Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Khóa tu tịnh độ của tín đồ phật giáo thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 139 trang )

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ GÁI

KHÓA TU TỊNH ĐỘ CỦA TÍN ĐỒ
PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHÙA HOẰNG PHÁP
TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ GÁI

KHÓA TU TỊNH ĐỘ CỦA TÍN ĐỒ
PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHÙA HOẰNG PHÁP
TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY)

Ngành

: Tôn giáo học

Mã số


: 8.22.90.09

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học với đề tài: “Khóa tu
Tịnh độ của Tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” ( Nghiên cứu
trường hợp chùa Hoằng Pháp từ năm 2007 đến nay) là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực với kết quả
đã nghiên cứu và khảo sát. Những nội dung trình bày trong luận văn không
trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Gái


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
với đề tài: “Khóa tu Tịnh độ của Tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay”, là thành quả trong quá trình học tập và nỗ lực của bản thân tôi. Để
hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, TT trụ trì, chư Đại Đức Tăng và Phật tử tại chùa Hoằng Pháp.
Tôi xin gửi lời tri ân đến các thầy cô, các nhà khoa học đang công tác

tại Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, hiệu
trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh, đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm
có giá trị và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi thành kính xin gửi lời tri ân đến Thượng Tọa trụ trì và chư Đại Đức
Tăng tại chùa Hoằng Pháp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu,
tham gia khảo sát các khóa tu tại chùa Hoằng Pháp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến các bạn bè, đồng nghiệp, quý Phật
tử đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù, tôi đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu xót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy- cô, các nhà khoa
học để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018
Học viên

Lê Thị Gái


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NQ/TW

: Nghị Quyết/ Trung Ương

PL

: Pháp lệnh


QĐ/HĐTS : Quyết định / Hội đồng trị sự
TUGH

: Trung Ương Giáo Hội

PGVN

: Phật Giáo Việt Nam

GHPGVN : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
GHPG

: Giáo Hội Phật giáo

BTSPG

: Ban Trị Sự Phật Giáo

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

PG

: Phật giáo

GH

: Giáo Hội


BTS

: Ban Trị Sự

HT

: Hòa Thượng

TT

: Thượng Tọa

ĐĐ

: Đại Đức

TP

: Thành phố


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 12
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn .......................................... 12
1.2. Lí thuyết tiếp cận ................................................................................ 15
Chương 2.THỰC TRẠNG KHÓA TU TỊNH ĐỘ CỦA PHẬT GIÁO
TẠI CHÙA HOẰNG PHÁP ......................................................................... 31
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến các khóa tu .......................................... 31
2.2 Các hình thức tu tập tại Chùa Hoằng Pháp ........................................ 33

Chương 3.GIÁ TRỊ CỦA KHÓA TU TỊNH ĐỘ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TÍN
ĐỒ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ............................................................................... 56
3.1. Giá trị của khóa tu ảnh hưởng đến tinh thần và hành vi của tín đồ ....... 56
3.2. Giá trị của khóa tu ảnh hưởng đến con người và xã hội ................... 63
3.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả khóa tu Tịnh độ............................ 66
3.4. Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp ............................................... 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn
hóa của dân tộc. Với phương châm hành đạo “tùy duyên” và ứng dụng tinh thần
nhập thế vào đời sống xã hội, Phật giáo luôn sống và đồng hành cùng dân tộc
trong mọi chặng đường lịch sử. Có những giai đoạn, Phật giáo đã phát triển lên
đỉnh cao qua nhiều thời kỳ như: triều đại nhà Lý (1009-1225) và triều đại nhà
Trần (1226-1400),… kết thành những trang sử vàng rực rỡ cho lịch sử Phật giáo
và lịch sử dân tộc.
Hầu như, trong suốt tiến trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Phật giáo đóng góp rất nhiều trong các hoạt động: chính trị, kinh tế, văn hóa,
giáo dục,... cho nước nhà. Nhiều cao Tăng đã trực tiếp tham gia trong hoạt động
triều chính và trở thành cố vấn cho nhà vua trong việc đối nội, đối ngoại để xây
dựng và phát triển đất nước. Điển hình như: Thiền sư Pháp Thuận làm cố vấn
cho vua Lê Đại Hành trong việc an dân trị quốc. Thiền sư Khuôn Việt là vị Tăng
Thống đầu tiên, đóng nhiều vai trò trong việc giúp vua Đinh Tiên Hoàng xây
dựng đất nước. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận là cánh tay đắc lực của vua Lê Đại
Hành, đưa ra nhiếu kế sách đối ngoại hiệu quả. Thiền sư Vạn Hạnh đã góp phần

rất lớn trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, xây dựng triều đại nhà Lý rực rỡ
một thời[28, tr.39]. Điều này cho thấy, Phật giáo luôn sát cánh hòa nhập vào
những hoạt động của xã hội, đóng góp tích cực trong công cuộc chống giặc
ngoại xâm, xây dựng đất nước hùng mạnh.
Trải qua bao thăng trầm cùng thời đại, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân
tộc trong mọi biến động của lịch sử. Bất cứ giai đoạn nào, đất nước trong thời
chiến tranh hay hòa bình, tu sĩ Phật giáo với tinh thần “từ bi”, luôn dấn thân vào
đời hành đạo, nhằm truyền tải những triết lý tinh hoa của Phật giáo đến mọi
người. Những chân lý vi diệu của đạo Phật giúp họ thấy được giá trị của nó mà
áp dụng trong đời sống nhằm hoàn thiện nhân cách, trở thành những công dân
1


gương mẫu của nước nhà. Chính điều nầy, Phật giáo đã góp phần hình thành
nên nét đẹp thuần khiết, trong sáng của con người Việt Nam, tạo nên truyền
thống văn hóa của dân tộc.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đất nước đang trên đà hội nhập phát
triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị... Thế nhưng, “xã hội càng văn minh
thì con người ngày càng xem nhẹ truyền thống đạo đức dân tộc, chạy theo nếp
sống không lành mạnh. Đặc biệt, tình trạng sống lệch hướng của thanh thiếu
niên hiện nay” [28, tr. 52]. Vì thế, Phật giáo cần phải có những phương pháp
tích cực, nhằm góp phần chấn chỉnh mọi hành vi cho con người. Hơn nữa, Phật
giáo phải đi vào đời sống xã hội để giúp con người nhận thức đúng mọi giá trị
đạo đức, văn hóa để hoàn thiện chính mình hướng đến cái đẹp của Chân- ThiệnMỹ. Do vậy, Phật giáo với phương châm nhập thế hành đạo, bảo tồn nền tảng
đạo đức xã hội để giữ gìn nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Vì thế,
Phật giáo ngày càng có nhiều phương thức hoạt động phong phúvà được phổ
biến khắp mọi miền đất nước. Nhiều chùa ở vùng sâu, vùng xa, trước đây chỉ có
các phật tử địa phương tự sinh hoạt tu tập. Nay có nhiều Tăng- Ni đến ở, hướng
dẫn Phật tử tu học bằng nhiều phương pháp rất linh động, sáng tạo. Vì thế, các
đạo tràng được mở rộng tại các chùa ngày càng nhiều. Hầu như, hình thức sinh

hoạt này được phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Trong đó, thành phố Hồ
Chí Minh - “hòn ngọc viễn đông” của nước ta, hoạt động tu tập của phật tử tại
các chùa phát triển mạnh mẽ.Nhiều chùa tổ chức các đạo tràng niệm Phật, tu Bát
Quan Trai, tụng kinh, các lớp học giáo lý,… ngày càng được mọi đối tượng
tham gia tu tập. Trong đó, chùa Hoằng Pháp với phương châm “nhập thế” đã
tích cực tham gia trong các hoạt động văn hóa – giáo dục – xã hội. Đặc biệt,các
hoạt động này được ban tổ chức chùa Hoằng Pháp rất quan tâm và hoạt động
dưới nhiều hình thức như: tổ chức nhiều khóa tucho các đối tượng tham gia tu
tập, nhằm hướng đến đời sống đạo đức tốt đẹp, xây dựng xã hội văn minh. Nhìn
từ thực tế, chùa Hoằng Pháp là nơi tổ chức nhiều khóa tu cho Phật tử và số
2


lượng tín đồ đến tu tập rất đông so với các cơ sở tự viện khác trong thành phố.
Các khóa tu như: khóa tu một ngày niệm Phật, khóa tu mùa hè, khóa tu Phật
thất, khóa tu một ngày cho sinh viên…. Đặc biệt, “khóa tu Phật thất” và “khóa
tu một ngày cho sinh viên” thu hút nhiều đối tượng và sinh viên tham gia tu tập
đông nhất. Trong đó, “khóa tu Phật thất” được tổ chức một năm 3 kỳ và “Khóa
tu một ngày cho sinh viên” được tổ chức 2 tháng 1 lần tại chùa Hoằng Pháp rất
quy mô và trang nghiêm. Nội dung và chương trình tu học của hai khóa tu rất
thích hợp cho mọi người, nên hai khóa tu này thành công rực rỡ, số lượng tín đồ
trong mỗi khóa tu lên đến hàng nghìn người. Vì hình thức và phương pháp tu tập
này đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống cho mọi người.
Có thể nói, “Khóa tu Phật thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên” tại
chùa Hoằng Pháp, được tổ chức theo một mô hình mới và khoa học. Chương
trình tu tập của Phật tử được sắp xếp rất chu đáo, phù hợp theo trình tự thời gian.
Sự kết hợp đan xen giữa phương pháp tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp, đi kinh
hành,.. làm cho Phật tử rất thoải mái và an lạc trong những ngày tu tập. Hơn
nữa, nội dung tu tập và những bài pháp được các thầy truyền đạt là những chân
lý trong đời sống như: nhân quả, nghiệp báo, vô thường, hiếu đạo … rất dễ hiểu

và thấm sâu vào lòng người. Chính điều này, các khóa tu đã thu hút nhiều tín đồ
và mọi tầng lớp trong và ngoài nước tham gia tu tập.
Với sự thành công của hai khóa tu, chúng tôi chọn đề tài “Khóa tu Tịnh
độ của tín đồ Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” (Nghiên cứu
trường hợp chùa Hoằng Pháp từ năm 2007 đến nay), để làm đề tài nghiên cứu
nhằm tìm ra giá trị thiết thực của các khóa tu đóng góp vào vai trò và chức năng
hoạt động nhập thế của Phật giáo.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đếnđề tài
Quá trình nghiên cứu những hoạt động nhập thế của Phật giáo trong các
khóa tu tổ chức tại chùa Hoằng Pháp, nghiên cứu vấn đề này cũng không ngoài
mục đích đi tìm hiểu ba phạm trù: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng
3


đồng tôn giáo. Ba phạm trù này luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau để hình
thành một chỉnh thể hoàn hảo. Với đề tài: “Khóa tu Tịnh độ của tín đồ Phật
Giáo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, cũng không nằm ngoài việc nghiên
cứu ba phạm trù trên. Nhưng ở đây, chúng tôi nghiên cứu chuyên sâu về phần
thực hành tu tập của cộng đồng trong “khóa tu Phật thất” và “Khóa tu một ngày
cho sinh viên”. Để các khóa tu hoạt động được thành tựu tốt đẹp, thì tín đồ phải
có niềm tin vững chắc đối với Phật giáo. Vì niềm tin thúc đẩy hành vi con người
thực hành các nghi thức tu tập một cách rốt ráo. Trong tác phẩm “Niềm tin tôn
giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh” (sách chuyên khảo) của Thái
Văn Anh, xuất bản năm 2018, tác giả nghiên cứuvà nhận thấy niềm tin tôn giáo
ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và hành vi của mỗi tín đồ. Tác giả nhận định
rằng: “Niềm tin tôn giáo có tác động tích cực đến đời sống tâm lý tín đồ. Trong
đó, mặt nhận thức chịu tác động mạnh nhất, tiếp đến là thái độ và cuối cùng là
hành vi”[2, tr.245]. Bởi vì, nhờ có niềm tin vào tôn giáo, hành vi con người mới
hướng đến việc thực hành tu tập một cách thành tâm. Trong quá trình thực hành
tu tập sẽ giúp cho con người có nhận thức đúng để điều chỉnh nhân cách đạo

đức, cách ứng xử văn hóa tốt, trở thành công dân gương mẫu của xã hội.
Khóa tu Tịnh độ của tín đồ Phật giáo được hoạt động dưới nhiều hình
thức: tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, tu Bát Quan trai…. nhằm đem lại lợi ích
thiết thực trong đời sống cho con người. Pháp tu này đã được Đức Phật giảng
trong Kinh và nhiều công trình nghiên cứu đề cập trong một số tác phẩm. Chúng
tôi dựa vào một số tài liệu sau:
Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế, pháp tu Tịnh độ đã được Ngài giảng
cho các tỳ kheo và tín đồ nghe nhiều lần trong pháp hội. Lợi ích của pháp tu
Tịnh độ rất thiết thực và có hiệu quả ngay trong đời sống thường ngày. Nếu mỗi
người nhất tâm, thực hành pháp tu niệm Phật một cách xuyện suốt, thì người đó
sẽ được an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại. Đức Phật dạy: “Có một pháp, này

4


các Tỷ- kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn,…ly dục, an tịnh,…Chính là
niệm Phật”[12, tr. 64].
Pháp tu Tịnh độ được đề cập đến trong cuốn sách Khóa hư lục (2003), của
Trần Thái Tôn, HT. Thích Thanh Kiểm dịch và chú giải, đã trình bày khá rõ về
pháp tu tịnh độ với các hình thức, “ngồi thiền, niệm Phật,…và phải siêng năng
tu hành sám hối” [45, tr. 9] thì mỗi người sẽ đạt được an lạc trong hiện tại. Tác
giả còn nhấn mạnh, nếu người nào chuyên tu pháp môn Tịnh độ, trong hiện tại
sẽ được an vui và trong tương lai luôn đong đầy hạnh phúc.
Công trình Tịnh độ pháp môn an lạc hợp thời của Thích Tâm Thuận, năm
2005, với 17 bài viết về pháp tu Tịnh độ. Trong đó, tác giả trình bày về phương
pháp hành trì và lợi ích thiết thực của pháp tu. Tác giả nhận định: “Pháp môn
Tịnh độ thật dễ tu dễ chứng… Bởi diệu lý nhiệm mầu của pháp môn nầy thật
thâm huyền, viên đốn” [69, tr. 5]. Đồng thời, người hành trì theo pháp tu niệm
Phật có thể thực hành trong mọi lúc, mọi nơi.
Tác phẩm Tư tưởng Phật giáo của Thích Trí Quảng, năm 2001, là cuốn

sách nói về nội dung giáo lý căn bản của đạo Phật, trình bày khá chi tiết về
phương pháp niệm Phật A Di Đà và lợi ích của nó. Tác giả giải thích rõ, “nếu
người nào thực hành phương cách tu Tịnh độ thiết thực, sẽ được lợi lạc ngay
trong cuộc sống hiện tại”[65, tr. 379]. Nói chung, nội dung cuốn sách đem lại
cho chúng ta những kiến thức về pháp tu niệm Phật và lợi ích thiết thực của nó.
Công trình luận án tiến sĩ Pháp tu Tịnh độ và tượng Phật A di đà trong
các ngôi chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ( 2011), của Đinh Viết Lực, tác giả
đã đề cập đến pháp tu Tịnh độ và nghệ thuật bày trí tượng Phật tại các chùa miền
Bắc. Nội dung trong tác phẩm trình bày khá chi tiết về cách thức bày trí tượng
Phật trong từng không gian thờ tự. Nội dung còn chú trọng vào quá trình phát
triển pháp tu Tịnh độ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nói chung, đây là cuốn sách
cần thiết để chúng ta hiểu thêm về lợi ích của pháp tu Tịnh độ tông.

5


Công trình nghiên cứu Lịch sử Phật giáo(2004), của Nguyễn Tuệ Chân
biên dịch, là cuốn sách bàn đến pháp tu Tịnh độ ảnh hưởng đến đời sống tu tập
của tín đồ. Vì thế, ngài Tông Hiểu trước tác bộ Lạc Bang để tuyên dương pháp
tu Tịnh độ và suy tôn ngài Huệ Viễn là Tổ đầu tiên của Tịnh độ tông. Đây cũng
là công trình đem lại cho chúng ta những kiến thức cơ bản về nguồn gốc của
Pháp tu Tịnh độ.
Cuốn sách Việt Nam Phật giáo sử lược(2004), của Mật Thể, là cuốn sách
có nội dung đề cập đến các pháp tu Tịnh độ. Tác giả giải thích pháp tu này rất dễ
thực hành và thích hợp cho mọi đối tượng. Đồng thời, tác giả khuyên mọi người
nên hành trì pháp tu Tịnh độ nhằm đem lại an lạc cho mình, xây dựng hạnh phúc
gia đình, góp phần kiến tạo một xã hội thanh bình, giàu đẹp. Nhìn chung, nội
dung cuốn sách cũng giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức về lợi ích của
pháp tu Tịnh độ đối với mọi người.
Bài viết Vài nét về Tịnh độ tông và tư tưởng Tịnh độ trong lịch sử Phật

Giáo Việt Nam (2015), của Nguyễn Văn Quý đăng trong tạp chí “Nghiên cứu
tôn giáo” số 2, tác giả nói về nguồn gốc và tư tưởng của Tịnh độ. Nội dung bài
viết trình bày về pháp tu Tịnh độ rất đơn giản, chỉ “niệm danh hiệu A Di Đà”
trong chánh niệm, mỗi người sẽ thấy được lợi ích thiết thực trong đời sống của
mình. Đây là cuốn sách giúp chúng ta thu thập một số kiến thức về pháp tu Tịnh
độ.
Ngoài những tài liệu nghiên cứu trên, còn có các tài liệu liên quan đến hoạt
động nhập thế của Phật giáo như: Phật giáo nhập thế và phát triển - quyển
II(2008), của Thích Trí Quảng, trình bày về những hoạt động và vai trò nhập thế
của Phật giáo trong xã hội hiện nay. Trong đó, có nhiều bài viết nói về những sinh
hoạt dấn thân của Tăng – Ni trẻ trong việc giáo dục, thiện nguyện, từ thiện trong xã
hội. Đây là nguồn kiến thức cần thiết giúp cho việc nghiên cứu đề tài được tốt hơn.
Công trình Vài nét về vấn đề nhập thế của Phật giáo thời Đinh và Tiền
Lê (2010), của Nguyễn Anh Tuấn, là cuốn sách trình bày về vấn đề nhập thế của
6


Phật giáo. Tác giả nói đến những hoạt động nhập thế của Tăng sĩ trong thời
Đinh và Tiên Lê. Những tư liệu nầy sẽ giúp cho việc nghiên cứu đề tài được
thuận lợi.
Tác phẩm, Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam (2010), của
Trần Hồng Liên, có nói rõ những hoạt động nhập thế và chức năng xã hội của
Phật giáo. Tác giả trình bày khá chi tiết về các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội
của Phật giáo nhằm đem lại niềm an vui hạnh phúc cho con người, để hướng đến
xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Để hiểu khóa tu Tịnh độ một cách rõ ràng, trong luận văn thạc sĩ (Chuyên
ngành Việt Nam học, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn) của
Dương Thị Tuyến với đề tài: Hoạt động văn hóa – Xã hội của Phật giáo người Việt
tại thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu chùa Hoằng Pháp và chùa Vĩnh Nghiêm),
tác giả trình bày về các hoạt động nhập thế của Phật giáo hiện nay. Cụ thể là các

hình thức sinh hoạt “khóa tu mùa hè” cho thanh thiếu niên tổ chức tại chùa Hoằng
Pháp. Lễ “Hằng thuận” và “Lễ cầu siêu cho thai nhi”, tổ chức tại chùa Vĩnh
Nghiêm. Qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy được sự thay đổi tâm lý và hành vi
của tín đồ sau khi tham gia sinh hoạt ở các chùa tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là
nguồn tài liệu rất tốt cho việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến pháp tu tịnh độ
và hoạt động nhập thế của Phật giáo một cách tổng quan. Một số công trình có
đi vào nghiên cứu các phương pháp tu Tịnh độ nhưng chưa chi tiết rõ ràng. Đặc
biệt, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về “khóa tu Phật thất” và “Khóa tu một
ngày cho sinh viên” tại chùa Hoằng Pháp. Đây là những hoạt động nhập thế tích
cực của Phật giáo theo xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Do vậy, chúng
tôi sẽ cố gắng làm rõ lợi ích của hai khóa tu quahoạt động và chức năng nhập thế
của Phật giáo trong luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
7


- Đề tài nghiên cứu về thực trạng và lợi ích thiết thực của “Khóa tu Phật
thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên” của tín đồ Phật giáo tại chùa Hoằng
Pháp.
- Chỉ ra phương hướng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả đối với“Khóa tu Phật thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên”.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng các phương pháp khoa học và quan sát thực tiễn, để thấy được
giá trị của hai khóa tu tại chùa Hoằng Pháp đối với con người và xã hội hiện
nay. Thông qua hai khóa tu sẽ làm rõ vai trò hoạt động nhập thế của Phật giáo
tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Thông qua phương pháp khảo sát, thống kê và phân tích khoa học, sẽ làm
rõ hoạt động tu tập của tín đồ tại chùa Hoằng Pháp và giá trị của khóa tu đối với

tín đồ và xã hội
- Rút ra một số nhận xét, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hoạt động
“nhập thế” của Phật giáo trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là: “Khóa tu tịnh độ của tín đồ
Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. Cụ thể là nghiên cứu “Khóa tu
Phật thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên” tại chùa Hoằng Pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi nghiên cứu về không gian
Tập trung nghiên cứu “Khóa tu Phật thất” và “khóa tu một ngày cho sinh
viên” tại chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn).
-Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Luận văn tập trung nghiên cứu “Khóa tu Phật thất” và “khóa tu một ngày
cho sinh viên” từ năm 2007 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
8


5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở “Lý thuyết chức năng” và “Lý thuyết
hành động xã hội”, để làm rõ chức năng và vai trò hoạt động của Phật giáo đối
với tín đồ và xã hội. Bên cạnh, chúng tôi cũng tiếp cận khung lý thuyết về thực
thể tôn giáo, chức năng tôn giáo để việc nghiên cứu đề tài đạt hiệu quả một cách
tốt nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng
các phương pháp:
- Phương pháp điền dã: Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế “Khóa tu
Phật thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên”, nhằm thu thập hình ảnh, tài

liệu và các thông tin liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp quan sát tham dự: Với phương pháp này, chúng tôi trực
tiếp đến chùa Hoằng Pháp để tham dự vào các khóa tu. Từ đó, chúng tôi quan
sát cách tổ chức, sinh hoạt thời khóa để ghi chép dữ liệu cần thiết. Sau đó, chúng
tôi khảo sát những thay đổi về tư tưởng, hành vi, đạo đức của tín đồ sau khi
tham dự khóa tu. Chúng tôi sẽ dùng tư liệu này để nhận xét và đánh giá thực
trạng, giá trị của các khóa tu một cách chính xác.
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu: Với phương pháp này,
chúng tôi sẽ sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu,
nội dung từ các nguồn tài liệu đã được công bố có liên quan đến đề tài. Sau đó,
chúng tôi căn cứ vào các dữ liệu đó để đi sâu vào nghiên cứu, phân tích làm nỗi
bật hoạt động tu tập của hai khóa tu để thấy được tinh thần nhập thế của Phật
giáo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi trực tiếp phỏng vấn những vị
trong ban tổ chức và tín đồ tham gia các khóa tu bằng các câu hỏi cụ thể. Nội
dung phỏng vấn, chúng tôi tập trung vào nguyên nhân tác đ. Ba mẹ con thỉnh
thoảng có tham dự ‘Khóa tu Phật thất’ nên vợ chồng con hay đưa ba mẹ đến
đây.
Hỏi: Vì sao con tham dự khóa tu phật thất ?
Đáp: Gia đình con có gốc theo đạo Phật từ thời ông bà. Từ nhỏ con thường theo
mẹ đến chùa dâng hương, lễ Phật. Khi biết chùa Hoằng Pháp tổ chức “ khóa tu
phật thất” con rất thích. Nhân khóa tu tổ chức vào dịp hè, con sắp xếp công việc
gia đình một cách ổn thỏa. Con liền đăng ký tham gia khóa tu. Khi đến đây tu
tập cùng mọi người, con cảm thấy rất vui và học được nhiều điều lợi ích.
Hỏi: Con tham dự được mấy khóa tu Phật thất?
Đáp: Đây là lần đầu tiên con tham dự khóa tu Phật thất tại chùa Hoằng Pháp.
Hỏi: Đến tham dự khóa tu con có đóng góp chi phí nào không?
Đáp:Con không có đóng bất cứ lệ phí nào cả. Tất cả mọi thứ chùa đều lo.
Hỏi: Con thấy nội quy và thời khóa tu tập ở đây như thế nào?
Đáp: Nội quy ở đây khá nghiêm ngặt, thời khóa hợp lý cho mọi người.

Hỏi: Con có gặp khó khăn nào khi tham dự khóa tu không?
Đáp:Dạ. Có một chút. Mấy ngày đầu con chưa quen thức dậy sớm nên cảm thấy
hơi vất vả. Vì ở nhà con thức dậy khoảng 5h. Ở đây thức dậy lúc 3h30, sau đó
còn đi công phu. Hai ngày đầu, con cảm thấy không quen và hơi buồn ngủ trong
107


thời công phu sáng. Nhưng thấy mọi người ai cũng trang nghiêm, chánh niệm
nên con cố gắng. Đến hôm nay thì con đã quen rồi.
Hỏi: Công việc của con có ảnh hưởng gì đề sự tu tập không?
Đáp: Công việc sẽ không ảnh hưởng đến tu tập của con. Vì trước khi đi, con đã
sắp xếp công việc ổn thỏa. Mỗi khi đến đây tu tập, con không lo lắng đến việc
đó .
Hỏi: Những thông tin trên Internet, facebook,… có ảnh hưởng đến khóa tu Phật
thất không?
Đáp: Dạ không! Đối với con, những thông tin trên mạng đôi lúc cũng rất cần
thiết. Nhờ nó mà con có thể cập nhật tin tức “khóa tu Phật thất”, hay theo dõi
những chương trình giảng pháp rất có ích.
Hỏi: Con có suy nghĩ gì khi tham dự khóa tu?
Đáp: Tuy lần đầu tiên đến đây tu tập nhưng con rất thích. Tuy số lượng mấy
ngàn người, nhưng mọi người đều có tinh thần ý thức tự giác rất cao. Hơn nữa,
là lần đầu tiên xa nhà mà con không cảm thấy lo lắng gì, trong lòng rất thanh
thản.
Hỏi: Qua bảy ngày tham dự khóa tu, con có thấythay đổi gì không?
Đáp: Con thấy rất an lạc và hạnh phúc. Tham gia tu học, con hiểu được nhiều
điều. Và con nghĩ, Phật pháp là môn khoa học về tâm linh, giúp con người thấy
rõ quy luật của nhân quả. Hiểu rõ được điều đó giúp ta hành xử được đúng đắn
hơn, để đem lại an lạc cho mình hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
Hỏi: Trong thời khóa tu học con thích nhất là thời khóa nào?
Đáp: Con thích nhất là thời khóa tu niệm Phật, kinh hành và nghe giảng pháp.

Hỏi: Con cảm nhận về mình như thế nào khi con ở đây tu học ?
Đáp: Có thể nói, đến với khóa tu giúp con có thể nhìn mọi thứ bằng tình yêu
thương. Mỗi ngày đến lớp, con hiểu trách nhiệm công việc của mình làm. Con
thường lấy những ví dụ trong Phật pháp để khuyên các học trò của mình làm
người tốt việc tốt.
108


Hỏi: Sau khi tham dự khóa tu, con thấy có giúp ích gì cho con không?
Đáp: Sau bảy ngày tu học, con đã tìm thấy sự an lạc của tâm hồn, an lạc trong
ngôi nhà Chánh pháp. Mỗi ngày được nghe pháp thoại, các thầy giảng những
chủ đề khác nhau. Con được cùng mọi người đi kinh hành, niệm Phật, ăn cơm
trong chánh niệm. Con cảm giác rất an lành và thảnh thơi, môt sự bình an kỳ lạ.
Con nghĩ khóa tu rất bổ ích và có ý nghĩa cho mỗi người.
Cảm ơn con về cuộc nói chuyện hôm nay.

109


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 7
Người được phỏng vấn: NHL
Người hỏi: Lê Thị Gái
Ngày phỏng vấn: 21/7/ 2017
Địa điểm: Tại chùa Hoằng Pháp
Hỏi: Chào em, em có thể giới thiệu về bản thân mình được không ?
Đáp: Dạ em tên NHL, năm nay em 20 tuổi, em đến từ Cố Đô Huế. Em là sinh
viên năm thứ hai tại trường Đại Học Khoa Học Huế.
Hỏi: Em đã tham gia khóa tu nào ở Chùa Hoằng Pháp chưa?
Đáp: Dạ. Đây là lần đầu tiên em tham dự khóa tu ở đây.
Hỏi: Tại sao em lại muốn tham dự khóa tu cho sinh viên ở chùa Hoằng Pháp ?

Đáp: Từ lúc em còn học phổ thông, qua trang mạng em biết đến “khóa tu một
ngày cho sinh viên” và một số khóa tu khác ở chùa Hoằng Pháp. Em ao ước một
lần vào đây tham dự khóa tu nhưng chưa đủ điều kiện. Đến năm nay, em có dịp vào
Sài Gòn thăm người cô. Em có cơ hội đến chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu. Đây
là dịp để em hiểu biết hơn về giáo lý của Đức Phật, mà cũng là cơ hội giúp em
được giao lưu học hỏi với các bạn đồng môn.
Hỏi: Em thấy nội quy và thời khóa tu học ở đây thế nào ?
Đáp: Dạ. Nội quy và thời khóa tu học ở đây rất nghiêm mật, tất cả đều theo hiệu
lệnh và kiểng lệnh. Tuy thời khóa tu học rất nghiêm túc nhưng nội dung và thời
khóa rất thích hợp cho sinh viên tu học. Các thời gian được sắp xếp rất phù hợp
với tuổi trẻ chúng em.
Hỏi: Em có gặp khó khăn trong cách sinh hoạt mới này không ?
Đáp: Dạ không. Bởi tất cả các thời khóa đều có các thầy hướng dẫn rất cụ thể và
chu đáo, nên em theo kịp và làm đúng nội quy thời khóa ban tổ chức quy định.
Hỏi: Em thích nhất nội dung tu học nào trong “khóa tu một ngày cho sinh
viên”?

110


Đáp: Em thích nhất là phần pháp thoại và vấn đáp. Bởi vì, qua các bài giảng và
các câu hỏi em học được nhiều điều, hiểu được nhiều ý nghĩa nhân văn trong
cuộc sống như: sự hiếu thảo, sự cho đi, lòng từ bi,…
Hỏi:Theo em, khóa tu này có thích hợp với sinh viên các em không?
Đáp: Em nghĩ hình thức sinh hoạt nầy rất phù hợp cho lứa tuổi sinh viên. Vì
ngoài thời gian tu tập, chúng em còn học hỏi thêm những điều quý báu mà ở
trường học không có được.
Hỏi: Em đã học được điều gì ở khóa tu này ?
Đáp: Trong thời gian tham dự khóa tu, em được tụng kinh Vu lan, nghe pháp
thoại, tọa đàm do thầy TTĐ giảng về đề tài “Những điều mẹ chưa kể”, có liên

quan đến một số nội dung giáo lý đạo Phật, đạo lý làm người. Em và các bạn đã
khócrất nhiều. Vì em nghĩ thấy thương ba mẹ hy sinh cả cuộc đời mình để lo
cho con. Em chợt nhớ lại câu nói của ba mẹ em “Ba mạ không có cái chi cho tụi
con cả, con chỉ lo học giỏi, khổ bao nhiêu ba mạ cũng cày để lo tương lai cho
các con”. Qua câu chuyện về mẹ, em hiểu rất nhiều và sẽ cố gắng học hành
chăm chỉ để xứng đáng công ơn nuôi dưỡng của ba mẹ.
Hỏi: Sau khóa tu em thấy mình có thay đổi gì không?
Đáp: Sau khi đến đây tu học, em nghe những lời giảng của Thầy. Em đã bớt đi
những nỗi buồn và hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Hơn nữa, em cũng học được
cách giảm stress bằng cách ngồi thiền, niệm Phật. Biết học cách chia sẻ với mọi
người. Em mạnh dạn tâm sự những điều dấu kín trong lòng với các sư thầy, sư
cô. Đây là khoảng thời gian mà em tìm lại chính mình, lắng đọng tâm tư theo
dõi từng nhịp thở của mình. Em sẽ sống tốt hơn và cởi mở hơn.
Hỏi: Em có muốn tham dự khóa tu ở kỳ sau không ?
Đáp:Em rất muốn. Nhưng do em ở quá xa nên không biết có tham dự được
không.
Cám ơn L về buổi nói chuyện này

111


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 8
Người được phỏng vấn: NTN
Người hỏi: Lê Thị Gái
Thời gian: Ngày 10/ 06/ 2018
Địa điểm: Tại chùa Hoằng Pháp.
Gỡ băng chi tiết
Hỏi: Chào con! Con cho cô biết một ít về thông tin cá nhân?
Đáp: Con tên NTN, 21 tuổi. Hiện nay, con là sinh viên trường Đại học Tôn Đức
Thắng TP HCM.

Hỏi: Nguyên nhân nào, con đến tham dự khóa tu cho sinh viên?
Đáp: Bởi vì, việc học ở trường quá căng thẳng, con cảm thấy mệt mỏi. Mẹ
khuyên con nên tham gia khóa tu sẽ thoái mái hơn nên con đăng ký tham gia.
Hỏi: Con thấy chương trình tu học ở đây thế nào?
Đáp: Đối với con, chương trình tu học ở đây rất tốt. Chỉ có một ngày nhưng nội
dung chương trình rất đầy đủ, vừa tu học, vừa vui chơi giải trí rất vui.
Hỏi: Con thấy cần thay đổi nội dung chương trình nào không?
Đáp: Theo con thì không cần thay đổi nội dung chương trình tu học.
Hỏi: Những căn thẳng ở trường có ảnh hưởng đến việc tu học của con không?
Đáp: Con nghĩ là không. Tuy con học ở trường rất nhiều áp lực, nhưng khi con
tham gia khóa tu này, con cảm thấy thoải mái nhiều. Con không còn nghĩ đến
bài vở hay áp lực ở trường. Không khí trang nghiêm làm cho con chỉ nhớ đến
những giây phút hiện tại.
Hỏi: Con thích nội dung nào nhất trong khóa tu ?
Đáp: Các thời khóa tu học, con thích nhất là giờ học và thực hành oai nghi. Tự
nhiên, con thấy mình trở thành một người khác. Tất cả hành động đi, đứng, nằm,
ngồi,.. rất chuẩn mực và nhẹ nhàng. Con cảm thấy mình đứng đắn và chững
chạc hơn.
Hỏi: Con có thích nội dung bài giảng pháp không?
112


Đáp:Con rất thích. Các bài giảng rất thực tế và dễ hiểu. Hơn nữa, nội dung bài
giảng liên quan đến lối sống đạo đức trong lứa tuổi thanh- thiếu niên của tụi con.
Hỏi: Con có thích ngồi nghe pháp dưới đất không? Hay con thích ngồi trên bàn?
Đáp: Con thích ngồi trên ghế hơn vì ngồi trên ghế sẽ thoải mái . Còn ngồi dưới
đất thì cũng được, nhưng ngồi lâu dễ bị tê chân. Vì con không quen ngồi xếp
bằng như vậy quá lâu.
Hỏi: Theo con có nên thay đổi giảng đường nghe pháp không?
Đáp: Con nghĩ không cần thiết. Việc thay đổi giảng đường sẽ tốn kém. Hơn

nữa, tuy không thích lắm nhưng ngồi nghe pháp như thế này sẽ chứa lượng
người nhiều hơn.
Hỏi: Sau khi tham gia tu học, con thấy mình có thay đổi gì mới không?
Đáp: Bản thân con rất vui khi được tham gia khóa tu này. Với con đó là một
nhân duyên lớn trong cuộc đời. Đến đây, con có thể tìm thấy sự thanh tịnh cũng
như sự lắng đọng của tâm hồn qua những lời giảng pháp của quý thầy. Từ đó
con rút ra được những bài học cho bản thân để vận dụng vào cuộc sống, để có
được mọi thứ trọn vẹn hơn. Con xin cảm ơn quý thầy đã tổ chức khóa tu dành
cho tuổi trẻ. Giúp chúng con học nhiều điều cũng như tự tin hơn và sẽ sống có
ích cho mọi người và xã hội.
Hỏi: Sau khi tu học, con cảm nhận như thế nào?
Đáp: Trước khi tham gia khóa tu, con không nghĩ là sẽ nhận được nhiều điều có
ích đến vậy. Lúc ấy, con cảm thấy căng thẳng trong học tập và áp lực từ gia
đình. Nên con chỉ muốn tìm đến hình thức sinh hoạt này để thư giãn. Nhưng
không ngờ sau một ngày tham gia tu học, con đã học được rất nhiều điều. Trước
hết, con hiểu được lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, kinh nghiệm sống, những kiến
thức Phật học. Lúc trước ở nhà, cha mẹ nói gì con cũng thường cãi lại vì con
nghĩ mình đã lớn. Sau khi tham gia tu học nghe thầy giảng, con nhận ra sai lầm
của mình. Con tự nhủ với lòng, sẽ luôn là người con ngoan hiền hiếu kính cha
mẹ.
113


Hỏi: Con muốn đến đây tu học vào những kỳ sắp tới không?
Đáp: Chắc chắn con sẽ đi. Vì đến đây tu học con rất vui, con thấy mình thoải
mái nhiều, không còn lo lắng việc học hành, mà chỉ lo tu tập, an lạc trọn vẹn cho
một ngày.
Cảm ơn con về buổi nói chuyện nầy.

114



BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 9
Người được phỏng vấn: VXT
Người hỏi: Lê Thị Gái
Ngày phỏng vấn: 28 /01/2018
Địa điểm: Tại chùa Hoằng Pháp
Gỡ băng chi tiết:
Hỏi:Chào con, con có thể cho cô biết một ít thông tin về con?
Đáp: Con chào cô, con tên VXT, năm nay con 21 tuổi, con ở quận 7 Thành phố
Hồ Chí Minh. Hiện con đang học tại trường Đại học Công Nghệ Thông Tin.
Hỏi: Tại sao con biết chùa Hoằng Pháp tổ chức khóa tu mà tham gia ?
Đáp: Con biết đến chùa Hoằng Pháp cũng là một cái duyên. Trước kia, những
lúc buồn con thường hay lên mạng nghe các bài giảng pháp của các thầy. Con
vô tình nghe được bài giảng của thầy TTN ở chùa Hoằng Pháp. Con nghe thầy
giảng rất hay, nên con quyết định tìm hiểu về chùa Hoằng Pháp. Con thấy chùa
có tổ chức khóa tu cho sinh viên nên con quyết định đăng ký tham gia.
Hỏi: Con đã tham dự những khóa tu nào ở chùa rồi ?
Đáp: Con tham dự được 3 khóa tu rồi. Khóa tu mùa hè. Khóa tu Phật thất và khóa tu
sinh viên.
Hỏi: Con có nhớ mình tham dự các khóa tu đó vào năm nào không ?
Đáp: Con tham dự khóa tu mùa hè vào 2015, năm đó con 18 tuổi. Còn khóa tu Phật
thất thì con tham dự năm 2016. Khóa tu cho Sinh viên thì con tham dự năm 2018.
Hỏi: Trong các khóa tu đã tham gia, con thấy mình thích khóa tu nào ?
Đáp: Mỗi khóa tu đều có lợi ích và ý nghĩa riêng của nó. Theo bản thân con cảm
nhận, thì con thích khóa tu sinh viên hướng về phật pháp hơn. Vì khóa tu để lại cho
con nhiều ấn tượng nhất. Bởi vì thời gian tu tập ngắn nhưng đem lại nhiều ý nghĩa và
phù hợp với tuổi trẻ tụi con. Tham gia tu tập giúp con rèn luyện được nhiều kỹ năng,
học thêm nhiều thứ bổ ích hơn.
Hỏi: Sau khi tham dự các khóa tu, con cảm thấy mình có gì thay đổi so với lúc trước

không ?

115


Đáp: Mỗi khóa tu đều để lại cho con nhiều bài học khác nhau. Con tham gia các
khóa tu và cảm thấy rất ý nghĩa. Qua đó, con đã tích lũy được nhiều kỹ năng để ứng
dụng trong cuộc sống. Con cảm nhận bản thân mình có nhiều thay đổi. Ví dụ như:
trước đây con rất độc đoán và khó chịu khi nghe ai đó nói về mình. Nhưng bây giờ
con biết lắng nghe, biết đồng cảm và biết chia sẻ với mọi người xung quanh. Tâm
trạng con luôn cảm thấy thoải mái, lạc quan và tràn đầy năng lượng sống. Khi nghe
thầy giảng về chữ hiếu, về bổn phận của người làm con. Con đã khóc rất nhiều vì
con thường làm cho ba mẹ buồn. Con hiểu ra trong đời này không có ai thương mình
bằng cha mẹ mình cả. Con sẽ thay đổi và có hiếu với cha mẹ mình hơn.
Hỏi: Con thấy các khóa tu có gì khác không?
Đáp: Mỗi khóa tu điều có những điểm khác nhau, tuy nhiên không nhiều lắm. ‘Khóa
tu mùa hè’ và ‘khóa tu một ngày cho sinh viên’ thì có những điểm giống nhau hơn.
Vì chương trình tu học và nội dung đều hướng về giới trẻ. Tuy nhiên, khóa tu mùa hè
thêm một thời tu tập vào buổi sáng và phải ở lại chùa trong suốt 7 ngày. Như vậy,
tụi con sẽ trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn, học hỏi được nhiều thứ hơn. Còn ‘khóa
tu Phật thất’ đa số là những người lớn tuổi tham gia nhiều hơn tuổi trẻ tụi con.
Nhưng khóa tu nào cũng trang nghiêm và các thời khóa phật tử tu học rất nghiêm
túc.
Hỏi: Sau khi tham gia tu tập, con nhận thấy có ý nghĩa gì cho mình không?
Đáp: Sau khi tham gia khóa tu, con cảm thấy có ý nghĩa rất lớn cho bản thân. Con ý
thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Con cố gắng học tốt
để không phụ công ơn cha mẹ, thầy cô và trở thành người có ích cho xã hội.
Hỏi: Con có muốn tham dự những khóa tu lần sau không?
Đáp: Con sẽ tham dự những khóa tu sắp tới, khi con có đủ thuận duyên.
Cám ơn T về buổi nói chuyện hôm nay.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 10
Người trả lời: LTVA
Người hỏi: Lê Thị Gái
Ngày phỏng vấn: 25/03/2018

116


Địa điểm: Tại chùa Hoằng Pháp
Gỡ băng chi tiết
Hỏi: Chào con, con có thể giới thiệu một chút về bản thân không ?
Đáp: Dạ conlà LTVA, 19 tuổi, con đang là sinh viên của trường đại học Công
Nghiệp 4, TP HCM
Hỏi:Vì sao con lại tham gia khóa tu sinh viên ở chùa Hoằng Pháp ?
Đáp: Cách đây hơn một tuần, con được các bạn cùng trường rủ. Mới đầu con
cũng chần chừ chưa dứt khoát, vì con chưa tham gia những khóa tu như vậy bao
giờ. Nhưng các bạn thuyết phục: “cứ đi rồi sẽ biết, có ích lắm đấy”. Cuối cùng
con quyết định tham gia khóa tu. Khi đến đây, con thấy một ngày tu học đối với
con thật ý nghĩa.
Hỏi: Con tham gia khóa tu này nhiều lần chưa ?
Đáp: Con tham gia khóa tu sinh viên lần đầu tiên.
Hỏi: Con thấy hình thức sinh hoạt này như thế nào ?
Đáp: Con nhận thấy hình thức sinh hoạt này rất mới. Mọi việc điều có Ban tổ
chức sắp xếp nên có thứ tự và rất chu đáo.
Hỏi: Con có tham gia khóa tu ở các chùa khác không?
Đáp: Con không tham gia những khoá tu ở chùa khác. Thường thì những buổi
tối rảnh rổi, con hay đi chùa gần nhà để tụng kinh.
Hỏi: Khi tham gia khóa tu, con thấy điều gì làm con tâm đắc nhất ?
Đáp: Theo con nghĩ, con thích nhất là thời khóa tụng kinh, niệm Phật. Mỗi khi
nghe các bạn cùng nhau tụng kinh hay niệm Phật. Tự nhiên con cảm thấy lòng

mình hân hoan khó tả lắm nên con rất thích giây phút đó.
Hỏi: Theo con, chương trình tu tập của chùa có nhiều không?
Đáp: Con thấy thời khóa như vậy cũng vừa, các thời khóa sắp xếp rất khoa học.
Khi kết thúc mỗi thời khóa đều có thời gian nghỉ ngơi nên rất thoái mái.
Hỏi: Theo con, giới trẻ hiện đang trong thời công nghệ với máy tính, ti vi, điện
thoại,… có ảnh hưởng đến việc tu học của sinh viên không?
117


×