HS thấy được mọi trẻ em đều do bố,mẹ sinh ra và có các đặc điểm giống với bố, mẹ
của mình.
- Chơi nhanh, tích cực, biết phản hồi.
* HĐ2: Ý nghĩa của sự sinh sản ở người:

Thảo luận nhóm:
Việc 1: - Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4,5/SGK để tìm ra được ý nghĩa
của sự sinh sản thông qua các câu hỏi:
+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.
+ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ?
Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày


- Nhận xét, kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ duy trì
và kế tiếp nhau.
* Liên hệ: Các em tìm hiểu sự sinh sản về các thế hệ trong gia đình mình, và dòng họ của
mình.

- Hệ thống bài học

Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
TC: - Nêu được sự sinh sản trong mỗi gia đình, dòng họ: Ông bà sinh ra bố me, bố mẹ
sinh ra chúng ta…Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ duy trì và
kế tiếp nhau.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.
* Kết luận, nhận xét đánh giá giờ học.

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ những hiểu biết của mình về sự sinh sản, cùng người thân tìm hiểu về các thế hệ
của gia đình và dòng họ của mình.
***********************************************
ĐẠO ĐỨC 5:
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học
tập.
- Vui và tự hào là HS lớp 5.
- Giáo dục HS có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. Yêu quý và tự hào
về trường lớp mình.
* GDMTBĐ: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải
đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức.
- NL: RL năng lực tự tin,thực hiện nhiệm vụ học tập tích cực và gương mẫu trong mọi
hoạt động để xứng đáng là HS lớp 5.
II. Chuẩn bị:
Tranh các tình huống ở SGK. Phiếu học tập.
III. Hoạtđộng học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:


1.Khởi động: (3’)

Ban văn nghệ cho cả lớp hát một bài.
Giới thiệu bài - ghi đề bài Nêu mục tiêu bài học – HS nhắc đề bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

* Hoạt động 1:


Phân tích tranh – Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS thấy được vị thế của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
- Việc 1: GV cho cả lớp quan sát từng bức tranh ảnh trong SGK trang 3- 4 và thảo luận
theo các câu hỏi sau:
- Tranh vẽ gì?
- Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên ?
- HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác ?
- Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ?
- Việc 2: Chia sẻ: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét.
Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:
- HS thấy được năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS
lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập.
*Hoạt động 2: Làm bài tập 1:
Những việc mà các bạn HS trong tranh đang thực hiện:

Việc 1: Thảo luận theo nhóm.
Việc 2: Chia sẻ, đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét.

Việc 3: Huy động KQ=> chất vấn.
Đánh giá:
PP: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
TC: - HS thấy được các HS lớp 5 đang thực hiện nghi lễ chào cờ, diễu hành, học âm nhạc,
tổ chức các hđ ngoại khóa...
- Biết dùng ngữ điệu, thái độ khi bày tỏ ý kiến; tự tin.
*Hoạt động 3: Tự liên hệ: (Làm bài tập 2, VBT):
Hãy ghi cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống dưới đây vào chỗ chấm:

Việc 1: Trao đổi.
Việc 2: Chia sẻ, đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét.
Việc 3: Huy đông trước lớp.
- GDMTBĐ: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải
đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức.
- Là HS lớp 5 em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp,
trường, địa phương tổ chức?
Thảo luận nhóm,
- Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nghe GV nhận xét.
Đánh giá:
PP: Tích hợp


KT: Xử lí tình huống
TC: - Xử lí tốt các tình huống, HS thấy được những việc HS lớp 5 nên làm, không nên làm
trong và ngoài trường học
- Mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến
*Hoạt động 4: Chơi trò chơi phóng viên

Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.

- Một số HS làm phóng viên( Báo Thiếu niên Tiền phong hoặc Đài truyền hình Việt Nam)
để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học.Ví dụ:
- Theo bạn học sinh lớp 5 cần phải làm gì?
- Bạn cảm thấy như thế nào khi mình là HS lớp 5?
- Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình ( rèn luyện đội viên?
- Bạn hãy hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề “ Trường em”
- Nhận xét khen những em làm phóng viên tốt.
Đánh giá:
PP: Tích hợp
KT: Trò chơi
TC: HS thấy được HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các
em lớp dưới học tập.
- Rèn luyện NL ngôn ngữ, biết ứng xử linh hoạt, tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hiện những việc làm xứng đáng là HS lớp 5
- Cùng người thân thực hiện bảo vệ môi trường biển, hải đảo, và nơi địa bàn dân cư
mình đang sinh sống.
............................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Mục tiêu:Giúp H
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau ; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2( 2 trong số 3 từ); đặt câu được
với một cặp từ đồng nghĩa theo mẫu( BT3)
- H khá giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa theo mẫu( BT3)
- Năng lực: HS hợp tác nhóm, vận dụng được kiến thức về từ đồng nghĩa vào việc
hiểu văn bản và thực hành nói và viết.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Khởi động:

- CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp hát một bài khởi động tiết học.
- Giáo viên giới thiệu chương trình LTVC, bài học.
HĐ 1: Nhận xét:


Bài 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau đây:
Việc 1: Em đọc yêu cầu của bài tập 1.
Việc 2: Trao đổi và làm bài vào vở.
Việc 3: NT cho các bạn nêu ý kiến và thống nhất nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Việc 4: Báo cáo cùng với cô giáo.
Đánh giá:
PP: Vấn đáp
KT: Nhận xét bằng lời
Tiêu chí:
+So sánh nghĩa của các từ in đậm
a) Xây dựng - kiến thiết
b) vàng xuộm- vàng hoe- vàng lịm
( Nghĩa của các từ này giống nhau: cùng chỉ một hoạt động, một màu)
+ HS diễn đạt được câu trả lời theo cách hiểu của mình.
Bài 2: Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ
ngữ nào thay thế được cho nhau? Những từ ngữ nào không thay thế được cho nhau? Vì
sao?
Đánh giá:
PP: Vấn đáp
KT: Nhận xét bằng lời
Tiêu chí:

+ HS nắm được các từ ngữ kiến thiết và xây dựng thay thế được cho nhau - ĐN hoàn
toàn; từ ngữ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thay thế được cho nhau - ĐN không
hoàn toàn.
+ Biết giải quyết vấn đề.
 Rút ra ghi nhớ:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ 2: Luyện tập:
Bài 1:Xếp các từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa.
Việc 1: Em đọc yêu cầu của bài tập.
Việc 2: cùng bạn trao đổi và làm bài tập vào vở.
Việc 3: Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét.
Việc 4: NT thống nhất kết quả.
Việc 5: Ban học tập tổ chức cho cả lớp chia sẻ.
Đánh giá:
PP: vấn đáp, - KT: nhận xét bằng lời
Tiêu chí: + Xếp đúng các từ vào nhóm thích hợp (N1: nước nhà, non sông; N2: hoàn cầu,
năm châu).


Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập
- Thảo luận theo nhóm lớn và làm vào phiếu học tập.
- Báo cáo KQ với cô giáo.
Đánh giá:
PP: quan sát,vấn đáp.
KT: phiếu đánh giá tiêu chí
Tiêu chí: Tìm được các từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập
Tiêu chí
1.Tìm được nhiều từ đúng


HTT

HT

CHT

Đẹp: xinh, xinh xắn, xinh
đẹp, mĩ lệ…
To lớn: vĩ đại, khổng lồ, to
kềnh, to đùng
Học tập: học hành, học
hỏi

2. Hợp tác tốt
3. Trình bày đẹp
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ em vừa tìm được ở BT2 (H khá giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ
đồng nghĩa theo mẫu).
Việc 1: Em đặt câu vào bài tập.
Việc 2: Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét.
Việc 3: NT thống nhất kết quả.
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho cả lớp chia sẻ
Đánh giá:
PP: Phân tích tổng hợp,
KT: định hướng học tập
Tiêu chí:
+ Đặt câu đúng yêu cầu và hay.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
Chia sẻ cùng người thân những hiểu biết của mình về từ đồng nghĩa; sử dụng đúng từ
đồng nghĩa trong nói và viết.
Đánh giá:

PP: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật:nhận xét bằng lời
TC:sử dụng đúng từ đồng nghĩa
***************************************************


Thứ ba/ 28/8/2018
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ

TOÁN:
I.Mục tiêu:
- Biết tính chất cơ bản của phân số,vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các
phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản). BT cần làm Bài 1,2.
- Rèn kĩ năng rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
- Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Phát triển năng lực tính toán.Tích cực, tự giác hoàn thành công việc được giao.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- CTHĐTQ tổ chức cho lớp trò chơi củng cố KT.
Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: kiểm tra nhanh, nhận xét bằng lời.
TC: - HS nêu được một phân số, đọc, viết, nêu được tử số và MS của PS đó.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu giờ học.
a) Củng cố tính chất cơ bản của phân số:
* Quan sát ví dụ 1,2 ở bảng, Trao đổi, thảo luận thực hiện tìm số thích hợp để điền vào chỗ
trống, rút ra nhận xét về t/c cơ bản của phân số. (SGK)
5 5 x... ... 15 15 : ... ...


 ; 

6 6 x... ... 18 18 : ... ...

b) Ứng dụng t/c cơ bản của phân số: + Rút gọn phân số:
+ Quy đồng mẫu số các phân số:

HS thực hiện các ví dụ, Chia sẻ trong nhóm cách làm; một số HS nêu cách rút
gọn, quy đồng...
Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
TC: -HS nắm được cách tìm một phân số bằng PS đã cho bằng cách nhân cả tử số và mẫu
số với cùng một số tự nhiên khác 0.
- Cách rút gọn PS: Chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số TN khác 0
thì được một phân số bằng phâ số đã cho.
- Quy đồng mẫu số hai PS.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Bài 1. Rút gọn phân số:

Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn làm bài sau đó chia sẻ cách làm trong nhóm.
BHT: tổ chức chia sẻ trước lớp.


\Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
TC: - Làm đúng BT; nêu cách rút gọn phân số

15 3 18 2 36 9
 ;
 ;

25 5 27 3 64 16

Bài 2. Quy đồng mẫu số các phân số:
Việc 1: Cá nhân làm bài.
Việc 2: Chia sẻ kq, nêu cách làm.
Việc 3: Nhóm trưởng KT, báo cáo.
Việc 4: Đại diện một số nhóm nêu cách làm. Theo dõi KQ ở bảng và nêu cách quy đồng
mẫu số các phân số.( Cách tìm MSC):
Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
TC: - Làm đúng BT; nắm được cách quy đồng MS các PS
2 5
2 2 x8 18 5 5 x3 15

 ; 

Ta có: 
3 8
3 3x8 24 8 8 x3 24
1
7
1 1x3 3
7
 ; giữ nguyên PS
b) và Vì 12 : 4 = 3 nên ta có: 

4 12
4 4 x3 12
12
5 3
5 5 x8 40 3 3 x6 18
 ; 

c) và Ta có: 
6 8
6 6 x8 48 8 8 x6 48
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

a)

Chia sẻ cùng bạn các t/c cơ bản của phân số; nêu cách rút gọn, quy đồng phân số.
***************************************************

TẬP ĐỌC:
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I.Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ màu vàng của cảnh
vật. Hiểu: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp(Trả lời được các câu hỏi 1,3,4 trong
SGK)
- Học sinh KG đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu
vàng.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
- NL: rèn luyện năng lực ngôn ngữ; học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách
hiểu của mình; bày tỏ cảm nhận của mình về nội dung bài.
THGDBVMT: GV chú ý khai thác ý “thời tiết” ở câu hỏi 3: Những chi tiết nào về thời
tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp đẽ và sinh động? Qua đó, giúp

HS hiểu thêm về MT thiên nhiên, đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam.
II. Chuẩn bi: Bảng phụ chép đoạn luyện; sưu tầm tranh ảnh về ngày mùa (nếu có)
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi học tập. ( đọc một đoạn trong bài Thư gửi học
sinh, trả lời câu hỏi do BHT giao)
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét.


* Đánh giá:
- Phương pháp: Tích hợp
- Kĩ thuật: trò chơi, đặt câu hỏi -nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:- Đọc to, rõ ràng, trôi chảy, có diễn cảm; Trả lời đúng các câu hỏi về
nội dung.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (4 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các

Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:
+ Hiểu được nghĩa của các từ: cây lụi, kéo đá, hợp tác xã.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
+ Ngắt nghỉ đúng
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời
Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm

Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét. Câu hỏi 3 Kết hợp THBVMT
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp,
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ Tham gia tích cực, thảo luận cùng các bạn để tìm câu trả lời. Trả lời được câu hỏi:
+ Câu 1: Những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng: lúa- vàng xuộm; nắngvàng hoe; xoan- vàng lịm; tàu lá chuối- vàng ối; bụi mía-vàng xọng; rơm thóc-vàng
giòn…
+ Câu 2: Chọn từ chỉ màu vàng và từ đó gợi cho ta cảm giác:
Ví dụ: Vàng xuộm- màu vàng đậm; lúa vàng xuộm là lúa đã chín.


+ Câu 3: Chi tiết về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh
động: - Thời tiết: Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi
thở của đất trời mặt nước thơm thơm, nè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.
-Con người: Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt
rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng

ngay.
+ Câu 4:Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh, với
quê hương.
+ Nắm được nội dung chính: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng…
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc .

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc giọng chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng từ ngữ tả màu vàng khác nhau của
cảnh vật.
+ Biết nhận xét bạn đọc.
+ H nhăc lại nội dung bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

Cùng bạn đọc tốt bài tập đọc và cảm thụ nội dung. Làm những công việc nhỏ phù hợp lứa
tuổi thể hiện tình yêu quê hương.
*****************************************************
Thứ tư/ 29/8/2018
TOÁN:
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I.Mục tiêu:
- Biết so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cánh sắp xếp ba phân số theo

thứ tự. BT cần làm: Bài 1,2
- Thực hiện thành thạo cách so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
- Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:


1. Khởi động:
- Ban học tập tổ chức cho cả chơi một trò chơi học tập.
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:
+Tìm được một PS bằng PS đã cho.
+ Rút gọn được PS.
2. So sánh hai phân số:
a/So sánh hai phân số cùng mẫu số
- Quan sát hai phân số

2
5
và ; thảo luận cách so sánh hai phân số trên, rút ra nhận
7
7

xét so sánh hai PS có cùng mẫu số.
b/ So sánh các phân số khác mẫu số: - Thảo luận cách làm, rút ra nhận xét (sgk)
* Đánh giá:

- Phương pháp: , quan sát vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nắm được cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số; so sánh hai phân số khác mẫu số.
+ Cách quy đồng hai phân số khác mẫu số.
B. HĐ THỰC HÀNH:

Bài tập 1: >; <; =
Việc 1: Cá nhân làm bài.
Việc 2: - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: Thống nhất kết quả

- Ban học tập KT: y/c các nhóm nêu cách so sánh hai phân số ( cùng MS, khác MS)
* Đánh giá:
- Phương pháp: , quan sát vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ So sánh đúng hai phân số có cùng mẫu số; hai PS khác MS phải quy đồng để đua về
cùng mẫu số..
Bài tập 2: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn;
Việc 1: Em đọc yêu cầu của bài tập
Việc 2: Cùng bạn trao đổi và làm bài tập vào vở.
Việc 3: Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét.
Việc 4: Nhóm trưởng KT, thống nhất kết quả.
Việc 5: Ban học tập tổ chức cho cả lớp chia sẻ.
* Đánh giá:
- Phương pháp: , quan sát vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ Xác định được MSC, xếp thứ tự đúng.



b.Quy đồng mẫu số các phân số ta được:
1 1 4
4
=
= ;
2 2 4 8

3 3 2 6
5
=
= ; giữ nguyên ps -> Xếp là:
4 4 2 8
8

1 5 3
; ;
2 8 4

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Cùng bạn thi đua nêu các trường hợp so sánh phân số.
Làm các BT vận dụng: So sánh các phân số sau:

5
6

a) ...


4
5

3 12
5 20

b) ...

* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi -nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ Quy đồng hai PS sau đó so sánh
+ Quy đồng PS

3
12
, giữ nguyên PS
.
5
20

........................................................................................................................
HĐNGLL:
BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Nhớ và giải thích 23 biển báo giao thông đã học.
- Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới.
2.Kĩ năng:

- Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu GT
- Có thể mô tả lại các biển báo hiệu đó bằng lời hoặc bằng hình vẽ, để nói cho người khác
biết về nội dung của các biển báo hiệu GT.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu GT
khi đi đường
4. NL:
- Phát triển NL nhận biết, nhớ nhanh, chính xác các loại biển báo GT đã học để áp dụng
trong tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị : GV: Câu hỏi để phỏng vấn; 2 bộ biển báo GT: gồm các biển báo dã học và
các biển báo sẽ học.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ thể thao tổ chức cho lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Ôn nội dung, ý nghĩa của những biển báo hiệu giao thông đã học:

- Tổ chức trò chơi “Phóng viên”
Lần lượt một số HS làm phóng viên các báo, phỏng vấn các bạn những câu hỏi về GT (Câu
hỏi và các biển báo đã chuẩn bị sẵn)
* Đánh giá:
PP: Tích hợp
Kĩ thuật: trò chơi, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:


- Trả lời đúng các câu hỏi phỏng vấn; Nhớ và giải thích được nội dung của một số loại
BB.(Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo lệnh, biển chỉ dẫn)
- HS tham gia chơi tích cực,chủ động.
3.Nhận biết các biển báo GT, tác dụng của của các biển báo hiệu mới:


- Các nhóm quan sát SGK, nhận dạng, nắm nội dung, tác dụng của 10 biển báo hiệu GT:
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
TC: - Nêu đúng tên các loại biển báo, nêu tác dụng của biển báo cấm, biển báo nguy hiểm,
biển chỉ dẫn, Giải thích ý nghĩa của các biển báo.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Luyện tập mô tả bằng lời, bằng hình vẽ 10 biển báo hiệu vừa học.
- Mô tả bằng lời , bằng hình vẽ 10 biển báo hiệu giao thông đường bộ đã học .
- Cá nhân mô tả trên giấy (mỗi HS tự vẽ 2-3 biển báo hiệu mà em nhớ, ghi tên
biển)

- Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp nhận xét, đánh giá.
* Đánh giá:
PP: Tích hợp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
TC: - HS vẽ đúng 2->3 biển báo, mô tả , nêu tác dụng của BB .
- Trình bày tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng bạn thực hiện tốt ATGT, tuyên truyền đến người thân chấp hành tốt ATGT;
- Chia sẻ những hiểu biết của mình về các loại biển báo đã học.
***************************************** *****


Thứ năm/ 30/8/2018
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (tiếp theo)


TOÁN:
I.Mục tiêu:
- Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số.
Bài tập cần làm 1, 2,3.
- Rèn kĩ năng so sánh PS.
- Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- NL: Phát triển năng lực tư duy, tính toán.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi học tập.
* Đánh giá:
- Phương pháp: Tích hợp
- Kĩ thuật: trò chơi, đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nêu được cách so sánh hai PS có cùng MS.
+ So sánh hai phân số khác MS
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỌNG THỰC HÀNH:
Bài 1: <;>; =
- Cá nhân làm bài vào vở.
- Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
- Chia sẻ kết quả; nêu các trường hợp so sánh phân số với 1.
* Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ Làm đúng các BT:


3
2
9
7
 1; 1;  1; 1>
5
2
4
8

+ Nêu được các đặc điểm của PS lớn hơn 1; bé hơn 1; bằng 1..
Bài 2: So sánh các phân số:
- Trao đổi, thảo luận cách so sánh hai phân số có cùng tử số và làm BT.
* Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ Làm đúng các BT
+Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số: Trong hai PS có tử số bằng nhau, PS nào
có MS bé hơn thì PS đó lớn hơn.


Bài 3: Phân số nào lớn hơn:
Việc 1: Cá nhân đọc BT
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh cách làm
Việc 3: Làm BT
Việc 4: Chia sẻ kêt quả với bạn, đổi chéo bài KT lẫn nhau.
Việc 5: Nhóm trưởng KT, báo cáo kq, (lưu ý đến những bạn có cách làm khác).
* Đánh giá:

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tư vấn hướng dẫn,nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ Làm đúng các BT bằng nhiều cách: Quy đồng MS để so sánh, quy đồng tử số, so sánh ps
với 1.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng bạn thi đua nêu các trường hợp so sánh phân số.
- Chọn cách so sánh thuận tiện nhất để so sánh các phân số sau:
4 8

5 9

b)

7 9

9 7

..............................................................................
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH

TẬP LÀM VĂN:
I.Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài
( Nội dung ghi nhớ)
- Chỉ rõ được cầu tạo ba phần của bài Nắng trưa( mục III)
GDBVMT: Ngữ liệu dùng để nhận xét (bài Hoàng hôn trên sông Hương) và luyện tập(bài
Nắng trưa) đều có ND giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có
tác dụng GDBVMT.
- Bồi dưỡng các em đức tính ham hiểu biết, thích sưu tầm, cảm nhận.

- NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN :
 Khởi động :

- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát một bài.
- Giáo viên giới thiệu bài học, mục tiêu.
 Nhận xét:
Bài tập 1: Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn:
Việc 1: - Em đọc yêu cầu của bài tập 1.
Việc 2: - Trao đổi tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài “Hoàng hôn trên sông
Hương”.
Việc 3:
- Chia sẻ trong nhóm.
Việc 4: Chia sẻ trước lớp. Thống nhất KQ:


* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Tiêu chí: Các nhóm hoạt động tích cực
- Tìm được, đúng phần mở bài, thân bài, kết bài.
+ Mở bài: Từ đầu đến thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này
+ Thân bài: Từ mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt
+ Kết bài: câu cuối: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
Bài tập 2: Thứ tự miêu tả trong hai bài văn có gì khác....
Việc 1: - Em đọc yêu cầu của bài tập và suy nghĩ.
Việc 2: - Cặp đôi chia sẻ câu trả lời..
Việc 3: - Chia sẻ trong nhóm.

Việc 4: Chia sẻ trước lớp.

* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Tiêu chí: Các nhóm hoạt động tích cực; nắm được thứ tự miêu tả:
- Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh.
+ Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng
+ Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật.
+ Tả thời tiết, con người
- Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian:
+ Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn
+ Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu, lúc hoàng
hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.

 Ghi nhớ: Thảo luận nhóm đôi để rút ra ghi nhớ (sgk)
B. HĐ THỰC HÀNH:

 Luyện tập:
Bài tập 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn:
Việc 1:
- Em đọc yêu cầu của bài tập 1.
Việc 2:
- Trao đổi nhận xét cấu tạo của bài Nắng trưa.
Việc 3: Chia sẻ trước lớp.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời

Tiêu chí: Trình bày rõ ràng cấu tạo của bài “Nắng trưa”


- Mở bài: (câu văn đầu)Nhận xét chung về nắng trưa
- Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa
- Kết bài: (câu cuối kết bài mở rộng) Cảm nghĩ về mẹ.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng bạn cấu tạo của bài văn tả cảnh; đoc những bài văn tả cảnh hay.
********************************************
KHOA HỌC :
NAM HAY NỮ
I.Mục tiêu:
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam và
nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới hoặc khác giới, không phân biệt nam và nữ.
- NL: Phát triển năng lực nhận thức, ham hiểu biết khoa học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK; Mô hình người nam và nữ.
III.Hoạt động học :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: (5’)

HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học.
-Nhờ đâu mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau?
- HĐTQ mời cô giáo vào bài học
- Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.Nêu mục tiêu bài học.
* Đánh giá:
PP:Tích hợp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Tiêu chí:HS chơi tích cực, vui, trả lời được các câu hỏi về bài học trước.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

* HĐ1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học: (15’)

Việc 1: Hoạt động nhóm.
* Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 6.
Việc 2: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung:
- GV huy động, kết hợp cho HS quan sát hình chụp trứng và tinh trùng để hiểu rõ thêm về
nam và nữ.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Tiêu chí:Trả lời đúng nội dung câu hỏi:
+ Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác
nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.Khi còn nhỏ bé trai và bé gái
chưa có sự khác biệt rõ về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục.
+ Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và
nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học:


Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng
Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
HĐ2: Trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng?” (15’)

Hoạt động cả lớp:
Yêu cầu HS mở SGK trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức cho HS chơi “Tiếp sức”.
+ Mỗi đội cử 5 em tham gia chơi chọn những tấm phiếu vào cột phù hợp.
- GV yêu cầu HS nhìn bảng đọc những đặc điểm sinh học chung và riêng của nam và nữ.
- Nhận xét, chốt lại và khen ngợi nhóm thắng cuộc.

- Yêu cầu 1 HS đọc mục “Bạn cần biết”
* Đánh giá:
PP: Tích hợp
KT: nhận xét bằng lời, phản hồi
Tiêu chí:Chơi tích cực, chọn phiêu phù hợp:
+ Nam: có râu, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
+Nữ: mang thai, cho con bú, cơ quan sinh dục tạo ra trứng
+cả nam và nữ: dịu dàng, mạnh mẽ, trụ cột gia đình, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, đá
bóng, giám đốc...
* Liên hệ:
Các em cần nắm chắc đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. .
- Hệ thống bài học
-Nhận xét đánh giá giờ học.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: (3’)

- Chia sẻ với người thân những hiểu biết của mình về sự giống nhau và khác nhau giữa nam
và nữ.
*********************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Mục tiêu: Giúp H
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1
từ tìm được ở BT1(BT2). HNK đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn( BT3)
- Sử dụng đúng từ đồng nhĩa trong nói và viết.
- NL: PT năng lực ngôn ngữ. Vận dụng KT về từ đồng nghĩa vào việc hiểu văn bản văn
học và thực hành nói, viết.
II. Chuẩn bị: - Từ điển TV; Bảng phụ.

III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động:


- Ban học tập tổ chức một trò chơi củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
* Đánh giá:
- Phương pháp: quan sát.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá: Nếu được k/n từ đồng nghĩa, nêu ví dụ về đồng nghĩa hoàn toàn và
đồng nghĩa không hoàn toàn:
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa:
Việc 1: Cá nhân đọc y/c, làm bài.
Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp.

* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá: Tìm được nhiều từ đồng nghĩa chỉ màu sắc:
+ Chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh um, xanh lơ..
+ Chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ chói, đỏ bừng, đỏ ối, đỏ lừ…
+Chỉ màu trắng: Trắng tinh, trắng muốt, trắng toát, trắng phau…
+ Chỉ màu đen: Đen sì, đen thui,…

Bài 2: Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở BT 1:

- Cá nhân làm bài
- Chia sẻ kết quả trong nhóm.

- Chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, đánh giá.
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tư vấn hướng dẫn..
- Tiêu chí đánh giá: Đặt câu theo y/c, đúng:
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:
+ Cá nhân làm bài.
+ Chia sẻ trước lớp.
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:Biết chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (điên cuồng, nhô, sáng
rực, gầm vang, hối hả)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Đề xuất cùng bạn tìm một số từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.
CHÍNH TẢ (Nghe-viết):
VIỆT NAM THÂN YÊU


I.Mục tiêu: Giúp H
1.Kiến thức: Nắm được nội dung bài chính tả cần viết.
2.Kỹ năng: - Nghe-viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng
hình thức thơ lục bát
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT2; thực hiện đúng BT3
3.Thái độ: Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết.
4. Năng lực: Phát triển năng lực thẩm mĩ .Tự học, hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị : - Phiếu BT 2, bảng phụ

II. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
 Tìm hiểu bài:

- Cá nhân đọc bài CT, chọn và viết các từ khó hay viết sai.
- Đổi chéo bài kiểm tra.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
- Trao đổi theo cặp kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được.
- Báo cáo kết quả.
- Đại diện 1- 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp;viết
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét
- Tiêu chí đánh giá:Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: mênh mông, nhuộm, gươm, dập dờn
+Viết đúng DT riêng: Trường Sơn
+Nắm được nội dung bài chính tả: Ca ngợi cảnh đẹp của đất nước Việt Nam, con người
VN anh hùng bất khuất.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

1. Nghe viết.
- Dò bài, soát lỗi.
* Đánh giá:
- PP: quan sát, viết

- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét


×