Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ QUANG HÒA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH THUỐC THÚ Y
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; số liệu và kết quả nghiên cứu
đƣợc trình bầy trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chƣa
từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám ơn, các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Lê Quang Hòa

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực
cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và
cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân
tích định lƣợng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ
dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Ngô Thị Thuận đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Huyện ủy, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, các cơ quan, phòng ban đơn vị của huyện; Trạm Chăn nuôi và
Thú y huyện; Ủy ban nhân dân, cán bộ chuyên môn, các chủ cửa hàng kinh
doanh thuốc thú y, các hộ chăn nuôi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thế,
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục
vụ làm luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Quang Hòa

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................................. vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...................................................................................................................... viii
THESIS ABSTRACT ................................................................................................................................ x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................................... 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 3
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 4
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN ...................................... 4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................................ 6
2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH DOANH
THUỐC THÚ Y ............................................................................................................................. 6
2.1.1. Lý luận về kinh doanh thuốc thú y ........................................................................................ 6
2.1.2. Lý luận quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc thú y ..........................................................11
2.2. THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH DOANH THUỐC THÚ Y ......................22
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc thú y ở Việt Nam ...............................22
2.2.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................................................26
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................................27
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................27
3.1.1. Đặc điểm cơ bản huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ...............................................................27

3.1.2. Đặc điểm cơ bản Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ......................35
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................36
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ....................................................................................36
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................................37
3.2.3. Tổng hợp và xử lý số liệu ....................................................................................................39
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................................................39
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...............................................................................................39
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................................................41
4.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH THUỐC THÚ Y TẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH
BẮC GIANG .................................................................................................................................41
4.1.1. Số lượng đơn vị kinh doanh .................................................................................................41
4.1.2. Khối lượng và chủng loại thuốc ..........................................................................................43
4.1.3. Nhu cầu sử dụng thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế ..................................................44

iii


4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH DOANH THUỐC THÚ Y TẠI
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG .....................................................................................44
4.2.1. Nghiên cứu, triển khai, thực thi các văn bản pháp luật trong kinh doanh thuốc thú y........44
4.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh thuốc thú y huyện Yên Thế .......................................48
4.2.3. Quản lý đăng ký kinh doanh thuốc thú y .............................................................................50
4.2.4. Thực trạng tuyên truyền, tập huấn trong kinh doanh thuốc thú y .......................................55
4.2.5. Quản lý nguồn gốc, chủng loại và giá thuốc thú y ..............................................................57
4.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc thú y .........................................58
4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HẠN CHẾ, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ KINH DOANH THUỐC THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ ..................62
4.3.1. Đánh giá kết quả và hạn chế ...............................................................................................62
4.3.2. Tác động tích cực và tiêu cực khi sử dụng thuốc thú y ........................................................64
4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng..........................................................................................................66

4.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách ............................................................................72
4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ KINH DOANH THUỐC THÚ Y ........................73
4.4.1. Căn cứ .................................................................................................................................73
4.4.2. Định hướng quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế ......76
4.4.3. Các giải pháp tăng cường QLNN về kinh doanh thuốc thú y ..............................................77
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................82
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................................82
5.2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................................83
5.2.1. Đối với địa phương .............................................................................................................83
5.2.2. Đối với hộ kinh doanh thuốc thú y ......................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................85

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC


Cơ cấu

CH

Cửa hàng

CN - TTCN - XD

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND - UBND

Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân

HĐND&UBND

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KHCN

Khoa học công nghệ


KHKT

Khoa học kĩ thuật

KN-KN

Khuyến nông - Khuyến ngƣ

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NNPTNT

Nông nghiệp phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

QLNN

Quản lý Nhà nƣớc

SL


Số lƣợng

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TMDV

Thƣơng mại dịch vụ

UBTVQH

Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2013 - 2015 ... 29
Bảng 3.2. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế qua 3 năm
2013 - 2015 .................................................................................................... 32
Bảng 4.1. Số lƣợng các đơn vị kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế .... 41

Bảng 4.2. Số lƣợng cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ở các xã, thị trấn huyện Yên
Thế.................................................................................................................. 42
Bảng 4.3. Khối lƣợng thuốc thú y kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang .............................................................................................................. 43
Bảng 4.4. Số lƣợng các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực liên quan
đến quản lý thuốc thú y .................................................................................. 45
Bảng 4.5. Số lƣợng cán bộ tham gia QLNN về kinh doanh thuốc thú y tại huyện
Yên Thế 2013 - 2015...................................................................................... 50
Bảng 4.6. Số lƣợng các cơ sở kinh doanh thuốc thú y đại diện có chứng chỉ chuyên
môn và hành nghề tại huyện Yên Thế ............................................................ 51
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát việc chấp hành điều kiện cơ sở vật chất cho kinh doanh
thuốc thú y của các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện
Yên Thế .......................................................................................................... 53
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát các đơn vị kinh doanh thuốc thú y có bán kèm các hàng
hóa khác ở huyện Yên Thế............................................................................. 54
Bảng 4.9. Kết quả tập huấn kinh doanh thuốc thú y ............................................................ 56
Bảng 4.10. Kết quả về gia hạn chứng chỉ hành nghề cho các chủ cửa hàng kinh
doanh thuốc thú y ở huyện Yên Thế .............................................................. 56
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát nguồn cung cấp thuốc thú y cho các đơn vị kinh doanh
thuốc thú y ở huyện Yên Thế ......................................................................... 57
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát các cửa hàng thực hiện quy định về niêm yết giá và sự
biến động của giá thuốc thú y trên địa bàn..................................................... 57
Bảng 4.13. Nội dung thanh kiểm tra đối với cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ........... 59
Bảng 4.14. Kết quả thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn
huyện Yên Thế ............................................................................................... 60
Bảng 4.15. Kết quả xử lý vi phạm kinh doanh thuốc thú y tại huyện Yên Thế từ
năm 2013 - 2015 ............................................................................................ 61

vi



Bảng 4.16. Kết quả thảo luận nhóm về những kết quả đạt đƣợc và các hạn chế tồn
tại trong QLNN về kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế .... 63
Bảng 4.17. Kết quả phỏng vấn hộ chăn nuôi về các tác động khi sử dụng thuốc thú y........ 65
Bảng 4.18. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về các yếu tố có ảnh hƣởng đến
quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế ... 66
Bảng 4.19. Kết quả khảo sát tình hình vốn của cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ......... 70

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Lê Quang Hòa
Tên đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Thuốc thú y có vai trò quan trọng trong phòng và trị bệnh cho gia súc, gia
cầm…. Tuy nhiên, dịch vụ thú y chỉ có tác dụng tích cực khi đƣợc sử dụng đúng
kỹ thuật, hiệu quả. Nếu sử dụng thuốc thú y kém chất lƣợng, không đúng kỹ
thuật... sẽ gây tác hại đến môi trƣờng, môi sinh, sức khỏe cộng đồng và đặc biệt
gây suy giảm năng suất, thiệt hại về kinh tế. Kinh doanh thuốc thú y là loại hình
kinh doanh có điều kiện, vì vậy rất cần có sự quản lý nhà nƣớc. Nghiên cứu quản lý
nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế nhằm đánh giá
thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng, đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc
những nội dung còn yếu nhằm góp phần sử dụng thuốc thú y có hiệu quả trên địa
bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Ngoài các dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ các Sở, Ban, Ngành từ tỉnh đến
huyện và xã, chúng tôi đã điều tra chọn mẫu 50 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y,
70 hộ chăn nuôi ở 7 xã, thị trấn đại diện là: Thị trấn Cầu Gồ, xã Phồn Xƣơng,
Tân Hiệp, Đồng Tâm, Hồng Kỳ, Đồng Kỳ và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý
của Trạm chăn nuôi và Thú y; Đội Quản lý Thị trƣờng; Phòng Tài chính Kế
hoạch để thu thập dữ liệu sơ cấp; phƣơng pháp phân tích thông tin chủ yếu là
thống kê mô tả; phƣơng pháp so sánh với ba nhóm chỉ tiêu nghiên cứu thích hợp.
Dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nƣớc về kinh
doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, Các văn bản
pháp lý trong kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế đều đƣợc triển
khai đầy đủ. Đến 2015 trên địa bàn huyện có 162 cửa hàng kinh doanh thuốc thú
y, chủ yếu là các cửa hàng kinh doanh nhỏ và vừa. Các cửa hàng này đã chấp
hành tƣơng đối tốt các điều kiện kinh doanh nhƣ có chứng chỉ hành nghề, chứng
chỉ chuyên môn, cơ sở vật chất, chủng loại thuốc cho phép và đã góp phần phòng
chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hạn chế rủi ro cho ngƣời chăn nuôi. Các
văn bản pháp luật nhà nƣớc đã có hiệu lực, công tác thanh kiểm tra kịp thời nên

viii


góp phần hạn chế các vi phạm của các cửa hàng. Những hạn chế bất cập trong
quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y là: Sự phối kết hợp giữa các cơ quan
chức năng liên quan còn hạn chế; Số lƣợng văn bản của huyện ban hành cụ thể
hóa thực thi các văn bản pháp lệnh của nhà nƣớc còn chƣa đầy đủ, căn cứ pháp lý
để quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y tại huyện vẫn chủ yếu dựa vào văn
bản và chế tài do tổ chức cấp trên ban hành; lẻ tẻ vẫn còn tình trạng vi phạm các
quy định của nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y
trên địa bàn huyện gồm yếu tố thuộc về cơ quan quản lý kinh doanh thuốc thú y:
Số lƣợng, chất lƣợng cán bộ; Hệ thống tổ chức quản lý; Sự phối kết hợp giữa các

cơ quan; Kinh phí nguồn lực cho quản lý; Cơ sở vật chất. Yếu tố thuộc về ngƣời
kinh doanh thuốc thú y: Trình độ cửa hàng; Điều kiện kinh tế; Tình hình kinh
doanh. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách: Thẩm quyền trách nhiệm các cơ quan;
Chế tài xử lý.
Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với
kinh doanh thuốc thú y ở huyện Yên Thế cần tập trung vào 3 nhóm giải pháp: (1)
Nhóm giải pháp cho cơ quan quản lý gồm: Hoàn thiện bộ máy quản lý; Tăng
cƣờng công tác tuyên truyền; Tăng cƣờng quản lý nguồn gốc chất lƣợng và giá
thuốc. (2) Nhóm giải pháp cho ngƣời kinh doanh: Nâng cao nhận thức và ý thức
tuân thủ các quy định của nhà nƣớc; Tăng cƣờng kiểm tra của cộng đồng; Thành
lập hiệp hội kinh doanh. (3) Nhóm giải pháp cơ chế chính sách: Xây dựng chế tài
cụ thể xử lý vi phạm; Chế độ đãi ngộ, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm
việc; Quy định cụ thể về trách nhiệm và quy chế phối hợp.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Le Quang Hoa
Title: Government management for veterinary medicine business in Yen
the district, Bac Giang province
Major: Economic Management; Code: 60.34.04.10
University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Veterinary medicine has an important role in prevention and treatment for
livestock and poultry.... However, veterinary services have a positive effect only
when used the right technique. If using substandard veterinary medicines,
incorrect techniques would cause harms to the environment, ecology, public
health and in particular result of yield loss, economic loss. Veterinary medicine
business is business type having conditions, therefore it needs the government
management. Research on the government management of veterinary medicine

business to assess situation, influencing factors and propose solutions to enhance
government management in the Yen The districts, in order to contribute using
effectively veterinary medicines in Yen The district, Bac Giang province.
Besides the secondary data collected from departments and agencies
from province-level to districts and commune. We interviewed 50 veterinary
medicine stores, 70 farmers in 7 representative communes and town were: Cau
Go town, Phon Xuong, Tan Hiep, Dong Tam, Hong Ky, Dong Ky and depth
interviews with managers in Livestock and Veterinary Station; Market
Management Team; Planning Finance Division to collect primary data; data
analysis methodologies are descriptive statistics; comparable statistics, with
three groups of research indicator.
Based on the rationale and practical situation about government
management of veterinary medicine business in the district, this research has
shown that legal documents in veterinary medicine business are fully
implemented in Yen The district. Up to 2015, in the district, there has 162
veterinary medicine stores, there are mostly small and medium sized stores.
These stores have served well business conditions, such as business certificates,
professional certificates, facilities, allowing medicine categories and has
contributed to disease prevention for livestock , poultry; decreasing the risk for
producers. The legal documents has taken effect, the timely inspection,
x


examination, to reduce the violations by the stores. These restrictions and
shortcomings in the government management about veterinary medicine business
are: The coordination between the relevant authorities is still limited; number of
district-level documents issued to enforce the government ordinance are still
incomplete; there are still the violation of government regulations on veterinary
medicine business. Factors affecting the government management of veterinary
medicine business in the district including factor belongs to the management

agencies about veterinary medicine business: The quantity and quality of staff,
management organization systems, the cooperation between agencies, funds for
management, facilities. Factor belongs to veterinary medicine dealers: seller
qualifications ; economic conditions; business situation. Factors of the policy
mechanism: the responsibility of the agency, severe sanctions.
The major solutions to strengthen the government management for
veterinary medicine business in Yen The district needs to focus on three solution
groups: (1) Solutions for the management agencies including: Improvement on
the management; Strengthening for the propaganda; management on product
origin, the medicine quality and price. (2) Solutions for Business: Raising on
awareness and consciousness comply with regulations by government;
Strengthening for community inspection; establishment of business associations.
(3) Policy Solutions: Develop specific remedies to deal with violations;
remuneration, facilities investment, working equipment; specific regulations for
the responsibilities and coordination regulations.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng thuốc thú y là một trong những giải pháp hữu hiệu trong chăn
nuôi nhằm phòng chống dịch bệnh, bảo vệ vật nuôi. Thuốc thú y là yếu tố đặc
biệt quan trọng trong việc phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm, góp phần nâng
cao năng suất trong chăn nuôi, đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp cho thị
trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu… Tuy nhiên, thuốc thú y chỉ có tác dụng tích
cực khi đƣợc sử dụng đúng kỹ thuật, đúng thuốc, đúng liều lƣợng, đúng lúc; nếu
sử dụng thuốc thú y kém chất lƣợng, thuốc cấm sử dụng, sử dụng thuốc không
đúng kỹ thuật... sẽ gây tác hại trong quá trình sử dụng, ảnh hƣởng đến môi
trƣờng, môi sinh, sức khỏe cộng đồng và đặc biệt gây suy giảm năng suất, chất

lƣợng, thiệt hại về kinh tế.
Mặc dù còn có những quan điểm trái ngƣợc nhau về vai trò của thuốc thú
y trong chăn nuôi nhƣng thuốc thú y vẫn đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Số lƣợng, chủng loại thuốc thú y ngày
càng phong phú, đa dạng; số lƣợng và các loại hình kinh doanh thuốc thú y ngày
càng gia tăng. Mặt khác cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì mức độ ngộ độc
thực phẩm đối với con ngƣời trong đó có nguyên nhân do sử dụng thuốc thú y
trong chăn nuôi ngày càng tăng. Việc sử dụng thuốc thú y, thức ăn tăng trọng
trong chăn nuôi một cách bừa bãi, tràn lan dẫn đến dƣ lƣợng thuốc trong sản
phẩm chăn nuôi vƣợt quá mức cho phép liên quan đến an toàn thực phẩm, chất
lƣợng thực phẩm của cả nƣớc nói chung, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang nói
riêng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm đòi hỏi phải có biện pháp quản lý chặt chẽ,
khắc phục xử lý triệt để.
Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, là một trong những
điạ phƣơng phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc , gia cầm. Hiện nay có 19 xã và
2 thị trấn, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang. Với đặc thù là huyện miền núi, cơ sở
vật chất kĩ thuật và tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, sản xuất nông
nghiệp còn manh mún, hiệu quả thấp, nhƣng do biết khai thác và phát huy lợi thế
so sánh, thế mạnh về đất đai đa dạng, nguồn lao động dồi dào và khả năng phát
triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gà, cũng nhƣ cây lƣơng thực và các loại cây
ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị. Yên Thế đã và đang tập trung đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi gà đồi gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu “gà
1


đồi Yên Thế”. Do đó, đến cuối năm 2015, tổng đàn gia cầm của huyện Yên Thế
đạt 4,3 triệu con (trong đó đàn gà là 3,8 triệu con; là huyện có quy mô tổng đàn
gà lớn nhất miền bắc, với hơn 2.000 hộ chăn nuôi gà với quy mô từ 1.000 - 1.500
con/lứa và từ 2 - 4 lứa/năm); tổng đàn gia súc đạt 106.480 con (đàn trâu 6.912
con, đàn bò 4.568 con, đàn lợn 95.000 con) (Trạm chăn nuôi và Thú y huyện

Yên Thế, 2015). Chăn nuôi đã và đang là nguồn sinh kế của nhiều hộ nông dân,
không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho Yên Thế trở thành
vùng chăn nuôi mang tính đặc thù theo quy mô lớn, mang đặc điểm của sản xuất
hàng hóa.
Do phong trào chăn nuôi phát triển mạnh và tƣơng đối ổn định qua các
năm nên đã thúc đẩy nhiều loại hình dịch vụ liên quan phát triển. Tại thời điểm
hiện tại tổng số các đại lý, hộ gia đình kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi
trên địa bàn là 396 đại lý, hộ kinh doanh (Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Yên
Thế, 2015). Có nhiều công ty thuốc thú y trên toàn quốc đầu tƣ kinh doanh vào
địa bàn huyện với đa dạng các sản phẩm thuốc thú y, vắc xin, thức ăn bổ sung,
chế phẩm sinh học, hoá chất tiêu độc khử trùng…
Những năm qua, hệ thống đại lý bán buôn, bán lẻ thuốc thú y đã góp phần
tích cực trong việc cung ứng kịp thời nhu cầu dùng thuốc để phòng trừ dịch bệnh
trong chăn nuôi trên địa bàn. Hệ thống đại lý với trình độ chuyên môn về chăn
nuôi thú y đƣợc đào tạo cơ bản đã góp phần quan trọng trong việc giúp ngƣời
chăn nuôi dùng thuốc đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lƣợng, đúng thời điểm, sử
dụng an toàn hiệu quả đồng thời hệ thống đại lý còn là kênh thông tin đa chiều
phản ánh tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn cho cơ quan quản lý nhà
nƣớc tại địa phƣơng (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Trạm chăn nuôi và Thú y
huyện, Thú y cơ sở). Bên cạnh đó, việc kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn vẫn
còn nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm các quy định quản lý nhà nƣớc về kinh doanh
thuốc thú y. Tình trạng buôn bán thuốc thú y không đảm bảo thủ tục hành chính
nhƣ chƣa có giấy phép hành nghề, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép kinh doanh,
một số đại lý chạy theo lợi nhuận buôn bán các loại thuốc cấm, thuốc giả, thuốc
không có trong danh mục, thuốc hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ…;
trình độ chuyên môn thấp dẫn tới hƣớng dẫn sử dụng thuốc chƣa đúng kỹ thuật,
không đảm bảo thời gian cách ly, sử dụng quá liều lƣợng cho phép gây ra tác
động xấu đến môi trƣờng, vật nuôi và sức khỏe cộng đồng, để lại dƣ lƣợng thuốc
trong sản phẩm chăn nuôi vƣợt mức quy định nên việc tiêu thụ và xuất khẩu ra
2



thị trƣờng quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, làm ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế xã hội.
Các nghiên cứu trƣớc đây trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chủ
yếu tập trung về phát triển chăn nuôi gà đồi; giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
chăn nuôi gà đồi; bảo vệ, phát triển thƣơng hiệu gà đồi… Chƣa có nghiên cứu
nào liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y trên địa
bàn đƣợc thực hiện. Từ những bất cập, tồn tại nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu
đề tài: “Quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về
kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế, từ đó đề xuất giải pháp
tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hê ̣ thố ng hóa cơ sở lý luâ ̣n và thƣ̣c tiễn có liên quan đến quản
lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y;
- Đánh giá thƣ̣c tra ̣ng và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về
kinh doanh thuốc thú y tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang những năm qua;
- Đề xuấ t một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về kinh
doanh thuốc thú y ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Trên địa bàn huyện Yên Thế, có bao nhiêu đơn vị sản xuất, kinh doanh
thuốc thú y? Đƣợc quản lý nhƣ thế nào ?
- Các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế sử dụng thuốc thú y trong
chăn nuôi gia súc, gia cầm nhƣ thế nào ?
- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến kết quả quản lý nhà nƣớc về kinh
doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế ?

- Giải pháp nào cần áp dụng nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về kinh
doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện Yên Thế ?

3


1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những lý luận và thực tiễn có liên quan
đến quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y đƣợc thể hiện ở các đối tƣợng
khảo sát sau:
- Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y (UBND huyện;
Quản lý thị trƣờng… và cơ quan chuyên môn là Trạm chăn nuôi và Thú y huyện).
- Các đại lý, cửa hàng, hộ kinh doanh thuốc thú y.
- Các đơn vị, hộ chăn nuôi sử dụng thuốc thú y.
- Các cơ chế, chính sách, quy định hiện hành của nhà nƣớc về kinh doanh
thuốc thú y.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung:
- Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà
nƣớc về kinh doanh, sử dụng thuốc thú y ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, các
giải pháp quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y phục vụ cho chăn nuôi ở
cấp huyện.
- Các loại thuốc thú y chủ yếu đƣợc kinh doanh trên địa bàn.
* Phạm vi về không gian:
- Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Một số nội dung chuyên sâu sẽ khảo sát tại 7/21 xã, thị trấn của huyện.
* Phạm vi về thời gian:
- Dữ liệu thứ cấp: Phục vụ cho nghiên cứu đề tài này đƣợc thu thập từ
2013 – 2015.

- Dữ liệu sơ cấp: Đƣợc thu thập năm 2016.
- Các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
Đóng góp mới: Bổ sung và làm rõ thêm các khái niệm, phân loại, nội
dung, công cụ trong quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y; Cung cấp cơ sở
dữ liệu về số lƣợng cơ sở kinh doanh, chủng loại thuốc; điều kiện kinh doanh...
4


cho các cấp quản lý tham khảo để hoạch định chính sách. Đề xuất hệ thống các
giải pháp có giá trị tham khảo cho các huyện có điều kiện tƣơng tự.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: Đề tài đã góp phần nâng cao nhận thức cho
ngƣời kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện về tác dụng, chất lƣợng, kết quả
và hiệu quả sử dụng thuốc thú y. Đối với ngƣời chăn nuôi, giúp cho họ nhận thức
đƣợc chất lƣợng thuốc khi mua và sử dụng trong chăn nuôi. Giúp cho cán bộ
quản lý hiểu rõ đƣợc các kẽ hở hiện nay trong quản lý nhà nƣớc về kinh doanh
thuốc thú y trên địa bàn huyện.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
KINH DOANH THUỐC THÚ Y
2.1.1. Lý luận về kinh doanh thuốc thú y
2.1.1.1. Các khái niệm
* Thuốc thú y
Theo Pháp lệnh thú y (2004), thuốc thú y là những chất hoặc hợp chất có
nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất đƣợc dùng để
phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh, cải thiện

các chức năng của cơ thể động vật, bao gồm dƣợc phẩm, hóa chất, vắc xin,
hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và một số vi sinh vật dùng trong thú y.
Trong chăn nuôi, tùy thuộc vào tình trạng gia súc, gia cầm mà thuốc thú y
đƣợc sử dụng khác nhau về chủng loại, liều lƣợng và thời gian.
Theo tính chất tác dụng của thuốc, thuốc đƣợc chia ra làm mấy nhóm
chính sau đây:
+ Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ƣơng: Là tất cả những thuốc
và hóa chất khi vào cơ thể tác dụng trực tiếp hay gián tiếp lên hệ thần kinh
trung ƣơng (Phạm Quang Trung, 2011). Trong nhóm thuốc này ngƣời ta chia
ra hai nhóm:
- Thuốc gây tê: Là những thuốc ức chế quá trình dẫn truyền xung động
thần kinh. Trong thú y và y học thuốc đƣợc sử dụng nhƣ những chất gây tê trong
phẫu thuật, phong bế thần kinh, giảm đau... Ví dụ: Aminazin, Triftazinum,
Kalibromat.
- Thuốc chống co dật: Dipheninum, hecxamidium, Morphini hyđrochlorium
- Thuốc hạ nhiệt: Cơ chế tác dụng hạ nhiệt của nhóm thuốc này đƣợc giải
thích khác nhau nhƣng chung qui là những thuốc tác dụng lên trung khu điều hòa
thân nhiệt. Tất cả các thuốc này đều nằm trong nhóm thuốc Axit Salicilic, ngoài tác
dụng hạ nhiệt thuốc này còn có tác dụng kìm khuẩn nên nó đƣợc dùng nhƣ là những
thuốc chống viêm diệt khuẩn. Nhƣ: Paracetamol, pirazol, Antipirin, analgin...
+ Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh - Antibiotic - là những chất đƣợc
bào chế từ những vi sinh vật, động vật thực vật có khả năng diệt khuẩn hoặc ức

6


chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể động vật. Ngày nay, kháng sinh nhƣ
một cứu cánh để chống lại sự nhiễm trùng, hay nói cách khác là những thuốc
dùng để phòng và điều trị các bệnh truyền lây, kích thích sinh trƣởng vật nuôi.
Thuốc kháng sinh có những mặt lợi sau đây: Cơ chế tác dụng đặc biệt; Phổ tác

dụng của nó rộng, có khả năng trung hòa độc tố; Hiệu quả sử dụng ở liều
thấp…(Phạm Quang Trung, 2011).
* Kinh doanh
Kinh doanh là phƣơng thức hoạt động trong nền kinh tế sản xuất hàng
hóa. Có nhiều học giả đƣa ra khái niệm về kinh doanh:
Theo Wikipedia: Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú
nhất của loài ngƣời. Hoạt động kinh doanh thƣờng đƣợc thông qua các thể chế
kinh doanh nhƣ công ty, tập đoàn, tƣ nhân... nhƣng cũng có thể là hoạt động tự
thân của các cá nhân.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tƣ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị
trƣờng nhằm mục đích sinh lời (Mai Văn Bƣu, 2006).
Từ các quan điểm nêu trên chúng tôi cho rằng: Kinh doanh là phƣơng thức
hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những
phƣơng pháp, hình thức và phƣơng tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các
hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tƣ, sản xuất, vận tải, thƣơng mại,
dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác để phục vụ
nhu cầu khách hàng nhằm mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
* Kinh doanh thuốc thú y
Từ khái niệm về các loại thuốc thú y và khái niệm kinh doanh nêu trên.
Trong nghiên cứu này, kinh doanh thuốc thú y theo quan điểm của chúng tôi là:
Kinh doanh thuốc thú y là hoạt động buôn bán các loại thuốc thú y, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất... dùng trong chăn nuôi để phòng, chống,
chữa bệnh cho động vật.
2.1.1.2. Sự cần thiết và tác động 2 mặt khi sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
* Sự cần thiết
- Động vật trong chăn nuôi là các cơ thể sống, cơ thể của chúng gồm
nhiều bộ máy khác nhau, với những chức phận khác nhau; có bộ máy thần kinh,

7



tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục… Tuy chức phận khác nhau nhƣng
chúng đều phối hợp nhịp nhàng dƣới sự chỉ đạo thống nhất và nhậy cảm của bộ
máy thần kinh, hƣớng vào một mục đích là để duy trì sự sống, thích ứng với môi
sinh, tăng trƣởng và phát triển; đồng thời tham gia vào tiến trình tiến hóa của
giống nòi. Tuy nhiên chúng cũng rất nhậy cảm với môi trƣờng và thƣờng bị tấn
công bởi các vi sinh vật gây hại.
- Điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi cũng là nhân tố gây ảnh hƣởng mạnh
gây nhiễm bệnh cho động vật trong chăn nuôi; một số loài vi khuẩn, vi rút gây
bệnh khi gặp điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ phát triển gây bệnh và lây lan
mạnh tạo thành những ổ dịch quy mô lớn (ví dụ nhƣ dịch tụ huyết trùng lợn
thƣờng phát triển bùng phát mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ do nóng ẩm,
mƣa nhiều).
- Trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của gia súc, gia cầm rất cần đến
sự bổ sung một lƣợng nhất định vitamin và khoáng chất cần thiết để thúc đẩy quá
trình sinh trƣởng, phát triển và tăng cƣờng sức đề kháng của cơ thể.
Từ các yếu tố trên thấy thuốc thú y rất cần thiết sử dụng trong chăn nuôi
nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chăn nuôi.
* Tác động 2 mặt
Khi sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, bên cạnh những tác động tích
cực còn có tác động tiêu cực, cụ thể nhƣ:
- Tác động tích cực: Phòng và trị bệnh cho động vật, đóng vai trò quan
trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
- Tác động tiêu cực: Dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc, tồn dƣ kháng sinh
trong sản phẩm chăn nuôi do ngƣời sử dụng thuốc không thực hiện nghiêm túc
quy định, khuyến cáo của nhà sản suất; đặc biệt trong trƣờng hợp phối hợp nhiều
loại thuốc để điều trị nhằm tăng hiệu quả điều trị nếu không am hiểu sẽ gây phản
tác dụng.
2.1.1.3. Đặc điểm kinh doanh thuốc thú y

Là phƣơng thức kinh doanh có điều kiện; phƣơng thức kinh doanh này
chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nƣớc và cơ quan chuyên môn. Trong kinh doanh
thuốc thú y thƣờng có đặc điểm chủ yếu của 2 loại hình kinh doanh đó là kinh
doanh có chuyên môn kỹ thuật dựa trên sự hiểu biết về thuốc thú y để bán thuốc
8


đồng thời hƣớng dẫn phòng trị bệnh và kinh doanh có độc quyền thể hiện việc
mua, bán là chủ yếu.
Trên thực tế, các loại thuốc thú y thƣờng chứa hàm lƣợng lớn các chất phụ
gia, tá dƣợc; bao bì đóng gói đa dạng phong phú, hàm lƣợng thành phần của
thuốc thƣờng không đủ theo ghi trên bao bì của nhà sản xuất; thuốc dùng để
phòng và trị bệnh cho động vật trong chăn nuôi; liều lƣợng sử dụng trong điều trị
thƣờng cao hơn quy định. Mặt khác ngƣời mua và sử dụng thuốc thú y cũng rất
đa dạng, trình độ hiểu biết cũng rất khác nhau, độ chính xác về yêu cầu trong sử
dụng chƣa đƣợc tuyệt đối nhƣ thuốc dùng cho ngƣời nên đặc điểm kinh doanh
thuốc thú y vẫn tràn lan, chƣa đƣợc quản lý thực sự chặt chẽ, mục đích kinh
doanh chạy theo doanh thu, lợi nhuận là chính.
2.1.1.4. Điều kiện kinh doanh thuốc thú y
- Căn cứ Pháp lệnh thú y số 18/2014/PL-UBTVQH 11, ngày 29/4/2004 có
hiệu lực từ ngày 01/10/2014 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội 11; nghị định số
33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của pháp lệnh thú y đã quy định tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh thuốc thú
y đối với các cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ thuốc thú y cụ thể nhƣ sau:
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
- Có địa chỉ cố định, có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh
nghiệp, mã số kinh doanh đƣợc cấp; bảng niêm yết đăng ký kinh doanh.
- Diện tích cửa hàng tối thiểu 10 m2.
- Có đủ phƣơng tiện cần thiết để bày hàng, bán hàng; hàng hóa đƣợc sắp
xếp khoa học, giữ gìn sạch sẽ.

- Có đủ sổ sách theo dõi xuất, nhập hàng;
- Bảo quản thuốc theo đúng hƣớng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể:
+ Bảo quản ở điều kiện bình thƣờng: nhiệt độ từ 15-30oC.
+ Bảo quản mát: nhiệt độ từ 8-15oC.
+ Bảo quản lạnh: nhiệt độ từ 2-8oC.
+ Bảo quản đông lạnh: nhiệt độ ≤-10oC.
- Không đƣợc phép bày bán thuốc thú y cùng với hàng hoá khác. Nếu
đƣợc phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi chung với thuốc thú y, phải bày bán ở
khu vực riêng.
9


- Đối với cửa hàng, đại lý bán buôn thuốc thú y phải có kho chứa hàng, đủ
diện tích; có đủ các trang thiết bị, phƣơng tiện phù hợp với yêu cầu bảo quản các
loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc đƣợc phép kinh doanh. Hàng hóa phải đƣợc
sắp xếp trên kệ, giá; kệ, giá để hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20 cm, cách tƣờng
ít nhất 20cm, khoảng cách giữa các giá, kệ tối thiểu 30 cm để đảm bảo độ thông
thoáng, dễ vệ sinh tiêu độc; có máy phát điện dự phòng đủ công suất.
- Cửa hàng kinh doanh vắc xin phải có thiết bị bảo quản lạnh và có
phƣơng tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học khi xảy ra sự cố
mất điện; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và ghi chép hàng ngày.
- Chủ cơ sở, ngƣời bán hàng đƣợc cơ quan thú y có thẩm quyền cấp chứng
chỉ hành nghề theo qui định.
2.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh thuốc thú y
- Các yếu tố liên quan đến thuốc thú y nhƣ số lƣợng gia súc, gia cầm nhiều
hay ít; quy mô chăn nuôi lớn nhỏ; thời gian sử dụng thuốc ngắn hay dài. Thuốc
thú y là một trong những nhân tố quan trọng đƣợc sử dụng trong chăn nuôi, góp
phần làm ổn định và nâng cao năng suất trong ngành chăn nuôi; trong chăn nuôi
không thể không sử dụng đến thuốc thú y để phòng, trừ dịch bệnh trên đàn gia
súc, gia cầm.

- Yếu tố tự nhiên, thời tiết khí hậu, vị trí địa hình về đất đai đa dạng,
nguồn lao động dồi dào và khả năng phát triển chăn nuôi lớn, đặc biệt là những
mô hình phát triển chăn nuôi trang trại với quy mô lớn; đi kèm với đó là tình hình
dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động
kinh doanh thuốc thú y.
- Tổ chức quản lý: Cơ quan chủ quản là UBND huyện và các phòng ban
chuyên môn thuộc huyện; các cơ quan chức năng chuyên môn liên quan có
thẩm quyền theo ngành dọc là Chi cục chăn nuôi và thú y, trạm chăn nuôi và
thú y; các cơ quan liên ngành nhƣ chi cục thuế, quản lý thị trƣờng, công an…
thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, giám hoạt động kinh doanh thuốc thú y
của các cửa hàng.
- Năng lực của ngƣời kinh doanh: Khả năng sắp xếp, điều hành và đặc biệt
có 2 yếu tố quan trọng là trình độ chuyên môn và khả năng tài chính của ngƣời
kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, hiệu quả của việc kinh doanh
thuốc thú y; ngƣời kinh doanh thuốc thú y có trình độ chuyên môn cao và có
10


kiến thức thực tế đồng thời có khả năng tài chính rồi dào thì chất lƣợng trong
hƣớng dẫn sử dụng thuốc điều trị sẽ đảm bảo hơn đồng thời quay vòng nhanh,
doanh thu lớn, lợi nhuận cao...hoạt động kinh doanh thuốc thú y của cửa hàng đó
sẽ rất thuận lợi, hiệu quả cao.
2.1.2. Lý luận quản lý nhà nƣớc về kinh doanh thuốc thú y
2.1.2.1. Một số khái niệm
- Quản lý: Là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt đƣợc
mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên quy luật khách quan (Đoàn Thị Thu Hà
và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).
Quản lý là một quá trình nhằm để đạt đƣợc các mục đích của tổ chức
thông qua việc thực hiện chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức, điều hành
và kiểm tra đánh giá (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).

Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hƣớng của
chủ thể quản lý vào một đối tƣợng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và
hành vi của con ngƣời nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tƣợng theo
mục tiêu đã định (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).
- Quản lý nhà nƣớc: Là hoạt động tổ chức điều hành của bộ máy nhà
nƣớc, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nƣớc trên các
phƣơng diện lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc
chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà
nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời theo pháp
luật nhằm đạt đƣợc những mục tiêu, yêu cầu của quản lý nhà nƣớc. Đồng thời
các cơ quan nhà nƣớc nói chung còn thực hiện các hoạt động mang tính chấp
hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nƣớc nhằm xây dựng tổ chức bộ máy
và củng cố chế độ công tác của nội bộ mình (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị
Ngọc Huyền, 2004).
- Từ các khái niệm về quản lý và quản lý nhà nƣớc nêu trên; Trong nghiên
cứu này theo quan điểm của chúng tôi, Quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh thuốc
thú y: Là sự điều hành của cơ quan nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh thuốc
thú y; với quá trình sử dụng và các rủi ro khi sử dụng thuốc thú y.
Cơ quan QLNN về kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện là: UBND
huyện, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng NN&PTNT,
Đội QLTT số 6, Công an…; các đơn vị kinh doanh thuốc thú y là đối tƣợng quản
lý; các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc là cơ sở và công cụ để quản lý.

11


2.1.2.2. Các yếu tố và chức năng của quản lý
a, Các yếu tố cấu thành quản lý
Quản lý nói chung, QLNN nói riêng bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: Là tổ chức, cá nhân tạo ra tác động quản lý đến đối tƣợng

quản lý thông qua công cụ, phƣơng tiện và nguyên tắc nhất định (Pháp lệnh, quy
định, yêu cầu... đối với chủ cửa hàng). Trong quản lý nhà nƣớc cấp huyện, các cơ
quan của nhà nƣớc nhƣ UBND các cấp (huyện, xã), các cơ quan, phòng ban
chuyên môn thuộc huyện nhƣ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng
Tài chính Kế hoạch, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Đội Quản lý Thị trƣờng, Công an
kinh tế… là chủ thể quản lý (Trạm chăn nuôi và Thú y Yên Thế, 2015).
- Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tƣợng bị quản lý
tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu
tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần (Trạm
chăn nuôi và Thú y Yên Thế, 2015).
- Muốn quản lý thành công, trƣớc tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối
tƣợng và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hƣớng đúng (Trạm
chăn nuôi và Thú y Yên Thế, 2015).
- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì
thế chủ thể phải hiểu đối tƣợng và điều khiển đối tƣợng một cách có hiệu quả.
Chủ thể có thể là một ngƣời, một nhóm ngƣời; còn đối tƣợng có thể là con ngƣời
(một hoặc nhiều ngƣời), giới vô sinh hoặc giới sinh vật (Trạm chăn nuôi và Thú
y Yên Thế, 2015).
Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung.
b, Chức năng quản lý
* Theo giai đoạn tác động: Quản lý có 5 chức năng sau:
- Chức năng hoạch định: Là chức năng quan trọng nhất của quản lý, nhằm
định ra chƣơng trình, mục tiêu, chiến lƣợc mà quản lý cần đạt đƣợc (Đoàn Thị
Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).
- Chức năng tổ chức: Là chức năng nhằm hình thành nhóm chuyên môn
hóa, các phân hệ tạo nên hệ thống để cùng góp phần và hoạt động của tổ chức
nhằm đạt đƣợc mục tiêu mong muốn (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc
Huyền, 2004).
- Chức năng điều khiển: Là chức năng nhằm phối hợp hoạt động chung

của nhóm, của phân hệ trong hệ thống tổ chức (Đoàn Thị Thu Hà và cs., 2004).

12


- Chức năng kiểm tra: Là chức năng nhằm kịp thời phát hiện ra những sai
sót trong quá trình hoạt động và các cơ hội đột biến trong hệ thống. Đây là chức
năng quan trọng nhất của ngƣời lãnh đạo (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc
Huyền, 2004).
- Chức năng điều chỉnh: Là chức năng sửa chữa những sai sót nẩy sinh,
tạo thế cân bằng mới trong quá trình hoạt động, tận dụng các cơ hội thúc đẩy tổ
chức phát triển nhanh chóng. Gần đây tổ chức UNESCO tổng kết về hệ thống
chức năng quản lý bao gồm: Hoạch định (lập kế hoạch); Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm
tra (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).
* Theo sự phân cấp quản lý
+ Chức năng quản lý nhà nƣớc (vĩ mô): Là hoạt động quản lý vĩ mô thuộc
hệ thống tổ chức quốc gia, là sự quản lý của nhà nƣớc với các hoạt động kinh tế chính trị - xã hội theo hƣớng điều tiết và định hƣớng các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Vạch chiến lƣợc kinh tế - xã hội dài hạn, ngắn hạn và những chƣơng
trình mục tiêu.
- Đặt ra luật pháp, thể lệ, chế độ chính sách có hiệu lực thống nhất trong
toàn quốc.
- Tạo môi trƣờng cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Đào tạo, bố trí cán bộ.
- Kiểm tra, tổng kết đánh giá.
- Hỗ trợ, dẫn dắt những hoạt động, các tổ chức theo định hƣớng phát triển.
- Quản lý tài sản công chặt chẽ và hiệu quả.
Các cơ quan quản lý theo chức năng gồm: Quốc hội, Chính phủ, các bộ và
cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp và các phòng,
ban tƣơng đƣơng (Bộ Nội vụ, 2016).
+ Chức năng quản trị (vi mô): Là hoạt động quản lý vi mô thuộc hệ thống

tổ chức quốc gia, là sự quản lý trực tiếp các quá trình kinh tế - xã hội tại đơn vị
cơ sở theo định hƣớng của nhà nƣớc, của cấp trên. Với chức năng này, hoạt động
quản trị có 2 nhiệm vụ cơ bản:
- Hoạch định các chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động theo định hƣớng của nhà
nƣớc, của cấp trên và khả năng của tổ chức.
- Thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của tổ chức. Những cơ quan quản lý theo chức năng gồm các tổ
chức kinh tế, các tổ chức xã hội và tƣơng đƣơng (Bộ Nội vụ, 2016).
13


×