Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

đánh giá kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ hội nông dân trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 142 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
TỪ HỘI NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học của tác giả khác. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa hề được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ, Ngành chủ quản, cơ sở
đào tạo và Hội đồng đánh giá khoa học của Học viện Nông nghiệp
Việt Nam về công trình và kết quả nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài Học viện.
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến PGS.TS Phạm Văn Hùng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về
kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, các thầy cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy,
chỉ dẫn cho tôi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân đã động
viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất
cả bạn bè, đồng nghiệp, những người quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các ký hiệu viết tắt .......................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.5. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................ 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đề tài nghiên cứu .................................... 6
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn vay từ hội nông dân .................................. 6
2.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................................. 6
2.1.2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn vay ............................................................... 10
2.1.3. Nội dung quản lý và sử dụng vốn vay .................................................................. 15
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng vốn vay ......................... 18
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 23
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về việc hỗ trợ cho nông dân nhằm xóa đói giảm
nghèo ............................................................................................................................... 23
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý và sử dụng vốn vay từ
Hội Nông dân .................................................................................................................. 26

iii


2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................................. 31
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 33
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 33
3.1.2. Dân số và lao động................................................................................................ 35
3.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội........................................................................................ 37
3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 41
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 42
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .................................................. 42
3.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích và số liệu, thông tin .............................. 45
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 46
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 48
4.1. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn vay từ hội nông dân trên địa bàn huyện Phúc
Thọ .................................................................................................................................. 48
4.1.1. Tổng quan về Hội nông dân huyện Phúc Thọ ...................................................... 48

4.1.2. Đánh giá kết quả quản lý vốn vay từ Hội nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ . 52
4.1.3. Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay từ Hội nông dân trên địa bàn huyện Phúc
Thọ .................................................................................................................................. 79
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ hội nông dân
huyện Phúc Thọ .............................................................................................................. 90
4.2.1. Bộ máy quản lý ..................................................................................................... 90
4.2.2. Cán bộ Hội các cấp ............................................................................................... 91
4.2.3. Cơ chế, chính sách quản lý vốn vay ..................................................................... 92
4.2.4. Sự phối hợp với các bên liên quan ........................................................................ 93
4.2.5. Người vay vốn ...................................................................................................... 94
4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa
bàn huyện phúc thọ, thành phố Hà Nội .......................................................................... 95
4.3.1. Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp .............................................................. 95
4.3.2. Định hướng quản lý và sử dụng vốn vay từ Hội Nông dân Phúc Thọ.................. 96
4.3.3. Giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay từ Hội Nông dân Phúc Thọ .. 97
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 103
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 103

iv


5.2. Kiến nghị................................................................................................................ 105
5.2.1. Đối với Trung ương Hội nông dân Việt Nam ..................................................... 105
5.2.2. Đối với Hội nông thành phố Hà Nội ................................................................... 105
5.2.3. Đối với Huyện ủy, HĐND và UBND ................................................................. 106
5.2.4. Đối với các ngân hàng uỷ thác ............................................................................ 106
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 107
Phụ lục .......................................................................................................................... 110

v



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BC

Báo cáo

BTC

Bộ Tài chính

CN-XD

Công nghiệp xây dựng

DVTM

Dịch vụ thương mại

GQVL

Giải quyết việc làm

HĐND

Hội đồng nhân dân


HĐQT

Hội đồng quản trị

HND

Hội Nông dân

HSSV

Học sinh sinh viên

KHKT

Khoa học kĩ thuật

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn



Nghị định

NHCSXH


Ngân hàng chính sách xã hội

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

NXB

Nhà xuất bản



Quyết định

LK

Liên kết

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

VB

Văn bản


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phúc Thọ năm 2015 ................................. 34
Bảng 3.2. Dân số và lao động của huyện Phúc Thọ từ năm 2013 - 2015 ....................... 36
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015 .................... 40
Bảng 3.4. Kết quả lấy phiếu điều tra............................................................................... 45
Bảng 4.1. Số hội viên, chi hội Hội Nông dân Phúc Thọ quản lý từ 2013 - 2015 ........... 50
Bảng 4.2. Các lớp tập huấn cho cán bộ Hội cấp cơ sở (2013 - 2015) ............................ 53
Bảng 4.3. Nguồn vốn của Quỹ HTND huyện Phúc Thọ ................................................ 56
Bảng 4.4. Tổng hợp số tổ TK&VV do Hội ND huyện Phúc Thọ quản lý..................... 59
Bảng 4.5. Tổng hợp số tổ liên kết do HND huyện Phúc Thọ quản lý ............................ 63
Bảng 4.6. Tổng hợp dư nợ theo đối tượng cho vay thông qua HND Phúc Thọ ............. 64
Bảng 4.7. Tổng hợp số dư nợ theo địa bàn quản lý ........................................................ 65
Bảng 4.8. Doanh số cho vay đối với các mục đích sản xuất của Quỹ HTND huyện Phúc
Thọ .................................................................................................................................. 67
Bảng 4.9. Doanh số cho vay đối với mục đích sử dụng vốn vay ủy thác của ngân hàng
chính sách xã hội cho HND Phúc Thọ ............................................................................ 68
Bảng 4.10. Doanh số cho vay đối với mục đích sử dụng vốn vay ủy thác của ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn cho HND Phúc Thọ.............................................. 70
Bảng 4.11. Số hộ vay vốn từ Hội Nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ .................... 72
Bảng 4.12. Tổng hợp hình thức cho vay ......................................................................... 73
Bảng 4.13. Kết quả công tác kiểm tra 3 năm 2013-2015................................................ 74
Bảng 4.14. Khái quát về người vay vốn ......................................................................... 81
Bảng 4.15. Nguồn vốn vay và mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nông dân huyện
Phúc Thọ ......................................................................................................................... 83
Bảng 4.16. Giá trị một số ngành chủ yếu trên địa bàn huyện Phúc Thọ ........................ 85
Bảng 4.17. Lãi suất và thời hạn vay vốn thông qua tổ chức HND Phúc Thọ ................. 86

Bảng 4.18. Tình hình sử dụng vốn của các hộ nông dân ................................................ 87
Bảng 4.19. Kết quả sử dụng vốn vay vào mục đích sản xuất kinh doanh ...................... 88
Bảng 4.20. Đánh giá về kết quả sử dụng vốn vay vào mục đích nâng cao chất lượng
cuộc sống ........................................................................................................................ 89
Bảng 4.21. Khái quát về cán bộ điều tra ......................................................................... 92
Bảng 4.22. Đánh giá về cơ chế quản lý vốn vay của HND Phúc Thọ ............................ 93
Bảng 4.23. Đánh giá về sự phối hợp với các bên liên quan đến công tác cho vay vốn của
HND Phúc Thọ ............................................................................................................... 94

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Hội nông dân huyện Phúc Thọ ................................... 48
Hình 4.2. Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động nhận ủy thác NHCSXH của HND Phúc Thọ . 57
Hình 4.3. Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động nhận ủy thác của NHNo&PTNT .............. 60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu doanh số cho vay theo lĩnh vực của Quỹ HNTN Phúc Thọ.......... 66
Biểu đồ 4.2. Tốc độ phát triển của tổng số hộ vay vốn từ HND huyện Phúc Thọ ........ 71

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.Tên tác giả: Nguyễn Thị Phượng
2.Tên luận văn: “Đánh giá kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ Hội Nông dân
trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp


Mã số: 60 62 01 15

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Cho vay từ tổ chức Hội giúp các hội viên nông dân dễ dàng tiếp cận với vốn
vay, tiết kiệm chi phí, thủ tục nhanh gọn. Đã góp phần củng cố và nâng cao vai trò của
tổ chức Hội, tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ quản lý, sản xuất cũng như kinh
doanh, chuyển giao khoa học-kĩ thuật cho hội viên nông dân. Các hội viên được hỗ trợ
trong việc liên kết, hợp tác sản xuất nhằm mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn
và bảo vệ lợi ích của các hội viên. Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã triển khai nhiều
chương trình, dự án nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình
quản lý, sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ vẫn còn tồn tại một số
vấn đề đặt ra cần giải quyết. Vì vậy, tôi tập trung đánh giá kết quả công tác quản lý và
sử dụng vốn vay từ Hội Nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ, từ đó đề xuất hệ thống
các giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay của đơn vị này trong thời gian tới.
Tương ứng với đó bao gồm các mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực
tiễn về quản lý và sử dụng vốn vay từ HND; (2) Đánh giá kết quả công tác quản lý và sử
dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ những năm qua; (3) Đề xuất hệ
thống giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện
trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa
ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo văn bản
liên quan quản lý vốn cho vay từ HND nói chung hay HND Phúc Thọ nói riêng. Số liệu
sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc
các đối tượng cán bộ đang làm viêc tại HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ và các hộ
nông dân đang vay vốn thông qua tổ chức HND huyện Phúc Thọ thuộc 3 xã: Tam Hiệp,
Vân Nam và Võng Xuyên. Tôi sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý,
thống kê mô tả, thống kê so sánh và phân tổ để đánh giá thực trạng quản lý vốn vay từ
HND cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn của các hộ
nông dân vay vốn từ HND Phúc Thọ.
Qua quá trình đánh giá kết quả quản lý vốn vay từ HND cho thấy tổng dư nợ

cho vay của HND huyện Phúc Thọ tính đến hết năm 2015 là 119.364 triệu đồng với
10.557 hộ nông dân vay vốn. Đánh giá kết quả sử dụng vốn phần lớn các hộ đã sử dụng

ix


vốn đúng mục đích (chiếm 89%), sai mục đích (chiếm 11%). Nhờ nguồn vốn từ Hội mà
đời sống của bà con nông dân đã được cải thiện rõ rệt, đàn gia súc, gia cầm và diện tích
trồng trọt của các hộ tăng lên đáng kể. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của các hộ cũng
từng bước được cải thiện, số hộ được cải thiện chiếm 68%, chưa được cải thiện là 32%.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng vốn vay: (1) Bộ máy quản
lý; (2) Cán bộ Hội các cấp; (3) Cơ chế, chính sách quản lý vốn vay; (4) Sự phối hợp với
các bên liên quan; (5) Trách nhiệm của người vay vốn. Trong các yêu tố này tôi thấy
năng lực quản lý của cán bộ Hội các cấp là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định
đến kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
Qua nghiên cứu tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Đối với công tác quản lý vốn
vay: (1) Tăng cường bộ máy quản lý, nâng cao vai trò và trách nhiệm của cán bộ Hội
các cấp; (2) Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, văn bản chỉ đạo điều
hành, quản lý; (3) Tổ chức đào tào, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ Hội. Đối với việc sử dụng vốn vay: (1) Đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá; (2) Mở mang ngành nghề mới,
nâng cao tỷ trọng ngành nghề, dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế; (3) Củng cố và nâng cấp
cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt cho sản xuất; (4) Tăng cường hỗ trợ vốn cho sản xuất; (5)
Tăng cường tập huấn hỗ trợ nông dân, chuyển giao tiến bộ KH-KT. Trong đó giải pháp
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán
hộ Hội các cấp là giải pháp then chốt, nâng cao được kết quả công tác quản lý và sử
dụng vốn vay từ Hội Nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Phuong
Thesis title: “Evaluation on consequence of managing and employing loans
from Farmer Association in Phuc Tho district, Ha Noi city”.
Major: Agricultural Economic

Code: 60 62 01 15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Loaning from Farmer Association helped members approach to borrow money
easily, save fee, proceed quickly that contributed to stabilize and improve role of
Farmer Association, increase education, improve professional level of management,
production and business as well as science-technology transferring of each member.
Members of association were supported in collaborative and conjoint production to
expand production, improve performance outcome of capital usage and protect benefit
of association members. Farmer Association in Phuc Tho district were implementing
many programs, projects to aid farmers to develop their production. However, during
progress of managing and employing loans from Phuc Tho Farmer Association, there
were limitations, difficulties required to solve. Therefore, I focused to evaluate outcome
of managing and deploying loans from Farmer Association’s activities, from that
proposed system of solutions to improve managing and employing loans of this unit in
coming year. Accordingly, specific objectives consisted: (1) Systemize rational and
practical background about managing and employing loans from Farmer Association;
(2) Evaluate outcome of managing and employing loans from Farmer Association’s
activities in Phuc Tho district recently; (3) Proposed systems of solutions to improve
managing and employing loans of Phuc Tho Farmer Association in coming years.
In this research, we applied flexibly primary and secondary data to come up with
analysis comments. Secondary data collected from related documents and reports to

managing loans from Farmer Association. Primary data were collected by PRA,
structural and semi-structural interview to officers of Phuc Tho Farmer Association and
farmers who participated to loan money from Phuc Tho Farmer Association in three
communes: Tam Hiep, Van Nam and Vong Xuyen. I applied analysis methods as
descriptive statistic, comparative methods to evaluate situation as well as analyze
factors influencing tooutcome of managing and employing loans from Farmer
Association’s activities in Phuc Tho district.
After evaluating management outcome of managing and employing loans from
Farmer Association, total outstanding of loans from Farmer Association in 2015 were
119.364 million VND with 10.557 lending households. Households employing right

xi


purpose (89%), wrong purpose (11%). Regarding to capital from Farmer Association,
living condition of farmers increased remarkably, amount of livestock and scale of
production also grew. Moreover, life quality of household has been improved
dramatically, 68% lending household had better living. Key influencing factors were:
(1) Management system, (2) Officers of Farmer Association, (3) Mechanism, policy
about loans management, (4) Collaboration between functional organizations, (5)
Borrowers. Among these factors, I considered “management ability of officers” to the
most influencing factor, had direct effect on managing and employing loans from
Farmer Association in PhucTho district.
According to research, we proposed some solutions to improve activities of
managing and employing loans from Farmer Association in PhucTho district. To loan
management: (1) Improve management system, enhance role and responsibility of
officers in Farmer Association; (2) Review, edit, implement mechanism, orienting
documents, (3) Organize training to improve professional knowledge for officers in
Farmer Association. To employ loans: (1) Promote to develop rural agricultural
commodities production; (2) Create new jobs, enhance proportion of new jobs,

transform economic structure; (3) Stabilize and upgrade facilities for better production;
(4) Increase capital production support; (5) Increase training, transfer sciencetechnology. Among these solutions, organizing training to improve professional
knowledge for officers in Farmer Association was the key solution improving
management activities of managing and employing loans from Farmer Association in
Phuc Tho district, Ha Noi city.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo báo cáo số 25-BC/HNDTW về tình hình Nông dân và hoạt động của
Hội nông dân Việt Nam ngày 20/5/2015 của Hôi Nông dân Trung ương, hiện nay
nông dân nước ta chiếm gần 70% dân số và khoảng 50% lực lượng lao động xã
hội. Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân
khẳng định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới, cùng với nhân dân cả nước tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn
kết, tự lực, tự cường, lao động cần cù, thông minh, sáng tạo đã tạo nên những
thành tựu khá toàn diện trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu thì nông nghiệp luôn là trụ đỡ,
là nhân tố tạo sự ổn định cho phát triển đất nước, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ổn định, bền vững.
Nông dân phấn khởi trước những thành tựu to lớn của đất nước sau gần 30
năm đổi mới, đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, vị thế và uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Nông dân tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, tích cực thực hiện chủ trương
của Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống thu nhập cho nông dân như: Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Phong trào “cả nước
chung sức xây dựng nông thôn mới”; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ

trợ xây dựng cánh đồng lớn; hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho các huyện có tỷ lệ
hộ nghèo cao; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chính sách tín dụng cho vay
lãi suất ưu đãi giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; Chính phủ kịp thời
triển khai gói 16.000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngư dân vay đóng tàu đánh cá xa bờ,
đóng tàu và nâng cấp thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư… Nông
dân phấn khởi về Hiến pháp sửa đổi Luật đất đai (sửa đổi) đã được kỳ họp thứ 6,
Quốc hội khóa XIII thông qua, đây là sự kiện trọng đại đối với đất nước, nhân
dân nói chung và nông dân nói riêng.
Tuy nhiên, tâm trạng nông dân vẫn còn nhiều bức xúc, băn khoăn khi một
số chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thực sự vào cuộc sống

1


và chưa mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Nông dân chưa được hưởng lợi
tương xứng với những công sức lao động của mình cũng như chính sách của
Đảng và Nhà nước đề ra còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống.
Trong đó, vấn đề về vốn cho nông dân vay để sản xuất, kinh doanh gặp phải vô
cùng khó khăn, cần có những giải pháp cụ thể nhằm giúp nông dân có thể tiếp
cận nguồn vốn dễ dàng và hiệu quả hơn
Thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ “Về việc
Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương
trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020”.
Trong những năm qua các cấp Hội nông dân thành phố Hà Nội nói chung và Hội
nông dân huyện Phúc Thọ nói riêng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục
trong hội viên, nông dân, làm rõ cho hội viên, nông dân thấy rõ những thuận lợi,
khó khăn, những thành tựu đã đạt được của đất nước, địa phương, hiểu biết đầy
đủ về vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong từng giai
đoạn (Thủ tướng Chính Phủ, 2011).

Cho vay từ tổ chức Hội giúp các hội viên nông dân dễ dàng tiếp cận với
vốn vay, tiết kiệm chi phí, thủ tục nhanh gọn. Góp phần củng cố và nâng cao vai
trò của tổ chức Hội, thu hút mọi tầng lớp dân cư tham gia sinh hoạt trong tổ chức
đoàn thể, tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ quản lý, sản xuất cũng như kinh
doanh, chuyển giao khoa học-kĩ thuật cho hội viên nông dân. Các hội viên được
hỗ trợ trong việc liên kết, hợp tác sản xuất với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
nhằm mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn và bảo vệ lợi ích của các hội
viên. HND huyện Phúc Thọ đã triển khai, thực hiện nhiều chương trình, dự án
nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất như: Vốn bằng tiền, vật tư nông nghiệp,
mua máy nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm
hàng hoá nông sản cho nông dân. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng
là việc hỗ trợ vốn cho nông dân. Hiện nay HND huyện Phúc Thọ đang trực tiếp
quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân gần 20 tỷ đồng, phối hợp với ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội nhận ủy thác
gần 200 tỷ đồng cho hơn 8.000 hội viên nông dân vay.
Tuy nhiên, trong báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 27/CT-UBND
ngày 20/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc “Tăng cường chỉ đạo thực
hiện công tác xây dựng quỹ HTND thành phố Hà Nội” tháng 10/2015, Hội nông
dân huyện Phúc Thọ chỉ ra trong quá trình quản lý, sử dụng vốn vay từ Hội nông

2


dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại một số vấn
đề đặt ra cần giải quyết:
- Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ Hội ở cơ sở
còn hạn chế vì vậy công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của
Hội còn lúng túng, bị động, chất lượng chưa cao.
- Công tác tham mưu, đề xuất, kiến nghị của một số cơ sở Hội với cấp
uỷ, chính quyền, việc phối hợp với các ngành liên quan còn những hạn chế

nhất định.
- Công tác xây dựng quỹ HTND, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, dạy
nghề cho lao động nông thôn, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể ở một số cơ
sở hội kết quả chưa cao.
- Nông dân sử dụng vốn vay chưa đạt hiệu quả cao, việc tư vấn, hướng dẫn
nông dân được vay vốn để sản xuất còn chưa sát với nhu cầu thị trường.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản
lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ đồng thời nâng cao
hơn nữa hiệu quả hoạt động cũng như công tác quản lý vốn của hệ thống các cấp
HND huyện Phúc Thọ nhằm giúp nông dân tiếp cận các nguồn vốn phát triển sản
xuất, kinh doanh được dễ dàng, sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích và
đồng thời nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân trên địa
bàn huyện. Từ thực tế đó tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả quản
lý và sử dụng vốn vay từ Hội nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả quản lý và sử dụng vốn vay và đề xuất giải pháp tăng
cường quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng
vốn vay từ Hội nông dân;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử
dụng vốn vay từ Hội nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ những năm qua;

3


- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trên

địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng kết quả quản lý và sử dụng vốn từ Hội nông dân trên địa bàn
huyện Phúc Thọ thời gian qua như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ hội
nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ?
- Các giải pháp nào nhằm tăng cường công tác quản lý vốn vay cũng như
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay từ Hội nông dân huyện Phúc Thọ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá kết quả quản lý vốn vay của tổ chức
HND và việc sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội;
- Chủ thể nghiên cứu đề tài là hội viên nông dân được vay vốn, cán bộ
HND cấp huyện, cấp cơ sở quản lý vốn và các hoạt động sản xuất kinh doanh sử
dụng vốn vay;
- Khách thể là các đối tượng có liên quan khác: UBND các cấp, cơ quan,
ban ngành, đoàn thể phối kết hợp với Hội Nông dân huyện Phúc Thọ, thành phố
Hà Nội.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và
sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
+ Các cơ quan và tổ chức quản lý vốn từ cấp huyện tới cấp cơ sở, các hộ
nông dân đang được vay vốn tại HND, các hoạt động sản xuất – kinh doanh sử
dụng vốn vay.
+ Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng
vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
* Phạm vi về thời gian:
+ Thu thập thông tin về thực trạng kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ

HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội từ năm 2013 - 2015.

4


+ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các các cấp
uỷ, chính quyền, ban ngành đoàn thể về hoạt động quản lý và sử dụng vốn vay
của HND và phỏng vấn các hộ nông dân năm 2015.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ
HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ giai đoạn 2015- 2020. Đề tài được thực hiện
từ ngày 18/10/2015 đến ngày 18/10/2016, đề xuất giải pháp cho những năm tới.
* Phạm vi không gian:
+ Khảo sát HND cấp huyện và xã về hoạt động quản lý vốn từ HND trên
địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
+ Khảo sát thực trạng sử dụng vốn của các hộ nông dân được vay vốn từ
Hội tại 3 xã của huyện đại diện cho 3 vùng trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn là vấn đề quan tâm của Đảng và
Nhà nước qua các thời kì. Công cuộc phát triển nông nghiêp, nông thôn và cải
thiện đời sống cho nhân dân luôn là vấn đề cấp bách hàng đầu.
Cho vay vốn từ HND giúp nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay,
tham gia vào các tổ vay vốn nông dân được giao lưu, học hỏi cũng như được tiếp
cận với khoa học kĩ thuật. Phần nào giúp nông dân sản xuất – kinh doanh hiệu
quả cao hơn, bộ mặt nông thôn từng bước được cải thiện. Chính vì vậy việc
chuyển tải vốn vay đến đúng đối tượng và việc sử dụng vốn vay sao cho đạt hiệu
quả là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa được cở sở thực tiễn
và lý luận về công tác quản lý và sử dụng vốn vay từ HND huyện Phúc Thọ trong
thời gian qua. Là cơ sở cho việc hoàn thiện công tác quản lý vốn vay cũng như sử

dụng vốn vay đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao mức sống của bà con
nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TỪ HỘI
NÔNG DÂN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
+ Vốn
Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục
đích kiếm lời, tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ. Nhưng suy cho cùng là
để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, nhằm hoàn thành
công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền
lớn hơn ban đầu. Do đó, vốn mang lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Quan
điểm này đã chỉ rõ mục tiêu của quản lý là sử dụng vốn, nhưng lại mang tính trừu
tượng, hạn chế về ý nghĩa đối với hạnh toán và phân tích quản lý sử dụng vốn
của doanh nghiệp (Đại học Kinh tế quốc dân, 2012).
Theo David Begg trong cuốn Kinh tế học năm 2007 thì vốn hiện vật là
giá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ
khác. Ngoài ra còn có vốn tài chính. Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng được
tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo. Quan điểm này đã cho thấy
nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn, nhưng hạn chế cơ bản
là chưa cho thấy mục đích của việc sử dụng vốn.
Vốn biểu hiện mặt giá trị, nghĩa là vốn phải đại diện cho một loại giá trị
hàng hoá, dịch vụ nhất định, một loại giá trị tài sản nhất định. Nó là kết tinh của
giá trị chứ không phải là đồng tiền in ra một cách vô ý thức rồi bỏ vào đầu tư (Bộ
Tài chính, 2000)

+ Tín dụng
Cùng với sự phân công lao động trong xã hội và chế độ sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất, tín dụng đã ra đời rất sớm nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất và
kinh doanh của con người. Tín dụng xuất phát từ gốc từ La Tinh là Credittum,
nghĩa là tin tưởng và tín nhiệm. Thuật ngữ “Tín dụng” diễn giải theo ngôn từ
Việt Nam không chỉ là sự vay mượn đơn thuần mà còn là sự vay mượn với sự tín
nhiệm nhất định.

6


Tín dụng được hình thành khi trong xã hội xuất hiện đồng thời hai bộ
phận đó là: Bộ phận người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh hay để thực hiện
một công việc nào đó, dẫn tới nhu cầu vay vốn hay một hình thái giá trị nào đó
và một bộ phận người (hay một tổ chức tài chính chịu sự quản lý của Nhà nước)
thừa vốn hay sẵn sàng cung cấp để đáp ứng nhu cầu của bộ phận kia. Đồng thời
không hoặc có quá trình thoả thuận giữa hai bên về giá cả của việc chuyển nhượng
tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang
người sử dụng hay nói cách khác thì đây là sự thoả thuận về giá cả của việc chuyển
nhượng tạm thời quyền sử dụng giữa bên cho vay và bên đi vay đó chính là một
phần trong điều kiện vay. Ngoài ra còn có sự thoả thuận về phương thức cho vay
và hình thái trao đổi giữa hai bên (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 1997).
+ Vốn vay
Nhu cầu của con người là vô hạn trong khi nguồn lực có hạn, một người,
một chủ thể kinh tế không bao giờ có đủ tất cả nguồn lực đáp ứng nhu cầu của
mình. Muốn phát triển cần phải có nguồn lực trong đó có vốn. Nhưng nguồn
cung cấp vốn này từ đâu? Người thiếu nguồn lực sẽ có nó bằng nhiều cách: khai
thác, mua, chiếm đoạt, vay mượn…
Giải pháp đi vay thường được lựa chọn cho việc đáp ứng những thiếu
thốn, nhưng họ chỉ được một số quyền nhất định và họ phải trả giá cho việc có

được quyền đó, đó là quyền được sử dụng vốn, vốn được đề cập trong đề tài này
là vốn được biểu hiện dưới dạng tiền, vốn tài chính.
Vốn vay bản chất của nó là chuyển quyền sử dụng có thời hạn xác định từ
chủ thể sở hữu sang chủ thể khác trong phạm vi nhất định. Khi chuyển quyền này
thường người ta mua bán, trả giá cho cái quyền đó và nó thể hiện dưới dạng lãi,
nếu gắn với một thời gian nhất định (tháng, năm) nó chính là lãi suất. Chủ thể có
quyền sở hữu vốn khi chuyển quyền sở hữu vốn cho người khác thường kèm theo
các điều kiện nhất định nhằm bảo toàn quyền sở hữu của mình và chắc chắn thu
lại đúng hạn. Điều kiện đảm bảo có thể hữu hình: nhà cửa, đất, động sản…hoặc
cũng có thể vô hình: địa vị pháp lý, uy tín…Người vay mang tiền vay vào sử
dụng với mong muốn tạo ra một giá trị tăng thêm, giá trị này cao hơn tiền lãi.
Người cho vay mong muốn tiền vốn của mình vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị
đồng thời lớn lên khi nó thực hiện xong một chu trình vận động. Chủ thể có vốn
cho vay cho người khác vay vốn khi họ có lãi cao hơn so với việc sử dụng nó vào
sản xuất kinh doanh, hoặc họ là một trung gian đi vay để cho vay, lợi nhuận kiếm

7


được do sự chênh lệch giữa giá mua (lãi suất đi vay) và giá bán (lãi suất cho vay)
(Sử Thị Kim Nhung, 2011).
+ Quản lý vốn vay
Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”. Thông
thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động
viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là sự tác động có
hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ
trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập
hệ thống mới và điều khiển hệ thống” (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc
Huyền, 2001).
Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt

động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy
luật khách quan. Quản lý là làm cho công việc của bộ phận được thực hiện thông
qua hoạt động của người khác. Công việc của người quản lý gồm 4 chức năng:
hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm soát (Đinh Hương Sơn, 2013).
Quản lý vốn vay chính là quản lý tài sản nợ, nó cần thiết đối với bất kỳ
đơn vị kinh doanh nào. Quản lý nguồn vốn nhằm mục đích khai thác tối đa
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.
Đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững, làm tiền đề cho việc nâng
cao thị phần, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng cả về số lượng, thời
hạn và lãi suất. Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh
của tổ chức tín dụng (Mạc Nguyên Đoan Hạnh, 2008).
+ Sử dụng vốn vay
Một chủ thể kinh tế vay vốn khi họ thiếu vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu
vốn ngắn hạn hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Chủ thể đi vay chỉ đầu tư vào
dự án khi giá trị hiện tại của các luồng tiền (thu nhập) tương lai lớn hơn chi phí
đầu tư, điều đó có nghĩa là giá trị hiện tại ròng của dòng tiền (NPV) dự tính trong
tương lai là một số lớn hơn 0 (NPV > 0) ở một mức chiết khấu nào đó, Trong các
dự án đầu tư thường có dòng tiền (thu nhập) âm ở giai đoạn đầu, để đảm bảo dự
án được tiến hành nó phải được tài trợ bằng vốn tự có hoặc vốn đi vay. Vay vốn
không chỉ đáp ứng nhu cấu sản xuất kinh doanh mà nó còn phục vụ cho những
mục đích tiêu dùng: mua nhà, xe ô tô…vay vốn là việc cắt giảm tiêu dùng trong
tương lai để tiêu dùng hiện tại.

8


Lãi suất ảnh hưởng lớn tới sử dụng vốn vay. Khi lãi cao chỉ có dự án có
rủi ro cao mới sẵn sàng vay vốn và những dự án đầu tư có độ an toàn cao có thể
không được thực hiện. Với hộ nông dân họ vay vốn để phục vụ cho phát triển
trồng trọt, mua giống mới, mở rộng diện tích gieo trồng, tăng cường đầu tư phân

bón…cho chăn nuôi: cải tạo đàn giống, ứng dụng giống, kỹ thuật tiên tiến, đầu tư
xây dựng cơ bản, đầu tư thức ăn…nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện
cuộc sống, thoát khỏi nghèo đói hướng tới làm giàu. Hộ nông dân còn sử dụng
vốn vay cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai mà không phải đầu tư nâng cao
thu nhập trước mắt như vay vốn cho con cái ăn học. Ngoài ra hộ nông dân còn
vay chi các mục đích tiêu dùng trong gia đình, mua sắm đồ gia dụng, chi tiêu
trong gia đình…Lý thuyết sử dụng vốn vay mang lại lợi cao hơn tiền lãi thường
ít có nghĩa với hộ nông dân, bởi trình độ của họ không cao, có những rủi ro bất
định trong sản xuất nông nghiệp mà họ không thể dự đoán và ước lượng được.
Ngoài ra còn có lý do thuộc về văn hóa, hiểu biết về pháp luật, những kiến thức
về tài chính kinh tế (Sử Thị Kim Nhung, 2011).
+ Sử dụng vốn vay của hộ nông dân
Trong nghiên cứu “Đặc điểm sử dụng vốn vay của hộ sản xuất” của đại
học Thương Mại năm 2010 có nói rằng: Người dân ở nông thôn nói chung và hộ
sản xuất nói riêng họ chủ yếu sống bằng nghề nông là chính, mà nông nghiệp lại
phụ thuộc và điều kiện tự nhiên. Thiên nhiên ngoài mặt tích cực là mang lại
thuận lợi cho sản xuất, nó vẫn còn mang lại không ít khó khăn, sản xuất thường
gặp nhiều rủi ro như mưa nắng, lũ lụt, sâu bệnh... Vì vậy việc sử dụng vốn vay
cũng có dễ xảy ra rủi ro, nhiều khi đầu tư bị mất trắng không có khả năng hoàn
trả. Thu nhập của các hộ sản xuất nói chung là thấp, đời sống của họ còn nhiều
khó khăn. Vì vậy vốn còn có hiện tượng sử dụng sai mục đích. Có trường hợp
vốn cung cấp không được đầu tư vào sản xuất, mà dùng vào mua sắm hoặc đánh
bạc nên làm cho đồng vốn phát huy tác dụng kém.
Đối tượng vay vốn là các hộ gia đình, nên món vay thường nhỏ. Vì vậy
thủ tục cần đơn giản, gọn nhẹ tránh để người dân đi lại nhiều gây lãnh phí thời
gian và tiền của của người dân dẫn đến chi phí cho một đồng vốn vay khá cao.
Đối tượng sản xuất của các hộ sản xuất chủ yếu là cây trồng, con vật nuôi nó có
quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Vì vậy việc sử dụng vốn phải phù hợp
với từng loại cây trồng, từng loại vật nuôi. Vốn đầu tư phải được sử dụng đúng
lúc, đúng thời gian mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tính thời vụ trong sản


9


xuất nông nghiệp đã làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển vốn chậm chạp. Vì
vậy cần thiết phải có lượng vốn dự trữ đáng kể trong thời gian dài cho nên hiệu
quả sử dụng vốn không cao. Mặt khác hộ sản xuất còn có các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp nên việc sử dụng vốn cũng có một phần hiệu quả hơn (Đại học
Thương Mại, 2010).
2.1.2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn vay
2.1.2.1. Nguyên tắc quản lý vốn của Hội nông dân
Quản lý vốn vay của các tổ chức chính trị xã hội nói chung và quản lý vốn
vay của HND nói riêng đều hướng tới mục đích hỗ trợ vốn cho nông dân phát
triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận nhằm phát triển nông thôn, cải thiện đời sống cho nông dân.
Nông dân được vay vốn trước hết là hội viên nông dân có đủ điều kiện
vay vốn để sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, góp phần xoá đói giảm nghèo để
từng bước “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu
thì giàu thêm”.
Theo HND Việt Nam năm 2011, nguyên tắc quản lý vốn vay của HND
bao gồm các nguyên tắc sau:
+ Đối với Quỹ hỗ trợ nông dân
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn:
- Vốn được cấp từ Ngân sách Nhà nước.
- Nguồn vốn từ vận động.
- Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ.
- Vốn ủy thác của Nhà nước, các tỏ chức trong và ngoài nước tài trợ cho
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Vốn tự bổ sung hàng năm.
- Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động:
- Hoạt động của Quỹ HTND không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải bảo
toàn, phát triển nguồn vốn và bù đắp chi phí quản lý.
- Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ trước pháp luật, tuân thủ các
quy định về nghiệp vụ tài chính, tín dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

10


Nguyên tắc quản lý vốn:
- Nguồn vốn vay của Quỹ HTND nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất kinh
doanh, cho vay có hoàn trả không thu lãi nhưng có thu phí.
- Nguồn vốn hoạt động của Quỹ không được sử dụng vào mục đích kinh
doanh tiền tệ.
- Hội nông dân cho nông dân vay vốn không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm
hỗ trợ và giúp đỡ hội viện nông dân phát triển sản xuất – kinh doanh trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn.
+ Đối với các Ngân hàng ủy thác
Trong Điều 20, Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ HTND năm 2011, Quỹ
HTND có chức năng chuyển tải vốn, dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp và các dịch
vụ hỗ trợ vốn khác.
Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Và Thỏa thuận liên
ngành số 799/TTLN ngày 19/10/2010 giữa Hội Nông dân Việt Nam và
NHNo&PTNT Việt Nam về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, Hội Nông dân có trách nhiệm chuyển
tải vốn tới nông dân, ngân hàng trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình và giải
ngân. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ
chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh
và đời sống.

Phối hợp cùng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân
hàng chính sách xã hội và các ngành chức năng tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho
cán bộ Hội và các Tổ trưởng vay vốn do Hội Nông dân quản lý.
Tổ chức các hoạt động phổ biến nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất
kinh doanh, nâng cao tay nghề, hướng dẫn hội viên nông dân sử dụng vốn vay
đúng mục đích, phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thay
đổi diện mạo khu vực nông thôn.
Cung cấp cho Ngân hàng các ý kiến của hội viên nông dân liên quan đến
việc vay vốn ngân hàng và các thông tin khác trong quá trình tổ chức thực hiện
các chế độ, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tổ chức ký kết Thỏa thuận liên ngành với các Ngân hàng nhằm khai thác
và tạo nguồn vốn vay cho hội viên nông dân phát triển SXKD, dịch vụ hiệu quả.

11


Định kỳ hàng quý trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước về tình hình
cho vay và hoạt động của các Tổ vay vốn do Hội Nông dân quản lý.
Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội cấp dưới
Phối hợp với Ngân hàng chi nhánh định kỳ kiểm tra, sơ tổng kết việc tổ
chức thực hiện Chương trình.
2.1.2.2. Nguyên tắc sử dụng vốn vay từ Hội nông dân
Căn cứ Quyết định số 908-QĐ/HNDTW ngày 15/11/2011 của Ban
Thường vụ Trung ương HND Việt Nam, nguồn vốn hoạt động của HND được sử
dụng để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình
phát triển kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo; nâng cao quy mô sản xuất và sản
xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác
tiềm năng, thế mạnh của vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt

chất lượng, hiệu quả cao.
* Theo HND Việt Nam năm 2014 về nguyên tắc sử dụng vốn vay từ HND
Vốn hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân được thực hiện dưới hình thức cho
vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi mà chỉ thu phí,
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
HND có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối
tượng, có hiệu quả, thu hồi kịp thời đầy đủ các khoản vốn cho vay trợ giúp nông
dân để bảo toàn vốn và hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân tài trợ
vốn cho HND.
HND không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục
đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài
chính và các hoạt động kinh doanh khác.
Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích nêu trong Giấy đề nghị
vay vốn kèm theo phương án sản xuất kinh doanh đã được cấp Hội có thẩm
quyền phê duyệt.
Người vay phải trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và phí.
Ban thường vụ Trung ương HND Việt Nam hướng dẫn cơ chế cho vay trợ
giúp có hoàn trả đối với nông dân, trong đó xác định rõ đối tượng, điều kiện vay,
thời hạn, mức vốn vay, hoàn trả vốn vay.

12


×