Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ANH ĐÀM

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Đàm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc Thầy giáo GS.TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp & Chính sách, Khoa Kinh tế phát triển nông thôn- Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Nông nghiệp
Phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, UBND huyện Gia
Lâm, Phòng tài nguyên môi trường, phòng kinh tế, chi cục thống kê huyện Gia Lâm;
UBND xã Đa Tốn, Kim Sơn, Phú Thị đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Đàm

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, biểu đồ, hộp ......................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi về không gian............................................................................................ 3
1.3.3. Phạm vi thời gian ................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 4

1.5. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông
thôn mới ........................................................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................... 5
2.1.2. Vai trò của phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ...................... 10
2.1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới 12
2.1.4. Nội dung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới . 12
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới 15
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 17
2.2.1. Các quan điểm, chủ trương của đảng và nhà nước về nông thôn mới và các giải
pháp phát triển sản xuất trong chương trình nông thôn mới ........................................... 17
2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới ..................... 22
2.2.3. Kinh nghiệm ở trong nước .................................................................................... 31
2.2.4. Bài học rút ra cho việc thực hiện các giải phát triển nông nghiệp trong chương
trình xây dựng nông thôn mới ở huyện gia lâm .............................................................. 39

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 41
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 50
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu................................................................... 50
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................................ 51
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 51
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 54
4.1. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện gia lâm .................................................................................................................. 54

4.1.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm..................................... 56
4.1.2. Tổ chức triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm 60
4.1.3. Đánh giá kết quả thực hiện phát triển nông nghiệp trong xây dựng chương trình
nông thôn mới tại huyện gia lâm .................................................................................... 85
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện phát triển nông nghiệp trong chương trình
xây dựng nông thôn mới ở huyện gia lâm ...................................................................... 94
4.2.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 94
4.2.2. Chính sách của đảng và nhà nước ......................................................................... 96
4.2.3. Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan ................................................................... 97
4.3 một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp trong chương trình
xây dựng nông thôn mới ở huyện gia lâm đến năm 2020............................................. 100
4.3.1. Định hướng nhằm túc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện . 100
4.3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia
lâm ................................................................................................................................ 102
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 111
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 111
5.2. Kiến nghị................................................................................................................ 112
5.2.1. Về phía nhà nước ................................................................................................ 112
5.2.2. Về phía chính quyền địa phương ........................................................................ 113
5.2.3. Về phía người dân ............................................................................................... 113
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 114
Phụ lục .......................................................................................................................... 117

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BCĐ

Ban chỉ đạo

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HTX NN


Hợp tác xã nông nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

QTDĐĐT

Quy trình dồn điền đổi thửa

SPHH

Sản phẩm hàng hóa

VAC

Vườn ao chuồng


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Gia Lâm năm 2013 - 2015 .... 45

Bảng 3.2.

Biến động dân số và lao động đoạn 2013 – 2015....................................... 47

Bảng 3.3.

Dung lượng mẫu điều tra ........................................................................... 50

Bảng 4.1.

Tình hình sản xuất một số nông sản ngành trồng trọt huyện Gia Lâm
giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................ 60

Bảng 4.2.

Tình hình sản xuất một số nông sản ngành chăn nuôi, thủy sản huyện
Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................. 59

Bảng 4.3.

Kết quả quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Gia Lâm ..................................................................................................... 64

Bảng 4.4.

Thực trạng ruộng đất tại các xã thực hiện dồn điền đổi thửa tại huyện
Gia Lâm ..................................................................................................... 66

Bảng 4.5.

Diện tích tưới, tiêu toàn huyện Gia Lâm từ 2013 - 2015........................... 68

Bảng 4.6.

Tình hình duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy lợi của huyện...... 70

Bảng 4.7.

Diện tích một số loại rau hàng hóa của huyện giai đoạn 2013 – 2015............ 72

Bảng 4.8.

Năng suất một số loại rau của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ..... 74

Bảng 4.9.

Kết quả sản xuất một số loại rau hàng hóa huyện gia lâm giai đoạn
2013 - 2015 ................................................................................................ 75

Bảng 4.10. Diện tích một số loại trái cây sản xuất hàng hóa huyện Gia Lâm giai
đoạn 2013 - 2015 ....................................................................................... 76

Bảng 4.11. Năng suất một số loại trái cây sản xuất hàng hóa huyện Gia Lâm giai
đoạn 2013 - 2015 ....................................................................................... 78
Bảng 4.12. Sản lượng một số loại trái cây sản xuất hàng hóa huyện Gia Lâm giai
đoạn 2013 - 2015 ....................................................................................... 79
Bảng 4.13. Tình hình sản xuất một số nông sản ngành chăn nuôi, thủy sản huyện
Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................. 82
Bảng 4.14. Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
hàng hóa tại huyện Gia Lâm ...................................................................... 84
Bảng 4.15. Tình hình đất đai, lao động của hộ điều tra ............................................... 85
Bảng 4.16. Khối lượng nông sản hàng hóa của các hộ điều tra năm 2015 .................. 86

vi


Bảng 4.17. Giá trị sản xuất và giá trị nông sản hàng hóa của hộ điều tra .................... 87
Bảng 4.18. Tỷ suất nông sản hàng hóa của các hộ điều tra ......................................... 88
Bảng 4.19. Đánh giá về công tác dồn điền đổi thửa tại huyện..................................... 90
Bảng 4.20. Đánh giá về số lượng công trình giao thông, thủy lợi nội đồng ................ 91
Bảng 4.21. Đánh giá về chất lượng công trình giao thông, thủy lợi nội đồng ............. 92
Bảng 4.22. Đánh giá về đổi mới hình thức tổ chức sản xuất ....................................... 92
Bảng 4.23. Đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá ........................................................................... 93
Bảng 4.24. Đánh giá của người dân về kinh tế hộ sau khi thực hiện các giải pháp
phát triển nông nghiệp ............................................................................... 94

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP
Hình:

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm ........................................................... 42

Biểu đồ:
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của huyện Gia Lâm năm 2015 ........ 96
Hộp:
Hộp 3.1.

Ảnh hưởng của chính sách khuyến nông đến hộ sản xuất ......................... 97

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Anh Đàm
2. Tên luận văn: “Phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Thành phố Hà Nội hiện nay có 18 huyện, thị xã và có tổng số 386 xã (số liệu
2015) đang triển khai xây dựng nông thôn mới. Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở
phía Đông của Thủ đô Hà Nội với 22 xã, thị trấn với diện tích 114,79km2, dân số
243.957 người (năm 2011); 20 xã đang tiến hành xây dựng nông thôn mới với mục
tiêu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cho 20 xã
trên địa bàn huyện.Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế, ảnh hưởng

tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới đó là: tình trạng lao động nông nghiệp chưa
ổn định; diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn nhiều nhưng sản xuất nhỏ lẻ, manh
mún thiếu tập trung; thu nhập của người nông dân còn thấp chưa đáp ứng với tiêu
chí thu nhập, do vậy để xây dựng nông thôn mới bền vững phải gắn với phát triển
Nông nghiệp, đào tạo ngành nghề nông thôn, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng
cao đời sống nông dân. Chính vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển
nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”
là công việc quan trọng và mang tính đặc biệt cấp bách trong thời gian tới.
Để đạt được những nội dung chính đề tài có mục tiêu chính là đánh giá thực trạng
phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
trong những năm qua, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển nông
nghiệp bền vững, hiệu quả, góp phần thành công cho chương trình xây dựng nông thôn
mới của huyện.
Các lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài được hệ thống hóa như: phát triển
nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới; Nông nghiệp; Tăng trưởng và phát triển,
phát triển kinh tế; Phát triển bền vững; Phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
bền vững; Vai trò của Phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới; Đặc điểm
và ý nghĩa của phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới; Kinh nghiệm xây
dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới; Kinh nghiệm ở trong nước. Đề tài sử

ix


dụng các phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên
gia, phương pháp so sánh.
Qua thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp trong xây dựng NTM ở địa bàn
nghiên cứu cho thấy: Tỷ suất sản phẩm hàng hoá của hầu hết các loại rau đều tăng
qua các năm, trong đó rau bắp cải, củ cải, cải thảo, súp lơ là những loại rau có tỷ suất
sản phẩm hàng hoá cao từ 75% trở lên. Các loại đậu, cà, rau ăn lá và một số loại rau

khác như bầu, bí có tỷ suất sản phẩm hàng hoá thấp hơn nhưng phần lớn cũng từ trên
50%. Đất dùng cho sản xuất cây ăn quả của huyện Gia Lâm có tăng từ năm 2013
đến 2015 nhưng mức tăng này là chưa đáng kể. Tuy nhiên, qua bảng số liệu có thể nhận
thấy, diện tích trồng cây ăn quả tăng dần qua các năm. Năm 2014 tăng 4,1ha (tương
ứng 0,6%) so với năm 2013, năm 2015 tăng 17ha (tương ứng 2,4%) so với năm 2014.
Riêng về thủy sản, do sau khi giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đô thị hoá
trên địa bàn huyện, một số diện tích nằm xen kẽ giữa các khu dự án hệ thống tưới tiêu
bị phá vỡ, không thể tiếp tục trồng lúa nên người nông dân chuyển đổi sang nuôi trồng
thuỷ sản nên diện tích tăng dần qua các năm. Bình quân là 4,82%/năm. Sản lượng thủy
sản bình quân cũng tăng 10,46% qua ba năm. Tỷ suất sản phẩm hàng hoá của ngành
thuỷ sản đạt khá cao từ 70% năm 2013 đến 85% năm 2015. Gia Lâm đã huy động,
lồng ghép các nguồn vốn để tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn
như: huyện đã đầu tư và hoàn thành xây dựng xong 17/71km đường nội đồng (tương
ứng với 24%), nâng cấp và xây mới 22,5km đường từ huyện về xã, 13km đường trục xã,
3,2km đường trục thôn, và 16,2 km đường ngõ xóm đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia
về xây dựng NTM.
Qua phân tích cho thấy một số yếu tố có ảnh hưởng tới phát triển sản xuất nông
nghiệp trong xây dựng nông thôn mới như: Điều kiện tự nhiên; Chính sách của Đảng và
nhà nước; Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan. Từ thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đề tài có đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm phát triển nông nghiệp huyện
Gia Lâm đạt hiệu quả cao và bền vững như: Giải pháp về quy hoạch phát triển nông
nghiệp; Giải pháp về công tác dồn điền đổi thửa; Giải pháp hoàn thiện hệ thống giao
thông thuỷ lợi, điện và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; Giải pháp đổi mới
hình thức tổ chức sản xuất; Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng
hoá; Giải pháp liên kết trong huy động nguồn lực vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

x


THESIS ABSTRACT

1. Author name: Nguyen Anh Dam
2. Thesis title: "Development of agriculture in the new rural construction in Gia Lam
district, Hanoi City"
3. Specialization: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Training facility: Vietnam National University of Agriculture
5. The main results
Hanoi now has 18 districts, towns and communes with a total of 386 (as of
2015) is implementing the new rural construction. Gia Lam district is located in the
eastern suburbs of Hanoi with 22 communes and towns with 114,79km2 area,
population 243,957 people (2011); 20 communes are conducting new rural construction
with the goal of 2020 basically completed the goal of building new rural areas in 20
communes in the province huyen.Tuy there are still many outstanding issues and
constraints affecting to the goal of building new rural areas were: agricultural labor
situation is not stable; land area for agricultural production but also many small
production, lack of concentration fragmentation; Farmers' income is low not meet
income criteria, thus to build new sustainable rural development must be linked to
agriculture, rural vocational training, job creation, step by step improving the lives of
farmers. Therefore we chose to study the topic: "Development of agriculture in the
new rural construction in Gia Lam district, Hanoi City" is important work to be
distinctive and urgent in the coming period.
To achieve the main contents of the thesis main objective is to assess the current
status of agricultural development in the new rural construction in the district of Gia
Lam, analysis of factors affecting agricultural development in construction new rural
areas in recent years, which proposed orientations and major measures for sustainable
agricultural development, efficiency, contributing to the success of the program to build
new rural areas of the district.
The theory and practice related to the systematized topics such as agricultural

development in the new rural construction; Agriculture; Growth and development,
economic development; Sustainable Development; Agricultural development and
sustainable agricultural development; The role of agricultural development in the new
rural construction; Characteristics and significance of agricultural development in the
new rural construction; Experience the new rural construction in some countries in the

xi


world; Experience in the country. Topics using analytical methods such as descriptive
statistical methods, expert methods, comparative method.
Through the development situation of agricultural production in construction in
areas NTM research shows: Margin commodity products of most vegetables have
increased over the years, including cabbage, radish, cabbage, cauliflower are vegetables
have rates higher commodity products from 75% upwards. Beans, beans, leafy
vegetables and some other vegetables like gourds margin commodity products but much
lower than 50% is from. Land used for the production of fruit trees in Gia Lam district
has increased from 2013 to 2015, but this increase is not significant. However, through
the tables may have noticed, fruit growing area has increased over the years. 4,1ha 2014
increase (respectively 0.6%) compared with 2013, in 2015 increased 17ha (respectively
2.4%) compared to 2014. As for seafood, so after clearance implementing urbanization
projects in the district, some areas are interspersed between the project area irrigation
system broke down, unable to continue growing rice farmers should switch to
aquaculture, the area has increased over the years. The average is 4.82% / year. Fishery
production rose 10.46% on average over three years. Margin commodity products of the
fisheries sector to reach a high of 70% in 2013 to 85% in 2015. Gia Lam mobilization
and integration of centralized funds to build rural roads, such as district investment has
completed construction and finishing 17/infield road 71km (corresponding to 24%),
upgrading and new construction of social 22,5km road from the district, 13km social
backbone, 3.2 km village road axis, and 16.2 km laneway qualified under the national

criteria for building NTM.
Through analysis showed that a number of factors affecting the development of
agricultural production in the new rural construction, such as natural conditions; Policy
of the Party and the state; The influence of subjective factors. From the analysis of the
situation and factors that affect the subject has proposed a number of measures aimed to
agriculture development in Gia Lam district effectively and sustainably as: Solutions for
agricultural development planning; Working Solutions on land consolidation; Solutions
to improve the transport system of irrigation, power and infrastructure serving
agricultural production; Innovative solutions form of organization of production;
Solution development oriented agricultural production goods; Solutions link in
mobilizing resources to production and consumption of products.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang là vấn đề bức thiết khi Việt Nam
tham gia hội nhập kinh tế Quốc tế. Nông nghiệp vẫn sản xuất nhỏ lẻ, thiên về số
lượng, chưa đảm bảo chất lượng, thiếu quy hoạch và định hướng sản xuất nông
nghiệp hàng hóa...Vì vậy vấn đề Phát triển nông nghiệp, đổi mới nông thôn từng
bước nâng cao thu nhập cho người nông dân nhằm đáp ứng với xu thế hội nhập
thế giới trong tương lai đã được thể hiện qua Nghị Quyết số 26/TW ngày
05/08/2008 hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn và quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày
16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới; cụ thể hoá bằng 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới với mục tiêu
cuối cùng là thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, đào tạo lao động nông thôn,
nâng cao thu nhập có tính bền vững cho người dân nông thôn.
Thành phố Hà Nội hiện nay có 18 huyện, thị xã và có tổng số 386 xã (số

liệu 2015) đang triển khai xây dựng nông thôn mới. Ngày 29 tháng 8 năm 2011,
nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành
Trung ương, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình “Phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân- gọi tắt
là Chương trình 02”. Chiến lược phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân đang được phát huy cao độ. Thành
phố đã chỉ đạo tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, các thành phần
kinh tế xã hội chung sức cho xây dựng nông thôn mới. Chương trình 02 tập trung
chỉ đạo:
Từ 2010-2015, phấn đấu 40% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; hoàn
thành quy hoạch các xã xây dựng nông thôn mới trong năm 2012.
Phấn đấu thu nhập của người nông dân đạt 25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ
lao động nông nghiệp còn dưới 20% lao động xã hội, lao động nông nghiệp qua
đào tạo phấn đấu đạt 55%, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 70.00075.000 lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5-1,8%/năm.
Về phát triển sản xuất nông nghiệp, Thành phố tăng cường công tác kiểm
tra, xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật đối với công trình, dự án thực hiện

1


không đúng quy hoạch để đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch và sự phát
triển bền vững của nông nghiệp.
Rà soát, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh
nghiệp, nông dân dồn điền, đổ thửa, đầu tư sản xuất nông nghiệp; tổ chức triển
khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án trọng điểm, đề án trọng tâm,
phát triển các loại hình cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; xây dựng đội
ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp ở cơ sở và tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ
kỹ thuật cho nông dân để đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản
xuất; nâng cao năng lực quản lý nhà nước các cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động
của các HTX nông nghiệp, phát triển mới các hợp tác xã dịch vụ ở nông thôn.

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội với 22
xã, thị trấn với diện tích 114,79km2, dân số 243.957 người (năm 2011); 20 xã
đang tiến hành xây dựng nông thôn mới với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản hoàn
thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cho 20 xã trên địa bàn huyện.Thực hiện
chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội và Chương trình số 11-CTr/HU ngày
18/02/2011 của Huyện ủy Gia Lâm về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 –
2015; đến hết tháng 12/2015 đã có 10/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên
vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế, ảnh hưởng tới mục tiêu xây dựng nông
thôn mới đó là: tình trạng lao động nông nghiệp chưa ổn định; diện tích đất sản
xuất nông nghiệp còn nhiều nhưng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thiếu tập trung;
thu nhập của người nông dân còn thấp chưa đáp ứng với tiêu chí thu nhập, do vậy
để xây dựng nông thôn mới bền vững phải gắn với phát triển Nông nghiệp, đào
tạo ngành nghề nông thôn, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống
nông dân.
Chính vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển nông nghiệp
trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội” là công
việc quan trọng và mang tính đặc biệt cấp bách trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu
để phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, góp phần thành công cho chương
trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông
nghiệp trong xây dựng nông thôn mới.

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông
thôn mới của huyện Gia Lâm.
- Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp trong
xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện
Gia Lâm trong tình hình mới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
- Luận văn đi sâu nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội bao gồm: Quy hoạch
vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; Cơ sở hạ tầng nông thôn, hệ thống kênh
mương nội đồng, tưới tiêu, hệ thống điện phục vụ nông nghiệp; Diện tích dồn
điền, đổi thửa, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa tăng cường liên kết
gắn với tiêu thụ sản phẩm...
- Đánh giá thực trạng một số mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên
địa bàn huyện trước và sau khi phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới, căn cứ
phương hướng phát triển nông nghiệp của đề án, từ đó làm cơ sở đề ra định
hướng chiến lược phát triển nông nghiệp trên toàn huyện.
- Nghiên cứu, đánh giá một số chính sách khuyến nông, khuyến ngư, các
chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của thành phố nói chung và huyện
nói riêng.
- Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông
nghiệp huyện Gia Lâm đạt hiệu quả cao và bền vững trong những năm sau làm
tiền đề cho chương trình xây dựng nông thôn mới thành công.
1.3.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
1.3.3. Phạm vi thời gian
- Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016


3


- Số liệu được thu thập để phân tích: số liệu đã công bố thu thập trên các tạp
chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết..., báo cáo qua các mốc giai đoạn, nhất
là trong 3 năm gần đây (2013– 2015). Số liệu mới được điều tra thu thập chủ yếu
trong năm 2015.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nông
nghiệp trong chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Góp phần làm rõ hơn về lý luận và thực tiễn đối với việc thực hiện các giải
pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trong chương trình xây dựng nông thôn
mới; Đánh giá được thực trạng việc thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất
nông nghiệp trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia
Lâm; chỉ ra được những tồn tại hạn chế cũng như các nguyên nhân của nó, đề
xuất các phương hướng đẩy mạnh thực hiện các giải pháp trong thời gian tới trên
địa bàn huyện Gia Lâm; làm cơ sở để rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện giải
pháp phát triển sản xuất trong chương trình nông thôn mới tại địa bàn các huyện
khác của Thành phố trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
Phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới là phát huy tính kế

thừa và phát triển nông nghiệp theo định hướng nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Phát triển nông nghiệp theo định hướng quy hoạch của đề án xây dựng
nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa;
phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh đối với các vùng sản xuất nông
nghiệp thuần túy; phát triển nông nghiệp theo hướng nhà vườn sinh thái, du lịch
sinh thái đối với các vùng bị đô thị hóa cao…
2.1.1.2. Khái niệm về Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, cơ chế nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm cả
lâm nghiệp, thủy sản (Đỗ Kim Chung, 2009).
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại
sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn
cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực,
thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: (Sợi bông,
sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (metan, dầu sinh học, ethanol…), da thú, cây cảnh,
sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo
giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (như thuống lá,
cocaine…). Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông
nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, cây
giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm (Đỗ Kim Chung, 2009).
Nông nghiệp của các nước trên thế giới từ trước tới nay đều trải qua giai
đoạn phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với sự tiến hóa của loài người và sự gia
5


tăng của dân số. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, nền nông nghiệp chủ yếu là
săn bắn, hái lượm. Khi loài người tích lũy được kinh nghiệm, công cụ sản xuất ra

đời, nền nông nghiệp được phát triển sang trồng trọt và chăn nuôi theo hướng du
canh hay du mục. Canh tác du canh, du cư gắn liền với nền canh tác đốt rẫy. Sau
đó, do dức ép về dân số và đất đai, nông nghiệp du canh chuyển sang nông
nghiệp định canh ở thời kỳ phong kiến. Tuy vậy nền nông nghiệp du canh, du cư
vấn tồn tại đến ngày nay ở một số vùng do một số cộng đồng, đồng bào dân tộc ít
người thực hiện. Từ nền nông nghiệp định canh theo hướng quảng canh chuyển
sang nông nghiệp thâm canh, từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện
đại, nông nghiệp tự cung và tự cấp sang nông nghiệp hàng hóa là những xu
hướng cơ bản của sự phát triển nông nghiệp trong một thế kỷ qua của các nước
đang phát triển (Đỗ Kim Chung, 2009).
2.1.1.3. Tăng trưởng và phát triển, phát triển kinh tế
Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân hoặc
thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính trên đầu người. Tăng trưởng
thường được áp dụng để đánh giá chung cho ngành kinh tế, vùng sản xuất, ngành
sản xuất nông nghiệp (Mai Thanh Cúc, 2005).
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, phát triển bên cạnh sự
tăng thu nhập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như: Sư
tăng trưởng cộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của ngành kinh tế, sự tăng lên
của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia
của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là
những nội dung của phát triển (Mai Thanh Cúc, 2005).
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống,
cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của công
dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống, bao
gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng và
phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng
trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về
chất lượng của kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ
của xã hội (Mai Thanh Cúc, 2005).
Theo lý tuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,

tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan
6


niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ
của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên
(hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó
bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng tưởng) và sự tiến bộ về cơ
cấu kinh tế xã hội (Mai Thanh Cúc, 2005).
2.1.1.4. Phát triển bền vững
Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong báo cáo
“Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng thế giới về môi trường và phát
triển (WCED) của liên hợp quốc “Phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự
phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại
cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền
vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát
triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, họp lý và hài hòa
giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh
tế”, phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng; xóa đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục
ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt
phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên môi trường).
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong quá trình
phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng
thuận xây dựng thành chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch

sử. Tại hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức
năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua
tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ
bản và Chương trình nghị sự 21 ss (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền
vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước
căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở
cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm sau, tại hội nghị thượng đỉnh
Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hòa
Nam Phi), 166 nước tham gia hội nghị đã thông qua bản tuyên bố Johannesburg
7


và Bản kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các
nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết đầy đủ Chương trình nghị sự 21
về phát triển bền vững.
2.1.1.5. Phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp: Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều
trong đời sống kinh tế và xã hội. Theo GS.TS Đỗ Kim Chung cho rằng: “Phát
triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn
này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và
chất. Nền nông nghiệp phát triển là nền sản xuất vật chất không những có nhiều
hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn
về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn như cầu của xã
hội về nông nghiệp. Trước hết, phát triển nông nghiệp là một quá trình, không
phải trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của
quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ,
nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và
dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển là kết quả
của quá trình phát triển nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp khác với tăng trưởng
nông nghiệp: “Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó,

nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự
thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp
thường được đo bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp,
mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con
vật nuôi. Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và chất. Phát triển
nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phải phản ánh các
thay đổicơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp
với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn
lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nông
nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Phát triển nông nghiệp còn
bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và môi trường. Tăng trưởng và phát
triển nông nghiệp có quan hệ với nhau. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát
triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng do chiến lược phát triển nông nghiệp
chưa hợp lý mà có tình trạng ở một quốc gia có tăng trưởng nông nghiệp nhưng
không có phát triển nông nghiệp.

8


Phát triển nông nghiệp bền vững: Theo Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình
(2009), cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy
trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm
đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch
vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau”.Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao
gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi
trưởng, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu
quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội (FAO, 1992). Phát triển
nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai.

Nông nghiệp bền vững là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp bền
vững. Nền nông nghiệp thỏa mãn được yêu cầu của thế hệ hiên tại, mà không
làm giảm khả năng thỏa mãn yêu cầu của thế hệ mai sau (Định hướng phát triển
nông nghiệp bền vững Việt Nam, Chương trình nghị sự 21, 2004). Nền nông
nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: Đảm
bảo đáp ứng nhu cầu hiện tại về nông sản và các dịch vụ liên quan và duy trì
được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm gìn giữ quỹ đất,
nước, rừng, khí hậu và tính đa dạng sinh học…). Nông nghiệp bền vững là phạm
trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật, vừa thúc đẩy kinh
tế-xã hội phát triển.
Nền nông nghiệp bền vững được đánh giá bằng những đặc trưng khác nhau,
tuy nhiên có thể gom lại thành các đặc trưng chủ yếu sau: 1)Năng suất
(Productivity): Trước tiên phải là nền nông nghiệp có năng suất cao. Điều đó có
nghĩa là trên một đơn vị nguồn lực dùng trong nông nghiệp, sẽ thu được nhiều
hơn sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Tùy theo mức độ phát triển hàng hóa của nền
nông nghiệp, mà chỉ tiêu hiện vật hay giá trị sẽ chiếm vị trí quan trọn. Năng suất
còn được hiểu không những bao gồm về lượng mà còn về chất của sản phẩm thu
được trên đơn vị nguồn lực. 2) Hiệu quả (Efficiency): Nền nông nghiệp bền vững
là nền nông nghiệp đạt hiệu quả về sử dụng nguồn lực. Đôi khi, có thể đạt năng
suất mà chưa thật sự đạt hiệu quả. Hiệu quả là phần thu được sau khi trừ đi chi
phí. Cần tính toán đầy đủ các khoản chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cả hiển
thị và chi phí ẩn khi tiến hành sản xuất-kinh doanh nông nghiệp. Cần tính đủ các
lợi ích đo đếm được và cả các lợi ích không đo đếm được từ nông nghiệp. Nền
nông nghiệp bền vững sẽ luôn đem lại hiệu quả cao. 3) Ổn định (Stability): Nền
9


nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt được sự ổn định cả về tăng trưởng
và phát triển. Sự thay đổi về cơ cấu nền nông nghiệp, hoàn thiện tổ chức, và thể
chế thị trường cần sự ổn định. Càng ổn định, nông nghiệp càng bền vững. Ổn

định không có nghĩa là giữ nguyên trạng thái cũ mà vẫn có sự thay đổi theo xu
hướng chung, thể hiện tính quy luật của sự phát triển. 4) Công bằng (Equity): Nền
nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt được sự công bằng trong phân bố,
quản lý, sử dụng tài nguyên nông nghiệp, hưởng thu lợi ích thu được từ nền nông
nghiệp. Do vậy, vấn đề công bằng trong nền nồng nghiệp bền vững bao gồm sự
giảm bớt chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trong dân cư, giữa các dân
tộc thiểu số và đa số, giữa nam và nữ, giữa thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.
2.1.2. Vai trò của phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
- Qua đánh giá giúp xác định được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất đã đề ra.
- Là cơ sở để nhìn nhận và xem xét tác động của nhà nước, nhân dân đối
với chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Giúp chỉ ra được các giải pháp để phát triển sản xuất trong chương trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
- Kết quả đánh giá là căn cứ khoa học để các nhà quản lý hoạch định chủ
trương, chính sách và giải pháp cho tương lai.
- Phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong cung ứng lương thực,
rau quả và các loại nông sản phẩm cho cư dân đô thị và cư dân làm việc ở những
ngành nghề phi nông nghiệp. Lượng lương thực, thực phẩm cung ứng cho cư dân
đô thị và cư dân làm việc ở những ngành nghề phi nông nghiệp chủ yếu phụ
thuộc vào việc nông nghiệp ở nông hộ. Ngày nay, với dân số thế giới trên 7 tỷ
người, sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhu cầu
tối thiểu cho con người để có thể tồn tại và phát triển.
- Phát triển nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Ở các nước phát triển, các
doanh nghiệp chế biến nông sản rất coi trọng liên kết với những nông hộ trong
sản xuất nông sản hàng hoá. Những nông hộ này đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông sản. Ở
nước ta, mặc dù nhà nước đã ban hành chính sách khuyến khích tiêu thụ nông
sản thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và người sản xuất từ năm 2002 nhưng

mối liên kết này xem ra vẫn còn rất lỏng lẻo và chưa được coi trọng.
10


- Phát triển nông nghiệp giúp tạo việc làm và làm tăng thu nhập cho nhiều
dân cư nông thôn, giúp xoá đói giảm nghèo, như vậy sẽ hạn chế việc di dân tự
phát từ nông thôn ra thành thị, đảm bảo ổn định chính trị xã hội.
Ở nước ta, dân số sống ở vùng nông thôn vẫn chiếm trên 70%, sản xuất nông
nghiệp sẽ giải quyết công ăn việc làm và tạo nguồn thu nhập cho cư dân nơi đây.
Thực tế đã chứng minh ở một số vùng nông thôn trong nước, nhờ vào sản xuất
nông nghiệp nhiều nông hộ đã không những thoát nghèo mà trở thành những hộ
giàu có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
- Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ cho tăng trưởng và phát triển đất
nước nhờ vào xuất khẩu nông sản. Một số nước nông nghiệp rất phát triển như
Hà Lan, tuy số lao động nông nghiệp chỉ chiếm 3,6% số lao động xã hội nhưng
kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt gần 40 tỷ USD. Ở nước ta, xuất khẩu nông
sản cũng đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt trên 10 tỷ
USD, chiếm 16,3% trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.
- Phát triển nông nghiệp nếu được tổ chức một cách khoa học sẽ góp phần quan
trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ và làm giàu môi trường sinh
thái và cảnh quan, giúp khai thác tối đa tiềm năng phát triển ở địa phương.
- Phát triển nông nghiệp tạo biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội ở nông
thôn. Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa thúc đẩy quá trình chuyển biến nền
kinh tế nước ta từ một nền kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc với cơ cấu sản
xuất đơn điệu, chủ yếu là độc canh cây lúa thành một nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, với cơ cấu sản xuất và kinh doanh đa dạng, bao gồm cả trồng trọt và
chăn nuôi, gắn trồng trọt và chăn nuôi với công nghiệp chế biến. Nông nghiệp
hàng hóa phát triển, tất yếu thúc đẩy ngành dịch vụ và các ngành nghề phi nông
nghiệp khác ở nông thôn phát triển, giải quyết tích cực việc làm cho lao động dư

thừa ở nông thôn. Là điều kiện cơ bản để tiến hành phân công lao động ngày
càng hợp lý, hình thành cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn, thúc
đẩy kinh tế nông thôn phát triển, cơ sở vững chắc để giải quyết cơ bản vấn đề đời
sống của đại bộ phận dân cư. Cùng với sự cải thiện đời sống vật chất, đời sống
tinh thần dân cư nông thôn cũng thay đổi. Sản xuất hàng hóa vừa đòi hỏi vừa tạo
điều kiện nâng cao trình độ mọi mặt của người nông dân, làm thay đổi nếp nghĩ,
cách làm, phong tục, tập quán canh tác cũ kỹ, lạc hậu đã từng ăn sâu từ đời này
sang đời khác..
11


2.1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông
thôn mới
2.1.3.1. Đặc điểm
- Việc đánh giá thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất trong chương
trình nông thôn mới được triển khai trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng
và nhà nước; Nghị quyết, quyết định của các cấp uỷ đảng, chính quyền đặc biệt
là cơ sở (huyện, xã) đã xác định.
- Đây là quá trình xem xét và làm rõ vai trò quản lý, định hướng của nhà
nước, vai trò, trách nhiệm của chủ thể chương trình đó là nhân dân.
- Do tác động của các giải pháp là đan xen và không đồng nhất nên việc
đánh giá đòi hỏi nhiều thời gian, kết quả được thể hiện thông qua chỉ tiêu trực
tiếp mang tính tổng hợp như: thu nhập, giảm nghèo.
- Đánh giá được dựa trên kết quả đã triển khai sau thời gian 2-3 năm hoặc
cũng có thể sau 5-10 năm.
2.1.3.2.Ý nghĩa
- Việc đánh giá thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất giúp cơ quan
quản lý nhà nước các cấp xác định được giải pháp phù hợp, giải pháp có tác động
tích cực, cũng như đánh giá được các giải pháp không khả thi, kém hiệu quả từ
đó đề xuất các giải pháp tốt để thực hiện trong giai đoạn tới.

- Việc đánh giá thực hiện giải pháp phát triển sản xuất tại một địa phương
nhưng có thể làm cơ sở để rút kinh nghiệm triển khai tại các địa phương khác có
điều kiện tương đồng.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông
thôn mới
2.1.4.1. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông
thôn mới
a. Trong trồng trọt
Bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã:
quy mô, vị trí từng loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Dự báo khả năng sản
xuất, sản lượng thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã theo từng
giai đoạn, định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. Xây dựng vùng sản xuất
hàng hóa tập trung để đầu tư sản xuất (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh).

12


×