Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.28 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Huệ

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, có nguồn
gốc rõ, chính xác, trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự


BTTH

Bồi thường thiệt hại

BVMT

Bảo vệ môi trường

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

XĐTH

Xác định thiệt hại


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ................................................................... 9
1.1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường .................................................................................................................... 9
1.1.1. Ô nhiễm môi trường và thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ................. 9
1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ............. 13
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường .................................................................................................................................... 13
1.1.2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường ........................................................................................................ 18
1.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ............................................................................25
Kết luận Chương 1 ................................................................................................................ 28
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT
NAM ………………………………………………………………………29
2.1. Chủ thể của quan hệ bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ................. 29
2.1.1. Chủ thể bồi thường thiệt hại ................................................................................. 29
2.1.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại .......................................................................33
2.2. Xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường .............................................. 34
2.2.1. Các quy định pháp luật về căn cứ xác định thiệt hại ................................. 34
2.2.2.Các quy định pháp luật về cách thức xác định thiệt hại ........................... 36
2.2.2.1. Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên .............................................................. 36
2.2.2.2. Thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản .............................................. 42
2.3. Quyền yêu cầu, quyền khởi kiện và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường .......................................................... 46
2.3.1. Các quy định pháp luật về quyền yêu cầu, quyền khởi kiện bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ............................................................................. 46
2.3.2. Các quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ............................................................................. 54
2.4. Quy định pháp luật về phương thức, trình tự, thủ tục giải quyết về
bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường .................................................. 56


2.4.1. Phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ....... 56
2.4.2. Trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường ........................................................................................................................................ 60
Kết luận Chương 2 ................................................................................................................ 62
Chương 3 THỰC TIỄN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM

MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 63
3.1. Một số vụ việc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi tường trong thực tế.... 63
3.1.1. Một số vụ việc bồi thường thiệt hại trong thực tế ........................................ 63
3.1.1.1. Vụ việc Nhà máy Vedan ........................................................................................ 63
3.1.1.2. Vụ việc Nhà máy mía đường Hòa Bình .......................................................... 63
3.1.1.3. Vụ việc Công ty DAPsố 2 – Vinachem – Lào Cai ...................................... 64
3.1.1.4. Vụ việc Công ty Formosa – Hà Tĩnh .............................................................. 65
3.1.1.5. Vụ việc Công ty Nicotex Thanh Thái – Thanh Hóa ................................... 65
3.1.2. Đánh giá thực trạng trên ....................................................................................... 66
3.2. Các giải pháp pháp lý ................................................................................................. 70
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường ................................................................................................................... 70
3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền yêu cầu, quyền khởi kiện
đòi bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường .............................................. 71
3.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về phương thức, trình tự, thủ tục
giải quyết về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ........................... 72
3.3. Các giải pháp khác ........................................................................................................ 73
3.3.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức ..................................................................................... 73
3.3.2. Kiện toàn hệ thống cơ quan tư pháp ................................................................. 74
3.3.3. Nâng cao năng lực cho Thẩm phán và cán bộ Tòa án .............................. 75
3.3.4. Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương ................76
Kết luận Chương 3 .................................................................................................................78
KẾT LUẬN ................................................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường hiện đang là vấn đề nóng
bỏng thu hút sự quan tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Với chính
sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã có những nước phát
triển quan trọng về nhiều mặt. Tuy nhiên, là một nước đang phát triển, Việt
Nam cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn về môi trường. Đất đai
bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồn nước bị suy giảm; không khí bị ô
nhiễm bởi các loại khói bụi và khí độc do hoạt động của con người thải ra;
khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh
học bị đe dọa; điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều nơi không đảm bảo, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, hệ sinh thái,
đa dạng sinh học. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tác động theo
chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng gia tăng.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác
bảo vệ môi trường. Cụ thể, Nhà nước ta đã tiến hàng loạt các biện pháp, huy
động sức mạnh tổng hợp của tất cả các cơ quan chức năng; ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật liên quan, xây dựng hệ thống các cơ quan bảo vệ
môi trường... Những văn bản quy phạm pháp luật bước đầu đã tạo cơ sở pháp
lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do ÔNMT yêu cầu bồi thường
thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, các quy
định về pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT ở Việt Nam hiện vẫn
còn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Nội dung của các quy định này đang dừng
lại ở mức quy định chung, mang tính nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải
quyết các yêu cầu BTTH do làm ÔNMT gây ra trên thực tế. Với lý do đó, tác
giả chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi


2

trường theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của

mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nước ta hiện đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước và đương nhiên đi kèm với sự phát triển là sự ô nhiễm môi trường. Ô
nhiễm môi trường ảnh hưởng đã và đang trực tiếp đến cuộc sống của con
người, nhưng vấn đề BTTH do làm ÔNMT đang là một vấn đề đòi hỏi nhiều
sự quan tâm để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể chịu thiệt hại và
đây cũng là một bài toán khó và không rõ ràng.
Cũng từ đây, nhiều công trình, đề tài nghiên cứu đã được triển khai để
giải quyết vấn đề này. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều công trình
nghiên cứu về nội dung này hoặc liên quan đến trách nhiệm BTTH nói chung,
được thể hiện ở các cấp độ khác nhau như: sách chuyên khảo “BTTH ngoài
hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng” của TS. Phùng Trung Tập, Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà Nội 2009 ; Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Thị Mai
Anh về đề tài “Những vấn đề cơ bản của trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng”; Luận văn thạc sĩ Luật học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài “Những
nguyên tắc BTTH trong luật dân sự Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật học của
Lê Kim Loan về đề tài “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo BLDS Việt
Nam”; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Quỳnh Anh “Trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS năm
2005”;bài viết “BTTH do tính mạng bị xâm phạm” của Nguyễn Đức Mai,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/1997; bài viết “Trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm” của Vũ Thành Long, Tạp chí Toà án
nhân dân số 8/1999; bài viết “XĐTH do sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định
của BLDS” của Vũ Hồng Thiêm, Tạp chí Toà án nhân dân số 7/2003; bài viết
“Một số nhận xét và chú ý đối với việc BTTH do tính mạng, sức khoẻ bị xâm


3


phạm” của Quách Thành Vinh, Tạp chí Toà án nhân dân số 11/2004; bài viết
“Bàn về bồi thường do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 610 BLDS”
của Đỗ Văn Chinh, Tạp chí Toà án nhân dân số 22/2009…
Những công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho
quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát các
vấn đề về BTTH ngoài hợp đồng liên quan đến sức khỏe, tính mạng, nên chưa
giúp người đọc hiểu được một cách cụ thể, có tính hệ thống về vấn đề trách
nhiệm BTTH do làm ÔNMT.
Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm BTTH do làm
ÔNMT lại được thực hiện chưa nhiều. Hiện chỉ có một số công trình có đề
cập ít nhiều về vấn đề này dưới dạng sách tham khảo, đề tài khoa học cấp bộ,
cấp trường, luận văn thạc sỹ, bài tạp chí như:“Xây dựng phương pháp xác
định mức đền bù thiệt hại bởi ÔNMT do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra”
do Trung tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học
xây dựng Hà Nội thực hiện năm 1999;“Bước đầu tiếp cận công tác thanh tra
giải quyết đền bù thiệt hại do ÔNMT gây bởi các hoạt động của Nhà máy
Nhiệt điện Phả Lại”do Nguyễn Thị Thanh Minh, sinh viên Khoa Môi trường,
trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm
2000... Song nhìn chung các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến các giải
pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế mà chưa đề cập đến việc trách nhiệm BTTH
do làm ÔNMT.
Từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý, chủ đề trách nhiệm BTTH do
làm ÔNMT cũng đã bước đầu nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các luật
gia, cũng như những người làm công tác thực tiên trong lĩnh vực quản lý môi
trường. Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công trình, đề tài
và tài liệu đề cập đến vấn đề này như đề tài “Trách nhiệm pháp lý dân sự


4


trong lĩnh vực môi trường” do Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư
pháp thực hiện năm 2002; nghiên cứu khoa học của TS. Vũ Thu Hạnh và
Trần Anh Tuấn về “Quyền khởi kiện BTTH do hành vi vi phạm pháp luật môi
trường ở Việt Nam - Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện”; đề tài của Nguyễn
Thị Tố Uyên về “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực
BVMT ở Việt Nam”;các bài viết “BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường”,
“Một số bất cập trong quy định pháp luật về giải quyết BTTH do ÔNMT” của
TS. Vũ Thu Hạnh, “Căn cứ XĐTH về môi trường” của Nguyễn Ngọc Anh
Đào trên Tạp chí Khoa học và pháp lý; “Xâm phạm môi trường và trách
nhiệm BTTH” của TS. Phùng Trung Tập; “Trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực
môi trường” của Phạm Hữu Nghị, “Các quy định pháp luật về thiệt hại,
XĐTH do hành vi làm ÔNMT gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện”
của Phạm Hữu Nghị và Bùi Đức Hiển trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật…
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT như: “Những vấn đề pháp lý về XĐTH do
hành vi làm ÔNMT ở Việt Nam hiện nay” của Bùi Đức Hiển; “Bước đầu
nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam” do Cục
Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên
và Môi trường) phối hợp với Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thực
hiện năm 2000;“Trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường gây nên tại Việt Nam” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007;các báo cáo tổng kết công tác thực tiễn
giải quyết đòi BTTH do làm ÔNMT gây nên của Phòng quản lý môi trường
các tỉnh, thanh tra môi trường các địa phương, Tổng cục môi trường, Cục Bảo
vệ môi trường,...
Có thể thấy các công trình nghiên cứu và bài viết đã đề cập đến nhiều
khía cạnh khác nhau và ở nhiều mức độ khác nhau của pháp luật về trách



5

nhiệm BTTH do làm ÔNMT. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa đi sâu nghiên
cứu trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT cũng như pháp luật về vấn đề này một
cách có hệ thống; chưa đưa ra được nhiều điểm bất cập để làm cơ sở đưa ra
các đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do
làm ÔNMT. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm BTTH do làm
ÔNMT theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là một đề tài mới, chưa được
nghiên cứu đầy đủ, toàn diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào luận giải cơ sở lý luận và
phân tích thực tiễn đồng thời phân tích những điểm mới, điểm bất cập, hạn
chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT
để đánh giá và đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục tiêu được xác định như trên, tác giả
luận văn đưa ra nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết như sau:
+ Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm BTTH do
làm ÔNMT và pháp luật về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT ở Việt Nam.
Cụ thể là các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát sinh trách nhiệm
BTTH do làm ÔNMT, trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT có đặc thù gì khác
so với các trách nhiệm BTTH khác, quy định của một số nước trên thế giới về
trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT;
+ Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT, từ đó rút ra
kết luận về những ưu điểm, hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện
hành, các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan đến trách nhiệm
BTTH do làm ÔNMT và pháp luật của một số quốc gia khác;



6

+ Luận giải về sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện
pháp luật về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT trong nền kinh tế thị trường
và từng bước hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam;
+ Đề xuất các ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành
về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT trên cơ sở lý luận và thực trạng pháp
luật đã nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện và đảm bảo tính phù hợp, khả
thi trên thực tế tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các tài liệu mang tính lý luận và thực tiễn về
trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT; hệ thống văn bản pháp luật thực định của
Việt Nam về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT; các lý thuyết về khoa học
môi trường và kinh nghiệm thế giới về xây dựng pháp luật về trách nhiệm
BTTH do làm ÔNMT.
- Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT
có thể được phân tích ở nhiều mức độ, góc độ khác nhau nhưng khó có thể
phân tích hết các vấn đề đó trong phạm vi một bản luận văn. Với mục đích,
nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu trên thì ngoài việc đưa ra nhận thức chung về
pháp luật về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT thì luận văn tập trung nghiên
cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách
nhiệm BTTH do làm ÔNMT hiện hành ở Việt Nam, các quy định của pháp
luật về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT ở một số quốc gia trên thế giới để
làm cơ sở kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm
BTTH do làm ÔNMT ở Việt nam hiện nay.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn đi sâu nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT theo
quy định của pháp luật Việt Nam; tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống các
quy định trong các văn bản pháp luật,… Luận văn tập trung nghiên cứu nội



7

dung trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT nghĩa là chỉ nghiên cứu trách nhiệm
BTTH đối với những các chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật môi
trường, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường, các chủ thể bị
thiệt hại bởi những hành vi vi phạm đó.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện luận
văn bao gồm phương pháp hồi cứu các tài liệu, phân tích, chứng minh, so
sánh, tổng hợp, hệ thống, liên ngành dự báo khoa học qua những tài liệu thứ
cấp các nước để làm sáng tỏ các vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi
luận văn, cụ thể:
+ Phương pháp hồi cứu các tài liệu được sử dụng ngay sau khi định
hướng chọn đề tài và xây dựng kế hoạch nghiên cứu đề tài, đặc biệt được sử
dụng để tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và được kết hợp với các
phương pháp khác trong quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận cũng như thực
trạng pháp luật về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT gây ra.
+ Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của
luận văn đểthực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
+ Phương pháp so sánh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của luận
văn nhằm đối chiếu các quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học trong các
công trình nghiên cứu; giữa quy định của pháp luật hiện hành với quy định
của pháp luật các giai đoạn trước đây về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT
gây ra; giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước trên thế giới.
+ Phương pháp chứng minh được sử dụng ở hầu hết các nội dung luận
văn, nhằm đưa ra các dẫn chứng (các quy định, tài liệu, số liệu, vụ việc thực
tiễn...) làm rõ các luận điểm, luận cứ trong các nội dung về lý luận ở Chương



8

1, các nhận định trong các nội dung ở Chương 2 và đặc biệt là các ý kiến,
quan điểm về sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH
do hành vi làm ÔNMT gây ra trong Chương 3 của luận văn.
+ Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra
những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn.
+ Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài và chủ yếu được sử dụng trong quá trình phân tích những
điểm hợp lý cũng như bất cập trong các quy định, thực tiễn thực hiện pháp
luật về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT gây ra ở Chương 2, trong việc đề
xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền trách nhiệm BTTH do làm
ÔNMT trong Chương 3 của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những kết luận, đề xuất, kiến
nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về
trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT. Kết quả nghiên cứu này cũng là dữ liệu để
các cơ quan chức năng tham khảo khi thực tiễn giải quyết các vấn đề liên
quan đến trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường
Chương 2: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường tại Việt Nam.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.



9

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1.1.

Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

làm ô nhiễm môi trường
1.1.1. Ô nhiễm môi trường và thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường
Trong quá trình sản xuất, sinh hoạt con người có những hoạt động ảnh
hưởng tới môi trường, dù là cố ý hay vô ý, làm cho chất lượng môi trường bị
giảm sút.
Theo từ điển tiếng Việt “ô nhiễm” là nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại.1
Khái niệm “ô nhiễm môi trường” được xét dưới nhiều góc độ. Xét dưới
giác độ sinh học, khái niệm “ô nhiễm môi trường” chỉ tình trạng của môi trường
trong đó những chỉ số hoá học, lý học của môi trường bị thay đổi theo chiều
hướng xấu đi có ảnh hưởng đến đời sống của con người và sinh vật. Theo Tổ
chức Y tế thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là sự đưa vào môi trường các
chất thải hoặc năng lượng đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh
vật, sức khỏe con người hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.2
Xét dưới góc độ pháp lý, “ô nhiễm môi trường” được định nghĩa là sự
biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật3.
Có các dạng ô nhiễm môi trường chính sau:


1

Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.168
Cục Cảnh sát môi trường (2013) – Cẩm nang Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường –
tập 2, NXB Công an nhân dân, tr. 321
3
Theo khoản 8, Điều 3 Luật BVMT năm 2014
2


10

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm
thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần
xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các
sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử
dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn
cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng
dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay
thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị
suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam,
thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Ô nhiễm nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý
– hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng
thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là
do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven

biển, vùng biển khép kín. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất,
chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý;
các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào
nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu
dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân, sinh vật trong khu vực.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không
sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Ô nhiễm khí đến


11

từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ
tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối
lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà
máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh
chóng.4
Ở các quốc gia phát triển, vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên hàng
đầu. Hiện tại, hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều có các quy định
về trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT gây ra. Một trong những yêu cầu được
đặt ra trong việc xây dựng các quy định về BTTH do làm ÔNMT chính là
việc xây dựng này phải được thực hiện sao cho các tổ chức, cá nhân là chủ thể
tiềm năng gây ra ô nhiễm có động lực hợp lý và bền vững trong việc quản trị
các rủi ro về môi trường theo hướng giảm thiểu ÔNMT
Thiệt hại do làm ÔNMT
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai quan điểm khác nhau về thiệt hại do
làm ÔNMT.
Quan điểm thứ nhất cho rằng thiệt hại do làm ÔNMT chỉ là những thiệt

hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên như động vật, thực vật, đất, nước,
không khí... và không có thiệt hại đối với tài sản, tính mạng con người. Cụ
thể: Tại Tuyên bố của Liên Hợp quốc về môi trường và phát triển năm 1992,
Công ước về đa dạng sinh học 1992 thì đều cho rằng thiệt hại về môi trường
chỉ có những yếu tố: Động vật, thực vật, đất, nước và các yếu tố khí hậu; Tài
sản vật chất; Cảnh quan; Mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên. Những
định nghĩa hợp pháp nhất về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra
nên không bao gồm con người và tài sản của họ.

4

Cục Cảnh sát môi trường (2013), Cẩm nang Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - tập
2, Nxb Công an nhân dân, tr. 321-324.


12

Tại Phần Lan, trách nhiệm BTTH được đặt ra đối với những thiệt hại
về môi trường gây nên bởi các hoạt động trong một khu vực nhất định và là
kết quả từ ô nhiễm đất, nước, không khí. Tại Canada, thiệt hại về môi trường
gồm hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái ven bờ; không khí, đất nước do
thải các chất độc hại, hóa chất, các yếu tố vật chất khác và tràn dầu; nước
biển, hệ động vật và thực vật biển.5
Quan điểm thứ hai cho rằng, thiệt hại do làm ÔNMT là thiệt hại không
những đối với môi trường tự nhiên mà còn thiệt hại đối với tính mạng, tài sản
của con người.
Cụ thể là: Tại Cộng hòa liên bang Nga, định nghĩa thiệt hại do ô nhiễm
môi trường gồm thiệt hại về sức khỏe cá nhân bị gây ra một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp từ ô nhiễm môi trường.6
Còn theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường

năm 2014, “Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm: Suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường; Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con
người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc
suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra”.
Theo tác giả, mỗi quan điểm trên đều có ưu và nhược điểm riêng. Đối
với quan điểm thứ nhất, thì ưu điểm lớn nhất là việc xác định thiệt hại sẽ đơn
giản và nhanh chóng hơn, từ đó xác định các căn cứ XĐTH cũng như chủ thể
gây thiệt hại phải BTTH và cơ chế giải quyết khi có tranh chấp xảy ra sẽ dễ
thực hiện hơn. Bên cạnh đó thì nhược điểm của quan điểm này là không bao
quát được hết mức độ thiệt hại thực tế xảy ra trên mọi phương diện. Ở quan
điểm thứ hai, có ưu điểm hơn quan điểm thứ nhất khi đã bao quát được đầy

Vũ Thu Hạnh - Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường, Tạp chí khoa học pháp lý
số 3 (40)/2007
6
Ong Thị Ngân (2011), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm
môi trường, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.25
5


13

đủ mức ảnh hưởng của những hành vi vi phạm, tuy nhiên theo quan điểm này
thì việc xác định thiệt hại để yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm phải BTTH hết sức
khó khăn và phức tạp. Có thể thấy, khi phân tích khái niệm “thiệt hại do
ÔNMT” cần có cái nhìn bao quát về các thiệt hại xảy ra trên mọi phương
diện, từ đấy mới có thể đưa ra các căn cứ XĐTH cũng như chủ thể gây thiệt
hại phải BTTH và cơ chế giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Với phân tích trên, tác giả xin đưa ra khái niệm về “thiệt hại do
ÔNMT” như sau: “Thiệt hại do ÔNMT là sự mất mát về vật chất, sức khỏe,

tính mạng con người phát sinh từ việc ô nhiễm môi trường dẫn đến suy giảm
về chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.”
1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi làm ô nhiễm môi trường
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Có thể thấy rằng, một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây
tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của
mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho
người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm
BTTH được BLDS 2015 quy định tại Điều 584, Điều 585 về trách nhiệm
BTTH nói chung và Mục 3 Chương XX về trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách
nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi
thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Trách nhiệm BTTH là một dạng trách nhiệm dân sự, đây là một dạng
chế tài dân sự thường được áp dụng cho chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho
chủ thể khác. Chế định trách nhiệm BTTH được thiết lập để nhằm nội sinh


14

hóa các chi phí xã hội đảm bảo nguyên tắc công bằng trong xã hội, theo đó,
chủ thể gây thiệt hại thì phải bồi thường. Chế định trách nhiệm BTTH có hai
tác dụng cơ bản là tác dụng “khôi phục thiệt hại” và tác dụng “răn đe, phòng
ngừa”. Về tác dụng khôi phục thiệt hại, chế định trách nhiệm BTTH hướng
tới việc xác định xem khi đã có thiệt hại từ hành vi làm ÔNMT gây ra, thì ai
phải đứng ra gánh chịu hậu quả đó. Về tác dụng răn đe, phòng ngừa, chế định
trách nhiệm BTTH hàm chứa một thông điệp rõ ràng trong xã hội rằng: xã hội

không khuyến khích những hành vi làm ÔNMT gây ra, không mong muốn có
những hành vi như vậy. Cũng cần lưu ý thêm rằng, “trách nhiệm BTTH” chỉ
là một trong những biện pháp chế tài dân sự, mà chủ thể bị hại có quyền yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm. Những chế tài
dân sự khác có thể gồm: buộc chấm dứt hành vi vi phạm hoặc buộc thực hiện
hành vi nhất định.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự
mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại
cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi
phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây
ra. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do
pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy
định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm


15

phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá
nhân và tổ chức khác.
Trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT có thể được tiếp cận từ nhiều góc
độ khác nhau: là một nhóm quan hệ pháp hệ pháp luật dân sự, là một bộ phận
của chế định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và là hậu quả của hành vi
làm ÔNMT. Trách nhiệm BTTH là một chế định quan trọng của pháp luật
dân sự các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng nhằm bảo vệ quyền và

lợi ích chính đáng cho các chủ thể bị thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của
chủ thể khác. Ở các nước khác nhau thì vấn đề trách nhiệm BTTH do làm
ÔNMT được quy định khác nhau về hình thức bồi thường và cách XĐTH.
Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một nguyên tắc thống nhất là “Chủ thể gây
thiệt hại phải bồi thường”.
Ở Việt Nam, trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT gây ra được coi là một
dạng trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Theo đó, cũng giống như các
loại trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT là một biện
pháp cưỡng chế được áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật môi trường, gây ÔNMT dẫn đến sự suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường; gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài
sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do sự suy giảm chức năng, tính
hữu ích của môi trường thì phải trả giá về hành vi của mình qua việc khôi
phục, đền bù, bù đắp những tổn thất và khác phục những hậu quả do hành vi
vi phạm pháp luật gây ra. Vậy có thể thấy, trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT
là loại trách nhiệm gắn với thiệt hại do hành vi làm ÔNMT
Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ÔMNT
Vì trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT là một dạng trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng, vì vậy nó mang những đặc điểm của trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng nói chung như:


16

– Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định.
Khác với các loại trách nhiệm pháp lý khác thì trách nhiệm dân sự có thể phát
sinh trên cơ sở sự thoả thuận của các bên.
– Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Các điều

kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái phát luật, có mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi.
– Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
ngoài việc áp dụng đối với chủ thể có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng
đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối
với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học,
bệnh viện, cơ sở dạy nghề….
– Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên
tắc là chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại
chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại
có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của họ.
Ngoài ra, trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT còn có những đặc điểm
riêng như sau:
- Thứ nhất, cơ sở pháp lý: Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới tác
động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận
trước của các chủ thể; chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp, pháp luật Dân sự,
pháp luật về Môi trường.
- Thứ hai, chủ thể bị thiệt hại cụ thể của các hành vi vi phạm pháp luật
và chủ thể gây thiệt hại thường có sự bất cân xứng về khả năng tiếp cận pháp
luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong thực tế, chủ thể gây


17

thiệt hại thường là các công ty, doanh nghiệp. Trong khi đó, chủ thể bị thiệt
hại đa phần là người dân. Trong tương quan lực lượng giữa chủ thể gây thiệt
hại và chủ thể bị thiệt hại, phía chủ thể gây thiệt hại thường có tiềm lực kinh
tế, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khả năng sử dụng luật sư... tốt hơn so với
chủ thể bị hại. Bên cạnh đó, số lượng chủ thể bị thiệt hại trong mỗi vụ việc thường

là nhiều, giữa những chủ thể bị thiệt hại thường không có mối liên kết chặt chẽ,
tuy tổng thiệt hại những chủ thể bị thiệt hại gánh chịu có thể là rất lớn.
- Thứ ba, trong các vụ việc gây thiệt hại cho môi trường, bên cạnh thiệt
hại là các tổ chức, cá nhân cụ thể phải gánh chịu, luôn có một thứ thiệt hại mà
cộng đồng phải gánh chịu, đó là thiệt hại cho môi trường.
- Thứ tư, việc làm rõ, chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm pháp luật và hậu quả mà chủ thể bị thiệt hại và cộng đồng phải gánh
chịu rất phức tạp và khó thực hiện.
- Thứ năm, nhiều vụ việc xử lý vi phạm pháp luật về BVMT trong thực
tế cho thấy, các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể gây những
thiệt hại trên một diện rất rộng, với số lượng nạn nhân rất lớn, thuộc thẩm
quyền xử lý, tài phán của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau.
Chính vì vậy, khó xác định cơ quan hay Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết
vụ việc.
- Thứ năm, việc thu thập, xác định chứng cứ chứng minh thiệt hại,
chứng minh hành vi vi phạm, việc giám định, tình trạng môi trường, giám
định thiệt hại trong các vụ việc về môi trường thường phức tạp, tốn kém, đòi
hỏi trình độ khoa học và công nghệ cao.
- Thứ sáu, chủ thể gây thiệt hại trong các vụ việc do hành vi làm
ÔNMT trong nhiều trường hợp không phải chỉ là một doanh nghiệp, một nhà
máy mà có thể là nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà máy, nhiều cơ sở sản xuất
trong cụm công nghiệp hoặc có vị trí gần nhau trên địa phương đó. Thực tế ấy


18

cho thấy, việc xác định “tỷ lệ” gây thiệt hại, hậu quả của từng chủ thể gây ra,
để quy trách nhiệm cho công bằng, hợp lý, chuẩn xác là công việc hết sức khó
khăn, đòi hỏi hệ thống quan trắc phức tạp.
Như vậy, có thể nói rằng, trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT là hình

thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về
BVMT, gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền
bù tổn thất về vật chất và tinh thần của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do
hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
1.1.2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường
- Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy chính là tiền đề quan trọng của trách nhiệm BTTH, là yếu
tố cấu thành cơ bản của trách nhiệm BTTH bởi mục đích của việc áp dụng
trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho chủ thể bị thiệt hại, nên nếu
không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù đầy đủ các điều
kiện khác.
“Thiệt hại” thường được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vất chất hay
tinh thần của một người do việc gây thiệt hại của người khác và được xác
định bằng một khoản tiền. Xét dưới góc độ xã hội, khi có thiệt hại xảy ra sẽ
làm ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Xét dưới góc độ pháp lý, thiệt hại là việc hành vi trái pháp luật đã làm hư,
hỏng, hủy hoại tài sản, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
pháp nhân, Nhà nước.
Ở đây, thiệt hại do hành vi làm ÔNMT là suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường và những tổn hại về sức khoẻ, tính mạng của con người,
tài sản cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc
suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.


19

Theo pháp luật Việt Nam, trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT được quy
định tại Điều 602 BLDS năm 2015: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp

chủ thể đó không có lỗi” và tại khoản 8 Điều 4 Luật BVMT năm 2014: “Tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải
khắc phục, BTTH và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”.
Theo các quy định này, việc xác định trách nhiệm BTTH do hành vi
làm ÔNMT gây ra không chỉ căn cứ vào quy định của BLDS mà còn căn cứ
vào quy định của pháp luật về BVMT và các quy định khác có liên quan.
Điều này có nghĩa là thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây ra không chỉ bao
gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người mà còn bao
gồm những tổn thất đối với môi trường. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất
trong các căn cứ áp dụng trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT gây ra so
với trách nhiệm BTTH trong các trường hợp khác được quy định trong
BLDS. Nhìn chung, cách xác định các loại thiệt hại trong lĩnh vực môi trường
tại Việt Nam về cơ bản là phù hợp với quan điểm pháp luật của nhiều nước
trên thế giới như: Australia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Malaysia, Singapore,
Liên bang Nga và đặc biệt là quan điểm luật pháp của Cộng đồng châu Âu.7
Theo pháp luật của các nước này những thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây
ra thuộc phạm vi phải bồi thường bao gồm: thiệt hại về tài sản vật chất; thiệt
hại về kinh tế; thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người; thiệt hại đối
với môi trường. Những thiệt hại này được phân thành thiệt hại về vật chất và
thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất thì mắt thường chúng ta cũng có
thể thấy dễ dàng thấy được, nhưng thiệt hại về tinh thần rất khó nhận biết và
“cân đong đo đếm được”.
Hà Thị Nguyên Ngọc (2002), Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 14 –
15.
7


×