Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thực trạng và một số giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.7 KB, 100 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

0

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................2
1.1. Mục tiêu chung.......................................................................................2
1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
2.1. Về nội dung.............................................................................................3
2.2. Về thời gian.............................................................................................3
2.3. Về không gian.........................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
4. Kết cấu của luận văn:.....................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI....................................................................................................................4
I.Cơ sở lý luận sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội.........................4
1.Vai trò của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội...................................4
1.1.Vai trò của sản xuất rau an toàn...............................................................4
1.2.Vai trò của tiêu thụ rau an toàn................................................................4
2. Đặc điểm của sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn..............................6
2.1. Đặc điểm về sản xuất rau........................................................................6
2.2. Đặc điểm về thị trường rau.....................................................................7
3.Rau an toàn?Tiêu chuẩn rau an toàn?.............................................................7
3.1.Khái niệm rau an toàn..............................................................................7
3.2. Tiêu chuẩn rau an toàn............................................................................8
4.Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.....................9
4.1.Nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn............................................9
4.2.Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn...........................................10


4.1.1. Nhóm nhân tố thị trường: ................................................................10
4.1.2.Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất
và tiêu thụ rau an toàn:.....................................................................................13
4.1.3.Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ: .....................................13
Nguyễn Thuỳ Linh
NN 46B

Lớp


5. Sự cần thiết, nội dung của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.........................14
5.1. Sự cần thiết của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn..................................14
5.2.Nội dung của vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau an toàn............................15
5.2.1.Về sản xuất rau an toàn.....................................................................15
5.2.2. Nội dung trong tiêu thụ rau an toàn.................................................17
II. Cơ sở thực tiễn của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn............................22
1.Tình hình tiêu thụ và nhu cầu rau an toàn trên thế giới................................22
2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam................................23
2.1. Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam..........................................................23
2.2. Tiêu thụ rau an toàn...............................................................................24
3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại một số tỉnh
ở Việt Nam.......................................................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN
TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................29
I. Lợi thế của Hà Nội trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn....................29
1. Vị trí địa lý...................................................................................................29
2. Điều kiện kinh tế- xã hội..............................................................................30
II. Khó khăn của Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
..........................................................................................................................33
III. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành

phố Hà Nội......................................................................................................35
1.Tình hình sản xuất rau ở Hà Nội...................................................................35
1.1. Tình hình phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn ở Hà
Nội....................................................................................................................35
1.1.1. Tình hình phát triển về diện tích rau an toàn...................................36
1.1.2. Tình hình phát triển về năng suất rau an toàn..................................37
1.1.3. Tình hình phát triển về sản lượng rau an toàn của Hà Nội..............39
1.2. Bố trí cơ cấu sản xuất rau an toàn tại một số quận, huyện ngoại
thành Hà Nội....................................................................................................41
1.2.1. Bố trí sản xuất rau an toàn:..............................................................41
1.2.2. Cơ cấu sản xuất rau an toàn theo chủng loại:..................................42


Khoá luận tốt nghiệp

1

1.3. Về chất lượng rau an toàn:....................................................................43

Nguyễn Thuỳ Linh
NN 46B

Lớp


1.4. Quá trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.............44
1.5. Đầu tư cho phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố
Hà Nội:.............................................................................................................45
1.6. Các hình thức tổ chức sản xuất RAT ở Hà Nội.....................................46
2. Tình hình tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................47

2.1. Tổ chức quản lý thị trường rau an toàn.................................................47
2.2. Hệ thống các cửa hàng kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành
phố Hà Nội.......................................................................................................48
2.3. Một số nhân tố về phía người tiêu dùng ảnh hưởng tới tiêu thụ
RAT..................................................................................................................55
2.3.1 Nhu cầu rau trên địa bàn thành phố Hà Nội......................................55
3. Đánh giá kết quả đạt được của Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ
rau an toàn và những vấn đề còn tồn tại..........................................................59
3.1. Đánh giá kết quả đạt được của việc sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................................59
3.2. Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên
địa bàn thành phố Hà Nội................................................................................65
3.2.1.Về sản xuất:.......................................................................................65
3.2.2. Về tiêu thụ:.......................................................................................67
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................72
I. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà
Nội....................................................................................................................72
1.Về sản xuất:...................................................................................................72
2. Về tiêu thụ....................................................................................................73
II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn ở Hà Nội..................................................................................................74
1.Mở rộng diện tích, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm RAT..............74
1.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất RAT....................................74
1.2. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất RAT.................76


1.3.Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
sản xuất RAT....................................................................................................77

1.4. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng RAT.......................................78
1.5. Đào tạo nâng cao trình độ cho người sản xuất......................................79
2.Tăng cường đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm rau an toàn..................80
2.1. Đẩy mạnh hoạt động bảo quản, chế biến rau an toàn...........................80
2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động bảo quản RAT................................................80
2.1.2. Đẩy mạnh hoạt động chế biến RAT.................................................81
2.1.3. Xây dựng thương hiệu sản phẩm RAT.............................................82
2.1.4. Nâng cao công tác tổ chức quản lý và kinh doanh RAT..................83
2.1.5. Nâng cao hiểu biết cho người tiêu dùng và tăng cường lòng tin
của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm RAT........................................85
2.1.6. Hợp tác và liên kết trong sản xuất rau.............................................86
2.1.7. Xác định cơ cấu chủng loại rau........................................................87
3. Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển sản xuất RAT....................87
4. Tăng cường năng lực quản lý của Nhà nước trong phát triển sản xuất
và tiêu thụ RAT:...............................................................................................88
5. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất rau an
toàn như:..........................................................................................................88
KẾT LUẬN.....................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................93


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Kênh phân phối rau tại Việt Nam............................................................19
Sơ đồ 2: Mạng lưới tiêu thụ RAT...........................................................................50
Bảng 1: Diện tích và dân số các quận, huyện nội ngoại thành thành phố Hà Nội
năm 2007................................................................................................29
Bảng 2: Tình hình phát triển về diện tích rau an toàn ở Hà Nội...........................36
Bảng 3:Diện tích rau an toàn của các quận huyện ở Hà Nội giai đoạn 2002-2006.. .37
Bảng 4: Năng suất rau an toàn bình quân ở Hà Nội.............................................38
Bảng 5: Năng suất rau an toàn các quận, huyện Hà Nội giai đoạn 2002-2006....38

Bảng 6: Sản lượng rau an toàn của Hà Nội giai đoạn 2003 - 2006......................39
Bảng 7: Sản lượng RAT các quận huyện của Hà Nội giai đoạn 2003-2006..........40
Bảng 8: Bố trí diện tích sản xuất rau an toàn tại một số quận huyện ngoại thành
Hà Nội....................................................................................................41
Bảng 9: Bố trí cơ cấu rau an toàn theo chủng loại của Hà Nội.............................43
Bảng 10: Đối tượng mua rau an toàn chủ yếu.......................................................52
Bảng 11: Lựa chọn của người tiêu dùng về RAT...................................................53
Bảng12: Quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng..................................54
Bảng 13. Nhu cầu rau tươi của Hà Nội năm 2006.................................................55
Bảng 14. Nhận thức RAT của người tiêu dùng.......................................................56
Bảng 15: Tình hình sử dụng RAT của người dân Hà Nội......................................57
Bảng 16: Sự tin tưởng vào RAT Hà Nội.................................................................57
Bảng 17. Ảnh hưởng của các yếu tố tới quyết định sử dụng RAT của khách hàng.......58
Bảng 18: Tình hình tiêu thụ RAT tại một số quận, huyện taị Hà Nội năm 2006
Bảng 19:Chỉ tiêu kết quả và hiệu quả tồng hợp đạt được về sản xuất rau an toàn
giai đoạn 2003- 2006..............................................................................64


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thuỳ Linh

1

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

2


2. Phạm vi nghiên cứu.
2.1. Về nội dung.
Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT , nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng, các mối quan hệ tác động đến kết quả và đề xuất giải pháp phát triển sản
xuất RAT.
2.2. Về thời gian.
Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2003- 2006, đề
xuất giải pháp phát triển và tiêu thụ RAT đến 2010 và những năm tiếp theo.
2.3. Về không gian.
Nghiên cứu tập trung vào các Quận, huyện của Hà Nội có sản xuất RAT. Chủ yếu
tập trung 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích
so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp dự báo, phương pháp logic.
- Thu thập số liệu từ cơ sở thực tập và thông qua tham quan thực tiễn tại cơ sở sản
xuất RAT tại huyện Gia Lâm.
4. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và một số mục lục có liên quan đề tài của em
gồm 3chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa
bàn thành phố Hà Nội
+ Chương 2: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và
tiêu thu RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thông qua bài viết này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Th.S
Võ Thị Hoà Loan đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tuy nhiên do
khuôn khổ đề tài và kiến thức có hạn nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chính vì
vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô.


Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I.Cơ sở lý luận sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội
1.Vai trò của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội
1.1.Vai trò của sản xuất rau an toàn
- Đối với người tiêu dùng: Chính rau tươi, khô, ăn sống hay nấu chín sẽ cung
cấp một lượng Vitamin thiên nhiên và các khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể. Khi
được bổ sung Vitamin cần thiết cho cơ thể, các phản ánh sinh hoá trong cơ thể diễn
ra trọn vẹn, hỗ trợ hoạt động bình thường của các tuyến nội tiết, bảo vệ hệ thần
kinh. Từ đó cơ thể giảm bớt bệnh tật (chống lão hoá, chống tim mạch, chống ung
thư, chống loãng xương…), cắt đứt vòng luẩn quẩn đói nghèo, bệnh tật.
- Đối với người sản xuất: sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tạo điều kiện cho
người nông dân có thu nhập cao (nếu đạt được tiêu chuẩn rau an toàn thì giá cao
hơn gấp 1,5- 2 lần so với rau thường), người sản xuất có thể tiếp cận với công nghệ
kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất: công nghệ trồng trong nhà lưới, vườn treo không
dùng đất, kỹ thuật trồng rau…Và với xu thế tiêu dùng những “sản phẩm sạch” khi
đất nước ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng, sức khoẻ là vấn đề đặt lên
hàng đầu thì việc tăng cường sản xuất rau an toàn là để đáp ứng mặt cầu của người
tiêu dùng.
1.2.Vai trò của tiêu thụ rau an toàn.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khâu sản xuất và khâu tiêu thụ có mối
liên hệ mật thiết, tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, ý nghĩa quan trọng của sản
xuất là ở chỗ nó tạo ra sản phẩm xã hội và phục vụ tiêu dùng xã hội. Tiêu thụ là
mục đích tạo ra động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, nó định ra cơ cấu,
khối lượng, chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Việc định
ra kế hoạch sản xuất cái gì, với khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào phải
căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Nếu sản xuất ồ ạt không tính
đến tiêu thụ sẽ dẫn tới tình trạng ế thừa, tồn đọng sản phẩm, gây lãng phí và thiệt
hại cho doanh nghiệp.
Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

4

- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định khâu cung ứng yếu tố đầu vào. Tiêu
thụ quyết định khối lượng, chất lượng, nhịp độ sản xuất ra sản phẩm, do đó sản xuất
lại quyết định khâu cung ứng, phải cung cấp cho nó bao nhiêu những phương tiện,
thiết bị, nguyên vật liệu, và với thời gian và nhịp điệu cung cấp như thế nào?. Như
vậy thị trường gián tiếp thông qua sản xuất quyết định hoạt động cung ứng.
- Tiêu thụ sản phẩm quyết định đến kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ càng có hiệu quả cao thì doanh nghiệp
thu được khoản lợi nhuận càng lớn.
- Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của các thành
phần kinh tế. Đó là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm
ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông và từ lưu thông tới người tiêu dùng.
Tiêu thụ hết và kịp thời giá trị sản phẩm là một tín hiệu tốt cho các cơ sở sản xuất

điều chỉnh kế hoạch hợp lý cho quá trình sản xuất tiếp theo, giúp cho cơ sở sử dụng
hợp lý các yếu tố nguồn lực.
- Tiêu thụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong sản xuất hàng hoá tiêu
thụ đóng vai trò quyết định. Sản phẩm mà sản xuất ra không tiêu thụ được báo hiệu
sự bế tắc không phát triển được của cơ sở sản xuất, nguy cơ thua lỗ phá sản là
không thể tránh khỏi. Mặc dù tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh nó chỉ diễn ra sau quá trình sản xuất kết thúc nhưng lại là khâu đóng vai trò
định hướng phát triển cho các cơ sở.
- Mặt khác, hoạt động tiêu thụ phát triển có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản
xuất hàng hoá, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất tăng lên, tạo ra nhiều sản
phẩm làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó, nếu công tác này
hoạt động có hiệu quả sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mô
sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần gián tiếp vào việc đẩy
lùi các tệ nạn xã hội. Đồng thời nó giúp các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối
với Nhà nước thông qua việc đóng các khoản thuế theo quy định của pháp luật. Nhờ
đó, ngân sách Nhà nước ngày càng được mở rộng đồng nghĩa với việc hoàn thiện
dần các công trình công cộng và các chương trình phúc lợi xã hội.

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

5

2. Đặc điểm của sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn.
2.1. Đặc điểm về sản xuất rau.
RAT trước hết là sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp bởi vậy nó có

những đặc điểm chung của sản phẩm nông nghiệp: đối tượng của sản xuất nông
nghiệp là sinh vật, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, phân bố sản xuất
không tập trung, cung về nông sản hàng hoá và cầu về đầu vào có tính thời vụ và
sản phẩm nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với các doanh nghiệp dịch vụ.
Sản phẩm rau các loại (ở dạng tươi hoặc đã qua chế biến) ngày càng giữ một
vị trí quan trọng trong tiêu dùng của đại bộ phận dân cư, nhu cầu về rau có xu
hướng tăng lên và thị trường rau thế giới đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà
sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sản phẩm rau có những điểm đặc thù, đặt ra những
đòi hỏi riêng trong sản xuất và chế biến:
- Rau là cơ thể sống có quá trình phát sinh, phát triển riêng, là một trong những
mặt hàng dễ hỏng, dễ có sự hao hụt tổn thất (nhất là trong chế biến và vận chuyển) sau
khi thu hoạch và có giá trị kinh tế tương đối thấp, vì thế muốn thu được hiệu quả kinh
doanh cao, các nhà sản xuất và kinh doanh phải có chế độ bảo quản tốt.
- Sản xuất rau yêu cầu lao động cao, sản phẩm là thân lá, củ có thời hạn sử
dụng ngắn, có hàm lượng nước cao do vậy chất lượng dễ thay đổi dưới tác động của
môi trường bên ngoài (nếu thời tiết nóng kích thích làm cho rau nhanh ủng hơn đặc
biệt là các loại rau ăn lá nên chi phí bảo quản rau là rất lớn. Mặt khác trong rau hàm
lượng nước tới 80 – 90% do vậy yêu cầu chế độ nước tưới nghiêm ngặt.
- Sản xuất rau mang tính thời vụ cao: mùa nào thì rau ấy, và so với các loại
khác rau có chu kỳ sống tương đối ngắn nên khả năng quay vòng trong sản xuất rau
rất lớn. Tính thời vụ trong sản xuất rau thể hiện: mỗi loại rau thích ứng với thời vụ
và điều kiện phát triển riêng. Từ đó bố trí trồng xen trồng gối các loại rau như thế
nào để đạt năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích mà vẫn đảm bảo được tính
thời vụ.
- Sản xuất rau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tính vùng cụ thể. Điều đó
thể hiện mỗi vùng có điều kiện khí hậu thời tiết rất khác nhau, điều kiện thời tiết khí

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B



Khoá luận tốt nghiệp

6

hậu, lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với
điều kiện hình thành và sử dụng đất. Mặt khác việc sản xuất rau cũng chịu ảnh
hưởng lớn của điều kiện tự nhiên: ví dụ như trong vụ trồng rau xảy ra mưa to, mưa
đá có thể gây ra mất trắng vụ rau đó…
Tóm lại để sản phẩm rau có thể đến tay người tiêu dùng thì việc sản xuất và
kinh doanh rau phải được hình thành trên cơ sở đồng bộ,khép kín.Từ kỹ thuật gieo
trồng, trình độ thâm canh cao, tạo nguồn cung tập trung, đến quy trình xử lý hợp lý
sau thu hoạch, hệ thống bảo quản và vận tải thích hợp.
2.2. Đặc điểm về thị trường rau
- Cung trên thị trường rau có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong ngắn
hạn, khi giá thị trường tăng hay giảm thì lượng cung cũng ít thay đổi do đặc điểm
của quá trình sản xuất rau: Rau là đối tượng có yêu cầu phù hợp cao về đất đai, thổ
nhưỡng, khí hậu…
- Cầu về rau có những đặc điểm chung như cầu mọi hàng hoá là chịu sự tác
động của rất nhiều yếu tố như: dân số, thu nhập người tiêu dùng, giá cả, phong tục,
tập quán, thị hiếu…ngoài ra còn có một số đặc điểm cơ bản khác:
+ Chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen tiêu dùng, việc tiêu dùng phụ thuộc rất
lớn vào khẩu vị của mỗi người, đặc điểm này rất quan trọng trong việc nghiên cứu,
xác định nhu cầu khác nhau ở mỗi khu vực.
+ Chất lượng và vệ sinh dịch tễ có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ bởi mặt
hàng rau có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của người tiêu dùng.
+ Có khả năng thay thế cao, khi giá một mặt hàng rau nào tăng lên thì người
tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang mua mặt hàng rau khác.
3.Rau an toàn?Tiêu chuẩn rau an toàn?

3.1.Khái niệm rau an toàn
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên
diện tích đất có thành phần hoá- thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm
lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo
vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn đọng trong đất đai), được sản xuất

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

7

theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra.
Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân
bón nguồn gốc vô cơ và các chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế
hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục
cho phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng các chất độc hại nhất định nhưng
không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.
Trong đời sống hàng ngày rau được gọi là rau an toàn để phân biệt một cách
chính xác hơn, khái niệm rau an toàn nên sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất
theo quy trình canh tác đặc biệt, như rau thuỷ canh, rau “hữu cơ”…Mức độ đảm bảo
các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau an toàn cao hơn rau thường. Rau
an toàn ở Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác bằng kỹ
thuật thông thường, khó kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở các
nước phát triển, với quy trình công nghệ sản xuất rau chuẩn hoá, với việc sử dụng

phân bón và chất bảo vệ thực vật kiểm soát được, vấn đề rau an toàn được kiểm
soát.
Khái niệm về rau an toàn bao hàm rau có chất lượng tốt, có dư lượng các hoá
chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu. Pb.Cd, As) Nitrat của con người ở dưới
mức các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của
FAO, WTO. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ nhất định về vệ
sinh an toàn thực phẩm cho mặt hàng rau “sạch”.
3.2. Tiêu chuẩn rau an toàn
Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản nhất là rau cần được quan tâm vì
rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp
Vitamin, vi lượng, chất xơ…cho con người không thể thay thế. Việc ô nhiễm vi sinh
vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc
biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài tới sức
khoẻ cộng đồng. Chính vì vậy việc đẩy nhanh sản xuất rau an toàn cung cấp tiêu

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

8

dùng nội điạ và xuất khẩu đòi hỏi rất cần thiết, rau an toàn phải đạt những tiêu
chuẩn sau:
+Về hình thái: Sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của loại
rau, đúng độ chín kỹ thuật, không dập nát hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và
có bao gói thích hợp.
+Về nội chất: phải đảm bảo mức quy định cho phép:

* Dư lượng các loại hoá chất bảo vệ thực phẩm trong sản phẩm rau
* Hàm lượng Nitrat tích luỹ trong sản phẩm rau
* Hàm lượng tích luỹ của một số kim loại nặng chủ yếu như: chì, thủy ngân,
Asen, đồng…
* Mức độ ô nhiễm của các vi sinh vật gây bệnh.
Sản phẩm rau chỉ được coi là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàm
lượng tồn dư trên không vượt quá giới hạn quy định.
Tóm lại theo quan điểm của hầu hết các nhà khoa học cho rằng “rau an toàn”
là rau không dập nát, hư hỏng, không có đất, bụi bám quanh, không chứa các sản
phẩm hoá học độc hại, hàm lượng Nitrat, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo các tiêu chuẩn an toàn,
và được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim loại nặng, canh tác theo những
quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổng hợp, hạn chế sử dụng phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ tối thiểu cho phép.
4.Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
4.1.Nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn
- Sản xuất phụ thuộc vào điều kiện khí hậu: Sản phẩm rau rất đa dạng, mỗi
loại lại có một quy trình gieo trồng cũng như cách bảo quản khác nhau.
- Tính mùa vụ: Đây là đặc điểm quan trọng của sản phẩm nông nghiệp nói
chung,và của sản phẩm rau nói riêng, Trước đây để có được sản phẩm cung cấp cho
miền Nam thì miền Bắc lại phải tiến hành sản xuất sớm hơn vào mùa xuân và muộn
hơn vào mùa thu so với mùa vụ của miền Nam nước ta.Tuy nhiên nhiều năm trở lại

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp


9

đây nhờ có những cải tiến trong phương pháp sản xuất cũng như đa dạng các loại
rau mà người nông dân lại có điều kiện mở rộng mùa vụ sản xuất của mình.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Đây là điều kiện tiên quyết để mở rộng sản xuất
cũng như tăng năng suất và giữ cho mức giá tương đối ổn định. Công nghệ có ý
nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ quá trình sản xuất trở nên dễ dàng hơn bằng việc rút
ngắn thời gian, bảo quản chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình, cắt giảm chi phí
vận chuyển. Đặc biệt là công nghệ kéo dài vòng đời của sản phẩm, giữ cho sản
phẩm được tươi nguyên, giữ nguyên chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đến
nơi tiêu thụ bằng cách hạ thấp tần suất hô hấp của sản phẩm, kiểm soát và điều
chỉnh độ oxy, cacbondioxit, nitơ trồng rau.
Ngoài ra còn có nhóm cung ứng yếu tố đầu vào khác như: vốn, đất đai.cơ sở
vật chất kỹ thuật, chính sách bảo hộ của chính phủ…cũng như việc kết hợp chặt chẽ
những yếu tố một cách linh hoạt tạo mọi điều kiện cho việc quay vòng phát triển
sản xuất rau.
4.2.Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn
- Dân số: Sản phẩm RAT cũng giống như các hàng hoá tiêu dùng khác, quy
mô dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, điều đó có nghĩa sức mua của
thị trường càng nhiều. Đây là một lợi thế của các đô thị đông dân cư nói chung và
Hà Nội nói riêng
4.1.1. Nhóm nhân tố thị trường: có ảnh hưởng rất lớn, chi phối quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, có thể xem xét các yếu tố sau:
- Thu nhập của người dân: có ảnh hưởng tới tiêu dùng nói chung và đặc biệt
với tiêu dùng RAT thể hiện khá rõ. RAT có đầu tư chi phí cao hơn rau thường
nhưng năng suất lại thấp hơn, dẫn tới giá thành cao hơn kết hợp với quá trình lưu
thông phân phối yêu cầu phải đáp ứng nhất định về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
do vậy giá bán tới người tiêu dùng thường khá cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ
tới lượng tiêu thụ sản phẩm.
- Nhu cầu thị trường: Chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu

cầu này của người tiêu dùng có liên quan đến thu nhập, quá trình đô thị hoá, thông

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

10

tin và giáo dục. Những thông tin và giáo dục về vấn đề sức khoẻ đã ảnh hưởng tới
ưu tiên trong tiêu dùng đối với rau an toàn của người dân. Rất nhiều chiến dịch khác
nhau đã cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về lợi ích đối với sức khoẻ
từ việc ăn rau an toàn. Các nghiên cứu khoa học, các chiến dịch thông tin cộng đồng
đều khẳng định vai trò của rau, khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn.
Một thay đổi nữa trong xu hướng tiêu dùng đó là xu hướng gia tăng nhu cầu với các
sản phẩm trái vụ. Người tiêu dùng có thu nhập cao sẵn sàng trả mức giá cao hơn
cho các sản phẩm rau an toàn trái vụ.
Xu hướng tăng cường chế độ ăn kiêng của người dân cũng khuyến khích ăn nhiều
rau an toàn vì rất có lợi cho sức khoẻ.
- Cung sản phẩm rau an toàn: có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng,
chất lượng, vệ sinh an toàn và về đối tượng tiêu dùng. Vì vậy tính không hoàn hảo
của thị trường rau thể hiện đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp.
+ Về cơ cấu chủng loại rau: RAT cũng giống như các sản phẩm trồng trọt
khác, có tính mùa vụ. Khi chính vụ giá rau giảm xuống một phần do năng suất trồng
chính vụ cao, mặt khác do ảnh hưởng của rau đại trà, những khi trái vụ khan hiếm,
giá cả lại tăng cao.
+ Chất lượng sản phẩm: thể hiện ở giá trị dinh dưỡng, hương vị, độ tươi,
VSATTP và hình thức bề ngoài. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết

định tới sức mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên việc đánh giá chất lượng sản phẩm
nói chung và sản phẩm RAT nói riêng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
Khi số lượng cung của một sản phẩm tăng lên sẽ làm cho cầu sản phẩm đó
giảm xuống và ngược lại. Để tổ chức tốt tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, các nhà sản
xuất kinh doanh phải hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh của mình về số lượng,
chất lượng và về đối tượng khách hàng.
- Giá cả là yếu tố quan trọng: RAT được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt,
chi phí vật chất, cung lao động cao hơn, năng suất thấp hơn so với phương thức
canh tác truyền thống, bởi vậy giá cả RAT cũng cao hơn, thời vụ cung cấp chưa đáp
ứng nhu cầu người tiêu dùng, do vậy giá cả thường không ổn định trong thời gian

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

11

dài, mặt khác lại chịu tác động rất lớn của mùa vụ rau thường. Có thể nói giá cả là
thước đo sự điều hoà cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy
sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Tuy nhiên khi xem
xét yếu tố giá cả cần chú ý đến:
+ Chất lượng rau an toàn: rau đã được qua kiểm nghiệm hay chưa? Vì điều
đó có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Đối với người sản xuất chất
lượng rau tốt tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng, nếu là rau an toàn thực sự
thì người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao hơn gấp 1,5-2 lần so với rau thường,
mặt khác còn tạo được lòng tin đối với khách hàng cả trong hiện tại và tương lai đặc
biệt là làm tăng lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng tạo cho họ một sự an tâm khi sử

dụng sản phẩm,và đảm bảo có sức khoẻ tốt.
+ Loại sản phẩm thay thế rau an toàn: Khi giá cả rau an toàn tăng lên làm
nhu cầu sản phẩm thay thế có thể tăng lên như hoa tươi, rau thường.
+ Loại sản phẩm bổ sung: là những sản phẩm mà khi sử dụng một loại sản
phẩm nay phải sử dụng kèm theo loại sản phẩm khác như: trái cây…
Ngoài ra cần phải chú ý tới một số chỉ tiêu: hệ số co giãn của cầu rau an toàn so với
giá, thu nhập, hệ số co giãn chéo…từ đó người sản xuất có thể có chiến lược kinh
doanh phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Công tác Marketing: để tiêu thụ được sản phẩm RAT, một số cơ sở sản
xuất và tiêu thụ của Nhà nước và HTX tiêu thụ đã tìm kiếm thị trường, giới thiệu và
quảng cáo sản phẩm của họ. Tuy nhiên thực tế lượng RAT tiêu thụ theo đúng nghĩa
với tên của nó còn hạn chế, khả năng tiếp thị của người nông dân bị giới hạn do họ
thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu phương tiện, và thiếu vốn để thực hiện. Họ thực
sự chỉ biết sản xuất RAT và khả năng sản xuất của họ còn được phát huy khi sản
phẩm RAT có thị trường rộng lớn. Hiện nay khâu tiêu thụ họ trông chờ vào các tổ
chức kinh tế Nhà nước hoặc nếu không họ chỉ biết bán như rau thường tại các chợ
truyền thống.

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

12

4.1.2.Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn:
- Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật: RAT là sản phẩm đòi hỏi quy định

nghiêm ngặt về chất lượng nên việc đầu tư cơ sở vật chất cho tất cả các khâu từ sản
xuất tới tiêu thụ, nếu không được đáp ứng thì có thể rau sản xuất ra không đảm bảo
các chỉ tiêu của RAT. Nếu một khâu trong quá trình sản xuất- tiêu thụ không được
đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của cả ngành hàng. Ví dụ trong quá trình vận
chuyển, bày bán tại các quầy, cửa hàng không đủ điều kiện kinh doanh RAT sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng vệ sinh, trước hết hình thức có thể dập, úa sẽ không hấp dẫn
người tiêu dùng. Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: hệ thống cơ sở hạ
tầng, đường sá giao thông, các phương tiện thiết bị vận tải, hệ thống bến cảng kho
bãi, hệ thống thông tin liên lạc…Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo đảm lưu thông nhanh chóng, kịp thời, an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm.
- Các nhân tố về kỹ thuật về công nghệ sản xuất và tiêu thụ: đặc biệt quan
trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn,
hệ thống chế biến với những dây chuyền công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng thêm giá
trị của rau. Công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch của sản phẩm rau an toàn
càng hiện đại càng tránh được sự hao hụt mất mát trong quá trình thu hoạch, làm
tăng thêm giá trị chất lượng sản phẩm mà vẫn không làm mất đi các chất dinh
dưỡng. Đổi mới công nghệ chế biến còn tạo nên sản phẩm rau an toàn và đổi mới
tập quán tiêu dùng truyền thống, kích thích và mở rộng tính đa dạng trong tiêu dùng
sản phẩm rau an toàn.
4.1.3.Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ: Trong nền kinh tế thị
trường khả năng tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng phụ thuộc vào trình độ và
năng lực tổ chức sản xuất của người sản xuất, kinh doanh, nghệ thuật và khả năng
tiếp thị, Marketing, tổ chức hệ thống tiêu thụ rau an toàn đến người tiêu dùng. Vì
vậy việc đào tạo bồi dưỡng trình độ kiến thức kinh tế quản lý cho các nhà sản xuất
kinh doanh là rất cần thiết và hết sức quan trọng.

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B



Khoá luận tốt nghiệp

13

Ngoài ra vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn bị ảnh hưởng của chủ trương, chính
sách: Theo góc độ vĩ mô, Đảng và Nhà nước cũng như các cơ quan nghiên cứu đã
ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững.
Việc triển khai phát triển sản xuất RAT là một trong những việc làm đi theo định
hướng mới hiện nay, còn trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND, các Sở, Ban ngành
đã thành lập Ban tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn, trong đó
sản phẩm RAT rất được chú trọng. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều chủ
trương, công việc cụ thể giao cho các Sở NN&PTNT, Sở Y tế. Đây là yếu tố thuận lợi
cho các đơn vị triển khai sản xuất và tiêu thụ RAT. Tuy nhiên bên cạnh việc triển khai
ban hành các chủ trương, chính sách bằng văn bản, việc tiêu thụ RAT rất cần có sự kiểm
tra, giám sát, bảo đảm chất lượng của các cấp có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lợi
cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao lòng tin của người tiêu dùng.
5. Sự cần thiết, nội dung của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
5.1. Sự cần thiết của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Về mặt văn hoá, rau đóng một vai trò chủ đạo trong thói quen ăn uống của
người Việt Nam, ăn rau hàng ngày được xem là cách chính để cung cấp chất
khoáng, các vitamin và để ăn kèm với hầu hết các món ăn khác. Trong nhiều năm
qua, đất nước đã tự cung tự cấp đủ về lương thực, mức sống tăng lên, nhu cầu của
người dân cũng tăng nhanh về mặt số lượng và nhất là về chất lượng. tại các thành
phố lớn của Việt Nam nhu cầu về rau và đòi hỏi về chất lượng rau cũng cao hơn so
với các vùng khác trong nước. Vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ngày càng
được xã hội đặc biệt quan tâm, việc ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại
nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng
không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài tới sức khoẻ cộng đồng.
Hầu hết các hộ sản xuất chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng rau mà ít

quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nên tình trạng sử dụng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, và không đảm bảo thời gian cách ly nên đã gây ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

14

Mặc dù vậy rau an toàn, rau đảm bảo vệ sinh vẫn là lựa chọn hàng đầu của
các tổ chức trường học, bếp ăn tập thể, các doanh nghiệp, với số lượng lớn và lâu
dài. Rõ ràng sản xuất rau an toàn đã mang lại hiệu quả hơn hẳn so với rau sản xuất
theo phương pháp thông thường. Vấn đề cơ bản hiện nay việc xây dựng tập trung
với khối lượng lớn và chủng loại phong phú đi liền với việc xây dựng mạng lưới
tiêu thụ có sự xác nhận chất lượng của các cơ quan chức năng để người tiêu dùng dễ
dàng lựa chọn. Với ưu thế về đất đai, nguồn nhân lực dồi dào kinh nghiệm, thị
trường tiêu thụ thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng cao của người dân, Hà Nội có thể phát
triển nhiều loại rau chất lượng bảo đảm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị
thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông
dân, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc sản xuất rau an toàn
bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông
nghiệp hiện nay mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá
trong điều kiện Việt Nam vừa trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới,
mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản
xuất. Chính vì lý do trên mà vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là rất cần thiết.
5.2.Nội dung của vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

5.2.1.Về sản xuất rau an toàn.
5.2.1.1.Vườn ươm và hạt giống: Đất gieo phải sạch tơi xốp, vườn ươm bố trí nơi
quang đãng, không bị che rợp để có cây con cứng cáp, ít sâu bệnh, liếp ươm cần cao
ráo, dễ thoát nước bằng phẳng, để ánh sáng nước tưới phân bố đều.
- Hạt giống phải được xử lý trước khi gieo bằng cách: phơi nắng nhẹ vài giờ
hoặc ngâm nước ấm (2 sôi+3 lạnh) để kích thích sự nảy mầm hoặc xử lý bằng hạt
Benlate, Zineb, Ridomy1 bằng cách trộn hạt với thuốc để tạo thành một lớp áo
mỏng quanh hạt.
- Hạt gieo ở mật độ vừa phải, tránh làm lãng phí hạt giống và cây con không
mọc chen chúc, yếu ớt, có thể tỉa bớt cây con ở nơi dày cấy sang nơi khác, nếu có
khả năng nên gieo hạt vào bầu bằng nylon có đục lỗ, lá dừa hoặc lá chuối, hoặc gieo

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

15

hạt liếp ươm hoặc các vật liệu như lưới, vòng kẽm hoặc tre, lá để che mưa cho cây
con khi trời nắng, mưa làm như vậy cây con sẽ ít bệnh.
- Đất trồng: chọn đất cao, thoát nước tốt, liếp trồng phải cao ráo, rãnh rộng
để thoát nuớc, đồng thời chuẩn bị mương nội đồng để dẫn nước tưới khi trời hạn và
thoát nước khi trời mưa. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công
nghiệp, bệnh viện (ít nhất 2km), và khu chất thải sinh hoạt của thành phố (ít nhất
500m). Đất trồng rau có thể có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không
được tồn dư hoá chất độc hại.
- Phân bón: Không dùng phân hữu cơ còn tươi và nước phân pha loãng bón

cho rau, sử dụng các loại phân hoá học tuỳ theo yêu cầu sinh lý của cây và phải kết
thúc bón trước khi thu hoạch 7-10 ngày) với rau có thời gian sinh trưởng ngắn và
10-12 ngày với rau có thời gian sinh trưởng dài, đối với các loại phân bón lá và chất
kích thích sinh trưởng cần theo sự chỉ dẫn, kết thúc phun ít nhất trước thu hoạch 510 ngày, dùng phân hoai mục để giảm thiểu nguồn bệnh, bón đầy đủ và cân đối
NPK. Cần chia lượng phân bón thành 4-5 lần thay vì 2-3 lần trong mùa nắng để
giảm thiểu sự thất thoát do rửa trôi. Cần chú ý bón tăng cường thêm Kali cho các
loại rau an toàn mình trồng. Có thể dùng thêm các loại phân bón lá như: Komix,
HVP, KNO3…nhưng phải phù hợp với từng loại rau theo tiêu chuẩn rau an toàn cho
phép.
- Chăm sóc: Trong rau xanh nước chứa trên 90%, vì vậy nước tưới ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, cần phải sử dụng nước sạch để tưới cho
rau như: nước giếng khoan, nước sông, nước ao hồ không ô nhiễm, tưới tiêu đúng
kỹ thuật, cần cung cấp đủ nước cho cây trồng, không để ngập úng hoặc khô hạn,
nhất là thời kỳ cây ra hoa kết trái để tránh làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
Tỉa bớt những cành vô hiệu, lá vàng, lá bị sâu bệnh để ruộng luôn được thông
thoáng, dùng dao kéo sắc bén khi tỉa, để vết thương không bị bầm dập, tỉa khi trời
khô ráo, sau khi tỉa có thể phun Ridomyl, Kasuran…
+Làm sạch cỏ dại để không tranh giành dinh dưỡng với cây trồng, làm mất
nơi ẩn náu của sâu bệnh. Nếu có thể nên phủ luống bằng rơm hoặc nhựa đen, tuy

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

16

đầu tư cao lúc đầu nhưng tiện lợi và hiệu quả như hạn chế cỏ dại, giảm sự thất thoát

phân bón, ngăn đất bắn lên lá khi trời mưa, khống chế độ ẩm của đất. Với một số
loại rau như cà, bí, bầu… cần làm giàn kịp thời, vững chắc để cây không đổ ngã,
ruộng thông thoáng dễ chăm sóc.
+ Phòng trừ sâu bệnh: cần chú ý mùa mưa độ ẩm không khí cao là điều kiện
cho nấm bệnh phát triển vì thế cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để sớm phát
hiện sâu bệnh phòng trừ kịp thời mới có hiệu quả. Song song với việc dùng thuốc
hoá học, các biện pháp canh tác như: bón phân, tưới nước, làm cỏ…được thực hiện
chặt chẽ thì việc phòng trừ sâu bệnh mới có hiệu quả. Nếu như người sản xuất làm
đúng nội dung trên thì để có một sản phẩm rau an toàn theo đúng nghĩa chỉ là trong
tương lai rất gần.
5.2.1.2.Thu hoạch và bao gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ sản phẩm
kém chất lượng, rửa sạch bằng nước sạch, để ráo rồi cho vào bao, túi sạch trước khi
mang tiêu thụ tại các cửa hàng.
5.2.2. Nội dung trong tiêu thụ rau an toàn
Qua quá trình sản xuất nếu đã tạo ra được sản phẩm rau an toàn chất lượng
cao thì để tiến hành tiêu thụ tốt được thì người kinh doanh cần thực hiện các nội
dung sau:
- Nghiên cứu và dự báo thị trường: vì thị trường chính là đối tượng hoạt động
tiêu thụ sản phẩm. Nắm bắt thị trường, nghiên cứu đầy đủ,dự báo chính xác nhu cầu
thị trường giúp các nhà kinh doanh có kế hoạch hợp lý. Chính vì thế, nghiên cứu và
dự báo thị trường là nội dung quan trọng trước tiên, là công việc thường xuyên phải
được tiến hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Nghiên cứu thị trường rau an toàn: là nhằm xác định khả năng tiêu thụ rau
an toàn của cơ sở sản xuất. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng với thị
trường các sản phẩm rau an toàn so với nhiều thị trường khác. Nghiên cứu thị
trường bao gồm việc nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường về số
lượng, chất lượng, cơ cấu chủng loại, thời gian, địa điểm. Nghiên cứu cả đối thủ
cạnh tranh của mình- nghĩa là không chỉ nghiên cứu cả về nhóm người mua, mà cả

Nguyễn Thuỳ Linh


Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

17

nhóm người bán- người cung ứng. Làm như vậy giúp cho nhà sản xuất, kinh doanh
tìm ra khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường trong điều kiện có nhiều người
bán và nhiều người mua. Để nghiên cứu thị trường có thể thông qua sự biến động
giá cả, lòng tin của người tiêu dùng vơí từng sản phẩm rau an toàn, qua phương
pháp tiếp thị, dư luận và ý kiến của khách hàng.
+ Dự báo thị trường: Trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt thị trường để có những
giải pháp thích hợp với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Việc dự báo đúng thị trường
sẽ giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh đưa ra quyết định đúng đắn với việc tiêu
thụ rau.Nội dung dự báo gồm: dự báo khả năng triển vọng về cung rau an toàn đang
sản xuất và cả những loại rau an toàn mà doanh nghiệp có thể sản xuất, Dự báo về
khách hàng, lựa chon những khách hàng mục tiêu, thường xuyên của doanh nghiệp
đồng thời cùng tìm kiếm phát hiện ra những khách hàng tiềm năng, dự báo về số
lượng, cơ cấu chủng loại có triển vọng về thời gian, không gian tiêu thụ sản phẩm…
và dự báo về xu thế biến đổi của giá cả.
- Xác định giá cả tiêu thụ rau an toàn: Giá cả là một phạm trù kinh tế hàng
hoá, với chức năng là thước đo giá trị, giá cả như là tín hiệu cho người sản xuất,
người tiêu dùng và trở thành thông tin quan trọng biểu hiện biến động cung cầu rau
an toàn trên thị trường, vì vậy giá cả vừa có tác động kích thích vừa hạn chế với
người sản xuất và người tiêu dùng.
Việc xác định giá cả hợp lý giúp các nhà kinh doanh bảo tồn được vốn và có
lãi để có thể đầu tư mở rộng sản xuất cho các vụ tiếp theo. Thông thường giá bán
rau được xác định như sau:

Giá bán sản phẩm = chi phí sản xuất + chi phí lưu thông + lợi nhuận hợp lý.
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rau an toàn: là việc tổ chức đưa rau
an toàn từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng, trong nền kinh tế thị trường khách
hàng, người tiêu dùng là đối tượng phục vụ cho sản xuất, vì vậy phải lựa chọn
phương thức nào đưa rau an toàn tới tay người tiêu dùng nhanh nhất, kịp thời, thuận
lợi nhất. Việc đưa rau an toàn tới tay người tiêu dùng thực hiện qua sơ đồ sau:

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

18

Sơ đồ 1: Kênh phân phối rau tại Việt Nam

Người tiêu dùng
Bán buôn thông qua các tổ
chức thương nghiệp:
-Các đại lý
-Các công ty thương nghiệp
-Các siêu thị: bán buôn+bán
lẻ

được chứng nhận
-Bán tai các chợ sau khi đã
-Ngay tại nơi sản xuất
Trực tiếp bán lẻ:

Rau sạch từ nơi sản xuất

- Người sản xuất bán sản phẩm cho người bán lẻ, người tiêu dùng mua của
người bán lẻ. Đối với kiểu mua bán này thường diễn ra tại nông thôn.
- Người sản xuất giao hàng cho người bán buôn. Người bán buôn chuyển hàng
lên thành phố hoặc thị trấn. Người bán lẻ mua lại rau của người bán buôn sau đó bán lại
cho người tiêu dùng. Người bán lẻ hoặc bán hàng tại chợ, hoặc bán rong trên đường phố.
- Người sản xuất cho rau vào các sọt sau đó các trung gian là các xe thồ chở
rau đi giao cho người bán buôn. Người bán lẻ mua rau của người bán buôn sau đó
bán lại cho người tiêu dùng. Kiểu mua bán này được sử dụng trong trường hợp các
vùng sản xuất và vùng tiêu thụ cách xa nhau..
- Người thu gom mua sản phẩm của người sản xuất, rồi bán lại cho người
bán buôn. Người bán buôn vận chuyển tới các vùng khác và bán cho người bán lẻ,
và cuối cùng bán cho người tiêu dùng.
Tóm lại có hai phương thức tiêu thụ rau an toàn chủ yếu:
+ Trực tiếp: Rau an toàn có thể trực tiếp từ tay người sản xuất tới tay người
tiêu dùng dưới hình thức bán lẻ ở ngay nơi cung ứng, bán ở các chợ lượng không

Nguyễn Thuỳ Linh

Lớp NN 46B


Khoá luận tốt nghiệp

19

đáng kể. Người tiêu dùng là các hộ gia đình, bếp ăn tập thể, xí nghiệp và trường
học, nhưng trong số đó người tiêu dùng là các hộ gia đình chiếm tỷ lệ hơn cả.
*Ưu điểm của hình thức này là người tiêu dùng mua được đúng sản phẩm

RAT, giá rẻ, người sản xuất thu nhận được toàn bộ những thông tin mà người tiêu
dùng phản ánh về sản phẩm của họ. Họ biết người tiêu dùng dùng các chủng loại
sản phẩm nào theo từng thời điểm trong năm và một số tiêu chí về chất lượng sản
phẩm. Ví dụ: cải ngọt dài 25-30cm, cuống nhỏ hay cải chíp dài 22-25cm, su hào dọc
xanh và nhỏ, mùi thơm, cây lùn và không bị vống, mùi tàu không quá dài…
* Nhược điểm: không phải gia đình nào cũng sản xuất RAT đều có thể bán
sản phẩm trực tiếp được do giới hạn về phương tiện, nhân lực…Mặt khác từ khi tổ
chức sản xuất đến tiêu thụ theo quy mô gia đình thì việc đầu tư bị dàn trải dẫn đến
khó phát triển trên diện rộng. Việc tìm địa điểm thuê bán hàng không dễ dàng và khi
đã thuê được rồi thì làm thế nào để kinh doanh phát triển được.
Do những ưu và nhược điểm kể trên dẫn tới lượng rau tiêu thụ qua hình thức này
chưa cao, đánh giá chung cho toàn thành phố tỷ lệ này chiếm khoảng 12%.
+ Gián tiếp: Rau an toàn đến tay người tiêu dùng thông qua các tổ chức
trung gian làm chức năng thương nghiệp, các đại lý, các siêu thị. Các nhà sản xuất
thường làm các hợp đồng tiêu thụ với các tổ chức thương mại. Hình thức tiêu thụ
này phần lớn là người sản xuất RAT áp dụng, có lẽ là một phần họ đã quen với cách
làm khi sản xuất rau thường, có tới trên 80% sản phẩm RAT được tiêu thụ qua hình
thức này. Có 2 hình thức tiêu thụ gián tiếp:


Tiêu thụ gián tiếp qua một cấp trung gian là các HTX tiêu thụ như ở xã Vân

Nội (huyện Đông Anh), hoặc HTX dịch vụ nông nghiệp kiêm chức năng tiêu thụ
sản phẩm RAT như ở Đông Dư, Văn Đức (huyện Gia Lâm), các HTX này có các
cửa hàng, quầy hàng bán sản phẩm RAT tại các quận trong nội thành bán trực tiếp
cho người tiêu dùng là các hộ gia đình, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn.
* Ưu điểm của hình thức này: là người sản xuất tập trung vào sản xuất và
không lo đến khâu tiêu thụ.

Nguyễn Thuỳ Linh


Lớp NN 46B


×