Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

phát triển nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 147 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TÔ THỊ THU

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Tô Thị Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn PTNT - Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các phòng chuyên môn của huyện Gia Bình: Phòng
thống kê, trạm khuyến nông, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng tài
nguyên môi trường, UBND các xã Xuân Lai, Bình Dương, Song Giang đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Tô Thị Thu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, đồ thị ................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiên cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản....................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.


Vai trò của nuôi trồng thủy sản .......................................................................... 7

2.1.3.

Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản ................................................... 11

2.1.4.

Phương thức nuôi và hình thức NTTS............................................................. 13

2.1.5.

Nội dung của phát triển NTTS ......................................................................... 16

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ ......... 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 27

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản của một số nước trên thế giới .... 27

2.2.2.

Phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ....................................................... 35


iii


2.2.3.

Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của một số tỉnh............................................ 37

2.2.4.

Một số chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và tỉnh Bắc Ninh về
phát triển nuôi trồng thủy sản. .......................................................................... 39

2.3.

Các nghiên cứu có liên quan............................................................................. 41

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 43
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 43

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 43

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 44


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 50

3.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .......................................................... 50

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 51

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 52

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 52

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ........................................................................ 54

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 57
4.1.

Thực trạng phát triển NTTS của nông hộ ......................................................... 57

4.1.1.


Khái quát về thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện ...................... 57

4.1.2.

Thực trạng về quy mô, diện tích NTTS của hộ ................................................ 65

4.1.3.

Thực trạng về cơ cấu đối tượng nuôi và loại hình mặt nước NTTS ................. 67

4.1.4.

Thực trạng về phương thức nuôi và hình thức nuôi ......................................... 69

4.1.5.

Thực trạng sử dụng đầu vào và kỹ thuật nuôi .................................................. 71

4.1.6.

Thực trạng quản lý chất lượng các yếu tố đầu vào và đầu ra trong NTTS ....... 75

4.1.7.

Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm...................................................... 76

4.1.8.

Kết quả và hiệu quả NTTS của nông hộ ........................................................... 77


4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản của nông hộ ........... 87

4.2.1.

Yếu tố tự nhiên ................................................................................................. 87

4.2.2.

Ảnh hưởng do quy mô diện tích, phương thức nuôi......................................... 90

4.2.3.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho NTTS ................................................... 90

4.2.4.

Nguồn lực của nông hộ ..................................................................................... 94

4.2.5.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ NTTS ................................ 98

4.2.6.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm.......................................................................... 101

iv



4.2.7.

Chính sách của nhà nước và địa phương về phát triển NTTS ........................ 102

4.3.

Phân tích swot về phát triển NTTS của nông hộ ............................................ 103

4.4.

Định hướng và giải pháp phát triển NTTS của nông hộ................................. 106

4.4.1.

Những quan điểm, định hứớng phát triển NTTS của nông hộ ....................... 106

4.4.2.

Căn cứ để đưa ra những định hướng, giải pháp pháp triển NTTS của
nông hộ ........................................................................................................... 106

4.4.3.

Định hướng phát triển NTTS .......................................................................... 107

4.4.4.

Các giải pháp phát triển NTTS của nông hộ .................................................. 108


Phần 5. Kết luận ......................................................................................................... 118
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 118

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 119

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 122
Phụ lục ........................................................................................................................ 125

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tăt
BQC
BT
BTC
CC
CN
CP
DT
DV
ĐVT
FAO
GT
KHKT

KL

NN
NS
NTHMV
NTTS
QCCT

SL
TC
TP
TTCN
UBND
XD

Nghĩa tiếng Việt
Bình quân chung
Bạch tuộc
Bán thâm canh
Cơ cấu
Công nghiệp
Chi phí
Diện tích
Dịch vụ
Đơn vị tính
Tổ chức nông lương liên hợp quốc
Giá trị
Khoa học kỹ thuật
Khối lượng
Lao động

Nông nghiệp
Năng suất
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Nuôi trồng thủy sản
Quảng canh cải tiến
Quyết định
Sản lượng
Thâm canh
Thành phố
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các phương thức nuôi trồng thủy sản .......................................................... 14
Bảng 2.2. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc quý I, 2015 ........................ 28
Bảng 2.3. Thị trường nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Thái Lan, 6 tháng đầu
năm 2015...................................................................................................... 31
Bảng 2.4. Sản lượng các loài nuôi chính của Indonesia (2007-2009) .......................... 34
Bảng 2.5. Diện tích mặt nước NTTS cả nước .............................................................. 36
Bảng 2.6. Sản lượng thủy sản của Việt Nam giai đoạn (2005-2014) ........................... 37
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ, sử dụng đất đai của huyện Gia Bình ............................. 45
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện, 2013-2015 .................................. 46
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Gia Bình từ 2011-2015 .............. 49
Bảng 3.4. Phân bổ số lượng mẫu điều tra các hộ NTTS .............................................. 50
Bảng 3.5. Thông tin số liệu thứ cấp ............................................................................. 51
Bảng 3.6. Thông tin số liệu sơ cấp ............................................................................... 52

Bảng 3.7. Các kỹ thuật và cách thức thực hiện PRA trong đề tài ................................ 53
Bảng 4.1. Tình hình phát triển NTTS của huyện Gia Bình từ năm 2013-2015 ........... 57
Bảng 4.2. Diện tích NTTS theo các xã, thị trấn của huyện Gia Bình .......................... 58
Bảng 4.3: DT nuôi theo hệ thống NTTS của huyện Gia Bình từ năm 2013-2015 ...... 59
Bảng 4.4. Sản lượng NTTS của H. Gia Bình giai đoạn 2013-2015 ............................. 60
Bảng 4.5. Thông tin cơ bản của hộ điều tra 3 xã năm 2015 ......................................... 62
Bảng 4.6. Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ điều tra............................................... 64
Bảng 4.7. Quy mô, diện tích NTTS của các hộ điều tra ............................................... 66
Bảng 4.8. Cơ cấu đối tượng nuôi chính và loại hình mặt nước NTTS của các hộ
điều tra ......................................................................................................... 67
Bảng 4.9. Hình thức nuôi của các hộ điều tra .............................................................. 70
Bảng 4.10. Nguồn cung cấp cá giống phục vụ cho NTTS của các hộ nông dân ........... 71
Bảng 4.11. Sử dụng thức ăn, thuốc hóa chất, máy móc thiết bị trong NTTS................. 73
Bảng 4.12. Áp dụng kỹ thuật vào NTTS của các hộ điều tra ......................................... 74
Bảng 4.13. Thị trường thiêu thụ sản phẩm thủy sản của các hộ NTTS.......................... 77
Bảng 4.14. Chi phí cho 1 ha NTTS phân theo quy mô diện tích nuôi ........................... 78

vii


Bảng 4.15. Chi phí cho 1 ha NTTS phân theo phương thức nuôi .................................. 82
Bảng 4.16. Chi phí cho 1 ha NTTS phân theo thời gian nuôi ........................................ 85
Bảng 4.17. Kết quả, hiệu quả 1 ha NTTS theo quy mô diện tích nuôi.......................... 80
Bảng 4.18. Kết quả, hiệu quả 1 ha NTTS theo phương thức nuôi .................................. 84
Bảng 4.19. Kết quả, hiệu quả 1 ha NTTS theo thời gian nuôi ....................................... 87
Bảng 4.20. Các trang thiết bị cơ bản phục vụ nuôi cá của các hộ .................................. 92
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thu nhập của hộ NTTS ..................... 96
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của tập huấn đến thu nhập của hộ NTTS .................................. 97
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của chất lượng giống đến năng suất và thu nhập của hộ
NTTS............................................................................................................ 99

Bảng 4.24. Chất lượng thức ăn ảnh hưởng đến thu nhập của hộ NTTS ...................... 100
Bảng 4.25. Phân tích SWOT ........................................................................................ 104

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Sản lượng NTTS của Indonesia 1980- 2012 ............................................. 33
Đồ thị 4.1.

Cơ cấu phương thức nuôi theo quy mô diện tích nuôi .............................. 69

Đồ thị 4.2.

Ý kiến đánh giá của các hộ NTTS về quản lý nhà nước về chất lượng
NTTS ......................................................................................................... 76

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Tô Thị Thu
2. Tên luận văn: “Phát triển nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:

Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất có hiệu quả với nhiều người dân nông
thôn và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển NTTS đã tạo việc
làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Tuy nhiên phát triển
NTTS của các hộ nông hộ huyện Gia Bình hiện nay còn nhiều hạn chế bất cập: quy mô
sản xuất manh mún, nhỏ lẻ tự phát, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh xảy
ra ngày càng nhiều, chất lượng con giống kém, nhiều mô hình sản xuất thiếu tính bền
vững, người nuôi thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ không
ổn định. Chính vì vậy mà chúng tôi nghiên cứu đề tài “Phát triển nuôi trồng thủy sản
của nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” với mục tiêu: Đánh giá thực
trạng nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thủy sản của nông hộ hộ trên địa bàn huyện Gia
Bình, đề xuất các giải pháp phát triển NTTS của nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Niên giám thống kê,
các báo cáo qua các năm từ các phòng, ban chuyên môn của 3 xã điều tra và của huyện
Gia Bình. Các tài liệu công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng như:
internet, sách, báo, tạp chí,... nói về nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi thủy sản của
nông hộ huyện Gia Bình nói riêng. 90 hộ nuôi trồng thủy sản thuộc 3 xã Song Giang,
Bình Dương, Xuân Lai của huyện Gia Bình và cán bộ chuyên môn phụ trách thủy sản
của huyện Gia Bình đã được khảo sát và phỏng vấn. Các phương pháp phân tổ thống kê,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phân tích SWOT là các phương pháp
phân tích chính được sử dụng để đáng giá thực trạng phát triển NTTS của nông hộ cũng
như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NTTS của nông hộ trên địa bàn
huyện Gia Bình.

x


Kết quả nghiên cứu
Qua đánh giá thực trạng phát triển NTTS của huyện Gia Bình trong 3 năm qua

cho thấy diện tích NTTS có biến động không lớn và có xu hướng giảm dần, ngược lại
năng suất và sản lượng tăng dần qua từng năm, tốc độ phát triển năng suất bình quân là
102,41%. Với NTTS của nông hộ thì phương thức nuôi chủ yếu là thâm canh và bán
thâm canh (93,33%), ở quy mô lớn ≥ 0,5ha và quy mô trung bình 0,2-0,5ha, các đối
tượng nuôi là các loài cá truyền thống với loại hình mặt nước ao hồ (86,21%).
Các yếu tố ảnh hưởng chính làm hạn chế phát triển NTTS của nông hộ gồm: (1)
yếu tố tự nhiên; (2) Nguồn lực của hộ; (3) Quy mô diện tích và phương thức nuôi; (4) Khoa
học kỹ thuật và công nghệ; (5) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho NTTS; (6) thị trường
tiêu thụ.
Để phát triển nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình một
cách ổn định và bền vững trong thời gian tới cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: (1)
Hoàn thiện quy hoạch hệ thống vùng nuôi; (2) Bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh;
(3) Đối tượng và phương thức nuôi; (4) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho NTTS; (5)
Nguồn lực; (6) Khoa học kỹ thuật; (7) Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

xi


THESIS ABSTRACT
1. Name of author: To Thi Thu
2. Title of the thesis: “Developing households aquaculture in Gia Binh district, Bac
Ninh province”
3. Major: Economic Management
Code: 60.34.04.10
4. Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Aquaculture is a production sector which is not only beneficial but also suitable
for rural people. In addition, aquaculture also plays an important role in the national
economy. The development of household aquaculture helped to creat jobs, increase
household incomes and improve living standard for rural people. Nevertheless, there are

currently many limitations when it comes to household aquaculture development in Gia
Binh district, including fragmentation of production, small and spontenous production,
increasingly polluted farming environment, the increase of observed rates of diseases, low
quality of fish larvae, unsustainable production models, lack of capital to invest in
production, lack of scientific and technological knowledge, and unstable consumer
market. Therefore, it becomes important to conduct the study “Developing household
aquaculture in Gia Binh district, Bac Ninh province” with the objectives: (i) to evaluate
the current household aquaculture state in Gia Binh district, : (ii) to analyze factors
affecting the development of household aquaculture in Gia Binh district, and (iii) finally
to propose solutions for the development of household aquaculture in Gia Binh district.
Research methodology
Primary data and secondary data employed in the research consist of the
Statistical yearbooks, the annual reports of various departments at the 3 survey
communes and Gia Binh district; and other published publications on the mass media
such as internet, books, newspapers, magazines and journals relating to aquaculture in
general and household aquaculture in Gia Binh district in particular. For the purpose of
this research, 90 aquaculture households in 3 communes, including Song Giang, Binh
Duong, Xuan Lai communes in Gia Binh district were selected for the survey, and a
number of aquaculture officials in Gia Binh district were interviewed. The study
employed spatial disaggregation method, comparative statistics, analytical method and
SWOT analysis to evaluate the current household aquaculture development state as well
as to analyze factors affecting the development of household aquaculture in Gia Binh
district.

xii


Research findings
By examining the development of household aquaculture of Gia Binh district
during the past 3 years, it is shown that the total aquaculture area did not fluctuated

widely but followed an downward trend over the years, while the productivity increased
by 102.41% annually on average. The main farming methods applied were intensive and
semi-intensive farming (93.33%), at large scale production ≥ 0.5ha and medium scale
production 0.2-0.5ha. The traditional fish breeds were mainly cultivated in pond and
lake water surface (with 86.21%).
The main factors restricting the development of household aquaculture include:
(1) Natural factors; (2) Household resources; (3) Production scale (production area) and
farming practices; (4) Scientific techniques and technologies; (5) Infrastructure and
logistics in fisheries; (6) Consumer market; and (7) Policies.
To sustainably develop household aquaculture in Gia Binh district in the future,
it is important to apply all of the following solutions: (1) Complete planning of
aquaculture production area; (2) Environment protection and disease prevention; (3)
Fish species and farming methods; (4) Infrastructure and logistics in fisheries; (5)
Resources; (6) Scientific techniques and technologies; and (7) Expanding consumer
market.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là
sự thay đổi nhu cầu thực phẩm và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy
sản của con người. Ở Việt Nam việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản từ
nghề đánh bắt hải sản ngày càng hạn chế do khai thác quá mức trữ lượng nguồn
lợi cho phép. Để bù đắp vào sự thiếu hụt đó thì nuôi trồng thủy sản phải được
phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành sản xuất có
hiệu quả đối với nhiều người dân nông thôn. Nuôi trồng thủy sản không những
đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn đóng

một vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp thực phẩm có hàm
lượng dinh dưỡng cao cho con người, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các
ngành chế biến xuất khẩu, ngành hóa mỹ phẩm, ngành y dược học…Ngoài ra nó
còn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập
cho người lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần
vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, phát triền nuôi
trồng thủy sản trở thành nhu cầu bức thiết của cả nước nói chung và của các địa
phương nói riêng nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện
cuộc sống và làm giàu cho nhân dân.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích canh tác
nông nghiệp ít, đã và đang thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa
kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản khá tốt. Hơn nữa, Bắc Ninh đang phấn đấu
trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung
ương vào năm 2020 nên tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn ra nhanh
chóng. Trong điều kiện đó, diện tích đất nông nghiệp, sẽ tiếp tục giảm, lực lượng
lao động nông nghiệp sẽ chuyển sang công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, yêu cầu cấp
thiết đặt ra đối với ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh là cần có giải pháp phát triển
ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tăng năng suất và chất lượng
nông lâm thủy sản, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng sức
cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.
Gia Bình là một huyện vùng trũng của tỉnh Bắc Ninh, có tiềm năng lớn về
diện tích mặt nước và diện tích ruộng trũng trồng lúa một vụ có năng suất thấp, có

1


thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Đây là điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp, huyện Gia Bình được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu
của tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện giải pháp như: quy hoạch vùng vùng sản

xuất; hỗ trợ đất đai, đưa công nghệ mới vào sản xuất, góp phần giúp bà con đầu tư,
khai thác hiệu quả diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản theo
hướng hàng hóa với mục tiêu tăng giá trị lên 2-4 lần so với độc canh cây lúa. Đến
năm 2015, toàn huyện đã có trên 1.013,8ha diện tích mặt nước, trong đó có trên
630ha ruộng trũng được chuyển đổi sang nuôi thả cá các loại, có 263ha nằm trong
các dự án được phê duyệt, tạo ra nhiều vùng sản xuất thủy sản tập trung, có giá trị
kinh tế cao, thu hút nhiều lao động nông thôn.
Mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu góp phần vào phát triển kinh tế xã
hội của huyện nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng. Nhưng so với tiềm năng lợi
thế thì nuôi trồng thủy sản của huyện cũng như của hộ nông dân còn nhiều hạn chế,
bất cập như: quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ tự phát nhiều mô hình sản xuất
thiếu tính bền vững, dịch bệnh thủy sản thường xuyên xảy ra, hệ thống hạ tầng kỹ
thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đồng bộ, xuống cấp, chất lượng con giống
thấp dẫn tới năng suất và hiệu quả nuôi thấp, phát triển mở rộng diện tích nuôi trồng
thủy sản thiếu quy hoạch, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý tại cơ sở của
huyện còn thiếu và mỏng; người sản xuất-các hộ gia đình thiếu vốn, thiếu kiến thức về
kỹ thuật, thú y và tổ chức sản xuất hàng hoá lớn theo hướng thâm canh... đã ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của địa phương.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phát triển nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh. Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển nuôi trồng
thủy sản của nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình.
1.2.2. Mục tiên cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
nuôi trồng thủy sản của nông hộ.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của nông hộ

2


trên địa bàn huyện Gia Bình trong những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của
nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của
nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Có các vấn đề lý thuyết nào về phát triển nuôi trồng thủy sản? Nội dung
phát triển nuôi trồng thủy sản gồm những nội dung gì?
- Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay của nông hộ ở huyện
Gia Bình? về Diện tích, sản lượng, năng suất NTTS, các đối tượng nuôi? Hình
thức nuôi? Hiệu quả kinh tế của nuôi trồng thủy sản trên 1 đơn vị diện tích? Các
tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng và kết quả ra sao?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển nuôi trồng thủy
sản của nông hộ và địa phương?
- Trong thời gian tới huyện cần có những định hướng và các giải pháp gì
để phát triển nuôi trồng thủy sản ở nông hộ và địa phương.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế quản lý trong phát
triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Gia Bình.
Đối tượng khảo sát: các hộ NTTS và các hoạt động liên quan đến việc NTTS.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, và giải pháp phát
triển nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa huyện Gia Bình.
- Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh.

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển NTTS của nông hộ trên
địa bàn huyện Gia Bình qua các năm 2013-2015, kết quả NTTS của các hộ
NTTS năm 2015. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển NTTS của nông hộ trong
những năm tiếp theo.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3


1. Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển NTTS nói
chung và NTTS của nông hộ nói riêng.
2. Nghiên cứu đã đưa ra nội dung cơ bản cần thiết để phát triển NTTS của
nông hộ. Đó là mở rộng quy mô diện tích, phát triển cơ cấu đối tượng và loại
hình mặt nước NTTS, cải tiến phương thức nuôi và hình thức nuôi, cải thiện việc
sử dụng đầu vào và kỹ thuật nuôi, tăng cường quản lý nhà nước về phát triển
NTTS, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết quả và hiệu quả NTTS của
nông hộ.
3. Đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản của
một số nước có nghề NTTS phát triển mạnh như Trung Quốc, Thái Lan,
Inđônêsia và một số tỉnh như thành phố Hà Nội, Hải Dương làm cơ sở rút ra bài
học kinh nghiệm cho phát triển NTTS của Việt Nam nói chung và huyện Gia
Bình nói riêng.
4. Nghiên cứu đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng chính đến phát
triển NTTS của nông hộ đó là: điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu
cần phục vụ NTTS, nguồn lực của hộ, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản
phẩm, chính sách của nhà nước về NTTS.
5. Nghiên cứu dựa trên những đánh giá về thực trạng phát triển NTTS của
nông hộ và kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS của
nông hộ đã đề xuất được một hệ thống các giải pháp tương đối toàn diện nhằm
phát triển NTTS của nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình một cách bền vững
trong thời gian tới.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Phát triển
- Phát triển: Theo quan điểm siêu hình: Phát triển chỉ là sự tăng, giảm
thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, đồng thời phát triển
là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp (Ngô
Thắng Lợi, 2013).
Phép biện chứng duy vật cho rằng: Phát triển là sự vận động theo hướng
đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện của sự vật .
Theo lý thuyết về sự phát triển thì nghĩa chung nhất của sự phát triển là
tăng nhiều hơn về mặt số lượng, phong phú hơn về mặt chủng loại và chất lượng,
phù hợp hơn về mặt cơ cấu và phân bố tạp (Ngô Thắng Lợi, 2013).
Hiện nay, xuất hiện tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai
thác cạn kiệt nên phát triển còn đi đôi với khái niệm phát triển bền vững (Ngô
Thắng Lợi, 2013).
- Phát triển bền vững:
"Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế
mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi
trường sinh thái học" (Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
Quốc tế - IUCN, 1980).
Phát triển bền vững là: "Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai..." (Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới-WCED,1987).

Phát triển bền vững: Tổ chức nông lương thế giới (FAO,1991) đưa ra khi
đề cập đến lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có thể được xem như tổng hợp các
quan niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững trong nông - lâm - ngư nghiệp là những hình thức phát
triển mà đất đai nguồn nước, động thực vật hoang dại được bảo vệ, môi trường không
5


bị suy thoái, kỹ thuật canh tác phù hợp, kinh tế phát triển đi lên và ngày càng ổn định
(Ngô Thắng Lợi, 2013).
2.1.1.2. Phát triển nuôi trồng thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản: Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản (tiếng
anh: aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ,
mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất;
thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể (dẫn theo Trần Ngọc Hải và cs., 2009).
- Nuôi trồng thủy sản là tác động của con người vào ít nhất một giai đoạn
trong chu kỳ sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỷ lệ
sống, tốc độ sinh trưởng cho chúng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
trong thời gian ngắn nhất (Kim Văn Vạn và Trương Đình Hoài, 2007).
- Nuôi trồng thủy sản là mô hình sản xuất và có thể hiểu là một hình thức
tổ chức sản xuất trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm
thủy sản hàng hóa để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước-tư liệu sản xuất
ở một địa bàn nhất định (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).
- NTTS bền vững là đảm bảo các nguyên lý và tiêu chuẩn bền vững như
cân bằng sinh thái, môi trường không bị ô nhiễm, sản xuất có hiệu quả và kinh tế
sống động và công bằng xa hội (Nguyễn Quang Linh, 2011).
- Phát triển nuôi trồng thủy sản: là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi
mặt của nuôi trồng thủy sản trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự
tăng trưởng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu sản
xuất nuôi trồng thủy sản (Trần Ngọc Hải và cs., 2009).

- Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững: Là đảm bảo nguyên lý và tiêu
chuẩn bền vững như cân bằng sinh thái, môi trường không ô nhiễm, sản xuất có
hiệu quả và kinh tế sống động và công bằng xã hội. Sản xuất thủy sản sử dụng
nguồn tài nguyên tự nhiên để sản xuất thực phẩm có chất lượng cao cho con
người và tài nguyên đó không bị cạn kiệt (Trần Ngọc Hải và cs., 2009).
2.1.1.3. Hộ nông dân
- Hộ nông dân: Theo Ellis năm 1988, thì hộ nông dân là hộ có phương tiện
kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn
nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự
tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao (dẫn theo Đỗ
Kim Chung, 2009).

6


- Khái niệm về hộ: Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi
nền nông nghiệp, chiếm đại đa số trong cư dân nông nghiệp. Khái niệm hộ nông
dân được nhiều học giả trên thế giới thảo luận như Chayanov (1925), Frank Ellis
(1988, 1992, 1993, 2001), Martin (1996) (dẫn theo Đỗ Kim Chung, 2009). Có thể
có các cách nhìn khác nhau, nhưng các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ
nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao
động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về
cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ
không hoàn hảo (Đỗ Kim Chung, 2009).
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở,
vừa là đơn vị sản xuất, vừa là dơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị xã hội. Trình độ
phát triển của hộ từ thấp đến cao, từ tự cung, tự cấp đến sản xuất hàng hóa hoàn
toàn, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng, nó quyết định đến mối
quan hệ giữa nông hộ và thị trường.
2.1.2. Vai trò của nuôi trồng thủy sản

2.1.2.1. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội
Trong bất kỳ một nền kinh tế xã hội nào sản phẩm được tạo ra từ ngành
nông nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng luôn có vị trí quan trọng đời
sống xã hội, là nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống con người.
Theo thống kê của FAO hiện nay hơn một nửa khối lượng sản phẩm thủy
sản được tiêu thụ trên thế giới là được cung cấp từ nuôi trồng thủy sản. Tỷ trọng
đóng góp từ nuôi trồng thủy sản cho tiêu thụ trên toàn thế giới đã tăng từ 9% năm
1980 lên 43% như hiện nay. Trong khi đó thì sản lượng khai thác thủy sản hầu
như giữ ổn định từ giữa những năm 1980, khoảng từ 90-93 triệu tấn hàng năm.
FAO cũng dự tính đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm khoảng 40 triệu tấn thực
phẩm thủy sản bổ sung để phục vụ cho mục đích tiêu dùng của loài người. Và
không có nguồn nào khác, chính nuôi trồng thủy sản sẽ là lĩnh vực đáp ứng nhu
cầu thực phẩm thủy sản bổ sung này (dẫn theo Trần Ngọc Hải và cs., 2009).
Mức tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam năm 1999 là 19,4 kg, năm 2007 là 22 kg
và năm 2010 đạt 26,4 kg (Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2010). Như
vậy, Việt Nam luôn có mức tiêu thụ thủy sản cao hơn mức trung bình của thế
giới, trong đó mức tiêu thụ ở ĐBSCL thường cao hơn gấp đôi so với cả nước
55,9kg/người/năm. Theo dự báo của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản cho biết
nhu cầu thủy sản nội địa sẽ tăng 30-40% trong thời gian tới và năm 2015 tiêu thụ
thủy sản trong nước đạt khoảng 790.000tấn. Điều này cho thấy thị trường thủy
7


sản nội địa còn nhiều tiềm năng để phát triển (Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim
Quyên, 2010).
2.1.2.2. Xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần phát
triển kinh tế hộ
Để góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước. trong
những năm qua ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo cho
người dân ở các khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa bằng việc phát triển

các mô hình nuôi trồng thuỷ sản, nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an
ninh thực phẩm, đồng thời nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.
Tại các vùng ven biển, từ những năm 2000 trở lại đây, nuôi thuỷ sản nước lợ đã
chuyển mạnh từ phương thức nuôi truyền thống quảng canh sang quảng canh cải
tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm
canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Hiện nay có rất nhiều vùng nuôi tôm hoạt
động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã được hình thành, một bộ phận dân cư
các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói
nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản (Trần Ngọc Hải và cs., 2009). Bình quân giai đoạn
2001-2011 ngành thủy sản đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 150.000
lao động/năm (trong đó lao động khai thác thủy sản khoảng 29,55%, lao động
NTTS 40,5%, lao động chế biến thủy sản 19,38%, lao động dịch vụ nghề cá
khoảng 10,55%). Trong xóa đói giảm nghèo, nhờ tăng trưởng, thủy sản đã đưa
được 43 xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn ra khỏi danh sách các xã nghèo
(Lê Xuân Sinh, 2012).
2.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
Trong những năm gần đây phát triển nuôi trồng thủy sản đã góp phần sử
dụng các nguồn lực đất đai, tài nguyên, lao động có hiệu quả hơn, làm thay
đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng hợp lý hơn. Năm 1999, tỷ
trọng ngành thủy sản nước ta chiếm 14,01%, năm 2008 tỷ trọng này là
23,45%, trong đó phát triển NTTS ngày càng quan trọng. Tốc độ tăng GO của
nuôi thủy sản rất cao trong giai đoạn 1999-2008. đặc biệt là những năm 20002002, bình quan giai đoạn 1999-2008, tốc độ tăng mỗi năm là 21,82%. Đây là
mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các ngành thuộc nhóm ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn
hợp lý, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và
thủy sản phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới trong bối cảnh hiện
nay (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2008).
8



2.1.2.4. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thức ăn
chăn nuôi, chế biến xuất khẩu, ngành y dược học, mỹ phẩm, mỹ nghệ
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp sản phẩm phụ
của ngành nuôi trồng thủy sản (các loại tôm cá tạp), các phụ, phế phẩm của các
nhà máy chế biến thủy sản làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn
gia súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá và theo số liệu của FAO sản
phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30% (dẫn theoTrần Ngọc Hải
và cs., 2009). Hàng năm ở Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 40.000-50.000 tấn
bột cá làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia
cầm và thức ăn cho tôm cá. Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản có thể cung cấp
nguyên vật liệu cho các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và
công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan.
Rất nhiều mặt hàng thủy sản là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh
như: tôm, cá, nhuyễn thể. v. v…, nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm
như: Rong mơ, rong câu rong thuốc giun. v. v… sản xuất keo alginate, Aga aga,
Iod, cồn, thuốc. Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản khuyến khích các vùng
nông thôn ven biển thực hiện việc kinh doanh tổng hợp như: nông-lâm-chăn
nuôi-nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sản
xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, sự phát triển của
ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan
như công nghiệp chế biến thức ăn, công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm, tiêu
thụ sản phẩm, du lịch chữa bệnh, và các hoạt động dịch vụ. v. v…(Trần Ngọc
Hải và cs., 2009).
2.1.2.5. Phát triển NTTS góp phần hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Trong NTTS, khoa học công nghệ tiên tiến ngày càng được ứng dụng phổ
biến, trước hết là công nghệ sản xuất giống, thức ăn, bảo quản, chế biến....Các kỹ
thuật tiến bộ và công nghệ mới hiện đại ngày càng được người nuôi thủy sản tiếp
cận và ứng dụng rộng rãi trong NTTS. Đây cũng là cơ sở để thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nuôi trồng thủy sản góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước, đặc

biệt là khu vực nông thôn: với lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thủy sản,
phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng của nước ta sẽ
góp phần hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Về mặt kinh tế ở nhiều địa
phương trong cả nước phát triển NTTS là con đường làm giàu của các chủ trang

9


trại, các cơ sở, các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản, ở các địa phương không có
tiềm năng về biển, phát triển NTTS là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn cho hiệu quả cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người
nông dân. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tại chỗ còn góp phần
cải thiện bữa ăn, làm tăng sức khỏe cho người dân. Đối với một số vùng biển hay
trong đất liền, phát triển NTTS cũng góp phần vào phát triển ngành du lịch, đặc
biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...(Trần Ngọc Hải và cs., 2009).
2.1.2.6. Tác động tích cực lên biến đổi khí hậu
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuệ phát triển nuôi trồng thủy sản có tác động
tích cực lên biến đổi khí hậu cụ thể như sau:
Cá là động vật máu lạnh nên trong khoảng nhiệt độ và điều kiện bình
thường, nhiệt độ cơ thể cá không có sự thay đổi. Bởi vậy, bản thân cá sẽ không
làm tăng nhiệt độ của môi trường xung quanh như các loài động vật trên cạn
khác. Như vậy, sự tồn tại của các loài sinh vật thủy sinh này không đóng góp vào
sự nóng lên của trái đất. Các loài cá nước ngọt thường có hệ số thức ăn thấp so
với các loài động vật khác. Để sản xuất 1 kg thịt gia cầm cần khoảng 2 kg ngũ
cốc, 1 kg thịt heo cần 3,5 kg ngũ cốc, 1 kg thịt bò cần đến 5,5 kg ngũ cốc, nhưng
để sản xuất 1 kg cá thì chỉ cần 1,2 kg ngũ cốc. Như vậy, việc tiêu thụ ít ngũ cốc
hơn của cá đã tiết kiệm được tài nguyên, giảm lượng chất thải và giảm các tác
động lên môi trường.
Trong các ao hồ, thủy vực hay cả ở biển thì có rất nhiều loài thực vật phù
du phytoplankton (mà phần lớn là các loài tảo đơn bào) có khả năng tiêu thụ

CO2 thông qua quá trình trao đổi chất. Hàng năm, lượng thực vật phù du này có
thể hấp thu khoảng trên 50 tỷ tấn carbon thông qua việc hấp thụ khí CO2 trong
không khí để phát triển. Tuy nhiên, để tăng cường khả năng hấp thụ carbon của
tảo phù du, cần phát triển nuôi trồng các đối tượng thủy sản hợp lý cả ở biển và
các thủy vực nước ngọt, như các đối tượng nhuyễn thể vỏ cứng hay là các loài
giáp xác. Đây là những loài thủy hải sản có khả năng hấp thụ carbon để tạo vỏ và
xương thông qua việc hình thành CaCO3 - là thành phần chính của vỏ và bộ
xương ngoài của các đối tượng này. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng,
1 kg CaCO3 chứa 500g CO2. Như vậy theo cách này thì carbon đã bị “giữ” vĩnh
viễn trong cấu tạo vỏ và xương của các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Trong khi
với trường hợp hấp thụ carbon qua cây xanh và rừng thì vẫn có “đường” để

10


carbon quay trở lại không khí, ví dụ như khi cây bị đốt thì carbon sẽ quay trở lại
khí quyển.
Tất cả các đặc điểm trên đã làm cho cá trở thành một loài động vật có ảnh
hưởng tích cực lên biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc làm giảm sự nóng lên của
trái đất (Nguyễn Minh Tuệ, 2013).
2.1.3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản
2.1.3.1. Thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
Mặt nước nuôi thuỷ sản bao gồm cả đất và nước, nó vừa là đối tượng
lao động, vừa là tư liệu lao động, do đó không thể thiếu và không thể thay thế
được. Các thuỷ vực dùng để sản xuất nuôi thuỷ sản bao gồm nhiều loại hình:
Sông ngòi, hồ ao, biển với nhiều nguồn nước khác nhau như nước ngọt, nước
lợ, nước mặn.
Trong các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là nền móng xây dựng nhà máy
công xưởng, trụ sở phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Trái lại trong nuôi
trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư

liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, không có đất đai diện tích mặt
nước thì chúng ta không thể tiến hành nuôi trồng thủy sản được. Đất đai là tư
liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các tư lệu sản xuất
khác là: Diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản
xuất của chúng thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai
diện tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn còn tốt hơn nên (tức là độ phì
nhiêu, độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước ngày một tăng) mặt khác đất
đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng do
cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai diện tích
mặt nước giữa các vùng thường là khác nhau. Chính vì vậy khi sử dụng đất
đai diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽ đất đai
diện tích mặt nước.
2.1.3.2. Đối tượng của hoạt động NTTS là các sinh vật thủy sinh
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống là
các loại động thực vật thủy sản máu lạnh, sống trong môi trường nước, chụi ảnh
hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môi trường như thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ
sinh, chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh
học nên muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo được
môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ
11


×