Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đề số 6 - BT HK Luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.15 KB, 1 trang )

Bài tập số 6:
Tháng 5/2007, Doanh nghiệp M và tập thể lao động lý thoả ước lao động tập thể với
thời hạn 2 năm. Điều khoản về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi có ghi: “Khi có nhu cầu,
doanh nghiệp có quyền huy động người lao động làm thêm giờ. Trong thời giam làm thêm
giờ, người lao động chỉ được trả lương thêm giờ nếu đã làm việc đủ thời gian làm việc
tiêu chuẩn theo quy định”. Thoả ước tập thể được gửi để Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội địa phương để đăng ký. Sở Lao động không có ý kiến gì. Vì vậy, công ty triển khai
thực hiện thoả ước lao động tập thể. Tháng 10/2007, do có một số công việc cần hoàn
thành gấp, doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ thì một số người lao động
không đồng ý làm thêm vì cho rằng theo Điều 69 Bộ luật Lao động sửa đổi thì đây là vấn
đề phải được thoả thuận giữa hai bên. Một số người khác đồng ý làm thêm với tổng số gời
là 4 giờ, nhưng khi trả lương làm thêm gời, doanh nghiệp đã trừ đi 2 giờ là thời gian ngừng
việc vì lý do mất điện và coi như thời gian bù đắp vào thời giờ làm việc tiêu chuẩn. Tiền
lương làm thêm được tính trên cơ sở tiền lương đã thoả thuận trong hợp đồng lao động.
Hỏi:
1. Việc người lao động từ chối làm thêm giờ và cách trả lương làm thêm giờ
của doanh nghiệp là đúng hay sai? Tại sao?
Tình tiết bổ sung: Tháng 2/2008, xét thấy điều khoản thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
của thoả ước đã ký kết không rõ ràng nên công đoàn cơ sở yêu cầu người sử dụng lao động
bàn bạc để sửa đổi, bổ sung thoả ước tập thể. Nhưng người sử dụng lao động không đồng
ý. Công đoàn cơ sở có ý định yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
Hỏi:
2. Tranh chấp lao động nói trên là tranh chấp về quyền hay lợi ích? Cơ quan có
thẩm quyền giải quyết?
3. Giả thiết tập thể lao động có ý định điình công để gây sức ép với doanh
nghiệp. Anh/ chị hày tư vấn để việc đình công của tập thể lao động là đúng pháp luật.

×