Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ÔN THI DƯỢC DI TRUYỀN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.56 KB, 3 trang )

Mã Đề

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BM SINH HOC DI TRUYỀN

Môn: SINH HỌC DI TRUYỀN
KHỐI THI ĐD, KTYH, YTCC
HKI Năm học 2014 - 2015
Thời gian: 35 phút (Mỗi trạm 7 phút)

Ngày thi: 08/01/2015
Đề 25
CHỌN MỘT ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT. LÀM BÀI TRÊN PHIẾU TRẢ LỜI

1. Phương pháp phả hệ thường được dùng để nghiên cứu, ngoại trừ:
A. Xác định tính trạng/bệnh tật nào đó là do gen trội hay gen lặn chi phối
B. Gen đó nằm trên NST thường/ NST giới tính hay trong ti thể
C. Vai trò của môi trường trong quá trình hình thành tính trạng và bệnh tật
D. Kiểu di truyền đơn gen hay đa gen.
2. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng để nghiên cứu di truyền học người, ngoại trừ:
A. Lai thuận nghịch
B. Xét nghiệm tế bào
C. Phả hệ
D. Phân tích bộ NST.
3. Phân tích các biến đổi của DNA là đặc trưng của phương pháp di truyền.....
A. Hóa sinh
B. Phân tử
C. Phả hệ


D. Trẻ đồng sinh
4. Phả hệ bên dưới di truyền theo kiểu di truyền
A. Gen trội trên NST thường
B. Gen trội trên NST thường
C. Gen trong ti thể theo dòng mẹ
D. Gen trên NST Y, di truyền thẳng theo bố
5. Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường biểu hiện ở nam giới, vì
nam giới
A. Dễ mẫm cảm với bệnh.
B. Chỉ mang 1 NST giới tính Y.
C. Chỉ mang 1 NST giới tính X
D. Dễ xảy ra đột biến.
6. Ghép cho phù hợp giữa quy luật di truyền với đặc điểm của các loại di truyền đơn gen
A. Alen trội hoàn toàn trên NST thường
1. 100% con cái bệnh nếu mẹ mắc bệnh
B. Alen lặn trên NST thường
2. Thường di truyền chéo qua các thế hệ
C. Alen trội hoàn toàn trên NST giới tính X
3. Di truyền thẳng theo dòng bố
D. Alen lặn trên NST giới tính X
4. Không có nam bình thường nhưng mang
gen bệnh
E. Di truyền liên kết NST giới tính Y
5. Có 3 kiểu hình
F. Di truyền ty thể
6. Có tỉ lệ mắc bệnh thấp trong cộng đồng
G. Alen trội không hoàn toàn trên NST thường 7. Có tỉ lệ mắc bệnh cao trong cộng đồng
Các cặp ghép nào sau đây đúng nhất:
A. A-6; B-7, C-4, D- 2, E- 3, F-3, G-5


B. A-7; B-6, C-4, D- 2, E- 3, F-3, G-5

C. A-5; B-7, C-4, D- 2, E- 3, F-3, G-1

C. A-7; B-6, C-2, D- 4, E- 3, F-3, G-5

7. Bệnh, tật di truyền theo kiểu alen trội hòan tòan trên NST thường, ngoại trừ:
A. U xơ thần kinh
tai

B. Mù màu

C. Phenylxeton niệu

D. Tật túm lông trên vành

8. Chỉ số IQ (Intelligence Quotatient) của một người đựợc tính bằng 130, người đó được liệt vào
mức biểu thị trí tuệ l
A. Thiên tài

B. Rất thông minh

C. Thông minh

D. Lãnh đạo.

9. Hoa vân vòng ở đầu ngón tay là dải vân gồm những đường đi theo hình vòng tròn hoặc hình
bầu dục, có (X ) chạc ba ở hai bên và một tâm ở giữa dải vân. X là:
1



A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

10. Kết quả quan trọng nhất thu được từ phương pháp phân tích di truyền tế bào là xác định
được
A. Hình dạng của NST đặc trưng ở người
B. Số lượng gen có trong tế bào.
C. Thời gian của các đợt nhân đôi NST.
D. Nhiều dị tật và bệnh di truyền liên quan đến đột biến cấu trúc và số lượng NST.
11. Trẻ sinh đôi khác trứng có đặc điểm
A. Có kiểu gen và giới tính có thể giống nhau hoặc khác nhau
B. Do hai trứng được thụ tinh với hai tinh trùng trong cùng một thời điểm
C. Có thể cùng hoặc khác nhóm máu.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
12. Ở người, tính trạng hay bệnh tật di truyền nào dưới đây theo kiểu gen lặn trên NST thường
A. Hemophili A

B. Thận đa nang ở người trưởng thành

C. Lọan sản sụn

D. Phenylxeton niệu

13. Khi tính độ di truyền H, H = 0, tính trạng này do:

A. Di truyền quyết định

B. Môi trường quyết định

C. Di truyền và môi trường cùng quyết định

D. Không có yếu tố di truyền hay môi trường quyết định

14.

Nêu những đặc điểm chính và kết luận quy luật di truyền của phả hệ dưới đây.

A. Do gen trội trên NST thường
B. Do gen lặn trên NST giới tính X
C. Do gen trội trên NST giới tính Y
D. Không thể tìm ra quy luật di truyền

15.

Bệnh hẹp môn vị bẩm sinh có tần số gặp ở nam cao hơn ở nữ 4 lần thì

A. Hiệu quả ngưỡng bệnh của nam là thấp hơn ở nữ
B. Hiệu quả ngưỡng bệnh của nam là cao hơn ở nữ
C. Hiệu quả ngưỡng bệnh của nam nữ như nhau
D. Hiệu quả ngưỡng bệnh không ảnh hưởng.
16. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn b chi phối, gen lành B, gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường. Trong một quần thể người có tỷ lệ người mắc bệnh bạch tạng (bb) là 1/10000.
Tỷ lệ những người mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp trong quần thể sẽ xấp xỉ:
A. 72%


B. 81%

C. 18%

D. 1,98%

17. (Sử dụng thông tin của câu trên) Tần số alen B (quy định không bệnh bạch tạng) trong
quần thể là
A. 99%

B. 99,9%

C. 9.9%

D. 0.9 %

18. Ở người bệnh mù màu do đột biến NST giới tính X gây ra. Gen M quy định mắt bình
thường. Bệnh bạch tạng do một gen đột biến lặn b trên NST thường gây ra, gen B quy định da
bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bị bạch tạng, một con trai bị
2


mù màu. Ông bà nội ngoại của hai đứa trẻ này cũng bình thường. Người mẹ của hai đứa con trai
này có kiểu gen như thế nào?
A. BbXMXM
19.

C. BBXMXm

D. A và B đúng


Qua nghiên cứu phả hệ tính trạng nào dứơi đây ở người là tính trạng lặn:

A.Mắt một mí
20.

B. BbXMXm
B. Cằm chẻ

C. Môi dầy

D. Tóc thẳng

Đặc điểm của di truyền đa nhân tố là

A. Sự biểu hiện bệnh có độ đa dạng thấp do ít phụ thuộc vào môi trường
B. Luôn tồn tại hai trạng thái “bệnh- không bệnh”
C. Tính trạng, bệnh/tật có tính chất định lượng; có thể cân, đong, đo, đếm được
D. Tính trạng, bệnh/tật di truyền có sự biến thiên không liên tục.

HẾT
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

3



×