Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

LÊ NA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng và Giải
Pháp Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam – Chi Nhánh Đông Sài Gòn” do LÊ NA, sinh viên khóa K32, ngành Quản trị kinh
doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________.

Ths. Trần Đình Lý
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày


tháng

năm 2010.

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm 2010.

Ngày

 
 

tháng

năm 2010.


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn là sự giúp
đỡ của rất nhiều người. Qua đây tôi xin nói lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi.
Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha – Mẹ và gia đình, người đã sinh ra
con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho con, là niềm tự hào
của bản thân con”. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hành phúc…

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói chung
và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho tôi. Qua đây
tôi muốn nói lời cảm ơn tới: Cô Ths. Nguyễn Thị Bình Minh giảng viên chủ nhiệm lớp, đã sát
cánh cùng với lớp DH06QT và tôi vượt qua chặng đường dài. Thầy MBA Lê Thành Hưng đã
chỉ dẫn, sát cánh bên tôi trong phong trào Đoàn – Hội của Khoa Kinh Tế, giúp tôi được tôi
luyện thử thách qua phong trào Đoàn – Hôi.
Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Ths. Trần Đình Lý đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong học tập và làm đề tài. Thầy đã chỉ tôi khắc phục những nhược điểm,
vượt qua những khó khăn đời thường để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh – Chị nhân viên ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt anh
Ths. Hoàng Xuân Thành phó giám đốc Chi nhánh, chị Nguyễn Thị Minh Thư trưởng phòng
Kế hoạch tổng hợp đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi để hoàn thành khóa luận này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn quan
tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như cuộc sống hàng ngày.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị
và toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Thủ bút

LÊ NA
 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ NA. Tháng 7 năm 2010. “Thực Trạng và Giải Pháp Xây Dựng Văn Hóa
Doanh Nghiệp tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông
Sài Gòn”.

LE NA. Junly 2010. “Reality and solutions to build the enterprrise culture
at Bank for Investment and Development of Viet Nam – East Saigon Branch”.
Do yêu cầu của thị trường trong thời kỳ mới, yêu cầu về sự phát triển bền vững
trong quá trình hội nhập, đòi hỏi các doanh nghiệp hòa nhập mà không bị hòa tan, đã
thách thức không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam. Nhất là trong xây dựng văn
hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu
tố quan trọng nhất quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Mặt khác văn hóa
doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã đủ và cái còn lại khi doanh nghiệp
không còn nữa, vì vậy nó tạo ra sức mạnh, ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp trong
quá trình kinh doanh cũng như hội nhập.
Vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, đặc điểm, đặc trưng về văn hóa
và cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Đông Sài Gòn. Cụ thể đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau:
Cơ sở để Chi nhánh xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình.
Các đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Chi nhánh.
Văn hóa Chi nhánh thể hiện qua các hoạt động hướng nội, hướng ngoại.
Văn hóa doanh nghiệp thông qua phong cách lãnhnh đạo…
Các mô hình phụ thuộc, tương quan về văn hóa của Chi nhánh.
Qua đó phản ánh một cách chân thực và sống động thực tế văn hóa hiện tại của
Chi nhánh, những mặt đã đạt được, những điểm hạn chế… từ đó đề xuất ra một số giải
pháp để góp phần xây dựng văn hóa của Chi nhánh ngày 1 tốt hơn.

 
 


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt.


x

Danh mục các bảng.

xi

Danh mục các hình.

xiii

Danh mục phụ lục.

xiv
1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu.

4

1.4. Cấu trúc đề tài.


4
6

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.1. Lịch sử hình thành.

6

2.1.2. Sứ mệnh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

6

2.2. Tổng quan về BIDV Chi nhánh đông Sài Gòn.

9

2.2.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh.

9

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

9

2.2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

11
13


2.3. Tình hình nhân sự của Chi nhánh.

vi 
 

6


2.3.1. Tổng quan về nhân sự của Chi nhánh.

13

2.3.2. Xu thế nhân sự và chiến lược phát triển CN trong thời gian tới.

15

2.4. Bạn đồng hành của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn.
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16
17

Cơ sở lý luận
17

3.1. Văn hóa.
3.1.1. Khái niệm văn hóa.

17


3.1.2. Các đặc trưng cơ bản của văn hóa.

18

3.1.3. Nhận diện văn hóa.

20

3.2. Đặc điểm của văn hóa và con người Việt Nam.

22

3.3. Doanh nhân.

23

3.3.1. Văn hóa doanh nghân.

24

3.3.2. Tính cách, đặc điểm của doanh nhân.

25
29

3.4. Văn hóa doanh nghiệp.
3.4.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp.

29


3.4.2. Các đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp.

29

3.4.3. Các chức năng của văn hóa doanh nghiệp.

30

3.4.4. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp.

30

3.5. Phong cách lãnh đạo.

33

3.6. Tuyển mộ và quy trình tuyển mộ nhân viên.

34

3.7. Khách hàng.

36

vii 
 


3.8. Phương pháp xây dượng văn hóa doanh nghiệp.


36

Phương pháp nghiên cứu
39

3.9. Các phương pháp nghiên cứu.
3.9.1. Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi.

39

3.9.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu và cách chọn mẫu.

40

3.9.3. Phương pháp phân tích số liệu.

41

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Cơ sở xây dựng VH doanh nghiêp tại BIDV CN Đông Sài Gòn.

43

4.1.1. Cuốn “Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử” của BDV

43

4.1.2. Chi phí để xây dựng VH doanh nghiệp và phong cách phục vụ.


49

4.2. Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Chi nhánh.

49

4.3. VH doanh nghiệp trong các hoạt động hướng nội của Chi nhánh.

50

4.3.1. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua các hoạt động nội tại.

50

4.3.2. VH thể hiện qua hoạt động thể dục – thể thao, văn hóa – văn nghệ.

57

4.4. Văn hóa thể hiện thông qua phong cách lãnh đạo.

58

4.5. VH doanh nghiệp thể hiện qua hoạt động hướng ngoại của Chi nhánh.

63

4.6. Sự phụ thuộc đa biến của văn hóa doanh nghiệp của Chi nhánh.

68


4.7. Một số giải pháp nhằm xây dựng tốt hơn VH doanh nghiệp tại CN.

71

4.7.1. Nâng cao sự hài lòng của nhân viên về VH và môi trường làm việc.

71

4.7.2. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về VH và phong cách phục vụ.

73

4.7.3. Hoàn thiện công tác nhân sự tại Chi nhánh.

77

viii 
 

43


4.7.4. Một số biện pháp khác.

80

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

83
83


5.1. Kết luận.
5.1.1. Tình hình chung.

83

5.1.2. Hạn chế của khóa luận.

84
84

5.2. Đề nghị.
5.2.1. Đối với nhà nước.

84

5.2.2. Đối với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

85

5.2.3. Đối với NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Đông Sài Gòn.

85
87

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ix 
 



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NH ĐT&PTVN: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
VH: Văn hóa.
VHDN: Văn hóa doanh nghiệp.
HĐQT: Hội đồng quản trị.
CBNV: Các bộ nhân viên.
BGĐ: Ban giám đốc.
GĐ: Giám đốc.
PGĐ: Phó giám đốc.
P.: Phòng.
CN: Chi nhánh.
KH: Khách hàng.
ĐVT: Đơn vị tính.
VNĐ: Việt Nam Đồng.
CBNV: Cán bộ nhân viên.


 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Chi Nhánh.


12

Bảng 2.2. Hiệu Quả Kinh Doanh của Chi Nhánh.

13

Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản và Cán Bộ Nhân Viên Qua các Thời Kỳ.

13

Bảng 2.4. Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ của Nhân Viên Chi Nhánh.

14

Bảng 4.1. Các Chi Phí Hoạt Động của Chi Nhánh.

49

Bảng 4.2. Bảng Quy Định Giờ Giấc Làm Việc của Chi Nhánh.

51

Bảng 4.3. Đánh Giá Sự Phù Hợp của Nhân Viên về Giờ Giấc Làm Việc.

51

Bảng 4.4. Đánh Giá Về Trang Thiết Bị Phục Vụ Làm Việc tại Chi Nhánh.

53


Bảng 4.5. Đánh Giá Về Giao Tiếp Hàng Ngày Trong Nội Bộ Chi Nhánh.

54

Bảng 4.6. Áp Lực Công Việc Đối với Nhân Viên.

56

Bảng 4.7. Sự Hài Lòng của Nhân Viên về Văn Hóa và Môi Trường Làm Việc.

57

Bảng 4.8. Các Kênh Trao Đổi Thông Tin Chủ Yếu trong Chi Nhánh

59

Bảng 4.9. Mức Độ Nhân Viên Tham Gia Đóng Góp Ý Kiến.

60

Bảng 4.10. Nhân Viên Đánh Giá về Sự Phù Hợp của Họ với Ban Lãnh Đạo.

62

Bảng 4.11. Khách Hàng Đánh Giá về Không Gian Làm Việc.

64

Bảng 4.12. Khách Hàng Đánh Giá về Sự Chuẩn Bị Để Phục Vụ.


65

Bảng 4.13. Khách Hàng Đánh Giá về Lời Ăn Tiếng Nói của Nhân Viên.

66

Bảng 4.14. Khách Hàng Đánh Giá về Thời Gian Hoàn Thành 1 Giao Dịch.

67

Bảng 4.15. Sự Hài Lòng của Khách Hàng về Văn Hóa và Phong Cách Phục Vụ.

68

Bảng 4.16. Các Yếu Tố Độc Lập trong Mô Hình Đa Biến Đối với Nhân Viên.

69

Bảng 4.17. Tóm Lược Của Kiểm Định.

70

Bảng 4.18. Các Yếu Tố Độc Lập trong Mô Hình Đa Biến Đối với Khách Hàng.

70

Bảng 4.19. Tóm Lược của Kiểm Định.

71


Bảng 4.20. Ý Kiến của Khách Hàng về Trang Bị Màn Hình Lớn tại Chi Nhánh.

73

Bảng 4.21. Chi Phí Để Trang Bị Màn Hình Lớn tại Chi Nhánh

73

Bảng 4.22. Dự Tính Kinh Phí Thực Hiện Thi Kiến Thức – Kỹ Năng Giao Dịch.

75

xi 
 


Bảng 4.23. Dự Trù Chi Phí Cho Một Đợt Tuyển Dụng Nhân Viên Mới.

77

Bảng 4.24. Dự Tính Kinh Phí Cho Hội Thảo Xây Dựng và Phát Triển Văn Hóa –
Xây Dựng và Phát Triển Chi Nhánh.

79

xii 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Hệ Thống Điều Hành BIDV.

8

Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức các Phòng Ban của Chi Nhánh.

10

Hình 2.3. Biểu Đồ Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Chi Nhánh.

12

Hình 2.4. Biểu Đồ Sự Tăng Trưởng Nhân Sự của Chi Nhánh Qua Các Năm.

14

Hình 2.5. Cơ Cấu Về Trình Độ Lao Động của Nhân Viên Năm 2009.

15

Hình 3.1. Phân Biệt Giữa Văn Hóa – Văn Hiến – Văn Vật – Văn Minh.

22

Hình 3.2. Các Chức Năng của Văn Hóa Doanh Nghiệp.

30


Hình 3.3. Cấu Trúc của Văn Hóa.

33

Hình 3.4. Sơ Đồ Quy Trình Tuyển Dụng của Một Tổ Chức.

35

Hình 4.1. Nhân viên đánh Giá về Giờ Giấc Làm Việc của Chi Nhánh.

52

Hình 4.2. Áp Lực Công Việc Đối với Nhân Viên.

56

Hình 4.3. Đánh Giá về Cách Thức Ra Quyết Định của BGĐ Chi Nhánh.

61

Hình 4.4. Khách Hàng Đánh Giá về Trang Phục của Nhân Viên.

63

Hình 4.5. Khách Hàng Đánh Giá về Thái Độ Phục Vụ của Nhân Viên.

66

xiii 
 



DANH MỤC PHỤ LỤC

Phục lục 1. Bốn Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Hiện Nay Trên Thế Giớ.
1. Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Gia Đình.
2. Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Tháp Eiffel.
3. Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Tên Lửa Dẫn Đường.
4. Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Lò ấp Trứng.
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên.
Phụ lục 3. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Khách Hàng.

xiv 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề.

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đã mở ra cơ hội vô cùng to lớn cho cả dân tộc Viêt Nam trên con đường đổi
mới mà Đảng ta đã chọn. Chúng ta đang đứng trước nhiều thời cơ, cũng như thách
thức trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Đòi hỏi cả nền kinh tế mà đặc biệt là các
doanh nghiệp nước ta phải hòa nhập nhưng không hòa tan vào sân chơi chung của kinh
tế thế giới. Để tiếp tục phát triển và khẳng định mình thì các doanh nhiệp không chỉ
cần có tiềm lực về vốn, công nghệ, đội ngũ lao động có trình độ, cũng như trình độ

quản lý… mà hơn thế nữa là các doanh nghiệp cần có một nền văn hóa doanh nghiệp
cho riêng mình. Khi doanh nghiệp có nền văn hóa tốt thì doanh nghiệp sẽ tự mình
phấn đấu, phát huy hết khả năng sáng tạo, cũng như khơi dậy được lòng nhiệt tình lao
động, lao động hiệu quả của toàn thể nhân viên nhằm đạt được mục tiêu chung của
doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối
với công ty. Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được
họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất
cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi
nhận và khen thưởng, động viên kịp thời khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng,
họ là thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một chuỗi
dây truyền đang hoạt động. Nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng
phải ngừng theo.


Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung tay làm
việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của công ty và họ
có thể làm việc quên thời gian vì lòng yêu nghề, yêu đồng nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết tạo
nên khí thế của một tập thể chiến thắng. Trong một thế giới, khi những chuẩn mực của
xã hội về sự thành công không còn được đo bằng sự thành công của một cá nhân nữa,
mà nó được đẩy lên tầm tập thể. Và cho dù trên góc độ cá nhân, thì cá nhân đó sẽ
không bao giờ được coi là thành công, nếu tập thể của anh ta không thành công. Một
quan niệm mới cho lãnh đạo hôm nay là “team work is dream work”, tức là chỉ có làm
việc tập thể thì giấc mơ thành công của ta mới thành hiện thực. Hay nói một cách
khác, khả năng lãnh đạo được đo bằng khả năng lãnh đạo một tập thể. Một tập thể
càng lớn thì khả năng lãnh đạo càng cao, và một công việc càng có nhiều người cùng
tham gia thì công việc đó càng sớm được hoàn thành. Thử tưởng tượng, nếu tất cả mọi
người đều trong khí thế của những người chiến thắng, khí thế của những người đang
trên con đường tiến tới vinh quang? Với họ không bao giờ có con đường thứ hai ngoài

chiến thắng. Điều này vô cùng cần thiết, vì tất cả mọi người đều tập trung vào một
mục tiêu. Khi họ đã đặt vào một mục tiêu cho một tập thể chiến thắng thì tất cả họ đều
muốn đồng lòng, cùng chung sức để thực hiện. Tinh thần tập thể đều phấn chấn. Đó là
chìa khoá cho sự thành công và cũng là chìa khoá cho sự đoàn kết và để có được một
tập thể chiến thắng ấy chỉ khi có một nền Văn hóa doanh nghiệp tốt.
Văn hóa doanh nghiệp không phải được xây dựng trong 1 hay 2 năm mà cần có
định hướng và mục tiêu lâu dài. Văn hóa doanh nghiệp là cái mà doanh nghiệp phải
thường xuyên xây dựng, cải tiến … để nó ngày càng hoàn thiện. Có thể nói rằng văn
hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi
doanh nghiệp không còn gì nữa. Nếu doanh nghiệp có văn hoá thì sẽ rất thuận lợi để
phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn
có thể vực lại được. Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn được, trong đó
vấn đề con người cần được đặt làm trọng tâm. Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp
nhiều yếu tố cấu thành, không có yếu tố nào nhỏ và cũng không có yếu tố nào lớn, các
yếu tố cần phải được đặt trong một mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau và có vai trò

 


như nhau. Doanh nghiệp xây dựng được bản sắc riêng, định vị được thương hiệu sẽ là
lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Một khi đã định vị được thương hiệu và chiếm
được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ bảo vệ được bản sắc của chính mình.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.

a. Tính cấp thiết của đề tài:
Bất kỳ tổ chức nào cũng phải có văn hoá mới trường tồn được. Vì vậy xây dựng
văn hoá doanh nghiệp là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Nhiều
người khi đánh giá về doanh nghiệp vẫn chú trọng đến thị trường, tổ chức, nhân sự, cơ

cấu. Tuy nhiên, người nhận thức sâu sắc về giá trị của doanh nghiệp phải đánh giá
được về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Văn hoá
doanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp giống như khi ta thể hiện thái
độ tại sao phải sống, sống làm gì, sống như thế nào? Khi mỗi doanh nghiệp xây dựng
được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn làm việc
quên mình và luôn cảm thấy nhớ, thấy thiếu khi xa nơi làm việc. Tạo cho người làm
việc tâm lý khi đi đâu cũng cảm thấy tự hào vì mình là thành viên của doanh nghiệp,
chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng môi
trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp làm sao để người lao động thấy được môi
trường làm việc của doanh nghiệp cũng chính là môi trường sống của họ là điều mà
các doanh nghiệp rất nên quan tâm.
Văn hóa doanh nghiệp là học thuyết cụ thể của quản trị doanh nghiệp trong thời
hiện đại, văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho tất cả các
nhân viên, tạo điều kiện cao nhất cho nhân viên đoàn kết với nhau, cùng nhau sáng tạo
học hỏi và lao động có hiệu quả nhất, để thực hiện thành công các nhiệm vụ của doanh
nghiệp. Chính vì vậy sau khi thực tập tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Đông Sài Gòn tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa
doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn”
làm đề tài tốt nghiệp cho mình để nghiên cứu.


 


Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh
nghiệp và đưa giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn.
b. Mục tiêu nghiên cứu.
- Xác định thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn.

- Xác định mức độ hài lòng của nhân viên và khách hàng về văn hóa, môi trường làm
việc và phong cách phục vụ của Chi nhánh.
- Đề xuất nhóm giải pháp nhằm xây dựng và pháp triển văn hóa sâu hơn, rộng hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
-

Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp tại
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn.

-

Giới hạn về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn.

-

Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ
01/04/2010 đến 30/06/2010.

1.4. Cấu trúc của đề tài.
Cấu trúc đề tài gồm 5 chương.
-

Chương 1. Mở đầu: Nêu lên lý do và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên

cứu và phạp vi thực hiện của đề tài.
-

Chương 2. Tổng quan: khái quát 1 cách tổng quát về ngân hàng Đầu tư và Phát


triển Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Chi nhánh các năm gần đây.
-

Chương 3. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận về văn

hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Cách thức để xây dựng và phát triển văn hóa
doanh nghiệp. Nêu lên các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng như


 


phương pháp xây dựng bản câu hỏi, tính mẫu, chọn mẫu, cách thức tiến hành điều tra,
xử lý và trình bày số liệu…
-

Chương 4. Kết quả và thảo luận: Nêu lên thực trạng về văn hóa doanh nghiệp của

Chi nhanh. Những mặt về văn hóa mà Chi nhánh đã đạt được, cũng như những tồn tại.
Từ đó đề xuất các giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Chi nhánh được
tốt hơn.
-

Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đạt được

cũng như những hạn chế của đề tài. Ngoài ra còn đề xuất kiến nghị với các cơ quan
liên quan để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Chi nhánh được tốt hơn.



 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2.1.1. Lịch sử hình thành.
-

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với
từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của
dân tộc Việt Nam...

-

Được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.

-

Từ 1981 – 1989 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

-

Từ 1990 đến nay mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).


2.1.2. Sứ mệnh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
a. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên
giao dịch quốc tế Bank for Investment and
Development of Viet nam.
Tọa lạc tại tháp BIDV số 35 – Hàng Vôi –
Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Website: www.bidv.com.vn
b. Sứ mệnh và cam kết của BIDV:
-

Nhiệm vụ: Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng,

dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước.
 
 

Phương thức hoạt động:


-



Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công.




Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.

Mục tiêu hoạt động: Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt
Nam.

-

Chính sách kinh doanh: Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an
toàn.

-

Khách hàng đối tác:


Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính…



Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.



Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng

ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương
(ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam…
-

Sản phẩm dịch vụ: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư tài chính…


-

Cam kết:


Với khách hàng: Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất

lượng cao, tiện ích nhất. Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã
cung cấp.


Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”



Với Cán bộ nhân viên: Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần. Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi
thành công theo phương châm “Mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh
tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
-

Đội ngũ nhân viên: Hơn 12000 người, làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và

hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển.
-

Mạng lưới: BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn


nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, với 103 chi nhánh cấp 1 với 400
điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng.
-

Ban lãnh đạo:

Hội đồng quản trị: Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt
động của BIDV. Chủ tịch HĐQT Ông Trần Bắc Hà.


 


Ban tổng giám đốc: Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV. Tổng giám
đốc Ông Trần Anh Tuấn.
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Hệ Thống Điều Hành BIDV.

Nguồn: www.bidv.com.

 


-

Thương hiệu BIDV: Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các

doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài
chính ngân hàng.
Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong
những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương

hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều
giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.
Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong
hơn 53 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước.
2.2.

Tổng quan về BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn.

2.2.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh.
BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 333/QĐ –
HĐQT ngày 21/12/2004 của NH ĐT&PTVN trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch
tại địa chỉ số 33, đường Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức. Chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 15/1/2005 và lấy tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức.
Đến ngày 5/1/2008 thông qua quyết định về việc đổi tên Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Tên tiếng Anh là: Bank for Investment and
Development of Viet Nam – East Saigon Branch.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
a. Ban Giám Đốc: Bao gồm 1 GĐ và 3 PGĐ trực tiếp lãnh đạo và quản lý các phòng
tại trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.
b. Phòng Quan hệ khác hàng: Thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng,
phân tích khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản bảo đảm nợ
vay, chuẩn bị hồ sơ giải ngân, trình cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân và thực
hiện quản lý giải ngân theo quy định, quản lý hậu giải ngân.
c. Phòng Quản lý rủi ro: Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín
dụng ngắn hạn. Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và gia hạn cho vay đối
với từng khách hàng. Thẩm định đánh giá tài sản bảo đảm cho vay, kiểm soát các
khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, các giá trị tài sản bảo đảm và các khoản vay đã


 


đến hạn hoặc hết hạn. Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối
trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu.
d. Phòng Dịch vụ khách hàng: Thực hiện giao dịch với khách hàng về các nghiệp vụ
nhận và gửi của khách hàng, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và chuyển khoản.
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Các Phòng Ban Của Chi Nhánh.
BAN GIÁM ĐỐC

P. Quan hệ khách hàng

P. Tổ chức hành chính

P. Tài chính Kế toán

P. Quản trị tín dụng

P. Quản lý rủi ro

P. Điện toán

P. Dịch vụ khách hàng

P. Kế hoạch tổng hợp
Tổ kiểm tra nội bộ

P. Ngân quỹ

Các phòng & điểm giao dịch


Phòng
giao
dịch
Linh
Trung
1

Phòng
giao
dịch
Linh
Trung
2

Phòng
giao
dịch
Linh
Trung
3

Phòng
giao
dịch
Linh
Tây

Phòng
giao

dịch
Quận
9

Điểm
giao
dịch
Linh
Trung
2

Điểm
giao
dịch
Linh
Trung
3

Nguồn: P. Hành Chính nhân sự.
e. Phòng Tài chính – Kế toán: Hoạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh tại CN,
lưu trữ hồ sơ và các chứng từ kế toán, tổ sứchức kiểm tra công tác hoạch toán chi
tiết, kế toán tổng hợp và theo dõi quản lý tài sản của CN.
10 
 


f. Phòng Kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý nguồn vốn và chịu trách nhiệm an
toàn rủi ro cho nguồn vốn. Lập kế hoạch phát triển Chi nhánh, tham mưu với BGĐ
CN xây dựng kế hoạch kinh doanh. Đưa ra các mức lãi suất và chính sách huy động
vốn phù hợp nhất, thực hiện các hoạt động tiếp thị cho CN…

g. Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý sắp xếp, tuyển dụng nhân viên, điều động
nhân viên giữa các đơn vị thuộc CN, trang bị các thiết bị phục vụ làm việc cho các
phòng, quản lý hồ sơ cán bộ.
h. Phòng Điện toán: Quản lý hệ thống mạng trong CN, đảm bảo hệ thống thông tin
trong CN vận hành tốt, thực hiện bảo quản, phục hồi dữ liệu và cài đặt phần mềm
theo quy định.
i. Tổ Kiểm tra nội bộ: Thực hiện kiểm tra nội bộ theo chương trình (năm, quý,
tháng) giám sát việc thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ, công nghệ trong toàn
CN. Chịu trách nhiệm về đảm bảo tính pháp lý, trung thực, khách quan công tác
kiểm tra nội bộ, bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quan đến CN.
j. Phòng Ngân quỹ: Theo dõi quản lý lượng tiền, các loại giấy tờ có giá tại CN, thực
hiện công tác báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
k. Các đơn vị trực thuộc bao gồm: Phòng giao dịch Bình Thạnh, phòng giao dịch
Linh Trung, phòng giao dịch Linh Tây, phòng giao dịch Quận 9, điểm giao dịch
Linh Trung 2 và điểm giao dịch Linh Trung 3.
2.2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
a. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2007 đến nay.
Sau 5 năm thành lập Chi nhánh đã có những tiến bộ không ngừng trong việc nâng
cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Với
lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình, chuyên nghiệp và phương hướng kinh doanh đúng
đắn của ban giám đốc, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của BIDV. Chi nhánh không
những hoàn thành những mục tiêu đặt ra mà còn góp phần tăng thị phần của BIDV
trong hệ thống tài chính Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả hoạt động
của chi nhánh.

11 
 


Bảng 2.1. Kết Quả

Q Hoạt Động
Đ
Sản Xuất
X
Kinh Doanh
D
Củaa Chi Nhán
nh.
ĐV
VT: Tỷ VN

Năm
m
2007

hỉ tiêu
Ch

2008

20009

Chênnh lệch
20088/2007

Chênh lệcch
2009/20008

±Δ


%

±Δ

%

Tổổng tài sản

1680

2184

27730

505

30,06

546

25

Huuy động vốn cuối kỳ

1600

2100

26690


500

31,25

590

288,1


ư nợ cuối kỳ
k

1500

1700

22200

200

13,33

500

29,,41

Lợ
ợi nhuận trư
ước thuế


32,75

45

50

12.25

37,4

5

11..11

Nguồồn: P. Kế ho
oạch tổng hợp.
Mặc dù khủng
k
hoảnng kinh tế tthế giới ảnnh hưởng rấất lớn tới ngành
n
tài chhính,
nh hưởng không
k
ít tới BIDV Chii nhánh đônng Sài Gònn. Nhưng vớ
ới sự
trong đó cũng ản
ng của ban giám đốc và
v sự hợp ttác của toànn thể anh chhị, nên Chii nhánh đã vượt
cố gắn
qua. Kết

K quả đượ
ợc thể hiện ở bảng 2.1. là 1 kết quuả đáng ghi nhận của Chi
C nhánh.
Hình 2.3. Biểu Đồ
Đ Kết Quảả Sản Xuấtt Kinh Doa
anh Của Ch
hi Nhánh.
Tỷ
ỷ đồng
30
000

273
30

25
500
20
000

2184
1
1680 1600

2690

Tổng tài
sản

2

2200

2100
1700

Huy độnng
vốn

1500

15
500

Dư nợ cuuối
kỳ

10
000

Lợi nhuậận
trước thuuế

500
50

45

5
32.75


ăm


0

2007

20008

2009

Nguuồn: P. Kế hoạch tổngg hợp


×