Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.12 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG QUỐC CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


i


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii


Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract .............................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài:........................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1
Cơ sở khoa học của quản lý rác thải sinh hoạt .................................................. 3
2.1.1
Nguồn gốc rác thải sinh hoạt ............................................................................ 3
2.1.2
Phân loại rác thải sinh hoạt .............................................................................. 3
2.1.3
Thành phần của rác thải sinh hoạt .................................................................... 4
2.2
Cơ sở thực tiễn của quản lý rác thải sinh hoạt .................................................. 6
2.2.1
Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ............................................................. 6
2.2.2. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt .............................................................. 10
2.2.3
Một số công nghệ, mô hình quản lý CTR sinh hoạt ........................................ 18
2.3.
Cơ sở pháp lý của quản lý rác thải sinh hoạt................................................... 23
2.4

Hiện trạng quản lý rác thải ở thành phố Hà Nội.............................................. 24
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 27
3.1.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 27
3.2.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 27
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội quận Long Biên, TP Hà Nội ..................... 27
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long
Biên, TP Hà Nội ............................................................................................ 27
3.2.3. Dự báo rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên năm 2020 .................. 28
3.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt của quận Long Biên............ 28
3.3.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................. 28
3.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 28

iii


3.3.3.
3.3.4.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ......................................................... 29
Phương pháp cân rác và phân loại rác ............................................................ 30

3.3.5.
3.3.6.


Phương pháp dự báo ...................................................................................... 30
Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 32
4.1.
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ................................................................... 32
4.1.1.
4.1.2.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 32
Điều kiện kinh tế – xã hội .............................................................................. 33

4.2.
4.3.

Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên - TP Hà Nội.......... 37
Đánh giá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải trên địa bàn
quận Long Biên, Tp. Hà Nội .......................................................................... 41
Tỉ lệ thu gom, hình thức thu gom ................................................................... 41

4.3.1.
4.3.2.
4.4.
4.5.
4.5.1.
4.5.2.
4.5.3.
4.6.
4.7.
4.7.1.

4.7.2.

Đánh giá công tác vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long
Biên, TP Hà Nội ............................................................................................ 42
Đánh giá của người dân về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại 3
phường nghiên cứu ........................................................................................ 44
Thực trạng công tác quản lý rác thải quận Long Biên ......................................... 46
Cơ sở pháp lý và các văn bản của các cấp quản lý nhà nước về công tác
quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên - TP Hà Nội............... 46
Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 46
Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Quận Long
Biên ............................................................................................................... 49
Dự báo rác thải sinh hoạt tại quận Long Biên năm 2020 và các chế tài
kèm theo ........................................................................................................ 53
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
trong quản lý rác thải sinh hoạt ........................................................................ 55
Giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng ........................................ 55
Giải pháp quản lý và đầu tư ........................................................................... 57

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 59
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 59
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 59

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CHND

Cộng hòa dân nhân

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

HTQLCTR

Hệ thống quản lý chất thải rắn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNMT


Tài nguyên Môi trường

TP

Thành phố

URENCO
UBND
UNDP
XD

(Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường Hà Nội )
Hanoi Urban Environment One Member Limited Company
Ủy ban nhân dân
United Nations Development Programme (Chương trình phát triển
Liên hợp quốc)
Xây dựng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học trong rác thải sinh hoạt ............................................... 5
Bảng 2.2. Tỷ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một
số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh .............. 5
Bảng 2.3. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị Việt Nam ............................. 6
Bảng 2.4.

Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị.................. 7


Bảng 2.5. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ............................. 9
Bảng 2.6. Ước tính lượng CTR đô thị phát triển đến năm 2025 ................................ 10
Bảng 2.7. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị. ....................................... 13
Bảng 4.1. Diện tích, số hộ và số khẩu theo các phường quận Long Biên,
năm 2015 ................................................................................................. 39
Bảng 4.2. Khối lượng RTSH phát sinh tại 3 phường điểm quận Long Biên
năm 2015 ................................................................................................. 40
Bảng 4.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình theo đơn vị hành chính
Quận Long Biên ....................................................................................... 41
Bảng 4.4. Lượng RTSH của quận Long Biên theo nguồn gốc phát sinh .................... 42
Bảng 4.5. Thành phần rác thải sinh hoạt tại quận Long Biên .................................... 43
Bảng 4.6. Trang thiết bị của đơn vị môi trường Quận Long Biên, tp Hà Nội............. 45
Bảng 4.7. Khối lượng rác thải vận chuyển trong ngày .............................................. 46
Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về thời gian gom rác thải .................................... 47
Bảng 4.9. Ý kiến của người dân về tình hình thu phí vệ sinh môi trường .................. 47
Bảng 4.10. Đánh giá của người dân của 3 phường về tình trạng rác thải sinh hoạt............. 48
Bảng 4.11. Nguồn nhân lực của xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm........................ 54
Bảng 4.12. Lương và chế độ đãi ngộ đối với công nhân, người lao động của xí
nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm ........................................................... 54
Bảng 4.13. Dự báo dân số Quận Long Biên đến năm 2020 ......................................... 57
Bảng 4.14. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt quận Long Biên đến
năm 2020................................................................................................. 58

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ phân loại và các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt ............................ 4
Hình 2.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam ................................ 8
Hình 2.3. Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố .............................. 8

Hình 2.4. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng nông thôn Việt Nam ................. 9
Hình 2.5. Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy CTR đô
thị ở Việt Nam .......................................................................................... 15
Hình 2.6. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mĩ – Canada ........................ 19
Hình 2.7.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức .............. 20

Hình 2.8. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Trung Quốc ............. 22
Hình 2.9. Quy trình công nghệ chế biến phân bón từ rác thải ........................................
Hình 2.10. Mô hình quản lý và xử lý quy mô hộ gia đinh, dân cư phân tán ................. 22
Hình 2.11. Mô hình quản lý và xử l ý CTR sinh hoạt quy mô cụm dân cư tại
vùng ĐNN................................................................................................. 23
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính quận Long Biên ............................................................. 32
Hình 4.2. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh, thu gom tại quận Long Biên ................ 42
Hình 4.3. Tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt tại quận ................................................ 47
Hình 4.4. Bộ máy tổ chức công ty môi trường đô thị Long Biên ............................... 51

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Quốc Cường
Tên Luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn Quận Long Biên, thành phố Hà Nội”.
Ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long
Biên TP Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên TP Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
-Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
-Phương pháp cân rác và phân loại rác
-Phương pháp dự báo
-Phương pháp xử lý số liệu
3. Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã đưa ra được một số các vấn đề sau:
- Hiện trạng quản lý rác thải ở Quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Mỗi ngày
lượng rác thải sinh phát sinh ở quận Long Biên là 240 tấn/ngày, lượng rác thải thu gom
được là 221,5 tấn/ngày đạt tỉ lệ 92,68%.
+ Thành phần rác thải sinh hoạt tại quận Long Biên chủ yếu là chất hữu cơ dễ
phân huỷ như rau, cơm thừa, vỏ hoa quả,…. chiếm 61,75% tổng lượng rác thải, hộp
nhựa, kim loại chiếm 9,27%, các loại giấy, báo chiếm 7,89%, túi nilon, vỏ bánh kẹo
chiếm 7,67% và các thành phần khác như đất, đá chiếm 8,82%,..
+ Tổng lượng rac thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên là 240 tấn/ngày
(86.236,57 tấn/năm). Trong đó từ khu dân cư là 187 tấn/ngày, chiếm 77,9%, từ nguồn
khác là 53 tấn/ngày, chiếm 22,1 %.

viii


+ Rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên được vận chuyển về 2 bãi chôn
lấp chất thải là Nam Sơn và Kiêu Kỵ

- Đề xuất giải pháp : Giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng,hoàn
thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, cơ giới hóa việc thu gom rác thải trong địa
bàn quận.

ix


THESIS ABSTRACT
Master Student: Dang Quoc Cuong
Topic: “Current status and solutions for domestic waste management in Long
Bien District, Hanoi Capital”.
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Training Institute: Vietnam National University of Agriculture
1. Research objectives
- To evaluate current situation of domestic waste management in Long Bien
District, Hanoi;
- To recommend solutions in order to improve the management of household
waste, as well as to reduce the environmental pollution in Long Bien District, Hanoi.
2. Methodology
-Secondary data collection methods
-Site selection methods
-Field survey methods
-Waste sorting methods
- Forecasting methods
-Data analysis methods
3. Conclusions and recommendations
- The status of domestic waste management in Long Bien District, Hanoi: the

amount of daily domestic waste in Long Bien District is around 240 tons per day, the
amount of collected waste is around 221.5 tons per day, reached 92.68%.
+ The composition of domestic waste in Long Bien District mostly is organic
material which disintegrates easily such as vegetables, leftover rice, fruits’ peels, …
accounted 61.75% of the total waste; plastic and metal boxes accounted 9.27%; other
papers, newspapers accounted 7.89%; plastic bags takes 7.67% and other components
such as stones, soil takes 8,82%...
+ The total of household waste in Long Bien district is 240 tons per day (around
86,236.57 tons per year). In which, 187 tons per day is from residential areas, takes
77.9%; from other sources is 53 tons per day, representing 22.1%.
+ Domestic waste of Long Bien District was shifted 2 burial sites, Kieu Ky and
Nam Son.
- Recommended solutions: Advocacy to raise public awareness, improve legal
policies to encourage invesment, mechanize the waste collection over the district.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường là nơi con người sống và hoạt động. Vì vậy môi trường đã và
đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, không còn là vấn đề của mỗi quốc gia
mà là vấn đề của toàn cầu, đòi hỏi chúng ta cần phải có hành động nhằm bảo vệ
môi trường. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp.
Hiện nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp cho nhân loại
đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tốc độ
phát triển KT- XH ngày càng nâng cao, nền Công nghiệp hóa - xã hội hóa kéo
theo sự tăng trưởng kinh tế thúc đẩy sự tiến bộ xã hội nhưng cũng là nguyên
nhân dẫn đến lượng chất thải ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, lượng chất thải

sinh hoạt với số lượng đáng kể, rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh
với khối lượng lớn khi vào mùa thu hoạch. Và toàn bộ lượng rác này có đặc điểm
chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh.
Hiện nay ở Việt Nam, các thành phố lớn và các khu đô thị trên cả nước
hàng ngày thải ra trên 9.100m3 chất thải, trong đó lượng chất thải sinh hoạt chiếm
tới hơn 75,4 %, tỷ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 40% - 50% và được xử lý sơ bộ,
hầu như là không theo một quy trình nào cả. Việc thu gom, xử lý chất thải rắn
không triệt để gây ra các tác động xấu tới môi trường sống: bốc mùi hôi thối, ô
nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất, nguồn bệnh và phát tán
dịch bệnh và gây mất mỹ quan…
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về
việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành
phố Hà Nội. Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh
Trì, Tây Hồ, Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với Huyện Gia Lâm, Đông
Anh. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam
giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh.
Quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế,
văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao thông
quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh
phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp
liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công

1


nghiệp Sài Đồng A, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan
nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương.
Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà
Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền
kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận

Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về đô thị, hạ tầng kỹ thuật, chất lượng
cuộc sống ngày càng cao thì vấn đề chất thải sinh hoạt phát sinh cũng tăng, gây áp
lực không nhỏ đối với công tác duy trì chất lượng vệ sinh môi trường (VSMT) của
quận Long Biên. Trên nhiều tuyến phố, nhất là các tuyến phố có mật độ dân cư
lớn, lượng rác thải phát sinh ban ngày còn lớn do ý thức của một bộ phận người
dân chưa cao, tiện tay là vứt ra đường. Thời gian qua, rác thải sinh hoạt trên địa
bàn quận được thu gom tại từng gia đình, ngõ phố chủ yếu bằng xe đẩy tay hoặc
các hộ dân trực tiếp bỏ vào thùng, được vận chuyển đến điểm tập kết, sau đó thu
gom bằng xe ép rác. Phương thức này có nhược điểm lớn là sử dụng quá nhiều xe
gom rác đẩy tay, nhiều thùng rác đặt trên phố. Việc lưu chứa rác tại các thùng rác
đặt trên đường ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.
Nếu tình trạng này còn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng xấu đến cảnh quan cũng như chất
lượng VSMT.
Nhận thức được tính cấp bách cũng như những vấn đề còn tồn tại đối với
việc quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên, tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn Quận Long Biên, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Long Biên TP Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải sinh
hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên TP Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài:
- Chỉ ra được những ưu nhược điểm trong công tác quản lý thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên TP Hà Nội;
- Sử dụng phiếu điều tra kết hợp với khảo sát thực địa đề đề xuất giải pháp
mang tính khả thi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
2.1.1 Nguồn gốc rác thải sinh hoạt
RTSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở nơi
khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước phân bố về không gian.
-

Khu dân cư: Hộ gia đình, biệt thự, chung cư...

-

Khu thương mại: Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm

sửa chữa, bảo hành và dịch vụ.
-

Cơ quan công sở: Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ.

-

Công trường xây dựng: Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, mở

rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.
-

Dịch vụ công cộng đô thị: Hoạt động dọn vệ sinh đường phố, công viên,


khu vui chơi giải trí, bãi tắm.
-

Khu công nghiệp: Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ,

lọc dầu, hóa chất, nhiệt điện.
-

Nông nghiệp: Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại.

2.1.2 Phân loại rác thải sinh hoạt
Có nhiều cách phân loại RTSH, thông thường RTSH được chia thành ba
nhóm chính như sau:
Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ,
kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng,…
Rác ướt hay còn gọi là rác hữu cơ: gồm các cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau
quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
Chất thải nguy hại (CTNH) là những phế thải rất độc hại cho môi trường
và con người như pin, bình ắc quy, thuốc trừ sâu, bom đạn,…
Bên cạnh đó dựa vào đặc tính dễ phân hủy người ta có thể phân chia
RTSH thành các loại như trong Hình 2.1:

3


Giấy vụn, kim loại,
nhựa dẻo..

Tái chế


Vải vụn, cao su,
thuộc da,…

Thiêu đốt

Sành sứ, chất
trơ,…

Chôn lấp

Chất hữu cơ dễ
phân hủy,…

Chôn, đốt.

Rác thải

Hình 2.1. Sơ đồ phân loại và các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.1.3 Thành phần của rác thải sinh hoạt
Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống của người dân. Mức
sống, thu nhập khác nhau giữa các địa phương đóng vai trò quyết định thành
phần CTR sinh hoạt.
Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể
sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 – 77,1%, tiếp
theo là thành phần nhựa: 8 – 16%, thành phần kim loại chiếm 2% và chất thải
nguy hại lẫn vào chất thải sinh hoạt khoảng 0,02 – 0,82%. CTNH lẫn trong CTR
sinh hoạt thường là: pin, đèn ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất
tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vỏ thuốc nhuộm tóc, vỏ thuốc trừ sâu, sơn móng tay, chất
thải y tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ, bơm kim tiêm của các
đối tượng nghiện ma túy,.. Nếu phân theo tính chất cháy được thì lượng rác gốc

hữu cơ chiếm 85% và lượng rác gốc hữu cơ chiếm 15%. Tỷ trọng rác khi thu
gom là 0,417% tấn/m3 và sau khi ép nén ở tỷ lệ trung bình là 0,550 tấn/m3 .

4


Bảng 2.1. Thành phần hóa học trong rác thải sinh hoạt
Phần trăm trọng lượng khô (%)
Thành phần

Carbon

Hydro

Oxy

Nito

Thực phẩm
Giấy

48,0
43,5

6,4
6,0

37,6
44,0


2,6
0,3

Lưu
huỳnh
0,4
0,2

Bìa các tong
Nhựa
Vải
Cao su
Da
Rác làm vườn
Gỗ
Bụi, tro, gạch

44,0
60,0
55,0
78,0
60,0
47,8
49,5
26,3

5,9
7,2
6,6
10,0

8,0
6,0
6,0
3,0

44,6
22,8
31,2
11,6
38,0
42,7
2,0

0,3
4,6
2,0
10,0
3,4
0,2
0,5

0,2
0,15
0,4
0,3
0,1
0,2

Tro
5,0

6,0
5,0
10,0
10,0
10,0
4,5
1,5
68,0

Nguồn: Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường (2009)

Bảng 2.2. Tỷ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của
một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh

Loại chất thải
Rác hữu cơ
Giấy
Vải
Gỗ
Nhựa
Da và cao su
Kim loại
Thủy tinh
Sành sứ
Đất và cát
Xỉ than
Nguy hại
Bùn
Các loại khác
Tổng



Nội
(Nam
Sơn)
53,81
6,53
5,82
2,51
13,57
0,15
0,87
1,87
0,39
6,29
3,10
0,17
4,34
0,58
100


Nội
(Xuân
Sơn)
60,79
5,38
1,76
6,63
8,35

0,22
0,25
5,07
1,26
5,44
2,34
0,82
1,63
0,05
100

Hải
Phòng
(Tràng
Cát)
55,18
4,54
4,57
4,93
14,34
1,05
0,47
1,69
1,27
3,08
5,70
0,05
2,29
1,46
100


Hải
Phòng
(Đình
Vũ)
57,56
5,42
5,12
3,70
11,28
1,90
0,25
1,35
0,44
2,96
6,06
0,05
2,75
1,14
100

Huế
(Thủy
Phương)
77,10
1,92
2,89
0,59
12,47
0,28

0,40
0,39
0,79
1,70
1,46
100

Đà
Nẵng
(Hòa
Khánh)
68,47
5,07
1,55
2,79
11,36
0,23
1,45
0,14
0,79
6,75
0,00
0,02
1,35
0,03
100

HCM
(Đa
Phước)


HCM
(Phước
Hiệp)

64,50
8,17
3,88
4,59
12,42
0,44
0,36
0,40
0,24
1,39
0,44
0,12
2,92
0,14
100

62,68
6,05
2,09
4,18
15,96
0,93
0,59
0,86
1,27

2,28
0,39
0,05
1,89
0,04
100

Nguồn: Báo cáo JICA (2013)

5


2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
2.2.1 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt
-

Phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị

Tổng lượng CTR sinh họat ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung
bình 10 – 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm
khoảng 60 – 70% tổng lượng chất thải rắn phát sinh (một số đô thị tỷ lệ này lên
đến 90%) (Tổng cục Môi trường, 2014).
Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm
2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho
các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày (Bảng 2.4).
Năm 2008, theo Bộ Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn
nhiều so với nông thôn là 0,4 kg/người/ngày.
Bảng 2.3. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị Việt Nam
STT


Loại đô thị

Chỉ số CTR sinh hoạt
bình quân đầu người
(kg/người/ngày)

Lượng CTR đô thị phát sinh
Tấn/ ngày

Tấn/ năm

1

Đặc biệt

0,96

8.000

2.920.000

2

Loại 1

0,84

1.885

688.025


3

Loại 2

0,72

3.433

1.253.045

4

Loại 3

0,73

3.738

1.364.370

5

Loại 4

0,65

626

Tổng


17.682

228.490
6.453.930

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2014

Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân trên đầu người lớn nhất xảy
ra ở các đô thị phát triển du lịch như các thành phố: Hạ Long, Hội An, Đà Lạt,
Ninh Bình… Các đô thị có chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tình bình quân đầu
người thấp nhất là Tp. Đồng Hới (Quảng Bình), Thị xã Gia Nghĩa, Thị xã Kon
Tum, Thị xã Cao Bằng (Tổng cục Môi trường, 2014).

6


Bảng 2.4: Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị
Cấp đô
thị

Đô thị

CTR sinh hoạt
bình quân đầu
người

Cấp đô
thị


CTR sinh hoạt bình
Đô thị

quân đầu người
(kg/người/ngày)

(kg/người/ngày)
Đô thị loại Hà Nội

0,9

Đồng Hới

0,31

đặc biệt

Hồ Chí Minh

0,98

Đông Hà

0,6

Hải Phòng

0,7

Hội An


1,08

Hạ Long

1,38

Bảo Lộc

0,9

Kon Tum

0,35

Vĩnh Long

0,9

> 0,6

Long An

0,7

Đà Lạt

1,06

Bạc Liêu


0,73

Quy Nhơn

0,9

Tuần Giáo

0,7

Buôn Ma Thuật

0,8

Sông Công

>0,5

>0,5

Từ Sơn

>0,7

Đà Nẵng
Đô thị loại
1: Thành Huế
phố
Nha Trang


Thái Nguyên
Đô thị loại
2: Thành VIệt Trì
phố
Ninh Bình

Đô thị
loại 3:
Thành
phố

0,83
0,67

Mỹ Tho

0,72

Lân Thao
Đô thị
loại 4: Thị Cam Ranh

Gia Nghĩa

Điện Biên Phủ

0,8

Đồng Xoài


0,91

0,38

Gò Công

0,73

>0,7

Ngã Bảy

>0,62

Cao Bằng
Đô thị loại
3: Thành Bắc Ninh
phố
Thái Bình
Phú Thọ

1,1
1,3

Đô thị
Tủa Chùa
loại 5: Thị
trấn, thị tứ Tiền Hải


>0,6
0,5

0,5
>0,6
0,35

0,6
>0,6

Nguồn: JICA (2013); Báo cáo hiện trạng môi trường các địa phương (2013)

Kết quả điều tra tổng thể năm 2012 – 2013 đã cho thấy, lượng CTR đô thị
phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh,

7


chiếm tới 45, 24% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị, tương
ứng khoảng 8.000 tấn/ ngày (2, 92 triệu tấn/ năm) (Hình 2.2). Tuy nhiên, cho đến
thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉ số phát sinh CTR đô thị của đô thị đặc biệt
và đô thi loại 1 hiện nay tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân của sự gia tăng này là
do Thủ đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thì lượng CTR tăng lên
đến 6.500 tấn/ ngày (con số của năm 2013 là 2.600 tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô
thị loại 1 đã tăng lên 10 đô thị trong khi năm 2013 chỉ có 4 đô thị loại 1 (Tổng
cục Môi trường, 2014).

Nguồn: Tổng cục Môi trường (2014)

Hình 2.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam

Lượng CTR đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh, Tp. Đà Nẵng, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh. Còn
một số đô thị nhỏ như Thái Bình, Nam Định, Tiền Giang, Vĩnh Long,… tăng
không nhiều do tốc độ đô thị hóa không cao (Hình 2.3).

Nguồn: Tổng cục Môi trường (2013)

Hình 2.3. Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố

8


-

Phát sinh CTR sinh hoạt nông thôn

Dân số càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu
dùng của người dân ở các vùng nông thôn nói chung và khu dân cư nói riêng
ngày càng phong phú, đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng
thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt nông thôn.
Với dân số 66,703 triệu người sông ở khu vực nông thôn (năm 2013), lượng
phát sinh CTR của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3 kg/người/ngày.
Ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 18000 tấn/ngày,
tương đương 6,6 triệu tấn/năm (Tổng cục Môi trường, 2014).
Bảng 2.5. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn

TT

Khu dân cư
Lượng

phát thải
Tấn/năm
kg/người/n
gày

Vùng

Tổng cộng
Khu DV –
TM
Tấn/năm

Tấn/năm

Tỷ lệ
(%)

1

ĐBSH

0,4

1.994.520,6

638.246,6

2.632.767,2

26,49


2

Vùng núi phía Bắc

0,2

723.751,2

188.175,3

911.926,5

9,17

0,3

1.937.098,8

523.016,7

2.460.115,5

24,75

0,4

912.339,4

319.318,8


1.231.658,2

12,39

0,4

2.017.340,4

685.895,7

2.703.236,1

27,20

0,34

7.585.050,4

2.354.653,1

9.939.703,5

100

Miền trung và Tây
Nguyên
4
Đông Nam Bộ
ĐB sông

Cửu
5
Long
Tổng cộng/TB
3

Nguồn: Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh và Cao Trường Sơn (2012)

Nguồn: Tổng cục Môi trường (2014)

Hình 2.4. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng nông thôn Việt Nam

9


Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có lượng CTR
sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất do mức độ hoạt động sản xuất nông
nghiệp cao.
-

Ước tính lượng thải CTR đô thị đến năm 2025

Cơ sở của việc ước tính CTR đô thị là tốc độ tăng dân số tự nhiên và tăng dân
số cơ học, tốc độ tăng GDP hàng năm. Lượng CTR đô thị ngày càng tăng và
thành phần ngày càng phức tạp do số lượng dân cư chuyển từ nông thôn ra thành
thị ngày càng tăng bởi quá trình đô thị hóa cao, do mức sống ngày càng cao nên
tiêu dùng ngày càng đa dạng. Ước tính chỉ số phát sinh CTR đô thị trung bình ở
Việt Nam trong những năm 2015, 2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4; 1,6
kg/người/ngày.
Bảng 2.6. Ước tính lượng CTR đô thị phát triển đến năm 2025

Năm

2015

2020

2025

Dân số đô thị (triệu người)
Tỷ lệ dân số đô thị so với cả
nước (%)
Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR đô thị phát
sinh (tấn/ngày)

35
38

44
45

52
50

1,2

1,4

1,6


42.000

61.600

83.200

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2014

Từ kết quả dự báo từ bảng 2.6 trên thì lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015
tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 tăng gấp 3,2 lần so với năm
2010. Đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác quản lý CTR trong thời gian tới.
2.2.2. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt
-

Công tác phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn:

Việc phân loại chất thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp:
rác thải hữu cơ được tái chế thành sản phẩm có ích, các chát thải như nhựa, giấy,
kim loại được tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Đây là cơ
sở để hình thành và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải.
Các thành phố đã áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn, điển hình như
Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… đã có kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện
nay chương trình phân loại rác thải tại nguồn vẫn chưa được áp dụng, triển khai
rộng rãi vì nhiều lý do như chưa đủ nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết

10


bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nhân lực thực hiện, đặc biệt là thói quen của

người dân.
Tại một số địa phương triển khai thí điểm mô hình phân loại CTR tại nguồn
giai đoạn đầu, do cơ sở hạ tầng khi tiến hành thí điểm dự án không đồng bộ và do
thiếu đầu tư cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo từng loại nên
sau khi người dân tiến hành phân loại tại nguồn, rác được công nhân URENCO
thu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung, do
vậy, mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn bị hoài nghi. Do chưa
thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ người dân tự nguyện
tham gia phân loại rác chỉ khoảng 70%. Kinh phí cho công tác tuyên truyền, vận
động ban đầu thì có nhưng đến khi kết thúc dự án thì không còn để duy trì tuyên
truyền. Các URENCO ở các nơi có dự án thí điểm cũng không lập quy hoạch để
tiếp tục duy trì và phát triển dự án, nên các dự án chỉ dừng ở mô hình thí điểm
(Tổng cục Môi trường, 2014).
-

Công tác thu gom CTR sinh hoạt đô thị:

Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp
quan tâm nhưng do lượng CTR ngày càng tăng, năng lực thu gom còn hạn chế về
cả thiết bị và nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, do
nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng rác bị vứt bừa bãi ra môi
trường còn nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn vẫn chưa được áp dụng
rộng rãi do thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị, nhân lực và nâng cao
nhận thức. Vì vậy, ở hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân loại
vẫn là chủ yếu.
Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người
dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các
thùng rác đẩy tay cở nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác tại các hộ gia đình được công
nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó được chuyển đến các xe ép rác chuyên
dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/ khu dân cư các đặt container chứa

rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý).
Tp. Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển Quang
Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận
khoảng 820 tấn/ngày. Rác từ 2 trạm trung chuyển này được các xe lớn chuyển tới
khu liên hiệp xử lý CTR Đa Phước, Phước Hiệp và Nhà máy Xử lý rác Vietstar
(Tổng cục Môi trường, 2014).

11


Một trong những bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom
CTR là thiếu các địa điểm trung chuyển rác. Hà Nội chưa có trạm trung chuyển
rác trong khi khoảng cách từ Hà Nội đến khu xử lý rác Nam Sơn khoảng 50km.
Các thành phố khác cũng chưa có trạm trung chuyển rác đúng nghĩa như ở TP.
Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện trạng, hiện nay, hầu hết các đô thị mới chỉ có
các điểm tập kết rác, tuy vậy, các điểm tập kết này cũng chưa đảm bảo các tiêu
chuẩn về vệ sinh môi trường.
Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được thực
hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chỉ có các đô thị lớn cấp thành phố mới có URENCO
đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị. Tuy nhiên, vẫn có sự
tham gia của các công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân. Trên địa bàn Tp. Hà Nội,
ngoài URENCO là đơn vị đảm nhận chính còn có khoảng gần 30 đơn vị tư nhân
và tập thể tham gia thực hiệm thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt (Tổng cục
Môi trường, 2014).
Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội thu gom,
tổ chức tư nhân đảm nhiệm việc thu gom, vận chuyển với chi phí thu gom thỏa
thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
- Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đô thị:
Tỷ lệ thu gom trung bình tại các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng
80 – 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 – 85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu

gom tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 -17% CTR đô thị bị thải ra môi trường vứt
vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường (Tổng cục
Môi trường, 2014).
Theo báo cáo của các Sở TN&MT năm 2010 (Bảng 2.7), một số đô thị đăc
biệt, đô thị loại 1 có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn như Hà Nội đạt khoảng 90 –
95% ở 4 quận nội thành cũ, Tp. Hồ Chí Minh đạt 90 – 97%, Huế, Đà Nẵng, Hải
Phòng đều đạt khoảng 90% trong khu vực nội thành. Các đô thị loại 2 cũng có
cải thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội
thành trên 80%. Ở các đô thị loại 4 và 5 thì công tác thu gom được cải thiện
không nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc
tư nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom (Tổng cục Môi
trường, 2014).

12


Bảng 2.7. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị.
Đô thị
Đô thị
loại đặc
biệt

Đô thị
loại 1:
Thành
phố

Hà Nội
Hồ Chí
Minh

Hải Phòng
Đà Nẵng
Huế
Nha Trang
Quy Nhơn
Buôn Ma
Thuột
Thái
Nguyên
Việt Trì

Đô thị
loại 2:
Thành
phố

Đô thị
loại 3:
Thành
phố

Tỷ lệ thu gom
(%)
90÷95 (4 quận
nội thành lõi)
83,2 (10 quận)
90 ÷97
80÷90
90
90

90
60,8
70

95
78

Thanh Hóa

84,4

Cà Mau

80

Mỹ Tho

91

Bắc Ninh

Đô thị
loại 4:
Thị xã

69
80
70

Tỷ lệ thu

gom (%)

Bắc Giang

>80

Thái Bình

90

Phú Thọ
Bảo Lộc
Vĩnh Long
Bạc Liêu
Sông Công - Thái
Nguyên

80
70
75
52

Từ Sơn - Bắc Ninh

>80

Nam Định

Long
Xuyên

Điện Biên
Phủ

Đô thị
loại 3:
Thành
phố

Đô thị

Đô thị
loại 5:
Thị trấn,
Thị tứ

Lâm Thao - Phú
Thọ
Sầm Sơn - Thanh
Hóa
Cam Ranh Khánh Hòa
Thủ Dầu Một Bình Dương
Đồng Xoài - Bình
Phước
Gò Công - Tiền
Giang
Ngã Bảy - Hậu
Giang
Tủa Chùa - Điện
Biên
Tiền Hải - Thái

Bình

>80
51
80
90
90
84
70
60
60
75
74

Nguồn: Báo cáo JICA (2013)

Thu gom chất thải sinh hoạt tại Hà Nội: Năm 2010, khối lượng CTR phát sinh
trên địa bàn HN khoảng 6.200 tấn/ngày. Ước tính, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở
các quận nội thành khoảng 95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt 60% .( Tổng cục
Môi trường, 2014).

13


-

Tái sử dụng và tái chế CTR sinh hoạt đô thị

Mặc dù CTR chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành phần hữu cơ
cao từ 60 – 65% nhưng do CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn nên lượng

CTR thải ra sau xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp khoảng 35 –
40% lượng chất thải đầu vào. Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10 nhà máy
làm phân hữu cơ đang hoạt động có công suất khoảng 200 tấn/ngày chất thải đầu
vào và chỉ có 1 nhà máy công suất 600 tấn/ngày tại Tp. Hồ Chí Minh. Nếu hoạt
động đủ công suất thì lượng rác thải được xử lý làm phân hữu cơ <2.500
tấn/ngày, chiếm khoảng <10% CTR đô thị phát sinh. Thực tế, các nhà máy này
đều chưa hoạt động đủ công suất thiết kế do tiêu thụ phân hữu cơ còn gặp nhiều
khó khăn. Bên cạnh đó, vấn đề tồn tại của công nghệ này là ô nhiễm môi trường
thứ cấp do đốt các nhiên liệu sinh ra (Tổng cục Môi trường, 2014).
Tái chế chất thải như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết
do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là các hoạt động tự phát nhưng hoạt
động này rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Khoảng 90% chất
thải như giấy, nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, khoảng 10% thành
chất thải sau tái chế. Công nghệ tái chế ở các làng nghề phần lớn là thủ công, lạc
hậu nên gây ô nhiễm môi trường nặng nề, bên cạnh đó, các chất thải làng nghề
hầu hết đều không xử lý mà đều thải ra môi trường cùng với chất thải sinh hoạt
và đưa đến bãi chôn lấp (Tổng cục Môi trường, 2014).
- Xử lý và tiêu hủy CTR sinh hoạt đô thị:
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 – 82% lượng CTR thu gom
được (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không
hợp vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các
thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi chôn lấp được coi là hợp vệ sinh.
Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài. Như
vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính khoảng 60% CTR đô thị đã
được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy
xử lý CTR để tạo phân compost, tái chế nhựa,… (Tổng cục Môi trường, 2014).
Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: sau
khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác, phun chế phẩm EM để khử mùi và định
kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rời đổ dầu vào đốt. Tuy nhiên, vào mùa
mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc đốt không triệt để. Ước tính khoảng 40 –

50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh được đốt lộ thiên (Tổng
cục Môi trường, 2014).

14


×