Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA TẠI XÃ SƠN NGUYÊN HUYỆN SƠN HÒA TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.2 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
MÍA TẠI XÃ SƠN NGUYÊN HUYỆN SƠN HÒA TỈNH PHÚ
YÊN

NGUYỄN BẢO TOÀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05 năm 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CÂY MÍA TẠI XÃ SƠN NGUYÊN HUYỆN SƠN HÒA TỈNH PHÚ
YÊN” do Nguyễn Bảo Toàn, sinh viên lớp DH06PT, ngành Phát Triển Nông Thôn &
Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày_____________

NGUYỄN BẢO TOÀN
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho em xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô Trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quý báu và dạy dỗ em
trong suốt bốn năm đại học.
Xin chân thành cảm ơn Cô ThS. Võ Ngàn Thơ đã tận tâm chỉ bảo, giúp em
vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận. Để em biết được cách

bố trí một đề tài và áp dụng kiến thức này trong quá trình công tác.
Xin chân thành cảm ơn quý anh chị ở UBND xã Sơn Nguyên và các phòng
ban khác đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn những người bạn, người thân trong gia đình đã quan tâm, giúp đỡ
động viên tôi trong suốt quá trình khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, ngày 30 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Bảo Toàn


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN BẢO TOÀN tháng 5 năm 2010. “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình
trồng mía tại xã Sơn Nguyên huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên”.
NGUYEN BAO TOAN, May 2010. “Evaluation the economic Efficiency
of Sugarcane Cultivation at Son Nguyen commune, Son Hoa district, Phu Yen
province”.
Khóa luận nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của việc trồng mía ở địa phương
thông qua phỏng vấn 70 hộ có trồng mía và thu thập thông tin thứ cấp từ các phòng
ban xã Sơn Nguyên. Ở xã hiện nay đa số người dân đều canh tác cây mía làm cây công
nghiệp chủ đạo. Qua quá trình điều tra phỏng vấn và sau khi tiến hành tính toán so
sánh kết quả giữa cây mía và cây lúa cho thấy mô hình cây lúa có mang lại hiệu quả
kinh tế hơn tuy nhiên lại không phù hợp với tổng diện tích đất nông nghiệp của xã Sơn
Nguyên trong quá trình canh tác về các điều kiện tự nhiên, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
Chỉ có một diện tích nhỏ là có thể trồng lúa được nhưng không thể mở rộng diện tích
canh tác. Đất nơi đây chỉ phù hợp cho việc trồng mía mà thôi cho nên cây mía thực sự
đã đem lại hiệu quả cho người dân để thoát nghèo hơn. Thêm vào đó là việc canh tác

của cây mía chưa thực sự hiệu quả, người dân không áp dụng khoa học kỹ thuật vào
quá trình trồng mía và điều kiện thời tiết cũng không ổn định, không có hệ thống thủy
lợi cho việc cung cấp nước trong sản xuất mà chủ yếu là dựa vào nước trời mà thôi.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặc vấn đề

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Nội dung

2

1.3.2 Địa bàn nghiên cứu

3

1.3.3 Đối tượng

3

1.3.4 Thời gian


3

1.4 Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

6

2.1 Tổng quan về tài liệu liên quan

6

2.2 Điều kiện tự nhiên của xã Sơn Nguyên

6

2.2.1. Vị tri địa lý

6

2.2.2 Địa hình

6

2.2.3 Khí hậu

7


2.2.4 Thủy văn

7

2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.3.1 Hiện trạng đất đai và tình hình sử dụng đất

8

a. Phân loại đất :

8

b. Tình hình sử dụng đất tại xã

8


2.3.2 Tình hình dân số và lao động

9

a. Tình hình dân số

9

b.Tình hình lao động

9


c. Kinh tế hộ
2.3.3 Tình hình kinh tế xã hội

10
11

a. Khu vực nông nghiệp

11

b. Khu vực kinh tế thương nghiệp, dịch vụ

12

2.3.4 Cơ sở hạ tầng

12

2.3.5 Nhận xét

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1 Cơ sở lý luận

16


3.1.1 Khái niệm về nghiên cứu cây trồng

16

3.1.2 Nông nghiệp bền vững

16

3.1.3 Hiệu quả kinh tế

16

3.1.4 Chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế

17

3.1.5 Các đặc điểm chung về mía

18

3.2 Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phòng vấn nông hộ

25

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu


26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4. 1 Tình hình sản xuất mía ở xã Sơn Nguyên

27

4.2 Mô tả về các hộ trồng mía trong mẫu điều tra

27

4.2.1 Trình độ học vấn của chủ hộ

28

4.2.2 Số thành viên trong gia đình

28

4.2.3 Vốn vay, nguồn vay

29

4.2.4 Diện tích đất sử dụng của nông hộ

30


4.2.5 Độ tuổi và kinh nghiệm của chủ hộ

30

4.3 Kết quả sx mía
4.3.1 Chi phí sản xuất 1ha mía

31
31


4.3.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất 1ha trong một năm đối với cây mía
4.4 Hiệu quả xã hội của cây mía

33
35

4.4.1 Hiệu quả về lao động – việc làm

35

4.4.2 Đời sống

35

4.5 Kết quả sx lúa

36


4.6 So sánh kết quả - hiệu quả sx mía và lúa

38

4.7 Thuận lợi – khó khăn của sx mía

40

47.1 Thuận lợi

40

4.7.2 Khó khăn

42

4.8 Đề xuất giải pháp để khắc phục những khó khăn trong quá trình sản xuất mía

43

4.8.1 Từ chính quyền địa phương

43

4.8.2 Từ người dân dân

43

4.8.3 Đề xuất của bản thân người thực hiện đề tài


44

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

45

5.1 Kết luận

45

5.2 Kiến nghị

46


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPLĐ
CPVC
DT
ĐTTT
TN
LN
DT
TCP
KTXH
KQĐT-TTTH

Chi phí lao động
Chi phí vật chất

Doanh thu
Điều tra thực tế
Thu nhập
Lợi nhuận
Doanh thu
Tổng chi phí
Kinh tế xã hội
Kết quả điều tra thực tập thực hành


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Ttỷ lệ các loại đất cơ bản ỡ xã Sơn Nguyên:
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất ở xã Sơn Nguyên năm 2008 và 2009
Bảng 2.3 Các thành phần dân tộc ở xã Sơn Nguyên
Bảng 2.4 Tình hình lao động tại địa phương
Bảng 2.5 Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất trồng mía năm 2009 tại xã Sơn Nguyên
Bảng 4.2 Tình hình học vấn của chủ hộ dựa theo số liệu điều tra
Bảng 4.3 Số thành viên trong gia đình
Bảng 4.4 Tình hình vay vốn
Bảng 4.5 Diện tích đất trung bình của nông hộ
Bảng 4.6 Độ tuổi lao động của chủ hộ
Bảng 4.7 Số năm kinh nghiệm trồng mía của chủ hộ
Bảng 4.8 Tổng chi phí sản xuất 1ha Mía trong một năm
Bảng 4.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất 1ha trong một năm đối với cây mía
Bảng 4.10 Tổng kết ý kiến về kinh tế của gia đình sau khi trồng mía
Bảng 4.11 :Kết quả và hiệu quả sản xuất 1ha trong một năm đối với cây lúa
Bảng 4.12 So sánh hiệu quả kinh tế giữa 1 ha cây mía và 1 ha cây lúa
Bảng 4.13: Số người tham gia, áp dụng công tác khuyến nông



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Đặc điểm sinh trưởng của cây mía
Hình 3.2 Kỹ thuật trồng mía
Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu chi phí sản xuất 1ha Mía trong một năm
Hình 4.2 Biểu đồ chi phí sản xuất lúa 1ha trong một năm
Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu chi phí đầu tư cho 1 ha 2 loại cây mía và lúa trong một năm


DANH MỤC PHỤ LỤC

Bảng câu hỏi phỏng vấn


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trên thế giới việc sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những
mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong
tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài
người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang
tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn
đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
Đường là một nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người. Theo thống
kê, nhu cầu tiêu thụ đường trên đầu người hiện nay là 35 kg/năm, tại Ấn Độ là 20

kg/năm... Tại Việt Nam, khi chưa có chương trình 1 triệu tấn đường (1994), mức tiêu
thụ mỗi đầu người là 8 kg/năm, hiện là 15 kg/năm và dự kiến sẽ còn tăng lên. Ngoài sử
dụng trực tiếp, đường còn đóng vai trò cung cấp năng lượng thông qua các thực phẩm
chế biến, lên men...
Để các nhà máy đường có thể tồn tại và phát triển, tiền đề không thể thiếu là phát triển
các vùng mía nguyên liệu. Nguyên nhân cơ bản của cơn sốt nóng giá đường chưa từng
có hiện nay bắt nguồn chủ yếu từ việc thiếu tiền đề này. Thủ tướng Chính phủ cũng đã
ban hành Quyết định số 80/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng
hóa thông qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản nhằm tạo cơ sở pháp lý trong
việc gắn kết giữa nông dân và nhà máy. Thế nhưng, thực tế qua nhiều niên vụ cho
thấy, mối quan hệ giữa nhà máy và nông dân - người trực tiếp làm ra nguyên liệu cho
nhà máy - vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Điều đó thể hiện khi giá cả trên


thị trường có sự biến động thì ngay lập tức nhà máy áp giá mua sản phẩm của nông
dân theo mức giá thị trường. Nếu giảm thì nhà máy “kéo” giá mua sản phẩm xuống,
còn ngược lại nếu tăng thì nông dân đem nông sản đi bán nơi khác. Ngoài ra, nông dân
chạy theo lợi nhuận trước mắt, tập trung trồng một loại cây trồng nào đó không theo
quy hoạch và trông chờ vào sự may rủi của quy luật cung cầu.
Từ năm 2000 trở lại đây, diện tích trồng mía trên cả nước giảm dần do không cạnh
tranh nổi với một số cây trồng có thu nhập cao hơn khiến tình trạng thiếu nguyên liệu
thường xuyên xảy ra. Điển hình Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích trồng
mía lớn nhất cả nước với khoảng 60,000 ha, giảm gần 10,000 ha so với các niên vụ
trước, sản lượng mía nguyên liệu ước đạt 3.8 triệu tấn. Với 10 nhà máy đường trong
vùng, tổng công suất ép mía lên đến 22,500 tấn/ngày, nếu cân đối thời gian sản xuất
của các nhà máy thì số mía nguyên liệu trên chỉ đủ dùng trong 5 - 6 tháng. Đó là chưa
kể cả nước còn khoảng 30 nhà máy đường nằm rải rác từ Bắc vào Nam, công suất bình
quân 2,644 tấn mía cây/ngày, nhưng hoạt động chỉ đạt hơn 60% so với công suất thiết
kế.
Nhìn lại niên vụ 2008 - 2009, do thiếu nguyên liệu mà nhiều nhà máy phải đóng cửa

một thời gian dài. Và mới đây nhất, theo Bộ NN&PTNT cho biết, trong tháng 4/2010
đã có 35 nhà máy đường dừng sản xuất, chỉ có 5 nhà máy hoạt động. Nguyên nhân của
tình trạng này là do ngành mía đường chưa giải quyết được vấn đề quy hoạch vùng
trồng mía, thêm vào đó, các nhà máy đường thời gian qua được xây dựng một cách ồ
ạt mà không tính tới hiệu quả cũng như quy hoạch vùng nguyên liệu, do đó đã gây tổn
thất không nhỏ.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, lượng đường bán ra thị trường từ này 15/3 đến ngày 15/4 là
44,300 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 90,200 tấn. Trong đó lượng đường tồn tại kho
các nhà máy tính đến giữa tháng 4/2010 là 382,700 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước
111,400 tấn.Nguyên nhân lượng đường bán ra thấp hơn và tồn kho cao hơn là do ảnh
hưởng của đường nhập khẩu chính ngạch và nhập lậu tràn lan. Về giá đường, hiện giá
đường cũng đã và đang giảm mạnh, giá đường trắng loại I tại kho nhà máy đã có thuế
VAT chỉ còn từ 14,000-14,500 đồng/kg. Bộ NN&PTNT cũng cho biết, với lượng


đường hiện có và lượng đường nhập khẩu, đảm bảo cung cấp đủ đường đến hết tháng
8/2010 với nhu cầu tiêu thụ trong nước ở mức cao nhất.
Tinh Phú Yên là một trong những vùng trồng nguyên liệu mía lớn nhất của Duyên hải
Miền Trung và Tây Nguyên. Trong mấy năm qua được sự quan tâm và giúp đỡ của
UBND Tỉnh và của Đảng nên việc phát triển trồng mía làm nguyên liệu sản xuất
đường cùng với việc có thêm các nhà máy ( nhà máy đường KCB, nhà máy đường
Tuy Hòa, Công ty rượu Vạn Phát…) đã đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định cho
người nông dân ở những vùng không thể trồng lúa cũng như các loại cây lương thực
khác.
Xã Sơn Nguyên thuộc huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên có diện tích đất tự nhiên là 6532
hecta trong đó đất sử dụng trong nông nghiệp là 1629 hecta (năm 2009) trong sự đổi
mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của Huyện. Xã Sơn Nguyên qua đó cũng
đạt được những thành công và chỉ tiêu đáng khả quan giúp người nông dân thoát
nghèo. Đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm giúp cho người nông dân
đạt được hiệu quả tối ưu nhất, tạo ra một vùng nguyên liệu ổn định và bền vững để có

thể phát triển được kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và cả tỉnh Phú Yên nói
chung.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía tại xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa,
tỉnh Phú Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Khảo sát tình hình trồng mía của hộ dân trên địa bàn xã Sơn Nguyên, huyện Sơn
Hòa, tỉnh Phú Yên
+ So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình trồng lúa cao sản và mô hình trồng mía.
+ Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng mía trong năm từ đó đề xuất
hướng khắc phục, giải quyết trong tương lai.
1.3 Phạm vi nghiên cứu :


1.3.1 Nội dung
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề: mô hình trồng lúa cao sản, mô
hinh trồng mía, các vấn đề liên quan đến kết quả, hiệu quả sản xuất, những yếu tố
thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất của 2 mô hình này. Ngoài ra, nội dung
nghiên cứu còn bao gồm những thông tin thứ cấp tại các ban ngành liên quan.
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu :
Khóa luận được tiến hành khảo sát tại xã Sơn Nguyên, Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú Yên
1.3.3 Đối tượng :
Nghiên cứu đối với những hộ trồng mía và những hộ trồng lúa
1.3.4 Thời gian :
Thời gian nghiên cứu thực tế và viết đề tài từ ngày 29-3 đến ngày 29-5 năm 2010
Số liệu trong năm 2009
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Chương I : Mở đầu. Chương nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn lựa đề tài nghiên cứu
được cụ thể trong phần Đặt vấn đề. Ngoài ra còn có mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và

cấu trúc của khóa luận
Chương II : Tổng quan. Chương nêu lên khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội của xã và các tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện
Chương III : Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Gồm phần nội dung nêu những
khái niệm cơ bản có liên quan đến khóa luận, những khái niệm chung và cụ thể có tính
chuyên biệt do từng yêu cầu của vấn đề nghiên cứu như khái niệm cơ bản về khái niệm
về nghiên cứu cây trồng, nông nghiệp bền vững. Phần phương pháp nghiên cứu bao
gồm phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
Chương IV : Kết quả và thảo luận. Đây là phần trọng tâm của khóa luận, nêu lên kết
quả đạt trong quá trình thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiển và lý luận .Quá


trình diều tra chung về nhựng hộ trồng lúa và trồng bắp, đánh giá dược mô hình nào
mang lại hiệu quả kinh tế khả quan hơn, cuối cùng la xem xét nhũng khó khăn chung
và nêu ra nhũng biện pháp tháo gỡ nhũng vấn đề rút mắc.
Chương V : Kết luận và kiến nghị. Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các kiến
nghị có liên quan, các giải pháp cần thực hiện.


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên của xã Sơn Nguyên
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Sơn Nguyên nằm về phía Đông Bắc huyện Sơn Hòa, cách trung tâm huyện 6km
theo đường chim bay. Tổng diện tích tự nhiên 6536,3 ha, có tổng chiều dài địa giới
hành chính là 40206 m, tiếp giáp với các xã sau :
Phía Đông Bắc giáp xã Sơn Xuân dài 7496m
Phía Bắc Đông Bắc giáp xã Sơn Định dài 4455m
Phía Nam Đông Nam giáp xã Sơn Hà dài 10230m

Phía Tây giáp xã Suối Bạc và Sơn Phước dài 15400m
Phía Bắc giáp xã Sơn Hội dài 2625m
2.1.2 Điều kiện địa hình
Kiến tạo chung về địa hình : xã Sơn Nguyên là xã miền núi có địa hình chia cắt khá
phức tạp, có độ cao trung bình 150m so với mặt nước biển; phía Đông, phía Bắc, phía
Tây có núi cao vây bọc hiểm trở , có các đỉnh núi như Hòn Đác cao 654m giáp xã Sơn
Định, Sơn Hội; hòn Huyện cao 603m; đỉnh Hòn Bà cao 273m; hòn Đình … Có độ cao
giảm dần từ Tây, Bắc về Đông, Nam.
Vùng trung tâm xã là vùng bán sơn địa tương đối bằng phẳng, là trung tâm văn hóa,
kinh tế, chính trị, xã hội; có mạng lưới giao thông ô tô đi lại đến tận các thôn, giao
thông thông suốt trong toàn huyện, tỉnh.


2.1.3 Khí hậu
Xã Sơn Nguyên nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
đặc trưng của khí hậu duyên hải miền Trung; có các khí hậu nhiệt độ như sau :
- Trung bình năm : 25,9 oC

- Nhiệt độ :

- Tháng cao nhất : 41,7 oC
- Tháng thấp nhất : 18,7 oC
- Nắng

:

- Một năm có trung bình 255 ngày nắng.
- Số giờ nắng trung bình 2354 – 2369 giờ

Từ tháng 4 đến tháng 8 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 35oC , thời gian

này rơi vào mùa khô, nhiệt độ lên cao, có gió Tây Nam khô nóng, có tác động đến quá
trình sử dụng đất. Mùa mưa có nhiệt độ thấp hơn thường vào tháng 10 đến tháng 3,
nhiệt độ trung trình thấp nhất 18,7oC vào tháng 1.
- Lượng mưa:- Lượng mưa trung bình năm : 1486-2154 mm
- Năm có lượng mưa ít nhất(1957) : 857 mm
- Năm có lượng mưa cao nhất(1938) 2344 mm; năm(1993) 3000
mm
- Số ngày mưa trung bình năm : 130-150 ngày
- Tháng có lượng mưa cao nhất : 900-1300 mm (tháng 9)
- Tháng có lượng mưa thấp nhất : 0.5 mm(tháng 2).
Tuy lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều qua các năm.
2.1.4 Thủy văn
Xã Sơn Nguyên có suối lớn như suối Bạc, chảy từ Bắc về Nam rồi chuyển sang Đông
dài trên 13 km, có diện tích lưu vực 150 km2, suối Cái, suối Vực, suối Bạc chảy từ Bắc
về Đông Nam. Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ khác như suối Ổi… Qua các suối chưa
có cầu nên về mùa mưa đi lại giao thông ách tắc, về mùa mưa thường có lũ ống, ùa
khô nước suối thường cạn kiệt.
Về thủy lợi có công trình thủy lợi đập dâng Hòa Nguyên tưới được 2 vụ cho 16,43 ha
lúa nước…Ở đây sản xuất chủ yếu vẫn nhờ vào nước trời mưa.


2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội xã Sơn Nguyên
2.2.1 Hiện trạng đất đai và tình hình sử dụng đất
a. Phân loại đất :
Xã Sơn Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 6532 hecta. Theo kết quả điều tra của
viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung đất ở đây được hình thành bởi do
sự tác động của sinh quyển nhiệt đới và tác động bởi con người dưới nhiều hình thức
tác động phong phú – trên nền cấu trúc địa chất phức tạp, đã hình thành nên các loại
đất như sau :
Bảng 2.1 : Tỷ lệ các loại đất cơ bản ỡ xã Sơn Nguyên:

Tên đất

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

Đất phù sa chân đồi núi

300

4.59

Đất xám bạc màu

6000

91.86

Đất đen

200

3.06

Đất sông hồ

32
0.49
( Theo số liệu từ phòng ban xã năm 2010)


b. Tình hình sử dụng đất tại xã
Đất đai là một trong những thành tố cơ bản trong quá trình sản xuất nông nghiệp và
trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta xem qua bảng 2.2 sau về tình hình
biến động sử dụng đất trong năm 2008 và 2009:


Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất ở xã Sơn Nguyên năm 2008 và 2009(Đơn vị:hecta)
So sánh
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Đất Nông nghiệp

1692

Đất Lâm nghiệp

±U

%

1708

16

0.95


4157.2

4130

-27.2

-0.65

Đất phi Nông nghiệp

287

290

3

1.05

Đất nhà ở

42.12

48

5.88

13.96

Đất khác


128

130

2
1.56
Nguồn : KQĐT-TTTH

Qua bảng 2.2 cho ta thấy được rằng tình hình biến động sử dụng đất xảy ra liên tục qua
các năm. Diện tích sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tăng lên do quá trình khai
hoang đất đồi, đất chưa sử dụng của những năm truớc đó. Trong năm 2008 diện tích
đất sử dụng trong nông nghiệp là 1692 ha sang đến năm 2009 là 1708 ha, tăng 16 ha so
với năm 2008. Trong khi đó diện tích đất nhà ở cũng tăng do quá trình tăng dân số
nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2008 diện tích đất nhà ở là 42.12 ha, sang năm
2009 tăng lên 5.88 ha.
Qua điều tra thực tế diện tích đất nông nghiệp tăng lên là do người dân đã chuyển đổi
những loại đất sử dụng với mục đích khác sang để trồng mía và một phần là do khai
hoang từ đất đồi núi.
2.2.2 Tình hình dân số và lao động
a. Tình hình dân số
Toàn xã Sơn Nguyên có 5 thôn, 1035 khẩu (năm 2008) trong đó
- Hộ đồng bào dân tộc có 61 hộ 269 khẩu
- Hộ đồng bào kinh có 974 hộ với 4369 khẩu
Dân cư được quy hoạch ở hai bên các trục đường giao thông đi lại sản xuất thuận tiện
hơn


Mật độ dân số là 70,88 người/km2 là xã có diện tích rộng, mật độ dân số trung bình.
Tỷ lệ tăng dân số hằng năm là 1,02 năm 2005; sáu tháng đâù năm 2008 là 1,6 chủ yếu
là tăng tự nhiên. Mỗi hộ bình quân từ 4 – 5 khẩu

Bảng2.3 Các thành phần dân tộc ở xã Sơn Nguyên
Dân tộc

Số hộ

Số nhân khẩu

Tỷ lệ(%)

Kinh

974

4369

94.2

Chăm Hroi

58

261

5.63

Tày

3

8


0.17

(Theo số liệu thống kê xã năm 2008)
b. Tình hình lao động
Tổng số lao động của xã Sơn Nguyên là 2046 người chiếm 44.2% dân sô trong đó nam
là 1042 và nữ là 1003 người. Việc làm chủ yếu sống bằng nghề nông, đất đai đủ để sản
xuất, thiếu ở đây là thiếu vốn đầu tư, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật nên chưa thật
sự sản xuất ra nông sản hàng hóa.
Bảng 2.4 Tình hình lao động tại địa phương
Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng dân sô
-Nam
-Nữ
Tổng lao động
-Nam
-Nữ

Người
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’

Số lượng


Tỷ lệ(%)

4630
100
2329
50.30
2301
49.70
2046
100
1042
50.93
1004
49.07
Nguồn tin : Ban thống kê xã Son Nguyên

c. Kinh tế hộ
Tổng thu nhập 17 tỷ đồng (năm 2009) trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất
15,5 tỷ chiểm tỷ lệ 91,18%, còn dịch vụ thương mại là 1,5 tỷ đồng chiếm 8,82%. Ổn


định sản xuất cây lúa nước, mở rộng diện tích cây công nghiệp mà chủ yếu là cây mía,
phát triển chăn nuôi đàn bò lai. Giá trị thu nhập 3.770.000đ/người/năm 2008. Thế
mạnh về rừng ở đây vẫn chưa được phát huy.
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở xã Sơn Nguyên mới đạt 9,6 triệu đồng/ha/năm. Thế
mạnh phát triển chăn nuôi bò lai ở Sơn Nguyên được đầu tư chiều sâu.
Bảng 2.5 Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm
Năm

Đơn vị


Số lượng

Tỷ lệ(%)

2004

Hộ

100

9.85

2006

‘’

82

8.07

2008

‘’

221

21.77(*)

Nguồn : Theo thống kê của xã Sơn Nguyên

((*) Theo tiêu chí hộ nghèo mới)
Qua bảng 2.4 ta có thể thấy được tỷ lệ hộ nghèo qua các năm của xã Sơn Nguyên giảm
theo từng năm. Cụ thể là năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo là 9,85% sang đến năm 2006 chỉ
còn 8,07%. Sang đến năm 2008 thì theo tiêu chí hộ nghèo mới của Nhà nước thì tỷ lệ
hộ nghèo chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nguyên nhân chính là trong khoảng thời gian từ
năm 2006-2008 giá mía ở đây thật sự không mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông
dân, dẫn đến tình trạng có những hộ nghèo bị thất thu. Thêm vào đó là việc xét tiêu
chuẩn hộ nghèo theo tiêu chí mới nên xã Sơn Nguyên có tình trạng tỷ lệ hộ nghèo tăng
cao.

2.2.3 Tình hình kinh tế xã hội
a. Khu vực nông nghiệp
Xã Sơn Nguyên là xã miền núi, từ vùng kinh tế mới Hòa Nguyên trước đây (1978) cơ
sở vật chất kỹ thuật đến sau những năm 1990 còn rất nghèo nàn lạc hậu. Điểm xuất
phát của nền kinh tế ở mức thấp nhất


Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Sơn Hòa, dưới ánh sáng các Nghị quyết của các
cấp, đặc biệt sau 20 năm trong thời kỳ đổi mới (1986-2005), sự cố gắng vươn lên của
đồng bào các dân tộc, đặc biệt có sự đầu tư của Trung Ương, của tỉnh thông qua các
chương trình kinh tế mới, chương trình 134, chương trình 120, dự án ADP và các
chương trình khác lồng ghép. Nhất là từ năm 2000 trở lại đây xã Sơn Nguyên có bước
chuyển biến cơ bản đó là thực hiện xóa đói giảm nghèo, xóa nhà ở tạm, nhà ở ổn định,
hợp vệ sinh, sản xuất nông nghiệp được đầu tư chiều sâu, đưa các tiến bộ khoa học kỹ
thuật giống cây trồng, vật nuôi và sản xuất đã góp phần thay đổi bộ mặt đời sống kinh
tế xã hội ở nông thôn.
Xã Sơn Nguyên được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng như
mạng lưới giao thông, lưới điện quốc gia đến được 5/5 thôn buôn trong toàn xã, xây
dựng đủ trường, lớp học cho học sinh, có trạm xá đử thuốc men chữa trị bệnh, có hệ
thống truyền thanh, truyền hình, được đầu tư vốn cho sản xuất thông qua các chương

trình đầu tư của nhà nước.
b. Khu vực kinh tế thương nghiệp, dịch vụ :
Các hộ thương nghiệp kinh doanh dịch vụ buôn bán nhỏ, sửa chữa xe máy, dịch vụ ăn
uống, chủ yếu là buôn phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày, dịch vụ vận tải có 4 xe ô
tô, 15 xe độ, xe máy cày đại, một máy cày tiểu, 4 máy xay xát gạo, 1 lò gạch ngói, số
hộ dùng điện 95%, 5/5 thôn buôn có điện, ngoài ra các ngành nghề khác chưa có gì
phát triển.
Nguyên nhân là xã miền núi thuộc diện đi lên từ vùng kinh tế mới, đất rộng, người
thưa, mật độ dân số có 70,88 người/km2, kinh tế chưa thoát khỏi tự cung tự cấp, sản
xuất chưa trở thành hàng hóa lớn…
2.2.4 Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông : Mạng lưới giao thông trên dịa bàn toàn xã có tong chiều dài 22km,
mật độ đường 0,34km/ km2: gồm tỉnh lộ DT 648 chiều dài chạy qua địa bàn xã 6km,
tuyến đi Sơn Xuân nối đường ĐT 643 Hòa Đa – Vân Hòa, tuyến đi Sơn Hà, Củng Sơn
Tuy Hòa (cuối quốc lộ 25 ), tuyến từ trung tâm xã đi trong suốt các thôn trong toàn xã.


Hệ thống giao thông thông suốt đi về các thôn, nơi về trung tâm xã, huyện ,tỉnh. Tuyến
giao thông toàn xã điều là đường đất, về mùa mưa bị sói mòn, lở tróc, hết mùa mưa
dược duy tu bảo dưỡng.
b. Thủy lợi gồm có : Toàn xã có công trình thủy lợi : đập dâng Nguyên Xuân, tưới
được 16,43 ha lúa nước, còn lại là các hộ tự bơm tưới bàng động cơ máy nổ ven các
suối. trước đây có hai trạm bơm, nhưng thường nguồn nước thiếu và tính hiệu quả
không cao .
c. Về Giáo dục – Đào tạo : Xã Sơn Nguyên có 3 trường :
+ Trường mẩu giáo : có 7 cán bộ giáo viên , có 6 lớp với 174 học sinh.
+ Trường tiểu học có 40 cán bộ giáo viên , gồm 30 lớp 586 học sinh, xây dựng phong
học nhà cấp 4 .(100% trẻ trong độ tuổi đến lớp )
+ Trường Trung học cơ sở có 34 Cán bộ Giáo viên, 14 lớp với 479 học sinh, trường
được xây dựng khang trang (95% trong độ tuổi đến trường ).

Thực hiên phổ cấp trung học cơ sở đối với các em trong độ tuổi . Không có tình trạng
học sinh bỏ học trong năm 2004-2005.Tuy giáo dục đã đạt dược những thành quả như
trên, nhưng mới chỉ là ban đầu, vẫn có nhiều khó khăn, cơ sơ vật chất, công cụ giản
dạy vẩn còn nhiều thiếu thốn, vui chơi trong nhà trương vẩn còn chư có gì…
d. Y tế : có trạm xá xã khám đa khoa, có 01 bác sỹ, có 2 y xỹ , có 2 y tá và nử hộ sinh ,
8 giường bệnh, hàng nam khám từ 1520 đến 3901 lưowcj bệnh nhân .
Có thể khám và cấp phát thuốc trị các bệnh thông thường. Công tác vệ sinh dịch tế ,
phòng chống sốt rét, tim ngừa vacxin cho trẻ em, chống suy dinh dưỡng được quan
tâm đạt kết quả 100%
Tuy nhiên vấn đề bệnh tật và vệ sinh môi trường cần dặt lên hang đầu ở một số thôn,
nhất là còn tệ phòng uế bừa bãi, giếng nước và nhà vệ sinh còn sơ sài, ô nhiễm


Khói từ các lò che ép mía thủ công trong khu dân cư, rác thải và vệ sinh nơi công cộng
như chợ .v.v . Vấn đề vệ sinh môi trường cần được sơm khác phục đẻ giư gịn cảnh
cảnh quan môi trường trong sạch , bảo vệ sức khỏe cho toàn dân trong xã .
e. Văn hóa : Mãng lươi truyền thanh truyền hình phủ sóng toàn xã. Các buôn đồng
bào dân tộc có nhà rông văn hóa, có khu vui chơi…Đã thường xuyên truyền thanh,
truyền hình để đưa các thông tin chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến với
đồng bào các dân tộc trong toàn xã. Xét công nhận 3 thôn văn hóa, 133 gia đình văn
hóa đưa tổng số gia đình văn hóa lên 755/1035 đạt tỷ lệ 72,94%.
g. Bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình : có một trạm bưu điện văn hóa xã,
tiếp sóng truyền hình Huyện, Tỉnh và Trung Ương.
2.2.5 Nhận xét
Theo xu hướng hiện nay thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ đem lại hiệu quả kinh
tế cho người nông dân. Thêm vào đó là việc Nhà nước khuyến khích đưa ra các chủ
trương chính sách giúp các hộ nông dân và các nhà kinh doanh quan tâm đầu tư. Điều
này có nghĩa là phát triển mô hình chuyển đổi cơ cấu cơ trồng sẽ góp phần trong việc
thực hiện thành công định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn nước ta, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế.

Tuy nhiên việc chuyển đổi này cần phải có sự nhất quán, đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp
cận nghiên cứu từng địa phương cụ thể để có phương hướng chuyển đổi phù hợp với
điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và khả năng cơ sở vật chất của từng vùng, từng
địa phương cụ thể để có phương hướng chuyển đổi cho phù hợp với từng địa phương.
Qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng các mô hình cơ cấu cây trồng vừa có tính hiệu
quả cao, vừa bồi dưỡng đất đai và bảo vệ môi trường.
Với các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, đất đai, thời tiết kết hợp với nguồn nhân lực,
vật lực, cơ sở hạ tầng (có một nhà máy đường KCB của Ấn Độ và công ty rượu Vạn
Phát) và các điều kiện khác thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đem lại hiệu quả
và nguồn thu nhập cao hơn cho người dân ở xã Sơn Nguyên huyện Sơn Hòa là một


×