Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN SUA NGỌNG LN CHO học SINH LOP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.06 KB, 20 trang )

“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

A.PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trường Tiểu học,Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng, là môn học
luyện cho các em phát âm đúng và viết đúng chính tả, hiểu ngôn ngữ từ, bài văn,
bài thơ. Riêng đối với lớp Một, Tiếng Việt còn là cái móng, cái gốc để các em
tiếp tục học ở các lớp sau này.
Sau khi học xong cấp tiểu học, về yêu cầu cơ bản, các em phải nắm vững
được các tri thức, kỹ năng cơ bản ban đầu của các môn học để học tốt ở các cấp
học sau. Muốn vậy, phân môn Tiếng Việt phải được chú trọng ngay từ đầu của
cấp tiểu học- khi học sinh mới bắt đầu bước vào lớp Một.
Một trong những mục tiêu cơ bản của chương trình Tiếng Việt lớp Một là
các kỹ năng : nghe, đọc, nói, viết. Trong bốn yêu cầu cơ bản thì yêu cầu về đọc
và viết chiếm một vị chí hết sức quan trọng. Nó tạo cơ sở tiền đề cho việc học
tốt những môn học khác. Trong hai yêu cầu đọc và viết của chương trình lớp
Một thì đặc biệt chú ý đến yêu cầu về đọc. Học sinh có nhớ được mặt chữ, có
đọc thông thì việc viết chữ của học sinh mới trở nên dễ dàng hơn và thành thạo
hơn. Còn ngược lại khi học sinh mà không nhớ mặt chữ dẫn đến đọc không
thông thì việc viết chữ của học sinh sẽ trở nên hết sức khó khăn, thậm chí làm
sai lệch cả về mặt ý nghĩa.
- Xuất phát từ vị trí của môn Tiếng Việt ở trương tiểu học. Đây là môn học
chiếm nhiều giờ dạy trong nhà trường là chìa khoá để học sinh đi vào lâu đài
khoa học. Vì vậy nếu không nắm được Tiếng Việt sẽ không nắm được các môn
khoa học khác.
- Xuất phát từ mục đích yêu cầu của môm Tiếng Việt ở trường tiểu học
nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá hiện đại, suy nghĩ
và học tập. Thông qua việc học Tiếng việt rèn luyện cho học sinh năng lực tư
duy, suy nghĩ, giáo dục cho các em những tư tưởng tình cảm trong sáng xây
dựng thói quen nề nếp tốt và phát triển dần dần về ý thức và lý của các em.


Sau khi học hết chương trình lớp Một thì phần lớn học sinh đã đạt được
những yêu cầu cơ bản của phân môn Tiếng Việt đã đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một
số em đọc và viết còn chưa được tốt lắm. Một trong những nguyên nhân của
hiện tượng đó là do trong khi phát âm các em hay nhầm lẫn giữa các dấu thanh
với nhau: giữa thanh hỏi và thanh nặng; giữa thanh ngã và thanh sắc. Hơn thế
nữa các em còn rất hay nhầm lẫn trong cách phát âm giữa các âm đầu với nhau.
Như cặp âm đầu: h-kh; ch-tr;s-x: g-gh... Trong đó cặp âm đầu là: l và n, học sinh
rất dễ nhầm lẫn.
Các em học sinh trường tôi chủ yếu sinh ra và lớn lên trong vùng nông thôn
mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Có nhiều em trước khi vào học lớp
Một chỉ được qua mấy tháng mẫu giáo . Đồng thời cũng do tiếng địa phương, do
cách phát âm của bố mẹ các em mà các em bị ảnh hưởng.
Chính vì thấy rõ được điều đó ở những năm học vừa qua, nên trong năm học
này, ngay từ khi nhận học sinh vào lớp Một, tôi đã đặt ra cho mình cho mình
1/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

hàng loạt câu hỏi, phải làm thế nào? và phải làm sao? …và cuối cùng tôi đi sâu
vào tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra các biện pháp tháo gỡ, từng bước nâng cao
chất lượng đọc đúng và phát âm đùng cho học sinh, mong muốn được góp phần
nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục chung của cả nước. Trên đây là những
lý do chính thúc đẩy tôi đi đến chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh
lớp Một phát âm đúng và đọc đúng các tiếng có phụ âm đấu là L và N” cho
học sinh tiểu học được thực hiện tại lớp 1
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1.Mục tiêu: Giúp học sinh phát âm đúng và đọc đúng các tiếng có phụ âm
đầu lá l/n từ đó dẫn đến đọc diễn cảm.

2 - Nhiệm vụ -Nghiên cứu:
Điều tra khảo sát tình hình đọc của học sinh qua các giờ của môn tiếng
Việt và các môn học khác đặc biệt qua phân môn Học vần-Tập đọc.
Phân tích đánh giá tình hình trên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng
học sinh phát âm chưa đúng.
Kết quả thu được sau khi thực hiện biện pháp khoa học.
- Để góp phần nâng cao chất lượng dạy -học tốt môn Học vần lớp 1 tôi phải :
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy Học vần lớp 1 .
- Nghiên cứu qua tình hình thực tế đối với học sinh trên địa bàn trường Tiểu
học trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng -đọc nhanh đọc thành thạo cho học sinh lớp 1.
- Tìm biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Học vần lớp 1 cho học
sinh trường Tiểu học.Tìm ra những ưu ,khuyết điểm trên cơ sở đó phát huy
những ưu điểm ,đồng thời tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế về
việc phát âm chuẩn giữa L / N đối với huyện Phú Xuyên chúng ta là một vấn đề
cấp thiết được đặt ra nhằm nâng cao chất lượng dạy -học môn Học vần lớp 1 .
- Giúp học sinh đọc -viết nắm vững các kiến thức cơ bản một cách vững chắc
để vận dụng vào học tập môn Tiếng Việt và làm nền móng cho các em học môn
Tiếng Việt các lớp sau.
III. PHẠM VI THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1.Phạm vi : Trong phần dạy môn Tiếng Việt của mình: Phần âm và
vần( HKI), phần tập đọc (HK2)kết hợp thường xuyên trong tất cả các tiết học,
môn học .
Đề tài : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một phát âm đúng và đọc
đúng các tiếng có phụ âm đấu là L và N”được thực hiện tại lớp 1Đ
2.Thời gian :
Thời gian tiến hành đề tài từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018.
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2/19



“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát .
- Phương pháp thực nghiệm khoa học .
B.PHẦN 2:
QUÁ TRÌNH THỰC HIÊN ĐỀ TÀI
I .KHẢO SÁT THỰC TẾ
1. Thực trạng thực tế trước khi nghiên cứu:
a.Đối tượng học sinh:
- Ngay từ khi nhận lớp tôi thấy đa số các em đọc, viết chữ cái còn chưa
thuộc.Các em còn nhỏ tuổi vẫn còn ham chơi hơn là ham học, chưa có ý thức
học tập .
- Một số gia đình còn chưa quan tâm đến việc học tập của các em, vẫn còn
để các em tự do vui chơi, chưa đưa các em vào nề nếp học tập ở trường cũng
như ở nhà. Các em đều đã qua mẫu giáo nhưng các em viết chữ còn rất xấu,
đọc chưa chuẩn do ở lớp mẫu giáo các em còn viết, đọc tự do chưa có ý thức
rèn luyện cẩn thận .
b.Đối với giáo viên :
- Trình độ giáo viên đồng đều đã được chuẩn hoá ở cấp học.
- Giáo viên cập nhật thông tin ,các phương pháp dạy học được áp dụng một
cách linh hoạt. Là một giáo viên tiểu học, lại được nhiều năm giảng dạy ở lớp
Một nên tôi có khá nhiều thời gian và điều kiện để tiếp súc và gần gũi với các
em. Hàng ngày, thấy các em phát âm nhiều tiếng chưa chính xác, đặc biệt những
tiếng có âm đầu là L và N, tôi không khỏi suy nghĩ và trăn trở. Vì vậy tôi không
ngừng học hỏi, tìm tòi, trao đổi với đồng nghiệp của mình để tìm ra những biện
pháp sửa phát âm sai cho các em, nhằm đạt được tốt mục tiêu giáo dục tiểu học

đề ra: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học các cấp học sau”.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện :
Học vần là môn học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ
mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp đó là chữ viết.Nếu chữ viết
được coi là phương tiện ưu thế nhất trong giao tiếp thì học vần có một vị trí quan
trọng không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học .
Khi nhận lớp khảo sát chất lượng tôi thấy kết quả đạt được như sau :
TS học Thời gian
Phát âm đúng
Phát âm chưa đúng
sinh lớp khảo sát
SL
TL
SL
TL

32
Tuần 1
8
25%
24
75%
3 Nguyên nhân của việc đọc sai:
- Đa số học sinh bị ảnh hưởng của tiếng địa phương đối với việc đọc sai của
các em là rất nhiều.
- Do các em không hiểu nghĩa của từ mình đang đọc.
3/19



“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

- Ngoài ra do các em không phát huy được tính tự giác luyện đọc ở nhà...
- Những em đọc còn yếu kém là do các em lười học bài ,gia đình không quan
tâm nên các em đọc phát âm sai dẫn đến viết sai lỗi chính tả, luyện nói còn lúng
túng.Còn nhiều em đọc ngọng và mắc lỗi địa phương.Vậy chúng ta cần có
những biện pháp như thế nào để giải quyết thực trạng trên .
- Thật vậy, việc nhớ được mặt chữ, đặc biệt là việc phát âm đúng những tiếng
có âm đầu là L và N đối với học sinh lớp Một là hết sức khó khăn. Các em được
chuyển từ mầm non lên từ nhận thức đến tư duy của các em còn rất non nớt .
Các em chưa có kĩ năng phân biệt trong việc tự phát âm những tiếng có âm đầu
là L và N và ngay cả trong khi nghe người khác nói. Các em dễ nhầm tưởng rằng
hai âm này được phát âm giống nhau. Hơn thế nữa rất nhiều em trong khi phát
âm chưa tự ý thức được trong việc phát âm của mình.
- Và hơn thế nữa, mục tiêu giáo dục của chương trình Tiếng Việt lớp Một mới
cũng đã đề ra là sau khi học hết chương trình Tiếng Việt lớp Một học sinh phải
đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
a. Kĩ năng:
*. Nghe:
+Nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh và sự kết hợp của
chúng.
+ Nhận biết về sự thay đổi độ cao, ngắt, nghỉ hơi
+ Nghe hiểu văn bản.
*. Nói:
+ Nói đủ to, rõ ràng,, thành câu.
+ Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng.
+ Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình và trường học.
+ Biết kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe.

*. Đọc:
+ Đọc đúng và đọc trơn tiếng, đọc liền từ, đọc cụm từ và đọc câu, tập
ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
+ Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý nghĩa được diễn đạt trong
câu đã chọn.
+ Học thuộc lòng một số bài văn, bài thơ
*. Viết:
+ Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh, viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ,
làm quen với các chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định.
+ Tập chép chính tả, tập nghe đọc để viết chính tả.
+ Tập ghi các dấu câu.
+ Tập trình bày một bài chính tả ngắn.
b. Kiến thức:
+ Nhận biết sự tương ứng giữa âm và các chữ cái, thanh điệu và dấu
ghi thanh.
+ Nhận biết một số quy tắc chính tả.
4/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

+ Nhận biết cách dùng dấu chấm hỏi.
+ Làm quen với các dạng bài văn vần, văn xuôi.
- Từ mục tiêu chương trình Tiếng Việt ở trên thì việc rèn phát âm đúng cho
học sinh lớp Một trong những tiếng có âm đầu là L và N là một yêu cầu cơ bản
ban đầu để góp phần làm tốt mục tiêu giáo dục tiểu học và mục tiêu chương
trình Tiếng Việt lớp Một đã nêu ở trên.
- Trường tôi trong năm học này gồm có 24 lớp, trong đó có 5 lớp Một. Đây
là một vùng sâu của huyện, kinh tế của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Hầu

hết học sinh là con em nông dân nên việc học của nhiều em vẫn còn chưa thật sự
được bố mẹ quan tâm một cách sâu sát. Một số em đi học còn chưa đầy đủ sách
vở và dụng cụ học tập .
- Trong những năm gần đây được sự quan tâm và giúp đỡ của các ban ngành
đoàn thể mà trường chúng tôi giờ đây khá khang trang. Học sinh có đủ phòng
học 2 buổi trên ngày. Ngoài ra trường còn có rất nhiều các phòng học riêng để
học các môn chuyên biệt, có nhiều đồ dùng dạy học hiện đại phục vụ rất tốt cho
việc giảng dạy của thầy trò chúng tôi trong thời kì công nghệ thông tin này.
- Đội ngũ giáo viên trường tôi trẻ, yêu nghề, đầy nhiệt huyết, luôn tự trau
dồi, học hỏi để nâng cao chuyên môn của mình. Học sinh trường tôi lại rất
thuần tính, ngoan ngoãn, chăm chỉ học. Chính vì vậy mà trong những năm học
vừa qua, thầy trò chúng tôi tham gia rất nhiều phong trào của huyện và hầu như
phong trào nào cũng đạt giải cao.
- Thầy trò chúng tôi nguyện cố gắng hơn nữa để đưa phong trào của trường
ngày một tiến xa.
- Tuy vậy, ở khối lớp Một chúng tôi vẫn còn một số em hay nhầm lẫn trong
cách phát âm những tiếng có âm đầu là L và N. Sở dĩ các em còn nhầm lẫn như
vậy là do các em chưa nắm được cách phát âm, chưa hiểu hết nghĩa các tiếng, từ
mình định phát âm, rồi các em chưa tự mình ý thức khi phát âm những tiếng có
âm đầu là Lvà N đó.
- Dựa vào kết quả khảo sát vừa qua tại trường kết hợp với những kiến thức đã
học và những tài liệu mà từ đó nghiên cứu những nguyên nhân trên mà tôi đã
tìm ra những biện pháp tương ứng giúp các em sửa phát âm sai của mình và nêu
lên một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 như sau:
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
- Trong quá trình thực hiện tôi sẽ tìm hiểu phần đọc để đưa ra phương pháp
phù hợp.
- Hiểu và nắm chắc phương pháp đổi mới của phân môn.
- Tìm hiểu tình hình giảng dạy của đồng nghiệp .
- Nắm vững mục tiêu, yêu cầu của bài dạy.

- Tìm hiểu nội dung của từng bài học vần có trong chương trình lớp 1.
- Thường xuyên kiểm tra và phân loại đối tượng học sinh.
- Tập trung nhiều vào đối tượng học sinh đọc yếu,kém
1. Biện pháp thứ nhất :Phân loại đối tượng học sinh .
5/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

Ngay từ khi làm quen với lớp, tôi đã tìm hiểu, làm quen để phát hiện và nắm
bắt được những em học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém để phân loại học
sinh trong lớp, xếp chỗ ngồi cho các em phù hợp: Em khá giỏi ngồi gần em yếu
kém dể các em giúp đỡ kèm nhau học tập .
2. Biện pháp thứ hai : Hướng dẫn cách phát âm đọc .
a.Cấp độ 1 :Hướng dẫn phát âm l/n
- Đối với l: Khi phát âm lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra giữa 2 bên rìa,
xát nhẹ( GV phát âm )
- Đối với n: Khi phát âm đầu lưỡi chạm lợi, hơi đi ra qua cả miệng lẫn
mũi( GV phát âm)
* So Sánh:
- Giống nhau: Cả 2 âm khi phát âm lưỡi đều chạm lợi
- Khác nhau:
+ “l” là phụ âm vang bên đầu lưỡi vang khi phát âm lưỡi cong lên, hơi đi ra
giữa 2 bên rìa lưỡi
+ “n” là phụ âm vang mũi, đầu lưỡi lợi khi phát âm đầu lưỡi chạm lợi hơi đi ra
qua cả miệng lẫn mũi
*Phân biệt:
Để chúng ta biết được mình phát âm đúng chưa chúng tôi còn có cách phân
biệt sau:

- Âm n: khi phát âm n ta sờ tay lên mũi thấy rung, quan sát miệng ta thấy đầu
lưỡi áp vào lợi trên. Còn khi chúng ta phát âm thì mũi không rung đầu lưỡi uốn
cong, hơi bật mạnh.
- Tiếp đó chúng ta có thể bịt mũi và đọc: la, lo, lô, lu, lư.. nhưng chúng ta bịt
chặt mũi ta không thể phát âm: na, no, nô, nu, nư… sau một vài lần chúng ta sẽ
biết được mình đang phát âm nào và có thói quen phát âm đúng
b.Cấp độ 2 :Tiếng
Khi chúng ta đã biết phân biệt và phát âm chuẩn l/n tôi tiếp tục luyện đọc
các tiếng có l/n
Tiếng có âm n: nối, non, nặng, nước.
Tiếng có âm l: lê, lời, lan, loan.
c. Cấp độ 3: Từ:
ở cấp độ này chúng tôi có thể chia làm 3 loại từ
- Từ 2 tiếng đều có âm l: Long lanh, lung linh, lạc lõng, lạ lùng, lạnh lẽo.
- Từ 2 tiếng đều có âm n: Nắc nỏm, nồng nàn, non nước, nắng nôi, nõn nà.
- Từ có 1 tiếng n, 1 tiếng l: Nô lệ, nóng lòng, nõn là, nổi lên, năng lực.
d. Cấp độ 4: Câu:
Khi học sinh đọc đúng chuẩn các từ có âm đầu l/n tôi cho học sinh luyện đọc
1 số câu sau:
- Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc
- Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
6/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

- Nam nữ thanh niên nước Nam nô nức nâng cao kĩ năng nói đúng nên không
nới tay, nâng niu, nể nang với nạn này. Phải nêu nó ra trừ món nợ khiến ta mệt

não, nản chí.
e. Cấp độ 5: Đoạn văn, khổ thơ:
- Chỉ có n:
Cô nàng ăn nói nết na
Nấu nướng, bếp núc việc nhà siêng năng
Nuôi con nặng nhọc bao năm
Nghề nông, việc nước đều chăm hơn người
- Chỉ có l:
Học sinh nhớ lấy làm lòng
Tới lui, lo lắng, lời trong tiếng ngoài
Hiền lành là lợi, em ơi
Láo lếu, liều lĩnh mọi người coi khinh
- Có cả n và l:
Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình
nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa
bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
g.Cấp độ 6: Văn bản
Ra khơi
Thuyền nhổ neo, đè sóng từ từ lướt ra khơi.Gió mùa thu dìu dịu mơn trớn
cánh buồm nâu đã bạc màu, mặn chát mùi muối biển, căng phồng lên đẹp y như
một cánh buồm khổng lồ.Mặt trời đã nhô lên khỏi đường chân trời phẳng lì.Ánh
nắng vàng óng nô giỡn trên những đợt sóng khỏe mạnh và tươi tỉnh đang đuổi
nhau như giục giã chạy xô vào bãi cát. Thuyền chạy bát, hơi nghiêng mạn về
một phía. Đằng sau lái, một vệt nước kéo dài ra y như một cái chổi lớn bằng
thủy tinh và lấp lánh.Càng ra xa, biển càng rộng và bớt sóng.
Những biện pháp đó được tôi luôn tiến hành xuyên suốt trong từng phần
dạy môn Tiếng Việt của mình: Phần âm và vần( HKI), phần tập đọc (HK2). Cụ
thể là:
* Phần âm và vần:
Theo chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt mới thì khi học dạng bài âm

vần mới học sinh nắm chắc và nhanh chóng đạt được các yêu cầu cơ bản là:
Đọc, viết được âm vần mới, đọc tròn tiếng, từ, câu có trong bài học. Cũng theo
chương trình thì học sinh sẽ được làm quen với âm L trước rồi âm N sau, tức là
sự xuất hiện của L có trước rồi đến N sau, L ở bài 8 còn N ở bài 13( SGK Tiếng
Việt 1).
Để sau này tránh sự nhầm lẫn trong cách phát âm những tiếng có âm đầu
là L và N ở học sinh thì ngay khi học bài 8, tôi làm lần lượt từng bước một để
học sinh ghi nhớ và nhận diện một cách chắc chắn âm L :
VD: Sau khi giới thiệu song âm l, tôi viết âm l lên bảng, hỏi học sinh
để cho học sinh tự phát hiện :
+ Âm l gồm những nét nào?
7/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

- Âm l gồm một nét sổ thẳng.
+ Trong số những âm đã học, âm L giống với âm nào nhất?
- Giống âm b
+ Sau đó tôi cho học sinh thảo luận so sánh âm l và b xem có gì giống và
khác nhau?
- Giống: Đều bắt đầu bằng một nét sổ thẳng.
- Khác: b có thêm nét cong hở trái.
Sau khi học sinh đã nhận diện chắc chắn âm l thì tôi tiến hành bước tiếp
theo là phát âm mẫu.Trước khi phát âm mẫu, tôi luôn nhắc các em quan sát
miệng cô phát âm. Phát âm xong tôi hướng dẫn cách phát âm cho học sinh thật tỉ
mỉ :
- Khi phát âm l đầu lưỡi để cong lên chạm lợi, hơi đi ra hai bên rìa lưỡi, xát
nhẹ. Tôi nhắc học sinh hãy theo dõi kĩ lại cách phát âm rồi phát âm lại một lần

nữa. Sau đó cho học sinh luyện phát âm theo cá nhân, bàn, tổ, cả lớp. Đặc biệt
lưu ý cho học sinh phát âm nhiều lần theo hình thức cá nhân. Khi một học sinh
phát âm tôi luôn nhắc các em khác hãy chú ý bạn phát âm để nhận xét xem bạn
phát âm đúng chưa. Nếu học sinh phát âm đúng rồi tôi khen luôn để động viên
học sinh đó. Những học sinh còn phát âm chưa đúng tôi cho em đó phát âm lại.
Nếu thấy cần thiết tôi có thể hướng dẫn lại cách phát âm và phát âm mẫu lại để
học sinh dễ hình dung. Nếu chỉ vài lần mà em đó đã phát âm đúng được thì tôi
nhắc học sinh đó chú ý trong những lần sau. Còn nếu qua nhiều lần như thế mà
vẫn còn phát âm sai thì tôi lưu ý nhắc học sinh đó hãy cố gắng sửa và tôi sẽ để ý
đến học sinh đó trong những lần đọc bài ở sau.
- Phần này rất quan trọng.Vì vậy, tôi làm thật chắc chắn rồi mới chuyển sang
phần tiếp theo của bài.
- Phần đọc tiếng và từ ứng dụng có chưá âm đầu là L:

lề
lễ
- Sau khi viết song các từ ngữ này lên bảng tôi phát âm mẫu rồi yêu cầu học
sinh đọc trơn, sau đó phân tích và phát âm lại nhiều lần theo cá nhân, tổ, dãy và
cả lớp. Tôi cũng lưu ý cho học sinh phát âm nhiều lần theo hình thức cá nhân để
tiện cho việc nhận ra lỗi sai trong phát âm và sửa chữa.Tôi có thể cho ngay học
sinh phát âm tốt phát âm mẫu cho bạn để các em khác phát âm sai học tập theo.
Đồng thời trong phần này tôi cũng lưu ý thêm cho học sinh cách phát âm những
tiếng này cũng dựa trên cơ sở cách phát âm của âm l vừa học.
- Cứ như thế tôi sẽ luyện thêm cho các em ở những tiết hướng dẫn học buổi
chiều. Bằng cách yêu cầu học sinh tự tìm miệng những tiếng, từ có chứa âm đầu
là l và cho các em phát âm luôn.
VD :
Tiếng: la, lá, lay, lung, lu, lào,.
Từ : lung lay, lắc lư, lồng lộng, lạ hoắc, cái lọ,..
- Sau đó tôi có thể đưa ra thêm những tiếng, từ và viết lên bảng cho học sinh

đọc. Phần này do học sinh tự nhìn bảng để đọc vì vậy tôi sẽ chỉ tìm các tiếng và
từ học sinh có thể đọc được.
8/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

VD:
Tiếng: le, lè, lẽ, lẹ, lẻ.
lê, lề, lễ, lệ.
Từ : le le, lè lè, lè lẹ.
- Sau đó cho học sinh đọc và chỉnh sửa.
- Sau khi học xong bài này, tôi thấy hầu hết học sinh ở lớp tôi trong những
năm học vừa qua, đã nắm được rất chắc cách phát âm và phát âm chính xác các
tiếng, từ có âm đầu là L.
- Học đến bài 13, học sinh tiếp tục được làm quen với âm n. Tôi cũng tiến
hành cẩn thận từng bước một, giúp học sinh nhận diện một cách chắc chắn cấu
tạo âm n:
Tôi hỏi học sinh và học sinh tiếp tục tự phát hiện và trả lời .
+ Âm n gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- Âm n gồm 2 nét. Nét 1: Nét sổ thẳng.
Nét 2: Nét móc xuôi.
+ Sau đó, tôi yêu cầu học sinh tìm sự vật, hiện tượng trong thực tế gần
giống hình âm n :
- n giống hình cái cổng.
Điều này rất phù hợp với tư duy trực quan của các em, giúp các em ghi
nhớ âm n được nhanh và lâu hơn. Sau đó tôi phát âm mẫu, luôn nhắc nhở các em
chú ý quan sát miệng cô phát âm. Sau đó tôi hướng dẫn tỉ mỉ cách phát âm âm n:
- Đầu lưỡi để chạm lợi, hơi thoát ra cả miệng lẫn mũi.

- Tiếp theo, tôi cho các em nhìn bảng phát âm lại, chú ý lại cho cá nhân
học sinh phát âm nhiều lần.
- Cũng như khi dạy phát âm âm l, nếu học sinh nào phát âm chưa chính
xác, tôi hướng dẫn lại và phân tích tỉ mỉ để các em nắm được cách phát âm và
phát âm chính xác hơn.
- Đến đây tôi đưa ra thêm âm l đã học để hỏi học sinh:
+ Âm n và l có gì giống và khác nhau?
- Giống: Cùng bắt đầu là nét sổ thẳng
- Khác: Âm n có thêm nét móc xuôi.
-Từ đó học thấy được rằng hình thức khác nhau thì cách phát âm cũng
phải khác nhau. Tôi hỏi tiếp:
+ Cách phát âm âm l và n có gì khác nhau?
- Âm l : khi phát âm đầu lưỡi cong lên
- Âm n: khi phát âm đầu lưỡi thẳng.
- Đến phần học các tiếng và từ ngữ ứng dụng của bài, tôi cho các em phát
âm cá nhân nhiều:
no


- Tôi lưu ý việc phát âm những tiếng này cũng dựa trên cơ sở phát âm của
âm n.
- Tôi nhắc nhở các em khác theo dõi lỗi sai trong cách phát âm của bạn
9/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

để chỉnh sửa cho bạn. Đồng thời tôi cũng luôn theo dõi và nếu cần có thể hướng
dẫn lại cách phát âm.

- Đến phần đọc câu ứng dụng của bài :
.bò bê có cỏ bò bê no nê.
Tôi cho học sinh tìm tiếng có âm n đứng đầu ( no, nê).Tôi dùng phấn màu
gạch chân và nghĩa từ “ no nê” cho học sinh hiểu. Từ đó khi đọc hai tiếng này
học sinh sẽ ý thức được hơn và tránh được sự phát âm nhầm lẫn sang âm l đã
được học.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy ở lớp Một, tôi thấy học sinh khi học đến
âm n rồi thì khi phát âm rất dễ hay nhầm sang cách phát âm của âm l đã được
học. Vì vậy, sau khi học xong bài 13 này, tôi tiếp tục chú ý luyện phát âm hai âm
này vào những tiết hướng dẫn học. Tôi có thể đưa thêm mẹo: Khi muốn phát âm
âm n con đưa lưỡi ra phía trước, để đầu lưỡi cuộn xuống răng hàm dưới, sau đó
mới phát âm. Nếu chịu khó làm từ từ vài lần như vậy tôi thấy rằng những em đó
phát âm được chính xác hơn.
Sau bài 13 này và đến hết học kì 1, học sinh luôn gặp phải rất nhiều các
tiếng có âm đầu là n và l, tôi luôn chú ý lắng nghe các em phát âm, đặc biệt là
những em hay nhầm lẫn để phát hiện và sửa sai cho các em nếu có.
Trong phần học này nếu học sinh còn hay phát âm sai, tôi tiếp tục sửa bằng
cách đưa ra những cặp từ có chứa tiếng cùng vần với nhau chỉ khác nhau về âm
đầu là n hay l để học sinh so sánh, tìm hiểu nghĩa từ đó phát âm dược chính xác
hơn.
VD: Khi học bài 44( SGK TV tập 1 ) có từ “ rau non”, nếu học sinh
phát âm chưa đúng tiếng “non” thì tôi đưa thêm ra từ: “lon ton”.Tôi giải nghĩa
hai từ này:
- lon ton: chỉ những bước đi nhanh và ngắn của những em bé mới tập đi.
- rau non: lá và thân rau còn rất mềm.
Sau khi giải nghĩa xong hai từ này, tôi chỉ rõ lại cho học sinh thấy cách phát
âm tiếng “ non” trong từ “ rau non” và tiếng “ lon” trong từ : “ lon ton”.
Tương tự như thế tôi luôn đưa ra những cặp từ như vậy để học sinh luyện
thêm : lao xao- nôn nao; leo trèo- neo người; màu nâu- lâu la; lêu nghêu- cây
nêu;

Sau đó tôi luôn nhắc nhở các em đặc biệt là các em hay nhầm lẫn trong cách
phát âm âm n và l cần tự chỉnh sửa trong khi đọc bài cũng như trong khi giao
tiếp với mọi người.
*. Phần tập đọc ( HK2)
Ở phần này giúp học sinh ôn lại những âm vần đã học ở học kì 1 nhằm
giúp học sinh đọc thông thạo và lưu loát hơn. Cuối cùng học sinh phải đọc trơn
được một câu văn, câu thơ, một đoạn văn đoạn thơ, một bài văn một bài thơ.
Đối với những bài có nhiều tiếng có chứa âm đầu l hay n, trước khi cho
học sinh luyện đọc câu, đoạn hay cả bài, tôi luôn chú ý đến việc luyện đọc tiếng
hay từ có chứa âm đầu là n hay l. Đầu tiên tôi hỏi học sinh:
- Thường ngày con hay phát âm sai những tiếng như thế nào?
10/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

Học sinh trả lời ngay được:
- Những tiếng có âm đầu là l và n.
Sau đó tôi yêu cầu học sinh tự tìm trong bài những tiếng bắt đầu là l và n.
Học sinh tìm, tôi dùng phấn màu gạch chân những tiếng đó. Sau đó tôi cho học
sinh phân tích rồi luyện đọc những tiếng đó nhiều lần theo hình thức cá nhân
nhiều. Trong phần này tôi chú ý làm thật chắc chắc và cẩn thận sau đó mới cho
học sinh luyện đọc các từ đó vào trong câu, đoạn và cả bài. Khi một học sinh
đọc tôi luôn nhắc các em khác chú ý lắng nghe để nhận xét. Học sinh đọc cá
nhân nhiều lần rồi mới cho đọc đồng thanh.
Ví dụ1: Khi dạy bài tập đọc: Đi học ( TV tập 2 trang 31), tôi thấy trong bài
tập đọc này có rất nhiều tiếng có âm đầu là l và n:
l: lên, lớp, lặng.
n : nay, nằm, nước, nắng.

Tôi yêu cầu học sinh tự phát hiện các tiếng trên. Sau đó tôi cho học sinh
luyện đọc các tiếng đó rồi luyện đọc cả từ chứa tiếng đó: lên nương, tới lớp,
hôm nay, nước suối, che nắng. Rồi mới cho học sinh luyện đọc cả dòng thơ, khổ
và cả bài .
Ví dụ 2 : Bài: Mời vào (TV tập 2 – trang 94 ) tôi thấy bài tập đọc này cũng
có rất nhiều tiếng có âm đầu là l và n. Tôi yêu cầu học sinh :
- Tìm những tiếng có âm đầu là l :
Hs tìm : là ( có rất nhiều tiếng là ), lên, làm, lá
( GV gạch chân dưới những tiếng đó )
- Tìm những tiếng có âm đầu là n
- Hs tìm: nếu, nai.
( GV gạch chân dưới những tiếng đó)
Sau đó, tôi cho học sinh luyện đọc các tiếng có âm đầu là l rồi các tiếng có
âm đầu là n theo cá nhân, cả lớp. Khi học sinh đọc kết hợp với phân tích tiếng.
Một học sinh cuối cùng đọc tất cả các tiếng có âm đầu là l và n nói ở trên.
Sau khi học sinh đọc đúng các tiếng trên, tôi tiếp tục cho học sinh luyện
đọc theo dòng có chứa tiếng có cả âm đầu là l và n:
Nếu là Thỏ
Thật là Nai
Sau khi học sinh đọc đúng 2 dòng này, tôi mới tiếp tục cho học sinh luyện
đọc theo khổ và cả bài.
Ngoài ra để tránh nhầm lẫn trong cách phát âm giữa âm đầu là l hay n thì
tôi còn rèn thêm cho học sinh bằng cách đọc cho học sinh viết. Bởi vì nếu học
sinh nghe đọc mà viết đúng hai âm này thì cũng giúp ích rất nhiều cho các em
trong việc đọc của các em .
Trước hết, tôi cho học sinh viết các tiếng có chứa âm đầu là l và n:
l: lọ, lung, lay, lang, lễ, lụt, lay,...
n: nay, no, nung, na,...
Sau đó đến các từ:
lọ hoa, lung lay, khoai lang,...

11/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

no nê, đất nung, hôm nay,...
Đoạn:
- Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
- Anh ta leo lên lưng chim, chim đập cánh ba lần mới lên nổi.
3 Biện pháp thứ ba :Xây dựng kế hoạch và phương pháp dạy học .
Trước tiên tôi lập kế hoạch thời gian và tìm ra những phương pháp giảng dạy
theo sát từng đối tượng học sinh đẻ giúp học sinh hiểu nhanh được nội dung của
bài học ngay tại lớp .Muốn vậy khi soạn bài tôi luôn lựa chọn nội dung sao cho
thật tinh giản ,xác định rõ nội dung cơ bản của bài học để hướng cho học sinh
luôn chú ý vào những chỗ cần thiết .Sử dụng các phương pháp trực quan, quan
sát và thực hành làm cho các em học sinh tiểu học nhất là các em lớp đầu cấp
.Khi học một bài học vần giáo viên không chỉ giải thích bằng lời mà không có
đồ dùng trực quan minh hoạ ,thực hành sẽ dẫn đến sự chán nản mà không gây
hứng thú học tập ,dẫn đến hiệu quả giờ học không cao.Vì vậy ,trong mỗi bài học
tôi đã áp dụng các phương pháp cần thiết như sử dụng đồ dùng trực quan minh
hoạ ,giải thích ,hỏi đáp ,luyện tập thực hành ,...và việc giảng dạy kết hợp với sự
hiểu biết ,tiếp thu kiến thức của các em .
- Giúp học sinh nhận dạng( phân tích) chắc chắn âm mới .
- Hướng dẫn học sinh tập phát âm nhiều lần qua tiếng, từ, câu chứa âm l
và n đó.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ sau đó phát âm lại nhiều lần .

4.Biện pháp thứ tư :Rèn kỹ năng đọc đúng :
- Qua phân tích âm, (vần ) tiếng từ giáo viên còn luyện cho học sinh đọc
một cách chính xác, không mắc lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót
âm ,vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn tức là đọc
đúng chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch
chuẩn .Giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh đọc đúng chính xác các âm vị
Tiếng Việt.
- Đối với học sinh tiểu học người thầy giáo là người đại diện toàn quyền của
nền văn minh là tổ chức quá trình học tập của trẻ. Bởi vậy người thấy giáo phải
là người mẫu mực có kỹ năng sư phạm thực sự để truyền thụ và nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp chủ yếu trên từng tiết dạy:
Phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập, phương pháp đàm thoại ...
- Phối kết hợp: Tăng tiết luyện đọc, học sinh phải tự luyện đọc ở nhà, thay
đổi phương pháp dạy mới, luyện tập trong các tiết học, trò chơi.
- Muốn các em rèn kỹ năng đọc tốt thì tiêu chuẩn hàng đầu phải là đọc đúng.
đọc đúng là phát âm chính xác, liên kết các từ, câu một cách hợp lý, ngừng nghỉ
theo đúng dấu quy ước, đúng với yêu cầu của từng bài văn, bài thơ. Đọc đúng là
tiền đề, là cơ sở tốt cho việc đọc diễn cảm. Vì vậy mà tôi tiến hành bằng cách
12/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

khảo sát việc đọc sai phụ âm đầu, vần, từ ngữ khó, dấu thanh đặc biệt thanh ngã
(~) đọc sai thành sắc (/) âm tr đọc là ch, âm s đọc thành âm x, âm r đọc thành âm
d ...
*Đọc đúng các phụ âm đầu :
+ Ví dụ: Rì rào - đọc thành dì dào

Vỏ bạc trắng - đọc thành võ bạc chắng.
Không đọc “ nàm việc, ló lói cá dô ,” mà phải đọc “làm việc, nó nói ,cá rô ,”
*Đọc đúng chính âm :
+ Ví dụ : Không đọc “iu tiên, mua riệu, con hiêu ...”mà phải đọc : “ưu tiên
,mua rượu, con hươu ,...”
*Đọc đúng các âm cuối :
+ Ví dụ :Không đọc “cánh buồng ,đao tai,bàn tai ,...” mà phải đọc “cánh
buồm ,đau tai ,bàn tay, ....”
*Đọc đúng các đấu thanh :
- Về dấu thanh có các lỗi phát âm của địa phương như thanh ngã (~ ) thanh sắc
( / ) thanh hỏi (? )thanh huyền ( \ )
+ Ví dụ: bác sĩ - đọc thành Bác sí
Xanh thẫm - đọc thành xanh thấm
- Có làm như thế thì khi giáo viên luyện đọc cho học sinh đọc đúng thanh điệu
và phụ âm đầu dễ lẫn, chứ không mang tính giàn trải.
* Nguyên nhân của việc đọc sai là: ảnh hưởng cuả việc phát âm tiếng địa
phương không chuẩn, do các em không hiểu nghĩa của từ đang đọc, sự cảm thụ
văn chương của các em còn hạn chế, do các em chưa phát huy tính tự giác luyện
đọc ở nhà.
*Đọc đúng câu ,đoạn ứng dụng :
- Ngắt giọng sau dấu chấm là nghỉ dài, hạ thấp giọng.
- Ngắt giọng sau dấu phẩy: nghỉ hơi ngắn.
- Ngắt giọng sau dấu hỏi : cao giọng.
- Ngắt giọng ở câu dài không có dấu phẩy: Nghỉ ngắn hơn so với dấu phẩy.
- Nhịp điệu nhanh hay chậm tùy thuộc vào yêu cầu của bài
- Căn cứ vào tiêu trí trên khảo sát kết quả cho thấy:
Ngắt giọng sai sau dấu phẩy : 12%
Ngắt giọng sau dấu chấm: 20%
Ngắt giọng sai sau dấu hỏi : 15%
Ngắt giọng sai sau câu dài không có dấu phẩy: 25 % .

- Tóm lại: Ngắt giọng khi đọc bài văn được quy định bởi các yếu tố ngữ pháp:
từ, đoạn, câu,...nên khi đọc phải ngắt nghĩ sau dấu chấm (.) dấu (,) dấu (’) ... để
bài văn được thể hiện mạch lạc rõ ràng, rễ hiểu. Vì vậy khi dậy giáo viên chú ý
luyện đọc nhiều ở ngắt giọng câu dài, nhịp điệu của bài. để các em ngắt nhịp
đúng khi đọc văn, thơ. Diễn tả được tình cảm của từng đoạn văn, bài văn (vui,
buồn, tức giận hay phấn khởi...) thay đổi được giọng đọc, ngữ điệu hoặc nhập
vai theo từng tính cách của nhân vật trong bài. Đọc chính là điểm cơ bản của
phương pháp rèn kỹ năng đọc đạt hiệu quả.
13/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

* Đọc đúng và ngắt nhịp và ngắt giọng cuối mỗi dòng thơ.
- Có những đặc trưng cơ bản cần chú ý đó là thể thơ, nhịp thơ, dòng thơ.
- Thể thơ: tùy thuộc vào bài thơ có thể là thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ.. hoặc 4-6 ;
6-8.
- Nhịp thơ: Nhịp điệu được coi là phương tiện truyền cảm nghệ thuật rất có
hiệu lực của thơ. Tùy theo nội dung cần truyền đạt, với những nhịp điệu tương
ứng: nhịp ngắn thể hiện sự dồn dập: 2/2, 2/2/2... nhịp 4/4 ... thể hiện tình
cảm sâu lắng của bài thơ. Phần đọc cần đọc nhanh với nhịp ngắn. Đọc chậm với
nhịp thơ dài.
- Tóm lại qua khảo sát kết quả cho thấy số em đọc ngắt nhịp thơ sai chiếm tỉ
lệ cao so với ngắt giọng cuối dòng thơ. Vì vậy muốn các em đọc tốt một bài thơ,
vấn đề đáng quan tâm nhất khi dạy đọc thơ là "ngắt nhịp thơ"
- Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1. Tiêu chuẩn hàng đầu là đọc đúng. Qua
việc khảo sát trên rút ra những điểm chính sau:
+ Văn xuôi: Hầu hết các em đọc sai phổ biến nhất đối với học sinh địa
phương là dấu thanh đặc biệt là thanh hỏi (’) đọc thành thanh ngã (~), phụ âm

l/ n; ch/tr; s/x; r/d...
- Còn sai đấu phẩy, dấu chấm phần lớn các em đọc đúng.
- Dấu ngã các em đọc thành dấu sắc.
- Về nhịp điệu nhanh, chậm, vừa phải, khoan thai hay khẩn trương,... tùy vào
nội dung văn cảnh... Tất nhiên đọc đúng nhịp điệu là vấn đề khó song nó là
"chiếc cầu nối" giữa đọc đúng và đọc diễn cảm. Vì thế giáo viên phải lưu tâm
rèn luyện các em đọc đúng nhịp điệu và cũng là luyện đọc diễn cảm. Bởi vậy rèn
kỹ năng đọc chính là đọc đúng. Về mặt văn chương là nghệ thuật thể hiện một
cách hợp lý mối quan hệ khách quan và chủ quan trong phản ánh của tác giả. Sự
thể hiện phù hợp nhịp điệu chủ quan của người đọc và chủ quan của tác giả, sẽ
truyền được tiếng nói tâm tình của tác giả đến với người nghe.
+Về đọc thơ: Qua khảo sát thấy rằng phần lớn các em ngắt giọng cuối dòng
thơ đều đúng.
- Còn ngắt nhịp thơ giữa các dòng thơ còn sai đối với những bài thơ khó. Vì vậy
giáo viên nên lưu ý giúp các em ngắt nhịp đúng tạo điều kiện để các em đọc thơ
tốt hơn. Đạt hiệu quả cao hơn
- Tóm lại: muốn rèn luyện kỹ năng đọc giáo viên xác định và ví mình như
một người thầy thuốc, có tài chẩn đoán đúng bệnh của bệnh nhân thì chữa trị
mới có hiệu quả, phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu của bệnh nhân. Phát huy
mặt mạnh và có biện pháp tích cực phù hợp giúp các em kịp thời sửa chữa điểm
yếu, thì chắc chắn các em sẽ tiến bộ hơn hơn rút ngắn thời gian mà chất lượng
cao hơn.
5. Biện pháp thứ năm :Củng cố thường xuyên cách đọc .
Rèn cho học sinh đọc viết đúng không chỉ ở giờ học vần mà còn ở tất cả
các môn học như toán ,tự nhiên xã hội ,....Phân môn học vần cũng góp phần giáo
dục ý trí và những đức tính cho học sinh như ý thức tự giác, tinh thần kỷ luật
,tính cẩn thận, óc thẩm mỹ ,mở mang kiến thức, bồi dưỡng cho học sinh trí
14/19



“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

thông minh và khả năng tư duy .Bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng
Việt,có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Bởi vậy, củng cố thường
xuyên cách đọc, viết cho các em phải phối kết hợp thường xuyên trong tất cả các
tiết học, môn học .
6 .Biện pháp thứ sáu :Các biện pháp hỗ trợ .
*Rèn kĩ năng đọc:
- Ở học kì 1 rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 cần chú ý đến 2 hai hình
thức đó là đọc đánh vần và đọc thành tiếng.
- Đọc đánh vần là: cho học sinh ghép âm với vần và tạo thành tiếng(đối
với học sinh yếu)
- Đọc thành tiếng là cho học sinh nhẩm đánh vần sau đó phát âm tiếng cần
đọc với thời gian nhanh nhất(đối với học sinh khá, giỏi)
- Trong khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên kết hợp với tranh ảnh,vật
thật để giới thiệu tiếng, từ nhằm giúp cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của ngôn ngữ, giúp các em đọc đúng ,đọc nhanh và đễ khắc sâu kiến thức
hơn và gúp phần phát triển tư duy trừu tượng cho các em.
- Phát động phong trào thi đua phát âm chuẩn ( nói đúng, viết đúng,viết chữ
đẹp). Rèn đoc -viết đúng giúp cho học sinh nghe, nói, đọc, viết chuẩn sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động xã hội sau này .
* Tình hình thực tiễn:
Đối với học sinh tiểu học giáo viên là người đúng vai trò tổ chức cả quá trình
học tập của trẻ. Chính vì thế người thầy phải là người có tấm gương đạo đức
trong sáng, mẫu mực, có năng lực sư phạm, vững về chuyên môn nhằm để nâng
cao chất lượng giáo dục.
* Phương pháp:
Trong từng tiết dạy giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy học hợp
như: phương pháp trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động theo

nhóm. Ngoài ra cần tăng thời gian cho phần luyện đọc,nhắc nhở học sinh cần
luyện đọc ở nhà, tổ chức trò chơi trong từng tiết học. Đặc biệt là tăng cường
kiểm tra học sinh yếu kém.
*Tóm lại: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 quan trọng nhất là đọc đúng, đọc
nhanh, đọc thành thạo. Đánh vần và đọc trơn là chiếc cầu nối để các em đọc tốt
vì vậy người giáo viên phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phải
nắm được mặt mạnh, mặt yếu và có biện pháp phù hợp để kịp thời khắc phục thì
chắc chắn kết quả đạt được sẽ cao hơn.
7. Biện pháp thứ bảy : Động viên khen thưởng .
- Đối với học sinh lớp 1 ,các em rất thích được khen thưởng, được tuyên
dương .Với những thành tích rất nhỏ bé các em cũng thích được khen .Giáo viên
không nên trách phạt khi các em không làm được bài ,đọc viết không đúng .
Giáo viên cần kiên trì, hướng dẫn các em, động viên, giúp đỡ các em không để
các em mặc cảm với bản thân mình. Luôn luôn khen ngợi, động viên khi các em
có thành tích dù rất nhỏ để kích thích sự hưng phấn học tập của các em .
8 .Biện pháp thứ tám : Đồ dùng -Trò chơi thực hành .
15/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

Như chúng ta đã biết với phương pháp dậy học hiện nay : “ Lấy học sinh
làm trung tâm ,người thầy nói ít hướng tập trung vào học sinh .Giảm nhẹ phần lý
thuyết, tăng cường phần thực hành. Thầy là người tổ chức hướng dẫn học sinh
thực hành .” Người thầy giáo phải tích cực đưa đồ dùng vào mỗi bài học. Song
người thầy giáo phải thường xuyên hướng dẫn các em sử dụng đồ dùng thực
hành .Từ việc thực hành trên đồ dùng mà các em sẽ tự phát hiện ra các kiến thức
mới một cách dễ dàng .Với mục đích của việc sử dụng đồ dùng thực hành là học
mà vui, vui mà học, sao cho tiết học nhẹ nhàng thoải mái song có hiệu quả

cao .Ngoài ra chúng ta thấy học sinh ham chơi hơn ham học chính vì vậy mà
chúng ta cần phải đưa các trò chơi ,các câu chuyệ để mềm hoá tiết học gây hứng
thú cho học sinh .Như chúng ta đã biết với phương pháp dạy học
hiện nay : “ Lấy học sinh làm trung tâm ,người thầy nói ít hướng tập trung vào
học sinh.Giảm nhẹ phần lý thuyết, tăng cường phần thực hành. Thầy là người tổ
chức hướng dẫn học sinh thực hành .” Người thầy phải giáo phải tích cực đưa đồ
dùng vào mỗi bài học. Song người thầy phải thường xuyên hướng dẫn các em sử
dụng đồ dùng thực hành
9 . Biện pháp thứ chín: Đồ dùng – Trò chơi thực hành:
Như chúng ta đã biết với phương pháp dạy học hiện nay : “ Lấy học sinh
làm trung tâm, người thầy nói ít hướng tập trung vào học sinh.Giảm nhẹ phần lý
thuyết ,tăng cường phần thực hành. Thầy là người tổ chức hướng dẫn học sinh
thực hành .” Người thầy phải giáo phải tích cực đưa đồ dùng vào mỗi bài học .
Song người thầy phải thường xuyên hướng dẫn các em sử dụng đồ dùng thực
hành .Từ việc thực hành trên đồ dùng mà các em sẽ tự phát hiện ra kiến thức
mới một cách dễ dàng . Với mục đích của việc sử dụng đồ dùng thực hành là “
Học mà vui , vui mà học” sao cho tiết học nhẹ nhàng thoải mái song có hiệu quả
cao.Ngoài ra chúng ta thấy học sinh ham chơi hơn ham học, chính vì vậy mà
chúng ta cần phải đưa các trò chơi, các câu chuyện, các bài hát vào trong các tiết
dạy gây hứng thú cho học sinh .
10.Biện pháp thứ mười :Kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của
các em .Cùng phụ huynh phối kết hợp gia đình -nhà trường để có biện pháp khắc
phục, hướng dẫn con em họ rèn luyện học tập để nâng cao chất lượng giáo dục .
Ngoài các biệm pháp trên chúng ta cần tăng cường cho học sinh tiếp xúc
với các văn bản ngoài sách giáo khoa.Cần tổ chức cho học sinh đọc truyện,báo
nhi đồng vào thời gian đầu giờ, giờ ra chơi hoặc trong các giờ đọc sách thư viện
dước sự hướng dẫn của giáo viên.Với những biện pháp trên tôi tin rằng học sinh
có khả năng đọc đúng,đọc nhanh và phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu l/n
C. PHẦN 3: KẾT LUẬN

I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình giảng dạy kể từ đầu năm học đến nay tôi đã áp dụng một số
biện pháp để rèn kĩ năng đọc đúng - đọc nhanh - đọc thành thạo cho học sinh lớp
1.Nhờ có sự kiên trì bền bỉ luyện tập của cả thầy và trò trong suốt năm học này,
16/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

đến nay 100% học sinh lớp 1Đ của tôi đã đọc tốt phát âm đúng,chính xác các âm
đầu là l hay n, không có sự nhầm lẫn trong cách phát âm của hai âm này nữa.
Tôi thật sự rất vui mừng vì thành quả đó.
Đến nay lớp 1Đ của tôi đã được Ban giám hiệu đánh giá là các em đọc to,
rõ ràng, diễn cảm và đặc biệt phát âm rất chính xác. Vì vậy mà chất lượng môn
TiếngViệt cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Bài kiểm tra Tiếng Việt cuối năm
vừa rồi các em đạt điểm rất cao.
Kết quả đạt được như sau:
TS học sinh Thời
gian
Phát âm đúng
Phát âm chưa
lớp 1Đ
khảo sát
đúng
SL
TL
SL
TL
32

Đầu năm
8
25%
24
75%
32
Giữa học kì1
10
32.%
22
68%
32
Cuối học kì1
16
50%
16
50%
32
Giữa học kì2
20
68%
12
32%
32
Cuối học kì2
32
100%
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trên đây tôi đã trình bày “ Một số biện pháp tích cực giúp học sinh lớp Một
phát âm đúng và đọc những tiếng bắt đầu là l và n ở trường Tiểu học. Qua thực

tế rèn phát âm đúng và đọc đúng những tiếng có âm đầu là l và n, tôi đã rút ra
được:
Cần phải cho học sinh:
- Nhận diện chắc chắn hai âm l và n ngay sau khi được học.
- Nắm chắc cách phát âm hai âm này.
- Để học sinh thực hiện tốt hai điều trên thì giáo viên cần:
- Rèn cho học sinh phát âm chính xác ngay sau khi học đến âm l và n.
- Rèn đọc qua tiếng, từ, câu, đoạn văn, đoạn thơ có chứa tiếng có âm đầu là
l và n.
- Ngoài ra giáo viên cần theo dõi thường xuyên và nhắc nhở các em luôn có
ý thức tự rèn trong khi đọc cũng như trong giao tiếp thường ngày.
- Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu và tiến hành thực nghiệm ,căn cứ vào
sự tiến bộvề kết quả học tập của học sinh, về khả năng nắm bắt ,sự hiểu biết
kiến thức ,nghĩa của từ của học sinh .Tôi thấy việc nghiên cứu có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với giáo viên và học sinh .Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp l
đọc đúng âm, vần tiếng, từ và câu ứng dụng mình đã học. Đọc nhấn mạnh vào
nội dung mình đang học để làm nổi bật ý nghĩa của tiếng, từ,câu, biết ngắt nghỉ
đúng chỗ.
- Rèn cho học sinh có khả năng tư duy ,phẩm chất đạo đức tốt như ý thức tự
giác, tính kỷ luật, tính kiên trì, thói quen tốt, óc thẩm mỹ và bồi dưỡng cho các
em lòng yêu quý Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt qua việc phát
âm chuẩn và đọc đung các phụ âm đầu là l/n .
17/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

- Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền
thụ cho học sinh, phải bồi dưỡng mặt nào cho các em thông qua bài học đó. Khi

thiết kế bài dạy cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, vận
dụng được việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm
trung tâm. Hay nói cách khác giáo viên chỉ là người tổ chức các hình thức dạy
học, còn học sinh phải chủ động chiếm lĩnh tri thức. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy
học cũng phải được coi trọng hàng đầu.
- Đối với học sinh Tiểu học nói chung ,học sinh lớp 1 nói riêng việc nghe
phát âm các âm giống nhau nhưng cách viết khác nhau là hết sức quan trọng
và cần thiết khi dạy -học .Khi gặp các bài dạng này giáo viên ngay từ đầu phải
biết giới thiệu cho các em biết lý do cách đọc giống nhau nhưng do quy tắc viết
chính tả khác nhau .Để các em nắm chắc quy tắc giáo viên phải giúp các em có ý
thức rèn luyện cho bản thân cách đọc -viết không bị sai chính tả ,làm các bài tập
chính tả
- Mở đầu tiết học cần giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây sự hứng thú học
tập cho học sinh nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài học.
- Khi học mẫu giáo , giáo viên cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt
chước rất tốt tránh để tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến cách phát âm của
học sinh.
- Người giáo viên muốn dạy tốt thì phải phấn đấu cao độ với những phương
pháp dạy nghiên cứu không chỉ chứa đựng tính khoa học mà còn thể hiện sự say
mê sáng tạo của mỗi người .
- Cần đổi mới phương pháp đảm bảo việc dạy học thật sự sinh động linh
hoạt ,đem đến cho học sinh những giây phút đầy hứng thú và hấp dẫn trong việc
tiếp nhận kiến thức mới .Có như vậy thì chất lượng dạy học phân môn học vần
lớp 1 cũng như các bộ môn khác sẽ không ngừng được nâng cao ,tiến tới khắc
phục được hoàn toàn những lỗi viết khác nhau nhưng đọc giống nhau mà học
sinh thường mắc phải .Để giúp các em sử dụng văn hoá Tiếng Việt đạt hiệu quả
cao học tốt các bộ môn văn hoá khác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động xã hội sau này .
* Qua các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh như trên tôi tin rằng sang
năm học lớp 2 tỷ lệ học sinh đọc tốt sẽ chiếm tỷ lệ cao học sinh tiếp tục được rèn

kĩ năng đọc thông qua phân môn tập đọc.
III. KIẾN NGHỊ:
Để công tác giảng dạy của giáo viên đạt được kết quả tốt hơn ,học sinh tiếp
thu bài được tốt ,tôi rát mong sự giúp đỡ của các cấp ,các ngành về cơ sở vật
chất ,tài liệu giảng dạy ,các tài liệu tham khảo ...
Tuyên truyền rộng rãi công tác giáo dục trong toàn dân để tất cả mọi người
cùng tham gia vào sự nghiệp giáo dục .
Xiết chặt mối quan hệ gia đình - nhà trường -xã hội .
Sau cùng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu nhà
trường, của bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ tôi ngày càng tiến bộ hơn.
18/19


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Hà Nội,ngày 7 tháng 5 năm2018

Mục lục

Phần1:

Mục lục
I .Lý do chọn đề tài .
II.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
III. Phạm vi ,thời gian nghiên cứu .
19/19


Trang 1
2
3
3


“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng và viết đúng các tiếng có phụ âm đầu
l/n”

Mở đầu

Phần 2:
Quá trình thực
hiện đề tài

Phần 3:
Kết luận

IV. Các phương pháp nghiên cứu .
I . Khảo sát thực tế
1.Thực trạng trước khi nghiên cứu
2.Số liệu điều tra trước khi thực hiện
3.Nguyên nhân của việc đọc sai
II .Một số biện pháp thực hiện
1.Biện pháp thứ nhất
2.Biện pháp thứ hai
3.Biện pháp thứ ba
4.Biện pháp thứ tư
5.Biện pháp thứ năm

6.Biện pháp thứ sáu
7.Biện pháp thứ bảy
8.Biện pháp thứ tám
9.Biện pháp thứ chín
10.Biện pháp thứ mười
I.Kết quả nghiên cứu
II.Bài học kinh nghiệm
III.Kiến nghị

`

20/19

3
4
4
4
4
6
6
6
12
13
15
15
16
16
16
16
17

17
18



×