Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Giao an tu chon ngu van 12 ca nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.13 KB, 148 trang )

Ngày soạn: 02/1/2018
Tiết 1,2,3: ÔN TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 11.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 11, làm tiền đề cho
chương trình Ngữ văn 12.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, khái quát, phân tích...
3. Thái độ: Ý thức được việc nắm kiến thức môn Ngữ văn một cách có hệ thống.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc TL, SGK 11, soạn giáo án
2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức Ngữ văn 11, soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV giúp HS ôn lại những kiến thức I. PHẦN VĂN HỌC:
phần văn học lớp 11.
1. Các bộ phận , khuynh hướng:
a. Bộ phận VH công khai,hợp pháp: có các xu
GV: VHVN giai đoạn 1900 - 1945 có mấy bộ hướng chính.
phận? Vì sao có sự phân hóa phức tạp đó?
- VH lãng mạn.
GV: Trình bày những hiểu biết về bộ phận vh + Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi, chống lễ
công khai, hợp pháp?
giáo PK.
+ Các tác giả tiêu biểu: Huy Cận( Tràng Giang),
Xuân Diệu( Vội vàng, Đây mùa thu tới), Thạch
Lam(Hai đứa trẻ)…
- VH hiện thực, phê phán.
+ Phản ánh hiện thực một cách khách quan: XH


thuộc địa, tố cáo tội ác của tầng lớp thống trị…
+ Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nam Cao( Chí
Phèo, Lão Hạc), Vũ Trọng Phụng ( Số đỏ, Giông
GV: Bộ phận VH không công khai phát triển như tố) Ngô Tất Tố ( Tắt đèn)..
thế nào? Thành tựu chủ yếu?
b. Bộ phận văn học không hợp pháp:
- VH yêu nước CM, nhà văn là chiến sĩ, ngòi bút là
vũ khí.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Phan Bội Châu ( Hải
ngoại huyết thư..) Nguyễn Ái Quốc ( Vi hành), Tố
Hữu ( Từ ấy)
2. Quá trình hiện đại hóa văn học:
GV: Thế nào là HĐH văn học:
- Hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát
ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi
mới theo hình thức văn học Phương Tây, có thể hội
nhập với nền văn học thế giới
- Bối cảnh lịch sử: TDP xâm lược nước ta 1858, từ
đầu thế kỉ XX củng cố ách thống trị; XH Việt Nam
có những biến đổi sâu sắc; chịu ảnh hưởng sâu sắc
GV: Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nền văn hóa phương Tây, xuất hiện tầng lớp trí
HĐH văn học:
thức Tây học; chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán,
Nôm, báo chí, nghề in, phong trào dịch thuật phát
triển mạnh mẽ.
- Quá trình đổi mới văn học trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: Từ đầu thế kỉ XX đến

1



GV: Quá trình HĐH diễn ra trong mấy chặng
đường?

GV: So sánh văn học trung đại và văn học hiện
đại?

khoảng 1920.
+ Giai đoạn thứ hai: Khoảng từ năm 1920 đến năm
1930.
+ Giai đoạn thứ ba: Từ 1930 đến 1945.
3. So sánh thơ Trung đại và thơ mới.
+ Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội thực
dân nửa phong kiến.
+ Tác giả thơ mới: tri thức Tây học (thơ trung đại:
Nho sĩ và quan lại)
+ Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách tuyệt
đối (thơ trung đại tính phi ngã)
+ Thơ mới ảnh hưởng thi pháp văn học Phương
Tây (thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp văn học
trung đại Trung Hoa)
Định hướng: học sinh bám vào nội dung và nghệ
thuật của hai tác phẩm, để lập bảng so sánh.

3. Một số tác phẩm cụ thể:
* ĐÂY THÔN VĨ DẠ(HÀN MẶC TỬ)
- Tình cảm thiết tha với đời, với người. Nỗi buồn
- Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2bâng khuâng, với bao uẩn khúc trong lòng.
- Giàu hình ảnh thể hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế,
GV: Cho HS tìm hiểu một số tác phẩm cụ thể

giàu sức gợi liên tưởng
* TRÀNG GIANG(HUY CẬN):
GV: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác - Cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, tình yêu quê
phẩm?
hương...
- Màu sắc cổ điển; Giọng điệu gần gũi, thân thuộc
* VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU):
- Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, con người,
cuộc đời. Quan niệm mới mẻ về nhân sinh, nỗi
buồn về sự trôi chảy của thời gian, để từ đó có
cách sống vội vàng.
- Giọng điệu say mê, sôi nổi, có nhiều sáng tạo về
ngôn ngữ và hình ảnh.
GV: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng một số bài thơ.
* CHIỀU TỐI(HỒ CHÍ MINH):
- Tinh thần lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh khắc
nghiệt, Tình yêu thiên nhiên tha thiết mãnh liệt.
- Vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại
Sự vận động của tư tưởng, hình ảnh, cảm xúc.
* TỪ ẤY (TỐ HỮU):
- Niềm vui khi đón nhận lí tưởng của Đảng, lời
tâm nguyện chân thành, thiết tha, rạo rực...
- Vận động về tâm trạng thể hiện qua ngôn từ, hình
ảnh, nhạc điệu (ảnh hưởng của thơ mới) .
* HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM)
* CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NG TUÂN)
* CHÍ PHÈO (NAM CAO)
GV: Yêu cầu HS tóm tắt, nêu giá trị nội dung của II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
một số tác phẩm văn xuôi?
1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội

2. Lời nói là sản phẩm của các nhân vì:
3. Ngữ cảnh:
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc
vận dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, làm căn cứ để

2


Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS ôn lại phần
Tiếng Việt.

lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
4. Nghĩa sự việc; Nghĩa tình thái.
III. PHẦN LÀM VĂN:
1. Nắm các kiến thức, kĩ năng làm bài văn nghị
luận:
- Các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình
luận, bác bỏ.
- Sự kết hợp các thao tác lập luận.
- Bản tin, cách viết bản tin.
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS ôn lại phần làm
văn.
3. Củng cố: HS nắm hệ thống lại những kiến thức cơ bản nhất của chương trình Ngữ văn 11.
Tiết 4,5,6
Ngày soạn: 02/1/2018
NGHỆ THUẬT LẬP LUẬN TRONG HAI VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (HỒ CHÍ
MINH) VÀ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
(PHẠM VĂN ĐỒNG).

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hiểu rõ hơn về nghệ thuật lập luận trong hai văn bản. Biết cách lập luận trong bài văn nghị
luận.
2. Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, lập luận trong văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức lập luận trong quá trình tạo lập văn bản.
B CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại hai văn bản, phát hiện phân tích cách lập luận của 2 tác giả.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu?
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
A. VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. Phần đặt vấn đề:
GV: Yêu cầu HS phân tích cách lập luận trong - Nêu vấn đề: độc lập tự do của dân tộc Việt
phần mở đầu?
Nam.
- Trích dẫn nguyên văn 2 bản tuyên ngôn:
+ Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ.
GV gợi ý phân tích: Phần mở đầu đã nêu lên + Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791)
được vấn đề gì? Tác giả đã trích dẫn gì? Ý nghĩa của nước Pháp.
của việc trích dẫn?
→ Đó là những chân lí, lẽ phải lớn của nhân loại
về vấn đề độc lập tự do.
→ Cách lập luận rất khôn khéo, quyết liệt, dùng
chiêu "lấy gậy ông đập lưng ông".
+ Đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập, 3 TNĐL
ngang hàng nhau, thể hiện một niềm tự hào dân
tộc mạnh mẽ.

+ Người còn mở rộng, suy rộng ra "tất cả các
dân tộc trên thế giới .... tự do": đó chính là sự
sáng tạo và đóng góp to lớn cho CM thế giới: từ
quyền cơ bản của con người, Người đã nâng lên

3


GV: Nhận xét chung về cách lập luận của phần
mở đầu.

GV tiếp tục yêu cầu HS phân tích nghệ thuật LL
ở phần GQVĐ?
GV gợi ý phân tích: Phần GQVĐ có mấy luận
điểm chính? Tác giả đã triển khai LĐ đó như thế
nào? Tác giả sử dụng biện pháp NT nào? Tác
dụng?

GV: LĐ2, tác giả đã triển khai như thế nào? Tác
giả đã đưa ra những bằng chứng nào để làm sáng
tỏ LĐ?

GV: Nhận xét về nghệ thuật ll ở LĐ2 ?

thành quyền dân tộc.
* Đoạn mở đầu hết sức súc tích, ngắn gọn: gồm
2 câu trích, một lời bình, một câu kết thúc chặt
chẽ, lô gic sâu sắc làm nổi bật được vấn đề cơ
bản, cốt yếu: độc lập tự do trên cơ sở pháp lí.
II. Phần giải quyết vấn đề:

* Luận điểm 1: Tố cáo tội ác của giặc Pháp - cơ
sở thực tế.
- Về kinh tế.
- Về chính trị.
- Trong 5 năm:
+ Bán nước ta hai lần cho Nhật.
+ Quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.
+ Sát hại số đông tù chính trị ở Yên Bái, Cao
Bằng.
- Biện pháp NT: liệt kê, đối lập, tương phản, lặp,
tu từ ẩn dụ... làm sáng tỏ tội ác của giặc.
→ Bằng dẫn chứng hết thuyết phục, LL chặt
chẽ, lô gic, lí lẽ sắc bén, Người đã vạch trần bản
chất hèn hạ, đê tiện, tội ác tày trời của bon TDP.
* Luận điểm 2: Quá trình đấu tranh giành độc
lập của nhân dân ta - cở sở chính nghĩa.
- Thời gian đấu tranh: hơn 80 năm, dân tộc đã
kiên trì đấu tranh chống Pháp, Nhật.
- Khoan hồng nhân đạo với kẻ thù xâm lược.
- Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ
tay Pháp; đánh đổ mọi xiềng xích nô lệ.
- Khẳng định: Thoát li hẳn quan hệ thực dân với
Pháp; xóa bỏ mọi hiệp ước mà Pháp đã kí về
VN.
- Người còn kêu gọi cộng đồng quốc tế thừa
nhận quyền ĐLTD của dân tộc VN.
→ Tác giả đã dùng những bằng chứng hết sức
thuyết phục, lời lẽ sắc bén đập tan luận điệu xâm
lược của kẻ thù và KĐ nền ĐLTD của dân tộc
VN.

III. Phần kết thúc vấn đề:
- Khẳng định quyền ĐLTD của dân tộc VN một
cách chắc chắn: " Nước.... tự do, độc lập".
- Bày tỏ ý chí, nguyện vọng và quyết tâm giữ
vững nền ĐLTD ấy " Toàn thể...tự do ấy".
IV. Nhận xét chung:
- Lập luận chặt chẽ, lô gic.
- Lí lẽ sắc bén, đanh thép.
- Dẫn chứng đầy sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ hùng hồn, giọng văn đầy cảm xúc,
đa thanh điệu.

GV: Ở phần cuối, tác giả đã khẳng định điều gi? B. Văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
Thái độ, tình cảm của người viết?
trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng)
I. Phần đặt vấn đề:
- Nêu vấn đề: Nguyễn Đinh Chiểu là nhà thơ lớn

4


của dân tộc cần được nghiên cứu đề cao hơn
GV: Nhận xét chung về nghệ thuật LL của bản nữa, nhất là trong lúc này.
Tuyên ngôn Độc lập?
* Lúc này là lúc kỉ niệm 75 năm ngày mất của
Đồ Chiểu, là lúc phong trào yêu nước đang diễn
ra sôi nổi, mạnh mẽ.
- Lí giải vấn đề:
+ Mọi người chỉ biết đến tác phẩm Lục Vân Tiên
và hiểu khá thiên lệch về nội dung và về văn.

Hết tiết 6 chuyển sang tiết 7
+ Có rất ít người biết đến thơ văn yêu nước của
Nguyễn Đình Chiểu.
Tóm lại cách đặt vấn đề rất độc đáo, đặc sắc:
tác giả nêu và lí giải vấn đề, từ ngữ, hình ảnh
GV: Ở phần ĐVĐ, tác giả đã nêu lên vấn đề gì? giàu sức biểu cảm, nêu lên được tính cấp thiết,
GV: Theo em lúc này là lúc nào?
quan trọng của vấn đề.
II. Phần giải quyết vấn đề:
1. Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà
thơ yêu nước
- Con người: Yêu nước, căm thù giặc cao độ, tỏ
thái độ bất hợp tác với kẻ thù.
GV: Không những nêu mà tác giả còn lí giải vấn - Quan niệm thơ văn:
đề như thế nào?
+ Dùng văn chương để chống lại kẻ thù xâm
lược.
+ Ca ngợi chính nghĩa.
+ Ca ngợi đạo đức đáng quý ở đời.
→ Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một tấm
GV: Nhận xét cách ĐVĐ của tác giả trong bài
gương sáng ngời về lòng yêu nước, chí căm thù
viết này?
giặc.
2. Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn
Đình Chiểu.
- Phản ánh phong trào kháng Pháp bền bỉ, oanh
GV: Phần GQVĐ của bài viết có mấy LĐ?
liệt của nhân dân Nam Bộ.
GV: Tác giả đã dùng lí lẽ, bằng chứng nào để

- Văn tế: Ngợi ca những người anh hùng suốt
làm sáng tỏ LĐ?
đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân; ca
ngợi tinh thần chiến đấu quả cảm của những
người nghĩa sĩ: So sánh với Bình Ngô đại cáo
của Nguyễn Trãi.
- Thơ ca: Là những đóa hoa, những hòn ngọc.
3. Luận điểm 3: Lục Vân Tiên-tác phẩm lớn nhất
của Đồ Chiểu.
- Nội dung: Ngợi ca đạo đức, chính nghĩa; đôi
chỗ luân lí không còn phù hợp.
- Nghệ thuật: Áng văn hay, đôi chỗ lời văn chưa
hay lắm?
→ Cách đánh giá khách quan, trung thực, thể
GV: Ở LĐ2, tác giả đã triển khai các luận cứ
hiện sự mới mẻ, đúng đắn.
như thế nào?
III. Phần kết thúc vấn đề:
- Khẳng định lại vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là
ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
- Bày tỏ thái độ thành kính, ngưỡng vọng với
người con vinh quang của dân tộc.
IV. Đánh giá chung:
- Cách nêu vấn đề độc đáo, mới mẻ.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

5


GV: Tác giả đã chứng minh cho LĐ3 như thế

nào?

- LĐ và cách LL sáng sủa, có tính thuyết phục
cao.
- Ngôn ngữ hùng hồn, giàu màu sắc biểu cảm.

GV: Ở phần KTVĐ, tác giả đã nêu lên những
nội dung gì?
GV: Yêu cầu đánh giá chung về nghệ thuật LL
trong văn bản?
3. Củng cố: HS nắm được cách lập luận của 2 tác giả trong 2 văn bản, vận dụng cách viết đó vào
việc tạo lập văn bản của mình.

Tiết 7,8, 9:
Ngày soạn: 02/1/2018

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Nắm vững hơn các thao tác lập luận, cách làm bài nghị luận xã hội: Tìm hiểu đề, lập dàn
ý, viết bài, sửa chữa bài... Nắm đặc điểm nội dung, hình thức của bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Phân tích đề, lập dàn ý, và viết bài văn nghị luận xã hội.
3. Thái độ: Có ý thức hơn đối các vấn đề xã hội xung quanh mình.
B CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các thao tác lập luận, cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
và nghị luận về một hiện tượng đời sống..
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc?

2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về I. Đặc điểm cơ bản của bài văn nghị luận xã hội:
những đặcđiểm cơ bản của bài văn nghị luận xã - Vấn đề bàn bạc: Những vấn đề liên quan đến
hội.
đời sống xã hội như: đạo đức, nhân cách, phẩm
GV: Em hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản của chất, lố sống, môi trường, dịch bệnh....
bài văn nghị luận?
- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư
tưởng của người viết, là linh hồn của bài viết.
- Luận cứ: Lí lẽ và dẫn chứng. Luận cứ phải xác
thực, đúng đắn, tiêu biểu.
GV: Gợi ý HS phát biểu về các yếu tố: vấn đề - Lập luận: Là cách tổ chức, sắp xếp, trình bày
bàn bạc, luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
các luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng, chặt
chẽ, lô gic.
II. Các thao tác lập luận:
1. Thao tác lập luận giải thích:
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ôn tập lại các - Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm
thao tác lập luận:
để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
GV: Thế nào là thao tác ll giải thích: Nêu cách - Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người

6


giải thích?

GV: Thế nào là thao tác ll phân tích? Nêu cách

phân tích?

GV: Thế nào là thao tác ll chứng minh? Nêu
cách chứng minh?

GV: Thế nào là thao tác ll so sánh? Nêu cách
giải thích?

GV: Thế nào là thao tác ll bình luận? Nêu cách
bình luận?

GV: Thế nào là thao tác ll bác bỏ? Nêu cách bác
bỏ?

* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS năm kĩ năng cơ
bản của bài văn nghị luận XH
GV: Theo em cần nắm vững những kĩ năng nào
trong quá trình làm bài văn nghị luận XH

đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất,
quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận
thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
- Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt
nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả
lời.
2. Thao tác lập luận phân tích:
-Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố
bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về
nội dung, hình thức của đối tượng.
- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành

nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan
hệ nhất định.
3. Thao tác lập luận chứng minh:
- Dùng những bằng chứng chân thực, đã được
thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
- Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng
minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn
chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát
hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn
chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
4. Thao tác lập luận so sánh:
- Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong
mối tương quan với đối tượng khác.
- Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một
bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu
rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
5. Thao tác lập luận bình luận:
- Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một
vấn đề .
- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực
vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được
ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện
rõ chủ kiến của mình.
6. Thao tác lập luận bác bỏ:
- Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến
được cho là sai .
- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân
tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng
phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu
từng phần.

III. Các kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích đề,lập dàn ý.
- Kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác lập
luận.
- Kĩ năng vận dụng tổng hợp các phương thức
biểu đạt.
IV. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Đọc kĩ đề ra, gạch chân những từ quan trọng.
- Nội dung tư tưởng nêu trong bài thường được

7


?
--- Hết tiết 8 chuyển sang tiết 9---

GV: Nêu cách tìm hiểu đề bài văn nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí?

GV: Lưu ý một số kĩ năng tìm hiểu đề.

GV: Cách lập dàn ý của bài văn nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí?
GV: Lưu ý HS một số nội dung cơ bản của dàn ý
bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

GV: Lưu ý cách viết bài và sửa chữa lại bài:
GV: Tổng kết lại kiến thức về bài văn nghị luận

về một tư tưởng đạo lí.
GV: Cho HS thực hành.
GV: Ra đề

GV yêu cầu HS tìm hiểu đề tìm hiểu các yêu
cầu của đề ra?
GV: Từ vấn đề, tìm ý cho bài viết.

đúc kết trong một danh ngôn, tục ngữ... do đó
phải tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh để xác định vấn
đề bàn bạc.
- Xác định chính xác những yêu cầu của đề: vấn
đề bàn bạc, giới hạn về TTLL, dẫn chứng...
- Đặt ra hệ thống câu hỏi tìm ý.
2. Lập dàn ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tư tưởng đạo lí cần bàn
luận.
- Nêu vấn đề ( luận đề ) bàn bạc.
B. Thân bài:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí: nghĩa đen- nghĩa
bóng; nghĩa gần-nghĩa xa; nghĩa rộng-nghĩa hẹp.
- Phân tích, chứng minh các mặt, các khía cạnh
của vấn đề. Bài viêt
- Bàn bạc sâu rộng về vấn đề.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Bài học nhận thức và hành động.
3. Viết bài:
- Diễn đạt ý mạch lạc, rõ ràng, chuẩn xác.

- Trình bày sạch, đẹp, tránh sửa chữa trong bài
viết.
4. Sửa bài:
- Dành 5 phút để sửa chữa lại bài.
* Bài tập thực hành:
Đề ra: Nhà văn Nga Lép - tôn - xtoi nói: " Lí
tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng
thì không có phương hướng kiên định, mà không
có phương hướng thì không có cuộc sống".
Anh/chị hãy viết bài bàn về vấn đề trên./.
* Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Vấn đề bàn bạc: Vai trò của lí tưởng đối với
mọi người trong cuộc sống.
- Các ý:
+ Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí
tưởng thì không có cuộc sống.
+ Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao của
cuộc sống.
+ Mối liên hệ giữa lí tưởng với ngọn đèn,
phương hướng và cuộc sống.
- Giới hạn: + TTLL: Giải thích, chứng minh,
bình luận.
+ Tư liệu: Từ thực tế đời sống.
* Bước 2: Lập dàn ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về vấn đề.
- Nêu vấn đề bàn bạc: Vai trồ của lí tưởng đối
với mọi người.
B. Thân bài:
- Giải thích lí tưởng.

- Lí tưởng và ý nghĩa cuộc sống.

8


- Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường.
GV: Yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài?
- Lí tưởng riêng của mỗi người.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Vai trò của lí tưởng đối
với mọi người.
- Bài học nhận thức và hành động.
* Bước 3: Viết bài
GV: Gọi 1 - 2 HS trình bày dàn ý
* Bước 4: sửa chữa lại bài.
V. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời
GV: Gọi HS nhận xét.
sống:
+ Mở bài:
GV: Tổng hợp hướng dẫn HS lập dàn ý.
- Dẫn dắt
- Nêu hiện tượng
- Chuyển ý
+ Thân bài
- Giải thích tóm tắt
- Đánh giá (đ/s)
GV: Yêu cầu HS trình bày lại cách làm bài nghị
- Nguyên nhân
luận về một hiện tượng đời sống
- Giải pháp

+ Kết bài
- Tóm lược
GV: Lưu ý các nội dung cơ bản
- Nâng cao
3. Củng cố: GV yêu cầu HS nắm vững cách làm bài nghị luận về mọt tư tưởng đạo
lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Ngày soạn: 02/1/2018
Tiết 10,11,12
THƠ CA THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN 12.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa và nắm chắc hơn những bài thơ trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12.
2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
B CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các bài thơ đã học, nắm nội dung, nghệ thuật.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoat động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại những I. Đặc điểm thơ ca thời kì kháng chiến chống
đặc điểm cơ bản của thơ ca thời kì kháng chiến Pháp:
chống Pháp.
1. Về nội dung:
GV: Nêu những nội dung cơ bản của thơ ca thời - Viết về cuộc kháng chiến chống Pháp với
kháng chiến chống Pháp?
những cảm hứng chính:

+ Tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù
giặc.
+ Ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng

9


GV: Đặc điểm nghệ thuật của thơ ca thời chống
Pháp?

GV yêu cầu HS nêu những thành tựu cơ bản của
thơ ca kháng chiến chống Pháp? Yêu cầu HS
đọc thuộc lòng những bài thơ đã học?

* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ôn lại những
tác phẩm đã học.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại những nét cơ bản về
tác giả QD?
GV: Nhấn mạnh một số điểm.
GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác
bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

GV: Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài
thơ?

chiến.
+ Hình ảnh quê hương và những con người
kháng chiến, từ anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến
sĩ, chị phụ nữ nông thôn đến em bé liên lạc được
thể hiện chân thực gợi cảm.

2. Về nghệ thuật:
- Một số nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca với
những xu hướng khác nhau.
- Tố Hữu được xem là ngọn cờ đầu của nền thơ,
đại diện cho xu hướng đại chúng hóa, hướng về
dân tộc, khai thác những thể thơ truyền thống.
- Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho hướng tìm tòi,
cách tân thơ ca, đưa ra một kiểu thơ hướng nội,
không vần hoặc ít vần.
- Quang Dũng lại tiêu biểu cho hướng khai thác
cảm hứng lãng mạn, anh hùng.
3. Thành tựu:
- Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp đạt
được những thành tựu xuất sắc.
- Tiêu biểu như: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
của Hồ Chí Minh; Bên kia sông Đuống của
Hoàng Cầm; Tây Tiến của Quang Dũng; Nhớ
của Hồng Nguyên; Đất nước của Nguyễn Đình
Thi; Đồng chí của Chính Hữu; đặc biệt là tập thơ
Việt Bắc của Tố Hữu.
II. Những tác phẩm cụ thể:
1. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
a. Vài nét về tác giả:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài.
- Thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng
mạn và tài hoa.
b. Về bài thơ:
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1947, QD gia nhập đoàn quân Tây Tiến.
- Năm 1948, rời xa đơn vị, ngồi ở Phù Lưu

Chanh, nhớ về đơn vị cũ, QD đã viết bài thơ
Nhớ Tây Tiến về sau đổi thành Tây Tiến.
* Đặc điểm:
- Nội dung: Bao trùm bài thơ là một nỗi nhớ.
Theo dõi mạch cảm xúc, có thể thấy hồi ức được
mở đầu là những cuộc hành quân gian khổ mà
hào hùng, tiếp đến là những kỉ niệm về con
người miền Tây nồng ấm về thiên nhiên miền
Tây thơ hùng vĩ mà thơ mộng trữ tình. Nhưng
hằn sâu trong tâm trí của tác giả vẫn là hình ảnh
đoàn quân Tây Tiến trẻ trung, ngang tàng, đa
cảm và hào hoa... Phần kết có thể coi là khúc vĩ
thanh vừa nhắc nhở lời hẹn ước của ngày xưa
vừa nhắc nhở một đoạn đời không quên của
những con người trẻ tuổi và cả dân tộc.
- Nghệ thuật: Bài thơ có sự kết hợp một cách
nhuần nhuyễn, tinh tế hai bút pháp hiện thực và
lãng mạn. Trong đó, bút pháp lãng mạn có phần

10


nổi trội.
* Bài tập:
* Bài tập 1: Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai của
bài thơ.
Gợi ý:
* Tình quân dân thắm thiết, đậm đà: 4 câu đầu
của đoạn thơ.
GV: Cho HS làm các bài tập

- Dùng động từ mạnh: bừng lên, khèn lên, về,
GV: Xác định yêu cầu của BT1?
xây...
- Sử dụng hô ngữ: Kìa em biểu lộ thái độ ngạc
GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ?
nhiên, hào hứng trước cái lạ của xứ lạ: trang
phục lạ, vũ điệu lạ.
- Hình ảnh hội đuốc hoa vừa tả thực vừa mang ý
nghĩa hàm ẩn về nghi thức lễ cưới hỏi, đêm tân
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện hôn.
nội dung và nghệ thuật.
- Âm thanh: nhạc, khèn vang vọng, tha thiết,
đầm ấm tình quân dân.
* Vẻ đẹp của con người và núi rừng miền Tây.
- Ngôn ngữ thơ hàm súc cô đọng: Ba chữ Chiều
sương ấy đã gói gọn cả thời gian, không gian và
ấn tượng.
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của - Hồn lau: tả dáng lau qua màn sương, đồng thời
mình.
đem lại linh hồn cho cây cỏ -> đó cũng là sự gắn
bó thân thiết của nhà thơ với vùng đất thân
thương
- Dáng người trên độc mộc: dáng vẻ uyển
chuyển thướt tha trên con thuyền vững chãi thấp
thoáng trong sương càng thêm đẹp đẽ bởi sự làm
duyên của cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ.
HS: Trình bày
-> Bút pháp mờ nhòa với những nét vẽ
cách điệu đã tạo nên bức tranh đậm đà chất hội
họa hòa với chất thị vi trữ tình lôi cuốn người

GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn đọc.
chỉnh bài viết ở nhà.
* Bài tập 2: Cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 của bài
thơ.
- Đoàn binh "không mọc tóc", "xanh màu lá": tả
hiện thực gian khổ bệnh tật, sốt rét rừng nhưng
câu thơ vẫn khỏe khoắn, khắc họa nét gân guốc
của đoàn binh qua diện mạo độc đáo
--- Hết tiết 10, sang tiết 11--GV: Cho HS làm BT2
- "Dữ oai hùm", "mắt trừng ..." từ ngữ, giọng thơ
mạnh mẽ quyết liệt cho thấy sức mạnh tinh thần,
cái oai phong lẫm liệt của người chiến binh, ánh
GV: Yêu cầu HS tiếp tục cảm nhận về đoạn thơ mắt quyết tử hướng về kẻ thù .
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm: giấc
thứ 3 của bài thơ.
mộng gửi về Hà Nội thân yêu.
-> Nét đẹp tâm hồn hào hoa lãng mạn, đa
tình của người lính Tây Tiến.
- Sự hi sinh
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện của người lính anh hùng:

11


nội dung và nghệ thuật.

+ Hình ảnh: Mồ viễn xứ.
+ Sử dụng những từ ngữ Hán Việt: viễn xứ,
áo bào, độc hành.
-> Giọng thơ trang trọng, giảm nhẹ bi

thương, đậm chất bi tráng.
+ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh: lý
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của
mình.
tưởng xả thân vì nước.
+ Sông Mã gầm lên: khúc ca hùng tráng
của núi sông đã bất tử hóa sự hy sinh của người
lính
Những người lính ngã gục bên đường, sự
thật là không có đến một manh chiếu bọc thân,
HS: Trình bày
qua cách nhìn của nhà thơ lại được khâm liệm
bằng những tấm áo bào sang trọng: "Áo bào thay
chiếu anh về đất".
* Tóm lại, hình ảnh những người lính Tây
GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn
chỉnh bài viết ở nhà.
Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi
tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng.
2. Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Việt Bắc là căn cứ địa CM Việt Nam trong suốt
thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định
Giơnevơ được ký kết 10/1954, các cơ quan của
Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về
Hà Nội.
- Trong cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhân sự
kiện có tính chất thời sự đó, Tố Hữu đã sáng tác
bài thơ Việt Bắc in trong tập thơ cùng tên.

GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác * Đặc điểm bài thơ:
* Nội dung: Gồm 2 phần
của bài thơ.
- Phần đầu: Tái hiện kỷ niệm CM và kháng
chiến.
- Phần sau: Gợi viễn cảnh hòa bình tươi sáng và,
niềm tin vào tương lai tươi sáng, biết ơn Đảng
GV: Nêu đặc điểm cơ bản của bài thơ
và Bác.
* Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc: kết cấu đậm
chất ca dao, sử dụng linh loạt đại từ mình-ta;
giọng thơ ngọt ngào, tha thiết...
* Bài tập:
* Bài tập 1: Tâm trạng nhân vật trữ tình trong
buổi chia tay:
- Sử dụng hình thức đối đáp : mình - ta -> giọng
thơ ngọt ngào, da diết, âm hưởng ca dao làm cho
lời thơ thêm truyền cảm.

12


- Lời người Việt Bắc:
+ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng:
quãng thời gian gắn bó thiết tha
+ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn:
nhắn nhủ người về xuôi cần phải ghi nhớ nghĩa
tình của nhân dân.
-> Hình thức câu thơ chủ yếu là câu hỏi tu từ, từ
ngữ biểu cảm, cách xưng hô thân mật, gần gũi,

âm điệu lời thơ tha thiết, ngọt ngào.
--- Hết tiết 11, sang tiết 12---> Đó chính là tình cảm thiết tha của người VB
GV: Cho HS làm BT1.
với người cán bộ về xuôi.
- Lời người CM về xuôi:
GV yêu cầu HS phân tích tâm trạng kẻ ở-người
+ Tiếng ai tha thiết ...: người Việt Bắc nói
đi trong 20 câu đầu của bài thơ.
thiết tha, người về xuôi nghe tha thiết -> sự hô
ứng về tình cảm cho thấy mối gắn bó máu thịt
giữa nhân dân với CM.
+ Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi:
HS: Làm bài.
từ láy quen thuộc, gợi cảm.
+ Áo chàm: hoán dụ, thể hiện hình ảnh
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện
thân thương, gần gũi.
nội dung và nghệ thuật.
+ Cầm tay: cử chỉ bình dị, chân thành
-> Sự gắn bó, niềm lưu luyến của người
cán bộ về xuôi được thể hiện bằng ngôn ngữ
giản dị, miêu tả giàu cảm xúc.
- Lời nhắn nhủ của Việt Bắc:
+ Điệp ngữ: "Mình đi có nhớ ... mình về có
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của
mình.
nhớ ..." nhắc nhở người đi những kỷ niệm không
thể nào quên.
+ Những kỷ niệm: mưa nguồn suối lũ,
miếng cơm chấm muối, rừng núi nhớ ai, ... hắt

hiu lau xám, đậm đà lòng son ... biện pháp tiểu
đối, liệt kê, hình ảnh hoán dụ, tương phản, đậm
HS: Trình bày
đà tính dân tộc đã thể hiện được những kỷ niệm
của một thời gian khổ, hy sinh nhưng ngời sáng
tấm lòng yêu nước, thắm đượm tình đồng chí,
nghĩa đồng bào.
* Cuộc chia tay bộc lộ tâm trạng nhân vật
trữ tình: Người Việt Bắc và người về xuôi, trong
tình cảm bịn rịn, lưu luyến. Đó cũng là sự gắn bó
máu thịt giữa CM và nhân dân Việt Bắc.
GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn * Bài tập 2: Phân tích bức tranh tứ bình Việt
chỉnh bài viết ở nhà.
Bắc:
+ Mùa đông: màu sắc đối lập: xanh - đỏ,
hình ảnh "nắng ánh dao gài thắt lưng" -> mùa

13


GV: Cho HS làm BT2

GV yêu cầu HS phân tích bức tranh tứ bình VB
trong 12 câu thơ.

đông ấm áp, rực rỡ sắc màu với hình ảnh người
Việt Bắc trong tư thế làm chủ núi rừng.
+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng, một màu
thanh khiết gợi cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.
Người Việt Bắc lặng thầm lao động "đan nón

chuốt từng sợi giang".
+ Mùa hạ: "ve kêu rừng phách đổ vàng":
miêu tả gợi cảm, tiếng ve như một bát màu vàng
sóng sánh lan tỏa khu rừng phách. Con người
Việt Bắc hiền hòa cũng ở trong tư thế lao động.
+ Mùa thu: ánh trăng thơ mộng cùng tiếng
hát thủy chung của người Việt Bắc.
-> Bức tranh tứ bình về bốn mùa đạt đến
độ hài hòa, cân xứng, quấn quýt giữa một câu tả
người với một câu tả cảnh, làm cho thiên nhiên
ấm áp, dồi dào sức sống, mang vẻ đẹp đẫm sắc
thái phương đông.Thiên nhiên Việt Bắc hiện ra
với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng, thay đổi
theo thời tiết, từng mùa.Gắn với cảnh tượng ấy
là con người giản dị,người đi làm nương
rẫy,người đan nón, người hái măng.

HS: Trao đổi, bàn bạc làm bài tập.

GV: Mới 1-2 HS trình bài dàn ý bài làm của
mình.

GV: Nhận xét, đánh giá chung về bài viết của
HS.

GV: Yêu cầu HS về nhà viết thành bài văn hoàn
chỉnh.
3. Củng cố: GV yêu cầu HS nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ đã học
trong chương trình Ngữ văn


14


CÁCH LÀM BÀI NGHI LUẬN VĂN HỌC
Ngày soạn: 02/2/2018
Tiết 13,14,15
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững những kiến thức về cách làm bài văn nghị luận văn học: nghị
luân về một bài thơ, đoạn thơ; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
2. Kĩ năng: Phát hiện, khái quát tổng hợp, đánh giá.
3. Thái độ: Ý thức làm bài tốt hơn.
B CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các bài thơ đã học, nắm nội dung, nghệ thuật.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết A. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ:
về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
I. Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý:
GV: Nêu cách tìm hiểu đề?
GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần
dàn ý?

1- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ,
đoạn thơ, vị trí đoạn trích, cảm hứng chủ đạo, những
đặc sắc về nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ, đoạn
thơ.


GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý?

2- Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ, tác giả,
tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề…
+ Thân bài: đi vào khai thác giá trị nội dung và nghệ
thuật của bài thơ, đoạn thơ.
Để khai thác các giá trị ấy cần đi vào tìm hiểu các từ
ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ của bài
thơ, đoạn thơ. Từ đấy rút ra ý nghĩa tư tưởng của bài
thơ, đoạn thơ. Tránh lối diễn xuôi bài thơ, đoạn thơ.

* Hoạt động 2: GV cho HS thực hành một số đề
cụ thể:

+ Kết bài: đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
II. Một số đề bài và yêu cầu cụ thể:
a. Một số đề bài:

GV: Cung cấp cho HS một số đề?

Đề 1: Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc qua
đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

GV: Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của
các đề bài?

.............

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Đề 2: Cảm nhận của anh/ chị về cảnh sắc thiên nhiên
và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau trong bài
“Việt Bắc” của Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
..................
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Đề 3: Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài

15


”Sóng” của Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu
...................
Hướng về anh - về một phương.
Đề 4: Phân tích những cảm nhận về đất nước của
Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
GV: Cho HS thực hành đề 4
GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của
đề, xác định nội dung bàn bạc?
GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của
đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài?

...................
Đất Nước có từ ngày đó.
b. Thực hành đề 4:
* Mở bài: đây là đoạn thơ đầu trong đoạn trích “Đất
nước” trích trong ”Trường ca mặt đường khát vọng”

của Nguyễn Khoa Điềm, thể hiện cảm nhận độc đáo
của tác giả về đất nước.
* Thân bài:

HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài.
GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình?
GV: Gọi HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.

- ”Đất Nước” là một khái niệm rất trừu tượng, nên
tác giả cảm nhận bằng những gì rất cụ thể, gần gũi,
trong cuộc sống của mỗi gia đình, từ ”câu chuyện
mẹ kể”, ”cái kèo, cái cột”, hạt gạo, miếng trầu..
- Đoạn trích ”Đất nước” thể hiện cảm nhận về đất
nước ở ba phương diện: văn hoá, thời gian - lịch sử,
không gian - địa lí, nhưng đoạn thơ này chủ yếu thể
hiện ở phương diện văn hoá.
+ Trong những câu chuyện cổ tích, truyền
thuyết mà ”ngày xửa, ngày xưa” mẹ thường hay kể.
+ Phong tục tập quán ”miếng trầu bà ăn”,
”tóc mẹ thì bới sau đầu”.
+ Giá trị tinh thần truyền thống:
. Truyền thống đánh giặc giữ nước
”Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà
đánh giặc”.

GV: Gợi ý dàn ý chung cho HS.

. Tình nghĩa thuỷ chung ”cha mẹ
thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

. Cần cù lam lũ trong lao động ”hạt
gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”.

GV: Cho HS viết một số đoạn.

- Về hình thức nghệ thuật, cần khai thác một số khía
cạnh như: thể thơ tự do, nhịp điệu ”hạt gạo phải một
nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”, hình ảnh thơ
chọn lọc, giàu sức biểu cảm.
* Kết bài:
+ Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận độc đáo của
tác giả về đất nước (khác với các tác giả khác khi
viết về cùng đề tài).

16


+ Giúp độc giả cảm nhận đất nước là những gì thân
thiết gần gũi và rất đỗi thiêng liêng.
B. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN
HỌC
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết
về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
GV: Nêu cách tìm hiểu đề?

I. Kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý:
1- Tìm hiểu đề :

GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần
dàn ý?


+ Nội dung của kiểu bài này thường là một ý
kiến, một nhận định bàn về văn học : giai đoạn văn
học; tác giả, tác phẩm văn học; phong cách nghệ
thuật; lý luận văn học…

GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý?

+ Phải biết ý kiến đó của ai, nói hay viết ở
đâu, trong hoàn cảnh nào, mục đích…
+ Thông thường, muốn giải quyết được vấn
đề nêu ra, cần giải thích các từ ngữ khó, hàm súc, các
khía cạnh của ý kiến đó.
+ Căn cứ vào thực tế văn học để phân tích,
xem xét, đánh giá ý kiến đó, nêu ý nghĩa, tác dụng
của ý kiến đó đối với văn học, đời sống. (Trong
chương trình THPT, kiểu bài này thường nghị luận
về một ý kiến đúng bàn về văn học).
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến bàn về
văn học của ai, viết nói trong hoàn cảnh nào, hướng
giải quyết.
b. Thân bài:
- Giải thích để hiểu ý kiến.
- Đánh giá ý kiến; phê phán biểu hiện chưa
đúng, sai.
- Ý nghĩa, tác dụng của ý kiến.
- Minh họa
c. Kết bài: Tổng hợp, khái quát về ý kiến.


* Hoạt động 2: GV cho HS thực hành một số đề
cụ thể:
GV: Cung cấp cho HS một số đề?
GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của
đề, xác định nội dung bàn bạc?

II. Thực hành .
Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là
một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận
ấy”.
a. Mở bài:
- Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí

GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của
đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài?

HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài.

Minh.
- Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm
hội họa ngày 10/12/1951, Hồ Chí Minh viết: “Văn
hóa…mặt trận ấy”
- Hướng giải quyết:

17


b. Thân bài:
GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình?


- Văn hóa nghệ thuật bao gồm nhiều lĩnh vực:
hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sáng tác văn chương…

GV: Gọi HS khác nhận xét.

- Gọi văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận vì
nó rất quyết liệt, một mất một còn.

GV: Nhận xét, bổ sung.

- Chiến sĩ: vì phải chiến đấu với kẻ thù của
giai cấp, của dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật.
+ Đây là ý kiến đúng vì xưa nay, trong xã hội
có giai cấp và đấu tranh giai cấp, giai cấp nào cũng
sử dụng văn hóa, nghệ thuật để chống lại giai cấp đối
kháng của mình. Cho nên, câu nói của Hồ Chí Minh
phù hợp với nhiệm vụ của văn hóa, nghệ thuật lúc
bấy giờ, hiện nay và vẫn có ý nghĩa lâu dài.

GV: Gợi ý dàn ý chung cho HS.

Coi văn hóa nghệ thuật là một mặt trận vì tầm
quan trọng của nó cũng không thua kém mặt trận
quân sự, ngoại giao, kinh tế… và cuộc chiến đấu trên
mặt trận này cũng rất quyết liệt. Mặt khác, câu nói có
tác động cảnh tỉnh những ai lơ là, coi nhẹ văn hóa,
nghệ thuật.
+ Lời dặn của Hồ Chí Minh có tác dụng nâng

cao tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu cho những
người làm văn hóa, nghệ thuật; dùng ngòi bút của
mình phụng sự kháng chiến. Có những nhà thơ, nhà
văn đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ..
+ Đảng tin tưởng và giao nhiệm vụ đánh địch
trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật cho văn nghệ sĩ.
c. Kết bài:

GV: Cho HS viết đoạn mở đầu và ý 1 của phần
thân bài.

- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói đó.
- Tác dụng và ý nghĩa lâu dài của vấn đề.
liêng.

3. Củng cố: GV lưu ý nội dung bài học: nắm cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn
thơ, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

Ngày soạn: 02/2/2018
Tiết 16,17,18 THƠ CA THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa và nắm chắc hơn những bài thơ trong thời kỳ kháng chiến
chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12.
2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ:

18



1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các bài thơ đã học, nắm nội dung, nghệ thuật.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong đoạn trích Việt Bắc?
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại những I. Đặc điểm thơ ca thời kì kháng chiến chống
đặc điểm cơ bản của thơ ca thời kì kháng chiến Mĩ:
chống Mĩ.
1. Về nội dung:
GV: Nêu những nội dung cơ bản của thơ ca thời - Hình ảnh con người lao động. Ngợi ca những
kháng chiến chống Mĩ?
thay đổi của đất nước và con người trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tình cảm sâu nặng với
miền Nam trong nỗi đau chia cắt.
- Đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa
anh hùng cách mạng.
2. Về nghệ thuật:
GV: Đặc điểm nghệ thuật của thơ ca thời chống - Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
Mĩ?
mạn.
- Mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng
cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính
luận.
- Về sau đậm cảm hứng anh hùng ca.
3. Thành tựu:
GV yêu cầu HS nêu những thành tựu cơ bản của - Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đạt được
thơ ca kháng chiến chống Mĩ? Yêu cầu HS đọc những thành tựu xuất sắc.

thuộc lòng những bài thơ đã học?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ôn lại những
tác phẩm đã học.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại những nét cơ bản về
tác giả QD?
GV: Nhấn mạnh một số điểm.

II. Những tác phẩm cụ thể:
1. Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
a. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa
Thiên Huế, trong một gia đình trí thức CM.
- Phong cách thơ: giàu chất suy tư, xúc cảm,
lắng đọng, màu sắc chính luận thể hiện tâm tư
của người trí thức, tích cực tham gia vào cuộc
chiến đấu của nhân dân.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ "Đất Nước" trích trong phần đầu
GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng",
được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên
đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
năm 1971, in lần đầu năm 1974.
- Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của
tuổi trẻ các thành thị vùng tạm bị chiếm miền
Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của Đế quốc Mĩ,
hướng về nhân dân, đất nước, xuống đường đấu
tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chung của dân
tộc.
* Bài tập:
1. Bài tập 1: Cảm nhận về Đất Nước.


19


a. Cảm nhận về cội nguồn Đất Nước:
- "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi": lời thơ giản
GV: Cho HS làm các bài tập
dị, khẳng định cội nguồn của đất nước.
- Đất Nước có từ những ngày xưa, miếng trầu,
ngôi nhà...
GV: Xác định yêu cầu của BT1?
-> Giọng thơ nhẹ nhàng, đưa ta về với cội
nguồn của Đất Nước, một Đất Nước vừa cụ thể,
vừa huyền ảo, vừa có từ rất lâu đời.
b. Cảm nhận về đất nước trên phương diện lịch
sử - văn hóa:
- Đất Nước gắn liền với nền văn hóa dân gian
GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ?
lâu đời: "Câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ
thường hay kể".
- Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc ->
thể hiện những truyền thống cao đẹp ( Sự tích
trầu cau) có từ lâu đời, gắn liền với người bà,
người mẹ thân thương.
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện - Đất Nước gắn với cuộc trường chinh không
nội dung và nghệ thuật.
nghỉ của con người: "dân mình biết trồng tre mà
đánh giặc": sức sống bất diệt của dân tộc.
- Gắn với nền văn minh lúa nước: "hạt gạo phải
một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng".

- Gắn với những con người sống nhân hậu, thủy
chung "thương nhau bằng gừng cay muối mặn".
=> Đất Nước là những giá trị văn hóa, tinh
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của thần lâu đời của người Việt Nam.
mình.
c. Cảm nhận đất nước ở phương diện địa lí:
- "Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm"
-> Lối chiết tự sáng tạo: cụ thể hóa Đất
Nước là không gian sinh hoạt hàng ngày thật gần
gũi, thân thương.
HS: Trình bày
- "Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn
trong nỗi nhớ thấm"
- Không gian mênh mông có rừng, có biển,
ĐN là giang sơn gấm vóc bao la kì vĩ.
* Không gian mênh mang của tình yêu, của
niềm tự hào, của núi sông tráng lệ là một cảm
nhận sâu sắc về Đất Nước.
d. Cảm nhận Đất Nước ở phương diện thời
gian ::
- Huyền thoại "Lạc Long Quân và Âu Cơ":
GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn
hướng về nguồn gốc của dân tộc, thời gian thấm
chỉnh bài viết ở nhà.

20



đẫm tính cội nguồn.
- Nhắc nhở ngày giỗ tổ : nguồn cội dân tộc.
e. Suy ngẫm về trách nhiệm mỗi người với Đất
Nước:
- Sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và dân tộc :
"Khi chúng ta cầm tay mọi người..."-> Cái
riêng hài hòa với cái chung.
- "Con sẽ mang Đất Nước đi xa": Niềm tin
tưởng tới tương lai.
- Em ơi em: Lời kêu gọi tha thiết ngọt ngào.
- Trách nhiệm: gắn bó -> san sẻ -> hóa thân
* Lời thơ đậm chất văn học dân gian, âm hưởng
kêu gọi tha thiết thể hiện những cảm nhận sâu
sắc nhất. Từ đó khơi gợi tinh thần trách nhiệm
đối với non sông.
2. Bài tập 2: Phân tích Tư tưởng Đất Nước là của
Nhân dân:
a. Nhìn vào danh lam thắng cảnh, thấy Đất
Nước là của Nhân dân:
- Tác giả kể những tên núi, tên sông: núi Vọng
Phu, hòn Trống Mái, Ông Đốc, Ông Trang, Bà
Đen, Bà Điểm...
-> Những địa danh xuất phát từ cuộc đời,
từ số phận của nhân dân. Điều đáng quý là tác
giả đã phát hiện, trong những địa danh bình dị ở
mọi miền đất nước đã ẩn giấu, chứa đựng cuộc
đời của người dân.
- Nhà thơ có phát hiện mới mẻ, những danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử trở nên thiêng liêng
khi nó gắn với phẩm chất, tâm hồn, số phận của

---- Hết tiết 15, chuyển sang tiết 16---nhân dân.
-> Nhân dân đã hóa thân để làm nên Đất
GV: Cho HS làm BT2.
Nước.
b. Nhìn vào lịch sử, thấy Đất Nước là của nhân
dân:
GV: Xác định yêu cầu của BT2?
- "Em ơi em": lời kêu gọi ngọt ngào, tha thiết có
vai trò chuyển mạch thơ, làm cho lời thơ từ khô
khan chuyển thành lời khích lệ ngọt ngào.
- Nhà thơ nhấn mạnh hai lần: "lớp người giống
ta lứa tuổi" -> Lời thơ chứa đựng bao thôi
thúc,nhắc đến những con người bình dị đã cần
cù làm lụng và đánh giặc bảo vệ đất nước để viết
GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ còn lại
để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân nên lịch sử oanh liệt, từ đó liên tưởng tới trách

21


dân?

nhiệm to lớn của thế hệ trẻ ngày nay.
- Tác giả đề cập đến những con người vô danh,
bình dị. Động từ “làm ra” khiến cho ĐN vốn
lớn lao trừu tượng trở thành một sản phẩm kì
diệu trong bàn tay của những con người lao
động cần cù -> nhân dân đã tạo ra lịch sử.
- Nhân dân đã giữ và truyền hạt lúa, truyền lửa,
truyền giọng điệu, đắp đập be bờ, chống ngoại

xâm, đánh nội thù…
-> Lời thơ giản dị, nêu bật một chân lý: Đất
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện
Nước là của nhân dân.
nội dung và nghệ thuật.
c. Nhìn vào văn hóa, thấy Đất Nước là của nhân
dân:
- Bề dày văn hóa được thể hiện qua những hình
ảnh bình thường: hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói…
- Sự say đắm, lạc quan trong tình yêu "Yêu em
từ thuở trong nôi".
- Truyền thống trọng nghĩa tình "Biết quý công
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của
cầm vàng những ngày lặn lội"
mình.
- Truyền thống quyết liệt và bền bỉ trong đánh
giặc ngoại xâm "Biết trồng tre đợi ngày thành
gậy".
* Nhân dân đã tạo nên một đất nước hiền
hòa mà bất khuất, nhân hậu mà anh hùng. Đó là
tư tưởng được nhà thơ NKĐ thể hiên trong một
HS: Trình bày
không gian nghệ thuật gần gũi mà bay bổng của
ca dao và truyền thuyết, đồng thời lời thơ cũng
mang tính trữ tình – chính luận rất hiện đại.
2. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
a.Về tác giả:
- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê Hà
Đông, xuất thân trong gia đình công chức, mồ
côi mẹ từ nhỏ.

- Thơ của bà vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân
GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn thật đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng
hạnh phúc đời thường.
chỉnh bài viết ở nhà.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ viết năm 1967 khi nhà thơ đi thực
tế ở vùng biển Diêm Điền.
- In trong tập: Hoa dọc chiến hào.
* Bài tập: Phân tích hình tượng sóng.
- Từ hình tượng sóng liên tưởng tới tình yêu:
- Dữ dội >< dịu êm.
Ồn ào >< lặng lẽ.

22


GV: Cho HS hoàn thành một số ý.

- Hai cặp đối lập vừa miêu tả sóng không chịu
yên bình mà đầy biến động cũng như tâm hồn
người con gái đang yêu mang nhiều trạng thái
đối cực: vừa kín đáo, sâu sắc, đằm thắm. Sóng
biển xôn xao gợi liên tưởng đến sóng lòng dạt
dào, tràn đầy khao khát yêu thương
Sau sự dữ dội và ồn ào, giọng thơ lắng vào dịu
êm, lặng lẽ.
--- Hết tiết 16, chuyển sang tiết 17---Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
GV: Yêu cầu HS nhắc lại những nét cơ bản về
- Từ một quy luật của tự nhiên là hành trình sông

tác giả Xuân Quỳnh?
chảy ra biển, nhà thơ diễn tả: cũng như sóng, trái
tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự
tầm thường nhỏ hẹp mà luôn vươn tới cái lớn lao
như biển rộng.
GV: Nhấn mạnh một số điểm.
- Tình yêu là khát vọng muôn đời của nhân loại,
mãnh liệt, nhất là với tuổi trẻ. Sóng biển xôn xao
GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác gợi tới sóng lòng dào dạt.
bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
- Nhà thơ phát hiện sóng biển là hình ảnh của sự
bất diệt.
*. Những sắc thái tình yêu tinh tế:
GV: Cho HS làm các bài tập
Yêu là thắc mắc:
- Một loạt câu hỏi đặt ra dồn dập: Sóng bắt
đầu…?
- Thể hiện khát vọng muốn truy tìm ngọn nguồn
tình yêu, nhưng câu trả lời không phải là để giải
GV: Xác định yêu cầu của BT?
đáp mà là để cảm nhận thật tinh tế và điển hình
về tình yêu.
*. Yêu là nhớ nhung:
- Hai cặp so sánh: Sóng nhớ bờ/ Em nhớ anh.
- Hình tượng sóng nhớ bờ được nhắc đến khiến
cho đại dương cũng là một tâm trạng lớn đang bị
khát khao mong nhớ dày vò. Nỗi nhớ của sóng
GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ?
chính là nỗi nhớ của con người chất đầy cả
không gian ( lòng sâu – mặt nước), chiếm hữu cả

thời gian ( ngày đêm.
- Em nhớ anh: miêu tả trực tiếp “ Cả trong mơ
còn thức”.
- Lời thơ tưởng chừng như phi lí nhưng thật cảm
động chứa đựng chân lí mà chỉ có ai yêu chân
thành mới hiểu hết.
* Yêu là thủy chung:
- Dùng từ ngữ đối lập mở ra không gian xa cách,
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện đó chính là những thử thách và biến động của

23


nội dung và nghệ thuật.

cuộc đời .
- Không gian có bốn phương nhưng tình yêu chỉ
có một phương: Lòng thủy chung son sắt vượt
qua không gian vời vợi để đến với người yêu.
- Giữa cuộc đời vạn biến thì tình yêu là bất biến.
* Yêu là niềm tin:
- Mượn hình ảnh con sóng vỗ bờ để khẳng định
tình yêu thủy chung nhất định sẽ cập bến bờ
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của hạnh phúc dù thời gian và không gian cách trở.
- Lời thơ 5 chữ dạt dào vừa diễn tả những con
mình.
sóng, vừa khơi dậy những cảm xúc thổn thức
lắng sâu trong tình yêu.
*. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng:
- XQ nhận ra sự hữu hạn của đời người, cuộc

sống vĩnh hằng nhưng con người thì không tồn
tại mãi mãi.
HS: Trình bày
- Vì cuộc đời là hữu hạn, nhà thơ khát khao hóa
thân làm con sóng nơi biển lớn tình yêu cuộc
sống, để có một tình yêu cao đẹp vĩnh hằng.
* Với hình tượng sóng, XQ đã cho ta thấy: “
Tình yêu tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao
quý của con người, tượng trưng cho niềm khao
khát tự hoàn thiện mình”

GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn
chỉnh bài viết ở nhà.

24


GV: Cho HS hoàn chỉnh một số ý.

3. Củng cố: GV lưu ý HS nắm vững những kiến thức cơ bản về những bài thơ trong thời kì
chống Mĩ

Ngày soạn: 06/09/2016
Tiết 19,20,21

TỐ HỮU

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp thơ Tố Hữu. Hiểu được sự gắn bó sâu sắc giãu

con người chính trị và con người nhà thơ, giữa con đường cách mạng và con đường thơ Tố Hữu.
- Nhận thức rõ hơn những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thơ Tố Hữu.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại tác giả Tố Hữu.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong đoạn trích Việt Bắc?
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- Khái quát những nét cơ bản về cuộc
đời của nhà thơ Tố Hữu ?
- HS trả lời
- GV khái quát

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
I. Cuộc đời
- Tố Hữu (1920 – 2002), tên Nguyễn Kim Thành
- Sinh: Hội An (Quảng Nam), quê làng Phù Lai,huyện Quảng
Điền, Thừa Thiên - Huế.
- Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu thơ, thích
sưu tầm ca dao, tục ngữ; dân ca, ca dao Huế  ảnh hưởng thơ ca
- Cuộc đời :
+ 12 tuổi mồ côi mẹ, 13 tuổi xa gia đình học ở Huế.
+ 1937, kết nạp vào Đảng CS Đông Dương
+ 4/1939, bị Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên, nhiều nhà tù
khác ở miền Trung, Tây nguyên.
+ 1942, vượt ngục Đắc Lay (Kon Tum)


25


×