Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

quản lý tài chính các cơ quan hành chính thuộc ủy ban nhân dân thành phố bắc giang tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ VĂN TÌNH

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẮC GIANG
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Tình

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển Nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức UBND thành phố
Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Đỗ Văn Tình

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ..............................................................................................................vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ix
Danh mục hộp ...................................................................................................................ix
Thesis abstract ................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.


Khái niệm ............................................................................................................ 5

2.1.2.

Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước ...................................................... 7

2.1.3.

Đặc điểm của quản lý tài chính cơ quan hành chính ........................................... 8

2.1.4.

Các nguyên tắc chủ yếu về quản lý tài chính cơ quan hành chính ........................ 10

2.1.5.

Hình thức quản lý tài chính hành chính Nhà nước ........................................... 11

2.1.6.

Nội dung của quản lý tài chính cơ quan hành chính ......................................... 12

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề quản lý tài chính cơ quan hành chính
Nhà nước ........................................................................................................... 20

2.2.


Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý ngân sách tiên tiến tại một số quốc gia .......................... 23

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý tài chính ở Việt Nam ...................................................... 26

2.2.3.

Các tài liệu liên quan ......................................................................................... 29
iii


2.2.4.

Bài học được rút ra ............................................................................................ 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 32

3.1.2.


Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 32

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................... 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 39

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 41

3.2.4.

Phương pháp phân tích ...................................................................................... 41

3.2.5.

Chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 42


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................... 43
4.1.

Thực trạng quản lý tài chính các cơ quan hành chính nhà nước tại
thành phố Bắc Giang ......................................................................................... 43

4.1.1.

Hệ thống quản lý tài chính cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố
Bắc Giang .......................................................................................................... 43

4.1.2.

Lập dự toán ....................................................................................................... 48

4.1.3.

Đánh giá tổ chức thực hiện dự toán ngân sách ................................................. 55

4.1.4.

Đánh giá thực trạng quyết toán ngân sách ........................................................ 66

4.1.5.

Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát quản lý tài chính cơ quan hành
chính thành phố Bắc Giang ............................................................................... 68

4.2.


Yếu tố tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính thành phố
Bắc Giang .......................................................................................................... 75

4.2.1.

Chính sách tài chính theo quy định của Nhà nước ............................................ 75

4.2.2.

Phân cấp quản lý tài chính thành phố Bắc Giang.............................................. 76

4.2.3.

Bộ máy quản lý tài chính .................................................................................. 79

4.2.4.

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cơ quan hành chính. ................ 80

4.2.5.

Công tác kiểm tra, giám sát tài chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang.............. 82

4.3.

Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở một số cơ
quan hành chính tại thành phố Bắc Giang trong thời gian tới ...................... 84

4.3.1.


Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính ở một số cơ quan hành
chính tại thành phố Bắc Giang đến năm 2020 ............................................... 84

iv


4.3.2.

Các giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng quản lý tài chính cơ
quan hành chính thành phố Bắc Giang ............................................................. 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................... 97
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 99
Phụ lục ......................................................................................................................... 103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình quân

CN

Công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

DT

Dự toán

HĐND

Hội đồng nhân dân


KBNN

Kho bạc Nhà nước

KT - XH

Kinh tế - xã hội

KH

Kế hoạch

LN

Lâm nghiệp

NLN

Nông lâm nghiệp

NN

Nhà nước

NQD

Ngoài quốc doanh

NS


Ngân sách

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SS

So sánh

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC - KH

Tài chính - Kế hoạch

TCNN

Tài chính Nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Uỷ ban nhân dân


HCNN

Hành chính Nhà nước

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động thành phố Bắc Giang giai đoạn
2013 – 2015................................................................................................... 34
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của thành phố Bắc Giang giai đoạn
2013 - 2015 ................................................................................................... 37
Bảng 3.3. Phân loại thông tin số liệu thứ cấp về quản lý tài chính các đơn vị
hành chính hành chính thuộc UBND thành phố Bắc Giang ......................... 40
Bảng 3.4. Mô tả mẫu điều tra phỏng vấn công tác quản lý tài chính các cơ quan
hành chính thuộc UBND thành phố Bắc Giang ............................................ 40
Bảng 4.1. Tiêu chí để lập dự toán ngân sách thành phố Bắc Giang .............................. 51
Bảng 4.2. Dự toán thu ngân sách Nhà nước thành phố Bắc Giang ............................... 52
Bảng 4.3. Dự toán chi ngân sách Nhà nước thành phố Bắc Giang giai đoạn
2013 - 2015 ................................................................................................... 53
Bảng 4.4. Chất lượng lập dự toán ngân sách công tại thành phố Bắc Giang ................ 54
Bảng 4.5. Thực hiện thu ngân sách thành phố Bắc Giang so với dự toán ngân
sách giai đoạn 2013 - 2015 ........................................................................... 57
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện chi ngân sách thành phố giai đoạn 2013 - 2015 ........... 58
Bảng 4.7. Đánh giá chất lượng thực hiện thu ngân sách thành phố Bắc Giang ............ 59

Bảng 4.8. Tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước tại thành phố Bắc Giang
giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................... 61
Bảng 4.9. Đánh giá chất lượng thực hiện chi ngân sách thành phố .............................. 63
Bảng 4.10. Tình hình quyết toán ngân sách thành phố năm 2015 .................................. 66
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ về công tác quyết toán ngân sách thành phố ............... 67
Bảng 4.12. Kết quả rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội tại thành phố
Bắc Giang giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................. 74
Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống chính sách tài chính .................... 76
Bảng 4.14. Đánh giá về chất lượng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách
thành phố Bắc Giang ..................................................................................... 77
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành
chính thành phố Bắc Giang ........................................................................... 78
Bảng 4.16. Đánh giá bộ máy quản lý tài chính thành phố Bắc Giang ............................ 79

vii


Bảng 4.17. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cơ quan hành chính
thành phố Bắc Giang ..................................................................................... 80
Bảng 4.18. Đánh giá về cán bộ tài chính thành phố Bắc Giang ...................................... 81
Bảng 4.19. Đánh giá của DN và hộ sản xuất kinh doanh về tình hình quản lý thu
NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Giang ..................................................... 81
Bảng 4.20. Đánh giá chất lượng kiểm tra, giám sát tài chính Tp. Bắc Giang ................. 82
Bảng 4.21. Tổng hợp bất cập và nguyên nhân trong quản lý tài chính cơ quan hành
chính thành phố Bắc Giang ............................................................................. 83

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1. Nguồn NSNN của cơ quan hành chính tại thành phố Bắc Giang................... 43
Sơ đồ 4.2. Hệ thống quản lý tài chính hành chính tại thành phố Bắc Giang ................... 47
Sơ đồ 4.3. Quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước các cơ quan hành chính thành
phố Bắc Giang .................................................................................................. 49
Sơ đồ 4.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung ....................... 69
Sơ đồ 4.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái .................... 70
Sơ đồ 4.6. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ..................... 71
Sơ đồ 4.7. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính......................... 72

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Đánh giá về việc quản lý tài chính tại buổi làm việc với UBND thành
phố Bắc Giang ................................................................................................65

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đỗ Văn Tình
2. Tên luận văn: "Quản lý tài chính các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân
dân thành phố Bắc Giang".
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính các cơ quan
hành chính cấp cơ sở. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính cơ quan hành
chính thuộc UBND thành phố Bắc Giang những năm qua. Phân tích những yếu tố ảnh
hưởng tới công tác quản lý tài chính cơ quan hành chính thành phố Bắc Giang và đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính cơ quan hành chính trên địa

bàn thành phố góp phần sử dụng tài chính hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội theo
đúng chương trình định hướng.
Đề tài được tiến hành tại 12 phòng chuyên môn, 10 phường, 06 xã thuộc UBND
thành phố Bắc Giang quản lý.
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Những nội dung qua sách báo,
tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, báo cáo kết quả thực hiện ngân sách của thành phố Bắc Giang, kết quả của các
công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. Thu thập tài liệu có sẵn tại Sở Tài
chính, Kho bạc Nhà nước, Văn phòng HĐND - UBND thành phố, Chi cục thuế, các
phòng chuyên môn và các phường, xã tại thành phố. Các bài báo, bản tin trên các
phương tiện truyền thông, thông tin trên các trang website Cổng thông tin Điện tử của
Chính phủ, Công thông tin Điện tử của Bộ Nội vụ, Cổng thông tin Điện tử Bộ Tài
chính,...
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm: Lấy ý kiến khảo sát cán bộ
quản lý tài chính, kế toán, cán bộ chuyên môn các phòng ban, phường, xã trên địa bàn
thành phố. Một số ý kiến đánh giá của Sở Tài chính, lãnh đạo thành phố, phòng ban,
Chủ tịch (Phó chủ tịch) UBND phường, xã.
Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm excel.
Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp
chuyên gia, phân tổ thống kê.
Qua đánh giá thực trạng từng khâu về hệ thống quản lý tài chính; công tác lập dự
toán; thực hiện dự toán; quyết toán; kiểm tra – giám sát trong quản lý tài chính cơ quan
hành chính tại thành phố Bắc Giang đã bộc lộ những hạn chế về khâu giám sát việc lập
x


dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán dẫn đến tình trạng thu, chi sai định mức quy định
của Nhà nước ban hành, không đảm bảo quy định về thời gian chỉ đạo của cấp trên, chất
lượng của đội ngũ quản lý thấp. Nguyên nhân do cơ chế chính sách của Nhà nước quy
định về định mức thu, chi ngân sách; Phân cấp quản lý tài chính giản đơn đã ảnh hưởng
thực hiện chế độ tự chủ về biên chế cho các cơ quan hành chính, đặc biệt là đảm bảo số

lượng cán bộ có trình độ kế toán cho các phòng hành chính tại thành phố; Năng lực của
cán bộ tài chính xuất hiện một bộ phận cán bộ thiếu chuyên môn nghiệp vụ, độ nhạy
bén và đạo đức của cán bộ quản lý tài chính Nhà nước; Công tác kiểm tra, giám sát chưa
thường xuyên và sự minh bạch, công khai xử lý các trường hợp vi phạm không nghiêm.
Để thực hiện tốt công tác quản lý tài chính cơ quan hành chính thành phố Bắc
Giang trong các năm tiếp theo, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: Tiếp tục hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính cơ quan hành chính; nâng cao chất lượng lập dự toán và
chấp hành dự toán; nâng cao chất lượng kế toán và quyết toán ngân sách; tạo cơ chế tự
chủ nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; đổi mới bộ máy quản lý, nâng cao
trình độ cán bộ quản lý; hoàn thiện cơ chế kiểm tra – giám sát tài chính; thực hiện chính
sách xã hội hóa nguồn lực tài chính.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt các giải pháp trên đây cần phải có sự vào cuộc đồng
bộ của nhiều cơ quan, ban ngành ở các cấp, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của HĐNDUBND thành phố, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế
chính sách quản lý tài chính cơ quan hành chính tại thành phố đô thị loại II, nhằm cụ thể
hóa qui trình quản lý tài chính hiệu quả.

xi


THESIS ABSTRACT
1. Author name: Do Van Tinh
2. Thesis title: "Financial management of administrative agencies under the
management of Bac Giang city People’s Committee ".
3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The primary objectives of this study are to systemize theoretical and literature
review of the financial management of administrative agencies on grassroots levels, to

evaluate the current situation of financial management of administrative agencies
under the management of Bac Giang People’s Committee over recent years, to analyze
factors that have influence on financial management of administrative agencies in Bac
Giang city, and finally to propose solutions for improving financial management of
administrative agencies in the city, contributing to efficient use of financial resources
for socio-economic development in accordance with state program orientation.
The study was carried out at 12 specialized committee divisions, 10 wards, and 06
communes under the direct management of Bac Giang People’s Committee.
The secondary data sources employed in this research consist of books,
newspapers, magazines, statiscal yearbooks, final reports, and documents concerning
natural, socio-economic conditions of Bac Giang, final reports of budget execution in
Bac Giang city, and related published research. In addition, secondary data collection
were also carried out at the Provincial Department of Finance, State Treasury, offices
of the city People’s Council - People’s Committee, the Provincial Tax Department,
various specialized divisions and the wards and communes of the city. Morever, other
secondary data sources include articles, news in the mass media, the portal website of
the Government, the portal website of the Ministry of Interior, and the portal website
of the Ministry of Finance, etc.
This study used several primary data sources, including surveys with financial
managers, accountants, and officials of the committee divisions, communes and wards
in the city as well as opinions and comments of the Provincial Department of Finance,
city leaders, Committee Divisions and Boards, Chairmen (Vice Chairmen) of People’s
Committees at ward or commune level.
The obtained data was then processed and analyzed by Excel software.
The main research methodologies conducted in this study are descriptive
statistics, comparative statistics, expert consultation method and disaggregation method.
xii


By evaluating the current situtation of each stage in the financial management

system such as developing budget estimation; implementing budget estimation; carrying
out financial settlement; performing investigation – inspection of financial management
at administrative agencies in Bac Giang city, there were several limitations in terms of
inspecting budget estimation, the implementation of budget estimation, and financial
settlement, resulting in the inappropriate collection and expenditure of state budgets and
not meeting deadlines as directed ad low capabilities of the current financial managers.
The main reasons behind that were as follows: The current state mechanisms and
regulations on the levels of the collection and expediture of state budgets; The simple
decentralization of financial management which negatively influenced the self-control
over human resources of the administrative agencies, especially in ensuring the number
of staff majored in accounting for various administrative offices in the city; Some
financial officers who still lacked capabilities, flexibility and ethics; and The
intransparent and irregular inspection and investigation, inappropriate handling of
violations.
To well implement financial management practice for administrative agencies in
Bac Giang city in the coming years, it is of importance to apply all of the following
solutions: Continue to improve the mechanisms and regulations of the financial
management practice for administrative agencies; enhance the quality of budget
estimation and budget implementation; improve the quality of state budget accounting
and settlement; establish a self-control mechanism for enhancing the efficiency of state
budget; innovate the management system, enhance the capabilities of managers;
improve the mechanism for financial inspection and examination; implement the
policies for financial socialization of the government.
Nonetheless, in order to successfully apply the above mentioned solutions, it is
important for various agencies and departments at different levels to implement those
solutions and collaborate with each other in the implementation process, especially
requiring the close guidance of the city People’s Council-People’s Committee, the
Provincial Department of Finance, the State Treasury to adjust and improve legal
mechanisms and regulations on financial management of administrative agencies at a
type II city, and to establish an efficient procedure for financial management.


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội, dù ở trong hình thái
chính trị, kinh tế nào, vấn đề về quản lý kinh tế, tài sản nói chung và tài chính nói
riêng luôn luôn là nội dung được mọi đối tượng quan tâm, xem xét và được đặt
trong những vị thế hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo cho việc quản lý, thu, chi
sao cho phù hợp, hiệu quả, thông qua đó ghi chép, phản ánh nhằm giúp cho công
tác quản lý, giám sát được minh bạch, rõ ràng, giúp nhà quản lý đưa ra những
quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả nhất.
Thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Bắc Giang cho thấy công tác quản lý tài chính có vai trò rất quan trọng đối với sự
duy trì ổn định và hoạt động của các cơ quan; qua đó đã góp phần lớn vào sự
phát triển chung của cả nước. Nguồn lực tài chính đã đảm bảo cơ sở vật chất,
phương tiện hoạt động; văn hóa - xã hội, bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao trình độ,
năng lực, kiến thức đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn. Ngày nay, tài chính, đã
được củng cố, hoàn thiện thành một hệ thống tổ chức thống nhất từ Trung ương
đến cơ sở.
Nằm trong hệ thống tài chính nói chung, Quản lý tài chính các cơ quan
hành chính thuộc UBND (Ủy ban Nhân dân) thành phố Bắc Giang đã từng bước
được củng cố, hoàn thiện, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, bảo
đảm kinh phí đáp ứng kịp thời các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa
phương và các đơn trực thuộc. Góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
chung của thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý tài chính ở các cơ quan hành
chính thuộc UBND thành phố Bắc Giang đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như:
Chất lượng công tác lập dự toán ở một số cơ quan còn hạn chế; Chấp hành dự

toán tồn tại việc thực hiện chế độ, định mức chi tiêu ở một số mục chi chưa
đảm bảo chế độ quy định; Kết quả thực hiện chế độ tự chủ về tài chính ở một số
cơ quan dự toán ngân sách còn chưa cao; Vấn đề quyết toán ngân sách chậm,
muộn và mắc sai phạm; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng
kinh phí từ ngân sách chưa thường xuyên, do đó chậm phát hiện những thiếu
sót, hạn chế trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản... của các cơ quan để chấn
chỉnh, khắc phục.

1


Nhiệm vụ công tác quản lý tài chính trong giai đoạn mới hiện nay cần phải
một mặt khắc phục những thiếu sót, hạn chế nêu trên trong quản lý tài chính ở
thành phố Bắc Giang, mặt khác cần phải tăng cường hoàn thiện công tác quản lý
tài chính để đáp ứng yêu cầu của thành phố trong giai đoạn mới (thành phố phấn
đấu xây dựng các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2020). Từ thực tiễn đó tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý tài chính các cơ quan hành chính thuộc Ủy
ban Nhân dân Thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính các cơ quan hành chính
thuộc UBND Thành phố Bắc Giang, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý tài chính các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Bắc Giang giai
đoạn 2016 - 2020 góp phần sử dụng tài chính hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
theo đúng chương trình định hướng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong các cơ
quan hành chính cấp cơ sở.
- Đánh giá thực trạng về hệ thống quản lý tài chính, thu và chi ngân sách
tại các cơ quan hành chính thuộc UBND TP Bắc Giang.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính, thu và
chi ngân sách tại các cơ quan hành chính thuộc UBND TP Bắc Giang.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công
tác quản lý tài chính các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Bắc Giang
góp phần sử dụng tài chính hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chương
trình định hướng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1) Quản lý tài chính cơ quan hành chính là gì? Quản lý tài chính cơ quan
hành chính bao gồm những nội dung gì? Đặc điểm và nguyên tắc sử dụng tài
chính trong cơ quan hành chính?
2) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính cơ quan hành
chính?
3) Những kinh nghiệm và bài học trong quản lý tài chính trên thế giới và
một số tỉnh thành tại Việt Nam?

2


4) Hệ thống tổ chức quản lý tài chính cơ quan hành chính Nhà nước trên địa
bàn thành phố Bắc Giang như thế nào?
5) Thực trạng quản lý tài chính các cơ quan hành chính trên địa bàn thành
phố Bắc Giang những năm qua như thế nào?
6) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính cơ quan
hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang?
7) Những giải pháp nào cần nghiên cứu để tăng cường quản lý sử dụng hợp
lý tài chính cơ quan hành chính góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo đúng
định hướng phát triển đô thị loại II?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung là vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản

lý tài chính các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Bắc Giang.
Đối tượng khảo sát của đề tài là trưởng phòng hoặc phó phòng phụ trách,
cán bộ và kế toán trực tiếp quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính thuộc
UBND thành phố Bắc Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Về nội dung
- Nghiên cứu nội dung, cách thức quản lý tài chính các cơ quan hành chính
thuộc UBND thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Các văn bản pháp quy quy định quản lý tài chính cơ quan hành chính ở
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2.2. Về không gian
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
1.4.2.3. Về thời gian
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính các cơ quan hành chính
thuộc UBND thành phố Bắc Giang thuộc giai đoạn 2013-2015.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính các cơ quan
hành chính thuộc UBND thành phố Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến hết tháng 9/2016.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Nghiên cứu quản lý tài chính cơ quan hành chính đưa ra những luận cứ,
luận điểm làm cơ sở cho quá trình thực hiện quản lý tài chính một cách hiệu quả:

3


- Nghiên cứu quản lý tài chính các cơ quan hành chính thuộc UBND thành
phố Bắc Giang là cơ sở để HĐND, UBND thành phố đưa ra biện pháp quản lý
nguồn thu, chi ngân sách một cách hợp lý tránh tình trạng lãng phí ngân sách và
vi phạm quy định của Nhà nước.


4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về tài chính và tài chính nhà nước
- Tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu
cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động
độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.
- Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vốn gắn với sự tạo
lập và sử dụng những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội trong đó
phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể.
- Tài chính Nhà nước là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà
nước tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước
nhằm phục vụ các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Tài chính Nhà nước
phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong
xã hội nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính
(Dương Đăng Chinh và cs., 2014).
2.1.1.2. Khái niệm cơ quan hành chính
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước,
trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có
phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành- điều hành, có cơ cấu tổ
chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
Theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng (gọi chung là phòng).
2.1.1.3. Quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước (TCNN)

a. Khái niệm quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước
Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ
thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích
hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp
với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định (Bộ Nội vụ, 2014).
5


Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các hoạt động
thu và chi bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảo hoạt động thường
xuyên của cơ quan nhà nước, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước
giao phó (Bộ Nội vụ, 2014).
Quản lý tài chính trong các cơ quan HCNN là quá trình áp dụng các công
cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong các
cơ quan HCNN để đạt những mục tiêu đã định (Bộ Nội vụ, 2014).
Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà
nước có thể do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Để
duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các cơ quan hành chính Nhà
nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo. Trong khi đó, hoạt động của
các cơ quan đơn vị này thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho xã hội,
không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mình cung cấp
phải trả tiền. Kinh phí để duy trì hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước
được cấp từ nguồn NSNN. Ngoài ra, các tổ chức công được phép thu một số
khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác theo Luật pháp quy định nhằm
bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt
động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp (Bùi Tiến Hanh và cs., 2016).
b. Mục đích quản lý
Để quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị sử dụng nhiều phương
pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến của
quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị cũng là tính hiệu quả trong hoạt động

tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu đã định.
c. Chủ thể quản lý
Đối tượng quản lý của Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị, đó
chính là hoạt động tài chính của những cơ quan, đơn vị này. Đó là các mối quan
hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ trong mỗi cơ quan, đơn vị. Cụ thể là việc quản lý các nguồn tài chính cũng
như những khoản chi đầu tư hoặc các khoản chi thường xuyên của các cơ quan,
đơn vị.
d. Phương pháp quản lý
Các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau:
i) Phương pháp tổ chức được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý
trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động của TCNN theo những khuôn mẫu

6


đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó của
TCNN;
ii) Phương pháp hành chính được sử dụng khi các chủ thể quản lý TCNN
muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô
điều kiện. Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính;
iii) Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng lợi ích vật
chất để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới
các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động TCNN (Dương Đăng
Chinh và cs, 2014).
e. Các công cụ quản lý
Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực TCNN được sử dụng để quản lý và
điều hành các hoạt động TCNN được xem như một loại công cụ quản lý có vai
trò đặc biệt quan trọng.
Công cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các

chính sách, cơ chế quản lý tài chính; các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống
kê; các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN... Ngoài ra, còn sử
dụng các công cụ khác khác như: các đòn bẩy kinh tế, tài chính; Kiểm tra, thanh
tra, giám sát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý TCNN. Mỗi công cụ có đặc
điểm khác nhau và được sử dụng theo các cách khác nhau nhưng đều nhằm cùng
một hướng là thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động TCNN nhằm đạt tới mục tiêu
đã định (Nguyễn Cửu Việt, 2013).
Như vậy, Quản lý TCNN là hoạt động của các chủ thể quản lý TCNN
thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ
quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của TCNN nhằm đạt được các mục
tiêu đã định.
2.1.2. Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:
+ Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành và điều hành.
Điều này thể hiện rõ qua việc xác định vị trí, chức năng của Chính phủ và ủy ban
nhân dân các cấp. Theo quy định của Điều 109 Hiến pháp 1992: “Chính phủ là
cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và
đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương
7


đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật;...”. Theo
quy định Điều 123 Hiến pháp 1992: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân
bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước
ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các
cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.
+ Cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước và
chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp

tương ứng.
+ Mỗi cơ quan hành chính nhà nước có một thẩm quyền và chỉ giới hạn
trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành nhất định. Điều này thể hiện rõ ở
thẩm quyền của Chính phủ trong việc ra các văn bản dưới luật. Chính phủ trình
dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và Ủy ban thường trực Quốc hội ra nghị
định, chỉ thị, nghị quyết, quyết định; Ủy ban nhân dân ra các chỉ thị, quyết định
nhằm thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên.
Theo thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung sẽ quản lý mọi ngành, mọi lĩnh
vực, mọi đối tượng tương ứng trong phạm vi, các đơn vị hành chính và cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng sẽ quản lý từng ngành, từng lĩnh vực…
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện các mục
tiêu, chức năng, nhiệm vụ kinh tế xã hội của Nhà nước, do đó hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước mang tính phục vụ. Nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt
động chi tiêu của các đơn vị này chủ yếu là do ngân sách nhà nước cấp; các khoản
thu từ phí, lệ phí (lệ phí chứng thực, lệ phí hộ tịch, hộ khẩu…); các khoản thu hợp
pháp khác (viện trợ, biếu tặng, thu từ thanh lý tài sản…). Do đó, việc chi tiêu cho
hoạt động của các đơn vị này phải tuân theo dự toán ngân sách được duyệt do cấp
có thẩm quyền giao (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2015).
2.1.3. Đặc điểm của quản lý tài chính cơ quan hành chính
Quản lý TCNN là sự tác động của các chủ thể quản lý TCNN vào quá
trình hoạt động của TCNN. Để quản lý TCNN có hiệu quả đòi hỏi phải nắm được
đặc điểm của quản lý TCNN. Đến lượt nó, đặc điểm của quản lý TCNN lại chịu
sự chi phối bởi đặc điểm của hoạt động TCNN - đối tượng quản lý và mô hình tổ
chức hệ thống bộ máy quản lý TCNN - chủ thể quản lý. Từ đó có thể khái quát
các đặc điểm cơ bản của quản lý TCNN là:

8



* Đặc điểm về đối tượng quản lý TCNN
Đối tượng của quản lý TCNN là các hoạt động của TCNN. Tuy nhiên, các
hoạt động của TCNN lại luôn gắn liền với các cơ quan nhà nước - các chủ thể
của TCNN. Các cơ quan này vừa là người thụ hưởng nguồn kinh phí của TCNN,
vừa là người tổ chức các hoạt động của TCNN. Do đó, các cơ quan này cũng trở
thành đối tượng của quản lý TCNN.
Lấy chất lượng, hiệu quả đã đạt được của các hoạt động TCNN làm cơ sở
để phân tích đánh giá động cơ, biện pháp tổ chức, điều hành hoạt động TCNN
của các cơ quan nhà nước là đòi hỏi và là nguyên tắc của quản lý TCNN. Chỉ có
như vậy mới đảm bảo cho các nguồn lực tài chính của nhà nước được sử dụng
hợp lý và có hiệu quả, tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng
công quỹ.
Quản lý TCNN thực chất là quản lý các quỹ công, quản lý các hoạt động
tạo lập (thu) và sử dụng (chi) các quỹ công, do đó sự kết hợp chặt chẽ giữa quản
lý yếu tố con người với quản lý yếu tố hoạt động tài chính là đặc điểm quan trọng
của quản lý TCNN (Bùi Tiến Hanh và cs., 2016).
* Đặc điểm về việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý tài chính
nhà nước
Như đã đề cập ở trên, trong quản lý TCNN có thể sử dụng nhiều phương
pháp quản lý khác nhau (tổ chức, hành chính, kinh tế) và nhiều công cụ quản lý
khác nhau (pháp luật, các đòn bẩy kinh tế, thanh tra - kiểm tra, đánh giá…). Mỗi
phương pháp, công cụ có đặc điểm riêng, có cách thức tác động riêng và có các
ưu, nhược điểm riêng.
Nếu như phương pháp tổ chức, hành chính có ưu điểm là đảm bảo được
tính tập trung, thống nhất dựa trên nguyên tắc chỉ huy, quyền lực thì lại có nhược
điểm là hạn chế tính kích thích, tính chủ động của các cơ quan tổ chức hoạt động
TCNN. Ngược lại, các phương pháp kinh tế, các đòn bẩy kinh tế có ưu điểm là
phát huy được tính chủ động, sáng tạo nhưng lại có nhược điểm là hạn chế tính
tập trung, thống nhất trong việc tổ chức các hoạt động TCNN theo cùng một

hướng đích.
Do đó, trong quản lý TCNN, tuỳ theo đặc điểm của đối tượng quản lý cụ
thể mà có thể lựa chọn phương pháp này hay phương pháp khác làm phương
pháp nổi bật trên nguyên tắc chung là phải sử dụng đồng bộ và kết hợp chặt chẽ
các phương pháp và công cụ quản lý.
9


Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động TCNN là luôn gắn liền với quyền
lực của nhà nước, nên trong quản lý TCNN phải đặc biệt chú trọng tới các
phương pháp, công cụ mang tính quyền uy, mệnh lệnh để đảm bảo tính tập trung,
thống nhất. Đó là các phương pháp tổ chức, hành chính, các công cụ pháp luật,
thanh tra, kiểm tra. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của quản lý TCNN
(Bùi Tiến Hanh và cs.,2016).
* Đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của TCNN
Nội dung vật chất của TCNN là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ thuộc
sở hữu nhà nước mà nhà nước có thể chi phối và sử dụng trong một thời kỳ nhất
định. Các nguồn tài chính đó có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản, nhưng
tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặt giá trị, là đại diện cho một
lượng của cải vật chất của xã hội. Về lý thuyết cũng như thực tiễn, sự vận động
của các nguồn tài chính phải ăn khớp với sự vận động của của cải vật chất mới
đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Điều đó càng có ý nghĩa và
cần thiết bởi vì tổng nguồn lực tài chính mà Nhà nước nắm giữ chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng nguồn lực tài chính của toàn xã hội.
Do đó, trong quản lý TCNN, không những phải quản lý nguồn tài chính
đang tồn tại cả dưới hình thức tiền tệ, cả dưới hình thức tài sản, mà còn phải quản
lý sự vận động của tổng nguồn lực TCNN - sự vận động về mặt giá trị - trên cơ
sở tính toán để đảm bảo cân đối với sự vận động của các luồng của cải vật chất
và lao động - sự vận động về mặt giá trị sử dụng - trong đời sống thực tiễn (Bùi
Tiến Hanh và cs., 2016).

Như vậy, kết hợp quản lý, đảm bảo tính thống nhất giữa hiện vật và giá trị,
giá trị và giá trị sử dụng là một đặc điểm quan trọng khác của quản lý TCNN.
2.1.4. Các nguyên tắc chủ yếu về quản lý tài chính cơ quan hành chính
Quản lý tài chính các cơ quan hành chính sự nghiệp, nguyên tắc quản lý
tài chính cơ quan hành chính bao gồm các nội dung sau:
1. Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ
trường hợp chỉ tiêu biên chế được xem xét điều chỉnh trong trường hợp sáp nhập,
chia tách hoặc điều chỉnh nhiệm vụ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý biên chế.
3. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ,
công chức.

10


Có thể cụ thể hóa như sau:
- Chi tiêu hành chính Nhà nước phải thực hiện theo tiêu chuẩn định mức qui
định, chi đúng mục đích, đúng dự toán được duyệt, không được lấy khoản chi
này để chi cho các khoản chi khác nếu không được cơ quan tài chính đồng ý.
- Triệt để tiết kiệm chống lãng phí, các khoản chi có tính chất không cần
thiết, phô trương hình thức thì không được phép chi, các khoản tiết kiệm sẽ được
sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.
- Thực hiện lập dự toán, quyết toán của Nhà nước, việc chi tiêu phải có đầy đủ
chứng từ hợp lệ, hợp pháp để làm căn cứ cho cơ quan tài chính giám sát, kiểm tra.
- Thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính đối với các khoản thu sự nghiệp,
thu đúng, thu đủ, kịp thời và hạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán, đảm bảo chi
tiêu từ các khoản trên phải đúng qui định được duyệt.
- Quản lý các khoản chi tiêu hành chính phải luôn gắn liền với chức năng
nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị, đảm bảo cho các cơ quan đơn vị vừa hoàn

thành nhiệm vụ chính trị được giao vừa đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính
(Chính phủ, 2013).
2.1.5. Hình thức quản lý tài chính hành chính Nhà nước
Đối tượng áp dụng hình thức quản lý tài chính công là những cơ quan hành
chính các cấp từ trung ương đến cấp xã, phường, thị trấn theo quy định.
Các đơn vị này được chủ động phân bổ và sử dụng các khoản kinh phí
thường xuyên được giao tự chủ cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
tự chịu trách nhiệm được xác định và giao hằng năm bao gồm:
- Khoán quỹ lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở
vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; trường hợp cơ quan chưa được phê
duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ lương
trên cơ sở biên chế được giao.
- Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm
quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và định mức
phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt
vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán theo số biên chế
được cấp có thẩm quyền giao.
- Chi mua sắm sữa chữa thường xuyên (trừ mua sắm sửa chữa theo đề án).
- Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khối
lượng công việc và theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có
thẩm quyền.
11


×