Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tăng cường huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ QUANG TRUNG

TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
CHO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Đỗ Quang Trung

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Yên
Định và các hộ dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Học viên

Đỗ Quang Trung


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục đồ thị

viii

Trích yếu luận văn


ix

Thesis abstract

xi

Phần 1. Mở đầu

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

2

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn

3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực xây dựng nông
thôn mới

4

2.1.

Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

4

2.1.1.

Một số khái niệm

4

2.1.2.


Sự cần thiết của việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

8

2.1.3.

Các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

10

2.1.4.

Nội dung của công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

11

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực phục vụ chương
trình xây dựng nông thôn mới

18

2.2.

Cơ sở thực tiễn về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

23

2.2.1.


Kinh nghiệm huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở các địa
phương trong nước

2.2.2.

2.2.3.

23

Bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Định trong huy động nguồn lực xây
dựng nông thôn mới

29

Các công trình nghiên cứu có liên quan

30

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

32

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu


32

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên

32

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

42

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin


44

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp số liệu

44

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu

45

3.3.

Các chỉ tiêu nghiên cứu

45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

47

4.1.

Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Định

47


4.1.1.

Công tác chỉ đạo, điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới

47

4.1.2.

Đánh giá các giải pháp huy động nguồn lực ở huyện Yên Định

49

4.1.3.

Kết quả huy động nguồn lực

56

4.1.4.

Kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Yên Định đến năm 2015

72

4.1.5.

Một số bài học kinh nghiệm của các đơn vị trên địa bàn huyện trong huy
động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

4.1.6.


Tồn tại, hạn chế trong quá trình huy động nguồn lực xây dựng nông thôn
mới huyện Yên Định

4.2.

82

90

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực xây dựng
nông thôn mới tại huyện Yên Định

92

4.3.

Định hướng và giải pháp

95

4.3.1.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Định

95

4.3.2.

Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới huyện Yên Định những năm tiếp theo


96

4.3.3.

Giải pháp huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn
mới tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Phần 5. Kết luận và kiến nghị

99
106

5.1.

Kêt luận

106

5.2.

Kiến nghị

107

Tài liệu tham khảo

109

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CN

Công nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GTNT

Giao thông nông thôn

HTX

Hợp tác xã

MTQG

Mục tiêu quốc gia

MTTQ

Mặt trận tổ quốc


NN

Nông nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước

NTM

Nông thôn mới

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

TMDV

Thương mại dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Định năm 2015

35


Bảng 3.2.

Kết quả thực hiện kinh tế xã hội huyện Yên Định năm 2010-2015

37

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015

39

Bảng 3.4.

Nhóm các xã hoàn thành chương trình nông thôn mới qua các năm
từ 2012 - 2015

43

Bảng 3.5.

Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

44

Bảng 4.1.

Ý kiến đánh giá của người dân về huy động nguồn lực phục vụ
chương trình xây dựng NTM ở huyện Yên Định


Bảng 4.2.

Đánh giá việc huy động vốn tín dụng cho xây dựng nông thôn mới
huyện Yên Định

Bảng 4.3.

51

Đánh giá doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Yên Định

Bảng 4.4.

53

Đánh giá cách thức huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư trên
địa bàn huyện Yên Định

Bảng 4.6.

50

55

Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Định
giai đoạn 2013 - 2015

57


Bảng 4.7.

Mức đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng NTM

59

Bảng 4.8.

Số lượng doanh nghiệp tham gia các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn
huyện Yên Định

Bảng 4.9.

60

Đánh giá của người dân về hệ thống thủy lợi sau khi triển khai
chương trình xây dựng NTM

Bảng 4.10.

62

Đánh giá của người dân về hệ thống điện sau khi triển khai chương
trình xây dựng NTM

Bảng 4.11.

62

Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất văn hóa sau khi triển khai

chương trình xây dựng NTM

Bảng 4.12.

64

Đánh giá của người dân về hệ thống trạm y tế xã sau khi triển khai
chương trình xây dựng NTM

65

Bảng 4.13. Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng từ khi triển khai đến hết
năm 2015 huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

vi

66


Bảng 4.14. Kết quả thực hiện công tác phát triển sản xuất từ khi triển khai đến
hết năm 2015 huyện Yên Định

67

Bảng 4.15. Kế hoạch và thực hiện huy động các nguồn lực phục vụ chương trình
nông thôn mới huyện Yên Định giai đoạn 2013 - 2015

68

Bảng 4.16. Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới huyện Yên

Định đến năm 2015

77

Bảng 4.17. Kết quả phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường
huyện Yên Định đến năm 2015

79

Bảng 4.18. Kết quả hoàn thành tiêu chí qua các năm 2013 – 2015 của các đợn
vị trên địa bàn huyện Yên Định

81

Bảng 4.19. Nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực xây dựng nông thôn
mới huyện Yên Định

93

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lao động theo ngành huyện Yên Định giai đoạn 2011 – 2015

36

Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Yên Định giai đoạn 2011 - 2015

38


Biểu đồ 3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Yên Định giai đoạn 2011 – 2015

39

Biểu đồ 3.4. Giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015

40

Biểu đồ 3.5. Giá trị sản xuất / ha canh tác huyện Yên Định giai đoạn 2011 – 2015

40

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Quang Trung
Tên luận văn: “Tăng cường huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng
nông thôn mới tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong những năm vừa qua, công tác huy động nguồn lực cho chương trình xây
dựng nông thôn mới tại huyện Yên Định nói riêng và các địa phương khác trên cả nước
nói chung gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong
nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tình hình huy động
nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh

Thanh Hóa. Từ đó, đề xuất các giải pháp tăng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn
mới trong giai đoạn tiếp theo. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng
nông thôn mới; (2) phân tích, đánh giá thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến
việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa;
(3) Đề xuất giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng nông
thôn mới tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa những năm tiếp theo.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn báo
cáo văn bản liên quan đến nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới huyện Yên
Định. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phiếu điều tra, phỏng vấn các đối tượng là cán
bộ quản lý nông thôn mới cấp huyện, xã và các hộ dân. Tiến hành điều tra 110 phiếu
trong đó có 90 hộ dân và 20 cán bộ quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới. Nội
dung điều tra đó là: kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thời gian
qua trên địa bàn huyện Yên Định; Đánh giá kết quả của sự huy động và hiệu quả của
việc sử dụng các nguồn lực sau khi đã được huy động; Đánh giá về phương pháp huy
động; Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn lực tại địa phương...
Nghiên cứu đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua, bao gồm các nội dung: huy
động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nguồn lực từ sức dân, nguồn vốn tín dụng, vốn

ix


doanh nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, nguồn lực huy động
từ cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của
chương trình. Bên cạnh đó, nguồn lực từ Ngân sách nhà nước, tín dụng và doanh nghiệp
cũng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động nguồn
lực cho xây dựng nông thôn mới, gồm có: (1) Cơ chế chính sách; (2) sự tham gia của

các tổ chức tín dụng và thành phần kinh tế; (3) khả năng tổ chức và quản lý nguồn lực;
(4) sự phối hợp giữa các ban, ngành; (5) khả năng lồng ghép các nguồn lực; (6) công tác
chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; (7) năng lực của cán bộ; (8) thu nhập của người dân.
Từ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho chương
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Định chúng tôi đã đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực của huyện cho chương trình xây
dựng nông thôn mới trong thời gian tới: Thực hiện lồng ghép các chương trình MTQG
với chương trình xây dựng nông thôn mới; vận dụng có hiệu quả cơ chế chính sách hỗ
trợ của cấp trên; tích cực, chủ động tạo nguồn thu ngân sách; tạo môi trường thuận lợi
để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thực hiện đa dạng các hình thức tín
dụng, giúp nhân dân tiếp cận được với nguồn vốn vay phát triển sản xuất; công khai,
minh bạch, công bằng trong đóng góp của nhân dân; tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho người dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới; nâng
cao thu nhập cho người dân.

x


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Do Quang Trung
Thesis title: Strengthening resources mobilization for New Rural Area
Programme in Yen Dinh district, Thanh Hoa province
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA)
In recent years, the mobilization of resources for New Rural Area
Programme (NRAP) has been very limited not only in Yen Dinh district, Thanh

Hoa province, but also in other areas. This study focuses on analyzing the current
situation of the resources mobilization for NRAP in Yen Dinh, Thanh Hoa and
then proposes solutions for strenghthening these resources mobilization in the
next periods. The specific objectives include: (1) Systematizing theory and
practice on resources mobilization for NRAP; (2) Assessing the current situation
and analyzing factors influencing the mobilization of resources for NRAP in Yen
Dinh district, Thanh Hoa province; (3) Proposing solutions to strengthen the
resources mobilization for NRAP in Yen Dinh district, Thanh Hoa province in
the next years.
In our study, primary and secondary data were both used for the analyses.
The secondary data were collected from the documents and reports on the
resources mobilization for NRAP in Yen Dinh district. Meanwhile, we collected
the primary data from questionnaires and interviews of the 90 farmers and 10
local officials of NRAD. The main contents were about the results of resource
mobilization for NRAP in Yen Dinh district in the past, the evaluation of the
program’s results and efficiencies after mobilizing, and assessing the methods for
mobilization and factors influenicing the district’s resources mobilization.
This study showed that the resources mobilization for NRDP in Yen Dinh
district, Thanh Hoa province was from various sources: the State’s budget, local
community’s contribution, banking credit and businesses’ capital. Of which, the
resouces from the local community played the most important role in the success
of the program. Besides, other resources from the State’s budget, banking credit
and businesses’ capital were also very necessary for the locally social and

xi


economic development. The factors influencing the results of resources
mobilization for the NRAP were discovered as: (1) policy mechanism; (2)
participation of credit institutions and other economic sectors; (3) ability of

resource management and allocation; (4) coordination among local agencies and
departments related to resource mobilization; (5) use of integrated resources; (6)
efficient steering of local goverments; (7) capability of the local government
staffs; (8) income level of local people.
From the current situation and the factors influencing the resources
mobilization for NRAP in Yen Dinh district, we proposed some solutions to
improve the efficiency of mobilizing resources for the NRAP in the next periods:
integrating the National Target Programs (NTP) with the NRAP; applying
effective support mechanisms and policies of the provincial goverment; actively
creating the budget revenues; creating a favorable environment for businesses to
attract investestment in agriculture and rural development; implementing diverse
forms of credit, helping people access to loans for production development;
establishing publicity, transparency and fairness in the contribution of the people;
advocating to raise local people’s awareness of the purpose and significance of
NRAP; increasing income for people.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới mang tính tổng hợp, toàn
diện, nhằm chuyển biến sâu sắc về đời sống của người dân và diện mạo mới cho khu
vực nông thôn. Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá X đã có Nghị
quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 “ về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” với mục
tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản
sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Cũng như các địa phương khác trên cả nước, huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hóa bắt tay vào thực hiện chương trình NTM với không ít những khó khăn, thách
thức. Với một huyện thuần nông như Yên Định, thu nhập của người dân còn
thấp, việc huy động nguồn lực xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó
là những hạn chế cố hữu của nông dân trong sản xuất nông nghiệp như sản xuất
manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, tư duy chông chờ sự đầu tư của nhà nước...
đã ảnh hưởng lớn đến công cuộc xây dựng NTM. Đứng trước thời cơ và thách
thức đặt ra, huyện Yên Định bắt đã bắt đầu bằng những bước đi, cách làm cụ thể.
Với quyết tâm cao của lãnh đạo và sự đồng thuận của nhân dân, huyện đã đạt
được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu
cầu đặt ra. Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu và đổi mới
cách thức sản xuất ở nhiều địa phương còn chậm; nguồn lực đầu tư cho phát triển
nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
còn yếu ảnh hưởng lớn đến công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Việc thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh lực nông nghiệp, nông thôn rất
hạn chế. Nhân dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để đầu
tư phát triển sản xuất. Vấn đề các xã nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn còn tồn tại, ảnh
hưởng đến khả năng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện đó
chính là nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn nhiều khó
khăn, việc huy động nguồn lực chưa được cân đối và có kế hoạch phù hợp với điều

1


kiện kinh tế từng đơn vị. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp để huy động mọi
nguồn lực chung tay xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ
những yêu cầu thực tế về phát triển nông thôn mới tại địa phương nơi tôi đang
công tác, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tăng cường huy động nguồn lực cho

chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc huy động nguồn lực xây dựng nông
thôn mới tại huyện Yên Định thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp tăng cườn
huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại địa phương
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn
mới và huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh đến việc huy động
nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Định giai đoạn 2011
- 2015;
- Đề xuất giải pháp tăng cường huy động nguồn lực phục vụ Chương trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa những
năm tiếp theo.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện những giải pháp cụ thể nào
để huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011 – 2015?
- Những thuận lợi, khó khăn và bất cập trong huy động nguồn lực xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa?
- Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện huy động nguồn lực
xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa?
- Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm huy động nguồn lực đẩy nhanh
tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn tiếp theo?

2



1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực phục vụ Chương
trình xây dựng nông thôn mới huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Chủ thể nghiên cứu: Các cán bộ trong Ban chỉ đạo Chương trình MTQG
về xây dựng nông thôn mới huyện Yên Định; Cán bộ Ban chỉ đạo chương trình
nông thôn mới các xã: Quý Lộc, Định Tường, Định Tăng và các hộ dân trên địa
bàn các xã nghiên cứu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu các đơn vị trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa trong việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn 2013 và số liệu điều tra năm 2016.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn huy động
nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới
Luận văn đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động
nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa. Các nguồn lực chủ yếu cho xây dựng nông thôn mới chủ
yếu là: Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng
và đóng góp của cộng đồng dân cư. Trong đó chỉ ra rằng, vốn đóng góp của cộng
đồng dân cư đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến kết quả xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn đã xác định những yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động
nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, bao
gồm: Cơ chế chính sách; sự tham gia của các tổ chức tín dụng và thành phần kinh
tế; khả năng tổ chức và quản lý nguồn lực; sự phối hợp giữa các ban, ngành; khả
năng lồng ghép các nguồn lực; công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; năng

lực của cán bộ; thu nhập của người dân.
Luận văn đã đưa ra các giải pháp huy động nguồn lực cho chương trình
xây dựng nông thôn mới huyện Yên Định giai đoạn tới.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG
NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn, một môi trường sống của
người nông dân, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội mà ở đó sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
Ở Việt Nam, nông thôn bao gồm địa bàn dân cư có số lượng dân tập trung
dưới 4.000 người, mật độ dân cư ít hơn 6.000 người/km2 và tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp dưới 60%, tức là tỷ lệ lao động nông nghiệp đạt từ 40% trở lên (Mai
Thanh Cúc và cs., 2005).
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn,
còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu
trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng
không phát triển bằng thành thị. Có quan điểm lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu
trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì
cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị
trường thấp hơn so với đô thị. Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là
vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của cư dân
nông thôn trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi

theo thời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập
hợp cư dân này tham gia vào hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của tổ chức khác” (Mai
Thanh Cúc và cs., 2005, trang 11).
Nói tóm lại, nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng
đồng dân cư, trong đó hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nông thôn chủ
yếu là nông dân sinh sống, người dân sống ở đó có tính dân chủ, tự do và công
bằng xã hội thấp hơn thành thị. Vì vậy cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị

4


trường, trình độ sản xuất hàng hóa ở nông thôn còn thấp so với thành thị (Do
diện tích rộng, mức đầu tư cho nông thôn không lớn). Điều đó ảnh hưởng lớn đến
thu nhập và đời sống của người dân nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo đói ở nông thôn
còn cao. Và người dân sống ở nông thôn phải chịu nhiều ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên do trải dài trên địa bàn rộng lớn. Tuy nhiên, người dân là chủ thể
xây dựng nông thôn mới nhưng trước những khó khăn của người dân nông thôn
muốn thực hiện và xây dựng thành công nông thôn mới thì chúng ta phải hiểu
được những tác động của nông thôn mới đến cuộc sống của người dân nông thôn.
Từ đó chúng ta vạch ra hướng đi hay bước thực hiện xây dựng nông thôn mới để
đem lại tác động tích cực cho người dân nông thôn.
2.1.1.2. Khái niệm nông thôn mới
Trong Nghị Quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/08/2008 đưa ra mục tiêu:
“xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn với nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái

được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được
tăng cường”.
Theo Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định: “Vùng/khu vực nông thôn mới Việt Nam xã
hội chủ nghĩa là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2009). Như vậy nông thôn mới trước hết phải là nông
thôn, chứ không phải là thị tứ, thị trấn. Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng
lịch sử vốn có của nông thôn; là vùng nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và
chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có những thuộc tính khác với nông thôn truyền
thống, đó là: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển
bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống được bảo
tồn; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ
Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị
tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể
khái quát gọn theo những nội dung cơ bản sau:
1) Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;

5


2) Sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;
3) Đời sống vật chất tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao;
4) Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển;
5) Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
2.1.1.3. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,

dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
Xây dựng NTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông
nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa
đi sau giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với
các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng
thể khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí.
Xây dựng NTM được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển
(đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao nhất trên
tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với mô hình cũ,
chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Như vậy, có thể hiểu “Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng
dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp,
sản xuất phát triển toàn diện và đời sống của người dân được nâng cao; nếp sống
văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống
vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao”.
Từ Quyết định số 491/QĐ-TTg và Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ thì: Xây dựng NTM là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của
Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

6


2.1.1.4. Khái niệm về nguồn lực

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường...
ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát
triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định (Lê Thông và cs., 2014).
Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có
khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử
dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn lực.
Nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi
vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó.
Nguồn lực bao gồm:
Con người: Lao động, tri thức.
Cơ sở vật chất: Cơ sở hạ tầng và các vật chất khác.
Tài chính: Tiền, của cải có thể hoán đổi.
Tài nguyên thiên nhiên: Đất đai, tài nguyên, khoáng sản.
Nguồn lực xã hội: Giá trị gắn kết con người lại với nhau quan hệ gia
đình, văn hóa, tập quán...
2.1.1.5. Khái niệm về huy động nguồn lực
Thuật ngữ “huy động nguồn lực“ được sử dụng để mô tả tiến trình thu
hút và tập hợp tiền hoặc các nguồn lực khác từ các cá nhân, doanh nghiệp, cơ
quan nhà nước, các quỹ nhân đạo, hoặc nguồn ngân sách nhà nước.
Huy động nguồn lực là việc đổi một nguồn lực đang có để lấy tiền hoặc
một nguồn lực cần thiết khác.
Để xây dựng nông thôn mới trước hết phụ thuộc vào nguồn lực huy động
được. Các nguồn lực được xem xét theo số lượng và chất lượng theo chiều
hướng khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng các nguồn lực này cần phải có sự kết
hợp một cách hài hòa, hợp lý. Tỷ lệ tham gia của mỗi yếu tố nguồn lực để xây
dựng nông thôn mới tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương. Điều đó có
nghĩa tùy thuộc vào tỉnh, huyện, địa phương để có quyết định về số lượng và
chất lượng của mỗi yếu tố nguồn lực được huy động. Nguồn vốn sử dụng để
xây dựng nông thôn mới đóng vai trò quan trọng do đó vấn đề huy động nguồn

vốn phải đặt lên hàng đầu, cần có kế hoạch huy động từ nhà nước, doanh nghiệp

7


và địa phương một cách hợp lý. Vốn là nguồn lực có hạn do đó mỗi địa phương
cần có những phưong án để sử dụng một cách hiệu quả. Để có được điều này
phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cũng như trình độ quản lý ở các địa phưong
trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó yếu tố tuyên truyền để
người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới chính là phục vụ lợi ích cho chính
bản thân họ sẽ giúp người dân quan tâm đến chương trình lấy được sự đồng
thuận, tín nhiệm của dân. Đồng thời phải củng cố, nâng cấp và xây dựng mới
hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, nhằm nhanh chóng phát huy có hiệu quả
trong quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực (Chu Tiến Quang, 2005)
2.1.2. Sự cần thiết của việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới
Hiện nay, đòi hỏi cần phải có sự huy động và gắn kết mạnh mẽ hơn nữa
các nguồn lực để đảm bảo Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả
cao và thành công theo kế hoạch đề ra.
Cơ chế huy động khá linh hoạt đã tạo ra sự chủ động cho các địa phương
trong việc huy động nguồn lực. Nhiều địa phương đã xây dựng các cơ chế huy
động cụ thể như cơ chế vốn mồi nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động
đóng góp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, hình thức huy
động được thực hiện theo hướng đa dạng các nguồn vốn thông qua lồng ghép các
chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên
địa bàn đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong huy động nguồn lực.
Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới là chủ trương quan trọng,
hết sức đúng đắn, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong những năm
qua, cả nước đã đồng tình, tích cực triển khai thực hiện Chương trình huy động
nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tích
cực. Nổi bật là nhận thức về Chương trình ngày càng được nâng lên trong các cấp

ủy đảng, chính quyền, trong nhân dân; các cơ chế chính sách được ban hành nhìn
chung là kịp thời; bộ máy thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở được tổ
chức đồng bộ, thống nhất; công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới,
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói
giảm nghèo ở địa bàn nông thôn có nhiều tiến bộ; nguồn lực đầu tư cho Chương
trình ngày càng tăng lên; công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; quyền làm
chủ, vai trò làm chủ của nhân dân được nâng lên; hệ thống chính trị cơ sở được vững
mạnh lên; an ninh trật tự ở nông thôn được đảm bảo; đặc biệt, trong 3 năm qua, thu
nhập của người nông dân đã tăng gấp gần 2 lần...

8


Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại, hạn chế trong xây dựng
nông thôn mới, trong đó nổi lên là để đạt được mục tiêu phấn đấu số xã đạt chuẩn
nông thôn mới đến năm 2015 là 20% và đến năm 2020 là 50% đòi hỏi sự nỗ lực
phải lớn hơn rất nhiều; nhận thức về ý nghĩa quan trọng của Chương trình ở nhiều
cơ quan, đơn vị, trong nhân dân còn chưa sâu; việc tổ chức chỉ đạo triển khai
thực hiện còn chưa quyết liệt, nhiều nơi làm chưa tốt; nguồn lực đầu tư còn hạn
chế. Do đó các Bộ, ngành chức năng, các địa phương tiếp tục bám sát, thực
hiện, đồng bộ các nội dung, giải pháp của Chương trình, trước hết là tập trung
đưa khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản để tăng năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt
Nam; từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Việc đưa khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp phải làm nhanh, khẩn trương, đặc biệt là trong lai tạo giống cây, con cho
năng suất, chất lượng cao; đưa máy móc, công nghệ cơ giới hiện đại vào thâm
canh, tưới tiêu. Bên cạnh đó, các địa phương cần có các cách làm năng động,
sáng tạo, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông
thôn như đầu tư làm công nghiệp, làm dịch vụ trên địa bàn nông thôn, qua đó góp

phần giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch lao động trực tiếp làm
nông nghiệp sang làm dịch vụ, làm công nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống cho lao động nông thôn. Tạo sự liên kết chặt chẽ, hình thành chuỗi giá trị
trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh nguồn lực đầu tư, nhà nước cần đặc biệt quan tâm xã hội hóa,
huy động các nguồn lực đầu tư khác vào nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở
hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, viễn thông... Lồng ghép, sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội ở các địa phương. Quan tâm đến công tác đào tạo nghề, tạo việc
làm cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề theo hướng, thứ nhất là trang bị kiến
thức khoa học, công nghệ, cách làm để làm tốt hơn công việc đang làm, cụ thể là
làm nông nghiệp; thứ hai là đào tạo để chuyển sang làm ngành nghề khác cho thu
nhập cao hơn như làm công nghiệp, làm dịch vụ trên địa bàn.
Giải pháp quan trọng để thực hiện Chương trình huy động nguồn lực xây
dựng nông thôn mới, cần hết sức quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận
động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân
và sự quan tâm của toàn xã hội; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, có cơ

9


chế đặc thù hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở các vùng khó khăn, có điểm xuất
phát thấp; đẩy mạnh thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới; đặc biệt
quan tâm đến công tác lãnh đạo, điều hành, có kế hoạch hoạt động, phân công cụ
thể, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình; kịp thời động
viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có nhiều thành tích trong thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới...
2.1.3. Các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới bao gồm tất cả những yếu tố
đóng góp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình xây dựng nông thôn

mới. Đó có thể là bằng tiền (nguồn vốn), hiện vật, sức lao động, trí tuệ, nhân dân
tự nguyện hiến đất…
Nguồn lực được chia thành:
- Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới : Có 5 nguồn chính:
+ Đóng góp của cộng đồng (bao gồm cả công sức, tiền của đóng góp và
tài trợ của các tổ chức, cá nhân);
+ Vốn đầu tư của các doanh nghiệp;
+ Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại);
+ Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
+ Vốn tài trợ khác.
Thực hiện xây dựng nông thôn mới cần có sự kế thừa, lồng ghép các
chương trình, dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Các công trình xây dựng
phải trên cơ sở chỉnh trang, nâng cấp là chính để giảm thiểu nguồn lực trong điều
kiện kinh tế còn khó khăn.
- Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
Nội lực của cộng đồng bao gồm: công sức, tiền của do người dân và
cộng đồng đầu tư bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: xây dựng,
nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại
các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới;
cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường
rào đẹp đẽ, khang trang…
Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng, soi bãi, trên đất rừng hoặc cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.

10


Đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng xã như giao thông,
kiên cố hóa kênh mương, vệ sinh công cộng…
Tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội theo

quy hoạch của xã.
2.1.4. Nội dung của công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới
2.1.4.1. Công tác tuyên truyền
Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ trung ương đến cơ
sở, để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia. Thường
xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh
nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực để xây dựng nông
thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các
mô hình này;
Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn quốc.
Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ chính trị của địa
phương và các cơ quan có liên quan.
2.1.4.2. Cơ chế huy động nguồn lực
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện
chương trình này.
Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc
gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm:
- Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ
trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong
những năm tiếp theo gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về
việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình
phòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương
trình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; hỗ trợ khám chữa bệnh cho
người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên
cố hóa kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ
tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề…;
- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình này, bao gồm cả trái
phiếu Chính phủ (nếu có);
Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức
triển khai Chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được


11


từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê
đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70%
thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;
Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước
hỗ trợ sau đầu tưvà được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;
Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho
từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua;
Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; Sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn tín dụng:
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh,
thành phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao
thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở
nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số: 106/2008/NĐ- CP, ngày
19 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số: 41/2010/NĐ- CP
ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông
nghiệp, nông thôn.
Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2.1.4.3. Nguyên tắc hỗ trợ
Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Công tác
quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây
dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã.
Đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo

nhanh và bền vững theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng
đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội
đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế
xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng
công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và
dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.

12


×