Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

đánh giá hiệu quả sử dụng nano bạc và thảo dược với khả năng phòng trừ bệnh bạc lá lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.25 MB, 89 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THÀNH QUANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NANO BẠC
VÀ THẢO DƯỢC VỚI KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ
BỆNH BẠC LÁ LÚA
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải
TS. Nguyễn Thanh Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Hải và được thực hiện tại khoa Công nghệ Sinh
học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các số liệu, hình ảnh và kết quả được trình bày
trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Những thông tin tham khảo trên các sách, báo
hay tạp chí đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà
trường về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thành Quang

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến tập thể giáo viên trong bộ môn Chọn giống- Di truyền, Khoa Nông học – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Hải, TS
Nguyễn Thanh Tuấn – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và động viên tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tốt khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, kỹ thuật viên của khoa
Công nghệ Sinh học, khoa Nông học, Trung tâm bảo tồn đa dạng nguồn gen- Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của gia đình và
bạn bè trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cũng như trong quá trình
học tập vừa qua.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song khóa luận không thể tránh khó những thiếu sót,
kính mong quý thầy, cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô giáo sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp đào tạo thế hệ tương lai, kính chúc Khoa Nông học đạt được nhiều thành công
hơn nữa.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thành Quang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn. .................................................................................................................. ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2.


Mục đích ...........................................................................................................2

1.3.

Yêu cầu .............................................................................................................3

1.4.

Ý nghĩa khoa học...............................................................................................3

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về bạc lá lúa .................................................................................4

2.1.1. Lịch sử phát hiện bệnh.......................................................................................4
2.1.2. Triệu chứng của bệnh ........................................................................................4
2.1.3. Tác hại do bạc lá lúa gây ra ...............................................................................5
2.1.4. Nguyên nhân gây bệnh bạc lá lúa.......................................................................6
2.1.5. Quy luật và các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển bệnh........................7
2.1.6. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae. pv.oryzae .........................................................8
2.2.

Tình hình nghiên cứu thảo dược trên thế giới và ở việt nam ......................................9

2.2.1. Tình hình nghiên cứu thảo dược trên thế giới .....................................................9

2.2.2. Tình hình nghiên cứu thảo dược tại Việt Nam..................................................11
2.3.

Nano bạc .........................................................................................................18

2.3.1. Giới thiệu về nano bạc .....................................................................................18
2.3.2. Đặc tính kháng khuẩn của nano bạc .................................................................19
2.3.3. Cơ chế tác động của nano bạc ..........................................................................20
2.3.4. Ứng dụng của nano bạc ...................................................................................21

iii


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu........................................................................................25

3.2.

Thời gian nghiên cứu .......................................................................................25

3.3.

Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................25

3.3.1. Dược liệu nghiên cứu ......................................................................................25
3.3.2. Vi khuẩn nghiên cứu........................................................................................25
3.3.3. Giống lúa nghiên cứu ......................................................................................25
3.3.4. Nano bạc .........................................................................................................26

3.3.5. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất và môi trường ........................................................26
3.4.

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................26

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................27

3.5.1

Phương pháp thu hái và xử lý thực vật .............................................................27

3.5.2. Phương pháp thu dịch chiết thực vật và đánh giá hiệu suất tách chiết ...............27
3.5.3. Phương pháp định tính xác định một số nhóm hợp chất có trong dịch chiết
thực vật ...........................................................................................................28
3.5.4. Phương pháp pha loãng dịch chiết ...................................................................29
3.5.5. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường rắn và lỏng............................30
3.5.6. Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn ...........................................................30
3.5.7. Phương pháp đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thực vật .....31
3.5.8. Phương pháp pha loãng nano bạc.....................................................................32
3.5.9. Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của nano bạc đối với
vi khuẩn ..........................................................................................................32
3.5.10. Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của dịch chiết thực vật khi
phối trộn với nano bạc .....................................................................................33
3.5.11. Phương pháp đánh giá tác dụng của dịch chiết thực vật và nano bạc đối với lúa
trong điều kiện thí nghiệm in vivo ....................................................................34
3.5.12. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................35
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................36
4.1.


Đánh giá hiệu suất chiết xuất và khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô
dịch chiết thực vật ...........................................................................................36

4.1.1. Đánh giá hiệu suất dịch chiết thực vật trong dung môi ethanol 70% .................36

iv


4.1.2. Đánh giá tác dụng diệt khuẩn in vitro của cao dịch chiết thực vật với vi khuẩn
Xanthomonas oryzae. pv.oryzae ......................................................................39
4.2.

Đánh giá hiệu suất và định tính các nhóm chất trong cao khô dịch chiết lá trầu
không sử dụng các dung môi tách chiết khác nhau ...........................................43

4.2.1. Hiệu suất tách chiết cao khô dịch chiết lá trầu không sử dụng các dung môi tách
chiết khác nhau ................................................................................................43
4.2.2. Định tính xác định một số nhóm hoạt chất hòa tan trong cao khô dịch chiết lá
trầu không bằng phương pháp hóa học.............................................................47
4.3.

Đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá Trầu không
sử dụng các dung môi tách chiết khác nhau đối với Xanthomonas oryzae.
pv.oryzae isolates 04 và isolates 09..................................................................50

4.4.

Đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá trầu không khi
pha loãng .........................................................................................................53


4.5.

Đánh giá tác dụng diệt khuẩn in vitro của nano bạc đối với vi khuẩn
Xanthomonas oryzae .......................................................................................56

4.6.

Đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro khi phối trộn cao khô dịch chiết lá
Trầu không và nano bạc với vi khuẩn Xanthomonas oryzae. pv.oryzae ............61

4.7.

Đánh giá tác dụng của nano bạc và cao khô dịch chiết lá Trầu không đối với
cây lúa trong điều kiện thí nghiệm in vivo ........................................................64

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................68
5.1.

Kết luận ...........................................................................................................68

5.2.

Kiến nghị.........................................................................................................69

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................70
Phụ lục ........................................................................................................................76

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

µl

Microlit

CNSH

Công nghệ Sinh học

Cs

Cộng sự

DMSO

Dimethyl Sulphoxit

g

Gam

LB

Luria Bertani


mg

Milligam

mg/ml

Milligram/millimet

mm

Millimet

nm

Nanomet

ppm

Part per million

Xoo

Xanthomonas oryzae pv. Oryzae

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số nguyên tử bạc trong một đơn vị thể tích ...............................................18
Bảng 3.1. Nguồn gốc và ký hiệu các isolates vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.

Oryzae gây bệnh bạc lá trên cây lúa sử dụng trong nghiên cứu ..................25
Bảng 3.2. Hệ số pha loãng dịch chiết và nồng độ dịch chiết tương ứng .....................30
Bảng 3.3: Hệ số nồng độ nano pha loãng theo cơ số ½. .............................................32
Bảng 4.1.

Hiệu suất chiết của năm loại thực vật sử dụng dung môi ethanol 70%............... 37

Bảng 4.2. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thực vật ở nồng độ
100mg/ml đối với vi khuẩn Xoo (isolates 04) ............................................41
Bảng 4.3. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thực vật dịch chiết
thực vật ở nồng độ 100mg/ml đối với vi khuẩn Xoo (isolates 09) ..............41
Bảng 4.4. Hiệu suất tách chiết lá trầu không trong các loại dung môi khác nhau .......44
Bảng 4.5. Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học của cao khô dịch chiết lá trầu
không sử dụng dung môi khác nhau ..........................................................47
Bảng 4.6. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá trầu không đối
với vi khuẩn isolates 04 và isolates 09.......................................................50
Bảng 4.7.

Tác dụng kháng khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá trầu không khi pha loãng...53

Bảng 4.8. Kết quả đánh giá tác dụng diệt khuẩn của dung dịch nano bạc đối với vi
khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae ......................................................57
Bảng 4.9. Khả năng diệt khuẩn in vitro khi phối trộn cao khô dịch chiết lá trầu không
và nano bạc với vi khuẩn Xoo ...................................................................61
Bảng 4.10. Chiều dài vết bệnh sau lây nhiễm và đánh giá khả năng kháng nhiễm của
giống lúa IR 24 .........................................................................................66

vii



DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae. pv.oryzae ....................................................8
Hình 3.1. Sơ đồ pha loãng dịch chiết .........................................................................30
Hình 3.2. Sơ đồ pha loãng các nồng độ nano bạc .......................................................32
Hình 4.1. Bột và cao khô dịch chiết của 05 loại dược liệu ..........................................37
Hình 4.2. Hiệu suất tách chiết của các loại dược liệu .................................................38
Hình 4.3. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết dược liệu ..................42
Hình 4.4. Dịch chiết lá trầu không thu được từ các loại dung môi khác nhau .............44
Hình 4.5. Hiệu suất tách chiết lá trầu không sử dụng các dung môi khác nhau .............46
Hình 4.6. Phản ứng định tính xác định các nhóm hoạt chất có trong cao dịch chiết lá
Trầu không.................................................................................................49
Hình 4.7. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết lá Trầu không
(100mg/ml) sử dụng các dung môi khác nhau đối với vi khuẩn Xanthomonas
oryzae pv oryzae (isolates 04) ....................................................................52
Hình 4.8. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết khi pha loãng đối
với vi khuẩn ...............................................................................................56
Hình 4.9. Khả năng diệt khuẩn in vitro của nano bạc khi pha loãng ở các nồng độ và
thời gian ngâm khác nhau đối với isolates 04 .............................................59
Hình 4.10. Khả năng diệt khuẩn in vitro của nano bạc khi pha loãng ở các nồng độ và
thời gian ngâm khác nhau đối với isolates 09 .............................................60
Hình 4.11. Khả năng diệt khuẩn in vitro khi phối trộn cao khô dịch chiết lá trầu không
và nano bạc với vi khuẩn Xoo.....................................................................63
Hình 4.12. Chiều dài vết bệnh trên lá lúa khi sử dụng các công thức phun khác nhau
(sau 18 ngày lây nhiễm) .............................................................................66

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN


Tên tác giả: Vũ Thành Quang
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dung nano bạc và thảo dược với khả
năng phòng trừ bệnh bạc lá lúa”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt nam
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm kiểm tra hiệu suât tách chiết của các loại
thảo dược trong dung môi ethanol 70% và lá cây Trầu không (Piper betle) trong 07 loai
dung môi có độ phân cực khác nhau (nước cất, methanol 80%, ethanol 70%, ethanol 96%,
n –hexan, aceton 100%, aceton nitril 100%). Đồng thời cũng đánh giá khả năng ức chế vi
khuẩn in vitro, invivo của các cao khô dịch chiết thảo dược đối với 02 chủng vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv oryzae gây bệnh bạc lá lúa.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chiết xuất các loại thảo dược trong dung môi ethanol
70%; lá Trầu không ( Piper betle ) trong 07 dung môi với phân cực khác nhau (nước
cất, methanol 80 %, ethanol 70%, ethanol 96 %, n -hexan, acetone 100 %, acetone
nitrile 100 % ) . Phương pháp đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn invitro của dịch chiết
xuất từ cao khô thảo dược, các hạt nano bạc cho 02 isolates vi khuẩn Xanthomonas
oryzae oryzae pv. Phương pháp đánh giá tác dụng phòng trừ vi khuẩn invivo khi sử
dụng riêng rẽ và trộn giữa các hạt nano bạc và cao khô dịch chiết đối với vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv oryzae gây bệnh bạc lá lúa . Phương pháp bố trí thí nghiệm và
các phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel 2007, IRRISTART 5.0.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả thí nghiệm cho thấy, cao khô 4 loại dược liệu trừ Sài đất, đều có khả
năng ức chế vi khuẩn in vitro đối với cả hai chủng vi khuẩn nghiên cứu (04, 09) với
đường kính vòng vô khuẩn biến đổi từ 15,67 mm (cao khô Tỏi đối với chủng vi khuẩn

09) đến đến 25,33 mm (cao khô dịch chiết Trầu không đối với chủng vi khuẩn 09). Cao
khô dịch chiết Trầu không cho kết quả ức chế vi khuẩn in vitro tốt nhất.

ix


Kết quả nghiên cứu tách chiết lá Trầu không cho thấy hiệu suất chiết xuất trong
07 loại dung môi biến đổi từ 4,00% (dung môi n-hexan) đến 19,67 % (dung môi ethanol
96%). Trừ cao khô dịch chiết sử dụng dung môi nước cât, ở nồng độ 100mg/ml các cao
khô dịch chiết đều có khả năng ức chế vi khuẩn in vitro tốt đối với 02 chủng vi khuẩn.
Đối với chủng vi khuẩn 04 đường kính vòng vô khuẩn biến đổi từ 15,67 mm (dung
môi methanol) đến 26,00 (dung môi Ethanol 96%). Đới với chủng vi khuẩn 09 đường
kính vòng vô khuẩn biến đổi từ 16,00 mm (dung môi methanol) đến 25,67 (dung môi
Ethanol 96%). Nồng độ nhỏ nhất của Nano bạc vẫn có khả năng ức chế in vitro 02
chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae là 6,25ppm. Khi sử dụng phối hợp cao
khô dịch chiết lá Trầu không với nano bạc ở nồng độ 3,13 ppm làm tăng khả năng ức
chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết. Nồng độ nhỏ nhất của cao dịch chiết lá Trầu
không sử dụng dung môi ethanol 96% khi bổ sung vào lỗ thạch vẫn quan sát thấy vòng
vô đối với cả 02 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae là 1,56 mg/ml.
Khi sử dụng cao kết hợp với nano bạc (3,13 ppm), nồng độ cao khô nhỏ nhất
vẫn có tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro là 0,78 mg/ml. Sử dụng riêng lẻ hay phối hợp
dung dịch nano bạc và cao khô dịch chiết đều làm giảm khả năng gây bệnh bạc lá trong
điều kiện thí nghiệm in vivo. Chiều dài vết bệnh có giảm đi rõ rệt biến đổi từ 7,55 cm
đến 13,67 cm, tức là giảm đi chỉ còn 35,85% đến 64,91% so với đối chứng.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thanh Quang

Thesis title : “Assessment of efficiency and herbal nanosilver solution with the ability
to control rice blight”.
Major: Crop Science Code: 60.62.01.10
Education organization : Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The present study aimed to examine the effect of 05 herbs extracted by ethanol 70%
solvents and leaf extract of Piper betle extracted by sevent different solvents (distilled
water, methanol 80%, ethanol 70%, ethanol 96%, n-hexan, aceton 100% and aceton
ntril 100%) and evaluating the anti-bacterial effect of the extract on Xanthomonas
oryzae pv oryzae which cause rice blight.
Materials and Methods:
The study used methods of extraction of the herb in 70% ethanol solvent; Betel leaves
no (Piper betle) in 07 solvents with different polarization (distilled water, 80%
methanol, 70% ethanol, 96% ethanol, n -hexan, 100% acetone, acetone nitrile 100%).
Evaluation method capable of inhibiting bacteria in vitro of herbal extracts dry high, of
silver nanoparticles for the bacterium Xanthomonas oryzae isolates 02 oryzae pv.
Assessment methods prevent bacterial effects vivo when used separately and mixing
between high and dry extract silver nanoparticles to Xanthomonas oryzae pv oryzae
bacteria causing rice blight. Laboratory layout methods and data processing methods
using Excel 2007 software, IRRISTART 5.0.
Main findings and conclusions:
The studied result showed that, except extract Wedelia calendulaceae Less,
04/05 ectracts showed good anti-bacterial effect on Xanthomonas oryzae pv oryzae,
bacterial inhibition zone was ranked from 15.67mm (Garlic extract for 09 isolate) to
25.33mm (Piper betle extract for isolate 09). The Piper betle extract showed the best
anti-bacterial efficiency.
The studied result of Piper betle extracted by sevent different solvents showed
that the extracted effciency was varied from 4.00% (n-hexan solvent) to 19.67%
(ethanol 96% solvent). Except extract using distilled water solvent, at the concentration
of 100 mg/ml, all the extracts showed good anti-bacterial effect on isolate 04, 09. For

isolate 04, 09 respectively the bacterial inhibition zone was ranked from 15.67mm

xi


(methanol 80% solvent) to 26.00mm (ethanol 96% solvent) and 16.00 mm (methanol
80% solvent) to 25.67mm (ethanol 96% solvent). The minimum concentration of
antimicrobial nano silver is 6.25ppm. The ethanol 96% extracted solution showed the
best anti-bacterial efficiency. Collaborate Piper betle extract with nano silver 3.13 ppm
gives higher antibacterial activity than using only extracts. This extract remained the
anti-bacterial effect to Xanthomonas oryzae pv oryzae at concentration 1.56 mg/ml and
0,78 mg/ml (with nano silver 3,13 ppm).
Used separately or mixed nano silver and Piper betle extract (using ethanol 96
% solvent) are capable of Xanthomonas oryzae pv oryzae bacteria inhibition in vivo on
rice variety IR24. Length lesions was ranked from 7.55 cm to 13.67 cm, ie reduced
35.85% - 64.91% compared to controls.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza Sativa L) là một trong những cây trồng cũng cấp nguồn
lương thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng
lúa gạo làm nguồn lương thực chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất
65% dân số thế giới.
Việt Nam là một nước xuất khẩu lúa gạo lớn đứng thứ 2 trên thế giới (FAO,
2015). Tuy nhiên sản lượng lúa gạo hàng năm của nước ta luôn bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi các dịch bệnh phá hoại, đặc biệt là bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae đã gây giảm năng suất lúa gạo ở Châu Á lên tới

60% tổng năng suất lúa hàng năm (Đỗ Tấn Dũng và Nguyễn Văn Viên, 2005).
Có rất nhiều biện pháp như cơ giới, canh tác, hóa học và biện pháp sinh học
đã được sử dụng để ngăn chăṇ sự bùng phát dịch bệnh bạc lá lúa. Hiện nay, biện
pháp được người dân sử dụng phổ biến nhất là phun thuốc hóa học. Tuy nhiên,
việc sử dụng thuốc hóa học để phòng và trị bệnh bạc lá lúa sẽ gây ra nhiều vấn đề
về môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi. Chính vì vậy, cần
tìm ra một biện pháp mới có thể tiêu diệt được trực tiếp vi khuẩn gây bệnh mà
không gây ảnh hưởng cho người sử dụng. Xu hướng quay trở lại nền nông
nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ
trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế
giới nói chung.
Trong khi vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đã và
đang làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, vật nuôi, môi trường
xung quanh, mặt khác nó còn làm ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu nông sản của
các nước.Việc sử dụng thảo dược để phòng và trị các đối tượng sinh vật gây hại
trên cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng đã và đang được nghiên cứu và áp
dụng rộng rãi. Thuốc thảo mộc (Botanical hoặc Plant pesticides) là loại thuốc có
nguồn gốc tự nhiên có thể kiểm soát được dịch hại theo cơ chế không độc, thân
thiện với môi trường sinh thái và dễ sử dụng, những loại thuốc thảo mộc này có
hiệu lực tốt.

1


Ở Việt Nam, cho đến nay có một số công trình nghiên cứu về sử dụng thực
vật và chế phẩm thảo mộc trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự đạt hiệu quả
cao: Theo Nguyễn Duy Trang (1995), việc sử dụng hạt củ đậu ở 4 dạng chế phẩm
khác nhau (DC1, DC2, B1 và B2) và cây thanh hao hoa vàng ở dạng chế phẩm
ST3 trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự làm cho mật độ sâu giảm 66,9 –
100,0%, cao hơn hiệu lực phòng trừ của thuốc hóa học Sherpar 25EC và

Wofatox 50EC (đạt 58,5% sau phun 72 giờ). Theo Quách Thị Ngọ (2000), hiệu
quả trừ rệp của dung dịch ngâm hạt củ đậu, rễ cây Derris cao hơn so với hiệu quả
của thuốc hóa học Sherpa 25 EC và thuốc Sumicidin 25EC từ 17,8 – 19,5%. Đu
đủ và cỏ Siam có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu xanh bướm trắng cao
(đạt 73,56% sau phun 10 ngày). Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ những năm
gần đây (từ 2013 đến nay) đã và đang hướng dẫn nông dân sử dụng các loại thảo
dược như gừng, tỏi, ớt phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy...
Bên cạnh đó, công nghệ Nano ra đời và đang là ngành công nghệ mũi nhọn
của thế giới. Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, hạt nano bạc được chú ý rất sớm
trong lĩnh vực công nghệ nano. Từ lâu loài người đã biết đến tác dụng sát khuẩn
mạnh của bạc, những chén bát, thìa nĩa, nồi niêu của người La Mã cổ, của các vua
chúa phong kiến, ... đã chứng minh điều đó. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất,
người ta thậm chí còn sử dụng các sản phẩm từ bạc để điều trị nhiễm trùng trước
khi thuốc kháng sinh ra đời. Tuy nhiên, tác dụng này của bạc không được ứng
dụng rộng rãi do giá thành cao. Gần đây, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ở
kích thước nano (từ 1 đến 100nm), hoạt tính sát khuẩn của bạc tăng lên khoảng
50000 lần so với bạc dạng khối, như vậy 1 gam bạc nano có thể sát khuẩn cho
hàng trăm mét vuông chất nền (Rokhsareh Sadeghi et al., 2012). Việc ứng dụng
công nghệ nano và sản suất các sản phẩm từ thảo dược đang là xu hướng mới góp
phần nâng tầm giá trị của cây thuốc Việt Nam hội nhập với quốc tế.
Từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
dung nano bạc và thảo dược với khả năng phòng trừ bệnh bạc lá lúa”
1.2. MỤC ĐÍCH
Đánh giá được khả năng diệt khuẩn in vitro của các loại cao dịch chiết thảo
dược sử dụng các dung môi khác nhau và nano bạc đối với các isolates vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh bạc lá lúa. Từ đó có cơ sở khoa học
bước đầu để khuyến cáo để sản xuất thử nghiệm chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật
sinh học.
2



1.3. YÊU CẦU
+ Thu được cao khô dịch chiết thảo dược và đánh giá hiệu suất tách chiết
khi sử dụng các dung môi khác nhau. Xác định sơ bộ các nhóm hoạt chất có
trong cao khô dịch chiết.
+ Đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro của cao dịch chiết và nano bạc đối
với vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa.
+ Đánh giá khả năng diệt khuẩn in vivo của cao dịch chiết và nano bạc đối
với vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung cơ sở lý luận về tác dụng
dược lý của thảo dược, làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Sự thành công của đề tài giúp mở ra một hướng đi mới trong phòng trừ bệnh
do vi khuẩn gây ra trên thực vật. Sử dụng các chế phẩm từ thảo dược và nano bạc
giúp cải thiện được các vấn đề về môi trường, sức khỏe con người.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẠC LÁ LÚA
2.1.1. Lịch sử phát hiện bệnh
Bệnh bạc lá lúa (Bacterial leaf blight ofrice ) được phát hiện lần đầu tiên ở
Fukuoka, Nhật Bản vào khoảng năm 1884 – 1885. Ban đầu người ta lầm tưởng
bệnh nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh là do acid đất (Bokura, 1911).
Nhưng không lâu sau đó, người ta đã tìm được nguyên nhân gây bệnh là do vi
khuẩn thuộc loại Bacillus oryzea gây nên (Ishiyama, 1922). Loại vi khuẩn này
sau đó được Tagami, Mizukami(1962) and Mizukami, Wakimoto (1969) đặt tên

là Pseudomonas oryzea, cuối cùng là Ezuka, 1974 đã xác định là do vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây nên.
Bệnh bạc lá đã xuất hiện ở nhiều nước khác nhau trên khắp thế giới và cuối
thập kỉ 60 đến đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, đặc biệt là trên các nước trồng lúa
của Châu Á như: Ấn Độ (1990), Philippin (1975), Indonexia (1950), Trung Quốc
(1957) và ở các nước Bắc Châu Úc, Mỹ Latin, Trung Mỹ và Caribe (1975),
Pakistan (1976) .... Và cho đến nay, bệnh đã gây hại phổ biến ở hầu hết các nước
trồng lúa trên thế giới.
Ở nước ta, bệnh bạc lá đã từ lâu gây hại trên các giống lúa mùa cũ, nhưng
đặc biệt biệt từ năm 1965 - 1966 tới nay có những năm bệnh gây hại một cách
nghiêm trọng ở các vùng đồng bằng trên các giống lúa mới nhập nội có năng suất
cao vụ xuân và nhất là trong mùa vụ. Theo số liệu thông kê của cục Bảo vệ thực
vật, từ năm 1999- 2003 diện tích lúa bị hại do bệnh bạc lá gây ra trong cả nước là
108.691,4 ha (Miền Bắc là 86.429,2 ha; miền Nam là 22.262,2 ha), trong đó diện
tích bị hại nặng nhất là 156,76 ha và diện tích mất trắng là 80 ha.
2.1.2. Triệu chứng của bệnh
Năm 1960, Goto đã chỉ ra rằng: vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae
gây ra 3 triệu chứng điển hình của bệnh bạc lá lúa ở nhiệt đới: bạc lá, héo xanh
(Kresek hay Wilt ) và vàng nhợt. Cho đến nay mối quan hệ giữa 3 triệu chứng
này vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhiều thí nghiệm trong nhà lưới đã chứng minh
hiện tượng Kresek và bạc lá khác nhau rõ rệt mặc dù chúng đều là triệu chứng
ban đầu của sự nhiễm bệnh. Các giống lúa khác nhau có thể biểu hiện triệu
4


chứng nhiễm Kresek hoặc bạc lá. Triệu chứng vàng nhợt là ảnh hưởng sau, là hậu
quả của sự bạc lá hay Kresek gây nên hoặc cũng có thể là do độc tố (toxin) của vi
khuẩn sản sinh ra.
Theo Lê Lương Tề (1980) thì ở Việt Nam, bệnh bạc lá lúa phát sinh phá
hại suốt từ thời kỳ mạ đến chín nhưng có triệu chứng điển hình là ở thời kỳ lúa

cây trên ruộng từ sau đẻ - trỗ, chín sữa.
Trên mạ, triệu chứng thể hiện không đặc trưng như ở trên lúa, do đó cũng
dễ nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Chủ yếu vi khuẩn hại mạ gây ra triệu
chứng ở mút lá hoặc mép lá mạ những vết dài ngắn khác nhau màu xanh vàng rồi
nâu bạc, lá dễ bị khô.
Trên lá lúa, triệu chứng bệnh thể hiện rõ hơn, tuy có thể biến đổi ít nhiều
tuỳ theo giống lúa và điều kiện bên ngoài nhưng nói chung vết bệnh có những
đặc điểm điển hình sau đây:
- Vết bệnh ở mép lá, mút lá lan dần vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân
chính, ở một số trường hợp vết bệnh có khi bắt đầu ở ngay giữa phiến lá.
- Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng hoặc thẳng, mô bệnh xanh tái
vàng lục, cuối cùng cháy khô có màu nâu xám.
- Thông thường ranh giới giữa mô bệnh với mô khỏe trên phiến lá rất rõ
rệt, có giớ hạn theo đường gợn sóng vàng hoặc không vàng, có khi chỉ một
đường viền màu nâu sẫm, đứt quãng hay không đứt quãng.
Có thể căn cứ vào những đặc điểm triệu chứng trên để phát hiện bệnh.
Tuy nhiên nhiều khi vết bệnh quá cũ hoặc biến đổi quá nhiều theo giống và điều
hiện bên ngoài, nhất là ở mạ do vậy có thể nhầm lẫn với những hiện tượng khô
đầu lá sinh lý (Bùi Trọng Thủy và cs., 2007).
2.1.3. Tác hại do bạc lá lúa gây ra
Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xoo được tìm thấy ở tất cả các vùng trồng lúa trên
thế giới. Hàng năm, theo thống kê năng suất lúa toàn thế giới giảm từ 10 - 20% do
các bệnh vi khuẩn, trong đó 50% là do bệnh bạc lá gây nên (Mew et a., 1982).
Ở Việt Nam bệnh đã được phát hiện từ lâu trên các giống lúa mùa cũ (Hà
Bích Thu và cs., 2002). Hiện nay, bệnh gây hại trên cả lúa lai và lúa thuần, đặc
biệt gây hại nặng trên các giống lúa lai nhập nội từ Trung Quốc. Tác hại của bệnh
nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào giống lúa, thời điểm cây bị nhiễm bệnh và mức độ
5



nhiễm nặng hay nhẹ. Tác hại của bệnh chủ yếu là làm cho lá đòng sớm tàn khô
xác, giảm quang hợp, tăng lượng hạt lép, dẫn đến giảm năng suất lúa. Theo
nghiên cứu Mew (1987) năng suất giảm chủ yếu do sự thay đổi về số nhánh, số
hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt.
2.1.4. Nguyên nhân gây bệnh bạc lá lúa
a. Nguồn gốc của bệnh bạc lá lúa
Khi mới xuất hiện ở Nhật Bản, người ta cho rằng bệnh có nguồn gốc sinh
lý, do đất chua gây nên. Đến khi Takaishi (1908) và Boukara (1911) đã tìm thấy
vi khuẩn trong giọt dịch và lây bệnh lại được cho cây thì nguyên nhân gây bệnh
đã được giải đáp. Vi khuẩn gây bệnh bạc lá đã được nhiều tác giả nghiên cứu và
đã từng được đặt nhiều cái tên khác nhau:
- Pseudomonas oryzae Uyeda et Ishiyama hoặc Phytomanas oryzae Magrou
- Xanthomonas campeitris p.v. oryzae
- Xanthomonas kresek Schure
- Xanthomonas oryzae (Ishiyama) Dowson
Hiện nay vi khuẩn này được biết đến với cái tên Xanthomonas oryzae.
pv.oryzae (Ishiyama).
b. Nguyên nhân gây bệnh
Về nguồn bệnh bạc lá, các tác giả Nhật Bản cho rằng nguồn bệnh tồn tại chủ
yếu trên một số cỏ dại họ Hoà thảo, nói cách khác một số cỏ dại là ký chủ phụ
của vi khuẩn Xanthomonas oryzae. pv.oryzae.
Ở nước ta phát hiện thấy vi khuẩn hại trên lúa và trên các ký chủ cỏ dại, tàn dư
rơm rạ của cây bệnh, lúa chét, cỏ môi, cỏ lồng vực, cỏ gừng bò (Lê Lương Tề, 1980).
Mỗi vùng khác nhau thì cũng có sự khác nhau về thành phần và số lượng
chủng Xanthomonas oryzae. pv.oryzae: Nhật Bản đã xác định được 5 chủng,
Philippine đã xác định được 6 chủng, Indonesia đã xác định được 9 chủng, miền
Bắc Việt Nam đã xác định được 4 chủng với nhiều Isolates.
Về nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến một sô nguyên nhân chính sau:
- Một số giống mẫn cảm với bệnh bạc lá như một số giống tạp giao và một
số giống chất lượng. Do thời tiết nóng ẩm, mưa to gió lớn xảy ra trong thời kỳ

lúa cần quang hợp cao.
- Do biện pháp canh tác làm đất, cây lúa nhiễm bệnh vàng lá sau lập thu,
6


bón thêm phân cấp cứu vàng lá, cây lúa ra lớp rễ mới phát triển lá non nên gặp
mưa dông dễ nhiễm bệnh bạc lá.
- Bệnh thường mẫn cảm với lượng đạm dư trong lá, những ruộng bón đạm
nhiều, bón muộn, bón lai rai, bón không cân đối giữ đạm, lân và kaly, những
ruộng trũng hẩu dồn đạm cuối vụ, do biện pháp thâm canh gieo cấy, chăm bón
không đúng kỹ thuật.
2.1.5. Quy luật và các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển bệnh
a. Quy luật phát sinh, phát triển
Bệnh bạc lá phát sinh phát triển mạnh ở vụ mùa các tỉnh phía Bắc. Bệnh
phát triển, lây lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ 26-29°C, ẩm độ 90%, đặc biệt
khi có mưa to và gió lớn làm rập nát lá lúa tạo thuận lợi cho bệnh truyền lan
(Phan Hữu Tôn, 2004). Vì thế vụ mùa bệnh thường gây tác hại nặng hơn vụ
xuân. Vụ chiêm xuân bệnh phát triển mạnh vào tháng 5-6, còn vụ mùa là tháng
8-9 khi có nhiều mưa bão gây tổn thương cho lá lúa.
Nhìn chung, bệnh phát triển mạnh nhất vào giai đoạn lúa làm đòng đến chín
sữa vì đây là giai đoạn lúa mẫn cảm nhất với bệnh bạc lá.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh
Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của
bệnh. Ẩm độ và lượng mưa là hai yếu tố quyết định cho sự phát sinh phát triển
của bệnh bạc lá, lượng mưa lớn và nhiều kèm theo gió bão không những làm tổn
thương đến lá khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập mà còn tạo điều kiện cho vi
khuẩn sinh sản nhanh, tạo nhiều giọt dịch vi khuẩn và lây lan nhanh chóng.
Phân bón và thời kỳ bón cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh
phát triển của bệnh. Lượng đạm bón lớn làm thân lá phát triển mạnh, cây mềm
yếu và dễ bị tổn thương nên dễ bị nhiễm bệnh. Bón sớm, tập trung sẽ giảm khả

năng bị bệnh hơn so với bón muộn, rải rác. Bón đạm cân đối với lân và kali cũng
làm giảm khả năng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều đạm (>120 kg N/
ha) thì bón thêm lân và kali cũng không còn tác dụng.
Đất màu mỡ nhiều chất hữu cơ thì bệnh phát triển hơn ở chân đất cằn cỗi.
Những nơi đất chua, ngập úng, nhiều mùn, lúa bị che bóng bệnh cũng phát triển
mạnh hơn.

7


Giống cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh
bạc lá. Các giống lúa cũ, lúa địa phương nhiễm bệnh nhẹ hơn so với các giống
lúa nhập nội có thời gian sinh trưởng ngắn, phàm ăn. Theo điều tra của Viện bảo
vệ thực vật thì các giống lúa lai Trung Quốc nhập nội từ năm 1993 – 1997 hầu
hết đều bị nhiễm bệnh bạc lá với mức tỷ lệ bệnh 50-80%, cấp phổ biến là 5-7,
nếu bệnh nặng năng suất giảm 20-50%.
2.1.6. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae. pv.oryzae
a. Phân loại khoa học.
Giới

: Bacteria.

Nghành

: Proteobacteria.

Lớp

: Gamma Proteobacteria.


Bộ

: Xanthomonadales.

Họ

: Xanthomonadaceae.

Chi

: Xanthomonas.

Loài

: Xanthomonas oryzae. pv.oryzae.

b. Đặc điểm của vi khuẩn bạc lá
Vi khuẩn hình gậy hai đầu hơi tròn, có một lông roi ở một đầu, kích thước
1- 2 x 0,5-0,9 µm, sống trên môi trường có khuẩn lạc hình tròn, màu vàng sáp, rìa
nhẵn, vi khuẩn nhuộm gram âm, không có khả năng khử NO3, không có dịch hoá
gelatin, không tạo ra NH3, indol, có khả năng tạo H2S.

Hình 2.1. Vi khuẩn Xanthomonas oryzea pv oryzea
8


Nhiệt độ thích hợp nhất cho vi khuẩn sinh trưởng 26 – 30oC, nhiệt độ tối
thiểu 0 – 5oC, tối đa 40oC. Nhiệt độ gây chết là 53oC trong 10 phút, có thể sống
trong phạm vi pH 5,7 – 8,5, thích hợp nhất ở pH 6,8 – 7,2. Vi khuẩn xâm nhiễm
qua thuỷ khổng, lỗ khí ở trên mút lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá.

Khi đã tiếp xúc với bề mặt có màng nước ướt, vi khuẩn dễ dàng di động tiến vào
bên trong các lỗ khí, qua vết thương mà sinh sản nhân lên về số lượng qua các bó
mạch dẫn lan rộng đi (Nguyễn Công Khoái, 2002).
Trong điều kiện mưa ẩm thuận lợi cho việc phát triển của vi khuẩn, trên
mặt lá bệnh tiết ra những giọt keo vi khuẩn thông qua sự va chạm giữa các lá lúa
nhờ mưa gió mà truyền lan tới các lá, các cây khác để tiến hành lây nhiễm lặp lại
trong nhiều đợt sinh trưởng. Cho nên tuy là một loại bệnh có cự ly truyền nhiễm
lây lan hẹp, song nó còn tùy thuộc vào mưa gió, giông bão xảy ra trong vụ mùa
mà bệnh có thể truyền lan với phạm vi không gian khá rộng, giọt keo vi khuẩn
với số lượng nhiều, đó chính là một nguyên nhân quan trọng làm bệnh sau những
đợt mưa gió vào cuối vụ lúa xuân và trong suốt vụ mùa ở nước ta (Phan Hữu
Tôn, 2004).
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THẢO DƯỢC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
Để phòng trừ dịch bệnh hại nông sản, người ta thường sử dụng các chất hóa
học, thuốc trừ sâu…. Và việc sử dụng tràn lan các chất hóa học này không chỉ
làm giảm hiểu quả sản xuất và sử dụng nông sản mà còn gây ra nhiều vấn đề về
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi. Các chất có nguồn
gốc tự nhiên là nguồn lợi đáng kể để nghiên cứu và sản xuất chế phẩm thay thế
các chất hóa học tổng hợp (Cos et al., 2006; Solanki, 2010). Thảo dược được ưa
chuộng bởi tính an toàn sinh học, không có hay ít có tác dụng phụ, thậm chí chưa
tìm thấy vi khuẩn kháng thuốc (Seyyednejad et al., 2010). Vì vậy, người ta có xu
hướng sử dụng các chất có nguồn gốc thảo dược thay cho các hợp chất hóa học.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thảo dược trên thế giới
Việc sử dụng thảo dược ở khu vực Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản, cùng
với Ấn Độ, là các nước tiêu thụ đông dược nhiều nhất. Tại Trung Quốc, đông
dược chiếm khoảng 30% lượng dược phẩm tiêu thụ, doanh số đông dược sản
xuất tại Trung Quốc để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu năm 2003 ước đạt 20 tỉ đô
la. Tại Nhật Bản, đông dược được gọi với tên “Kampo”, cũng được chấp nhận và
sử dụng rộng rãi, với doanh số khoảng 1 tỉ đô la mỗi năm. Ở khu vực Đông Nam

9


Á, Indonesia là nước đứng thứ hai trên thế giới sau Brazil về đa dạng sinh học
cây thuốc, có tới 90% số lượng cây thuốc trên thế giới được tìm thấy ở đây. Theo
số liệu năm 1995, có 40% dân số Indonesia sử dụng đông dược, trong đó có 70%
sinh sống ở vùng nông thôn. Các nước Đông Nam Á khác đều có tỉ lệ sử dụng
đông dược đáng kể trong cộng đồng và hệ thống y tế. Ở Việt Nam, nhu cầu sử
dụng đông dược cũng rất lớn. Theo đánh giá của Viện Dược liệu năm 1995, nhu
cầu dược liệu toàn quốc khoảng 30.000 tấn, cung cấp cho 145 bệnh viện y học cổ
truyền, 242 khoa y học cổ truyền trong bệnh viên đa khoa và khoảng 30.000
lương y đang hành nghề, ngoài ra còn cần khoảng 20.000 tấn cho nhu cầu xuất
khẩu. Nhiều chế phẩm đông dược đã được nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và
chuyển giao kĩ thuật cho các xí nghiệp sản xuất trong nước, như thuốc viêm gan
Haina, thuốc hạ cholesterol máu và hạ huyết áp Ruventat, thuốc chống đái tháo
đường Morantin, thuốc nhỏ mũi Ngũ sắc, thuốc hòa tan sỏi thận Somatan, Sotinin,
thuốc tăng tuần hoàn máu Angelin, thuốc viêm gan Phyllantin... (Hoàng Thị Tuyết
Nhung, 2012).
Về nghiên cứu, cho tới nay đã có rất nhiều cây dược liệu được nghiên cứu
một cách có hệ thống về thành phần hóa học và giá trị chữa bệnh. Hàng loạt các
nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về dược liệu đã được công bố.
Năm 1817 Pellerier, Magendie tách ra được một loại alkaloid có tên emetin.
Rogers, 1912 nhận thấy dung dịch muối chlohydrat emetin 1/10.000 diệt được
amip, từ đó emetin được dùng rộng rãi trong điều trị lỵ cấp tính ở ruột, gan do
amip. Nhiều loài cây Holarrhera đã được người Ấn Độ dùng để chữa sốt rét, lao,
chữa lỵ Amip và Trichomonas, trong số 20 alkaloid chiết suất từ hạt và vỏ cây
nhận thấy chất conessin có tác dụng mạnh với amip, đã được ứng dụng điều trị lỵ
amip có kết quả. Holarrhera antidysenterica đã được Viện Dược liệu tách chiết
được một chế phẩm gọi là “Holanin” thành phần chủ yếu chứa conessin và các
alkaloid khác, có tác dụng điều trị lỵ amip thể cấp, được xác nhận qua nhiều công

trình nghiên cứu lâm sàng.
Năm 1880, Davaine đã bắt đầu nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá hồ đào
đối với Bacillus anthracis. R.Koch (1887) nghiên cứu chứng minh tính kháng
khuẩn của nhiều loại tinh dầu. Cũng trong thời gian này Chamberland chứng
minh nhiều loại tinh dầu có tính kháng khuẩn, các thí nghiệm này được nhiều
người như: Cadeae, Mennic, Bering, Reilling,…tiếp tục nghiên cứu.
10


Cây Hồ đào (Juglals ligra – Juglaveae) chiết xuất được chất juglon, là một
dẫn chất natoquinon, chất này tác dụng với nhiều nấm và vi khuẩn có nha bào
(Gries, 1943; Largralge, 1956).
Dịch chiết từ cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) được tăng hiệu
quả diệt sâu hại khi phối chế với vi khuẩn diệt côn trùng Bacillus thuringiensis
(Bt) tạo ra một loại thuốc diệt sâu hại đa tác dụng (Dennis Dearth, 1992).
Tại Thái Lan, Sataporn Direkbusarakom et al(1997) đã thử nghiệm thành
công khả năng kháng khuẩn của 2 loại thảo dược Psidium guarava, Moimonrdica
charantina đối với vi khuẩn vibrio ssp. Nồng độ ức chế tối thiểu của P.guarava
là 0,625 mg/ml và M.charantina là 1,25 mg/ml.
Gần đây, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều đặc tính
quý của cây nấm Linh chi (Gannodrema lucidum) trong việc chữa trị bệnh về
gan, mật, ung thư nội tạng, thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh
thế kỷ AIDS (Viện Dược liệu, 2001).
Dịch chiết cây hoa mộc có khả năng kiểm soát tốt glucose máu sau ăn
trên chuột đái tháo đường và chuột bình thường (Wenyi kang, 2012).
Mới đây, Fernanda Domingues (2014) đã chiết xuất tinh dầu rau mùi
(Coriandrum sativum L.) có tác dụng ức chế vi khuẩn đối với 12 loại vi khuẩn
như vi khuẩn E.Coli, Salmonella, khuẩn que ... ở nồng độ 1.6% tinh dầu rau mùi.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu thảo dược tại Việt Nam
Nước ta là một trong những đất nước từ xa xưa đã có truyền thống sử dụng

thuốc đông y để chữa bệnh cho con người. Với những danh y nổi tiếng qua các
triều đại như: Tuệ Tĩnh (đời nhà Trần), Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (đời
nhà Hậu Lê),Đặng Văn Ngữ (1956) với công trình nghiên cứu tác dụng kháng
khuẩn trên 500 loài cây khác nhau,…Ngoài ra với một đất nước có nhiều dân tộc,
mỗi một dân tộc lại có kinh nghiệm sử dụng các loại thảo dược khác nhau.
Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu vô cũng phong phú và đa dạng.
Theo thống kê của Viên dược liệu – Cây thuốc Việt Nam, rừng Việt Nam với
hơn 7.000 loài được mô tả thì có tới 3.830 loài có dược tính được sử dụng làm
thuốc. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá để phòng
bệnh và chữa bệnh: Rau mùi (Coriandrum sativum L.) tác dụng phát tán, thúc
đậu sởi cho mọc, trừ khí, khu phong, ngoài ra còn dùng làm thuốc giúp tiêu hóa,
chữa ho, ít sữa; Cúc hoa (Flos chrysanthemi) tác dụng tán phong thấp, thanh đầu,
giải độc, chữa nhức đầu, đau mắt, sốt, cao huyết áp; Bạc hà (Metha arvensis L.)
11


dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức, còn giúp cho sự tiêu hóa, chữa
kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài; Cây bạch chỉ (Angelica
dahurica) chữa sưng vú, nhức đầu, tràng nhạc, ghẻ lở, giảm đau; Húng chanh (
Coleus aromaticus Benth.) chữa cảm cúm, ho hen (Đỗ Tất Lợi, 1970).
Từ thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh đã sử dụng nhiều thảo mộc như Tỏi, Hẹ, Tô
Mộc, hạt Cải, Trầu Không... để trị một số bệnh viêm nhiễm.
Từ giữa thế kỷ XX, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Ngữ (1956) trên
500 loài cây thuốc, đã khẳng định rằng nhiều cây có tác dụng kháng khuẩn rất lớn.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hưởng và cs. (1959), trên 1.000 cây
thuốc, chỉ ra rằng kháng sinh thực vật sử dụng rất an toàn, có tác dụng mạnh, nhóm
nghiên cứu đã đưa ra chế phẩm cây Tô Mộc trị bệnh tiêu chảy
Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt nam (1961) đã nghiên cứu
thấy nước sắc Tô mộc (Caseanpinia sappan L) có tác dụng kháng sinh mạnh với
vi trùng Staphylococus 209P (vòng vô khuẩn 1,2cm), Sighaflexnery (0,7cm),

Shighella sonnei (0,2cm), Shigella dysenteria Shiga (1cm), Bacillus subttills
(1cm). Tác dụng này không bị nhiệt, dịch vị và dịch tụy tạng phá hủy.
Nghiên cứu thuốc lá, thuốc lào (Nicotiana tabacum) có chứa alkaloid
thực vật – nicotin và nornicotin trừ được ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại
rau, cây công nghiệp (Trần Quang Hùng, 1995).
Trần Minh Hùng và cộng sự năm 1978 đã nghiên cứu sử dụng các kháng
sinh thực vật trong nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn; đặc biệt bệnh lợn con
phân trắng đạt hiệu quả cao (Bùi Thị Tho 1996).
Theo nghiên cứu của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, trong sài đất
có rất nhiều tinh dầu, muối vô cơ, về hoạt chất đến nay cơ bản vẫn chưa xác định được.
Huỳnh Kim Diệu (2003) đã thử nghiệm lá Xuân Hoa đối với heo chưa cai
sữa có tác dụng tăng trọng và chữa được bệnh dịch tả.
Nguyễn Thanh Hải và Bùi Thị Tho (2013) nghiên cứu tác dụng ức chế vi
khuẩn của dịch chiết tỏi (Allium Sativum L.) đối với E.coli gây bệnh và E.coli
kháng ampicillin, kanamycin. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết tỏi có khả
năng kháng khuẩn tốt.
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy rõ được tầm quan trọng của cây thuốc
có nguồn gốc thảo dược đối với đời sống của con người. Những hiểu biết cơ
bản và những nghiên cứu ban đầu về thảo dược sẽ mở ra hướng đi mới cho
việc sử dụng các cây thảo dược vào phòng và trị bệnh.
12


×