Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC THỌ

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

60.62.01.16

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Thọ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND, BCĐ
chương trình nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam, UBND xã
Phương Sơn, UBND xã Huyền Sơn và UBND xã Khám Lạng đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Thọ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis Abstract ................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chương trình xây dựng............................... 5
2.1.


Cơ sở lý luận về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới .................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 5

2.1.2.

Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới .............................................. 7

2.1.3.

Các nội dung xây dựng nông thôn mới............................................................... 9

2.1.4.

Các bước trong xây dựng nông thôn mới ......................................................... 12

2.1.5.

Nguồn lực và cơ chế huy động xây dựng nông thôn mới ................................. 16

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình nông thôn mới .................. 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ............... 18


2.2.1.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới ............. 18

2.2.2.

Một số mô hình xây dựng nông thôn mới đã triển khai ở Việt Nam ................ 22

2.2.3.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phương ....................... 25

iii


2.2.4.

Những nghiên cứu có liên quan đến thực hiện chương trình xây dựng............ 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 33

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 33

3.1.2.


Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 39

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 41

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 42
4.1.

Thực trạng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ...................................................................... 42

4.1.1.


Tình hình thành lập hệ thống quản lý, thực hiện chương trình trên địa bàn
huyện Lục Nam ................................................................................................ 42

4.1.2.

Tình hình tổ chức thông tin, tuyên truyền về chương trình nông thôn mới
trên địa bàn huyện Lục Nam............................................................................. 46

4.1.3.

Tình hình khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn ........................................... 49

4.1.4.

Tình hình xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã ..................................... 50

4.1.5.

Tình hình lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã ...................... 54

4.1.6.

Giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện ........................................... 56

4.1.7.

Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Lục Nam ................................................................................................ 57


4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Lục Nam ..................................................................... 64

4.2.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi xã................................................ 64

4.2.2.

Cơ chế, chính sách văn bản thực hiện chương trình nông thôn mới ................ 65

4.2.3.

Nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới ........................................... 69

4.2.4.

Quan điểm thực hiện chương trình nông thôn mới........................................... 71

4.2.5.

Năng lực cán bộ ................................................................................................ 73

4.2.6.

Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới..................................... 75

iv



4.3.

Định hướng, mục tiêu và giải pháp thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang .......................... 75

4.3.1.

Định hướng, mục tiêu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Lục Nam............................................................................. 76

4.3.2.

Giải pháp tăng cường thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Lục Nam............................................................................. 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 91
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 91

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 92

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93
Phục lục .......................................................................................................................... 97

v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

MTQG

Mục tiêu quốc gia

PTBQ

Phát triển bình quân

PTNT


Phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

THT

Tổ hợp tác

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Lục Nam giai đoạn 2013 - 2015 .............36

Bảng 4.1. Tình hình thành lập Ban chỉ đạo huyện, Ban quản lý xã và Ban phát triển .............43
Bảng 4.2. Đánh giá tình hình hoạt động của Ban chỉ đạo huyện, Ban quản lý xã và Ban phát
triển thôn .......................................................................................................................45
Bảng 4.3. Kết quả công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới...........................................47
Bảng 4.4. Nhận thức về chương trình nông thôn mới của cán bộ huyện, xã ............................48
Bảng 4.5. Kết quả rà soát thực trạng nông thôn mới tại các xã ..................................................50
Bảng 4.6. Đánh giá chất lượng đồ án quy hoạch nông thôn mới ...............................................51
Bảng 4.7. Đánh giá năng lực của các đơn vị tư vấn ....................................................................52

Bảng 4.8. Sự tham gia của người dân trong lập quy hoạch nông thôn mới ..............................53
Bảng 4.9. Đánh giá tình hình lập đề án nông thôn mới...............................................................55
Bảng 4.10. Tình hình kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình .................................................56
Bảng 4.11. Kết quả hoàn thành nội dung Hạ tầng kinh tế xã hội .................................................59
Bảng 4.12. Kết quả hoàn thành nội dung Kinh tế và tổ chức sản xuất ........................................61
Bảng 4.13. Kết quả hoàn thành nội dung Văn hóa, xã hội, môi trường.......................................63
Bảng 4.14. Kết quả hoàn thành nội dung Hệ thống chính trị .......................................................64
Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến đề nghị thao gỡ khó khăn một số tiêu chí.......................................67
Bảng 4.16. Tình hình huy động nguồn lực thực hiện nông thôn mới huyện Lục Nam giai đoạn
2011-2015 .....................................................................................................................71
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của trình độ cán bộ đến nhận thức về nông thôn mới ............................74
Bảng 4.18. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới huyện Lục Nam đến 2020 .................................77

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP

Hộp 4.1.

Một số xã không chấp hành nộp báo cáo theo quy định .............................. 57

Hộp 4.2.

Hiệu quả từ xây dựng cánh đồng mẫu ......................................................... 60

Hộp 4.3.

Cần có chính sách phù hợp với các xã trong thực hiện................................ 65


Hộp 4.4.

Cần đổi mới trong phân bổ nguồn vốn hàng năm ........................................ 72

Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên đến kết quả thực hiện tiêu chí .................... 65
Đồ thị 4.2. Sự tham gia của người dân trong đóng góp nguồn lực ............................... 75

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Thọ
Tên Luận văn: “Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Phát triển nông thôn; Mã số: 60.62.01.16
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Lục Nam là một trong bốn huyện miền núi tỉnh Bắc Giang, triển khai chương
trình nông thôn mới huyện đã đạt được một số kết quả bước đầu, tuy nhiên trong quá
trình còn một số tồn tại hạn chế. Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 huyện có từ
50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trở lên cần có các giải pháp chủ yếu thực hiện xây
dựng nông thôn mới nhằm hoàn thành mục tiêu trên.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; 2) Đánh giá thực trạng thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam 5 năm qua; 3)
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; 4)
Đề xuất định hướng và các giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Đề tài lựa chọn 03 xã mang đặc trưng đại diện cho mỗi vùng thuộc huyện Lục
Nam để khảo sát. Số liệu thứ cấp bao gồm cơ sở lý luận, thực tiễn, tình hình thực hiện
và định hướng mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã được thu thập thông qua số liệu

thống kê và các báo cáo từ Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình nông thôn mới. 112
hộ nông dân, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và các bên có liên quan đã được
phỏng vấn và thảo luận. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh và nhóm các
chỉ tiêu về thực trạng, kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện xây dựng nông
thôn mới đã được sử dụng để phân tích.
Qua điều tra cho thấy việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Lục Nam được thực hiện theo đúng quy định. Địa phương đã sớm thành lập bộ máy chỉ
đạo, giúp việc; Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh; Đánh giá thực trạng thực hiện
theo quy định; Việc lập và phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án nông thôn mới đã hoàn
thành tại các xã; Kết quả xây dựng các tiêu chí đạt khá; Công tác giám sát, kiểm tra
được duy trì.

ix


Tuy nhiên, bộ máy chỉ đạo và giúp việc từ huyện đến cơ sở hoạt động chưa hiệu
quả, chưa đáp ứng được yêu cầu (có 49,1% ý kiến đồng tình với nhận định này); Công
tác tuyên truyền mới được thực hiện ở các xã điểm (có 75% ý kiến cho rằng tuyên
truyền còn ít hoặc hạn chế); Việc rà soát đánh giá thực trạng chưa sát với thực tế do hệ
thống văn bản chưa hoàn chỉnh; Chất lượng đồ án quy hoạch còn thấp (có 68,2% ý kiến
đánh giá); Đề án nông thôn mới cần rà soát, điều chỉnh bổ sung; Kết quả hoàn thành
một số tiêu chí đạt thấp, nhất là nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản
xuất chậm, chưa có nhiều chuyển biến; Chế độ báo cáo chưa kịp thời, chất lượng thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Lục Nam đó là Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi xã có tính đặc thù
riêng và không đồng đều; Một số cơ chế, chính sách văn bản thực hiện chương trình
nông thôn mới còn chưa phù hợp; Nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới còn
hạn hẹp; Còn có các quan điểm chưa thống nhất trong thực hiện xây dựng nông thôn
mới; Hạn chế về năng lực cán bộ; Nhận thức của người dân chưa thực sự đầy đủ.
Đề tài đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh và thực hiện hiệu quả chương

trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam đó là: i) Tăng cường công
tác tuyên truyền, vận động; ii) Nâng cao trình độ cho cán bộ cấp cơ sở; iii) Đẩy mạnh
phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân; iv) Đẩy mạnh huy động nguồn vốn
thực hiện nông thôn mới; v) Hoàn chỉnh công tác quy hoạch và đề án nông thôn mới; vi)
Đổi mới quan điểm trong thực hiện chương trình nông thôn mới; vii) Hoàn thiện cơ chế
chính sách, Bộ tiêu chí thực hiện chương trình nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính
chiến lược để thực hiện thành công Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để
hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 huyện Lục Nam có trên 50% số xã đạt chuẩn nông
thôn mới thì các Bộ, ngành trung ương cần sớm tham mưu giúp Chính phủ các cơ chế
để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; Tỉnh Bắc Giang cần tăng cường
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh các phong trào thi đua để huy
động sự tham gia của các cấp, ngành và người dân.

x


THESIS ABSTRACT
1. Author: Nguyen Ngoc Tho
2. Title of the study: “Solutions to the New Countryside program
implementation in Luc Nam district, Bac Giang province”
3. Major: Rural Development

Code: 60.62.01.16

4. Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Building the new countryside has been considered to be one of the strategic
missions and solutions to accomplishing the Communist Party’s Resolution No.26NQ/TW on developing agriculture, farmers, countryside. Luc Nam, one of the four
mountainous districts of Bac Giang province, has made initial accomplishments in

executing the New Countryside program. However, that program implementation has
revealed several shortcomings. Hence, it is essential that there should be major solutions
to enhancing the program execution, in pursuant of the goal of having more than 50% of
the total number of district’s communes meeting the New Countryside criteria.
The objectives of the study are: (1) To review the theoretical and empirical
framework for the New Countryside program implementation; (2) To evaluate the New
Countryside program implementation situation in Luc Nam district for the past five
years; (3) To analyze the major factors affecting the program execution; (4) To propose
several orientations and solutions to the program implementation in the future.
Regarding the sample selection, three communes representing each typical region
of Bac Giang province are selected to examine. In terms of data collection, the study
utilizes both secondary and primary data. The former comprises of the publications,
statistics and reports officially published by the Steering and Management Board of
New Countryside program. Those documents are expected to provide the study with the
theoretical and practical basis, the set of criteria for situation, results and affecting
factors of New Countryside program, as well as the related information on the program
implementation, goals and future orientations. The primary data is collected through the
interviews and discussions with 112 local farmer households, the management officers,
leaders and related stakeholders. Subsequently, the gathered data is processed by the
methods of descriptive statistics and comparison.
It has been found that the implementation of New Countryside program in Luc
Nam district has revealed both advantages and disadvantages. On the one hand, the New
Countryside program in Luc Nam district has been executed in line with the
governmental regulations. To specify, it has been found that the district has set up the

xi


management and assistance boards, promoted the propaganda activities, finalized the
proposal and approval for the new countryside planning, maintained the supervision,

and evaluated the program implementation in accordance with the regulations. Better
still, most of the criteria fulfillment has been assessed at “fairly good” level. On the
other hand, there are a lot of limitations in the program implementation. Specifically, it
is shown that the steering and assistance boards at the district and commune levels have
operated inefficiently so they have yet to meet the work requirements. Additionally, the
propaganda campaigns have been only implemented in the focal communes so their
efficiency proves to be limited. The planning for constructing the new countryside is of
low-quality and in need of adjustments. The evaluation of the program has not been
done appropriately because of the absence of the completed document system. The
reports also have not been carried out in a timely manner. Worse still, the
accomplishment of some criteria, especially the one in terms of socio-economic
infrastructure, has been found to be insignificant. The production development is seen
to be at a low pace.
The major factors affecting the New Countryside program results include the
featured natural and socio-economic conditions in each region, unsuitable policy
mechanisms, insufficient resources, incompetent officers, heterogeneous opinions and
thinking, low awareness of the locals.
Finally, the study proposes seven main solutions to accelerating and enhancing the
efficiency of the New Countryside program implementation in Luc Nam district,
including: (i) Promote the policy lobby and propaganda; (ii) Raise the local officers’
awareness; (iii) Foster the production to better the local people’s income; (iv) Promote
the capitalization for building the new countryside; (v) Finalize the planning and new
countryside proposal; (vi) Renovate the opinions in implementing the new countryside
program; (vii) Finalize the policy mechanisms and criteria for the new countryside
program. At the national level, the related ministries are supposed to play a critical role
in supporting the government to issue the suitable new countryside policies. At the
provincial level, it is crucial that Bac Giang province should allocate more resources for
building the new countryside and promote the emulation movements with the
participation of different levels of authorities and citizens in the province.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị,
đảm bảo an ninh, quốc phòng. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn là cơ sở để đảm bảo ổn định
tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, ngày 5/8/2008 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về “nông
nghiệp, nông dân và nông thôn” đề ra mục tiêu: "Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí
được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường".
Cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ
tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 về
sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu
chí và Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 06/4/2010 phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gồm 11 nội dung. Triển khai thực hiện
Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bắc
Giang đã ban hành Nghị quyết số 145-NQ/TU ngày 14/7/2011 của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020. Sau 5 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc

Giang đã đạt được một số kết quả khích lệ, đã có 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới,
chiếm 16,8%, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng lên, bộ
mặt nông thôn có chuyển biến tích cực.
Huyện Lục Nam là một trong bốn huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, căn
cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, tỉnh, huyện Lục Nam đã

1


tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các địa phương thực hiện, sau 05 năm,
kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt được kết quả bước đầu,
đã có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới, từng bước hình thành được một số cánh
đồng mẫu, cánh đồng cho thu nhập cao, một số sản phẩm hàng hóa có thương
hiệu. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện chương trình còn bộc lộ một số hạn chế,
đời sống của người dân vẫn còn thấp, sản xuất chủ yếu nông nghiệp còn nhỏ lẻ,
bình quân số tiêu chí của các xã đạt thấp hơn so với bình quân chung toàn tỉnh,
các xã còn lại đều đạt ít tiêu chí, năng lực, trình độ và nhận thức của cán bộ, nhân
dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chất lượng đồ án quy hoạch chưa
cao, đề án nông thôn mới còn nặng về xây dựng cơ bản mà chưa quan tâm đến
phát triển sản xuất. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn huyện có
khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trở lên (tương đương 13 xã), gấp 03
lần so với giai đoạn trước, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nếu chưa khắc phục
được các hạn chế, các giải pháp thực hiện đột phá sẽ khó hoàn thành mục tiêu.
Thời gian qua, đã có một số đề tài nghiên cứu về các giải pháp nhằm đẩy
mạnh xây dựng nông thôn mới, một số giải pháp, bài học kinh nghiệm đã được
rút ra nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình. Tuy nhiên, hầu hết các đề
tài mới chỉ tập trung vào việc đánh giá thực trạng hoàn thành 19 tiêu chí nông
thôn mới, bước đầu đề ra các giải pháp hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 mà
chưa có tính dài hạn, chưa nhiều giải pháp về thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu rõ thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới

trong thời gian qua trên địa bàn huyện Lục Nam để từ đó đề ra các giải pháp chủ
yếu thực hiện xây dựng nông thôn mới nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra nên
tôi chọn đề tài “Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Lục Nam 5 năm qua, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới.

2


- Đánh giá thực trạng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Lục Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam.
- Đề xuất giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Lục Nam.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Có các bài học kinh nghiệm thành công nào trong xây dựng nông thôn
mới trên thế giới, ở Việt Nam có thể áp dụng cho huyện Lục Nam?
- Thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục
Nam trong giai đoạn 2011-2015 đang diễn ra như thế nào? Đã đạt được các kết
quả nào? có những tồn tại hạn chế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang? Yếu tố nào đóng góp tích cực? Yếu tố

nào cản trở quá trình thực hiện nông thôn mới tại địa phương?
- Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Lục Nam giai đoạn 20162020 như thế nào? những giải pháp nào cần đưa ra để hoàn thành các mục tiêu
trên? Trong thời gian tới cần phải làm gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn thực trạng và giải
pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng khảo sát: Các hộ dân, Ban phát triển thôn, cán bộ cấp xã, huyện,
tỉnh, các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước...
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Lục Nam, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp thực
hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam thời giai tới.
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

3


Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm: 2013-2015; các số
liệu sơ cấp thu thập từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016; các định hướng, giải
pháp phục vụ cho giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nông thôn, nông thôn mới và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Làm rõ nguyên tắc, mục tiêu, các nội dung và các bước trong quá trình thực hiện
chương trình nông thôn mới. Vận dụng một số kinh nghiệm hay của một số địa
phương có thể áp dụng thực tế trên địa bàn huyện Lục Nam.
Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong quá trình
thực hiện chương trình nông thôn mới theo các bước. Làm rõ tác động của các

yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Lục Nam. Đề xuất được các giải pháp có căn cứ, phù hợp và
khả thi đối với huyện Lục Nam. Qua quá trình nghiên cứu nhận thấy cần phải có
sự thay đổi, bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới để phù hợp hơn đối
với từng vùng miền, giao tính chủ động cho địa phương đối với một số tiêu chí
để đảm bảo tính hiệu quả; đồng thời cần có sự đổi mới trong quan điểm thực hiện
xây dựng nông thôn mới để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Nông thôn
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nông thôn. Có quan
điểm cho rằng nông thôn được định nghĩa dựa vào tiêu chí trình độ phát triển của
cơ sở hạ tầng, có nghĩa nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng
vùng đô thị. Có quan điểm lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu mức độ tiếp cận thị
trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn có
trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với vùng đô thị là
thấp hơn. Cũng có quan điểm định nghĩa vùng nông thôn là vùng có dân cư làm
nông nghiệp là chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính trong vùng là từ sản xuất nông
nghiệp (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Hội nghị nhóm chuyên viên của Liên Hiệp Quốc đã đề cập đến một khái
niệm CONTIUM nông thôn - đô thị. Có thể hiểu nông thôn - đô thị là một khu
vực kinh tế hỗn hợp gồm nông thôn, nông thị và đô thị kế tiếp, xen kẽ
nhau. Trong đó, nông thôn được coi là các làng xã nông nghiệp cổ truyền, nông

thị là các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, chợ có chức năng như cầu nối giữa nông thôn
và thành thị, còn thành thị là các thành phố lớn, vừa, hoặc các khu công nghiệp
tập trung (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Ở Việt Nam, nông thôn là vùng lãnh thổ bao gồm các địa bàn dân cư có số
lượng dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ dân cư ít hơn 6.000 người/km2 và
tỉ lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%, tức là tỉ lệ lao động nông nghiệp đạt từ
40% trở lên. Nhìn nhận từ góc độ quản lí, có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh
sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham
gia vào hoạt động kinh tế văn hoá - xã hội và môi trường trong một thể chế chính
trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cs.,
2005). Nông thôn triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bản cả nước được
khái niệm: Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
Ủy ban nhân dân (UBND) xã (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013).
5


2.1.1.2. Nông thôn mới
Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một
kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn
trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông
thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt.
Nông thôn mới là nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp
truyền thống của nông thôn Việt Nam (Vũ Trọng Khải và cs., 2003).
Nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải thị trấn, thị tứ.
Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là vùng nông
dân quần tụ trong đơn vị là xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có thuộc tính khác
với nông thôn truyền thống, đó là: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;
sản xuất phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất, tinh thần người
nông dân ngày càng được nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn,
phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ (Hồ Xuân Hùng, 2010).

Nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu
những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ lại nét đặc trưng, tính
cách Việt Nam trong đời sống tinh thần. Theo đó một số tiêu chí của mô hình
nông thôn mới là: Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã.
Hai là đáp ứng yêu cầu thị trường hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ba là có khả năng khai thác và nuôi dưỡng hợp lý các nguồn lực, đạt tăng trưởng
kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịch
được khai thác. Bốn là, dân chủ nông thôn được mở rộng và đi vào thực chất.
Năm là, nông dân, nông thôn có văn hóa được phát triển, dân trí được nâng lên
(Hồ Văn Thông, 2005).
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại,
làng xã văn minh sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế
hàng hóa; đời sống vật chất tinh thần người dân ngày càng được nâng cao; bản
sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt,
quản lý dân chủ.
2.1.1.3. Xây dựng nông thôn mới
Nhìn từ góc độ hình thái chế độ kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới
phản ánh trạng thái xã hội nông thôn tại một thời điểm nhất định với phát triển
kinh tế là cơ sở, với tiến bộ xã hội toàn diện là tiêu chí, dưới điều kiện chế độ xã
hội chủ nghĩa (Nguyễn Danh Sơn, 2010).
6


Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, xây dựng nông thôn mới là cách gọi chung cho
quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa nông thôn, dưới bối cảnh “thành thị
và nông thôn cùng phát triển” trong giai đoạn mới “công nghiêp bổ trợ nông
nghiệp, thành thị dẫn dắt nông thôn” (Đặng Kim Sơn, 2008).
Dưới góc độ chủ thể xây dựng nông thôn mới, công cuộc xây dựng làng, xã
hiện đang được tiến hành trong bối cảnh đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa để
đẩy lùi khoảng cách giữa thành thị và nông thôn và cải thiện tình hình kinh tế

nông thôn đang suy yếu kìm hãm sự phát triển chung của cả nước (Đặng Kim
Sơn, 2008).
Xét dưới góc độ quản lý, xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu
quốc gia được triển khai trên địa bàn xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển
nông thôn theo hướng hiện đại (Đặng Kim Sơn, 2008).
Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy
hoạch; xây dựng giai cấp công nhân, củng cố liên minh công nhân - nông dân tri thức vững mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư
dân nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn các vùng
còn khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các
nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông
thôn mới (Ban Chấp hành Trung ương, 2008).
Như vậy, xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với
nông thôn, quá trình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có
sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác.
2.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
a. Mục tiêu chung
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và

7



tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ
nghĩa (Thủ tướng Chính phủ, 2010).
b. Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới).
Đến năm 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí Quốc
gia về nông thôn mới).
2.1.2.2. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới
Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới phải
hướng tới mục tiêu thực hiện đạt chuẩn 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và
Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
sửa đổi một số tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ
chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do
chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức
thực hiện.
Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện
các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân
cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của
chương trình nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng
đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và
giám sát, đánh giá.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng

quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong
xây dựng nông thôn mới (Bộ Nông nghiệp và PTNT và cs., 2011).

8


2.1.3. Các nội dung xây dựng nông thôn mới
Chương trình nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh
tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung (Thủ tướng Chính
phủ, 2010).
a. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Để đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; Phát triển các
khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
b. Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội
Đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới.
Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và bảo vệ hệ thống giao
thông trên địa bàn xã.
Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất trên địa bàn xã.
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa
thể thao trên địa bàn xã.
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa
bàn xã.
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên
địa bàn xã.

Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ.
Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã.
c. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp.
9


Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp.
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng
một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương.
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công
nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
động nông thôn.
d. Giảm nghèo và an sinh xã hội
Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho
huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
đ. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình
kinh tế ở nông thôn.

e. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
g. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG trong lĩnh vực Y tế, đáp ứng yêu
cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
h. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và số 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
10


Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới.
i. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảm
bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm
y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và
cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.
Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn.
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn
theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong
thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải
tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển
cây xanh ở các công trình công cộng.
k. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội

trên địa bàn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng
yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ
tiêu chuẩn về công tác tại xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này.
Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ
thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
l. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ
nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu.
Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho
lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã
hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
11


2.1.4. Các bước trong xây dựng nông thôn mới
a. Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban chỉ đạo chương
trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới tỉnh, thành phố: Do
Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG cấp tỉnh làm
Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 Phó
Trưởng Ban là Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; các thành viên là lãnh đạo
các Sở, ban ngành liên quan. Ban chỉ đạo tỉnh thành lập Văn phòng điều phối
chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh đặt tại Sở Nông nghiệp và PTNT,
giúp Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện chương trình trên địa bàn.
Cấp huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn

mới của huyện, thị xã: Do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch
UBND huyện là Phó Trưởng ban, thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban ngành
có liên quan của huyện. Ban chỉ đạo huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều
hành việc thực hiện các nội dung của chương trình nông thôn mới trên phạm vi
địa bàn. Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quan thường
trực điều phối, giúp Ban chỉ đạo huyện thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn.
Cấp xã: Thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã do UBND xã
quyết định thành lập. Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND
xã là Phó Trưởng ban. Thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban,
ngành, đoàn thể chính trị xã hội và trưởng thôn.
Cấp thôn, bản: Thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có
uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực tiếp
bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận.
b. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện)
Ban chỉ đạo các cấp tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ
trương, chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng chuyên mục về xây dựng
nông thôn mới trên các phương tiện đại chúng của địa phương trong suốt quá
trình thực hiện.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng dẫn của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.

12


×