Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bình luận các quy định của luật doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh mà em cho rằng chưa phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.75 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1

I. Khái quát chung về công ty hợp danh

1

1. Khái niệm

1

2. Đặc điểm pháp lý

2

II. Bình luận các quy định chưa phù hợp về công ty hợp danh

3

1. Về khái niệm công ty hợp danh


3

2. Các hình thức góp vốn trong công ty hợp danh

5

3. Vấn đề huy động vốn trong công ty hợp danh

6

4. Quy định về thành viên hợp danh

7

5. Quy định về thành viên góp vốn

11

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

14


Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp hình thành từ rất sớm. Tuy
nhiện, loại hình chỉ mới được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam chưa lâu. Lần đầu
tiên là trong Luật Doanh nghiệp 1999 và được hoàn thiện hơn trong Luật Doanh
nghiệp 2005. Mặc dù đã có những thay đổi nhưng các quy định về công ty hợp
danh trong Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn còn những hạn chế nhất định. Xuất phát từ

thực tế trên, bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về những quy định chưa phù hợp về công
ty hợp danh, từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về công ty hợp danh
1.

Khái niệm

Theo Luật Doanh nghiệp 2005 quan niệm về công ty hợp danh ở nước ta
hiện nay có một số điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ty hợp danh.
Theo đó, công ty hợp danh được định nghĩa:
“Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau
kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các
thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.
Như vậy, nếu căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài
sản, thì công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại:
Loại thứ nhất là những công ty giống với công ty hợp danh theo pháp luật các
nước, tức là chỉ bao gồm những thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty). Loại thứ hai là những công ty có cả
2


thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (chịu trách nhiệm hữu hạn). Loại công
ty này pháp luật các nước gọi là công ty hợp vốn đơn giản (hay hợp danh hữu hạn)
và cũng là một loại hình của công ty đối nhân. Có thể thấy khái niệm công ty hợp

danh theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối
nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật Doanh
nghiệp đã ghi nhấnự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam.
2.

Đặc điểm pháp lý

Thứ nhất, công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân, mang bản chất
đối nhân. Bản chất đối nhân của công ty hợp danh thể hiện ở chỗ trong sự liên kết
giữa các nhà đầu tư kinh doanh với nhau thì yếu tố nhân thân được chú trọng hàng
đầu. Các thành viên trong công ty hợp danh quan tâm phần lớn đến nhân thân của
nhau, khác với công ty đối vốn là chỉ quan tâm đến vốn góp. Tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa là các thành viên công ty hợp danh không cần góp vốn. Cũng giống
như loại hình các công ty khác, để thành lập công ty hợp danh, các nhà đầu tư kinh
doanh cũng phải góp những phần vốn nhất định để đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của công ty. Tuy nhiên, có thể thấy nếu vốn ở loại hình công ty đối vốn
thường được thể hiện dưới dạng vật chất thực dụng như: tiền mặt, kim khí, giấy tờ
có giá… thì vốn góp của các thành viên vào công ty hợp danh được thể hiện dưới
nhiều dạng khác nhau và thường gắn liền với nhân thân của từng người, có thể là
uy tín nghề nghiệp, bằng cấp, bí quyết kinh doanh…
Thứ hai, về chế độ trách nhiệm đối với mỗi thành viên trong công ty hợp
danh. Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh là đặc trưng của tính đối nhân,
họ quan tâm đến nhân thân của nhau, cùng nhau nắm quyền tổ chức và điều hành
công ty, cùng nhau chia sẻ rủi ro. Chế độ trách nhiệm đối với thành viên hợp danh
là trách nhiệm vô hạn và liên đới, nghĩa là khi công ty hợp danh gặp khó khăn cũng
như hoạt động kinh danh thua lỗ thì các thành viên hợp danh phải liên đới chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trước các nghĩa vụ và khoản nợ của
3



công ty. Còn đối với thành viên góp vốn chỉ nắm vai trò trợ lực về vốn cho công ty
và không được tham gia vào quản lý, điều hành công ty. Chế độ trách nhiệm áp
dụng đối với thành viên góp vốn là chế độ trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là thành viên
góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty.
Thứ ba, về tên gọi của công ty hợp danh thì công ty hợp danh thường hoạt
động dưới một tên gọi riêng. Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty
hợp danh cũng là một chủ thể kinh doanh được pháp luật ghi nhận và cũng luôn cần
một tên gọi riêng, nhất định để tránh nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, tạo sự
tiện lợi khi tham gia thực hiện các hành vi kinh doanh, cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho sự kiểm soát của Nhà nước. Tên gọi của công ty hợp danh thường
liên quan đến nhân thân của các thành viên công ty. Ví dụ như tên công ty hợp danh
là tên của các thành viên hợp danh ghép lại hoặc tên của một thành viên hợp danh
nào đó giữ vai trò quan trọng nhất trong công ty.
Thứ tư, về tư cách pháp lý của công ty hợp danh thì công ty hợp danh có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Mặc dù
công ty hợp danh có những thành viên phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn nhưng
công ty vẫn có tài sản độc lập với những cá nhân, tổ chức khác. Công ty hợp danh
cũng có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, ý chí và trách nhiệm. Vì thế việc quy định công
ty hợp danh có tư cách pháp nhân là hoàn toàn hợp lý.
Thứ năm, trong quá trình hoạt động công ty hợp danh không được phát hành
bất kì loại chứng khoán nào.
II. Bình luận các quy định chưa phù hợp về công ty hợp danh
1.

Về khái niệm công ty hợp danh

Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 đã định nghĩa công ty hợp danh dưới
dạng liệt kê những đặc điểm cơ bản của nó, theo đó đã gộp chung hai loại hình
công ty hợp danh như trên thế giới phân loại là: công ty hợp danh thông thường và
4



công ty hợp danh hữu hạn, thành một tên gọi duy nhất là công ty hợp danh. Pháp
luật đa số các nước trên thế giới đều phân tách riêng biệt hai loại công ty hợp danh
với hai quy chế điều chỉnh riêng biệt, hoặc là chỉ chấp nhận một hình thức công ty
hợp danh mang bản chất hợp danh tuyệt đối (tức là chỉ có các thành viên hợp danh)
hoặc là thừa nhận sự tồn tại của hai loại công ty hợp danh: hợp danh tuyệt đối và
hợp danh hữu hạn (có thêm loại thành viên góp vốn) và có những quy định riêng
biệt tương ứng.
Việc gộp chung hai hình thức công ty hợp danh dưới một tên gọi chung và
một quy chế pháp lý chung đã dẫn đến sự bất cập mà trước hết là quy định về số
lượng thành viên tối thiểu trong công ty hợp danh khi nó là điều kiện buộc công ty
giải thể. Một trong những trường hợp mà các doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể
theo quy định tại Điều 157, Luật Doanh nghiệp 2005 đó là: “Công ty không còn đủ
số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng
liên tục”. Do Luật Doanh nghiệp không phân định rõ hai loại công ty hợp danh
nhưng vẫn ghi nhận sự tồn tại của hai hình thức công ty hợp danh hữu hạn và thông
thường nên việc tìm hiểu khi nào thì công ty hợp danh thông thường thiếu số lượng
thành viên tối thiểu, hay khi nào thì công ty hợp danh hữu hạn thiếu số lượng thành
viên tối thiểu là một việc khá phức tạp. Đối với công ty hợp danh thông thường chỉ
bao gồm loại thnàh viên hợp danh thì khi không đủ hai thành viên hợp danh trong 6
tháng liên tục, công ty đó buộc phải giải thể theo đúng quy định của pháp luật.
Nhưng với công ty hợp danh hữu hạn, việc tồn tại cuat thành viên góp vốn có ý
nghĩa quan trọng thay đổi bản chất công ty. Luật Doanh nghiệp chỉ nói “ngoài các
thành viên hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn”, như vậy không quy định
trong công ty hợp danh hữu hạn thì phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên góp vốn.
Nếu chỉ áp dụng quy định chung là không đủ hai thành viên hợp danh thì công ty
giải thể, vậy khi không còn một thành viên góp vốn nào trong công ty hợp danh thì

5



ct không phải giải thể? Mà khi không còn thành viên góp vốn liệu công ty đó có
còn đúng là công ty hợp danh không?
2.

Các hình thức góp vốn trong công ty hợp danh

Luật Doanh nghiệp quy định theo hướng mọi tài sản đều có thể trở thành vốn
góp, nhưng các quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến
hình thức vốn góp vào doanh nghiệp nói chung và công ty hợp danh nói riêng chưa
thể hiện việc thừa nhận các hình thức vốn góp này. Bởi vốn góp của thành viên vào
công ty tạo thành sản nghiệp của công ty và được thể hiện trong sổ sách kế toán của
công ty nên nó phải đạt được đủ tiêu chuẩn để được ghi nhận trên báo cáo tài chính
của công ty. Công sức lao động, tri thức hoặc các mối quan hệ là những tài sản vô
hình bởi nó không tồn tại dưới một hình thái vật chất cụ thể nào. Trong khi đó,
pháp luật lại quy định chỉ những tài sản vô hình thoả mãn các điều kiện là tài sản
theo chuẩn mực kế toán thì mới có thể trở thành tài sản góp vốn vào công ty hợp
pháp. Tài sản vô hình xác định là loại tài sản mà giá trị của chúng có thể được định
rõ thông qua những nguyên tắc kế toán: Là tài sản không có hình thái vật chất xác
định nhưng xác định được giá trị và do doanh ghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản
xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với
tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Ngoài ra, tài sản vô hình được xác định
là tài sản của doanh nghiệp còn phải bảo đảm bốn tiêu chuẩn: chắc chắn thu được
lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; nguyên giá tài sản phải được
xác định một cách đáng tin cậy; thời gian sử dụng ước tính trên một năm; có đủ tiêu
chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực số 04, Tài
sản cố định vô hình ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC
ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Với các quy định của pháp luật hiện
hành về hình thức vốn góp trong công ty, các loại tài sản trên trở thành hình thức

vốn góp trái pháp luật. Do vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra đối với pháp luật về công ty
hợp danh nói riêng và pháp luật về thị trường nói chung là hoàn thiện các quy định
6


liên quan đến hình thức vốn góp. Mục tiêu của việc hoàn thiện là làm cho chế định
pháp luật này phù hợp với nhu cầu đầu tư của thị trường, hài hoà lợi ích của Nhà
nước và người đầu tư để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Theo đó:
- Xác định mọi tài sản có khả năng định giá được thành tiền đều có thể trở
thành vốn góp nếu được các thành viên trong công ty nhất trí. Điều đó vừa bảo đảm
được nguyên tắc tự do ý chí, phù hợp với nhu cầu của người đầu tư, đồng thời cũng
là cơ sở để các thương nhân tích cực trau dồi, phát huy năng lực và xác định uy tín
của mình.
- Xác định một hợp danh có thể là thực thể vô hình, được xác lập trên cơ sở
hợp đồng liên kết đầu tư (hợp đồng hợp danh). Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho các nhà đầu tư và giảm thiểu những xung đột giữa các thành viên công ty
hợp danh với bên thứ ba, pháp luật cần quy định về việc đăng kí hợp đồng này.
3.

Vấn đề huy động vốn trong công ty hợp danh

Khoản 3, Điều 130 quy định: “Công ty hợp danh không được phát hành bất
kì loại chứng khoán nào”. Vấn đề huy động vốn là rất cần thiết khi công ty gặp khó
khăn hoặc muốn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh mà thiếu vốn. Việc Luật
Doanh nghiệp quy định như vậy đã hạn chế rất lớn đến khả năng huy động vốn của
công ty hợp danh. Khác với công ty hợp danh, pháp luật cho phép công ty cổ phần
được phát hành mọi loại chứng khoán để huy động vốn và chỉ không cho phép
công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành cổ phần mà thôi. Vậy tại sao cùng là những
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mà chỉ có công ty hợp danh không được phép
phát hành bất kì loại chứng khoán nào để huy động vốn?

Trên thế giới chỉ quy định công ty hợp danh không được phát hành cổ phiếu.
Việc phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến tính chất đóng, hạn chế tiếp nhận
thành viên của loại công ty này bởi: người mua trái phiếu thực chất là chủ nợ của
công ti chứ không phải là thành viên của công ti. Điều này sẽ giúp cho công ti hợp
danh huy động vốn một cách dễ dàng hơn, thu hút được các nhà đầu tư hơn, thuận
7


lợi hơn trong quá trình kinh doanh, nhất là thực tế công ty hợp danh ở Việt Nam
hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại mang bản chất đối vốn nên rất
thiếu vốn hoạt động.
Xuất phát từ thực tế trên, Luật Doanh nghiệp cần linh hoạt hơn trong vấn đề
huy động vốn của công ty hợp danh. Theo đó, quy định công ty hợp danh được
phép phát hành trái phiếu để huy động vốn. Điều này sẽ giúp cho công ty hợp danh
được tham gia thị trường chứng khoán, huy động vốn từ công chúng, phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, quy định như vậy cũng bảo đảm tính công
bằng của pháp luật đối với công ty hợp danh trong tương quan với các loại hình
doanh nghiệp khác.
4.

Quy định về thành viên hợp danh
a.

Điều kiện để trở thành thành viên hợp danh

Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định: “thành viên hợp danh phải là cá
nhân”, có nghĩa là các tổ chức, pháp nhân không thể trở thành thành viên hợp danh
trong công ty hợp danh. Quy định này có thể xuất phát từ lí do thành viên hợp danh
của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công
ty nên buộc phải là cá nhân. Tuy nhiên, trong Luật phá sản 2004 có quy định về

việc khi pháp nhân đã bị thanh lí hết tài sản, chấm dứt hoạt động, một số cá nhân
vẫn phải tiếp tục trả nợ thay cho pháp nhân đó. Điều này có nghĩa là pháp nhân
cũng có thể chịu trách nhiệm vô hạn. Như vậy, việc Luật Doanh nghiệp 2005 quy
định chỉ cá nhân có thể trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, mà
không cho phép pháp nhân đã hạn chế quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư,
quyền tự do kinh doanh của các thương nhân khi lựa chọn loại hình kinh doanh. Vì
vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 nên sửa đổi theo hướng cho phép pháp nhân có thể
trở thành thành viên hợp danh. Có thể thấy pháp nhân là những tổ chức có cơ cấu
chặt chẽ, có tiềm lực kinh tế và có khả năng chịu trách nhiệm tài sản cao. Vì thế
việc cho phép pháp nhân được trở thành thành viên hợp danh cũng không ảnh
8


hưởng đến bản chất đối nhân của công ty hợp danh. Bởi pháp nhân cũng có những
đặc điểm “nhân thân” nhất định của nó, đó là trụ sở, con dấu, quốc tịch… mà các
thành viên hợp danh khác hoàn toàn có thể tìm hiểu và có sự tin cậy. Hơn nữa, pháp
nhân cũng có tài sản riêng và hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số tài
sản đó về các nghĩa vụ của công ty hợp danh.
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định thành viên hợp danh và thành viên góp
vốn đều được chuyển nhượng vốn góp cho người khác và người nhận chuyển
nhượng sẽ trở thành thành viên của công ty hợp danh. Tuy nhiên, việc góp vốn để
gia nhập sẽ gặp phải một số hạn chế, đó là:
- Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận
của các thành viên hợp danh còn lại.
- Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp
vốn và việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên
chấp thuận với số phiếu tán thành của ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh.
Với những quy định kể trên của Luật Doanh nghiệp 2005, có thể sẽ xảy ra
trường hợp như sau: các thành viên hợp danh đồng ý cho một thành viên hợp danh

chuyển nhượng vốn nhưng người mua lại phần vốn góp có được tiếp nhận là thành
viên mới của công ty hợp danh hay không lại là vấn đề tiếp theo cần sự chấp thuận
của ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh. Quy định như vậy về cơ bản phù hợp
với đặc thù của công ty đối nhân – công ty đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của việc
gia nhập công ty của thành viên mới. Tuy nhiên thực trạng quy định pháp luật đã
bộc lộ những điểm chưa thống nhất và sẽ gây ra tranh luận trong thực thi pháp luật.
Cụ thể là:
Một là, khi một cá nhân nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần
vốn góp của thành viên hợp danh (tức là góp vốn vào công ty thông qua việc mua
lại phần vốn góp của thành viên) thì phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên
9


hợp danh còn lại trong công ty hợp danh. Trong khi đó, nếu công ty hợp danh tiếp
nhận bổ sung thành viên mới (thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn) thì chỉ
cần số phiếu tán thành của ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh. Quy định này
thực sự đã tạo ra “sự phân biệt đối xử không cần thiết” cho các cá nhân khác nhau
khi góp vốn để trở thành thành viên hợp danh bằng hai con đường khác nhau. Và
về cấn đề này, có thể thấy Luật Doanh nghiệp nên quy định thống nhất theo hướng
một cá nhân chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh mới khi có sự nhất trí của tất
cả các thành viên hợp danh trong công ty, cho dù góp vốn theo cách thức nhận
chuyển nhượng hay góp vốn trực tiếp.
Hai là, thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng phần vốn góp mà
không kèm theo điều kiện thực hiện nào (điểm d, khoản 1, Điều 140 Luật Doanh
nghiệp 2005). Tuy nhiên, quy định về việc tiếp nhậ thành viên mới (thành viên hợp
danh hoặc thành viên góp vốn) của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp
thuận (khoản 1, Điều 139) với số phiếu tán thành của ít nhất ¾ tổng số thành viên
hợp danh (khoản 3, Điều 135) có thể trở thành rào cản để người mua lại phần vốn
góp “bước chân” vào công ty khi các bên thuận mua vừa bán. Nguyên nhân của
những rắc rối này đều xuất phát từ việc Luật Doanh nghiệp chưa xác định rõ quan

hệ chuyển nhượng vốn là một trong những trường hợp dẫn đến việc tiếp nhận thành
viên mới để trở thành thành viên góp vốn.
Tại khoản 3, Điều 131 quy định khi thành viên góp vốn không góp đủ và
đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản “nợ” của
thành viên đó đối với công ty. Điều này nghĩa là họ phải có trách nhiệm trả đủ số
vốn mà họ đã cam kết góp cho công ty, nhưng nếu khi họ không thực hiện hoặc
thực hiện chưa đủ việc trả nợ này, thì Hội đồng thành viên công ty lại khai trừ họ ra
khỏi công ty, khi đó, nếu họ chưa trả được khoản nợ này thì họ có tiếp tục trả nữa
hay không, hay trách nhiệm trả nợ sẽ đương nhiên được giải phóng khi họ bị khai
trừ. Còn nếu họ đã trả (trả góp) được một phần rồi bị khai trừ thì họ có được hoàn
10


trả lại phần vốn góp đó hay không? Điều này Luật Doanh nghiệp 2005 không quy
định rõ. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, việc bị khai trừ và việc phải gánh nợ
đều là những chế tài của công ty hợp danh, áp dụng đối với thành viên góp vốn khi
họ vi phạm cam kết về nghĩa vụ góp vốn vào công ty. Do đó, Luật Doanh nghiệp
cần quy định lựa chọn một trong hai chế tài này, nếu phải gánh nợ thì không dặt ra
vấn đề khai trừ và ngược lại, chứ không thể áp dụng đồng thời cả hai chế tài này
cho một hành vi vi phạm của thành viên góp vốn.
b.

Điều chỉnh thành viên hợp danh

Ở công ty hợp danh nếu như tài sản của công ty không đủ để trả nợ, thành
viên hợp danh phải trả nợ thay cho công ty, tức là không có sự tách bạch giữa tài
sản của công ty với tài sản của thành viên hợp danh. Công ty hợp danh ở Việt Nam
do có tư cách pháp nhân nên đương nhiên phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập của công ty cũng chính là thu nhập của các thành viên hợp danh, do vậy,
nếu công ty đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì thành viên hợp danh không phải

nộp thuế thu nhập cá nhân để trách tình trạng đánh thuế trùng. Trong khi đó, thu
nhập từ việc góp vốn vào công ty hợp danh của thành viên góp vốn vẫn phải chịu
thuế thu nhập cá nhân bởi vì giữa họ và công ty có sự độc lập về tài sản do các chủ
thể này không phải trả nợ thay cho nhau. Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 không
quy định rõ thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn của thành viên hợp danh có
phải chịu thuế hay không mà chỉ khẳng định các khoản thu nhập chịu thuế từ đầu tư
vốn bao gồm: tiền lãi cho vay, lợi tức cổ phần; thu nhập từ đầu tư vốn dưới các
hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, Thông tư
84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân
cho rằng lợi tức do góp vốn vào công ty hợp danh không được coi là thu nhập chịu
thuế. Như vậy, thành viên hợp danh vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân đồng thời
với việc công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Xét về mặt lý thuyết quy định
này không thể hiện đúng bản chất pháp lý của công ty hợp danh, dẫn đến tình trạng
11


đánh thuế trùng trên một khoản thu nhập có được từ hoạt động kinh doanh của
công ty hợp danh. Xét về mặt thực tiễn, thành viên hợp danh phải chịu cảnh “một
cổ hai tròng”, phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty,
vừa phải nộp thuế thu nhập cá nhân, trong khi khoản thu nhập ấy đã chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp. Với quy định này, rõ ràng trong thực tiễn kinh doanh hiện nay,
các thành viên hợp danh buộc phải cân nhắc lại loại hình công ty và địa vị pháp lý
của mình trong công ty để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nhìn về khía
cạnh pháp lý và kĩ thuật lập pháp, việc sửa đổi văn bản dưới luật dễ dàng hơn văn
bản luật, vì vậy, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 đã để ngỏ vấn đề này thì nên
chăng, cần xem xét lại quy định của Thông tư 84/2008/TT-BTC cho phù hợp hơn.
5.

Quy định về thành viên góp vốn
a.


Quyền của thành viên góp vốn

Luật Doanh nghiệp 2005 khác với những quy định của pháp luật trước đó, đã
cho phép thành viên góp vốn được tham gia vào cơ quan quản lý cao nhất của công
ty hợp danh, đó là Hội đồng thành viên, và đồng thời cũng quy định cho thành viên
góp vốn những quyền lợi nhất định. Mặc dù vậy, nhưng thực chất thành viên góp
vốn không có quuyền quản lý và điều hành công ty hợp danh, tất cả quyền điều
hành và quản lý công ty đều thuộc về thành viên hợp danh. Có thể nhận thấy điều
đó thông qua quy định: Nếu Điều lệ công ty không có quy định thì quyết định các
vấn đề thuộc khoản 3, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2005 phải được ít nhất ¾ tổng
số thành viên hợp danh chấp thuận, và quyết định các vấn đề khác không quy định
tại khoản 3, Điều 135 được thông qua nếu được ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp
danh chấp thuận. Với quy định như vậy, dễ dàng thấy rằng tỉ lệ buểu quyết các vấn
đề quan trọng của công ty hợp danh cỉ thuộc về các thành viên hợp danh, các thành
viên góp vốn không hề được pháp luật đề cập đến, ý chí của họ hoàn toàn không có
giá trị tại Hội đồng thành viên. Việc thành viên góp vốn có đồng ý hay không đồng
ý cũng không quan trọng, họ chỉ có quyền tham gia biểu quyết những vấn đề có
12


liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành
cũng không có quy định cụ thể về cách thức cũng như tỉ lệ trong quyền biểu quyết
này của thành viên góp vốn. Luật Doanh nghiệp 2005 đã trao cho thành viên góp
vốn quyền tham gia vào Hội đồng thành viên của công ty hợp danh – cơ quan quản
lý, nhưng đã không trao cho họ quyền quản lý và điều hành công ty. Họ có mặt
trong cơ quan quản lý cao nhất của công ty hợp danh, các vấn đề quan trọng của
công ty cũng ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, song họ lại không có
quyền quản lý và điều hành công ty. Phải chăng đó là một điều bất cập của Luật
Doanh nghiệp 2005?

b.

Nghĩa vụ của thành viên góp vốn

Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Thành viên góp vốn phải chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn đã cam kết góp” (điểm a, khoản 2, Điều 1400. Nhưng tại điểm c, khoản 1, Điều
130 lại quy định: “Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”. Với quy định tại hai điều luật
trên, ta có thể thấy có sự mâu thuẫn, đó là ở hai cụm từ “cam kết góp” và “đã góp”.
Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vốn cam kết góp chính là số vốn mà
thành viên góp vốn cam kết sẽ góp vào công ty trong một khoảng thời gian nhất
định, bao gồm cả số vốn đã góp và số vốn còn thiếu sẽ góp đủ về sau. Còn vốn đã
góp là số vốn mà thành viên góp vốn đã chính thức góp vào công ty và đã thực hiện
việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho công ty. Như vậy, trách nhiệm
của thành viên góp vốn sẽ được xác định như thế nào khi trong cùng một văn bản
chuyên ngành điều chỉnh, cụ thể hơn là trong cùng một chương quy định về công ty
hợp danh lại có sự mâu thuẫn nhau.
Với sự không thống nhất trong quy định của pháp luật về nghĩa vụ của thành
viên góp vốn như trên, cần sửa đổi để tạo nên sự nhất quán trong pháp luật khi áp
dụng vào thực tiễn. căn cứ vào quy định tại khoản 3, Điều 131: “Trường hợp có
13


thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa
góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty…”, thì thành viên
góp vốn sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hợp danh trong phạm vi
số vốn đã cam kết góp vào công ty. Và vì thế khoản 1, Điều 130 cần sửa đổi lại
thành: “Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty”.

Khi quy định về thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, Luật Doanh
nghiệp 2005 đã quy định những giới hạn quyền của loại thành viên này, nhưng
chưa có chế tài xử lý và chưa dự liệu được hết những trường hợp vi phạm như
trong luật về công ty hợp danh của các nước trên thế giới. Luật Doanh nghiệp hiện
hành chỉ quy định không cho phép thành viên góp vốn được tiến hành công việc
kinh doanh nhân danh công ty, mà không có quy định đường lối xử lý nếu thành
viên không thực hiện đúng quy định. Vì thế, với quy định không đầy đủ, rõ ràng đó,
có thể dẫn đến tình trạng trong các thành viên góp vốn sẽ thực hiện hành vi vượt
qua thẩm quyền của mình trong công ty hợp danh và khi đó sẽ phải xử lý như thế
nào? Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì hành vi như vậy sẽ bị coi là vô
hiệu, vì người thực hiện hành vi đó không có thẩm quyền thực hiện. Có thể thấy,
khi thành viên góp vốn thực hiện hành vi vượt quá thẩm quyền này, công ty hợp
danh sẽ không phải chịu bất cứ một ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, thiệt hại dễ dàng
nhận thấy được ở đây là thuộc về người thứ ba giao dịch. Họ sẽ phải chịu những
hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vô hiệu của thành viên góp vốn gây ra. Trong
trường hợp này theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 137 Bộ luật
dân sự 2005 thì một giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Và nếu
như một thành viên góp vốn của công ty hợp danh thực hiện một quan hệ hợp đồng
thương mại với một bên thứ ba, mà thành viên góp vốn này lại không có đủ thẩm
quyền để thiết lập quan hệ hợp đồng thì các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu,
14


hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, thiệt hại do các bên tự chịu, bên có lỗi phải
bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc xác định bên có lỗi trong tình huống này là
công ty hợp danh hay chính thành viên góp vốn thực hiện hành vi giao kết hợp
đồng thương mại đó? Điều này pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể. Vì
vậy, để bảo vệ công chúng giao dịch trong trường hợp các thành viên góp vốn vượt
quyền, lạm quyền, gây cho bên thứ ba giao dịch lầm tưởng thành viên góp vốn là

thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà tin tưởng kí kết hợp đồng, pháp luật
cần quy định cụ thể, đầy đủ chế tài đối với thành viên góp vốn của công ty hợp
danh đồng thời quy định rõ các trường hợp nếu như thành viên góp vốn này không
thực hiện nghĩa vụ của mình thì trách nhiệm của công ty hợp danh được đặt ra như
thế nào. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy nếu rơi vào tình
huống này, hậu quả chung là thành viên góp vốn sẽ mất quyền chịu trách nhiệm
hữu hạn về các khoản nợ của công ty, mà thay vào đó là phải chịu một chế độ trách
nhiệm hữu hạn giống như đối với các thành viên hợp danh.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Có thể thấy những quy định về công ty hợp danh còn có những bất cập và
hạn chế đòi hỏi cần phải có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn các quy định
của pháp luật. Đồng thời tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho loại hình doanh
nghiệp này phát huy được những ưu thế, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thương mại, Tập I, NXB Công an nhân dân, 2009.
2. Luật Doanh nghiệp 2005.
3. Các hình thức góp vốn trong công ty hợp danh ở Việt Nam, Ths.
Nguyễn Thị Huế, Tạp chí Dân chủ pháp luật số 234(9/2011).
4. Về tư cách pháp lí của công ty hợp danh, Lê Việt Anh, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 113(1/2008).
5. Quy chế pháp lí về thành viên công ty hợp danh - Một số vấn đề lí
luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Phạm Thị Thu Hương, 2011.
6. Tài liệu mạng:


16




×