Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Bài 6: Kỹ năng xử lý tình huống chính trị xã hội ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.17 KB, 34 trang )

TỈNH UỶ - UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
------------------------

GIÁO ÁN

BÀI 6:
KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ

Chương trình: TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH.

Người soạn: Đinh Khắc Trung
Học vị: Thạc sỹ
Chức danh: Giảng viên
Khoa: Dân vận

Ninh Bình, tháng 4 năm 2017


TỈNH UỶ - UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
------------------------

N
À
M
GIÁO ÁN

BÀI 6:
KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ
Chương trình: TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH.



Người soạn: Đinh Khắc Trung
Học vị: Thạc sỹ
Chức danh: Giảng viên
Khoa: Dân vận
Đối tượng người học: Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở;
cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương
Số tiết lên lớp: 4 tiết
Ninh Bình, tháng 4 năm 2017

2


BÀI 6:
KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ

A. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1. Tên bài giảng : Kỹ năng xử lý tình huống chính trị - xã hội ở cơ sở
2. Thời gian giảng : 4 tiết
3. Đối tượng người học: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
4. Mục tiêu:
• Mục đích:
Nhận thức được điểm nóng chính trị - xã hội là một tình huống chính trị - xã
hội cần có phương háp xử lý khoa học trong thực tiễn
• Yêu cầu:
=> Về tri thức:
Nắm vững phương pháp tiếp cận, những yêu cầu, nguyên tắc và quy
trình xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội.
⇒ Về kỹ năng:
Nắm vững phương pháp, kỹ năng xử lý khi xuất hiện điểm nóng, phát

hiện sớm để xử lý kịp thời và đặc biệt là tạo ra những tiền đề, nhân tố để không
phát sinh điểm nóng.
⇒ Về tư tưởng:
Rèn luyện lập trường, bản lĩnh chính trị để giữ vững quyền lực chính
trị (sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân) trong những trường hợp
đặc biệt.
5. Kế hoạch chi tiết:
Bước
lên lớp

Thời
Phương Phương gian
pháp
tiện
(Phút)

Nội dung

Bước 1 Ổn định lớp

Thuyết
trình

Micro

1

Bước 2 Kiểm tra bài cu

Hỏi đáp


Micro

4

Bước3 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUNG
ĐỘT XÃ HỘI, TÌNH HUỐNG CHÍNH
3


(Giảng TRỊ- XÃ HỘI VÀ ĐIỂM NÓNG CHÍNH
TRỊ XÃ HỘI
Bài
mới)
1. Xung đột xã hội

Thuyết
trình

Micro

40

2. Tình huống chính trị - xã hội

Thuyết
trình

Micro


10

3. Điểm nóng chính trị - xã hội

Thuyết
trình

Micro

10

Thuyết
trình

Micro

25

Làm việc
nhóm

Giấy
A3

35

1. Những yêu cầu xử lý điểm nóng chính trị - xã hội

Thuyết
trình


Micro

10

2. Quy trình

BTTH

Giấy
A4

35

Bước 4 Chốt kiến thức

Thuyết
trình

Micro

5

Bước 5 Hướng dẫn câu hỏi, bài tập, nghiên cứu tài liệu

Thuyết
trình

Micro


5

II. XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ- XÃ
HỘI VỚI TÍNH CÁCH MỘT LOẠI TÌNH
HUỐNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI Ở CƠ SỞ
1. Vài nét về điểm nóng chính trị - xã hội ở
nước ta
2. Một số nhận xét khái quát
III. QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG XÃ
HỘI, ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VỚI TÍNH CÁCH MỘT LOẠI HÌNH TÌNH
HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ

B. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG
1. Tài liệu bắt buộc: Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn Một số
kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
2. Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu tập huấn môn kỹ năng lãnh đạo, quản lý
- Viện Chính trị học và FES: Các kỹ năng lãnh đạo quản ly, Nxb.Chính trị Hành chính, H.2013
- Hoàng Chí Bảo và GSTS Lưu Văn Sùng( chủ biên): Tập bài giảng xử ly
tình huống chính tri, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002
4


- Phan Xuân Sơn: Xung đột xã hội, Tạp chí Thông tin khoa học chính tri
-Hành chính, số 12- 2012
- Phan Xuân Sơn: Nghiên cứu xung đột trong khoa học xã hội, Tạp chí
Thông tin khoa học chính tri- hành chính, số 3- 2013
C. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
+ Bước 1: Ổn định lớp trong thời gian 1 phút

+ Bước 2: Kiểm tra bài cu thời gian 4 phút
? Đồng chí hãy nêu quy trình Hoạt động lãnh đạo, quản lý của nhà cầm quyền?
Trong điều kiện bình thường: Ra quyết định, triển khai quyết định, tổng
kết, rút kinh nghiệm và chuẩn bị ra quyết định mới…
Trong trường hợp không bình thường: Nhân dân khiếu kiện, biểu tình
chống đối, lực lượng phản động gây bạo loạn, bản thân các chủ thể cầm quyền
thoái hoá, biến chất… Trong trường hợp cụ thể có thể dẫn đến tình huống thiếu chủ
thể cầm quyền. Những hiện tượng này gây nên sự bất ổn định chính trị- xã hội đòi
hỏi người lãnh đạo phải áp dụng những biện pháp đặc biệt để giải quyết.
Những giải pháp đó là gì, mời các đồng chí cùng tìm hiểu nội dung đó trong
bài học ngày hôm nay: Bài 6 “Kỹ năng xử lý tình huống chính trị - xã hội ở cơ
sở”
+ Bước 3: Thực hiện bài giảng 165 phút
Xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến
lược gắn bó chặt chẽ với nhau. Tình hình thời sự đang diễn ra hàng ngày trên thế
giới đã chứng minh tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng ta trong việc dự đoán sự phát
triển của thế giới hiện đại. Ngay cả những sự kiện đã và đang diễn ra (mà gần đây
nhất là vấn đề ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội diễn ra từ ngày
15-22/4/2017; sự kiện Bình Thuận các ngày 10-11/6/2018) càng làm cho chúng ta
phải mài sắc ý chí cảnh giác cách mạng, phá vỡ âm mưu thâm độc của những lực
lượng thù địch câu kết giữa những kẻ phá rối trong nước và thế lực phản động ở
ngoài nước.
Chính vì thế, việc xử lý tình huống chính trị, trong đó có xử lý các điểm nóng
chính trị– xã hội, cần phải được xây dựng thành lý thuyết, khái quát thành những
qui trình, giúp cho các nhà hoạt động chính trị có bản lĩnh trong cuộc sống và có
nghệ thuật xử lý thành thạo những vụ việc xảy ra trong thực tiễn. Hoạt động chính
trị là một lĩnh vực đặc thù, nó vừa là sự kết hợp sự từng trải kinh nghiệm sống, là
5



nghệ thuật xử lý tình huống, nhưng cung lại là khoa học. V.I Lê-nin đã từng căn
dặn: chính trị phải được thụ thai từ khoa học.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI, TÌNH HUỐNG
CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI VÀ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Trong đời sống xã hội, luôn tồn tại các mâu thuẫn. Chính các mâu thuẫn này là
động lực của sự vận động và phát triển xã hội. Các mâu thuẫn này biểu hiện ra
trong các hình thức quan hệ xã hội cụ thể, thông thường là những hình thức xung
đột đấu tranh. Nếu quá trình giải quyết các mâu thuẫn đó được tiến hành sớm, các
xung đột, đấu tranh sẽ không phát triển đến mức độ căng thẳng, các điểm nóng xã
hội hoặc điểm nóng chính trị-xã hội sẽ không xuất hiện. Nhưng không ít các
trường hợp, các mâu thuẫn, các xung đột, không được giải quyết đúng ngay từ đầu,
hoặc chưa đủ chín muồi để giải quyết ngay từ đầu, cùng với nhiều nguyên nhân
chủ quan và khách quan đã trở thành căng thẳng, đối đầu, hoặc không tương dung.
Lúc đó đời sống chính trị-xã hội ở trong trạng thái “đặc biệt” không bình thường,
buộc người cầm quyền phải sử dụng những phương tiện đặc biệt, không thông
thường mới quản lý được xã hội.
1. Xung đột xã hội
a. Khái niệm xung đột xã hội
Xung đột là gì?
Xung đột là trạng thái bất ổn định gây ra bởi sự đối lập thực tế hoặc do nhận
thức về nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có thể từ bên trong ( ngay trong bản
thân) hoặc từ bên ngoài ( giữa 2 hay nhiều cá nhân).
Như vậy, xung đột là một khái niệm có thể giúp giải thích nhiều mặt của đời
sống xã hội và sự tan vỡ xã hội như: bất đồng xã hội, các xung đột về lợi ích và
đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. Trong thuật ngữ chính trị, “ xung
đột” có thể là các cuộc chiến tranh, cách mạng hay các cuộc đấu tranh khác liên
quan đến việc sử dụng bạo lực như trong từ “ xung đột vu trang”. Nếu không có sự
điều chỉnh hay giải pháp về xã hội thích hợp thì các xung đột xã hội có thể dẫn đến
tình trạng căng thẳng hoặc rối loạn trong đời sống xã hội.
Xung đột xã hội là gì?

=> Định nghĩa xung đột xã hội: là những mâu thuẫn, bất đồng, khác biệt
về nhận thức, lợi ích, ý chí, quan điểm, vv.. dẫn đến những va chạm, đấu tranh
với các hình thức và mức độ khác nhau trong các quan hệ xã hội nào đó.
6


Xung đột xã hội xảy ra từ các hình thức thấp, những va chạm, bất đồng trong
các quan hệ xã hội, cho đến những hình thức cao như đấu tranh giữa các nhóm, các
giai cấp, xung đột vu trang, chiến tranh. Những xung đột xã hội, chính trị-xã hội ở
mức cao độ gọi là những điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị-xã hội.
b. Tính tất yếu khách quan của các xung đột xã hội
Xung đột xã hội là một tất yếu khách quan của quá trình vận động và
phát triển xã hội. Thể hiện:
- Là một trong những trạng thái thường xuyên của cuộc sống con người,
tồn tại ở mọi cấp độ.
VD: xung đột cá nhân - nhân cách; xung đột thế hệ; xung đột giữa các nhóm, tổ
chức, cộng đồng; xung đột sắc tộc- dân tộc; xung đột giữa các nhà nước- quốc gia;
xung đột giữa các nền văn hoá, văn minh,vv..
- Một xã hội không có mâu thuẫn, xung đột là một xã hội ngưng đọng và
trì trệ, không có sức sống.
Mặt khác cuộc sống vẫn cần sự ổn định, do đó, ai cung muốn có những
người bạn đồng hành hoà bình và thân thiện. Cho nên, nhận thức đúng sự tồn tại và
vai trò của mâu thuẫn, xung đột, có cách ứng xử thích hợp, thì nó sẽ là những tác
nhân làm cho xã hội lành mạnh, ổn định, gắn kết và phát triển.
c. Tính tích cực và tiêu cực của xung đột xã hội
* Tính tích cực:
- Sự cảnh báo xã hội một cách nghiêm khắc, tạo áp lực cần thiết để giải
quyết những vấn đề không thể trì hoãn, giúp sửa chữa những thiếu sót và
khẳng định những thay đổi có tính tiến bộ.
VD: bất bình đẳng, thiếu dân chủ, năng lực yếu kém của đội ngu cán bộ,vv.

- Về mặt tâm lý, xung đột góp phần giải toả, không để tích tụ sự căng
thẳng thái quá.
Tuy nhiên những tác động tích cực của xung đột không có nghĩa là khuyến
khích xung đột, mà ngược lại, cần phải tìm cách xử lý mâu thuẫn một cách hợp lý
bằng con đường phi xung đột. Như vậy, một mặt, phát huy được vai trò của xung
đột, mặt khác, hạn chế những hậu quả xấu.
* Mặt tiêu cực:
7


- Về khía cạnh xã hội học, hành vi của cá nhân, nhóm tham gia xung đột
thường là tập hợp những hành vi có khuynh hướng lệch chuẩn, vượt quá chuẩn
mực pháp luật và đạo đức, luôn chứa đựng nguy cơ đe doạ sự ổn định xã hội và an
ninh trật tự.
Do đó, xung đột nói chung nằm ngoài mong đợi của các nhà nước - chủ thể
luôn tìm cách làm cho xã hội ổn định.
- Về hậu quả, khi xung đột xã hội không được quản lý tốt, hoặc bị chi
phối bởi những hoạt động chủ quan trái với quy luật phát triển khách quan, tự
nhiên, tạo ra những xung đột giả tạo. Lúc đó, nó đe doạ sự liên kết xã hội, phá
huỷ kết cấu chính trị xã hội hiện có, gây mất ổn định chính trị- xã hội, thiệt hại
về kinh tế, vật chất và tư tưởng tinh thần.
- Hao phí các nguồn lực xã hội vô ích, không tương xứng cho những
xung đột và đi kèm với nó là hao phí nguồn lực để giải toả và quản lý xung đột.
d. Các giai đoạn phát triển của xung đột xã hội
+ Giai đoạn ngầm:
- Nguyên nhân: những mâu thuẫn về lợi ích, những bất bình đẳng về địa
vị kinh tế xã hội giữa hai nhóm xung đột tiềm năng. Nhóm nào cũng muốn
nâng cao địa vị và ưu thế của mình.
- Đặc điểm: một nhóm ở trong tình trạng được thoả mãn, được đáp ứng,
còn nhóm kia thì ngược lại. Nhóm này bắt đầu cảm thấy mình không được

hưởng cái mà mình đáng được hưởng và có thể hưởng.
- Kết quả: Xuất hiện sự không hài lòng với tình trạng này. Tâm trạng
“không hài lòng” hướng vào nhóm có ưu thế hơn hoặc hướng vào cơ chế phân
bổ lợi ích của xã hội ( chính quyền hoặc các cơ cấu quyền lực khác, nếu xung
đột có tính chính trị). Bắt đầu có dấu hiệu xác định tình trạng thiệt thòi của họ
có nguyên nhân từ nhóm ưu thế hơn hoặc cơ cấu quyền lực (chính quyền).
+ Giai đoạn công khai:
- Nguyên nhân: là khi giai đoạn “ngầm” không được giải toả, mâu thuẫn
giữa hai nhóm phát triển cao hơn, tình trạng bất ổn định trầm trọng hơn.
- Đặc điểm: hai bên công khai cuộc “đấu tranh” để giành lợi ích và địa vị
của mình.

8


- Kết quả: Xung đột đã vượt ra khỏi giai đoạn ngầm, các nhóm công khai
thái độ của mình về tình trạng xung đột. Quan hệ giữa hai nhóm không bình
thường, và cũng một mức độ như vậy với các cơ cấu quyền lực.
+ Giai đoạn căng thẳng:
- Nguyên nhân: Là hậu quả của giai đoạn công khai không được giải quyết
tốt.
- Đặc điểm: Các bên đã xác định mục tiêu đấu tranh, hình thức, phương
pháp và phương tiện đấu tranh.
- Kết quả: Mở rộng, lôi kéo quần chúng vào cuộc đấu tranh, hình thành
các khối, các hình thức liên kết lực lượng, các nguồn lực cho cuộc đấu tranh.
+ Giai đoạn đối đầu:
Là giai đoạn cao của căng thẳng. Cuộc đấu tranh, dẫn đến khủng hoảng
(tình huống), xung đột lần lượt bao trùm mọi thành viên các bên tham gia, có
khả năng lan toả ra các khu vực xung quanh, thậm chí trở thành vấn đề toàn
quốc hoặc quốc tế. Ở Việt Nam thường được gọi là “điểm nóng xã hội” hoặc

“điểm nóng chính trị- xã hội”
+ Giai đoạn không tương dung: Là sự phát triển của giai đoạn đối đầu.
- Đặc trưng: sử dụng sức mạnh và bạo lực, có thể là bạo lực chính trị
hoặc bạo lực vũ trang. Tính chất của giai đoạn này là “ một mất một còn”.
- Kết quả: Lúc đầu có thể chỉ là những cuộc biểu dương lực lượng với
quy mô hạn chế, sau tăng dần lên, có thể dẫn tới xung đột vũ trang, sử dụng các
phương tiện quân sự, cao hơn có thể xảy ra chiến tranh,vv..Mục đích là buộc
đối phương thoả mãn những yêu cầu của mình.
Các giai đoạn phát triển nói trên tiến triển từ thấp đến cao. Khái niệm xung
đột có nội hàm rộng hơn điểm nóng. Không phải bất kỳ xung đột nào cung có thể
gọi là điểm nóng, nhưng điểm nóng chính là xung đột ở mức độ căng thẳng và
nghiêm trọng của xung đột.
e. Vai trò của quản lý, giải toả xung đột trong đời sống chính trị
Bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội, giữ gìn cuộc sống yên bình của người dân.
Cảnh báo, quản lý và giải toả xung đột là nhiệm vụ đương nhiên của nhà
cầm quyền. Bất kỳ một chính quyền hợp pháp nào cung phải chuẩn bị đối phó và
9


giải quyết các xung đột xã hội nói chung, xung đột chính trị nói riêng( kể cả xung
đột quân sự và chiến tranh),vv.. Nếu chính quyền không chuẩn bị được về nhận
thức, tổ chức và phương tiện để làm điều đó thì chính quyền sẽ sụp đổ.
Muốn giải toả xung đột có hiệu quả cần phải có cảnh báo xung đột.
Để cảnh báo tốt các xung đột, trước hết phải có các điều kiện và phương tiện
để cảnh báo, đó là:
- Xã hội phải đạt được một trình độ phát triển nhất định về kinh tế- xã
hội, về văn hoá chính trị, về lòng tin của nhân dân vào chính quyền và pháp
luật. Nói cách khác, xã hội phải đạt đến trình độ dân chủ và pháp quyền nhất
định.

- Đối với người cầm quyền: phải trung thực, có lòng tin vào nhân dân,
không giấu diếm những khó khăn, không được hứa hão. Đồng thời phải có
nghệ thuật khéo léo để yên lòng dân bởi những hy vọng, trong lúc chưa thoả
mãn được ngay những nhu cầu bức xúc của nhân dân, làm cho nhân dân tin
vào khả năng của chính quyền và tin rằng tình hình sẽ được cải thiện tốt hơn.
- Phải có những phương tiện về tổ chức và kỹ thuật để đủ sức nắm được
đầy đủ thông tin về tình hình thực trong tâm trạng của dân, những khó khăn
vướng mắc của họ,vv..
Xung đột không xuất hiện ngay lập tức. Nguyên nhân dẫn đến xung đột
thường tích luỹ dần và thường cung có nhiều nguyên nhân, chúng chín muồi dần,
thậm chí diễn ra trong thời gian rất dài, qua nhiều giai đoạn. Vì vậy cảnh báo xung
đột cung cần cảnh báo theo từng giai đoạn phát triển của xung đột.
Nhiệm vụ của cảnh báo là đưa ra quy mô, tính chất, phương án quản lý giải
toả và hậu quả mà xung đột có thể mang lại. Quan trọng nhất của cảnh báo xung
đột là cảnh báo từ giai đoạn ngầm, tức là khi vừa hình thành tâm trạng không hài
lòng của các bên và giải toả tốt nhất cung là giải toả từ giai đoạn ngầm. Bởi bản
chất của xung đột từ giai đoạn ngầm đến giai đoạn không tương dung chỉ có một
nhưng giải toả xung đột ngay từ khi nó mới hình thành mới không gây ra những
hậu quả tiêu cực cho xã hội. Tuy vậy, nhiều chính quyền, thường không muốn hoặc
không có khả năng giải toả xung đột ngay từ đầu, phải chấp nhận trả giá đắt cho
những xung đột xã hội. Lý do chính của hiện tượng trên là do không được cảnh
báo tốt, chính quyền không thể thấy hết tính chất, quy mô và hậu quả tiêu cực của
xung đột, hoặc do năng lực yếu kém của chính quyền.
10


2. Tình huống chính trị- xã hội
Chính trị là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản của con người. Nếu
trong điều kiện bình thường thì hoạt động của các chủ thể cầm quyền sẽ diễn ra
theo qui trình: ra quyết định, triển khai thực hiện, tổng kết, rút kinh nghiệm và

chuẩn bị ra quyết định mới… Các quá trình sau lại tiếp tục diễn ra như vậy. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, không phải lúc nào các chủ thể cầm quyền cung tuân theo
một qui trình như vậy mà trong quá trình triển khai các bước, họ có thể còn gặp
phải những trở ngại như các hiện tượng: nhân dân khiếu kiện, biểu tình chống đối;
lực lượng phản động gây bạo loạn; bản thân các chủ thể cầm quyền thoái hoá, biến
chất, chia bè cánh chống đối lẫn nhau,… trong những điều kiện nhất định có thể
dẫn đến tình huống thiếu chủ thể cầm quyền. Những hiện tượng này gây nên sự bất
ổn về mặt chính trị- xã hội hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định chính
trị- xã hội, đòi hỏi phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải quyết.
a. Khái niệm tình huống
Theo từ điển tiếng việt năm 2008: “Tình huống là hoàn cảnh diễn biến, thường
bất lợi, cần đối phó” hay nói cách khác: Tình huống là thực tế khách quan có sự
diễn biến, thường là những diễn biến bất lợi cần phải đối phó.
Tình huống là: “toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời
gian, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng…”
Như vậy, có thể hiểu, những sự kiện, những biến cố diễn ra không bình
thường, gay cấn, phức tạp đòi hỏi con người phải nhận thức và xử lý bằng những
giải pháp đặc biệt
Khi nói về tình huống là nói tới một sự kiện thực tế khách quan nào đó xuất
hiện, đặt ra yêu cầu phải xử lý, giải quyết một cách cụ thể. Trong cuộc sống, con
người thường đặt vấn đề: Có tình huống, đã xuất hiện tình huống; hoặc: khi có tình
huống, nếu có tình huống; để thể hiện một sự kiện đột biến trong quá trình vận
động, phát triển hoặc để thể hiện ý chí phải giải quyết một vấn đề nào đó không
bình thường, xảy ra trong quá trình vận động, phát triển của thực tiễn.
VD: Tình huống trong quản ly hành chính nhà nước là những sự kiện thực
tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản ly
của cơ quan hành chính nhà nước, buộc cơ quan hành chính nhà nước phải có
biện pháp giải quyết thích hợp.

11



Đặc trưng cơ bản của tình huống trong quản lý hành chính nhà nước – đó là
những sự kiện thực tế khách quan có tính chất bất thường liên quan đến trách
nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm những loại vấn đề cơ
bản như sau:
- Những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ
quan hành chính nhà nước
- Những sự biến đổi không bình thường của tự nhiên như bão lụt, hạn hán, dịch
bệnh,…
- Những sự biến đổi không bình thường của xã hội như khủng hoảng kinh tế,
phá sản doanh nghiệp, tệ nạn xã hội…
- Những lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng, hành động của cả chủ thể quản
lý và đối tượng quản lý như những biểu hiện của bệnh thành tích – báo cáo sai sự
thật, che dấu yếu kém, khuyết điểm; những biểu hiện của tư tưởng cục bộ, cá nhân,
vụ lợi - chạy chức, chạy quyền,…
- Những hành vi bất hợp tác của đối tượng quản lý như hành vi chống đối,
không thực hiện một chủ trương, một quyết định quản lý nào đó của chủ thể quản lý;
hành vi cố tình làm trái để cản trở quá trình thực hiện những công việc đã được xác
định…
=> Như vậy có thể hiểu những sự kiện, những biến cố diễn ra không bình
thường, có vấn đề gay cấn, phức tạp, đòi hỏi con người phải nhận thức và xử lý
bằng những giải pháp không bình thường, giải pháp đặc biệt thì được gọi là
tình huống.
+ Giải quyết tình huống là xử lý linh hoạt những diễn biến của tình hình cần
phải đối phó và xử lý thấu đáo tình huống và làm cho không còn vấn đề nữa.
b. Các loại tình huống
- Xung đột xã hội ở mức công khai căng thẳng
- Điểm nóng xã hội
- Điểm nóng chính trị xã hội

c. Khái niệm tình huống chính trị- xã hội
+ Tình huống CT-XH là những tình huống diễn ra trong đời sống chính
trị - xã hội, là những sự kiện, biến cố không bình thường có thể gây nên sự bất
12


ổn định hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định CT-XH. Vì vậy, nó
đòi hỏi con người phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải quyết.
“Tình huống” CT-XH là trạng thái công khai, căng thẳng của xung đột xã hội.
+ Tình huống CT-XH có thể biểu hiện ở những dấu hiệu cơ bản sau:
- Sự bất mãn, chống đối của một bộ phận nhân dân với một số đại diện
chính quyền nhà nước.
VD: sự kiện ở Thái Bình năm 1997.
- Sự xung đột giữa các phe phái trong lực lượng cầm quyền.
VD: Libi: Do hậu quả từ thất bại của cựu Tổng thống M. Gaddafi, cuộc xung đột
đã lan sang các nước láng giềng. Những người Hồi giáo ủng hộ chế độ của Gaddafi
đã tràn sang miền bắc Mali trong năm 2012 và gây nên một cuộc nội chiến chống
lại chính phủ. Nhóm này có thể có quan hệ chặt chẽ với mạng lưới khủng bố alQaeda và những người bất đồng chính kiến ở Nigêria
- Bộ máy chính quyền bất lực, tê liệt hoặc có khoảng trống quyền lực.
VD: Syria: Khi lực lượng nổi dậy ở Syria chiếm được nhiều khu vực trong cuộc
đấu tranh chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, các biện pháp trả đua
của chính phủ trở nên ngày càng quyết liệt. Các lực lượng chống chính phủ sẽ phát
động một chiến dịch khủng bố quyết liệt ở các khu vực do chế độ Assad nắm giữ,
tấn công người lớn và trẻ em bằng bạo lực và tra tấn tàn bạo
- Những chuẩn mực luật pháp, đạo đức, văn hóa có thể không được tuân
thủ.
- Khủng hoảng về tư tưởng, niềm tin gây tổn hại đến ý thức hệ chủ đạo của xã
hội.
- Các lực lượng tiêu cực, phản động có điều kiện trỗi dậy gây mất an ninh
xã hội, làm tăng nguy cơ đối với sự bền vững của chế độ xã hội.

=> Một tình huống CT-XH xuất hiện không nhất thiết phải có đầy đủ các
dấu hiệu trên mà có thể chỉ cần một vài dấu hiệu nào đó, gây nên bất ổn định CTXH.
d. Nguyên nhân của tình huống chính trị- xã hội
- Khách quan: từ sự vận động, biến đổi của kinh tế, chính trị, xã hội nằm
ngoài ý thức của chủ thể cầm quyền.
13


- Chủ quan: từ sai lầm, yếu kém của chủ thể cầm quyền
- Các nguyên nhân khác đến từ đời sống chính trị quốc tế, từ sự gây rối,
phá hoại của các lực lượng chống đối, từ đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, tư
tưởng,…
e. Yêu cầu xử lý tình huống chính trị- xã hội
Đây là yêu cầu thường xuyên của người lãnh đạo, quản lý, là một trong
những nội dung quan trọng của nghệ thuật chính trị và hoạt động chính trị thực
tiễn.
Để xử lý hiệu quả các tình huống CT-XH cần:
- Chủ thể xử lý cần nắm vững phương pháp tiếp cận, nhiệm vụ, nguyên
tắc và quy trình xử lý các tình huống CT-XH
- Có khả năng và kỹ năng chủ động phát hiện các tình huống chính trị,
ngăn ngừa và hạn chế tác hại của nó trong thực tiễn
3. Điểm nóng chính trị- xã hội.
a. Khái niệm
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “điểm nóng” được sử dụng trong một
số văn bản của các cơ quan Đảng, Nhà nước và khá phổ biến trong các văn bản của
những cơ quan bảo vệ pháp luật như: Thanh tra, Viện kiểm sát, Công an, Tòa án và
cả trong đời sống sinh hoạt thường ngày.
Thế nhưng cho đến nay chưa có cơ quan nào, ngành nào (kể cả những cơ
quan có trách nhiệm giải quyết) đưa ra khái niệm đầy đủ, chính xác về “điểm
nóng” để làm cơ sở cho việc phân loại, xác định chính xác diễn biến tình hình nơi

xảy ra vụ việc để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp.
Nhiều địa phương, ngành đã xác định “điểm nóng” theo các tiêu thức riêng
của mình, thậm chí theo quan điểm cá nhân của từng người. Do vậy, việc đánh giá
diễn biến tình hình ở cơ sở không đồng nhất, có nơi chỉ “sốt nhẹ” nhưng đã xác
định là “điểm nóng”, ngược lại có nơi “nóng” thật sự nhưng vì những lý do khác
nhau mà không được xác định là “điểm nóng”.
Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn tới hậu quả là cấp ủy đảng và chính
quyền các cấp đã có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo không phù hợp, từ đó làm
giảm hiệu quả, hiệu lực của các quyết định giải quyết. Thậm chí có nơi, có lúc còn
làm tình hình thêm phức tạp.
14


Đã đến lúc cần phải có một định nghĩa (hoặc khái niệm) về “điểm nóng” và
xác định các tiêu chí, các yếu tố đặc trưng của “điểm nóng” để làm cơ sở cho việc
đánh giá diễn biến tình hình khiếu nại, tố cáo, diễn biến các mâu thuẫn xảy ra trong
từng địa phương, từng ngành và toàn quốc góp phần vào việc đánh giá, phân loại
chính xác cán bộ, đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng. Đồng thời, cần đầu tư
nghiên cứu để đề ra các biện pháp giải quyết có hiệu quả “điểm nóng”, cung như
các biện pháp làm hạn chế phát sinh “điểm nóng”.
+ Điểm nóng CT-XH là một tình huống CT-XH; là xung đột xã hội ở mức
cao, ở mức căng thẳng, đối đầu hoặc không tương dung. Là hiện tượng xã hội
không bình thường, căng thẳng, mất ổn định, rối loạn. Trong đó, diễn ra sự
xung đột, chống đối giữa các lực lượng xã hội. Chủ thể tham gia trong điểm
nóng CT-XH có thể là cơ quan quyền lực nhà nước hoặc các lực lượng chính
trị, các lực lượng xã hội khác nhau.
+ Khi điểm nóng xã hội nổ ra thường có những biểu hiện sau :
- Đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, có lúc rối
loạn;
- Sự phản ứng, xung đột của đám đông, của các lực lượng không còn tự

kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau;
- Hành vi của đám đông quần chúng đã vượt qua ngoài khuôn khổ của
pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức;
- Diễn ra trong không gian và thời gian nhất định, có khả năng lan tỏa
sang nơi khác;
Trong thực tiễn thường xảy ra các điểm nóng xã hội nhiều hơn là các điểm
nóng chính trị- xã hội. Còn điểm nóng chính trị- xã hội xảy ra ít hơn nhưng phức
tạp và quyết liệt hơn vì nó liên quan trực tiếp tới quyền lực nhà nước. Tuy nhiên,
điểm nóng xã hội trong các lĩnh vực khác đều có khả năng trực tiếp trở thành điểm
nóng chính trị- xã hội. Chẳng hạn, những cuộc đình công, bãi công của người lao
động chống giới chủ, học sinh bãi khoá chống ban lãnh đạo nhà trường, nông dân
tranh chấp đất đai với nhau… nếu không có cách xử lý đúng đều có thể chuyển
thành cuộc đấu tranh chống chính chính quyền nhà nước. Như vậy, nếu chúng ta
xử lý tốt điểm nóng xã hội thì sẽ hạn chế sự phát sinh điểm nóng chính trị- xã hội.
Điểm nóng xã hội có thể có nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự, từ sự khiếu
kiện của nhân dân không được giải quyết kịp thời, để dây dưa, kéo dài, gây tích
đọng mâu thuẫn và bùng phát thành điểm nóng chính trị- xã hội. Do đó, để điểm
15


nóng xã hội và điểm nóng chính trị- xã hội không nổ ra cần giải quyết tốt những
tranh chấp về mặt dân sự, giải quyết kịp thời những khiếu kiện của nhân dân; ngăn
ngừa sự chống đối của các lực lượng phản động.
Từ sự phân tích trên có thể cho thấy, điểm nóng có nổ ra hay không, mức độ
như thế nào không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện, nhân tố khách quan ngoài
chủ thể cầm quyền mà nó còn phụ thuộc vào chính chủ thể cầm quyền. Ngay trong
điều kiện khủng hoảng xã hội, hay khủng hoảng chính trị xã hội, nếu chủ thể cầm
quyền có giải pháp đúng thì cung có thể không phát sinh điểm nóng, hoặc điểm
đóng có nổ ra thì tác hại cung không lớn. Ngược lại nếu chủ thể cầm quyền áp
dụng giải pháp sai lầm thì sẽ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và khó

tránh khỏi nổ ra điểm nóng xã hội hoặc điểm nóng chính trị- xã hội. Thực tế cho
thấy, khi thể chế chính trị quan liêu, tham nhung, mất dân chủ những người cầm
quyền thoái hoá biến chất thì nhân dân nổi dậy chống lại, lực lượng đối lập lợi
dụng cơ hội lật đổ lực lượng cầm quyền. Và do vậy, điểm nóng bùng phát.
b. Tính chất của các điểm nóng chính trị - xã hội.
- Hành vi của các chủ thể tham gia xung đột đã vượt ra ngoài, hoặc có
khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật hiện hành và chuẩn mực đạo đức
xã hội.
- Sự chống đối của đám đông quần chúng hoặc của các lực lượng chính
trị, các tầng lớp xã hội đã hướng trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước, đe
dọa cơ cấu quyền lực hiện tồn.
- Diễn ra tại một địa điểm, nhưng có khả năng ảnh hưởng và lan tỏa sang nơi
khác.
- Đặt chủ thể lãnh đạo quảnlý không thể trì hoãn, phải xử lý như một tình
huống CT-XH
- Điểm nóng chính trị - xã hội thường nổ ra trong những bối cảnh kinh
tế- xã hội đặc thù.
- Khủng hoảng KT-XH
- Có sự chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ, các nhóm lãnh đạo, cầm quyền
- Thay dổi chế độ xã hội
- Nạn tham nhũng trầm trọng

16


- Tốc độ phát triển KT- XH nhanh, quy mô phát triển lớn vượt ra tầm kiểm
soát của các lực lượng lãnh đạo, quản lý. Các lực lượng chính trị xã hội ( phát triển
nóng)
VD: Điểm nóng CT-XH thường xảy ra vào các thời kỳ khủng hoảng KT-XH ở
Ucraina trong các giai đoạn chuyển giao quyền lực, trong các bước ngoặt phát triển KTXÃ HỘI Trung Quốc, trong các giai đoạn thay đổi chế độ xã hội ở LiBi, Irac…Những

lúc, mà sự vận động, phát triển của xã hội trở nên phức tạp hơn so với nhận thức đang
có của con người, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước và xã hội.
II. XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI VỚI TÍNH CÁCH MỘT
LOẠI TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI Ở CƠ SỞ .
1. Vài nét về điểm nóng chính trị- xã hội ở nước ta
- Ở vùng đồng bằng sông Hồng: trước năm 1997 đã có một số điểm nóng xảy ra
ở một số địa phương và đã được xử lý. Từ năm 1997 trở lại đây, một số điểm nóng nóng
trở lại, xuất hiện nhiều điểm nóng mới, nhiều điểm nóng còn tiềm ẩn. Cho đến nay,
100% các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã có điểm nóng xảy ra.(11/11)
VD: Đồng bằng sông Hồng có điểm nóng CT-XH điển hình ở Thái Bình năm
1997, Mỹ Lộc, Xuân Trường, Giao thuỷ (Nam Định), Song Phương- Hoài Đức, Hạ
Vĩ- Thường Tín ( hà Nội),Đồ Sơn (2000), Tiên Lãng ( Hải Phòng), Văn Giang
(Hưng Yên) … mới đây nhất là sự kiện ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà
Nội.
- Khu vực miền núi phía Bắc: Ở vùng Đông Bắc các tỉnh Quảng Ninh, Lạng
Sơn là những địa phương có nhiều điểm nóng liên quan đến quy hoạch giải phóng
mặt bằng làm đường quốc lộ và buôn lậu qua biên giới.
- Ở vùng Tây Bắc, xuất hiện các điểm nóng liên quan đến truyền đạo trái
phép, đến tư tưởng ly khai với cái gọi là “Vàng Chứ”
- Miền Trung- Tây Nguyên: đã xuất hiện một số điểm nóng CT-XH.
VD: Vụ phật giáo ở Huế(25/5/1993), vụ linh mục Nguyễn Văn Lý (Huế). Từ năm
1990 đến năm 2000, ở Bình Thuận đã xảy ra hơn 12.000 vụ tranh chấp, khiếu kiện
trong nhân dân, tính trung bình 1.200/năm, hàng ngàn vụ tranh chấp, khiếu kiện nổ
ra và có chiều hướng tăng. Trong đó nhiều vụ có cả đảng viên, cán bộ tham gia.
Điểm nóng điển hình đặc biệt là hai cuộc bạo loạn chính trị tháng 2/2001 và
4/2004 ở Tây Nguyên. Sau tháng 2/2001 chúng ta đã có nhiều biện pháp để khắc
17


phục hậu quả nhằm ổn định bền vững tình hình nhưng tháng 4/2004 lại nổ ra vụ

bạo loạn chính trị lần thứ hai.
- Khu vực Nam bộ: Xuất hiện nhiều điểm nóng về tôn giáo ở Đồng Nai, vỡ
hụi, biểu tình của sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh, tranh chấp, tham nhung đất
đai ở Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang (đảo Phú Quốc). Ở Tây Nam Bộ xuất hiện các
điểm nóng” đòi đất” của đồng bào Khơme... gần đây nhất là các cuộc đình công
trên quy mô lớn của công nhân( Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM…) các điểm
nóng về môi trường. Đáng chú ý là xuất hiện một loại hình điểm nóng mới, điểm
nóng môi trường đang gây căng thẳng trong đời sống xã hội của một bộ phận khá
lớn nhân dân. Điển hình là các vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như:
VD: Vụ gây ô nhiễm môi trường sông Nhiêu lộc, Thị Vải ( Đồng Nai- nhà máy bột
ngọt Vê đan) trên sông Hồng( Phú Thọ- nhà máy giấy Việt Trì) liên quan đến các
công ty đầu tư nước ngoài.
- Ở Biển Đông: Các điểm nóng về tranh chấp chủ quyền biển đảo
2. Một số nhận xét khái quát
- Một là, các điểm nóng CT-XH có số lượng nhiều, quy mô phạm vi ngày
càng lớn, mục tiêu, thành phần tham gia.
Điểm nóng xã hội, CT-XH, từ một vài hiện tượng đặc biệt, đến nay đã trở
thành những hiện tượng khá rộng rãi với các quy mô khác nhau: xã, liên xã, toàn
huyện, toàn tỉnh, sự phân bố rất phức tạp, ở khắp các địa phương, nhiều nhất là ở
vùng đồng bằng sông Hồng, nghiêm trọng nhất là khu vực Tây Nguyên. Chúng có
thể nổ ra ở xã anh hùng, xã yếu kém, thường nổ ra ở những xã có những bước phát
triển đáng kể về kinh tế, có những phong trào như điện, đường, trường, trạm,
những nơi có quy hoạch giải phóng mặt bằng xây dựng khu công nghiệp, đô thị…
VD: Vụ cưỡng chế thu hồi đầm tôm ở Tiên lãng - Hải Phòng, vụ cưỡng chế thu hồi
đất ở Văn Giang- Hưng Yên
- Hai là, tính phức tạp ngày càng tăng.
Từ những khiếu kiện đơn thuần có tính kinh tế như: Thất thoát trong xây
dựng điện, đường, trường, trạm.., tham ô công quỹ, tài chính không rõ ràng, quản
lý đất đai…những vấn đề thuần túy nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đần dần
chuyển sang những vấn đề liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, quy hoạch

và phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, vỡ hụi, đình công, môi
18


trường…Tức là những vấn đề liên quan dến tôn giáo, tín ngưỡng, thậm chí vấn đề
chính trị, vấn đề dân tộc, vấn đề an ninh quốc gia….
- Ba là, mục tiêu, nội dung các yêu sách của quần chúng cũng rất phức
tạp.
Qua thực tế cho thấy, có mấy mục tiêu chủ yếu sau:
-> Chống quan liêu tham nhung, chống những việc làm sai trái của cán bộ,
chính quyền cơ sở, đòi hỏi công bằng dân chủ, có động cơ chính trị rõ rệt, làm suy
yếu chính quyền đặc biệt là chính quyền cơ sở, đòi ly khai, có động cơ cá nhân,
cục bộ không lành mạnh: quấy rối, trả thù vì lợi ích cá nhân, quyền lợi phe nhóm,
dòng họ, có một bộ phận khá lớn quần chúng không có động cơ, mục tiêu cụ thể,
bị lợi dụng, xúi giục, lôi kéo chống chính quyền.
VD: đòi ly khai( thành lập nước “ Đề ga độc lập” ở Tây Nguyên)
-> Về kinh tế: vấn đề đất đai, tài chính, đóng góp quá sức của dân, tham ô
công quỹ,..
-> Về xã hội đòi công bằng, bảo vệ môi trường
-> Về chính trị: chống đối chính quyền, phản đối, lên án một số cán bộ chính
quyền, yêu sách thay đổi chính sách, thay đổi cán bộ,…biểu hiện cụ thể là chống
đối người thi hành công vụ, đập phá công sở, tài sản của cá nhân tập thể, hành
hung, làm nhục cán bộ chính quyền,vv..
-> Có động cơ chính trị rõ rệt, làm suy yếu chính quyền đặc biệt là chính
quyền cơ sở: “đánh cho mất xóm, tan xã, rã huyện, lung lay tỉnh, lỉnh kỉnh TƯ” ở
Nam Định; đòi ly khai thành lập nước “Đềga” độc lập ở Tây Nguyên
-> Có động cơ cá nhân, cục bộ không lành mạnh: quấy rối, trả thù vì lợi ích
cá nhân, quyền lợi phe nhóm, dòng họ,vv..
-> Có một bộ phận khá lớn quần chúng không có động cơ, mục tiêu cụ thể,
bị lợi dụng, xúi giục, lôi kéo chống chính quyền.

- Bốn là, thành phần tham gia điểm nóng CT-XH không thuần nhất. Đa số là
nông dân, ngoài ra còn có công nhân, có đảng viên cán bộ tốt, có đảng viên cán bộ bất
mãn, có cán bộ về hưu, thương binh, có tín đồ, chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc.
- Năm là, diễn biến kéo dài, khó giải quyết triệt để, có những điểm nóng
đã được giải toả từ những năm 90 của thế kỷ 20, tuy nhiên những vấn đề của
chúng vẫn còn đặt ra và xử lý cho đến hôm nay.
19


- Sáu là, Về bản chất của các điểm nóng chính trị- xã hội ở nước ta.
Trừ một số vụ phức tạp có tính chất chính trị rõ rệt như vụ bạo loạn ở Tây
Nguyên (2001 và 2004), vụ linh mục Nguyễn Văn Lý… Đa số các điểm nóng CTXH ở nước ta thời gian qua không phải là mâu thuẫn đối kháng mà là mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân chậm được giải quyết mà thành.
Về cơ bản, phản ánh những bất cập trong một số các chính sách kinh tếxã hội của nhà nước, sự sa sút phẩm chất và năng lực của đội ngũ đảng viên cơ
sở, hiệu quả hiệu lực chưa tương xứng của chính quyền cơ sở và phần nào
phản ánh yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân về công bằng, dân chủ.
- Nguyên nhân của các điểm nóng CT-XH ở nước ta thời gian qua.
+ Nguyên nhân khách quan.
Nước ta là một nước nông nghiệp, đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN,
xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tiến
hành CNH,HĐH đất nước, trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập.
Trong lúc đó, nguồn lực còn hạn hẹp, kinh nghiệm lãnh đạo quản lý KT-XH còn
thiếu lại còn phải giải quyết những hậu quả nặng nề của chiến tranh, ảnh hưởng dai
dẳng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thiên tai địch họa(bao vây cấm vận
phá hoại..) đặt ra nhiều thách thức cùng một lúc, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn
đề
Đây là mâu thuẫn giữa trình độ phát triển, thực lực phát triển và yêu cầu phát
triển của nước ta hiện nay. Có thể nói đây là mâu thuẫn cơ bản và cung là nguyên
nhân cơ bản làm nảy sinh những điểm nóng CT-XH ở nước ta thời gian qua.
+ Nguyên nhân chủ quan

- Sự yếu kém trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói
chung, của nhà nước nói riêng trong quá trình huy động và phân bổ nguồn lực
cho sự phát triển xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá: sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang
tầm với đòi hỏi của tình hình phát triển đất nước, bộ máy nhà nước kém hiệu lực,
hiệu quả, cồng kềnh.
- Một bộ phận cán bộ thiếu năng lực, thoái hóa biến chất. Vi phạm dân
chủ, ở nhiều nơi chưa phát huy được đầy đủ nội lực cho phát triển đất nước.
-> Đây cũng là những nguyên nhân bên trong, nguyên nhân sâu xa của
các điểm nóng CT-XH ở nước ta. Có thể tìm thấy những nguyên nhân trực tiếp,
20


đó là sự yếu kém của chính quyền cơ sở và sự bất bình của quần chúng nhân
dân.
+ Nguyên nhân trực tiếp.
Trong các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nảy sinh những điểm nóng CT-XH
ở nước ta có thể thấy có các nhóm nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, nhóm nguyên nhân từ phía quần chúng.
Đó là tâm trạng bức xúc, dồn nén vì cảm giác mất mát thiệt thòi của người
nông dân, khi thấy lợi ích ngày càng giảm, vị thế ngày càng thấp, các đóng góp và
nghĩa vụ ngày càng nhiều. Đó là nhận thức của người nông dân còn yếu kém, nhiều
hạn chế, văn hóa chính trị chưa cao, không tìm ra được những hình thức phù hợp để
thực hiện các quyền dân chủ của mình. Trong khi đó, một số phần tử bất mãn, tiêu
cực, chống đối, ly khai… lợi dụng tâm trạng bất bình của nhân dân kích động để
mưu cầu những lợi ích riêng.
- Thứ hai, nhóm nguyên nhân từ phía cán bộ chính quyền địa phương và
cơ sở.
Đó là do trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo của đội ngu cán bộ cấp cơ
sở chưa đáp ứng được yêu cầu, là sự sa sút về ý thức chính trị, đạo đức và lối sống

của một bộ phận cán bộ cấp xã. Qua nghiên cứu ở các địa phương, có thể thấy
rằng, ở nhiều xã, chủ tịch, bí thư, chủ nhiệm, kế toán trưởng, cán bộ địa chính,
trưởng thôn đều có những sai phạm về quan liêu, tham nhung với những mức độ
khác nhau. Nhiều nơi, do ý thức chính trị yếu kém, tính cục bộ bản vị… chi phối
đã gây mất đoàn kết trong nội bộ đảng và chính quyền cơ sở. Ở một số nơi còn có
biểu hiện mất cảnh giác với âm mưu kẻ địch (Tây Nguyên). Trong khi đó, trong
suốt một thời gian dài, chúng ta đã buông lỏng và vi phạm công tác quản lý kinh
tế-tài chính, nhất là trên lĩnh vực đất đai, tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản. Đã
vậy, chế độ đãi ngộ cho cán bộ cấp xã chưa hợp lý. Trước đây khi chưa có lương,
phụ cấp cho cán bộ cấp xã chưa đảm bảo cho họ hết lòng với công việc. Hiện nay,
trả lương cho “công chức cấp xã” cung đặt ra nhiều vấn đề: Một là, làm cho chính
quyền cơ sở mất tính tự quản. Hai là, cán bộ chính quyền cơ sở dù được hưởng
lương vẫn lao động ở nhà, vẫn được phân đất làm ruộng như những người nông
dân khác. Vì vậy, thu nhập của họ lại cao hơn so với nông dân.
VD: Về kinh tế liên quan đến đất đai, tài chính, đóng góp quá sức dân, tham ô
công quỹ xảy ra ở một số tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Về xã hội liên quan đến vấn
21


đề công bằng. Về chính trị liên quan đến phản đối, lên án một số cán bộ chính
quyền, yêu sách thay đổi chính sách, thay đổi cán bộ, thậm chí có nơi có biểu hiện
chống đối chính quyền địa phương.
- Thứ ba, nhóm nguyên nhân từ cơ chế chính sách.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nên phải thực hiện chuyển
đổi cơ chế chính sách nhưng còn không đồng bộ. Một số chính sách về nông
nghiệp, nông thôn đã bất cập nhưng chậm thay đổi. Chính sách, pháp luật đất đai
thiếu cụ thể, nhiều bất cập đã gây ra tình trạng cấp đất, mua bán, chuyển nhượng,
tranh chấp đất đai trái phép, thậm chí trưởng thôn cung tự ý cấp, bán đất. Chính
sách đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị.. còn
nhiều bất hợp lý, thiếu nhất quán…Chuyển đổi mô hình hợp tác xã chưa triệt để,

dây dưa. Trong khi đó, chính sách xây dựng phát triển nông thôn thiếu rõ ràng, mới
dừng lại ở các phương châm: “ nhà nước và nhân dân cùng làm”, “ lấy đất nuôi
công trình”, “ Lấy thu bù chi”… Việc đề bù giải phóng mặt bằng không nhất quán,
không thực tế.
VD: Người không chấp hành chính sách đền bù chậm bàn giao mặt bằng và nhận
tiền đền bù sau lại được nhiều hơn người gương mẫu chấp hành…
Cơ chế “ xin- cho”, “ chạy dự án” làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Đã vậy, quy
định về khiếu nại tố cáo chưa khoa học, thống nhất và đồng bộ. Cơ chế giải quyết
khiếu kiện không dứt điểm dẫn đến khiếu kiện vượt cấp. Chính sách đối với vùng
đồng bào dân tộc còn nặng tính chủ quan, áp đặt thiếu thực tế, không hiệu quả.
- Thứ tư, nhóm nguyên nhân bên ngoài.
Đây là một nguyên nhân không thể bỏ qua. Nhiều thế lực bên ngoài đã, đang
thực hiện các chính sách: bao vây, kiềm chế, phá hoại.. đặc biệt một số thế lực lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để mua chuộc, dụ dỗ, ly khai, gây chia
rẽ giữa các dân tộc, phá hoại sự thống nhất đất nước, đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ
và an ninh quốc gia. Những âm mưu này trực tiếp, hay gián tiếp tác động đến tinh
thần của nhân dân ở các vùng có điểm nóng CT-XH, đặc biệt là các vùng có liên
quan đến các vấn đề dân tộc, tôn giáo thời gian qua.
Cần chú ý rằng, sự phân định nguyên nhân có ý nghĩa tương đối, vì có thể
nhiều nguyên nhân dẫn tới một điểm nóng, cung có thể nhiều điểm nóng xuất phát
từ một nguyên nhân. Vì vậy, cần phải xem xét cụ thể, những điều kiện hoàn cảnh

22


cụ thể của điểm nóng CT-XH, để xác định đúng các nguyên nhân và từ đó có thể
đề ra các giải pháp xử lý thích hợp.
III. QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG XÃ HỘI, ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊXÃ HỘI VỚI TÍNH CÁCH MỘT LOẠI HÌNH TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊXÃ HỘI Ở CƠ SỞ

1. Những yêu cầu xử lý điểm nóng chính trị - xã hội

Bước 1: Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân, mâu thuẫn, nhận dạng điểm nóng.
Đây là bước có ý nghĩa quyết định, vì nó cung cấp những căn cứ cho những
giải pháp đúng trong quá trình xử lý.
Những thông tin cần phải có là:
- Tính chất, quy mô, hình thức đấu tranh, yêu sách của quần chúng.
- Lực lượng tổ chức cầm đầu.
- Ai, cấp nào có trách nhiệm giải quyết những yêu sách của quần
chúng.
Khi điểm nóng nổ ra, để có căn cứ cho những giải pháp đúng thì việc nắm
tình hình có ý nghĩa quyết định. Cần có thông tin chính xác về các mặt:
- Số lượng quần chúng tham gia biểu tình, chống đối; thành phần tham
gia, đối tượng tham gia; hình thức tổ chức lực lượng…
- Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách ấy phải do cơ quan nào giải
quyết?
- Ai là người cầm đầu? Số lượng những người qúa khích? Những âm
mưu và thủ đoạn? Họ có quan hệ và được sự chỉ đạo của các lực lượng phản
động trong nước và ngoài nước hay không?
Phương thức nắm tình hình có thể thông qua chính quyền, các đoàn thể quần
chúng ở cơ sở, dựa vào dân; bằng nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan công an và
các cơ quan an ninh khác… Cần phải bám sát địa bàn, thông tin kịp thời những
diễn biến về cơ quan tham mưu tổng hợp để lập ra những phương án xử lý.
Trên cơ sở tổng hợp thông tin về nhiều mặt, người chỉ huy và bộ phận tham
mưu tổng hợp phải đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh điểm nóng.
Các loại nguyên nhân :
- Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân khách
quan có thể do điều kiện kinh tế, xã hội gặp khó khăn, do dân trí thấp lại bị kẻ xấu,
23


phản động lôi cuốn, kích động… Nguyên nhân chủ quan thuộc về những khiếm

khuyết, sai lầm của chính sách thể chế của các cơ quan quyền lực và những người
nắm giữ quyền lực.
- Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bên
trong thường được xem xét từ những mâu thuẫn nảy sinh trong phạm vi cơ sở, địa
phương hoặc trong phạm vi toàn quốc. Đó có thể là những mâu thuẫn về sắc tộc
tôn giáo; sự bất công giữa các tầng lớp dân cư, giữa lao động và giới chủ, giữa
quần chúng nhân dân và cán bộ nắm giữ quyền lực... Nguyên nhân bên ngoài có
thể là do sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội có tính khu vực và toàn cầu
tác động đến từng quốc gia; do sự tác động của các lực lượng thù địch quốc tế …
- Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp: Nguyên nhân sâu xa của
một điểm nóng chính trị- xã hội có thể là do sự hận thù giai cấp trong những năm
chiến tranh cách mạng, lực lượng phản động còn lưu vong ở nước ngoài móc nối
tác động vào trong nước. Nguyên nhân sâu xa cung có thể do những thể chế hiện
hành (theo nghĩa hẹp) đã lạc hậu, không kịp thay đổi, phát sinh những tiêu cực, ách
tắc trong sản xuất đời sống. Còn nguyên nhân trực tiếp thì dễ nhận thấy khi nổ ra
điểm nóng; chẳng hạn điểm nóng Thái Bình xảy ra năm 1997 có nguyên nhân trực
tiếp là do cán bộ quan liêu, tham nhung, mất dân chủ, nhưng nó lại là hậu quả của
cả một thể chế chưa được đổi mới.
Điểm nóng ở các tỉnh vùng Tây Nguyên có nguyên nhân trực tiếp từ sự phân
hóa giàu nghèo đồng bào dân tộc ít người với những dân từ nơi khác đến khai phá
vùng Tây Nguyên. Thế nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề lại từ lực lượng
Fulro trước đây chạy ra nước ngoài, nay trở lại móc nối với lực lượng bên trong,
kích động đồng bào gây bạo loạn.
Sự phân định các nguyên nhân trên cung có ý nghĩa tương đối vì giữa chúng
có quan hệ và chuyển hoá lẫn nhau. Sau khi phân tích nguyên nhân cần xác định
những mâu thuẫn xem điểm nóng đó chứa đựng mâu thuẫn đối kháng hay không
đối kháng, mâu thuẫn giữa nội bộ nhân dân hay mâu thuẫn giữa ta và địch, mức độ
của các mâu thuẫn và sự đan xen của các mâu thuẫn ấy. Trên cơ sở nhận dạng, xác
định đúng mâu thuẫn mới có căn cứ để định ra quan điểm, nguyên tắc, phương
châm chỉ đạo, phương thức giải quyết và tổ chức lực lượng thực hiện. Nếu như xác

định sai mâu thuẫn thì toàn bộ nhận thức và hành động sẽ sai lầm, hậu họa sẽ
không nhỏ, điểm nóng sẽ không được giải quyết mà còn bùng phát lớn hơn.
Bước 2: “Rút ngòi nổ”, hạn chế ảnh hưởng xấu và sự lan tỏa sang nơi khác.
24


a. Trước hết, phải thiết lập được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy
hiệu lực của hệ thống chính trị để giữ vững quyền lực chính trị. Để giữ vững
quyền lực chính trị trong quá trình xử lý.
Người chỉ huy, người đứng đầu có vị trí đặc biệt quan trọng. Người chỉ huy
có đủ bản lĩnh, có phương pháp đúng sẽ thống nhất được các quan điểm, nguyên tắc,
phương châm chỉ đạo và tổ chức lực lượng thực hiện, tạo nên sự thống nhất ý chí và
hành động. Nếu không có người chỉ huy đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc, khắc
phục sự rối ren, phức tạp diễn ra ngay bên trong nội bộ thì khó có thể giải quyết
được sự phức tạp, rối loạn bên ngoài xã hội. Trong trường hợp cần thiết có thể phải
thay người chỉ huy. Tuy nhiên việc thay thế người chỉ huy cung có thể là một sai lầm
vì lực lượng đối lập đấu tranh chống lực lượng cầm quyền thường chĩa mui nhọn
vào những người đứng đầu cứng rắn nhất. Nếu chúng ta thay thế người đứng đầu
bằng một người khác yếu hơn thì rất dễ bị đối phương đánh đổ. Cứ như vậy người
thay thế tiếp theo lại yếu hơn nữa... và cuối cùng dẫn đến sự mất quyền lực.
Xử lý điểm nóng chính trị- xã hội cần có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp,
các ngành từ trung ương đến cơ sở. Bởi vì, đây là một vấn đề nhạy cảm, phạm vi
tác động không chỉ ở nơi xảy ra điểm nóng mà còn ảnh hưởng đến các nơi khác
trong phạm vi cả nước, thậm chí nó có thể ảnh hưởng đến an ninh khu vực và quốc
tế. Do vậy, cần phải có sự thống nhất, phối hợp của cả hệ thống chính trị mới có
thể tìm ra cách giải quyết đúng đắn.
Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Trong quá trình xử lý điểm nóng, không bao
giờ trao quyền cho một lực lượng khác. Lúc này cần phải có người chỉ huy, người
đứng đầu có uy tín, bản lĩnh, có phương pháp đúng và có khả năng sử dụng được các
lực lượng của hệ thống chính trị. Thông thường, nên cử đồng chí đứng đầu cơ quan

lãnh đạo đảng các cấp, có thể là những đồng chí thường trực, thường vụ đảng ủy.
b. Lựa chọn phương thức giải quyết, những lực lượng và phương tiện phù
hợp.
Lưu ý: Cần phải trả lời các câu hỏi, có thể giáo dục, thuyết phục hay trấn áp?
Dùng các cơ quan bạo lực(quân đội, công an) hay lực lượng quần chúng? Sử dụng
các phương tiện thông tin đại chúng như thế nào? Cần lưu ý là không để phương
tiện thông tin đại chúng lọt vào tay lực lượng chống đối.
Trước hết cần xác định rõ phương thức giải quyết, đó là tuyên truyền, thuyết
phục hay trấn áp, hoặc kết hợp cả hai phương thức trên. Nếu như xác định dùng
biện pháp tuyên truyền thuyết phục là chính thì lực lượng tham gia giải quyết cơ
bản là Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Không nhất thiết phải huy động lực
25


×