Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lịch sử văn minh phương đông bản nộp thầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ

––¯&¯––

LỊCH SỬ VĂN MINH
PHƯƠNG ĐÔNG
ĐỀ TÀI: THÀNH TỰU - PHÁT MINH KHOA HỌC
TỰ NHIÊN CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS TRẦN ĐÌNH TUÂN
v Thành viên nhóm:
NGUYỄN THỊ THÚY GIANG
TRẦN HOÀNG HẠNH NGUYÊN
NGUYỄN TRẦN TÚ QUYÊN
TRẦN THỊ NGỌC TRÂM

Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018D


I.

Sơ lược
Ai Cập, tên chính thức ngày nay là Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập, nằm ở vùng đông bắc

Châu Phi. Thời cổ đại, lãnh thổ của Ai Cập chỉ bao gồm lưu vực sông Nile. Đây là vùng
đồng bằng dài và hẹp, dọc theo hạ lưu của con sông. Phía tây giáp với sa mạc Libi rộng
lớn và khô cằn, phía đông giáp Biển Đỏ, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp vùng
núi trùng điệp Nubi. Do vị trí địa lý đặc biệt, Ai Cập được ví như một ốc đảo ở sa mạc, với
trạng thái tương đối biệt lập đã tạo nên nền văn minh rực rỡ sớm nhất thế giới, và độc đáo
có nhiều thành tựu khoa học tự nhiên thời bấy giờ, điển hình là thiên văn học, toán học, y


học, chữ viết, nghệ thuật và kiến trúc,...

II.

Các thành tựu khoa học tự nhiên

1. Thiên văn học
Có từ rất sớm với những dụng cụ thô sơ như dây dọi da mảnh, hay mảnh ván có khe
hở, các nhà thiên văn học Ai Cập cổ đại thường ngồi trên nóc đền, miếu để quan sát bầu
trời.
Theo một nghiên cứu của nhà học giả Wayne Herchel, ông đã tiến hành một thử
nghiệm để chứng minh, tất cả các Kim Tự Tháp ở Hạ Ai Cập đại diện cho các ngôi sao,
bằng cách để những hình sao lên bản đồ vị trí những Kim Tự Tháp. Kết quả, tất cả những
ngôi sao sáng nhất của chòm sao được biết đến trong giải ngân hà trùng khớp với những
Kim Tự Tháp dưới mặt đất. Tuy nhiên, có một số ngôi sao quan trọng mà Kim Tự Tháp
đại diện ở dưới mặt đất đã biến mất. Ví dụ ở Giza, Herchel đã tìm được bốn khu vực, vẫn
chưa được coi là di tích mà từ đó có thể sớm kết luận rằng chúng sẽ tạo thành một chòm
sao Orion đầy đủ tại Giza. Đồng thời, ông cũng phát hiện ra rằng góc giao nhau của ba
quần thể Kim Tự Tháp hoàn toàn trùng khớp với góc của những ngôi sao sáng nhất trong
chùm sao Leo, và chúng thẳng hàng với những quần thể sao hình thành vành đai Orion.


Quan niệm về vũ trụ của người Ai Cập cổ là đa thần giáo. Trung tâm của thế giới là
thần Geb – thần tượng trưng cho Trái Đất, chị đồng thời là vợ Geb là Nut – thần Bầu Trời, Nut
sinh ra thần Ra – thần Mặt trời và các vì sao, cuối cùng thần Mặt Trăng – thần Thoth là con
của thần Ra.
Do Nut sáng ra lại nuốt hết các vì tinh
tú rồi đến đêm mới thả ra nên thần Shu, cha của
bà, đã nâng bầu trời lên khỏi mặt đất. Thần Ra
ban ngày chơi bời trên sông Nile ở thượng giới,

chiếu sáng mặt đất còn ban đêm du hành dưới
sông Nile chốn âm phủ và chiến đấu với những
thế lực đen tối, để rồi sáng hôm sau lại xuất
hiện phía chân trời.
Thần Thoth và thần Nut – thần Geb

Nhờ vào khả năng quan sát các tinh tú và quy luật dâng nước sông Nile, người Ai Cập
đã đặt ra được “lịch lược đồ”. Vào buổi sáng sớm sau khi sao Lang bắt đầu dâng cũng là lúc
nước sông Nile dâng. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai lần mọc của sao Lang chính là 365 ngày.
Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30
ngày, 5 ngày còn thừa để cuối năm ăn Tết. Năm mới ở Ai Cập cổ đại bắt đầu từ ngày nước
sông Nile bắt đầu dâng, một năm được chia làm ba mùa: mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và
mùa Thu hoạch, mỗi mùa có bốn tháng. Bầu trời chia thành 45 chòm sao, con người lúc bấy
giờ đã biết đến các hành tinh như: Kim –Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Để đo về thời gian ban đêm, các vị tư tế theo dõi vị trí của những ngôi sao. Người Ai
Cập cổ đã cống hiến cho nhân loại ý tưởng xác định 1h = 1/24
độ dài của một ngày đêm, thống nhất cho mọi mùa trong năm.

Lịch lược đồ Ai cập cổ đại


Người Ai Cập cổ khá coi trọng thời gian, họ đãphát minh ra nhiều loại đồng hồ để đo
lường, đáng kể nhất chính là đồng hồ mặt trời. Khi mặt trời lên, ánh nắng chiếu vào một cột
tháp cao, đổ bóng xuống mặt đất đã được chia vạch giờ cụ thể. Tuy nhiên, loại đồng hồ này
chỉ xem được giờ vào ban ngày, vì vậy người Ai Cập đã sáng chế thêm đồng hồ nước. Đồng
hồ này chứa nước trong một hình phễu với đầu có lỗ cực nhỏ ở dưới, và nước sẽ từ từ chảy
xuống. Dựa vào mực nước trong phễu đem so sánh với các vạch chia sẵn, họ có thể biết được
giờ

giấc.


Đồng hồ mặt trời
2. Toán học:

Đồng hồ nước

Do yêu cầu phải đo đạc lại ruộng đất bị nước sông Nile làm ngập và do cần phải tíhn
toán vật liệu trong các công trình xây dựng nên từ rất sớm, người Ai Cập đã có những hiểu
biết đáng chú ý về Toán học.
Toán học Ai Cập cổ đại được đánh dấu bởi nhân vật truyền thuyết Thoth, người được
coi là đã đặt ra mẫu tự Ai Cập, hệ thống chữ số, toán học và thiên văn học, là vị thần của thời
gian.
Từ Thời kỳ Hy Lạp hóa, tiếng Hy Lạp đã thay thế tiếng Ai Cập trong ngôn ngữ Viết
của các nhà học giả Ai Cập, và từ thời điểm này, toán học Ai Cập hợp nhất với toán học Hy
Lạp và Babylon để phát triển toán học Hy Lạp. Nghiên cứu toán học ở Ai Cập sau đó được
tiếp tục dưới đế chế Arab như là một phần của toán học Hồi Giáo, khi tiếng Ả Rập trở thành
ngôn ngữ viết của các nhà học giả Ai Cập.


Vấn đề đầu tiên của toán học là phép đếm. Người Ai Cập cổ đại ngay từ đầu đã biết
dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị). Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để
biểu thị nhưng vì không có cơ số 0 nên cách viết chữ số của học tương đối phức tạp.
Ví dụ:
Đơn vị: Hình nhiều cái que
Chục: Hình một đoạn dây thừng
Trăm: Hình một vòng đoạn dây thừng
Ngàn: Hình cây sậy
10 ngàn: Hình ngón tay
100 ngàn: Hình con nòng nọc
Triệu: Hình người giơ hai tay biểu thị kinh ngạc


Chữ số tượng hình

Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập chỉ mới biết phép cộng và phép trừ. Còn nhân
và chia, vì chưa biết bảng nhân nên phải dùng phương pháp cộng và trừ liên tiếp.
Văn tự toán học cổ nhất tìm được cho tới nay là giấy cói Moskva, một văn tự bằng
giấy cói của Vương quốc giữa Ai Cập vào khoảng 2000—1800 mà ngày nay ta gọi là "bài
toán chữ", rõ ràng là chỉ để giải trí. Một bài toán được coi là quan trọng ở mức nói riêng bởi
nó đưa ra phương pháp tìm thể tích của một hình cụt: "Nếu bạn biết: một hình chóp cụt có
chiều cao 6, diện tích đáy lớn 4, diện tích đáy nhỏ 2. Bạn sẽ bình phương số 4 này, được 16.
Bạn sẽ nhân đôi 4, được 8. Bạn sẽ bình phương 2, được 4. Bạn sẽ cộng 16, 8, và 4 được 28.
Bạn sẽ lấy một phần ba của 6, được 2. Bạn nhân 28 với 2 được 56. Và 56 là số bạn cần tìm”.


Đến thời Giấy
Trung
cóivương
Moskvaquốc, mầm mống của đại số học đã xuất hiện. Ẩn số x được gọi
là “aha” nghĩa là “một đống”, ví dụ một số ngũ cốc chưa biết được số lượng thì gọi là “một
đống ngũ cốc”. Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số
nhân.
Về hình học, người Ai Cập đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình
cầu, biết được số pi là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Khi giải những bài tóan
hình học không gian phục vụ cho việc xây dựng Kim Tự Tháp, họ đã biết vận dụng mầm
mống của lượng giác học.

Người Ai Cập cổ đại còn phát hiện ra rằng: khi làm ẩm cát đến một mức độ phù hợp,
việc vận chuyển sẽ tốn ít sức và hạn chế sự rơi vỡ hơn rất nhiều.



Tấm ảnh cho thấy có người thợ phía trước đổ nước xuống cát nhằm giảm ma sát khi kéo tảng
đá lớn.

1. Hóa học:
Lịch sử ngành hóa học được hình thành cách đây khoảng 4000 năm khi người Ai
Cập cổ đại lần đầu dùng kĩ thuật tổng hợp hóa học dạng "ướt".
Do tục ướp xác, chế tạo dược phẩm và đồ dùng kim loại, ngành hoá học ở Ai Cập đã
xuất hiện. Uớp xác Ai Cập là một trong những thành tựu tiêu biểu.
Trong quá trình ướp xác, các giáo sĩ đặt nội tạng vào trong những chiếc bình có chứa
muối tự nhiên gọi là natron. Natron tiêu diệt vi khuẩn, ngăn không cho các enzyme tiêu hóa
tiếp tục hoạt động. Natron không phải là một loại muối thông thường. Nó được tạo thành chủ
yếu bởi hai loại muối kiềm là soda ash (Na2CO3 ) và baking soda (NaHCO3).
Muối kiềm chính là tử thần đối với vi khuẩn. Chúng có thể chuyển hóa những màng
chất béo thành chất cứng như xà bông, từ đó giúp lưu giữ cấu trúc tử thi.

Quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại


Trang điểm mắt: Bắt nguồn từ những năm 4000 (TCN), người Ai Cập đã kết hợp muội
than với một khoáng chất có tên galena để tạo ra kohl – một loại thuốc mỡ có màu đen vẫn
còn phổ biến tới ngày nay. Họ còn trang điểm mắt có màu xanh lá cây bằng cách kết hợp một
loại khoáng chất là malachite với galena.

Chế tạo ổ khóa: Những ổ khóa đầu tiên được tạo ra tại Ai Cập vào khoảng 4.000 năm
(TCN). Về cơ bản, ổ khóa có một then rỗng ở cửa được kết nối với chốt và chỉ được mở bằng
cách sử dụng chìa khóa để xoay chốt và rút ra khỏi then. Tuy nhiên một nhược điểm là kích
thước quá lớn, thậm chí có ổ khóa dài tới 0,6 mét.


2. Y học:



Do tục ướp xác thịnh hành, từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu biết tương đối về cấu tạo
của cơ thể người. Tình hình ấy đã tạo điều kiện cho y học có thể phát triển sớm. Nhiều thành
tựu

của

nền

y

học

Ai

Cập

cổ

đại

được ghi trên giấy papyrus và truyền đạt lại đến ngày nay. Các tại liệu ấy đã đề cập đến các
vấn đề như nguyên nhân của bệnh tật, mô tả về óc, quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại
bệnh, cách khám bệnh, khả năng chữa trị… Về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật, người Ai
Cập lúc bấy giờ đã nhận thức được rằng đó không phải do ma quỷ hoặc do các mụ phù thủy
gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu. Hơn nữa, từ thời Trung vương quốc,
người Ai Cập đã biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe của con người, nếu
óc bị tổn hại thì toàn thân sẽ bị bệnh. Tuy người Ai Cập chưa biết nhiều về sự tuần hoàn của
máu nhưng họ cũng đã nhận biết sự liên quan giữa tim và mạch máu. Các tài liệu ghi rằng

nhịp tim đang đập trong các mạch máu của cơ thể, do đó “khi thầy thuốc để bàn tay hoặc ngón
tay ở phía sau đầu, bàn tay, mạch, bàn chân của người khác thì ông ta biết được tim”. Các tài
liệu để lại còn mô tả nhiều loại bệnh như bệnh đường ruột và dạ dày, bệnh đường hô hấp, bệnh
ngoài da…


Một trong nhiều lĩnh vực mà người Ai Cập sớm đạt được thành tựu lớn từ buổi đầu
phát triển là y học, trong đó có việc chăm sóc nha khoa.
Do sống ở sa mạc nên trong thành phần thức ăn hàng ngày của người Ai Cập chứa
tương đối nhiều cát. Loại cát này có tính mài mòn cao, khiến tuổi thọ men răng người Ai Cập
rất thấp, họ thường xuyên gặp phải những vấn đề răng miệng, thậm chí nguy hiểm đến mức tử
vong. Vì vậy, để bảo vệ răng miệng, người Ai Cập đã sáng chế ra hỗn hợp kem đánh răng đầu
tiên trên thế giới. Theo ghi chép lịch sử, kem đánh răng này là hỗn hợp gồm bột móng bò, tro,
vỏ trứng bị đốt cháy và đá bọt.

Các
nhà

khảo

cổ

cũng

tìm

thấy

một


công

thức

kem
đánh

răng của giới thượng lưu vua chúa trong thời kỳ La Mã chiếm đóng Ai Cập, thế kỷ IV. Theo
đó, để giữ gìn sạch sẽ răng miệng, người ta trộn muối mỏ, bạc hà, hoa diên vỹ ( hoa iris) sấy
khô và hạt tiêu xay để tạo ra loại bột “cho hàm răng trắng và hoàn hảo”.

Hoa Iris
Bức
mô phỏng
cách
sử dụng
Cóảnh
thểđiêu
nói,khắc
người
Ai Cập
xứng
đáng là những cư dân đầu tiên trên thế giới có ý thức
kem đánh răng cua người Ai Cập

chăm sóc răng miệng. Không chỉ phát minh ra kem đánh răng, họ còn tạo ra kẹo làm thơm
miệng mà ngày nay phần lớn chúng ta đều sử dụng.


Cũng giống như thời hiện đại, người Ai Cập cổ đại coi hơi thở hôi là triệu chứng của

sức khỏe răng miệng kém. Để đối phó với hơi thở “rau mùi”, họ kết hợp trầm hương, nhựa
thơm với quế đun sôi lên cùng mật ong.Sau đó, cô đặc và vê lại thành những viên nhỏ, lúc này,
người Ai Cập đã có được những viên kẹo "thơm miệng" đơn giản.

Quá trình người Ai Cập tạo ra kẹo bạc hà

Triều đại đầu tiên của Ai Cập cổ đại đã xuất hiện những học viện Y học mang tên “
Ngôi nhà của sự sống”

Người Ai Cập được cho là đã phát minh ra thuốc, nhưng cái cách họ xem xét bệnh tật
và thương tật khá khác với chúng ta. Họ coi sức khỏe và bệnh tật là cuộc chiến không khoan
nhượng giữa cái tốt và cái xấu. Theo các tài liệu khảo cổ, người Ai Cập cổ dùng cả thuốc và
bùa chú, lời cầu nguyện trong quá trình chữa bệnh. Ca phẫu thuật đầu tiên được người Ai Cập
thực hiện là vào năm 2750 trước Công nguyên. Imhotep, sống vào vương triều thứ 3 được coi
là vị bác sỹ đầu tiên.
Trong quá trình tiến hành y thuật của mình, Imhotep đã chuẩn đoán và điều trị khoảng
200 loại bệnh. Chính cách ướp xác và bảo quản các bộ phận xác ướp của người Ai Cập cổ đã


chứng minh trình độ hiểu biết về giải phẫu sinh vật của những
người thời đó. Một trong những người có cống hiến rất quan
trọng vào sự phát triển của qui trình giải phẫu và ướp xác của
Ai Cập thời cổ đại đó chính là Imhotep. Chính ông đã tiến hành
nhiều ca giải phẫu trên xác ướp và làm công việc của một nha
khoa. Trong các tài liệu cổ được tìm thấy tại Ai Cập có ghi
chép lại rằng: Ông cũng am hiểu cả về dược học và đã tự mình
chiết xuất thuốc chữa bệnh từ các loại cây.

III. Tài liệu tham khảo:
1. />

2. />fbclid=IwAR3FWHfBIZPt5qNieryITZXqeWzX2VbsQJdE-aFXBy766kpiPQ650KHpFtw

3. />fbclid=IwAR3EVi5v7UNoMBBjI_jkt5eh52nViCcg7pBEUFd0dy7y8wi8f2nUOhvaDCA

4. />5. />
6. />
7. />
8. />


×