Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu giải pháp tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng công bố quốc tế qua thực tế của quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.79 KB, 76 trang )

VIỆN HÀN LÂM
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRẦN QUANG HUY

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỐ LƢỢNG,
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG BỐ QUỐC TẾ QUA
THỰC TẾ CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
NGHỆ
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG
LUẬN
VĂN
THẠC

QUẢN

KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
NGHỆ
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



Hà Nội, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRẦN QUANG HUY

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỐ LƢỢNG,
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG BỐ QUỐC TẾ QUA THỰC
TẾ CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
QUỐC GIA
Ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 834.04.12

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ DOÃN TRỊNH

Hà Nội, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin
trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và đƣợc phép công
bố.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VỀ XU THẾ CÔNG BỐ ............... 16
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 9
1.2 Bối cảnh thế giới về công bố quốc tế. .................................................... 15
1.2 Bối cảnh của Việt Nam về công bố quốc tế ........................................... 17
1.3 Bối cảnh khu vực về công bố quốc tế (ASEAN) ................................... 18
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 20
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG BỐ QUỐC TẾ DO
QUỸ TÀI TRỢ GIAI ĐOẠN 2011-2016 TẠI QUỸ PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ............................................ 21
2.1 Số lƣợng công bố ISI của Việt Nam ...................................................... 21
2.2 Chất lƣợng công bố và tạp chí đăng bài ................................................. 31
2.3 Khảo sát thói quen công bố của nhà khoa học Việt Nam (trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên và kỹ thuật) ........................................................................ 39
2.4 Số lƣợng công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 42
Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỐ LƢỢNG,
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG BỐ QUỐC TẾ QUA THỰC TẾ
CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
......................................................................................................................... 49
3.1 Định hƣớng phát triển khoa học và công nghệ quốc gia .......................... 49
3.2. Kết quả thực hiện Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn
2011-2015 liên quan đến NCCB…………………………………………….51
3.3 Nghiên cứu, đề xuất định hƣớng nhằm tăng cƣờng chất lƣợng và số lƣợng

công bố quốc do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ ..... 55
3.4 Các giải pháp ............................................................................................. 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 64
Phụ lục ............................................................................................................ 66


Danh mục các chữ viết tắt
Công bố - công bố quốc tế - công bố ISI: công bố khoa học trên các tạp
chí thuộc danh mục SCIE.
ISI: Institute for Scientific Information
NCCB: Nghiên cứu cơ bản
Quỹ: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.
ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Công bố có địa chỉ Việt Nam: Công bố trong đó có ít nhất 1 tác giả có
địa chỉ ở Việt Nam.
Công bố nội lực: Công bố do nhà khoa học trong nƣớc đóng vai trò tác
giả chính (tác giả liên hệ).
Công bố do Việt Nam tài trợ: Công bố có ghi nhận tài trợ bởi ít nhất 01
tổ chức công lập của Việt Nam.
Công bố do Quỹ tài trợ: Công bố có ghi nhận tài trợ bởi Quỹ.
Công bố do tổ chức khác của Việt Nam tài trợ: Công bố có ghi nhận
tài trợ bởi ít nhất 01 tổ chức công lập của Việt Nam không phải là Quỹ.
Công bố tài trợ bởi nguồn khác: Công bố ghi nhận tài trợ bởi các
nguồn kinh phí ngoài công lập, nguồn tài trợ nƣớc ngoài hoặc không ghi nhận
nguồn tài trợ nào.


Danh mục các bảng biểu
Bảng 1.1: Top 15 chuyên ngành có nhiều công bố nhất của thế giới.

Bảng 1.2: Top 15 chuyên ngành có nhiều công bố nhất của Việt Nam.
Bảng 2.1: Số lƣợng bài báo ISI của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016
Bảng 2.2 : Tỉ lệ tăng số lƣợng công bố có địa chỉ Việt Nam qua các năm
Bảng 2.3: Tỷ lệ số lƣợng công bố ISI NAFOSTED tài trợ so với số lƣợng
công bố ISI Việt Nam tài trợ
Bảng 2.4: Số liệu công bố nội lực của Việt Nam và Quỹ
Bảng 2.5: Tỉ lệ tăng số lƣợng công bố nội lực của Việt Nam
Bảng 2.6: Số lƣợng công bố quốc tế của các ngành do Quỹ tài trợ giai đoạn
2011 – 2016
Bảng 2.7: Thống kê trích dẫn của các công bố có địa chỉ Việt Nam và Quỹ
Bảng 2.8: Thống kê trích dẫn của các công bố có nội lực của Việt Nam và
Quỹ
Bảng 2.9: Tỷ lệ ISI uy tín (chất lƣợng Q1) của Việt Nam và Quỹ năm 20112016.
Bảng 2.10: Tỉ lệ tăng số bài báo ISI trong KHXH&NV hàng năm
Hình 1.1: Số lƣợng công bố quốc tế của các nƣớc khu vực ASEAN
Hình 1.2: Tỉ lệ tăng số lƣợng công bố quốc tế của năm 2016 so với 2011
Hình 2.1: Số lƣợng công bố ISI theo tổ chức tài trợ
Hình 2.2: Số lƣợng công bố nội lực giai đoạn 2011-2016
Hình 2.3: Số lƣợng công bố quốc tế của một số ngành do Quỹ tài trợ giai đoạn
2011 - 2016


Hình 2.4: Tỷ lệ tạp chí đăng bài của các công bố có địa chỉ Việt Nam
Hình 2.5: Tỷ lệ tạp chí đăng bài của các công bố do Việt Nam tài trợ
Hình 2.6: Tỷ lệ tạp chí đăng bài của các công bố do Quỹ tài trợ
Hình 2.8: Số lƣợng bài ISI uy tín (Q1) của Việt Nam giai đoạn 2011-2016
Hình 2.9: Tỉ lệ ngành nghiên cứu của các nhà khoa học tham gia khảo sát
Hình 2.10: Lý do công bố
Hình 2.11: Tiêu chí lựa chọn tạp chí
Hình 2.12: Tiêu chí lựa chọn tạp chí trên cơ sở mục đích công bố

Hình 2.13: Các trở ngại trong nghiên cứu cơ bản dƣới góc độ các nhà khoa
học


Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học là nghĩa vụ tất
yếu của các nhà nghiên cứu. Việc công bố xuất phát từ nhu cầu chia sẻ, trao
đổi tri thức, khẳng định giá trị của kết quả nghiên cứu, tầm ảnh hƣởng của các
nhà nghiên cứu trong lĩnh vực mình theo đuổi. Đối với mỗi quốc gia, số lƣợng
và chất lƣợng của các công bố khoa học cũng là yếu tố quan trọng để phản
ánh tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia đó.
Kể từ khi đi vào hoạt động, năm 2009, Quỹ Phát triển khoa học và công
nghệ Quốc gia đã đặt yêu cầu công bố các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực
Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật do Quỹ tài trợ trên các tạp chí khoa học quốc
tế, đến năm 2014, quy định này tiếp tục đƣợc áp dụng với lĩnh vực Khoa học
Xã hội và Nhân văn. Danh mục tạp chí quốc tế đƣợc Quỹ đƣa vào sử dụng là
danh mục các tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu của Web of Science do Thomson
Reuter quản lý (còn gọi là danh mục tạp chí ISI), cụ thể là các tạp chí thuộc
danh mục SCIE (Science citation index – Expanded) do Viện thông tin Khoa
học Hoa Kỳ (ISI) xếp hạng. Ngoài ra, đối với lĩnh vực Khoa học Xã hội và
Nhân văn, danh mục tạp chí quốc tế uy tín còn đƣợc mở rộng thêm với danh
mục Scopus và các tạp chí quốc tế khác…
Từ chính sách tài trợ các đề tài nghiên cứu cơ bản ở chất lƣợng cao hơn,
theo các chuẩn mực quốc tế và gắn với các công bố trên các tạp chí khoa học
quốc tế, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã có sự tác động
đáng kể đến thực trạng công bố của giới khoa học trong nƣớc, đặc biệt là sự
tăng trƣởng về số lƣợng công bố có địa chỉ Việt Nam cũng nhƣ các công bố
do nhà khoa học trong nƣớc đóng vai trò chính (công bố nội lực) ….


1


Việc đánh giá thực trạng công bố quốc tế của các quốc gia hay các tổ
chức nghiên cứu có thể cho thấy năng lực nghiên cứu của các quốc gia, các tổ
chức đó. Không chỉ vậy, thực trạng công bố quốc tế còn có thể cho thấy các
thế mạnh hoặc điểm yếu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của mỗi quốc
gia, tổ chức …., từ đó có thể áp dụng các chính sách phát triển phù hợp.
Ở Việt Nam, trong các năm gần đây, các công bố quốc tế cũng đƣợc giới
khoa học và các nhà quản lý coi trọng, xem là chuẩn mực cho việc đánh giá
năng lực của nhà nghiên cứu.
Theo định hƣớng phát triển khoa học và công nghệ quốc gia giai đoạn
2016 – 2020 của Chính phủ: Tại mục c, chƣơng II, Điều 1 Quyết định
418/QĐ-TTg ngày 11/04/2012 của Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt“Chiến
lược Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020” số, nêu rõ Số
lƣợng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nƣớc
tăng trung bình 15 - 20%/năm và tại mục 1 chƣơng II Điều 1 Quyết định số
1318/QĐ-BKHCN ngày 05/06/2015 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công
nghệ phê duyệt “Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ
chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020” nêu rõ Chỉ số đổi mới sáng tạo và một số
lĩnh vực KH&CN của Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nƣớc
dẫn đầu ASEAN, tại mục 2 chƣơng III Điều 1 nêu rõ “Đầu tƣ đúng mức và có
trọng điểm cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân
văn và khoa học tự nhiên phục vụ hoạch định đƣờng lối, chính sách phát triển
đất nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ƣu tiên
đặc biệt cho các nhiệm vụ phục vụ tiềm lực quốc phòng”.
Để đạt đƣợc các tiêu chí về công bố quốc tế theo yêu cầu của Chính phủ
nêu trên cũng nhƣ tiếp tục nâng cao chất lƣợng công bố quốc tế cần phải có
những giải pháp cụ thể vì vậy đề tài “Nghiên cứu giải pháp tăng cƣờng số


2


lƣợng, nâng cao chất lƣợng công bố quốc tế qua thực tế của Quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ Quốc gia” là thực sự cần thiết phục vụ công tác quản
lý, hoạch định chính sách phát triển của Quỹ trong giai đoạn tiếp theo.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế (gọi tắt là
công bố quốc tế) là sản phẩm tri thức, thành quả của quá trình nghiên cứu
khoa học đƣợc đăng tải công khai, đóng góp vào tri thức khoa học của thế
giới. Số lƣợng và chất lƣợng công bố quốc tế của mỗi quốc gia là một trong
các chỉ số quan trọng, thể hiện phần nào tiềm lực khoa học và công nghệ của
quốc gia đó.
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là cơ quan tài trợ nghiên
cứu đầu tiên của Việt Nam yêu cầu đăng tải các kết quả nghiên cứu do Quỹ
tài trợ trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Danh sách tạp chí quốc tế uy
tín đƣợc Quỹ sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2016 là các tạp chí đƣợc xếp
hạng bởi Viện thông tin Khoa học Hoa Kỳ (ISI). Quỹ Phát triển khoa học và
công nghệ Quốc gia cũng đã thực hiện 02 đề án nghiên cứu cấp cơ sở về thực
trạng công bố quốc tế (ISI) là “Đánh giá thực trạng công bố quốc tế của các
đề tài NCCB trong KHTN giai đoạn 2009 – 2014, đề xuất định hướng công
bố quốc tế giai đoạn 2016 – 2020” do Thạc sĩ Nguyễn Minh Quân làm chủ
nhiệm và “Đánh giá thực trạng công bố ISI thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn của Việt Nam” do Thạc sĩ Nguyễn Diệu Hương làm chủ nhiệm. Kết
quả nghiên cứu đã phân tích đƣợc khá chính xác chiều hƣớng phát triển về số
lƣợng, chất lƣợng công bố, sự đóng góp của các nguồn tài trợ, tỉ lệ công bố
nội lực, ngoại lực, số lƣợt trích dẫn của công bố quốc tế và cũng đề xuất đƣợc
một số giải pháp tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng công bố quốc tế, tuy
nhiên những giải pháp này còn chung chung, chƣa có chỉ tiêu định lƣợng cụ


3


thể, đến nay cũng chƣa thực sự phù hợp với thực tế thực hiện. Những năm
đầu khi Quỹ tài trợ cho nghiên cứu cơ bản và bắt buộc kết quả nghiên cứu
phải công bố quốc tế thì số lƣợng công bố tăng nhanh nhƣng qua thời gian số
lƣợng công bố không thể tăng một cách lũy tiến theo cơ học vì nguồn lực nói
chung không tăng, nhất là nguồn vốn dành cho nghiên cứu không tăng. Kết
quả của các nghiên cứu này dựa vào số liệu thống kê, phân tích về thực trạng
công bố đến năm 2014 nên số liệu cần đƣợc bổ sung thêm các năm 2015,
2016 để giúp Quỹ có thêm cơ sở khoa học điều chỉnh định hƣớng công bố
quốc tế đạt đƣợc các tiêu chí theo yêu cầu của Chính Phủ. Ngoài ra, một thực
tế cho thấy: để đáp ứng yêu cầu kết quả đề tài là công bố quốc tế ISI nên các
đề tài có xu hƣớng chạy theo số lƣợng cho đủ chỉ tiêu mà không quan tâm
nhiều đến việc nâng cao chất lƣợng công bố. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp
tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng công bố quốc tế qua thực tế của
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia” sẽ bổ sung thêm số liệu
công bố quốc tế ISI của Việt Nam nói chung và của Quỹ nói riêng cũng nhƣ
thực tế thực hiện tài trợ cho nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ
thuật, khoa học xã hội và nhân văn tại Quỹ Phát triển khao học và công nghệ
Quốc gia, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất
lƣợng công bố quốc tế cho phù hợp với thực tế hiện nay và đạt đƣợc yêu cầu
của Chính phủ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
- Tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng công bố quốc tế đề tài
NCCB do Quỹ tài trợ giai đoạn 2020-2025.
Một số chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau:

4



Số lƣợng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu cơ bản (bao gồm cả
trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn) tăng trung
bình 10%/năm.
Chất lƣợng: Tỷ lệ tạp chí có chất lƣợng Q1 tăng 5%/năm
Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, Luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Phân tích bối cảnh quốc tế về xu thế công bố của thế giới
và Việt Nam, số lƣợng công bố quốc tế của khu vực ASEAN và Việt Nam
giai đoạn từ năm 2011-2016. Từ đó xác định các ngành Việt nam có thế mạnh
về công bố quốc tế, và có cái nhìn cụ thế về công bố quốc tế ở Việt Nam.
Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng công bố quốc tế giai đoạn 2011 –
2016 của các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công
nghệ Quốc gia tài trợ, đối chiếu với thực trạng chung của Việt Nam bao gồm
cả các nguồn khác của Việt Nam và các nguồn khác nhƣng có tác giả là ngƣời
Việt Nam.
Nhiệm vụ 3: Trên cơ sở phân tích, đánh giá tại nhiệm vụ 1 và 2 nêu
trên, đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng
công bố quốc tế các đề tài NCCB do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ
Quốc gia tài trợ cho phù hợp với điều kiện hiện nay, đáp ứng yêu cầu của
Chính Phủ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Khai thác dữ liệu công bố ISI của Web of Science trong thời gian từ
năm 2011-2016, tiến hành xử lý số liệu, từ đó có đƣợc bộ số liệu sạch để
thống kê số lƣợng của các bài báo theo từng tiêu chí cụ thể (địa chỉ, tác giả,

5



chuyên ngành nghiên cứu, năm công bố, nguồn tài trợ …), phân tích các kết
quả thu đƣợc để đánh giá thực trạng và xu hƣớng công bố.
- Kết quả công bố quốc tế của đề tài Nghiên cứu cơ bản (bao gồm cả
trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn) do Quỹ tài
trợ từ năm 2011-2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu dung phƣơng pháp luận phân tích, phƣơng pháp thống kê
theo từng tiêu chí cụ thể nhƣ:
Tải dữ liệu chi tiết của Web of Science (dƣới dạng Excel) về các công bố
quốc tế có ít nhất một tác giả địa chỉ Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016.
- Xử lý số liệu nhằm thống kê số lƣợng, chất lƣợng công bố theo từng
tiêu chí cụ thể:
+ Năm công bố: thông tin này đã có sẵn trong dữ liệu tải về, cần thống
kê và phân tích một cách hệ thống.
+ Lĩnh vực, ngành nghiên cứu: Tiêu chí này khá phức tạp để đánh giá vì
mỗi công bố đƣợc gắn với một số chuyên ngành và các lĩnh vực nghiên cứu
khá đa dạng. Trong đề tài này chúng tôi căn cứ trên chuyên ngành đầu tiên
của mỗi công bố để phân loại các công bố theo các ngành nghiên cứu.
+ Địa chỉ của tác giả liên hệ (Việt Nam/ nƣớc ngoài): Tiêu chí này đƣợc
thống kê và khai thác dựa trên thông tin về địa chỉ của Reprint Author (tức
Coresponding Author – Tác giả liên hệ) có trong bộ dữ liệu tải về.
+ Nguồn tài trợ (Quỹ/các tổ chức khác của Việt Nam).
+ Số lƣợt trích dẫn, tự trích dẫn: Thông tin này đã có sẵn trong dữ liệu
tải về, cần thống kê và phân tích một cách hệ thống.

6


+ Xếp hạng của tạp chí đăng bài: Các tạp chí đƣợc đánh giá thông qua
phƣơng thức xếp hạng các nhóm tạp chí Q1, Q2, Q3, Q4. Tuy nhiên, Hội

đồng Quản lý Quỹ đã ban hành Danh mục tạp chí ISI có uy tín và danh mục
tạp chí quốc tế có uy tín trong lĩnh vực KHTN và KT kèm theo Quyết định số
31/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày Quyết định 31/QĐ-HĐQL-NAFOSTED
ngày 30/3/2016. Theo đó, Danh mục trên cơ sở đã loại bỏ khoảng 15% số tạp
chí ISI uy tín thấp và thƣờng không ổn định (năm có năm không trong danh
sách SCIE), số này thuộc top dƣới (chất lƣợng Q4 và một phần Q3). Nhƣ vậy,
các tạp chí chất lƣợng xếp hạng thấp sẽ không đủ điều kiện đƣa vào nghiệm
thu. Do đó, đề tài chỉ đánh giá tạp chí theo các phân loại của danh mục trên
bao gồm các danh mục tạp chí ISI uy tín (chất lƣợng Q1) và danh mục tạp chí
quốc tế uy tín (chất lƣợng Q2 và Q3)
Để biết một tạp chí đƣợc xếp hạng trong nhóm nào, đề tài đã lấy danh
sách các tạp chí ISI đƣợc phân chia theo chuyên ngành hẹp và đƣợc xếp hạng
dựa trên độ lớn của chỉ số ảnh hƣởng (Journal Citation Reports 2016) và đối
chiếu với các tạp chí đăng bài trong dữ liệu công bố quốc tế của Việt Nam.
Việc xếp hạng tạp chí bằng chỉ số ảnh hƣởng (Impact Factor) cũng là
một yếu tố phản ảnh đƣợc chất lƣợng của các tạp chí.
+ Tỉ lệ công bố Nội lực/ Ngoại lực;
-

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để phân tích xu

thế công bố của thế giới và định hƣớng của quốc gia.
-

Nghiên cứu các chính sách, định hƣớng của Nhà nƣớc về phát triển

khoa học công nghệ trong giai đoạn 2011-2020
-

Nghiên cứu khai thác dữ liệu công bố ISI của Việt Nam từ Web of


Science.

7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ giúp đánh giá thực trạng các công bố ISI do Quỹ
Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ, từ đó đề xuất giải pháp
tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣơng công bố quốc tế của đề tài NCCB
do Quỹ tài trợ, và đáp ứng đƣợc các chỉ tiêu của Chính phủ.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn nêu trên gồm 3 nội dung chính:
Chƣơng 1: Bối cảnh quốc tế về xu thế công bố, đối chiếu xu thế thế giới,
khu vực, Việt Nam và Quỹ.
Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng công bố quốc tế giai đoạn 2011 – 2016
của các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ
Quốc gia tài trợ, đối chiếu với thực trạng chung của Việt Nam.
Chƣơng 3: Nghiên cứu giải pháp tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất
lƣợng công bố quốc tế qua thực tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ
Quốc gia

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ VỀ XU THẾ CÔNG BỐ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu

trúc, động thái các sự vật, tƣơng tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự
vật với các sự vật khác. Nghiên cứu cơ bản nhằm phát hiện về bản chất và qui
luật các sự vật hoặc hiện tƣợng. Kết quả của nghiên cứu cơ bản là những phân
tích lý luận, những kết luận về qui luật, những định luật, những phát minh
mới[1].
Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát
minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh
hƣởng đến một hoặc nhiều lĩnh vựa khoa học. Chẳng hạn, Newton phát minh
định luật hấp dẫn vũ trụ; Mark phát hiện quy luật giá trị thặng dƣ. Nghiên cứu
cơ bản đƣợc phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu
cơ bản định hƣớng[1].
Nghiên cứu cơ bản thuần túy, còn đƣợc gọi là nghiên cứu cơ bản tự do,
hoặc nghiên cứu cơ bản không định hƣớng, là những nghiên cứu về bản chất
sự vật để nâng cao nhận thức, chƣa có hoặc chƣa bàn đến ý nghĩa ứng
dụng[1].
Nghiên cứu cơ bản định hƣớng, là những nghiên cứu cơ bản đã trƣớc
mục đích ứng dụng. Các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội,
gaío dục đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hƣớng. Nghiên cứu cơ bản
định hƣớng đƣợc phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background research)
và nghiên cứu chuyên đề (thematic research) [1].

9


Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một
hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên
nhiên nhƣ địa chất, nghiên cứu đại dƣơng, khí quyển, khí tƣợng; điều tra cơ
bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng[1].
Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiện tƣợng đặc biệt của sự
vật, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gien di truyền. Nghiên

cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến
những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn[1].
1.1.2. Công bố quốc tế
Bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế (gọi tắt là
công bố quốc tế) là sản phẩm tri thức, thành quả của quá trình nghiên cứu
khoa học đƣợc đăng tải công khai, đóng góp vào tri thức khoa học của thế
giới. Số lƣợng và chất lƣợng công bố quốc tế của mỗi quốc gia là các chỉ số
quan trọng, thể hiện mức độ phát triển về khoa học và công nghệ của quốc gia
đó…...
Thông thƣờng ở các nƣớc tiên tiến, công trình khoa học là những kết
quả nghiên cứu đã đƣợc công bố dƣới dạng bài báo khoa học (article) trên các
tạp chí khoa học quốc tế. Ở đây tạp chí khoa học quốc tế đƣợc hiểu là những
tạp chí có cơ chế thẩm định nghiêm túc và đƣợc điểm duyệt (review) thƣờng
xuyên trên các tạp chí điểm duyệt quốc tế đã đƣợc thừa nhận rộng rãi (nhƣ
Mathematical Review đối với toán). Tác giả hoặc nhóm tác giả có nhiều công
trình đƣợc công bố trên những tạp chí uy tín hàng đầu trong lĩnh vực nghiên
cứu cũng là một tiêu chí đánh giá năng lực của tác giả/nhóm tác giả đó tốt, có
uy tín. Ngƣợc lại, tác giả hoặc nhóm tác giả có những công trình đăng ở
những tạp chí uy tín thấp, dễ dãi trong việc bình duyệt (peer review) và chấp
nhận đăng bài thì một phần nào đó, tác giả hoặc nhóm tác giả sẽ đƣợc đánh

10


giá không cao về năng lực nghiên cứu. Mặt khác, số lần đƣợc trích dẫn của
một bài báo cũng là thƣớc đo đóng góp của công trình nghiên cứu đối với
cộng đồng [2].
1.1.3. ISI
Viện Thông tin Khoa học Hoa Kỳ (The Institute for Scientific
Information, viết tắt là ISI) là một bộ phận của Thomson Reuters. Viện Thông

tin Khoa học Hoa Kỳ đã đánh giá chất lƣợng của các tạp chí trên thế giới một
cách khắt khe và cụ thể để đƣa vào cơ sở dữ liệu của họ. Mặc dù vẫn còn có
những ý kiến chƣa thống nhất, nhƣng ISI vẫn là một trong rất ít cách phân
loại đƣợc thừa nhận và sử dụng rộng rãi khi bàn luận về chất lƣợng khoa học
của các công trình nghiên cứu. Liên hợp quốc, các Chính phủ và các Tổ chức
quốc tế thƣờng sử dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch định các
chính sách khoa học, kỹ thuật.
Danh mục ISI (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa Kỳ). Các
danh mục tạp chí trong cơ sở dữ liệu này đã đƣợc mở rộng từng bƣớc theo
thời gian cụ thể:
Năm 1964, ISI chỉ có danh mục SCI (Science Citation Index) với khoảng
4.000 tạp chí khoa học tự nhiên và kỹ thuật, công nghệ có chất lƣợng cao và
truyền thống lâu đời nhất trên thế giới [3].
Về sau SCI đƣợc mở rộng kèm bản điện tử thành danh mục Science
Citation Index – Expanded (SCI-E). Danh mục này hiện tại tập trung cung cấp
các dữ liệu khoa học của hơn 8.500 tạp chí khoa học hàng đầu về 150 lĩnh vực
thuộc khoa học tự nhiên và kỹ thuật xuất bản từ năm 1900 đến nay [3].
Năm 1956, danh mục Social Science Citation Index (SSCI) chính thức ra
đời và bổ sung vào cơ sở dữ liệu WoS. Danh mục này hiện tại tập trung cung

11


cấp các dữ liệu khoa học của hơn 3.000 tạp chí khoa học hàng đầu về 50 lĩnh
vực thuộc khoa học xã hội [3].
Năm 1975, danh mục Arts and Humanities Citation Index (A&HCI)
chính thức ra đời và bổ sung vào cơ sở dữ liệu WoS. Danh mục này hiện tại
tập trung cung cấp các dữ liệu khoa học của hơn 1.700 tạp chí khoa học hàng
đầu về các lĩnh vực thuộc khoa học nghệ thuật và nhân văn [3].
Và gần đây nhất, cuối năm 2015, danh mục Emerging Sources Citation

Index (ESCI) chính thức đi vào hoạt động và bổ sung vào cơ sở dữ liệu WoS.
Việc mở rộng danh mục này nhằm phản ánh toàn cảnh hoạt động nghiên cứu
khoa học toàn cầu đang ngày đƣợc gia tăng nhanh chóng. ESCI đƣợc xem là
một phần của quy trình lựa chọn nghiêm ngặt đối với các danh mục tạp chí uy
tín lâu đời (SCIE, SSCI và A&HCI, hay thƣờng đƣợc gọi là các danh mục tạp
chí ISI). ESCI gia tăng sự hiện diện của các tạp chí đang trong quá trình xét
chọn để đƣợc xếp chỉ mục vào các danh mục tạp chí có uy tín cao nhƣ SCIE,
SSCI và A&HCI [3].
Mặc dù, có nhiều tổ chức xếp hạng thế giới nhƣ Tổ chức xếp hạng các
cơ sở nghiên cứu khoa học SCIMAGO () hoặc Tổ chức
xếp

hạng

đại

học

(QS

World

University

Rankings,

), ..., còn sử dụng cơ sở dữ liệu từ nguồn
Scopus (đƣợc xây dựng từ tháng 11 năm 2004) của Elsevier (Hà Lan). Để
đƣợc liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chí cũng đƣợc lựa chọn nghiêm
ngặt. Số lƣợng tạp chí nằm trong Scopus gần gấp đôi số lƣợng nẳm trong ISI,

nhƣng không bao gồm tất cả mà chỉ chứa khoảng 70% số lƣợng tạp chí của
ISI. Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồm các bài báo xuất bản từ năm 1995
trở lại đây. Chính vì thế mặc dù Scopus là mới nhƣng nhiều quốc gia trên thế

12


giới vẫn coi ISI là thƣớc đo chuẩn mực quốc tế trong việc đánh giá công bố
khoa học của mình, trong đó có Việt Nam (Namdh, 2014).
Việt Nam đã làm quen với khái niệm ISI từ những năm đầu của thế kỷ
XXI, tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí này làm trọng số trong việc đánh giá
năng lực và điều kiện tài trợ cho hồ sơ nghiên cứu cơ bản bắt đầu từ Quỹ Phát
triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quyết định 03/QĐ-HĐQL, 2008).
Quỹ là cơ quan tài trợ nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam yêu cầu đăng tải các
kết quả nghiên cứu do Quỹ tài trợ trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Danh sách tạp chí quốc tế uy tín đƣợc Quỹ sử dụng trong giai đoạn 2009 –
nay là các tạp chí đƣợc xếp hạng bởi Viện thông tin Khoa học Hoa Kỳ (ISI).
1.1.4. Chỉ số ảnh hƣởng Impact Factor
Xếp hạng các tạp chí (theo dữ liệu Journal citation reports của Thomson
Reuters) đƣợc đánh giá dựa bằng chỉ số ảnh hƣởng IF (Impact Factor) chia
làm bốn nhóm từ Quarter 1 đến 4 (Q1, Q2, Q3, Q4). Chỉ số IF phần nào đánh
giá đƣợc chất lƣợng của tạp chí. Mặc dù có một vài chỉ số khác cũng đánh giá
đƣợc chất lƣợng tạp chí nhƣ chỉ số H-index, chỉ số SJR (Scimago Journal
Rank), tuy nhiên trong bộ dữ liệu đƣợc tải về từ Web of Science, chỉ có số
liệu của chỉ số ảnh hƣởng IF, do vậy, đề tài chỉ đánh giá chất lƣợng và xếp
hạng tạp chí qua chỉ số này.
Impact factor (IF) hay Journal impact factor (JIF) của một tạp chí khoa
học (academic journal) là một số đo phản ánh số lƣợng trích dẫn (citation)
trung bình theo năm của các bài báo khoa học đƣợc xuất bản gần đây trên tạp
chí đó. IF thƣờng đƣợc dùng với tƣ cách là proxy (thống kê học) đại diện cho

độ quan trọng tƣơng đối của một journal so với các journal khác trong cùng
lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành; các journal có IF cao thƣờng đƣợc coi là
quan trọng hơn các journal có IF thấp. IF do Eugene Garfield, nhà sáng lập

13


Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information), nghĩ ra. Bắt
đầu từ năm 1975, các journal nằm trong danh sách (Báo cáo Trích dẫn
Journal) Journal Citation Reports đều đƣợc tính IF theo từng năm [4].
Impact factor của một journal vào một năm bất kì là số lƣợng trích dẫn
mà các bài báo đƣợc xuất bản trong vòng hai năm trƣớc đó ở trên tạp chí đó
nhận đƣợc, chia cho tổng số bài báo đƣợc xuất bản trong hai năm trƣớc đó ở
trên tạp chí đó. Ví dụ nhƣ trong 2 năm 2014-2015, tạp chí X công bố 1000 bài
báo, và trong năm 2016 có 40000 bài báo khác trích dẫn 1000 bài báo đó, thì
chỉ số IF = 4000/1000 = 4.0 [5].
Hằng năm Impact Factor đƣợc công bố trên Journal Citation Reports
(JCR) vào tháng 6. Có thể nói, toàn bộ giới xuất bản đều quan tâm tới ấn
phẩm JCR. Tháng 6 với giới khoa học có thể coi là “mùa JCR”. Đặc biệt,
trong mùa này sẽ có một phần báo cáo về các tạp chí lần đầu tiên có JIF.
Thƣờng sau khi đƣợc công bố JIF lần đầu tiên, điều thần tiên xảy đến với ban
biên tập: Số lƣợng bản thảo nộp xét duyệt đăng sẽ tăng vọt. Tƣơng tự với các
tạp chí có JIF tăng mạnh qua 1 năm theo báo cáo JCR. Số lƣợng bài nộp, và
quan trọng là chất lƣợng bản thảo, cũng tăng vọt. Có một quy luật không ai
muốn nói ra, nhƣng cơ bản là sự thật: Các tạp chí hãnh diện về tỷ lệ từ chối.
Tỷ lệ này càng cao, thì tỷ lệ đƣợc chấp thuận công bố càng thấp. Họ chọn lọc
đƣợc các bản thảo mạnh, vì có nhiều “hàng trong kho”. JIF có phần tiếp tay
cho hiệu ứng này, vòng xoáy tiếp tục, và trở thành một kiểu nƣớc chảy chỗ
trũng [4].
Tuy nhiên, chỉ số IF cũng có một vài nhƣợc điểm:

- Chỉ số IF chỉ đánh giá số lần bài báo đƣợc trích dẫn trong vòng 2 năm,
thời gian quá ngắn với các bài báo thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, bởi nhiều

14


khi sau nhiều năm sau mới thấy hiệu quả và trong thời gian ngắn ngƣời ta
chƣa thấy rõ vai trò, ảnh hƣởng của bài báo đó.
- Trích dẫn công bố gồm nhiều lý do: Cảm ơn tác giả, chỉ ra bài báo có
phƣơng pháp nghiên cứu tƣơng đƣơng hoặc để phản biện do đó nhiều công bố
có kết quả chƣa đúng vẫn sẽ đƣợc trích dẫn. Ngoài ra, Nhiều nhà khoa học
trích dẫn chính bài báo của mình, khiến việc trích dẫn không có tính khách
quan.
1.2.

Bối cảnh thế giới về công bố quốc tế

Để đánh giá xu thế công bố trong giai đoạn 2011 – 2016, Đề tài xem xét
kết quả thống kê từ Web of Science về 15 chuyên ngành có số lƣợng công bố
lớn nhất. Mặc dù kết quả thống kê của Web of Science sẽ bị trùng lặp vì rất
nhiều công bố mang tính liên ngành và đƣợc tính cho nhiều chuyên ngành
khác nhau, tuy nhiên, các con số này phần nào cũng thể hiện đƣợc các xu thế
nghiên cứu chính của thế giới.
Theo đó các ngành có số lƣợng công bố ISI lớn nhất trong giai đoạn
2011 – 2016 lần lƣợt là: Hóa học ứng dụng, Sinh học phân tử, Khoa học Vật
liệu, Vật lý ứng dụng, Dƣợc học, Y học …
Bảng 1.1: Top 15 chuyên ngành có nhiều công bố nhất của thế giới
TT

Chuyên ngành


1

CHEMISTRY MULTIDISCIPLINARY (424,997)

2

BIOCHEMISTRY MOLECULAR BIOLOGY (420,015)

3

MATERIALS SCIENCE MULTIDISCIPLINARY (407,662)

4

ONCOLOGY (370,005)

15


5

NEUROSCIENCES (320,901)

6

SURGERY (311,671)

7


PHYSICS APPLIED (301,652)

8

CHEMISTRY PHYSICAL (300,238)

9

PHARMACOLOGY PHARMACY (297,585)

10

CLINICAL NEUROLOGY (296,668)

11

ENGINEERING ELECTRICAL ELECTRONIC (283,447)

12

MEDICINE GENERAL INTERNAL (256,861)

13

MULTIDISCIPLINARY SCIENCES (250,959)

14

CARDIAC CARDIOVASCULAR SYSTEMS (249,901)


15

CELL BIOLOGY (242,866)
1.3.

Bối cảnh của Việt Nam về công bố quốc tế

Xu thế công bố của Việt Nam cũng đƣợc đánh giá thông qua thống kê về
100 chuyên ngành có nhiều công bố nhất trong giai đoạn 2011 – 2016, theo
đó các ngành đóng góp nhiều nhất lần lƣợt là: Công nghệ sinh học, Hóa học,
Toán học, …..
Bảng 1.2: Top 15 chuyên ngành có nhiều công bố nhất của Việt Nam
Tên chuyên ngành
1.06 Biological sciences

16

Tỷ lệ

Số công bố

12,63%

2360


1.04 Chemical sciences

9,51%


1778

1.01 Mathematics

9,41%

1758

3.03 Health sciences

8,54%

1596

3.02 Clinical medicine

7,46%

1394

1.03 Physical sciences and astronomy

7,43%

1389

1.05 Earth and related environmental sciences

5,05%


944

3.01 Basic medical research

4,92%

919

2.02 Electrical eng, electronic eng

4,16%

777

4.01 Agriculture, forestry, fisheries

3,51%

656

1.02 Computer and information sciences

3,37%

629

2.05 Materials engineering

3,15%


589

5.02 Economics and business

3,12%

583

2.11 Other engineering and technologies

2,75%

513

1.07 Other natural sciences

2,40%

449

Xu thế công bố của Việt Nam không có nhiều khác biệt so với xu thế
chung của thế giới, tuy nhiên số lƣợng công bố lớn của ngành Toán học lại
không phải xu thế chính của thế giới trong khi đó, các ngành đƣợc thế giới
quan tâm nhiều nhƣ Hóa học ứng dụng, Khoa học Sự sống (bao gồm cả Y,
dƣợc học), Khoa học vật liệu lại chƣa có sự phát triển tƣơng xứng ở Việt
Nam.
17


1.4. Bối cảnh khu vực về công bố quốc tế (ASEAN)

Vị trí của Việt Nam trong bức tranh toàn cảnh về công bố của ASEAN:
Hình 1.1: Số lƣợng công bố quốc tế của các nƣớc khu vực ASEAN
Nguồn: vnexpress.net

Hình 1.2: Tỉ lệ tăng số lƣợng công bố quốc tế của năm 2016 so với
2011

Nguồn: vnexpress.net
Trƣớc hết, khi xem xét sự tăng trƣởng về số lƣợng công bố trong giai
đoạn 2011 – 2016, Việt Nam có mức tăng khá cao so với mặt bằng chung của
khu vực. Năm 2016, số lƣợng công bố của Việt Nam tăng lên 232% so với số
công bố của 6 năm trƣớc đó, tỉ lệ này của cả Singapore là 38%, tỷ lệ của Thái
Lan là 48%. Theo thứ hạng về số lƣợng công bố, từ năm 2011 đến năm 2016,

18


×