Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ NGỌC BÁCH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ
XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ NGỌC BÁCH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ
XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ
TÍNH



THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã
được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn đúng quy định.
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào.
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 7 năm 2018
Tác giả

Bùi Thị Ngọc Bách

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo
Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, góp ý, chỉ
bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới cán bộ, giáo viên và học sinh của các trường
THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ để tôi hoàn
thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Tính - người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn, động viên tôi trong suốt

thời gian nghiên cứu đề tài đến khi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài,
song không thể tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn, tôi kính mong nhận được ý
kiến đóng của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 7 năm 2018
Tác giả

Bùi Thị Ngọc Bách

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG ......................................................................................... 5
1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5

1.2.

Một số khái niệm ............................................................................................. 10

1.2.1. Giá trị ............................................................................................................... 10
1.2.2. Di sản văn hóa.................................................................................................. 10
1.2.3. Giá trị di sản văn hóa ....................................................................................... 12
1.2.4. Giáo dục giá trị di sản văn hóa ........................................................................ 12
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương ở trường phổ thông
... 13
1.3.

Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông........................................ 14

1.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học
sinh ở trường trung học phổ thông................................................................... 14
1.3.2. Nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh ở trường trung học
phổ thông ......................................................................................................... 18
3


1.3.3. Nguyên tắc giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh ở trường trung học
phổ thông ......................................................................................................... 19
1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh ở

trường trung học phổ thông ............................................................................. 20
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh ở trường
THPT..... 24
1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh ở trường trung
học phổ thông................................................................................................... 24
1.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh ở trường
trung học phổ thông ......................................................................................... 26
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho
học sinh ở trường trung học phổ thông ............................................................ 27
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông........................................ 29
1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn
hóa địa phương cho học sinh THPT ................................................................ 30

1.5.1. Các yếu tố khách quan ..................................................................................... 30
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ......................................................................................... 32
Kết luận chương 1....................................................................................................... 33
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI
SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
THPT THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
.......................................34
2.1.

Tổ chức khảo sát .............................................................................................. 34

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa, giáo dục THPT ở thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 34
2.1.2. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................. 35

2.1.3. Khách thể và quy mô khảo sát ......................................................................... 35
2.1.4. Nội dung khảo sát ............................................................................................ 36
2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu .................................................... 36
2.2.

Thực trạng giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương ở các trường THPT
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 36
4


2.2.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về những giá
trị của di sản văn hóa địa phương và giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương
cho học sinh ........................................................................................ 36
2.2.2. Thực trạng về nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh
. 38
2.2.3. Thực trạng về con đường và hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương cho học sinh ........................................................................................ 40
2.2.4. Thực trạng về phương pháp giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương
cho học sinh .................................................................................................... 43
2.2.5. Thực trạng về đánh giá kết quả giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương
cho học sinh ..................................................................................................... 47
2.2.6. Những khó khăn của giáo viên gặp phải trong thực hiện giáo dục giá trị di
sản văn hóa địa phương cho học sinh .............................................................. 48
2.3.

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương
cho học sinh ở các trường THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh........... 50

2.3.1. Thực trạng việc lập kế hoạch của Hiệu trưởng về giáo dục giá trị di sản văn
hóa địa phương cho học sinh ở các trường THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh

Quảng Ninh....................................................................................................... 50
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương cho học sinh ở các trường THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh..
52
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương
cho học sinh ở các trường THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh........... 55
2.3.4. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục giá
trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ở các trường THPT thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 59
2.3.5. Những khó khăn của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục giá trị
di sản văn hóa địa phương cho học sinh ở các trường THPT thị xã Quảng
Yên, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 61
2.4.

Đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương ở các trường THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh................... 62

2.4.1. Ưu điểm ........................................................................................................... 62
2.4.2. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. ................................................................. 62
Kết luận chương 2....................................................................................................... 64
5


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI
SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
THPT THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH .............................. 65
3.1.

Cơ sở đề xuất biện pháp................................................................................... 65


3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng........................................................................ 65
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................................. 65
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................................... 66
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính địa phương .............................................................. 66
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, toàn diện ................................................. 66
3.2.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương cho học sinh ........................................................................................ 67

3.2.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của giáo dục di sản và quản lý hoạt động giáo
dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên. .....
67
3.2.2. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện nội dung giáo dục giá trị di sản
văn hóa địa phương cho học sinh. ................................................................... 70
3.2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phương phù hợp với học sinh
để giáo dục giá trị di sản văn hóa..................................................................... 73
3.2.4. Đa dạng về phương pháp và hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương cho học sinh ........................................................................................ 77
3.2.5. Huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động giáo dục giá trị di sản văn
hóa địa phương cho học sinh ........................................................................... 80
3.2.6. Bồi dưỡng cho giáo viên những năng lực giáo dục giá trị di sản văn hóa
địa phương ....................................................................................................... 83
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa
địa phương cho học sinh trong các trường THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh ...................................................................................................... 86
3.3.

Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 88


3.4.

Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ................................. 89

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................... 89

6


3.4.2. Nội dung khảo nghiệm..................................................................................... 89
3.4.3. Cách thức khảo nghiệm ................................................................................... 89
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................... 90
Kết luận chương 3....................................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 94
1. Kết luận ................................................................................................................... 94
2. Khuyến nghị............................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 98
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

CB,GV


Cán bộ, giáo viên

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hóa

ĐCSVN

Đảng cộng sản Việt Nam

DSVHĐP

Di sản văn hóa địa phương

GTDSVHĐP

Giá trị di sản văn hóa địa phương

GTVH

Giá trị văn hóa

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

PP

Phương pháp QLGD


Quản lý giáo dục TDTT
Thể dục thể thao THPT
Trung học phổ thông XHCN
Xã hội chủ nghĩa

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của giáo dục giá
trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh THPT.................................. 37

Bảng 2.2.

Các nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh.. 39

Bảng 2.3.

Con đường giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ..... 41

Bảng 2.4.

Hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ....... 42

Bảng 2.5.

Phương pháp giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh.. 44


Bảng 2.6.a. Bảng đánh giá việc lập kế hoạch của Hiệu trưởng về giáo dục giá trị
di sản văn hóa địa phương cho học sinh ................................................. 50
Bảng 2.6.b. Thực trạng các loại kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học
sinh đã được xây dựng ............................................................................ 51
Bảng 2.7.

Bảng đánh giá tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn
hóa địa phương cho học sinh .................................................................. 53

Bảng 2.8.

Đánh giá công tác chỉ đạo của nhà trường đối với hoạt động giáo dục
giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ....................................... 55

Bảng 2.9.

Bảng các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
giáo dục giá trị văn hóa địa phương cho học sinh................................... 59

Bảng 3.1.

Sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương
cho học
sinh THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (khối CBGV)..................
90

Bảng 3.2.

Sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa ở trường
THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (khối HS khối 10,11,12) .... 91

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình dựng và giữ nước của dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử,
suốt chiều dài nhiều hi sinh, gian khổ nhưng cũng hết sức vẻ vang và đầy tự hào ấy là
thành quả của bao thế hệ cha ông đã vun đắp thành bề dày truyền thống của đất nước
Việt Nam. Ngoài sự vững vàng của tầm vóc đất nước ngày càng lớn mạnh, truyền
thống ấy còn mang trong mình những giá trị bất hủ được coi là hành trang để bước
vào tương lai cho các thế hệ con cháu mai sau. Tất cả được gói ghém trong các di sản
văn hóa của dân tộc, của từng địa phương, ở đó ẩn chứa những giá trị được cô đúc lại
bằng xương máu, bằng mồ hôi của sự hi sinh vì độc lập tự do cho dân tộc, sự tảo tần
lao động của bao người đi trước, đặt ra cho ngành giáo dục chúng ta một nhiệm vụ
quan trọng là làm thế nào cho giới trẻ hôm nay biết đến, thấu hiểu và phát huy những
giá trị tốt đẹp đó để tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
của chúng ta đến ngày thắng lợi.
Đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với sự phát triển đó, nền kinh tế thị trường cũng có
những tác động to lớn tới thế hệ trẻ, trong đó có cả những tác động tích cực và tiêu
cực. Một trong những tác động tiêu cực ấy là làm cho giới trẻ sùng bái các trào lưu
bên ngoài, chạy theo cái mới một cách xô bồ, thiếu chọn lọc, chê bai những yếu tố văn
hóa truyền thống của địa phương, của dân tộc mình, không thấy hết được “Di sản văn
hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta” [14, tr.1]. Nguy cơ “hòa tan” trong thời kỳ hội nhập không

phải là điều chỉ xảy ra trên sách vở, nó thực sự đe dọa khi giới trẻ quay lưng với văn
hóa địa phương, văn hóa nước nhà. Vấn đề đặt ra đối với các nhà trường là cần
tăng cường giáo dục giá trị di sản văn hóa của đất nước, địa phương, qua đó giáo dục
truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương cho học sinh. Nội dung giáo dục cần hướng
tới làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh trong giữ gìn, phát huy các
giá trị di sản văn hóa. Để hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh đạt
hiệu quả, sự cần thiết phải có những biện pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo của Hiệu
trưởng một cách thiết thực, hợp quy luật, phù hợp với điều kiện thực tế để thúc đẩy
hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh một cách hiệu quả.

1


Quảng Ninh là tỉnh được đánh giá giống như một nước Việt Nam thu nhỏ, giàu
truyền thống và có rất nhiều di sản văn hóa quý báu, chứa đựng giá trị giáo dục to
lớn, mang ý nghĩa vô cùng cần thiết trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ công
nghiệp khai thác khoáng sản là chủ yếu sang phát triển “kinh tế xanh” với du lịch và
dịch vụ. Nơi đây có nhiều di sản văn hóa mang tính quốc gia và di sản văn hóa địa
phương cần đưa vào nội dung, chương trình giáo dục cho học sinh phổ thông. Nếu có
chiến lược và nguồn lực lao động trẻ Quảng Ninh được trang bị vốn kiến thức thực tế
từ những di sản văn hóa của địa phương, chắc chắn các di sản văn hóa đó sẽ là
nguyên liệu quan trọng để góp phần xây dựng Quảng Ninh thành tỉnh giàu mạnh, văn
minh hơn.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục
giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ở các trường trung học phổ thông
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục và quản lý giáo dục giá
trị văn hóa, giá trị di sản văn hóa ở địa phương đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục giá trị di sản văn hóa ở địa phương góp phần làm tốt hơn việc bảo tồn

di sản văn hóa và phát huy các giá trị văn hóa địa phương trong hình thành, phát triển
nhân cách học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh
trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa ở địa phương
cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học
sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh bước đầu
đã được tiếp cận song so với yêu cầu của tình hình mới thì các biện pháp quản lý còn
nhiều hạn chế và hiệu quả đạt được chưa cao. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương phù hợp với đặc điểm
hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học, đặc biệt là hoạt động học tập của học sinh,
phù hợp với điều kiện thực tiễn, đối tượng cụ thể của nhà trường thì sẽ góp phần nâng

2


cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai
đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản
văn hóa cho học sinh ở trường trung học phổ thông;
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị
di sản văn hóa địa phương cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh;

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa
địa phương cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ở các trường trung học phổ thông
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Về phạm vi không gian: Luận văn tập trung điều tra, khảo sát tại ba trường
trung học phổ thông ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh: trường trung học phổ
thông Bạch Đằng, Minh Hà và Đông Thành.
Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trong quá trình
nghiên cứu hệ thống các công trình, tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của
quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh trung học
phổ thông.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với
mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng các biện pháp quản
lý dạy học hiện có phân tích các nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng
này. Đồng thời biết được mong muốn của giáo viên và học sinh về hoạt động giáo
dục giá trị di sản văn hóa trong nhà trường thời gian tiếp theo ra sao.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý,
giáo viên và học sinh xoay quanh việc học tập, nề nếp thi đua, các hoạt động phong

3


trào tập thể nhằm tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng giáo dục, dạy học và quản lí giáo dục,

dạy học những giá trị di sản văn hóa địa phương trong nhà trường, thấy được ưu
điểm, hạn chế của giáo dục giá trị di sản văn hóa, nguyên nhân của vấn đề.
- Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin về khách thể, đối tượng nghiên
cứu qua việc quan sát các hoạt động của học sinh, hoạt động giảng dạy của giáo viên,
hoạt động của cán bộ lãnh đạo, quản lý, của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn,
giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn thanh niên trong việc quản lý các hoạt động giáo
dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết
kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động để kiểm định kết quả
nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài.
7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo
dục: tính tỉ lệ phần trăm, trung bình, xếp thứ hạng, các chỉ số định tính, định lượng.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lí các kết quả điều tra phân tích kết
quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa
địa phương cho học sinh.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh trong giai đoạn hiện nay.

4



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN
VĂN HÓA CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Việc giáo dục di sản - đưa các loại hình di sản văn hóa vào giới thiệu, giảng
dạy trong nhà trường là một trong những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa thường được các nhà quản lý văn hóa đề cập đến trong nhiều năm qua.
Theo các chuyên gia, di sản văn hóa là tài sản vô giá, góp phần làm nên bản sắc riêng
của từng địa phương, từng quốc gia, là chất liệu gắn kết cộng đồng, dân tộc, là cơ sở
để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu, hội nhập giữa cộng đồng dân tộc
và các quốc gia. Trong di sản văn hóa bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn
hóa phi vật thể, điều này có ý nghĩa to lớn trong hành trình phát triển của mỗi địa
phương, dân tộc. Trước nguy cơ một số di sản bị mai một, mất đi, có trường hợp bị
biến dạng, không giữ được các giá trị nguyên bản, đòi hỏi các nhà hoạt động giáo
dục, văn hóa phải tìm cách tháo gỡ.
Ngày 17/10/2003, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc đã thông qua Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với khẳng
định vai trò tối quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể là yếu tố đưa nhân loại xích
lại gần nhau hơn và đảm bảo sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người,
Năm 2013, Việt Nam được UNESCO chọn là một trong bốn quốc gia khu vực
châu Á - Thái Bình Dương triển khai thí điểm việc xây dựng bài giảng minh họa sử
dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học (cùng với Pakistan, Palau và
Uzbekistan). Qua kinh nghiệm trong thực tế, các nhà giáo dục học khẳng định việc
cho con trẻ học tập giá trị của di sản sẽ giúp con trẻ có ý thức tốt hơn trong việc bảo
tồn, giữ gìn và phát huy giá trị các di sản này, và như thế các thế hệ tương lai sẽ nhận
thức được vai trò của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có bảo
tồn các giá trị của di sản văn hóa.
Trên thế giới hiện nay giáo dục học sinh về giá trị của di sản văn hóa còn có
một quan điểm rất đáng chú ý, đó là: Hãy coi di sản không chỉ là văn hóa mà còn là
kinh tế! Và thực tế đã có “kinh tế di sản” (Heritage Economy), một thực thể và mô

hình làm ăn sống động, giá trị lớn lao, một ngành kinh tế lớn đang trỗi dậy.
Paris, London, Roma, Washington và nhiều thành phố từ Tây sang Đông từ
lâu rồi, và gần đây là Singapore, Hàn Quốc đã và đang thành công trong việc tôn vinh

5


những lâu đài, thành quách, phố cổ, nhà xưa. Không những thế, họ còn làm ra tiền từ
những di sản kiến trúc, cảnh quan, lối sống đầy cá tính riêng trong lúc “thế giới
phẳng” tưởng chừng san phẳng các dị biệt.
Trong Công ước của Liên Hợp quốc về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên
của thế giới năm 1972 thì “Mỗi một quốc gia tham gia Công ước này công nhận rằng
trách nhiệm bảo đảm của việc xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và truyền lại cho các
thế hệ tương lai di sản văn hoá và tự nhiên nêu trong Điều1 (về di sản văn hóa) nằm
trên lãnh thổ của mình, là trách nhiệm trước tiên của mình. Quốc gia này phải nỗ lực
hành động tối đa cho mục đích trên bằng những nguồn lực mà mình sẵn có và nếu có,
thì bằng cả sự viện trợ và hợp tác quốc tế” [5, Điều 4]. Công ước giúp các nước
thành viên gắn kết việc bảo vệ di sản với chiến lược quy hoạch, phát triển địa
phương. Bảo vệ bền vững không chỉ di sản thế giới mà còn bảo vệ những di sản văn
hóa quốc gia.
Việt Nam có bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời với sự đóng góp, chung tay
xây dựng của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đặc điểm “đa dạng trong thống nhất”
của nền văn hóa Việt Nam đã tích lũy, ghi nhận sự tồn tại phong phú, đa dạng nhưng
cũng định hình rõ nét những đặc trưng nhất của văn hóa người Việt Nam. Một trong
những hình thức thể hiện giá trị văn hóa đó chính là sự hiện diện của các di sản văn
hóa còn tồn tại đến ngày nay. Đánh giá đúng vai trò, tác dụng của các di sản văn hóa
đó trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn
bản pháp lý nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nước nhà. Trong Đề cương văn
hóa Việt Nam năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Vǎn hoá mới Việt
Nam là một thứ vǎn hoá có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội

dung” [6], từ đó định hướng xây dựng văn hóa Việt Nam mang tính dân tộc, khoa
học và đại chúng.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Giữa bộn bề công
việc của đất nước trong những ngày đầu xây dựng chính quyền mới, vừa phải đối phó
với thù trong giặc ngoài, tìm cách chiến đấu với giặc đói, giặc dốt, chưa đầy 3 tháng
sau, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL ấn định nhiệm
vụ cho Đông phương Bác cổ học viện nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn
cõi Việt Nam. Điều đó cho thấy Đảng và Chính phủ đã sớm quan tâm tới việc gìn giữ
các di sản văn hóa của nước nhà.

6


Trong những năm tháng chiến tranh chống Pháp, trước âm mưu phá hoại điên
cuồng của kẻ thù, chúng ta vẫn cố gắng hết sức để giữ gìn các di sản văn hóa. Thất
bại trong Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, trước khi thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội,
chúng đã đặt mìn phá hủy nhiều công trình văn hóa của ta trong đó có ngôi chùa Một
Cột được xây dựng ở thời nhà Lý. Sau khi tiếp quản Hà Nội, chính quyền quyết định
phục hồi ngôi chùa này. Giáo sư Nguyễn Bá Lăng - người của Sở Bảo tồn Cổ tích
được giao nhiệm vụ nghiên cứu họa đồ và điều khiển công trường. Chùa Một Cột như
chúng ta thấy hôm nay, được dựng lại vào năm 1955. Đó chỉ là một trong số rất nhiều
các công trình văn hóa chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh không chỉ thời chống Pháp mà
cả chống Mỹ sau này nữa. Tuy nhiên bằng nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, bằng sự
trân trọng giá trị của các di sản để lại từ bao đời, chúng ta vẫn hết sức cố gắng gìn giữ
và lưu truyền cho thế hệ sau.
Ngày nay, di sản văn hóa đã thực sự khẳng định được vị trí, vai trò của mình
trong đời sống xã hội. Công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa đã có một truyền
thống lâu đời và nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Cùng với thời
gian và những thăng trầm của lịch sử đất nước, công tác bảo vệ và phát huy di sản

văn hóa đã để lại nhiều dấu ấn và thành quả của mình. Trong Hiến pháp 1992 nêu rõ
"Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa, dân tộc; chăm lo công
tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch
sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật, các danh lam, thắng
cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các
công trình nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh" [11, Điều 34]. Tuy di sản văn hóa đã
được quan tâm, gìn giữ từ khi nước nhà giành được chính quyền năm 1945 nhưng
chủ yếu tập trung vào các di sản vật thể. Tiếp sau đó, Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi
Luật di sản văn hóa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế vào
năm 2009 đã khẳng định: "Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di
sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Công hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam" [14. Điều 1]. Luật di sản văn hóa ra đời đã đánh dấu tính pháp lý thừa nhận
sự tồn tại của các di sản văn hóa, các quy định về việc bảo vệ và phát huy giá trị của
các di sản văn hóa trong nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp
phần vào công cuộc xây dựng kinh tế, ổn định xã hội. Khuyến khích các cá nhân, tập
thể, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ cho việc bảo vệ, phát huy các giá trị của di
sản văn hóa; quy định về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với di sản
văn
7


hóa; bảo vệ và phát huy giá trị của di sản phi vật thể và vật thể ở Việt Nam; Quản lý
Nhà nước về di sản văn hóa, trong đó có nêu rõ ba nguồn lực cơ bản trong bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa là từ Ngân sách nhà nước; Các khoản thu từ hoạt động
sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài. Luật số 10/VBHN-VBQH ngày 23/7/2013 về Luật Di sản
văn hóa đã nhấn mạnh lý do ban hành là: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý
giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân
loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữa nước của nhân dân ta; Để

bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân
dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới; Để tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa” [14, tr.1].
Mới đây Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2017/NĐ-CP quy định về
bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Nghị định này
thực sự là khung pháp lý quan trọng để bảo vệ, quản lý và phát huy giá trị các Di sản
thế giới của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh. Với Nghị định trên ở Việt Nam
được ban hành không chỉ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để bảo vệ, quản lý di
sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam mà còn đáp ứng tiến trình hội nhập của chúng ta
với quốc tế và UNESCO trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý di sản thế giới.
Như thế, có thể nói vấn đề về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đã và
đang được thế giới quan tâm, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu, các hội thảo xoay quanh vấn đề này.
Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu
nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc , ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền vǎn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa vǎn hóa nhân loại, làm cho vǎn
hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia
đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và
quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí
cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, tiến bước vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội”. Mục tiêu xây dựng nền văn hóa của ta là: “Tiên tiến là yêu nước
và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo

8



chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì
hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối
quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không
chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện
chuyển tải nội dung.
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn nǎm đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh
thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; lòng
nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc vǎn hóa dân tộc
còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có
chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong vǎn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc
dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ”
[25].
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa truyền
thống trong đổi mới và hội nhập” của tác giả Ngô Đức Thịnh, sau khi phân tích kỹ hệ
giá trị văn hóa được thể hiện trên nhiều mặt của đời sống xã hội, qua nhiều thời kỳ,
trên nhiều góc nhìn, đã đưa ra quan điểm: “Chúng ta bảo tồn văn hoá truyền thống
hay các giá trị văn hoá truyền thống phải trên nguyên tắc phát triển, vì mục tiêu phát
triển. Nói cách khác, cái gì trong kho vốn giá trị truyền thống đóng vai trò động lực
thức đẩy phát triển thì chúng ta bảo tồn, phát huy, còn cái nào cản trở, kìm hãm sự
phát triển thì cần hạn chế và dần loại trừ. Do vậy, nguyên tắc phát triển phải là
nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống”
[23]. Tư tưởng của Giáo sư Trần Văn Giàu về giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam
thể hiện rõ: “Giá trị truyền thống là một sức mạnh không thể xem thường. Huy động
các giá trị để làm cách mạng và kháng chiến hiện đại là huy động sức mạnh của
hàng mấy mươi thế kỷ, là mấy mươi thế kỷ ông cha cổ vũ và trợ chiến cho con cháu
hoàn thành sự nghiệp dân tộc” [8, tr.302]. Hay như “Giá trị và sự chuyển đổi hệ giá

trị văn hoá truyền thống Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm [22]. Các tác giả đã đi sâu
phân tích hệ giá trị truyền thống của người Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp để
phát huy, vừa làm vững chắc thêm hệ giá trị truyền thống, vừa mong muốn làm cho
những giá trị đó có tác dụng nhất định tới việc phát triển đời sống vật chất và tinh
thần của người dân nước ta trong thời kỳ hội nhập.
9


Ngoài ra còn có các nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế như: "Giá trị truyền thống trước thách thức của
toàn cầu hóa" (2002) của Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên; "Kế thừa giá
trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam"
(1995) của Cù Huy Chử; "Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" (2008) của Nguyễn Duy Bắc... Các tác giả đã phân
tích sâu sắc các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, chỉ rõ các thời cơ, thách thức của
nó trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN hiện nay.
Các nghiên cứu về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nhằm xây
dựng lối sống văn hóa cho thanh niên như: "Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho
sinh viên Sư phạm" (2002) của tác giả Phạm Hồng Quang. Gần đây có nhiều công
trình khoa học và đề tài nghiên cứu về các vấn đề bảo tồn các giá trị di sản văn hóa
dân tộc như đề tài của Trần Thị Minh Huế "Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho
học sinh THPT khu vực Đông Bắc Việt Nam thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp"; các dự án đưa đàn tính, hát then, hát xoan vào trường học và nhiều công
trình nghiên cứu khác.
Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về "Quản lý hoạt động giáo dục
giá trị di sản văn hoá địa phương cho học sinh các trường THPT thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh".
1.2. Một số khái niệm

1.2.1. Giá trị
Giá trị là những cái thuộc về sự vật, hiện tượng và những thuộc tính của chúng
mà có ý nghĩa tích cực đối với xã hội, một nhóm người và cá nhân, với tư cách là
phương tiện thoả mãn những nhu cầu và lợi ích, đồng thời biểu thị niềm tin của con
người về những mục đích và phương thức ứng xử lý tưởng.
1.2.2. Di sản văn hóa
Có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những kinh nghiệm xã hội - lịch sử đã được đúc
kết lại và được truyền từ đời này, thế hệ này sang đời sau, thế hệ sau. Việc lưu
chuyển những giá trị văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc thường được tiến hành bằng
con đường giáo dục, tự giáo dục trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội và
hoạt động tích cực của bản thân mỗi người, để từ đó tạo nên hệ thống giá trị của mỗi
người và là công cụ tâm lý để người đó sống, học tập, lao động, sáng tạo ra các giá trị
cho cuộc đời.
10


UNESCO đã nhìn nhận khái niệm "Văn hóa" theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn hóa là một phức thể, tổng hợp các đặc trưng, diện mạo về tinh
thần, vật chất khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng
miền, quốc gia, xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền
thống, tín ngưỡng... Theo nghĩa hẹp, văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu
tượng, kí hiệu chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng khiến cho cộng
đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hóa biểu hiện ra bằng hành động, thái độ sống của con
người trong các mối quan hệ xã hội theo chuẩn mực của cái chân, thiện, mỹ. Do tính
lịch sử, văn hóa được duy trì bằng truyền thống.
Di sản là những giá trị vật thể và phi vật thể được để lại từ xa xưa và tồn tại
cho đến ngày nay.
Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể
(bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên), là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá

trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Theo Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới được
thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16/11/1972 thì
di sản văn hóa bao gồm:
Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các
yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu
tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học.
Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có
giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc,
sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.
Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con
người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ
khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học
hoặc nhân chủng học.
Theo Luật di sản Việt Nam năm 2009, di sản văn hóa Việt Nam bao gồm:
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,

11


thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác. Ví dụ: tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam, các tác phẩm thành văn và
truyền miệng, lối sống, nếp sống, lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục
truyền thống dân tộc (áo dài, áo bà ba, áo tứ thân…), nghề thủ công truyền thống
(làng gốm Chu Đậu, tranh giấy dó Đông Hồ, dệt vải tơ tằm, dệt chiếu…).

Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị được kết tinh từ những giá trị văn
hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em, được sáng tạo không ngừng trên tinh thần tiếp
thu những tinh hoa văn hóa bên ngoài, kết hợp nhuần nhuyễn với chất bản địa hàng
ngàn năm để tạo nên bề dày văn hóa truyền thống đa dạng và thống nhất. Đó là tài
sản vô giá của dân tộc ta, giúp chúng ta có thêm sức mạnh đề kháng lại bất cứ cố
gắng đồng hóa nào từ phong kiến phương Bắc, từ các nước thực dân cũ, mới. Những
giá trị đó có vai trò tích cực trong công cuộc dựng và giữ nước của nhân dân ta, đang
tiếp tục được kế thừa và được bảo tồn, phát huy bằng những chủ trương, chính sách
pháp luật của Nhà nước, sự đồng thuận của người dân và chung tay của toàn xã hội.
1.2.3. Giá trị di sản văn hóa
Giá trị di sản văn hoá là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và kết tinh
trong quá trình lịch sử của dân tộc và nhân loại. Giá trị di sản văn hóa là một hệ thống
các giá trị có ý nghĩa khách quan được quy định bởi thực tiễn lịch sử, bởi tính thông
tin rộng rãi.
Các giá trị di sản văn hoá đều biểu hiện các lợi ích của các lực lượng xã hội
tiên tiến và đều chứa đựng những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ) và luôn tạo ra các
định hướng làm phát huy cái đúng, cái tốt, cái đẹp của con người.
1.2.4. Giáo dục giá trị di sản văn hóa
Giáo dục giá trị di sản văn hóa là một quá trình xã hội được tổ chức có mục
đích, có kế hoạch. Trong đó, dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, đối tượng giáo
dục tích cực, chủ động tiếp nhận, bổ sung và hoàn thiện hệ thống giá trị văn hóa
truyền thống, tinh hoa của dân tộc và nhân loại.
Giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh trung học phổ thông là nhà giáo dục
xây dựng nội dung, sử dụng phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp để nâng cao
nhận thức; hình thành thái độ, tình cảm tích cực; hình thành và phát triển hành vi và
thói quen phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho học sinh, giúp học
sinh có nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn với các di sản văn hóa của địa
phương và dân tộc.
Giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh được hiểu là trang bị
cho học sinh cách ứng xử phù hợp đối với các di sản văn hóa tại địa phương, tôn


12


trọng và gìn giữ các di sản của địa phương, quốc gia, biết ơn tổ tiên, cha mẹ, yêu quê
hướng, đất nước, biết thương yêu đồng loại, kính trên, nhường dưới, tôn sư trọng đạo,
gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng đến trưởng thành, biết kế thừa, phát
huy các giá trị văn hóa bản địa trong thực tại và tương lai.
Bản thân học sinh bậc trung học phổ thông đã định hình tương đối rõ về phẩm
chất năng lực, xu hướng nhân cách, vì vậy giáo dục giá trị di sản văn hóa nói chung
và giá trị di sản văn hóa của địa phương nói riêng sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng
góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, định hướng nghề nghiệp tốt hơn cho các
em. Giáo dục giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống
chính trị, trước hết là của các gia đình, nhà trường chứ không phải chỉ là nhiệm vụ
riêng của ngành giáo dục.
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương ở trường phổ
thông
1.2.5.1. Hoạt động giáo dục di sản văn hóa ở trường phổ thông
Hoạt động giáo dục di sản văn hóa là một bộ phận của quá trình giáo dục trong
nhà trường phổ thông, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, trong đó dưới vai trò
chủ đạo, định hướng của nhà giáo dục, học sinh chủ động nhận thức được về di sản,
các giá trị của di sản. Từ đó hình thành và phát triển các kỹ năng, hành vi và thói
quen ứng xử phù hợp với các di sản, có thái độ, tình cảm tích cực trong việc giữ gìn,
phát huy các giá trị của di sản.
Việc giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trong các nhà trường không thể thực
hiện một cách độc lập mà thường được tích hợp, lồng ghép trong các bộ môn văn
hóa: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng-an ninh, Ngữ văn,
hoặc các hoạt động liên môn, trải nghiệm, tham quan, ngoại khóa tại nơi có di sản với
sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các địa phương.
1.2.5.2. Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức,có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của
hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống
giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng
như chất lượng.
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương trong nhà
trường phổ thông là hệ thống các hoạt động có mục đích của chủ thể quản lý (người
Hiệu trưởng) tác động tới đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng
liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa
địa phương cho học sinh để đạt được mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị truyền
thống thông qua các di sản văn hóa của địa phương cho học sinh trong nhà trường.

13


Để làm tốt được việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương trong nhà trường phổ thông cần phải thực hiện nghiêm túc các khâu lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục giá
trị di sản cho phù hợp với tâm lý, tình cảm đối tượng học sinh bậc THPT với nhiều
biện pháp, hình thức phong phú, linh hoạt dần hình thành thói quen, tính tự giác trong
tìm hiểu, trân trọng các di sản và giá trị di sản.
Trong thực tế triển khai, chủ thể quản lý ngoài Hiệu trưởng còn có thể là Phó
Hiệu trưởng, Bí thư đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn… khi
được giao nhiệm vụ tổ chức hoạt động.
1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa địa
phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông
1.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh
ở trường trung học phổ thông
1.3.1.1. Mục tiêu của giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ở
trường trung học phổ thông

Giáo dục giá trị di sản văn hóa địa phương cho học sinh ở trường THPT nhằm
giúp học sinh nhận thức được đầy đủ các giá trị của di sản văn hóa nói chung và của
địa phương nói riêng, từ đó vun đắp, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quê hương, đất
nước, biết trân trọng giá trị truyền thống, ứng xử phù hợp với di sản và biết bảo tồn,
phát huy các giá trị của di sản trong đời sống văn hóa cộng đồng và tích cực tham gia
các hoạt động giữ gìn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương.
Trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay, chủ trương hòa nhập chứ không
“hòa tan” với các nước trên thế giới được nhiều người đồng thuận, mà hơn ai hết thế
hệ trẻ phải là lực lượng thấm nhuần và thực thi ngay trong hiện tại cũng như tương
lai. Khi đã hiểu và được bồi dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, quốc gia thì thế hệ trẻ
sẽ tự giác trong thực hiện quyền và trách nhiệm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa.
Thay vì sùng bái, đề cao văn hóa ngoại lai bằng việc tiếp thu và thẩm thấu sâu sắc giá
trị bản địa, từ đó tạo ra sức đề kháng văn hóa bền vững của thế hệ trẻ, sẽ có ý nghĩa to
lớn để tạo lập nguồn nội lực mạnh mẽ giúp xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình
hình mới.
Mục tiêu cụ thể:
Về nhận thức các di sản và giá trị của các di sản văn hóa: Giúp học sinh biết
cơ bản các di sản văn hóa tại địa phương tỉnh Quảng Ninh bao gồm cả di sản vật thể

14


×