Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tuần 11 giáo án lớp 5 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô giáo trương thị huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.2 KB, 27 trang )

TUẦN 11
Ngày dạy: Thứ hai/ 5/11/2018
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các sô thập phân. HS vận dụng làm các
bài tập: bài 1, 2 (a,b), bài 3 (cột 1,) bài 4.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng tính toán nhanh.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho các bạn hát hoặc chơi các trò ưa thích.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Tính:

- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả trước lớp, một số HS nêu cách thực hiện.
* Chốt: Cách ĐT rồi tính phép cộng nhiều số thập phân.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc cách cộng nhiều số thập phân.
- Thực hành ĐT rồi tính đúng phép cộng nhiều số thập phân ở BT1.


- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2a,b: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- Làm BT.

- Chia sẻ cách làm.
* Chốt: Cách tính thuận tiện bằng cách vận dụng T/C giao hoán và T/C kết hợp của
phép cộng các số TP.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:: - HS nắm chắc T/C giao hoán và T/C kết hợp của phép cộng các số TP.
1


- Vận dụng T/C giao hoán và T/C kết hợp của phép cộng các số TP để tính thuận tiện
các phép tính ở BT2.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 3 (cột 1): (>, <, =)
- Cá nhân làm BT
- Chia sẻ trong nhóm

* Chốt: Quy tắc cộng 2 số TP và cách SS 2 số TP.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc Quy tắc cộng 2 số TP và cách SS 2 số TP.
- Vận dụng so sánh đúng các phép tính ở BT3.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
3,6 + 5,8 > 8,9
7,56 < 4,2 + 3,4
Bài 4:
- Phân

tích bài toán, trao đổi cách làm.
- Cá nhân làm bài.
- Trưởng ban học tập huy động KQ, báo cáo.
GV Chốt: Cách xác định dạng toán và các bước giải.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc cách giải dạng toán liên quan đến phép cộng 2 số TP.
- Vận dụng giải đúng bài toán 4 ở SGK.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ với người thân cách cộng các số thập phân.
- Bài tập vận dụng: Điền dấu >,<,=
a) 12,34 + 23,41…..25,09 + 11,21
b) 19,05 + 67,34….21,05 + 65,34
………………………………………………………………..
2


TẬP ĐỌC:
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I.Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu
hỏi trong sách giáo khoa)
- GD HS biết yêu quý thiên nhiên.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:
Ban học tập tổ chức cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: Phát hiện từ khó, luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
* Đánh giá:
Phương pháp: vấn đáp, quan sát
Kĩ thuật: nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi, ghi chép ngắn.

Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:

Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời

Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm

3


Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Tiêu chí: Trả lời đúng nội dung các câu hỏi và hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về
từng loài cây trồng ở ban công.
+ Câu 2: Cây quỳnh lá dày, giữ được nước; cây hoa ti gôn thò những cái râu, theo
gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy bị vòi ti gôn quấn nhiều
vòng; cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.
+ Câu 3: Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
+ Câu 4: Nơi tốt đẹp , thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn.
+ ND bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
- Biết liên hệ thêm: …, biết tạo cho mình một khu vườn thì môi trường xung quanh ta
sẽ trong lành, tươi đẹp hơn.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:

Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn

giọng…
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc .

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí: - Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời nhân
vật, nhấn giọng những từ ngữ: hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh,
vội, vườn, cầu viện, đúng là, hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu.
- Hợp tác nhóm tích cực, đọc bài tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

- Thi đua cùng bạn đọc tốt bài TĐ.
- Chăm sóc cho khu vườn nhà mình thêm đẹp.
4


ĐẠO ĐỨC:
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Ôn tập và thực hành các kĩ năng đã học qua các bài như : Em là HS lớp 5, Có trách
nhiệm với việc làm của mình, có chí thì nên, Nhớ ơn tổ tiên, Tình bạn
- HS tự liên hệ vào thực tế những việc mình đã làm được hoặc chưa làm được.
- Giáo dục học sinh biết thân ái, đoàn kết với bạn bè, có trách nhiệm với việc làm của
mình, biết nhớ ơn tổ tiên,

- Rèn luyện kĩ năng điều hành, hợp tác nhóm, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn,
tự tin.
II.Đồ dùng dạy học
Phiếu, thẻ màu xanh, đỏ, vàng.
III.Các hoạt động dạy học
1.Khởi động: 3 - 4'

- HĐTQ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi.
- GV giới thiệu bài, ghi đề
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* HĐ1: Củng cố các kiến thức đã học:

Việc 1: GV nêu câu hỏi về nội dung các bài đã học, yêu cầu HS thảo luận nhóm, suy
nghĩ và trả lời các câu hỏi, ghi kết quả vào phiếu học tập.
? Em hiểu thế nào là HS lớp 5
? Thế nào là vượt khó trong học tập
? Thế nào là có trách nhiệm với việc làm của mình
? Em hãy nêu một số việc làm để thể hiện mình là người có trách nhiệm
? Vì sao người ta nói có chí thì nên ? Câu nói đó có đúng không
? Con cháu cần làm gì để tỏ lòng của mình khi nhớ đến tổ tiên
? Theo em như thế nào là tình bạn đẹp
Việc 2: HĐTQ điều hành đại diện các nhóm trình bày kết quả - Cả lớp cùng chia sẻ
Việc 3: GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời cho HS.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; vấn đáp; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS hiểu được thế nào là HS lớp 5; Thế nào là vượt khó trong học tập;Thế nào là có
trách nhiệm với việc làm của mình; ? thế nào là người có trách nhiệm; Con cháu cần
làm gì để tỏ lòng của mình khi nhớ đến tổ tiên; thế nào là tình bạn đẹp

- HS biết tự do kết giao bạn bè; biết tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình; biết
nhớ ơn tổ tiên; biết vượt khó vươn lên...
- Giáo dục tinh thần đoàn kết với bạn bè; kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ; giúp đỡ
em nhỏ....
- Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; mạnh dạn; tự tin.
* HĐ2: Thực hành kỹ năng:
5


Việc 1: GV đưa ra một số tình huống:
- TH1: Khi thấy bạn HS lớp 5 đang bắt nạt một em nhỏ
- TH2: Em được cô giáo giao nhiệm vụ là quét mạng nhện trong giờ lao động nhưng
bạn Thuý lại rủ em đi trồng hoa trong vườn
- TH3 : Gia đình em có hoàn cảnh khó khăn nên bố bắt em phải nghỉ học
Việc 2: Y/c HS thảo luận nhóm 4 xử lí tình huống sau đó lên đóng vai.
Việc 3: Các nhóm lên đóng vai - Các nhóm khác cùng chia sẻ
Việc 4: GV nhận xét và hoàn thiện phần thể hiện của HS
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; vấn đáp; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS hiểu được một số việc làm để thể hiện mình là người biết vượt khó trong học tập;
có trách nhiệm với việc làm của mình.
- HS biết thực hiện một số việc thể hiện mình đã biết tự chịu trách nhiệm về việc làm
của mình; biết vượt khó vươn lên...
- Giáo dục ý thức trách nhiệm; vượt khó vươn lên.
- Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; mạnh dạn; tự tin.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:

- GV hệ thống lại toàn bộ các bài học.

- Khen những HS có tinh thần tham gia học tập trao đổi
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Về nhà thực hiện tốt các kĩ năng đã học: tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình;
biết vượt khó vươn lên; ý thức trách nhiệm với bản thân và mọi người.
..................................................................................................................
Ngày dạy:Thứ ba/ 6/11/2018
TOÁN:
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung
thực tế.
- Rèn kĩ năng ĐT và tính trừ 2 số TP, phân tích bài toán có lời văn và giải đúng. Vận
dụng làm tốt các BT1a,b; 2a,b; 3
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
6


- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
* Tìm hiểu ví dụ rút ra cách trừ hai số TP:

- Nêu ví dụ 1 SGK.
- YC HS nêu phép tính giải bài toán để có phép trừ hai số thập phân.

-Y/cầu HS thảo luận nhóm tìm cách thực hiện phép trừ 2 số thập phân.
- Gọi đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, chốt cách làm như SGK.
- Y/c HS nhận xét sự giống và khác nhau của phép trừ 2 STN và trừ 2 STP qua VD1
trên.
=> Chốt: Đặt tính và trừ giống nhau, chỉ khác ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy.
- GV nêu ví dụ 2 (Tương tự VD1). Yêu cầu nhóm trình bày, GV chốt lại (như SGK).
* Lưu ý: Cách đặt và thực hiện trừ 2 số TP
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm cách đặt tính và thực hiện phép trừ 2 số TP.
- Vận dụng giải đúng ví dụ 1 và 2 ở SGK để rút ra quy tắc.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1ab: Tính:

- YC HĐ cá nhân, làm vở BTT in
- Chia sẻ kết quả.
- HĐTQ điều hành huy động kết quả, nhận xét và cho các bạn chia sẻ cách làm.
+ Chốt: Cách tính và đặt dấu phẩy ở hiệu.
* Đánh giá:
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc cách đặt tính và thực hiện phép trừ 2 số TP.
- Vận dụng tính đúng các phép tính ở BT1.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
7


- Cá nhân đọc và làm BT.

- Chia sẻ kết quả: Đổi vai KT chéo kết quả, báo cáo.

- Chốt: Quy tắc trừ 2 số TP.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc cách đặt tính và thực hiện phép trừ 2 số TP.
- Vận dụng đặt tính và tính đúng các phép tính ở BT2.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 3: Giải toán:

- YC HĐ nhóm bàn, cá nhân phân tích và giải vở ô li...
- Gọi HS làm và giải thích cách làm. (HSNK giải 2 cách)
- Chốt: Cách giải dạng toán 1 số trừ 2 số và quy tắc trừ 2 số TP.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc cách giải dạng toán liên quan đến phép trừ 2 số TP.
- Vận dụng giải đúng bài toán 3 ở SGK.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ cùng người thân cách trừ hai số TP và áp dụng thực hiện tính đúng.
...........................................................................................
TẬP ĐỌC:
LUYỆN ĐỌC : CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I.Mục tiêu :
* Điều chỉnh: Không dạy bài Tiếng vọng
- Củng cố cách đọc bài tập đọc đã học .
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to rõ ràng và đọc diễn cảm các bài tập đọc -Trả lời đư ợc
các câu hỏi liên quan đến nội dung bài “Chuyện một khu vườn nhỏ."
- Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
8


III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi ưa thích.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 Luyện đọc diễn cảm:

- Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc. ? Để đọc tốt bài này ta cần đọc như thế

nào?
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc, có thể đọc theo hình thức phân vai.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc ( Đại diện một số nhóm đọc). Lớp nghe
bình chọn cá nhân, nhóm thể hiện tốt nhất.
*Đánh giá:
Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí: - Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời nhân
vật, nhấn giọng những từ ngữ: hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh,
vội, vườn, cầu viện, đúng là, hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu.
- Hợp tác nhóm tích cực, đọc diễn cảm bài TĐ..
 Đọc hiểu bài:

- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thảo luận trả lời các câu hỏi và nội dung bài.
- Ban học tập huy động kq, báo cáo.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Tiêu chí: Trả lời đúng nội dung các câu hỏi và hiểu được nội dung của bài
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Về nhà cùng bạn thi đọc tốt bài tập đọc.
…………………………………………………………………………..
LTVC:
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I.Mục tiêu:
-Nắm được khái niệm đại từ xưng hô . ( ND Ghi nhớ )
9



-Nhận biết đựơc đại từ xưng hô trong đoạn văn ( BT 1 ) mục III chọn được đại từ
xưng hô thích hợp đẻ điền vào chỗ trống ( BT 2 )
* HS khá giỏi nhận xét được thái độ , tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ
xưng hô ( BT 1 )
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ, VBT
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.

- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
( HS nêu thế nào là đại từ, cho ví dụ câu có sự dụng đại từ)
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, tích hợp.
Kĩ thuật: Trò chơi, nhận xét bằng lời..
Tiêu chí: HS nêu được k/n về đại từ. nêu được câu văn hoặc đưa ra ví dụ câu có sử
dụng đại từ.
- Mạnh dạn, tự tin.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
*Việc 1: Nhận xét

- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 3 bài tập ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Đại từ xưng hô là gì?
? Khi xưng hô, chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào?
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:

+ Phân biệt được các từ xưng hô dùng để chỉ người nói (chúng tôi, ta) và các từ xưng
hô để chỉ người nghe (chị, các ngươi), từ chỉ người hay vật được nhắc tới (chúng).
+ Nêu được nhận xét về cách xưng hô của mỗi nhân vật: Cách xưng hô của cơm thể
hiện sự tự trọng, lịch sự với người đối thoại; cách xưng hô của Hơ Bia thể hiện tính
kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại.
+ Nêu được những từ em dùng để xưng hô với thầy, cô (Gọi: thầy, cô và tự xưng: em,
con); với bố, mẹ (Gọi: bố, ba, ... mẹ, má, ... và tự xưng: con); với anh, chị em (Gọi:
anh, chị và tự xưng: em); với bạn bè (Gọi: bạn, cậu, đằng ấy và tự xưng: tôi, tớ,
mình).
Từ in đậm: chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.
Người nói: - chúng tôi, ta
Người nghe: - chị, các ngươi
Người và vật được nhắc tới: - chúng
 Ghi nhớ: Nêu ghi nhớ.
10


B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Tìm các đại từ xưng hô, nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng
mỗi đại từ trong đoạn văn.

- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm đoạn văn và trao đổi, thảo luận với nhau.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa.
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ.
*Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.

Tiêu chí: Tìm được các đại từ xưng hô và nhận xét được thái độ, tình cảm của mỗi
nhân vật khi dùng đại từ xưng hô:
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa.
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ.
Bài 2: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống
- Cá nhân tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách sử dụng đại từ xưng hô.
*Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: Điền đúng các đại từ thích hợp với mỗi ô trống:
+ Câu 1: tôi + Câu 2: tôi + Câu 3: nó + Câu 4: tôi
+ Câu 5: nó + Câu 6:
chúng ta
C. HĐ ỨNG DỤNG :
- Sử dụng đúng các đại từ xưng hô khi giao tiếp với những người xung quanh
mình để thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
Chẳng hạn, khi gặp người lớn tuổi thì chào bác (chú, cô, ...) và tự xưng là cháu. Nói
chuyện với ông, bà thì gọi là ông, bà và tự xưng là cháu.
..............................................................................................
CHÍNH TẢ:
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tá; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Làm được BT 2b.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện NL thẩm mĩ, tự học, hợp tác nhóm.
11



THBVMT, BĐ: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT nói chung,
môi trường biển,đảo nói riêng..
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:

- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm được cách trình bày đúng hình thức văn bản luật.
+Phân tích đúng cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
* Kết hợp BVMT, MTBĐ: HS có trách nhiệm gì về BVMT nói chung, môi trường
biển,đảo nói riêng?
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ
viết.

- GV đọc - học sinh viết chính tả. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: giữ, trong lành, suy thoái.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2a: Tìm những từ ngữ chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n.
12


- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:
+ Phân biệt được tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
Bài 3b: Thi tìm nhanh các từ láy vần có âm cuối ng.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- Nhận xét và đánh giá kết quả.
*Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát.
Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.
Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các từ láy vần có chứa âm cuối ng.
Tiêu chí


HTT

HT

CHT

1.Tìm đúng các từ láy
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Về nhà cùng bạn thi đua tìm các từ láy âm đầu n.
...............................................................................................................
Ngày dạy: Thứ tư/ 7/11/2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Biết:
- Trừ hai số thập phân; Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số
thập phân; Cách trừ một số cho một tổng.
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học làm các bài tập: bài 1, 2(a,c); 4 (a).
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát.

- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

13


Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.
-YC HS Nhận xét bài bạn, chất vấn, GV chốt lại KQ đúng
* Chốt : Quy tắc trừ 2 số TP.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc quy tắc thực hiện phép trừ 2 số TP.
- Vận dụng tính đúng các phép tính ở BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2a,c:
- Cá nhân tự làm BT
- 4 HS làm bảng lớp
- GV quan sát, tiếp sức 1 số HS còn chậm.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp về cách tìm các TP chưa biết của phép
cộng và phép trừ. Nhận xét và bổ sung.
* Chốt: Cách tìm TP chưa biết của phép cộng và phép trừ.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:

- HS nắm chắc quy tắc tìm các thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- Vận dụng tìm đúng các thành phần chưa biết theo yêu cầu ở BT2.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
Bài 4a:
- Thảo luận cách làm: Cách trừ một số cho một tổng.
- Trưởng ban học tập huy động KQ:
Nghe GV nhận xét:
Kết luận: a – b - c = a – ( b + c )
- Chốt: Tính chất 1 số trừ 2 số (g/hoán số trừ không đổi dấu, kết hợp số trừ đổi
dấu).
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc tính chất 1 số trừ đi một tổng.
14


- Vận dụng tính và so sánh đúng các phép tính theo yêu cầu ở BT4.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Thi đua cùng bạn thực hiện tính thuận tiện nhất(BT2).
.........................................................................................
LTVC:
QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ (ghi nhớ)
- Nhận biết được một vài quan hệ từ trong các câu văn (BT!, mục III); xác định được

cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT3)
HSKG đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3.
- HS có ý thức dùng quan hệ từ khi viết, khi nói chính xác.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
* THBVMT: GV hướng dẫn HS làm Bài tập 2 với ngữ liệu nói về BVMT, từ đó liên
hệ về ý thức BVMT cho HS.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, VBT
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
 Nhận xét:

- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 2 bài tập ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Thế nào là quan hệ từ? Tác dụng của quan hệ từ.
*Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: Nêu được tác dụng của các từ và, của, như, nhưng
Câu
a-Rừng say ngây và ấm nóng.
b-Tiếng hót dặt dìu của Hoạ Mi
giục các loại chim dạo….
c-Hoa mai trổ từng chùm thưa
thớt, không đượm dặc như hoa
đào. Nhưng cành mai uyển
chuyển hơn cành đào.


Tác dụng của từ in đậm
và nối say ngây với ấm nóng
của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi.
như nối không đươm đặc với hoa đào.
nhưng nối hai câu trong đoạn văn
15


+ Nêu được các cặp quan hệ từ
a-Cặp từ: Nếu …thì. (Biểu thị quạn hệ nguyên nhân - kết quả)
b-Cặp từ: Tuy ….nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản)
=>GV kết luận : Nhiều khi, các từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một quan hệ
từ mà cũng có thể bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về
ý nghĩa các bộ phận của câu.
* Liên hệ ý thức bảo vệ MT.
?Thế nào là quan hệ từ? Tác dụng của quan hệ từ.
 Ghi nhớ: Nêu ghi nhớ.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm các câu văn và thảo luận với nhau.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Chốt: Các quan hệ từ (và, về) dùng để nối các từ ngữ nhằm thể hiện mối quan hệ
giữa những từ ngữ với nhau.
*Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí:
+ Tìm được các quan hệ từ và tác dụng của chúng: và (và nối Chim, Mây, Nước với
Hoa), của (của nối tiếng hót kì diệu với Họa Mi), rằng (rằng nối cho với bộ phận

đứng sau), và (và nối to với nặng), như (như nối rơi xuống với ai ném đá), với (với
nối ngồi với ông nội), về (về nối giảng với từng loại cây).
Bài 2: Tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa
các bộ phận của câu.

- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm các câu văn và thảo luận với nhau.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Các cặp quan hệ từ và tác dụng của nó.
*Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: + Tìm được các quan hệ từ và tác dụng của chúng: vì ... nên (biểu thị quan
hệ nguyên nhân - kết quả), tuy ... nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản).
Bài 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của.

- Cá nhân tự đặt 1 câu và ghi vào VBT còn HS có năng lực đặt 3 câu.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách đặt câu với quan hệ từ.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
16


Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: Đặt được câu đúng và hay.
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Vận dụng các quan hệ từ vào bài văn của mình.
- Tự mình nêu một quan hệ từ, nêu cặp quan hệ từ rồi yêu cầu bạn đặt câu và đổi vai
cho nhau.

..............................................................................................
KỂ CHUYỆN :
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I.Mục tiêu:
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý (BT 1 ). Tưởng tượng và nêu
được kết thúc câu chuyện một cách hợp lý ( BT 2 ) Kể nối tiếp được toàn đoạn câu
chuyện.
- Rèn kĩ năng nói và kĩ năng nghe.
- GDHS có ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được
giọng nói của nhân vật.
* GD ý thức bảo vệ MT, không săn bắt các loại ĐV trong rừng góp phần gìn giữ vẻ
đẹp của môi trường tự nhiên.
II.Chuẩn bị: Tranh minh họa trong sgk.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Nghe kể chuyện
- HS nghe GV kể chuyện, kết hợp quan sát tranh.
- Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Kể chuyện.
Tiêu chí: Nghe kể, nắm được giọng kể của câu chuyện: giọng kể chậm rãi, diễn tả rõ
lời nói của nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của

con nai, tâm trạng người đi săn.
+ Nắm được nghĩa các từ: súng kíp.
HĐ 2: Kể chuyện theo nhóm- thi kể trước lớp:

17


- Từng nhóm dựa vào tranh sgk thuyết minh cho nội dung từng tranh, sau đó lần lượt
các thành viên trong nhóm kế câu chuyện.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
* Thi kể trước lớp:
- Đại diện các nhóm kể, nhóm khác nghe, nhận xét và đặt câu hỏi về nội dung, ý
nghĩa câu chuyện.
- Phỏng vấn tự do về ND, ý nghĩa câu chuyện

- Nghe GV nhận xét. Liên hệ, kết hợp GVBVMT. GD ý thức bảo vệ MT,
không săn bắt các loại ĐV trong rừng góp phần gìn giữ vẻ đẹp của môi trường tự
nhiên
*Đánh giá:
Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, Ghi chép ngắn; kể chuyện, tôn vinh.
Tiêu chí: + Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa và lời gợi ý
dưới mỗi tranh.
+ Phỏng đoán được kết thúc của câu chuyện: Thấy con nai đẹp quá, người đi săn
không bắn nó nữa.
+ Kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách lưu loát, đúng cốt truyện, không cần lặp
lại nguyên văn từng lời của cô giáo.
Nắm được ý nghĩa câu chuyện.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

…..…………………………………………………………………..
Ngày dạy: Thứ năm/ 8/11/2018
TOÁN :
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Biết:
- Cộng, trừ hai số thập phân; Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết
của phép tính; Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện
nhất.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ số TP, vận dụng các T/C của phép cộng, phép trừ vào tính
nhanh. Vận dụng làm tốt các BT1; 2; 3
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát.
18


- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Tính:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, nhận xét, chữa bài,
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
* Chốt: Quy tắc cộng, trừ 2 số TP, cách thực hiện tính giá trị BT có 2 phép cộng, trừ.

* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc quy tắc thực hiện phép cộng, trừ 2 số TP và cách thực hiện tính giá trị
BT có 2 phép cộng, trừ.
- Vận dụng tính đúng các phép tính ở BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2: Tìm X

- YC HĐ cá nhân, làm vở BTT in.
- Gọi 1 số HS TB làm bảng phụ. Chữa bài,YC HS N /xét cách làm.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
* Chốt: Cách tìm TP chưa biết của phép cộng và phép trừ, các bước trình bày.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.+ Tiêu chí:
Tiêu chí:
- HS nắm chắc quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ.
- Vận dụng tìm đúng các thành phần chưa biết theo yêu cầu ở BT2.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
-YC HĐ nhóm bàn, cá nhân làm vở ô li.
- HĐTQ điều hành các bạn Chữa bài, chốt KQ đúng.
- Chốt: Vận dụng các T/C giao hoán, k/h của phép cộng và phép trừ vào tính nhanh..
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.

Tiêu chí: - HS nắm chắc T/C giao hoán, k/h của phép cộng và phép trừ các STP.
- Vận dụng tính nhanh đúng theo yêu cầu ở BT3.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
19


- Cùng bạn viết một vài phép tính cộng, trừ và thi đua tính.
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết rút kinh nghiệm về các mặt: bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt,
dùng từ); nhận và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- GD HS có ý thức tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động.

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
2. Nhận xét bài viết
- GV nhận xét ưu- khuyết điểm của bài.
+ Ưu điểm: Có bố cục rõ ràng, viết đúng trọng tâm, nhiều em biết chọn tả những đặc
điểm nổi bật của cảnh, câu văn có hình ảnh. Một số em biết sử dụng biện pháp so sánh
để miêu tả và đã biết nêu bật được tình cảm của mình với cảnh. Bài viết có tính sáng
tạo, hấp dẫn, hay: Sang, Trâm, Gia Bảo, Phương Uyên
+ Hạn chế: Một số em còn tả lan man, chưa đi vào trọng tâm, cách tả chưa tuân thủ

theo cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả: Hạnh, Đạt, Lâm…
- Chữa một số lỗi sai phổ biến do GV yêu cầu
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: Nắm được những ưu điểm của bài viết để phát huy, biết được những lỗi sai
để sửa chữa, khắc phục.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

- Nhận bài, đọc lại bài và ghi các lỗi sai
- Chữa bài.
- Chọn, viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Ban học tập huy động kq, gọi một số bạn đọc bài, lớp nhận xét.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
Tiêu chí:
+ Sửa được những lỗi sai trong bài viết của mình: lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu, ...
+ Viết lại một đoạn văn tả cảnh một cách chân thực, tự nhiên.
+ Cảm nhận được cái hay của đoạn văn, bài văn mà bạn đã viết.
+ Học tập được cách sử dụng các biện pháp tu từ mà bạn đã sử dụng trong bài văn.
20


C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Viết lại đoạn văn em chưa hài lòng.
- Cùng bạn sưu tầm và đọc một số đoạn văn tả ngôi trường.
...................................................................................

Ngày dạy: Thứ sáu/9/11/2018
TOÁN:
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên; Biết giải bài toán có nhân một số
thập phân với một số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân một số TP với 1 số tự nhiên, giải toán. Vận dụng
làm tốt các BT1; 3
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Rèn luyện năng lực tính toán, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động.

- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
2.Hình thành kiến thức:
* Tìm hiểu ví dụ và rút ra cách nhân 1 STP với 1 STN:

- GV nêu VD1 và vẽ tam giác ABC (như SGK).

1,2m

1,2m

- YC HS nêu phép tính giải BT để có phép nhân STP với số tự nhiên
- GV nêu phép tính: nhân số thập phân với số tự nhiên.
- Y/c HS thảo luận nhóm 2 tìm cách thực hiện phép nhân STP với số tự nhiên.
- Gọi đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, chốt cách làm như SGK.

- Y/c HS nhận xét sự giống và khác nhau của hai phép nhân: 12 x 3 và 1,2 x 3
- Chốt : ĐT và nhân giống nhau, chỉ khác ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy ở
tích.
- Y/c HS nêu cách nhân STP với số tự nhiên từ cách làm ở ví dụ 1
- GV chốt như SGK.
- Nêu ví dụ 2 và ghi phép tính như SGK.
- YC HS tự đặt tính và tính, sau đó trình bày
- N xét, chốt lại cách làm.

21


- Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi nêu cách nhân STP với số tự nhiên - gọi 1 số nhóm
trình bày, GV chốt lại (như trong SGK).
* Lưu ý: Cách nhân số TP với số tự nhiên…..
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm được Cách nhân số TP với số tự nhiên
- Vận dụng để giải bài toán và rút ra quy tắc nhân số TP với số tự nhiên.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
- Đọc và làm BT
- Gv huy động kq, nêu cách thực hiện.
*Chốt: : Quy tắc nhân số TP với số tự nhiên
* Đánh giá:

Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm được quy tắc nhân số TP với số tự nhiên
- Vận dụng để tính đúng các phép tính nhân số TP với số tự nhiên ở BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 3:
- Thảo luận cách làm
- Cá nhân làm bài, 1 H làm bảng lớp- lớp nhận xét, đối chiếu kq.
* Chốt: Cách giải và quy tắc nhân số TP với số tự nhiên.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
- HS nắm chắc cách giải dạng toán liên quan đến nhân số TP với số tự nhiên
- Vận dụng để giải đúng bài toán 3 SGK.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Đề xuất cùng người thân thực hiện một số phép nhân hai số TP
...........................................................................................

22


TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I.Mục tiêu:
- Viết lá đơn (kiến nghị ) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị,

thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
- Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Giáo dục HS có ý thức dùng quan hệ từ trong nói và viết.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
* Điều chỉnh: Chọn nội dung viết đơn phù hợp với địa phương. (Chọn đề 2)
*THGDMT: Hai đề bài làm đơn để HS lựa chọn đều có tác dụng trực tiếp về
GDBMT.
II.Chuẩn bị - Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
*Việc 1: Hướng dẫn cách viết đơn
Đề 2: Nơi em ở có một con suối hoặc một dòng sông chảy qua. Gần đây có người
dùng thuốc nổ đánh bắt cá làm cá chết nhiều và gây nguy hiểm cho người qua lại. Em
hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn gửi uỷ ban nhân dân hoặc công an địa phương (xã,
phường, thị trấn, ...) đề nghị ngăn chặn việc làm trên để bảo vệ đàn cá và bảo đảm an
toàn cho nhân dân.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn: Tên đơn,
nơi nhận đơn, người đứng tên đơn.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chốt: + Tên đơn: Đơn kiến nghị
+ Nơi nhận đơn: Ủy ban nhân dân hoặc công an ở địa phương.
+ Giới thiệu bản thân người viết đơn: Bác trưởng thôn.
*Đánh giá:
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng.
Tiêu chí: Nắm được cách trình bày một lá đơn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


*Việc 2: Viết đơn kiến nghị
- Cá nhân đọc thầm đề bài và thực hiện viết đơn kiến nghị vào VBTGK.
*Hổ trợ:
+ Cần trình bày đơn đúng quy định.
+ ND đơn: Giới thiệu bản thân
Trình bày tình hình thực tế, nêu lên tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra.
Kiến nghị cách giải quyết; cảm ơn.
23


- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
? Đơn viết có đúng thể thức không?
? Trình bày có sáng tạo không?
? Nội dung viết trong lá đơn có rõ không?
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá.
*Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh HS.
Tiêu chí:
+ Trình bày đúng hình thức một lá đơn.
+ Trình bày được lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có
thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm
của tính đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Hoàn chỉnh lá đơn BT2.
- Tập viết một lá đơn gửi UBND xã khi thấy một số một số người dân thường xuyên
vứt rác xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước.
.................................................................................................................
ÔN LUYỆN TOÁN:

TUẦN 11
I. Mục tiêu:
- Tính được tổng của nhiều số thập phân theo cách thuận tiện; thực hiện được phép trừ
hai số thập phân. Vận dụng giải toán có nội dung thực tế.
- Rèn kĩ năng tính toán; HS: Làm các BT theo khả năng 1,2,3,4,5; HSNK: Làm thêm
BT vận dụng
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. Hoạt động học: ( Nhất trí các hình thức học như TL)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

*Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức hát hoặc chơi trò chơi mà các em yêu thích.
- GV nêu mục tiêu và y/c của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ1: HS làm BT theo y/c.

Chia sẻ kết quả; chất vấn, giải thích:

24


HĐ 2: - Một số HS trình bày kết quả, HS khác hỏi cách làm.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: Làm đúng BT,giải thích được cách làm.
BT1: Biết sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính thuận tiện.

BT 2,3,4:Biết đặt tính và thực hiện đúng phép tính cộng, trừ, nhan số TP với số tự
nhiên.
BT vận dụng: Biết phân tích và giải được bài toán
- tìm 5 gói bột canh cân nặng: 190 x5
- 7 gói đường cân nặng
: 0,5 x7
- 6 gói bánh cân nặng:
0,4 x 6
- Tất cả bột canh đường, bánh cân nặng:
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Hoàn chỉnh các BT tuần 11.

......................................................................................................................
EM ÔN LUYỆN TV: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ VÀ QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
- Củng cố về đại từ và quan hệ từ.
- Làm đúng các BT có đại từ xưng hô; xác định được quan hệ từ trong câu; HS làm
được các BT: 4,5,7; HSNK hoàn thành các BT.
- GDHS ý thức Sử dụng đúng đại từ và quan hệ từ trong nói và viết.
- Rèn luyện kĩ diễn đạt ngôn ngữ; hợp tác cùng bạn.
II. Hoạt động học: ( Nhất trí các hình thức học tập như TL)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

*Khởi động:

- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Việc 1: Cá nhân làm các BT theo y/c.


Việc 2: Chia sẻ cặp đôi.

Việc 3: Mời HĐTQ điều hành chữa bài, lớp đối chiếu, so sánh và nhận xét.
25


×