Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI
CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HÒA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Khánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Đỗ Thúy Hằng

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy giáo, TS Nguyễn Hữu Khánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa KT & PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại UBND huyện Ứng
Hòa, cán bộ quản lý và chủ trang trại chăn nuôi tại các xã Vạn Thái, xã Sơn Công đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thúy Hằng

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục

....................................................................................................................... iv

Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................. ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 6
2.1.


Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................... 6

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 6

2.1.2.

Vai trò của phân tích các phương án xử lý chất thải chăn nuôi ........................ 14

2.1.3.

Nội dung phân tích các phương án xử lý chất thải chăn nuôi .......................... 15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cách thức xử lý chất thải chăn nuôi ............. 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 19

2.2.1.

Xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới ............................................................. 19

2.2.2.

Xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam .............................................................. 22


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Ứng Hòa ....................................................... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................. 28

iv


3.1.2.

Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 36

3.2.2.


Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu ............................................ 37

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................ 38

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 41
4.1.

Thực trạng chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện
Ứng Hòa ............................................................................................................ 41

4.1.1.

Tình hình chăn nuôi lợn của hộ trên địa bàn huyện Ứng Hòa .......................... 41

4.1.2.

Thực trạng xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi lợn ......................................... 54

4.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức lựa chọn phương án xử lý chất thải
chăn nuôi lợn của hộ. ........................................................................................ 59


4.2.

Phân tích lợi ích – chi phí các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn của
hộ trên địa bàn huyện Ứng Hòa ........................................................................ 68

4.2.1.

Phương án xử lý chất thải chăn nuôi bằng sử dụng hầm biogas....................... 68

4.2.2.

Phương án thu gom chất thải rắn ...................................................................... 83

4.2.3.

Phương án kết hợp (biogas + thu gom chất thải rắn)........................................ 88

4.2.4.

So sánh hiệu quả các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn ........................ 93

4.3.

Định hướng và các giải pháp ............................................................................ 98

4.3.1.

Định hướng cho việc thúc đẩy áp dụng các phương án xử lý chất thải trong
chăn nuôi lợn .................................................................................................... 98


4.3.2.

Giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy việc áp dụng các phương án xử lý chất
thải trong chăn nuôi lợn .................................................................................... 99

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 104
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 104

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 106

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 107
Phụ lục

.................................................................................................................... 110

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

B/C

Tỷ suất lợi nhuận


BQ

Bình quân

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CC

Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

KNK

Khí nhà kính

KSH


Khí sinh học



Lao động

NPV

Giá trị hiện tại ròng

QML

Quy mô lớn

QMTB

Quy mô trung bình

QMN

Quy mô nhỏ

SL

Số lượng

SS

Chất rắn lơ lửng


TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn – Ao – Chuồng

VC

Vườn – Chuồng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.


Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên % khối
lượng cơ thể ................................................................................................ 22

Bảng 2.2.

Ước tính khối lượng chất thải rắn vật nuôi hàng năm ................................ 23

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015 ............ 30

Bảng 3.2.

Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Ứng Hòa .................... 31

Bảng 3.3.

Kết quả phát triển kinh tế huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015 ............ 33

Bảng 3.4.

Số lượng các mẫu điều tra .......................................................................... 37

Bảng 4.1.

Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Ứng Hòa năm 2013 - 2015 .................... 41

Bảng 4.2.


Tình hình chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra .................................................. 45

Bảng 4.3.

Một số đặc trưng của hộ chăn nuôi lợn huyện Ứng Hòa ............................ 47

Bảng 4.4.

Một số thông tin cơ bản ở các hộ điều tra .................................................. 49

Bảng 4.5.

Ước tính lượng chất thải trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015 ..... 52

Bảng 4.6.

Quy mô chăn nuôi và lượng chất thải của các hộ điều tra .......................... 53

Bảng 4.7.

Các phương án xử lý chất thải chăn nuôi của hộ điều tra ........................... 55

Bảng 4.8.

Lý do lựa chọn giữa các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn ................. 59

Bảng 4.9.

Nhận thức của các hộ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. ................... 64


Bảng 4.10. Thống kê nguồn vốn xây hầm của các hộ chăn nuôi .................................. 67
Bảng 4.11. Nguồn cung cấp thông tin cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện
Ứng Hòa...................................................................................................... 68
Bảng 4.12. Lợi ích kinh tế sử dụng hầm biogas tính bình quân cho 1 hộ ..................... 73
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của sử dụng hầm biogas
và sức khỏe của người dân.......................................................................... 75
Bảng 4.14. Các khoản chi phí sử dụng hầm biogas tính bình quân cho 1 hộ ..................... 78
Bảng 4.15 . Lợi ích – chi phí sử dụng hầm biogas (t = 15 năm, r=5%) ......................... 79
Bảng 4.16. Lợi ích – chi phí sử dụng hầm biogas (t = 15 năm, r=10%) ....................... 81
Bảng 4.17. Lợi ích – chi phí sử dụng hầm biogas (t = 15 năm, r=12%) ....................... 82
Bảng 4.18. Lợi ích thu gom chất thải rắn tính bình quân cho 1 hộ ............................... 84
Bảng 4.19. Các khoản chi phí thu gom tính BQ cho 1 hộ chăn nuôi ............................ 85
Bảng 4.20. Lợi ích – chi phí thu gom chất thải rắn (t = 15 năm, r=5%) ....................... 86
Bảng 4.21. Lợi ích – chi phí thu gom chất thải rắn (t = 15 năm, r=10%) ..................... 87

vii


Bảng 4.22. Lợi ích – chi phí thu gom chất thải rắn (t = 15 năm, r=12%) ..................... 88
Bảng 4.23. Các khoản lợi ích phương án kết hợp tính BQ cho 1 hộ ............................ 89
Bảng 4.24. Các khoản chi phí phương án kết hợp tính BQ cho 1 hộ ............................ 90
Bảng 4.25. Lợi ích – chi phí của phương án kết hợp (t = 15 năm, r=5%) .................... 91
Bảng 4.26. Lợi ích – chi phí phương án kết hợp (t = 15 năm, r=10%) ......................... 92
Bảng 4.27. Lợi ích – chi phí phương án kết hợp (t = 15 năm, r=12%) ......................... 93
Bảng 4.28. Tổng hợp lợi ích – chi phí của các phương án (t = 15 năm, r=10%) ................ 94
Bảng 4.29. Tổng hợp NPV và B/C khi hệ số chiết khấu thay đổi (t =15 năm)............. 96
Bảng 4.30. Lợi ích của các phương án xử lý tới không khí chuồng nuôi ..................... 97

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Các bước dùng trong phân tích chi phí - lợi ích ........................................ 12

Sơ đồ 4.1.

Dạng chất thải và dòng chu chuyển chất thải rắn, lỏng trong chăn
nuôi lợn ...................................................................................................... 55

Sơ đồ 4.2.

Quy trình xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi lợn ..................................... 57

Sơ đồ 4.3.

Quy trình xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn ................................... 58

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Ứng Hòa qua các năm (2013 – 2015) .............. 35
Biểu đồ 4.1. Tình hình hệ thống chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa ............... 43
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ áp dụng các phương án xử lý chất thải chăn nuôi của hộ trên
địa bàn huyện Ứng Hòa ............................................................................. 56
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu trình độ học vấn của các chủ hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Ứng Hòa.......................................................................................... 63

ix


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1. Ảnh hưởng của quy mô chăn nuôi đến lựa chọn phương án xử lý chất thải ... 62
Hộp 4.2. Điều kiện đất đai hạn chế ảnh hưởng đến lựa chọn phương án xử lý chất thải ...... 63
Hộp 4.3. Lợi ích môi trường từ việc xử lý bằng hầm biogas .......................................... 76
Hộp 4.4. Hiệu quả xã hội từ việc xử lý bằng hầm biogas ............................................... 95

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Đỗ Thúy Hằng
Tên luận văn: Nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa
bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng đã có những bước phát triển
mới. Chăn nuôi lợn phát triển đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện
sống cho người nông dân và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn. Sự đóng góp của ngành chăn nuôi cho Việt Nam trong thời gian qua là rất lớn, tuy
nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Một trong
những nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi.
Huyện Ứng Hòa được lựa chọn là điểm nghiên cứu bởi hoạt động chăn nuôi lợn
nơi đây đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Song lượng chất thải từ hoạt động
chăn nuôi lợn đã gây ra áp lực lớn với môi trường trên địa bàn. Xuất phát từ thực tế
trên, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các phương án xử lý chất
thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu chính là xác định và phân tích lợi
ích – chi phí của các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng

Hòa. Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng phương án xử
lý chất thải chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả tốt nhất.
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá các phương án xử lý chất thải chăn
nuôi lợn về mặt lợi ích và chi phí cho thấy sự lựa chọn phương án xử lý chất thải trong
chăn nuôi lợn trên địa bàn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nguồn vốn hiện có của chủ hộ;
quy mô chăn nuôi; nguồn tiếp cận thông tin về chăn nuôi và xử lý chất thải; nhận thức,
trình độ học vấn của chủ hộ và các chính sách của địa phương.
Có sự chênh lệch về lợi ích - chi phí của từng phương án xử lý chất thải đối với
từng nhóm hộ. Trong 3 phương án xử lý chất thải (Biogas, thu gom chất thải rắn, kết
hợp) được đề tài đi sâu phân tích thì phương án biogas là phương án khả thi cho cả 3
nhóm quy mô đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường, giá trị NPV tính bình
quân cho 1 hộ là 17,3 triệu đồng (t = 15 năm, r = 10%). Phương án thu gom phù hợp với
những hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, giá trị NPV đạt 15,77 triệu đồng, mang lại lợi
nhuận cho hộ đầu tư. Phương án kết hợp là phương án tối ưu cho nhóm hộ quy mô lớn

xi


Nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn
nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ, luận văn đề xuất một số giải pháp như: Nhà
nước cần hỗ trợ nâng cao nguồn lực cho hộ; địa phương cần tập trung hoàn thiện quy
hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đầu tư hạ tầng giao thông; khuyến khích hộ chăn nuôi
tham gia các chương trình tập huấn về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Đối với hộ
chăn nuôi cần nhận thức rõ tác hại của việc không xử lý chất thải chăn nuôi, cần phải
thường xuyên cập nhật thông tin liên quan, cần tận dụng triệt để nguồn chất thải trong
chăn nuôi; tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức. Ngoài ra, Chính phủ và các
cấp chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ đầu tư cho việc xây dựng các công
trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các hộ chăn nuôi; tuyên tuyền, giáo dục nhận
thức cho các hộ về tầm quan trọng của việc xử lý chất thải chăn nuôi và tăng cường
công tác kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở

chăn nuôi. Đặc biệt cần có những biện pháp xử phạt hành chính đối với hộ chăn nuôi vi
phạm, gây ra ô nhiễm.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thuy Hang
Thesis title: “Research on waste treatment of raising pigs in Ung Hoa
district, Ha Noi city”.
Major: Agricultural Economic

Code: 60.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Raising livestock in general, raising pigs in particular has developed gradually.
Development of raising pigs contributed to create more jobs, increase income, improve
living condition and transform structure of agricultural economic. The contribution of
livestock industry in recent years was large, however environmental pollution has
become more and more serious. One of environment pollution’s source is raising
livestock.
Ung Hoa district was selected because raising pigs activities was developing
significantly. Accordingly, the waste amount of raising pigs activities was causing
pressure of environmental pollution in this area. According to this reality, I conducted
the topic:“Research on waste treatment of raising pigs in Ung Hoa district, Ha Noi
city”.
The topic was conducted to identify and analyze cost – benefit of waste
treatment from raising pigs in Ung Hoa area. Since, solutions based on above issues
were proposed to promote the most effective method of waste treatment.
After researching analyzing, evaluating methods of waste treatment from raising

pigs about benefit and cost sides, methods of waste treatment has been influenced by
these factors: capital source of raising household; production scale of rising pig; source
of information about raising pigs and waste treatment; awareness, educational level of
head of household and local policies.
There were difference between cost-benefit of each waste treatment method of
each household. Among three waste treatment method (Biogas, collecting solid waste,
combining two methods) were researched deeply, biogas was the most possible method
for three groups of production scale that brought benefit of economic, society,
environment, average value of NPV for one household was 17,3 million VND (t=15
years, r=10 percent). Collection method was suited to small scale production
households. Combining two methods were the most optimized method to large
production scale household.

xiii


To encourage, promote applying treatment methods of raising pig waste and
create economic effectiveness, the thesis porposed solutions such as: Government
would support to improve resources for household; local government would focus to
accomplish planning of concentrated breeding area, motivated raising pigs households
to participate into training classes about environment protection while breeding. Raising
pigs households needed to realize the danger of not handling livestock waste, update
related information regularly, exploit breeding waste ultimately and participate into
training classes. Moreover, all level of government would need to appropriate policies
to support establishment of waste treatment; propagandize, educate to improve
awareness of households about waste treatment while breeding livestock and enhance
inspection activities, remind households to handle waste ofraising pigs activities,
especially in creating financial sanctions to household violating regulations, causing
pollution.


xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá bền vững và đạt kết
quả đáng ghi nhận, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trong nước ngày càng
cao. Ngày nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh
chóng từ chăn nuôi hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ
lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn. Đảng và Chính phủ luôn có những chính sách quan
tâm tới ngành chăn nuôi để cùng với ngành trồng trọt, thủy sản đảm bảo an ninh
lương thực, thực phẩm. Đồng thời thông qua những chủ trương, chính sách Nhà
nước định hướng và tạo ra những cơ chế khuyến khích để ngành chăn nuôi phát
triển nhanh, mạnh và vững chắc.
Chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, tận dụng điều kiện
có sẵn của gia đình để tiến hành chăn nuôi, ở một số địa phương, chất thải chăn
nuôi chưa qua xử lý được đổ thẳng trực tiếp ra ao hồ, cống rãnh làm ảnh hưởng
tới môi trường sống của người dân. Phát triển ngành chăn nuôi nếu không đi kèm
với các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm sẽ làm môi trường sống của con người
xuống cấp nhanh chóng. Môi trường bị ô nhiễm không những tác động trở lại
ngành chăn nuôi làm ngành này khó khăn về khả năng sản xuất, khả năng cạnh
tranh, khó khăn trong công tác quản lý mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe con
người và sự phát triển bền vững (Bùi Hữu Đoàn, 2012).
Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng đã có những bước phát
triển mới. Tuy nhiên, đại bộ phận người dân chăn nuôi lợn từ quy mô hộ đến quy
mô trang trại, công nghiệp dựa trên kinh nghiệm của bản thân, thiếu kiến thức
chuyên môn, ít quan tâm đến thông tin thị trường, nếu có thì thiếu cụ thể, quy mô
và trình độ chăn nuôi chưa đồng đều giữa các vùng. Đây là những rào cản trong
phát triển chăn nuôi lợn bền vững. Khi công nghiệp hóa ngành chăn nuôi cùng
với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng đàn thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi của

các trang trại, gia trại đã làm cho môi trường chăn nuôi đặc biệt là môi trường
xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng. Đa số các trang trại nằm trong khu vực dân cư
nên mức độ ô nhiễm khá cao. Thực tế nhiều nơi chất thải rắn, chất thải lỏng và
đặc biệt là nước thải từ bể khí sinh học đều được người dân cho chạy thẳng ra
cống rãnh, ao hồ, sông suối làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của
người dân. Môi trường bị ô nhiễm không những tác động trở lại ngành chăn nuôi

1


làm ngành này khó khăn về khả năng sản xuất, khả năng cạnh tranh, khó khăn
trong công tác quản lý mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và sự phát
triển bền vững. Bởi vậy, việc tìm ra phương án thích hợp trong xử lý chất thải
sau chăn nuôi để vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tạo sản phẩm hữu ích cho
nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Ứng Hòa là một trong những huyện có truyền thống phát triển chăn nuôi từ
lâu, đồng thời là một trong 4 huyện được chú trọng thúc đẩy phát triển chăn nuôi
theo mô hình sản xuất mới, hiệu quả cao trên địa bàn Hà Nội. Chăn nuôi lợn ở
huyện Ứng Hòa phát triển theo hướng chuyên môn hóa với quy mô và số lượng
lớn, nó được coi là thế mạnh của vùng và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng
năng suất lao động và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát
triển về quy mô và số lượng là lượng chất thải từ chăn nuôi lợn tăng vượt mức
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, vật nuôi,
cộng đồng. Một số trang trại lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn thải chăn
nuôi. Trong khi đó việc xử lý chất thải ở một số trang trại khác lại chưa được
quan tâm hoặc một số cơ sở đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý
chưa triệt để. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình việc xử lý chất thải
hầu như bị thả nổi, một vài biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi được các hộ lựa
chọn áp dụng nhưng không phải hộ nào cũng xử lý, thực tế là một phần chất thải
rắn được thu gom để bán còn chất thải lỏng, nước cọ rửa chuồng được xả trực

tiếp ra cống rãnh hoặc cho qua hầm biogas để xử lý. Nguyên nhân là do người
chăn nuôi chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý nguồn thải; kinh phí phục
vụ cho việc xử lý chất thải còn thấp; luật xử lý chất thải còn chưa đồng bộ và khó
áp dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ cũng là một trong những nguyên nhân làm việc quản
lý và xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn.
Phát triển chăn nuôi đặt ra bài toán về chất thải, nhu cầu xã hội đang đòi
hỏi quản lý và xử lý chất thải. Trước tác động ô nhiễm trầm trọng của môi
trường do chất thải chăn nuôi gây ra, trong thời gian gần đây đã có nhiều
nghiên cứu về lĩnh vực xử lý chất thải chăn nuôi như: Giải pháp tăng cường
quản lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ nông dân của Bùi Quang Tuấn (2012);
Nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải trong chăn
nuôi lợn của Trịnh Quang Tuyên (2015) và Lâm Vĩnh Sơn (2009). Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu cụ thể nào đi sâu phân tích về các phương án xử lý chất thải
chăn nuôi lợn cũng như làm sáng tỏ ảnh hưởng của các yếu tố tới lựa chọn cách
thức xử lý chất thải chăn nuôi lợn của các hộ trên địa bàn xã huyện Ứng Hòa.

2


Chăn nuôi quy mô nông hộ trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải
không được xử lý đúng cách, thậm chí là không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào
mà xả trực tiếp ra đường ống chung đã và đang là vấn đề nhức nhối của địa
phương. Câu hỏi được đặt ra là hiện nay liệu có bao nhiêu phần trăm chất thải
được các hộ chăn nuôi của huyện Ứng Hòa xử lý? Họ xử lý bằng cách nào? Nó
đã khả thi chưa? Và điều gì cản trở hộ tiếp cận các công nghệ xử lý tiên tiến,
không gây ô nhiễm môi trường? Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 . Mục tiêu chung

Phân tích các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện
Ứng Hòa về mặt lợi ích – chi phí, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức
lựa chọn các phương án. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án mang lại hiệu quả cao
nhất trong việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xử lý chất thải chăn
nuôi lợn và các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
- Đánh giá thực trạng về xử lý chất thải chăn nuôi lợn và các phương án
xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ tại huyện Ứng Hòa.
- Phân tích lợi ích – chi phí của các phương án xử lý chất thải chăn nuôi
lợn của hộ trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích việc áp dụng phương án xử
lý chất thải chăn nuôi mang lại hiệu quả cao nhất trên địa bàn huyện Ứng Hòa.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Chất thải chăn nuôi là gì? Khái niệm xử lý chất thải chăn nuôi?
- Phân tích các phương án xử lý chất thải chăn nuôi dựa trên cơ sở lý luận
và thực tiễn nào?
- Hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Ứng Hòa đang xử lý chất thải chăn
nuôi lợn bằng biện pháp gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cách thức lựa chọn xử
lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ?
- Chi phí – lợi ích của các phương án xử lý chất thải đang được hộ áp
dụng trong chăn nuôi lợn tại huyện Ứng Hòa là bao nhiêu?

3


- Phương án xử lý nào mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ ở huyện
Ứng Hòa?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 . Đối tượng nghiên cứu

Các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn và các yếu tố ảnh hưởng đến
cách thức lựa chọn xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ trên địa bàn huyện Ứng
Hòa, thành phố Hà Nội.
1.4.2 . Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Các số liệu được tiến hành thu thập, nghiên cứu tại
huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian:
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình xử lý chất thải chăn nuôi
lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa trong vòng 3 năm gần đây 2013 – 2015.
- Thời gian thực tập từ tháng 10/2015 – 08/2016.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào phân tích các phương án xử
lý chất thải trong chăn nuôi lợn của hộ về mặt lợi ích và chi phí đồng thời đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ trên
địa bàn huện Ứng Hòa.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn “Nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” là một nghiên cứu rất thiết thực đối
với vấn đề hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Nội dung luận văn đề cập đến
một góc nhìn từ vấn đề thúc đẩy người dân lựa chọn phương án xử lý chất thải
chăn nuôi lợn hiệu quả nhất.
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa được các nội dung lý luận cũng như
các vấn đề thực tiễn về xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Việc hệ thống hóa này giúp
cho luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo khoa học khá hữu ích cho những
người muốn nghiên cứu, tìm hiểu về xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
Luận văn đã đánh giá về thực trạng chăn nuôi lợn và những vấn đề của xử
lý chất thải chăn nuôi lợn như: tình hình chăn nuôi lợn; Hệ thống chăn nuôi lợn;
Những đặc trưng của hộ chăn nuôi lợn; Thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
Từ đó luận văn đã nêu ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập xuất hiện trong quá
trình chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi lợn.


4


Luận văn đã đưa ra và đánh giá được những kết quả của từng phương án
xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Luận văn đã phân tích lợi ích và chi phí của các
phương án xử lý chất thải để đưa ra phương án xử lý đem lại hiệu quả cao nhất.
Luận văn đã đánh gia được sự ảnh hưởng của một số yếu tố như quy mô
chăn nuôi, diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi, trình độ và nhận thức của chủ hộ
chăn nuôi, nguồn lực tài chính của hộ chăn nuôi, nguồn cung cấp thông tin về
hoạt động chăn nuôi lợn. Đây là căn cứ khá quan trọng để có những giải pháp tác
động đến những yếu tố này nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn
cho hộ.
Từ các kết quả trên, luận văn đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn của huyện Ứng Hòa. Các giải pháp tác
động đến nhiều vấn đề, từ giải pháp về mặt kinh tế, quản lý và tổ chức, tuyên
truyền giáo dục, hộ trợ kỹ thuật của các cấp các ngành, giải pháp cho từng phương
án xử lý chất thải chăn nuội lợn... Đó là những giải pháp khá hoàn thiện và đầy đủ
để có thể nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại địa phương cũng như
làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hiệu quả hơn trong tương lai.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường
a. Môi trường
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, “môi trường là toàn bộ các

hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tao ra xung quanh mình, trong đó
con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người”.
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Như vậy, môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên hoặc nhân tạo,
lý học, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội cùng tồn tại trong một không gian bao
quanh con người. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau và
tác động lên từng các thể hay cả cộng đồng cùng tồn tại và phát triển.
b. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005): “Ô nhiễm môi trường là
sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Ô nhiễm môi trường còn được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như
nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó
hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng
tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
c. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường là những việc làm trực tiếp hay gián tiếp
nhằm giảm ô nhiễm môi trường xuống giới hạn cho phép được quy định trong
tiêu chuẩn môi trường.

6


2.1.1.2. Khái niệm chất thải chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi

a. Chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là một tập hợp phong phú bao gồm các chất ở tất cả
các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến
hay sử dụng chất thải (Bùi Hữu Đoàn, 2011).
Chất thải chăn nuôi là hỗn hợp của phân, nước tiểu của vật nuôi trộn lẫn
với một số thành phần khác như thức ăn thừa, chất độn chuồng hay chứa các chất
dinh dưỡng không được tiêu hóa, các sản phẩm cuối cùng của trao đổi chất của
vật nuôi và tập hợp ốc vi sinh vật phong phú phát thải từ đường tiêu hóa của vật
nuôi. Chất thải chăn nuôi bao gồm một tập hợp phong phú của các chất hữu cơ,
vô cơ các dư lượng hóa dược thú y, các chất kích thích sinh trưởng, chất phụ gia,
kháng sinh và các chất được phối hợp trong khẩu phần thức ăn cho gia súc, gia
cầm (Trương Thanh Cảnh, 2010).
Các chất thải chăn nuôi phát sinh chủ yếu từ: (a) Chất thải của bản thân
gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông, vảy, da và các phủ tạng loại thải của
gia súc, gia cầm; (b) Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng
cụ và thiết bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi; (c)
Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú ý bị loại ra trong quá trình chăn nuôi;
(d) Bệnh phẩm thú ý, xác gia súc, gia cầm chết; (e) Bùn lắng từ các mương dẫn,
hồ chứa hay lưu trữ, chế biến và xử lý chất thải.
Chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi
trường, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm và sức
khỏe con người. Quy mô chăn nuôi càng nhiều thì lượng chất thải càng nhiều, vì
vậy quy mô càng lớn càng gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp xử lý
chất thải phù hợp (Trịnh Quang Tuyên, 2008).
Chất thải chăn nuôi được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể
hiểu một cách chung nhất: chất thải chăn nuôi là sản phẩm phụ không mong
muốn của quá trình chăn nuôi; chất thải chăn nuôi gồm ba loại: chất thải rắn,
lỏng và khí. Việc phân loại chất thải chăn nuôi chỉ mang tính chất tương đối,
trong thực tế chất thải chăn nuôi tồn tại cả ở dạng phân lỏng hay trung gian giữa
lỏng và rắn hay tương đối rắn. Nhưng chủ yếu thường là dạng hỗn hợp của cả

chất thải rắn, lỏng (hỗn hợp bao gồm phân tươi, nước tắm và rửa chuồng lợn).

7


b. Các vấn đề phát sinh do chất thải chăn nuôi
Gây ô nhiễm môi trường không khí: Tác hại của khí thải chăn nuôi không
những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia súc, gia cầm mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe người nông dân. Môi trường không khí trong chuồng nuôi bị ô
nhiễm là nguyên nhân làm gia tăng bệnh về đường hô hấp, tim mạch ở người và
động vật. Trong báo cáo của FAO (2006), chăn nuôi có vai trò đáng kể làm trái
đất nóng lên và là một trong những đe dọa lớn cho môi trường toàn cầu.
Gây ô nhiễm đất: Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý sẽ gây ô
nhiễm đất. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất,
cây cỏ có thể gây bệnh cho người và gia súc, đặc biệt là các bệnh về đường ruột
như thương hàn, phó thương hàn, viêm gan, giun đũa, sán lá... Theo Menzi
(Menzi, 2001) gia súc thải ra từ 70 – 90% lượng N, khoáng (P, K, Mg) và kim
loại nặng, chất này được thải ra từ môi trường nước hay tồn tại trong đất sẽ gây
ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khi dùng nước thải chưa xử lý người ra
thấy rằng có Salmonella trong đất ở độ sâu 50cm và tồn tại được 2 năm, trứng ký
sinh trùng cũng khoảng 2 năm. Mẫu cỏ sau 3 tuần ngưng tưới nước thải có 84%
trường hợp có Salmonella và vi trùng đường ruột khác, phân tươi cho vào đất có
E.coli tồn tại được 62 ngày, ngoài ra khoáng và kim loại nặng bị giữ lại trong đất
với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc cho cây trồng.
Gây ô nhiễm nguồn nước: Khi lượng chất thải chăn nuôi không được xử
lý đúng cách thải vào môi trường quá lớn làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ,
vô cơ trong nước, làm giảm quá mức lượng oxy hòa tan, làm giảm chất lượng
nước mặt, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật nước, là nguyên nhân tạo nên dòng nước
chết ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường sinh thái.
So với nước bề mặt thì nguồn nước ngầm ít bị ô nhiễm hơn. Tuy nhiên với

quy mô chăn nuôi ngày càng tập trung, lượng chất thải ngày một nhiều, phạm vi
bảo vệ không đảm bảo thì lượng chất thải chăn nuôi thấm nhập vào đất đi vào
mạch nước ngầm và giảm chất lượng nước. Bên cạnh đó, các vi sinh vật nhiễm
bẩn trong chất thải chăn nuôi ó thể xâm nhập vào nguồn nước ngầm, ảnh hưởng
này có tác dụng lâu dài và khó có thể loại trừ.
Gây bệnh và những nguy cơ tới sức khỏe con người và vật nuôi: Chất thải
chăn nuôi là nguồn dinh dưỡng quý giá cho cây trồng, ngoài ra chất thải chăn
nuôi còn có thể được dùng là thức ăn cho chính gia súc gia cầm cùng như trong

8


nuôi trồng thủy sản. Tuy vậy, nếu không được quản lý tốt, chất thải chăn nuôi sẽ
là nguồn ô nhiễm vi sinh vật, là nguồn lây lan dịch bệnh và có nguy cơ ảnh
hưởng tới sức khỏe của vật nuôi và con người. Chất thải chăn nuôi chứa một
lượng lớn vi sinh vật có nguồn gốc từ phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa của
vật nuôi... Trong đó có rất nhiều loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có khả năng
gây bệnh cho người, động vật khi chúng có điều kiện tiếp xúc với vật nuôi mẫn
cảm, nguồn nước hoặc rau quả.
c. Xử lý chất thải chăn nuôi
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải;
thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải (Bùi Quang
Tuấn, 2012).
Xử lý chất thải là một trong những nội dung quan trọng của chu trình quản
lý chất thải. “Quản lý chất thải là các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển,
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải” (Luật Bảo vệ
môi trường, 2005). Quản lý chất thải thực chất là một quy trình bao gồm các hoạt
động tập hợp, đóng gói và lưu trữ tạm thời chất thải tại nhiều điểm thu gom tới
địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận; sau đó

chuyên chở chất thải/rác thải từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến
nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Tại đây, chất thải
được xử lý bằng việc sử dụng công nghệ nhằm làm giảm các thành phần có hại
hoặc không có ích còn lại các thành phần có thể sử dụng được thu hồi để chế
biến thành các sản phẩm mới phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất
của con người.
Xử lý chất thải chăn nuôi là một công việc rất cần được thực hiện trong
các cơ sở chăn nuôi kể cả các hộ chăn nuôi nhỏ gia đình. Nó lại càng quan trọng
trong điều kiện chăn nuôi chật hẹp nhất là khi khu vực chăn nuôi còn nằm trong
khu dân cư cũng như trong cùng một khuôn viên có người sinh sống. Bên cạnh
đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, việc xử lý chất thải chăn nuôi có thể kết hợp
với chế biến và sử dụng chất thải chăn nuôi làm tăng lợi ích kinh tế của người
chăn nuôi.
Như vậy, xử lý chất thải chăn nuôi có thể được hiểu là việc áp dụng các
biện pháp, phương pháp nhằm tiêu hủy bớt, giảm bớt thành phần có hại trong

9


chất thải trước khi đưa vào môi trường hay biến đổi nguồn chất thải chăn nuôi đó
phục vụ trở lại sản xuất nông nghiệp thông qua một số công đoạn. Mục đích của
việc xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm bớt các yếu tố gây hại tới môi trường
khi nó được thải ra, góp phần bảo vệ môi trường.
Mục tiêu quan trọng của việc xử lý chất thải chăn nuôi: (a) Hạn chế đến
mức thấp nhất sự thất thoát các chất dinh dưỡng trong chất thải ra môi trường gây
ô nhiễm và làm giảm giá trị kinh tế của chăn nuôi; (b) Giảm sự phân hủy sinh học
theo hướng bất lợi làm sản sinh nhiều chất gây ô nhiễm và phát tán các chất hữu
cơ, các chất ô nhiễm trong nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý; (c)
Hạn chế sự tạo thành và phát tán khí độc và khí gây mùi vào môi trường không khí
trong quá trình phân giải chất thải; (d) Hạn chế hay tiêu diệt các mầm bệnh phát

sinh từ gia súc, gia cầm hay từ chất thải như các ký sinh trùng, vi sinh vật có khả
năng gây bệnh truyền nhiễm; (e) Tận dụng chất thải chăn nuôi cho các mục đích
kinh tế như sử dụng làm phân bón cho cây trồng, sử dụng làm thức ăn nuôi cá,
giun hay sản xuất khí sinh học (Trương Thanh Cảnh, 2010).
2.1.1.3. Phương án xử lý chất thải chăn nuôi
Phương án xử lý chất thải có thể được hiểu theo nghĩa là những dự kiến về
cách thức, trình tự tiến hành công việc xử lý chất thải trong điều kiện, hoàn cảnh
nào đó.
Phương án xử lý chất thải chăn nuôi thực chất là các phương án xử lý chất
thải được áp dụng cho chất thải chăn nuôi. Một số phương án xử lý chất thải
trong chăn nuôi góp phần giảm ô nhiễm môi trường như: (1) Quy hoạch chăn
nuôi; (2) Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (hệ thống khí sinh học); (3)
Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học (xử lý chất thải bằng men sinh học, chăn
nuôi đệm lót sinh học); (4) Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ Compost; (5) Xử
lý bằng công nghệ ép tách phân; (6) Xử lý nước thải bằng oxi hóa (xử lý bằng
sục khí, bằng o – zôn, bằng Hydro – peoxit). (7) Thay đổi khẩu phần ăn cho vật
nuôi, sử dụng men vi sinh vật trộn vào thức ăn của vật nuôi.
2.1.1.4.. Phân tích phương án xử lý chất thải chăn nuôi về mặt lợi ích – chi phí
a. Khái niệm phân tích lợi ích – chi phí
Phân tích có thể được hiểu là việc phân chia đối tượng nhận thức thành
nhiều bộ phận, từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu
thành và quan hệ nhân quả giữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận

10


xét nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Nhưng trong đề tài, phân tích được giới hạn
trong phạm vi đi sâu để phân tích chi phí, lợi ích và các yếu tố ảnh hưởng đến
vấn đề nghiên cứu.
Phân tích lợi ích – chi phí là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết định

đưa ra chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên khan hiếm,
làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, phân tích lợi ích – chi phí là một
công cụ chính sách cho phép các nhà hoạch định chính sách quyền được lựa chọn
các giải pháp thay thế có tính cạnh tranh với nhau (cụ thể trong trường hợp đánh
giá tác động tới môi trường) (Vũ Thế Chinh, 2003).
Dưới góc độ xem xét dự án, phân tích chi phí - lợi ích là một trong những
kỹ thuật phân tích dự án đã được đề xuất hoặc ban hành để xác định xem tiến
hành các dự án đó tác động thế nào đến lợi ích cộng đồng hoặc để lựa chọn giữa
hai hoặc nhiều dự án loại trừ lẫn nhau. CBA tiến hành thông qua việc gán giá trị
tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị
của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị
lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển
khai (Trần Võ Hùng Sơn, 2001). Phân tích lợi ích – chi phí còn là công cụ xác
định và so sánh chi phí và lợi ích của một chương trình, chính sách để đánh giá
chương trình, chính sách làm tăng hay giảm phúc lợi kinh tế của xã hội.
Trong phân tích và đánh giá chính sách công, phân tích lợi ích – chi phí
CBA (Cost-Benefit Analysis) là công cụ kỹ thuật cho phép đưa ra một tính toán
định lượng, quy đổi tất cả các chi phí và lợi ích về một đơn vị đo lường thống
nhất là giá trị tiền tệ giúp cho người ra quyết định dễ dàng lựa chọn phương án
của. Thông qua phân tích chi phí-lợi ích, một chính sách hay một hoạt động được
thực hiện khi và chỉ khi lợi ích của chính sách hay hoạt động đó thu về lớn hơn
so với chi phí bỏ ra. Trong trường hợp có nhiều chính sách hay hoạt động phải
lựa chọn trong hoàn cảnh nguồn lực có hạn thì chính sách, hoạt động nào có lợi
ích ròng lớn nhất sẽ được lựa chọn.
Như vậy, CBA là một pháp thường được tiến hành trong quá trình ra
quyết định nên chấp nhận hay loại bỏ một phương án dựa trên tính hiệu quả của
nó hoặc quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều phương án có tính chất loại trừ
lẫn nhau. Nó là một phương pháp hữu ích và logic để xem xét các vấn đề, giúp
đánh giá một cách rõ ràng, đơn giản và chính xác những chi phí cũng như lợi ích


11


×