Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG HỒNG KHANH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Đặng Hồng Khanh

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Đình
Thao đã dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và có những đóng góp quý báu
cho cải thiện chất lượng luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Kế hoạch và Đầu
tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của UBND huyện
Gia Lâm, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện, Trạm Khuyến nông,
Chi cục Thống kê, UBND xã Phù Đổng, UBND xã Đa Tốn và UBND xã Văn Đức đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Đặng Hồng Khanh

iii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ và biểu đồ............................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới ý nghĩa khoa học thực tiễn .............................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................................................. 4

2.1.1.


Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ...................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm của tái cơ cấu ngành nông nghiệp ...................................................... 7

2.1.3.

Vai trò của tái cơ cấu ngành nông nghiệp .......................................................... 8

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ..................................... 9

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................................ 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ............................................ 17

2.2.1.

Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Malaysia .......................... 17

2.2.2.

Kinh nghiệm về tái cơ cấu nông nghiệp của Thái Lan..................................... 19


2.2.3.

Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Việt Nam ............................ 21

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp ............................ 24

2.2.5.

Các nghiên cứu có liên quan ............................................................................ 25

iv


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 27

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội: ................................................................................ 28

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 36

3.2.1.

Tiếp cận và Khung phân tích ........................................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin....................................................................... 39

3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 41

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 41

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................... 43
4.1.

Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm ....................................... 43


4.1.1.

Rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh ............. 43

4.1.2.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng vùng sản xuất hình
thành theo quy hoạch đã được duyệt ................................................................ 50

4.1.3.

Phát triển cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp ...................................................... 60

4.1.4.

Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế trong sản xuất nông nghiệp,
nông thôn .......................................................................................................... 63

4.1.5.

Phát triển công nghiệp, thương mại nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành
nông nghiệp ...................................................................................................... 69

4.1.6.

Kết quả tái cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp tại huyện Gia Lâm ............ 72

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm .......... 78

4.2.1.

Chính sách đất đai ............................................................................................ 78

4.2.2.

Chính sách đầu tư cho nông nghiệp ................................................................. 80

4.2.3.

Hợp tác và liên kết trong sản xuất – tiêu thụ nông sản .................................... 85

4.2.4.

Lao động nông nghiệp...................................................................................... 86

4.3.

Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội ............................................................................................. 90

4.3.1.

Tiếp tục thực hiện thay đổi về cơ cấu đầu tư công gắn với tăng cường thực hiện
các giải pháp can thiệp vào các lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm..................... 91

v



4.3.2.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và
thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ........................................................... 93

4.3.3.

Thúc đẩy tái cơ cấu thông qua phát triển trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản
dựa trên thế mạnh sẵn có của địa phương ........................................................ 94

4.3.4.

Phát triển sản phẩm nông nghiệp đã có thương hiệu gắn với đẩy mạnh tái
cơ cấu các vùng sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung ................................ 95

4.3.5.

Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông nghiệp, nông thôn
nhằm hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ nông nghiệp ............ 96

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 98
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 98

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 99


5.2.1.

Đối với huyện Gia Lâm .................................................................................... 99

5.2.2.

Đối với các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ............................................ 100

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GTGT

Giá trị gia tăng

RAT

Rau an toàn

VAC

Vườn an chuồng


VA

Vườn ao

VC

Vườn chuồng

CAQ

Cây ăn quả

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

CC

Cơ cấu

SL

Số lượng

CNH –HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

GTSX


Giá trị sản xuất

TMDV

Thương mại dịch vụ

KT-XH

Kinh tế- xã hội

CP

Chính phủ

VPCP

Văn phòng Chính phủ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp


BVTV

Bảo vệ thực vật

NN, NT

Nông nghiệp, Nông thôn

DN

Doanh nghiệp



Nghị Định



Quyết định

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐBSH


Đồng bằng sông hồng

LĐ & TBXH

Lao động và thương binh xã hội

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 ..........................29

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 ......31

Bảng 3.3.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm (theo giá so sánh 2010)
giai đoạn 2013-2015 ........................................................................................34

Bảng 3.4.

GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá hiện hành) giai
đoạn 2013-2015 ...............................................................................................35


Bảng 3.5.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ........................................................39

Bảng 3.6.

Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................40

Bảng 4.1.

Kết quả rà soát, đánh giá hiện trạng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp
huyện Gia Lâm.................................................................................................44

Bảng 4.2.

Vùng sản xuất lúa chất lượng chuyên canh tập trung đến 2020 theo
quy hoạch .........................................................................................................46

Bảng 4.3.

Vùng ổn định sản xuất RAT chuyên canh tập trung đến 2020 theo
quy hoạch .........................................................................................................47

Bảng 4.4.

Vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh tập trung đến 2020 theo
quy hoạch .........................................................................................................47

Bảng 4.5.


Đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế trong quy hoạch và rà soát
quy hoạch .........................................................................................................48

Bảng 4.6.

Chuyển dịch giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp huyện
Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 .........................................................................50

Bảng 4.7.

Chuyển dịch diện tích một số cây hàng năm tại huyện Gia Lâm giai
đoạn 2013-2015 ...............................................................................................52

Bảng 4.8.

Chuyển dịch diện tích một số cây ăn quả tại huyện Gia Lâm giai đoạn
2013-2015 ........................................................................................................53

Bảng 4.9.

Chuyển dịch giá trị sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt huyện Gia Lâm
giai đoạn 2013-2015 ........................................................................................54

Bảng 4.10. Kết quả sản xuất lúa, rau và cây ăn quả tại huyện Gia Lâm năm 2015 .........55
Bảng 4.11. Biến động đàn gia súc, gia cầm tại huyện Gia Lâm

giai đoạn

2013-2015 ........................................................................................................56
Bảng 4.12. Chuyển dịch giá trị sản xuất và cơ cấu ngành chăn nuôi huyện Gia

Lâm giai đoạn 2013-2015 ................................................................................57

viii


Bảng 4.13. Kết quả chăn nuôi lợn thịt và bò sữa tại huyện Gia Lâm năm 2015 .............57
Bảng 4.14. Chuyển dịch giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thủy sản huyện Gia Lâm
giai đoạn 2013-2015 ........................................................................................59
Bảng 4.15.

Kết quả nuôi cá theo mô hình trang trại tại huyện Gia Lâm năm 2015 ........59

Bảng 4.16. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông
nghiệp trong giai đoạn 2013-2015 ..................................................................62
Bảng 4.17. Đánh giá ảnh hưởng của đầu tư cơ sở hạ tầng đến phát triển nông
nghiệp nông thôn .............................................................................................63
Bảng 4.18. Các hình thức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lâm ...................65
Bảng 4.19. Biến động số lượng các hình thức tổ chức kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2013-2015..........................................................68
Bảng 4.20. Tình hình về công nghiệp chế biến tại huyện Gia Lâm năm 2015.................70
Bảng 4.21. Thay đổi về cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp tại huyện Gia Lâm
qua các năm......................................................................................................71
Bảng 4.22. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tại
huyện Gia Lâm qua các năm ...........................................................................72
Bảng 4.23. Kết quả về công tác khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật tại huyện
Gia Lâm qua các năm ......................................................................................74
Bảng 4.24. Lao động phân công theo các nhóm ngành nông nghiệp tại huyện Gia
Lâm năm 2015 .................................................................................................75
Bảng 4.25. Tình hình về tay nghề lao động nông nghiệp, nông thôn tại huyện
Gia Lâm năm 2015 ..........................................................................................75

Bảng 4.26. Tình hình xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp ............................76
Bảng 4.27. Ý kiến đánh giá về vốn đầu tư vào nông nghiệp.............................................77
Bảng 4.28. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm ........................................79
Bảng 4.29. Dự kiến kinh phí đầu tư cho nông nghiệp của huyện Gia Lâm giai đoạn
2016 - 2020 ......................................................................................................83
Bảng 4.30. Đánh giá về chính sách đầu tư cho nông nghiệp trong quá trình tái
cơ cấu ngành nông nghiệp ...............................................................................85
Bảng 4.31. Cơ cấu lao động huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2015 ..................................87
Bảng 4.32. Cơ cấu trình độ lao động huyện Gia Lâm từ 2011 – 2016 .............................87
Bảng 4.33. Cơ cấu hộ theo ngành nghề của huyện Gia Lâm ............................................89

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Khung phân tích........................................................................................ 38

Biểu đồ 4.1. Biến động quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu
nông nghiệp huyện Gia Lâm ..................................................................... 48
Biểu đồ 4.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế trong quy hoạch và rà soát
quy hoạch .................................................................................................. 49
Biểu đồ 4.3. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm
giai đoạn 2013-2015 ................................................................................. 51
Biểu đồ 4.4. Chuyển dịch diện tích, GTSX ngành trồng trọt huyện Gia Lâm
giai đoạn 2013-2015 ................................................................................. 54
Biểu đồ 4.5. Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm ........................ 61
Biểu đồ 4.6. Số lượt quảng bá sản phẩm trong và ngoài tỉnh........................................ 77


x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đặng Hồng Khanh
2. Tên luận văn: “Nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa
bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng
và bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là vấn đề đã và đang được chú trọng và quan
tâm. Nằm trong xu thế phát triển chung của cả nước, trong những năm gần đây việc tái
cơ cấu ngành nông nhiệp của huyện Gia Lâm đã có nhiều chuyển biến tích cực, để nâng
cao giá trị sản xuất, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Gia Lâm đã có các chính sách
nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu, quy hoạch các vùng sản suất theo hướng hàng hóa tập trung,
tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Từ thực tiễn
trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”. Xuất phát từ mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội những năm qua; đề xuất giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu
ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Đánh giá thực trạng cơ cấu ngành
nông nghiệp huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tái
cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp ở huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội; Đề xuất giải
pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.

Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và
số liệu sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ
báo cáo và các tài liệu của ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm. Số liệu sơ cấp thu thập từ
phỏng vấn các hộ, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp. Nghiên cứu dùng phương pháp
tiếp cận theo ngành, theo hình thức tổ chức sản xuất, theo hệ thống. Số liệu thu thập
được phân tổ, tổng hợp qua phần mềm excel, phương pháp thống kê mô tả và phương
pháp so sánh là hai phương pháp chính được dùng trong phân tích của luận văn.
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm giai đoạn
2013-2015 tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành tăng 4,87%/năm. Giá trị sản xuất

xi


ngành trong năm 2015 chiếm 13,2% cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở đây còn manh mún, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật
hiện đại còn chưa cao, phát triển ngành còn tập trung mạnh vào chiều rộng song chưa
chú trọng vào chiều sâu. Năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, sản phẩm còn chưa
đáp ứng được thị trường đầu ra. Qua đó đề tài cũng đã đưa ra phân tích 04 yếu tố ảnh
hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Chính sách đất đai, chính sách đầu tư cho
nông nghiêp; Hợp tác và liên kết trong sản xuất – tiêu thụ nông sản; Lao đông trong
nông nghiệp.
Từ phân tích thực trạng và những khó khăn, tồn tại của các hộ dân và cán bộ tham
gia vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp luận văn đưa ra 05 nhóm giải pháp nhằm
hoàn thiện quá trình thực thi chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Gia Lâm,
cụ thể là: Tiếp tục thực hiện thay đổi về cơ cấu đầu tư công gắn với tăng cường thực
hiện các giải pháp can thiệp vào các lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm; Hoàn thiện cơ chế,
chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp; Thúc đẩy tái cơ cấu thông qua phát triển trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản dựa
trên thế mạnh sẵn có của địa phương; Phát triển sản phẩm nông nghiệp đã có thương
hiệu gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu các vùng sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung;

Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ
nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ nông nghiệp.
Nói tóm lại, để thúc đẩy tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa, địa phương nên hoàn thiện
hơn nữa về một số cơ chế, chính sách như: Tạo điều kiện, chế độ đãi ngộ trong thu hút
đầu tư; hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất được tiếp cận vốn ưu đãi phục vụ phát triển
sản xuất tốt hơn.

xii


THESIS ABSTRACT
1.Author: Dang Hong Khanh
2.Thesis title: Study on agricultural restructuring measures in Gia Lam district,
Hanoi city
3.Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4.Training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Agricultural development toward modernization, added value increment and
sustainability, the sector restructure is one of important issues that the government
interested in. Following overall trend of the national development, agricultural
restructuring has gained considerable achievements to increase added value. The Gia
Lam Party and government have implemented several policies to restructure agricultural
sector, plan production zones toward commercialization, and create favorable
conditions for farmers to restructure crops and livestock. For the above reasons, I
conducted research “Study on agricultural restructuring measures in Gia Lam district,
Hanoi city”. The research objective is to propose measures for restructuring Gia Lam
agricultural sector in coming years.
Both primary and secondary data were used for thesis analysis. Secondary data

were collected from documents and reports of Gia Lam People's Committee. Primary
data were collected by interviewing households, cooperatives, farms, and enterprises.
Industry approach was used for this study. Based on the collected data, descriptive
comparison methods were employed for thesis analysis.
In the 2013 – 2015 period, Gia Lam agricultural growth rate was 4.87%
annually. The production value in 2015 accounted for 13.2% of Gia Lam economy.
However, agricultural production was small scale fragmented, and low technology,
focusing more on quantity, less on quality. Agricultural productivity of workers was
still low, and produce has not met market demand. There were four factors affecting
agricultural restructure, including: land policy, agricultural investment policy,
cooperation and linkage between production and consumption, and agricultural workers.
Based on the situation, five measures have been proposed to implement
agricultural restructuring policy in Gia Lam district, including: changing in agricultural
investment structure according to intervention measures for core agricultural activities;
improving mechanisms, policies to encourage and support agricultural development,
and to implement agricultural restructuring agriculture; promoting agricultural
restructure rough cultivation, animal husbandry and fishery based on the district
strength; developing well-know agricultural trademark along with promoting

xiii


agricultural restructure; developing processing industry and creating jobs in rural areas
to enhance added value for agricultural products.
In short, to promote agricultural restructuring, the district should further improve
on mechanisms and policies such as: creating better investment environment, and
supporting famers to access subsidized credit for agricultural production development.

xiv



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau 25 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển
vượt bậc: giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong một thời gian
dài, sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu
nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tăng
trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng
diện tích và tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào
cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên. Mô hình tăng trưởng
này mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều và rẻ nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử
dụng đất đai, tài nguyên chưa cao. Sự chuyển dịch trong ngành nông nghiệp
đến nay còn chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đạt khoảng 73,8%
vào năm 2012; tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng chững lại, bình quân GDP
ngành nông nghiệp giai đoạn 1996 - 2006 tăng khoảng 4,01 %/năm, trong giai
đoạn 2009 - 2013, tốc độ tăng trên 1 năm chỉ đạt 2,90% (Tổng cục Thống kê,
2013). Năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, tổ chức sản xuất còn chưa
gắn với hiện đại hóa, sản phẩm còn chưa đáp ứng được thị trường đầu ra do
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và thương hiệu sản phẩm còn
kém; sự phát triển nông nghiệp đang đặt ra vấn đề ô nhiễm môi trường (Vương
Đình Huệ, 2013). Đặc biệt trong giai đoạn tới khi nước ta hội nhập ngày càng
sâu vào nền kinh tế thế giới và thực hiện nhiều hiệp định tự do thương mại được
ký kết thì ngành nông nghiệp phải nâng cao chất lượng nông sản và an toàn vệ
sinh thực phẩm. Đứng trước tình hình trên, với nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế xã hội đất nước, nhằm thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo
hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, tái cơ cấu ngành nông
nghiệp là vấn đề đã và đang được chú trọng và quan tâm.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, ngành nông nghiệp ở đây vẫn
đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng toàn ngành luôn
có xu hướng tăng, trong 3 năm qua (2013-2015), giá trị sản xuất toàn ngành tăng

từ 1204,09 tỷ đồng lên 1324,4 tỷ đồng nhưng ngành chăn nuôi đang có giảm nhẹ,
tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Gia
Lâm tăng 4,87%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng cao nhất với 7,29%/năm,
tiếp đến là ngành thủy sản đạt 6,87%/năm và thấp nhất là ngành chăn nuôi đạt
2,61%/năm. Rõ ràng sự phát triển này thiếu hợp lý, chưa tương xứng với tiềm

1


năng của một huyện ngoại thành và là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội.
(UBND huyện Gia Lâm, 2016).
Trước thực tế quỹ đất nông nghiệp có xu hướng bị thu hẹp, tăng trưởng
ngành trồng trọt có dấu hiệu chững lại thì yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp
trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay trở nên vô cùng cấp bách.
Nhận thấy tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm là vấn đề quan
trọng, cần sớm giải quyết. Mặt khác, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông
nghiệp, nông thôn và nông dân ở huyện Gia Lâm song đến nay chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên,
việc tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội” có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng tình hình tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội những năm qua; đề xuất giải pháp đẩy mạnh tái cơ
cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng tá i cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm,
Thành phố Hà Nội trong thời gian qua.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tái cơ cấu sản xuất ngành nông
nghiệp ở huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là gì? Đặc điểm và vai trò, nội dung
nghiên cứu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp như thế nào?
- Thực trạng về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm
như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm?
- Giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Gia Lâm là gì?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Đối tượng khảo sát: Các hộ nông dân, các tổ chức, cá nhân, cơ chế chính
sách có liên quan đến tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia
Lâm, TP Hà Nội.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn
huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu được sử dụng nghiên cứu trong phạm vi
5 năm gần đây, từ năm 2011 đến năm 2015. Giải pháp đề xuất có thể áp dụng
đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài tập trung

nghiên cứu các giải pháp, can thiệp trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tại huyện Gia Lâm và các kết quả tái cơ cấu về trồng trọt, chăn nuôi,
thuỷ sản,.. mà địa phương đã đạt được, từ đó làm rõ các thực trạng và đưa ra
giải pháp phù hợp.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
Về mặt lý luận: Hệ thống hoá và luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp. Qua đó luận văn đưa ra năm bài học kinh nghiệm trong
việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành
phố Hà Nội.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã tổng hợp một cách khoa học về thực trạng
tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, bao gồm các nội dung:
Rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; Chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng vùng sản xuất hình thành theo quy
hoạch đã được duyệt; Xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp phục vụ tái cơ
cấu sản xuất nông nghiệp; Phát triển hoạt động công nghiệp, thương mại nhằm
thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp. Cùng với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đã đề xuất năm
nhóm giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Luận văn là tài liệu thiết thực để các
nhà khoa học, nhà quản lý, nhất là chính quyền địa phương tham khảo và vận
dụng trong thực tế.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Tái cơ cấu là thuật ngữ được sử phổ biến trong những năm trở lại đây, xuất
phát từ quan điểm tái cơ cấu kinh tế; đến nay quá trình tái cơ cấu đang diễn ra

mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, các thành phần kinh tế và đối với cả các ngành kinh
tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Về quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp
có thể hiểu một cách tổng quan thông qua các khái niệm như sau.
Cơ cấu kinh tế
Lê Đình Thắng (1993) cho rằng, cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống
kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế
xã hội nhất định; nó được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về chất
lượng và số lượng, phù hợp với những mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế
Từ khái niệm về cơ cấu nền kinh tế cho thấy, cơ cấu ngành kinh tế là một
nhóm loại biểu hiện của cơ cấu nền kinh tế. Theo cách hiểu đơn giản nhất, cơ cấu
ngành kinh tế chính là cơ cấu nền kinh tế xác định theo các nhóm ngành chủ đạo.
Những ngành sản xuất này tương đối độc lập với nhau, dựa trên những đối tượng
và sản phẩm sản xuất khác nhau để phân loại được rõ ràng (Dương Ngọc Quang,
2014). Trong đó, theo các nhóm ngành chính hiện nay, cơ cấu ngành kinh tế bao
gồm: Cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp; ngành công nghiệp và xây dựng;
ngành thương mại, dịch vụ.
Cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị giữa
các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành nông nghiệp
phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất của các chuyên
ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp. Các chuyên ngành, tiểu
ngành này được xem xét trên các quy mô: tổng thể nền kinh tế, vùng và tiểu
vùng. Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu
ngành trong mối quan hệ với toàn ngành nông nghiệp (qua các tỷ lệ khác nhau
tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất định. Trong cơ cấu
ngành nông nghiệp, các chuyên ngành, tiểu ngành có mối quan hệ mật thiết với
4



nhau, hỗ trợ nhau phát triển trong phạm vi về không gian, thời gian và trên cơ sở
điều kiện hạ tầng kinh tế ở từng nơi (CIEM, 2014).
Cơ cấu hợp lý
Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu hình thành trên cơ sở khai thác, tận dụng tốt
các ngành có lợi thế của nền kinh tế (Bùi Quang Vinh, 2013).
Tái cơ cấu
Theo từ điển Wikipedia (2013): "Tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại
một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó". Khái niệm
này gần hơn đối với doanh nghiệp.
Đăng trên Tạp chí Tài chính, Dương Ngọc Quang (2014) cho rằng: “Tái cơ
cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ
cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức
hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn
mực của tổ chức hay doanh nghiệp”.
Tái cơ cấu nền kinh tế
- Ngày 19/2/2013 Thủ tướng CP ban hành Quyết định số 399/2013/QĐTTg phê duyệt đề án tổng thể về “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh
giai đoạn giai đoạn 2013-2020” với các mục tiêu tổng quát và cụ thể
như sau:

+ Tổng quát. Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô
hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Ba mục tiêu cụ thể gồm: a) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lý, ổn định
và dài hạn, nhất là ưu đãi về thuế và các biện pháp khuyến khích đầu tư khác,
thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường
vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động,

năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh; b) Hình thành và phát
triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các
ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ
cao, tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, giá

5


trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực; c) Từng bước củng cố
nội lực của nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế và củng cố vị thế quốc gia
trên trường quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội;
Như vậy, khái niệm “tái cơ cấu kinh tế” trong đề án này được hiểu là quá
trình tiếp tục cải cách kinh tế ở Việt Nam nhằm đưa tới mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đến năm 2020. Ở
đây vấn đề quan trọng của tái cơ cấu là cơ cấu kinh tế phải tạo ra mô hình tăng
trưởng theo chiều sâu, có hiệu quả cao hơn và nâng cao được năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế đến năm 2020.
Theo ông Bùi Quang Vinh (2013): “Đến nay, mặc dù đã có rất nhiều cuộc
hội thảo lớn, nhỏ được tổ chức, nhưng vẫn chưa thể đưa ra một khái niệm chung
về tái cơ cấu kinh tế. Song có thể hiểu việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế có quy mô
lớn và toàn diện trong thời gian tương đối ngắn, để chuyển từ bất hợp lý, kém
hiệu quả thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả hơn được coi là tái cơ cấu kinh tế.”
Trên góc độ về việc sử dụng các nguồn lực: “Tái cơ cấu kinh tế được hiểu
là quá trình phân bổ lại nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường, qua đó, nguồn
lực xã hội sẽ được phân bổ lại hợp lý hơn, được sử dụng có hiệu quả hơn”
(Nguyễn Đình Cung, 2013).
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Ngay sau khi đưa ra chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế đối với tất các các
ngành, các lĩnh vực. Đối với ngành nông nghiệp, ngày 10 tháng 6 năm 2013,

Theo Quyết định 899/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững”. Đề án đưa ra quan điểm rõ ràng: “Tái cơ cấu nông nghiệp là một hợp
phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân”. Do đó tái cơ cấu ngành nông
nghiệp có quan điểm nhất quán với tái cơ cấu nền kinh tế.
Từ đó, có thể hiểu “Tái cơ cấu nông nghiệp” là: Quá trình tiếp tục phát
triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo
nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu
vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho toàn
ngành, là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các chuyên
ngành nhằm tạo ra các nông sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với

6


nhu cầu của thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao
thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững.
Theo Đỗ Kim Chung và Nguyễn Phượng Lê (2014) chỉ ra rằng: “Nhiều
quan điểm cho rằng tái cơ cấu nông nghiệp là thay đổi cơ cấu sản phẩm nông
nghiệp. Điều đó chưa hoàn toàn đúng. Vì thế, thực chất của tái cơ cấu nông
nghiệp là thay đổi cơ cấu đầu tư công cho nông nghiệp và nông thôn có cơ hội
phát triển phù hợp với tín hiệu thị trường, ổn định và hiệu quả trước các chao đảo
của thị trường và các rủi ro khác. Do đó, tái cơ cấu nông nghiệp đòi hỏi phải đổi
mới chính sách đầu tư công trong phát triển nông nghiệp”.
Từ các quan điểm, nhận định khác nhau, trong nghiên cứu này có thể hiểu:
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu nền kinh tế, trong
đó có sự đổi mới căn bản và toàn diện về chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của
ngành. Thông qua các tác động của chính sách, mà thực chất là sự thay đổi về
chính sách đầu tư công (đối với cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động,
khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, xúc tiến thương mại,...) và đổi mới các can

thiệp đối với ngành nông nghiệp, nhằm sử dụng các nguồn lực hợp lý và hiệu
quả hơn nữa, từ đó giúp điều chỉnh cơ cấu của ngành từ chưa hợp lý, kém hiệu
quả thành cơ cấu có hợp lý và hiệu quả hơn, phù hợp với tín hiệu thị trường.
2.1.2. Đặc điểm của tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Thứ nhất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu nền
kinh tế, mang những nét đặc trưng của tái cơ cấu nền kinh tế.
Ngành nông nghiệp là một trong ba nhóm ngành lớn thuộc tổng thể nền
kinh tế quốc dân. Bởi lẽ đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của
tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Tại “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững” quan điểm này cũng đã được
nhấn mạnh. Như vậy, tái cơ cấu ngành nông nghiệp về nội bộ ngành có những
đặc trưng riêng biệt, song về tổng thể vẫn mang đặc trưng, thống nhất với quan
điểm chung về tái cơ cấu nền kinh tế (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,
2013).
Thứ hai, tái cơ cấu ngành nông nghiệp có sự đổi mới căn bản và toàn diện
về chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của ngành.
Về cơ bản, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quá trình đổi mới, nhằm tạo
ra “cú huých” lớn thúc đẩy ngành đạt được một diện mạo mới – nền nông nghiệp
hiện đại, tiên tiến, nâng cao GTGT và bền vững. Để làm được điều này, đổi mới

7


trong quản lý phải thực hiện đầu tiên, trong đó đổi mới căn bản và toàn diện về
chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của ngành là vấn đề then chốt (Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn, 2013).
Thứ ba, tái cơ cấu ngành nông nghiệp có sự đổi mới theo hướng hiện đại,
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và thời kỳ hội nhập.
Tái cơ cấu ngành là hướng tới đổi mới, trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng
khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào quản lý và sản xuất, tiếp tục hiện đại hóa

ngành nông nghiệp mà trong chuyển dịch cơ cấu còn chưa thực hiện triệt để là tất
yếu. Bên cạnh đó, tiếp tục khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đẩy
mạnh sản xuất theo quy mô lớn, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường và có thể nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm
tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập (Bộ Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn, 2013).
Thứ tư, tái cơ cấu ngành nông nghiệp có quan hệ mật thiết với công cuộc
xây dựng nông thôn mới.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là ba vấn đề có quan hệ mật thiết với
nhau, cùng xuất phát từ mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp tiên tiến, cải thiện
thu nhập, đời sống cho lao động nông thôn, xây dựng nông thôn mới và tái cơ
cấu ngành nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là hai vấn đề gắn
kết chặt chẽ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, là một nhiệm vụ chính trị
trọng tâm (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2013).
Thứ năm, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thực thi chính sách
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước, do đó thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp chính là một quá
trình thực thi chính sách. Trên thực tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại mỗi địa
bàn khác nhau thì quá trình thực hiện có thể có những thay đổi nhất định, song
triển khai vẫn nằm trong quá trình thực hiện của chính sách (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2013).
2.1.3. Vai trò của tái cơ cấu ngành nông nghiệp
* Đối với nền kinh tế
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một bộ phận của tái cơ cấu nền kinh tế, do
vậy nó đóng vai trò thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân, góp phần phân bổ
nguồn lực hiệu quả và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mới có sự

8



hợp lý hơn. Góp phần gia tăng thu nhập quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh tế,
song song với đó giúp ổn định các vấn đề xã hội và môi trường, từ đó hướng tới
phát triển bền vững (Hoàng Lương Đức Hiệp, 2015).
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho phép ngành hoạt động ổn định và hiệu
quả hơn, từ đó cũng góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, thị trường nông sản, thị
trường đất đai và lao động bằng cách cơ cấu, phân bổ hợp lý lại các nguồn lực
trong ngành.
* Đối với ngành nông nghiệp
Góp phần nâng cao giá trị gia tăng đối với sản phẩm của ngành, thông qua
đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật. Đóng vai trò thúc đẩy phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững hơn bằng cách cân đối hài hòa giữa các
vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.
Thông qua đẩy mạnh khoa học công nghệ và kỹ thuật vào quản lý và sản
xuất, tái cơ cấu ngành góp phần hiện đại hóa ngành nông nghiệp theo hướng
quản lý và sản xuất tiên tiến. Tăng cường năng lực quản lý của ngành phù hợp
với yêu cầu thời đại. Tái cơ cấu ngành tạo ra kênh thu hút vốn đầu tư vào ngành
nông nghiệp, với biện pháp quản lý đổi mới theo hướng tiên tiến, hiệu quả sẽ góp
phần thu hút thêm nguồn vốn và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư vào nông nghiệp
(Hoàng Lương Đức Hiệp, 2015).
* Đối với đại bộ phận người dân
Tái cơ cấu ngành là sự phân bổ lại nguồn lực, trong đó có nguồn lực lao
động. Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ đóng vai trò phân bổ lại nguồn lực
lao động, sắp xếp, tổ chức lại việc làm đối với người lao động trong ngành một
cách hợp lý và hiệu quả hơn. Theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tái cơ cấu
góp phần nâng cao thu nhập của người dân trong ngành, qua đó giải quyết được
các vấn đề xã hội như thất nghiệp, đói nghèo,... (Hoàng Lương Đức Hiệp, 2015).
2.1.4. Nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp
2.1.4.1. Rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở quy hoạch lại quỹ đất nông nghiệp
vào phát triển sản xuất hàng hóa lớn, tập trung theo từng sản phẩm chủ lực nhằm

đưa tới sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp mới có quy mô diện tích tối
ưu và kết cấu hạ tầng phù hợp cho việc đầu tư cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi

9


hoá, sinh học hoá, công nghiệp chế biến thô, chế biến sâu và gắn với tiêu thụ sản
phẩm. Xác định rõ về quy mô diện tích các loại cây trồng, vật nuôi có năng lực
cạnh tranh sẽ tiếp tục duy trì và quy mô diện tích các loại cây trồng không có
năng lực cạnh tranh sẽ phải thay đổi bằng cây trồng, vật nuôi khác có năng lực
cạnh tranh cao hơn và phù hợp hơn với điều kiện đất đai, nguồn nước, khí hậu và
điều kiện hạ tầng tại chỗ.
2.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng vùng sản xuất hình
thành theo quy hoạch đã được duyệt
a. Trồng trọt
Các giải pháp phát triển tập trung vào tăng năng suất, chất lượng và điều
chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và theo hướng thay đổi
nhu cầu tiêu dùng trong nước, đó là: giảm tiêu dùng lương thực, tăng tiêu dùng
các loại: rau hoa quả, cây công nghiệp, cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây
nhiên liệu sinh học, cây nguyên liệu công nghiệp-thủ công nghiệp và dược liệu...
Theo đó phát triển các sản phẩm trồng trọt chủ lực cần được điều chỉnh theo
hướng sau:
+ Sản xuất cây lương thực, trong đó lúa là chủ lực nhằm đảm bảo an ninh
lương thực cho con người, sản xuất thức ăn chăn nuôi, dự trữ, làm giống
là chính.
Khu vực có lợi thế về sản xuất lúa gạo nên cần được ưu tiên đầu tư phát
triển thành vùng sản xuất lúa quy mô lớn. Cùng với trồng lúa cần bố trí trồng xen
các loại cây trồng ngắn ngày phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng ở từng
tiểu vùng để tạo cơ cấu lúa + cây ngắn ngày khác nhằm nâng cao thu nhập cho
người sản xuất mà không làm biến đổi kết cấu hạ tầng cho trồng lúa để sản xuất

lúa lâu dài.
Ưu tiên xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các vùng lúa trong quy hoạch
gồm: kiên cố hóa hệ thống kênh mương đảm bảo tưới tiêu chủ động.
+ Đối với các loại sản phẩm quả, rau, hoa, cây dược liệu. Những sản phẩm
có năng lực cạnh tranh ở mức trung bình nên cần tiến hành nghiên cứu hình thành
tập đoàn giống và hệ thống biện pháp kỹ thuật mới để tạo đột phá về giống bản
địa và nhập khẩu, đồng thời áp dụng quy trình sản xuất tốt VietGap và
GlobalGap cùng với xác định xuất xứ sản phẩm. Phát triển cây ăn quả trên đất
lúa kém hiệu quả.
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tại vùng sản xuất, hệ

10


thống chợ bán buôn, bán đấu giá, các kênh tiếp thị gắn kết sản xuất với thị trường
với hệ thống giao thông chi phí thấp;
+ Đối với các sản phẩm có năng lực cạnh tranh thấp như: ngô, lạc, đậu
tương… thì hướng phát triển là không hình thành các vùng sản xuất tập trung mà
bố trí sản xuất trồng xen, gối vụ vào diện tích các cây trồng ngắn ngày khác như:
lúa, rau, màu và đất trồng cỏ… như những sản phẩm phụ;
b. Chăn nuôi
+ Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung áp dụng các công nghệ chăn
nuôi tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo
vệ môi trường. Tăng sản xuất các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng sữa, sản phẩm
đặc sản,…theo hướng tập trung quy mô lớn gắn với các dịch vụ đầu vào, đầu ra
và cử lý chất thải, tạo khí sinh học bằng các loại hầm biogas, các biện pháp
phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, an toàn vệ sinh và kiểm dịch động vật.
+ Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm chất lượng cao theo mô hình trang trại
có diện tích rộng, quy mô lớn và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh,
thức ăn chế biến công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên, tự chế biến tại chỗ.

Quy hoạch các khu vực chăn nuôi tập trung tách khỏi khu dân cư và gắn với nhà
máy chế biến, hệ thống giết mổ. Tăng cường năng lực dịch vụ thú y, kiểm soát
dịch bệnh cấp cơ sở, đảm bảo vệ sinh thực phẩm;
c. Thủy sản
+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo lợi thế mặt nước ở từng vùng để trở
thành mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu chuyên ngành thủy sản. Định hướng
phát triển là nuôi trồng thủy sản theo cả chiều rộng và chiều sâu, chuyển phương
thức nuôi trồng quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh trên các diện tích
nuôi trồng thủy sản
+ Quy hoạch rõ diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản để đầu tư đồng bộ
hệ thống dẫn nước sạch và thải nước bẩn phục vụ nuôi trồng thủy sản công
nghiệp, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,
xuất xứ nguồn gốc sản phẩm…Gắn quy hoạch vùng nuôi trồng với các cơ sở chế
biến thủy hải sản và cảng tập kết tàu đánh bắt, xuất khẩu sản phẩm thủy sản; Áp
dụng rộng rãi công nghệ sinh sản nhân tạo; Xây dựng đồng bộ hệ thống: thú y,
kiểm dịch, giám sát tình hình dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, môi trường
nuôi thả thủy sản; Hình thành các sàn giao dịch thủy sản ở các vùng nuôi trồng

11


×