Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CHIẾN lược mở RỘNG KINH DOANH QUỐC tế của CÔNG TY cổ PHẦN NHỰA và môi TRƯỜNG XANH ANPHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.29 KB, 15 trang )

CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH ANPHÁT

CONTENT

I. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu chung
Tên Công ty: Công ty cổ phần nhựa và môi
trường xanh An Phát
Tên tiếng Anh: AN PHAT PLASTIC AND
GREEN ENVIRONMENT JOIN STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: An Phat., JSC
Địa chỉ: Lô CN11 + CN12, Cụm Công nghiệp An Đồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương.
- Số điện thoại: 0320.3755988

Fax: 0320.3755113

Căn cứ giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0800373586 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh Hải Dương cấp, đăng ký lần đầu vào ngày 9/3/2007 và thay đổi lần 14
ngày 21/5/2010, ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm:
+ Mua bán máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu sản phẩm nhựa, bao bì các loại;
+ Sản xuất sản phẩm nhựa (PP, PE);
+ In và các dịch vụ quảng cáo trên bao bì;
+ Xây dựng công trình dân dụng; Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây
dựng; Kinh doanh bất động sản;
+ Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế;Chuyển giao công nghệ;
+ Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng
hóa; Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng ô tô và các hoạt động phụ trợ cho vận tải;
Page 1




+ Hoạt động thu gom, xử lý tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu; Xử lý ô nhiễm và
hoạt động quản lý chất thải khác;
+ Sản xuất máy móc thiết bị phục vụ ngành nhựa.
2. Một số thông tin chính về Công ty
Hiện công ty có 3 nhà máy sản xuất:
Nhà máy số 1
Được xây dựng trên diện tích 14.000 m2 tại
Khu công nghiệp Nam Sách - thành phố Hải
Dương - Tỉnh Hải Dương, Nhà máy số 1 của
Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An
Phát hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tái chế
nhựa, sản xuất túi bao gói thực phẩm, túi rác,
màng ni-lon chuyên dùng trong nông nghiệp và sản xuất hạt nhựa tái chế HDPE,
LDPE nhiều màu...
Nhà máy số 2
Được khởi công xây dựng vào tháng 5/2007
tại Cụm công nghiệp An Đồng trên diện tích
40.000m2, Nhà máy sản xuất số 2 có công suất
thiết kế 700 tấn sản phẩm/tháng, tạo công ăn việc
làm ổn định cho khoảng 500 lao động địa
phương. Nhà máy được trang bị các dây chuyền
sản xuất tiên tiến, hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và
Trung Quốc.
Việc đưa nhà máy sản xuất số 2 vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới
trong lĩnh vực sản xuất, tái chế nhựa của An Phát nói riêng và ngành nhựa Việt Nam
nói chung. Cùng với việc đưa các dây chuyền sản xuất vào hoạt động, Công ty còn
đồng loạt cho sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó đặc
biệt chú trọng sản xuất dòng sản phẩm “bao bì nhựa tự phân hủy” – một dòng sản

phẩm hứa hẹn đem lại những thành công lớn trên thị trường Việt Nam và thế giới”.

Page 2


Nhà máy số 3
Được xây dựng vào Quý III năm
2008 và hoàn thành vào tháng 9/2009,
công trình này nằm trong chiến lược phát
triển quy mô và đa dạng hóa sản phẩm
của Công ty. Với công suất thiết kế
khoảng 700 tấn sản phẩm/tháng, Nhà
máy 3 tập trung cho ra đời chủng loại túi
cuộn, túi zipper cao cấp, phục vụ ngành
thực phẩm, y tế hay điện tử tại 2 thị
trường chính là Châu Âu và Mỹ. Đồng
thời, cũng tại đây, An Phát đã và đang
tiến hành nghiên cứu, sản xuất loại túi
nylon tự hủy – một sản phẩm thân thiện
với môi trường.
Với dây chuyền sản xuất tiên tiến gồm nhiều máy móc hiện đại nhập khẩu từ Đài
Loan và Nhật Bản, nhà máy 3 cam kết sẽ làm hài lòng tất cả bạn hàng đến từ khắp năm
châu, kể cả các khách hàng đến từ những thị trường khó tính như Đức, Italia, hay Tây
Ban Nha…

3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG QUẢN
TRỊ

Page 3


BAN
DỰ
ÁN

PHÒNG
TỔ
CHỨC
TỔNG
HỢP

BAN
THƯ


BAN THANH TRA
NỘI BỘ
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT

PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC TÀI CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG IT

PHÒNG
KỸ
THUẬT

NHÀ
MÁY
SỐ 1

NHÀ
MÁY
SỐ 2

NHÀ
MÁY
SỐ 3

BAN
KHOA
HỌC
SẢN
XUẤT


PHÒNG
BẢO VỆ

TỔ
LÁI
XE

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
KCS

BỘ
PHẬN
HẢI
PHÒNG

Mối quan hệ kiểm soát
Mối quan hệ phối hợp
Mối quan hệ trực thuộc (Nguồn : Công ty Cổ phần nhựa và môi trường
Xanh An Phát)
4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
a) Tình hình tài chính:
Chỉ tiêu

Năm 2012
866.092


Tổng giá trị tài sản

ĐVT: triệu VND
Năm 2013
% tăng giảm
1.102.862

27.34%

1.046.688

1.166.334

11.43%

48.791

53.368

9.38%

2.529

2.122

-16.09%

Lợi nhuận trước thuế

51.319


55.490

8.13%

Lợi nhuận sau thuế

43.575

43.810

0.54%

Doanh thu thuần
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận khác

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ AAA)

b) Cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm như sau:
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Page 4



Giá trị
(Triệu
đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Giá trị

Tỷ

(Triệu

trọng

đồng)

(%)

Giá trị
(Triệu đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Tài sản ngắn hạn


293.530

37,71

432.666

49,96

489.310

44,37%

Tài sản dài hạn

484.820

62,29

433.425

50,04

613.552

55,63%

Tổng

778.350


100

866.092

100

1.102.862

100%

c) Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013

Chỉ tiêu

Stt
1
2

Doanh thu (đồng)

Kế hoạch năm

Thực hiện năm

Tỷ lệ

2013

2013


(%)

1.100.000.000.000 1.167.323.929.038 106,12

Lợi nhuận trước thuế TNDN
(đồng)

55.000.000.000

55.490.300.897

100,89

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty mẹ AAA)

5. Khẳng định sứ mệnh và Tầm nhìn
Với tầm nhìn xa và mong muốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
cộng đồng và xã hội, tuân thủ nghiêm ngặt quy định đảm bảo sự hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Nhựa và Môi
trường xanh An Phát đã nhanh chóng xây dựng cho doanh nghiệp một hướng đi đúng
đắn.
Ngành nhựa trong tương lai vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam. Với vai trò là một trong những số ít doanh nghiệp có công nghệ sản xuất nhựa tái
chế đầu tiên tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát đã thiết
lập được cơ sở vững chắc làm tiền đề phát triển thành doanh nghiệp tái chế màng nhựa
lớn nhất Việt Nam và doanh nghiệp xuất khẩu bao bì màng mỏng lớn nhất miền Bắc.
Về lĩnh vực thương mại, trong định hướng Công ty đã đưa ra sẽ đầu tư tăng cường
năng lực của nhà máy tái chế nhựa, bảo đảm sản phẩm hạt nhựa tái chế không chỉ đáp
ứng đủ nhu cầu nguyên liệu đầu vào sản xuất bao bì màng mỏng mà còn bán cho các
doanh nghiệp nhựa khác của Việt nam. Bên cạnh đó, Công ty sẽ tăng cường hoạt động

nghiên cứu ứng dụng (R&D) để xuất khẩu dây chuyền tái chế nhựa ra nước ngoài và

Page 5


thị trường nội địa. Trong điều kiện nguyên liệu cho ngành nhựa phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài như hiện nay thì tiềm năng phát triển của Công
ty là rất tốt. Xét về dài hạn, Việt Nam đã tham gia WTO thì ưu thế này sẽ dần chịu sự
cạnh tranh quyết liệt khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thâm nhập sâu và
rông hơn nữa vào thị trường Việt Nam, tuy nhiên với lợi thế đi trước và cơ sở tạo lập
thị trường vững chắc thì tiềm năng phát triển của Công ty là rất chắc chắn.
Như vậy triển vọng phát triển của Công ty là tương đối khả quan, phù hợp với sự
phát triển của nền kinh tế, với chủ trương chính sách của Chính phủ.
6. Các sản phẩm dự kiến tung ra thị trường nước ngoài của An Phát
Sản phẩm túi cho thị trường Nhật Bản:

Màng nhựa che cây phục vụ cho ngành

Sản phẩm túi in nhiều màu

Nông nghiệp

Page 6


Sản phẩm hạt Calbest

II.

Sản phẩm túi đựng ráccuộn


NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA CÁC THÔNG LỆ KINH DOANH
Ở VIỆT NAM

Điểm mạnh

Điểm yếu

 Việt Nam là thành viên của tổ chức thương

 Việt Nam là nước đang phát

mại quốc tế WTO từ năm 2007 và các hiệp
hội APTA, APEC… đã có những kinh nghiệm
( cả thành công và thất vại) trong quan hệ
kinh doanh quốc tế.
 Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư ra

triển ở trình độ thấp, gần 80%
dân số vẫn sống dựa vào nông
nghiệp, công nghiệp thì ảnh
hưởng của thời kỳ bao cấp,
độc quyền vẫn còn tồn tại
trong một số lĩnh vực.
 Hoạt động đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài (hơn 720 dự án của doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư ra 55 quốc gia và vùng lãnh
thổ) và là nước đứng thứ 12 top 25 quốc gia
có FDI cao nhất năm 2012 ( Bloomberg

Business Week) là quốc gia mà các doanh
nghiệp nước ngoài chú ý và đầu tư có hiệu
quả tại Việt Nam.
 Việt Nam là nước có niền an ninh chính trị ổn
định trong khu vực và trên thế giới. Đã có hệ
thống văn bản pháp quy về việc cấp phép đầu
tư ra nước ngoài ( quy định tại luật đầu tư và

nước ngoài còn nhiều hạn chế,
việc thực hiện công tác quản
lý nhà đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài chưa nhận thức đầy đủ,
còn có những lo ngại nguồn
vốn chảy ra nước ngoài căng
thẳng đối với thị trường ngoại
hối trong nước, chưa có chiến
lược phát triển đầu tư trực tiếp
Page 7


nghị định 78/ND-CP ngày 09/08/2006 của
chính phủ về quy định đầu tư ra nước ngoài.
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo quy định và
được hướng dẫn bởi cục đầu tư nước ngoài –
Bộ kế hoạch đầu tư, đã được điều chỉnh và áp
dụng vào tháng 07/2007.
 Đại hội Đảng lầ thứ IX tháng 4 năm 2001,
Đảng và chính phủ Việt Nam đã chính thức
xác định chủ trương “ khuyến khích và hỗ trợ
cho các doanh nghiệp Việt Nam và cá nhân

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, nhà nước có
vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến
khích đầu ta ra nước ngoài để phát huy lợi thế
so sánh của đất nước. Những năm qua làn
sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Tính
đến tháng 9 /2012 Việt Nam có hơn 720 dự án
của doanh nghiệp VIệt Nam đầu tư ra 55 quốc
gia và vùng lãnh thổ.
 Các cơ quan chức năng đã đề suất một số giải
pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
cụ thể:
- Thứ nhất: coi đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài là một bộ phận của nền kinh thế
Việt Nam
- Thứ hai: hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài được đối xử bình đẳng như
các thành phần kinh tế khác.
- Thứ ba: coi mỗi nhà đầu tư là một sứ
giả đại diện cho hoạt động kinh tế của
Việt Nam ở nước ngoài.
 Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, có bề dày
lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước – con
người Việt Nam thân thiện, cởi mở mến khách
– các chuẩn mực văn hóa đã được Đảng và
nhà nước quan tâm hàng đầu. trong giáo dục,
chính phủ cũng đã đề cao về đào tạo ngoại
ngữ và công nghệ cao cho các thế hệ trẻ để
Việt Nam sẵn sàng hội nhập vào kinh tế quốc


ra nước ngoài, công tác hậu
kiểm, theo dõi quản lý các dự
án sau cấp phép, chưa có mục
tiêu kế hoạch cụ thể cho từng
năm, từng lĩnh vực đầu tư.
 Cơ chế chính sách chưa rõ
ràng, chưa có chính sách ưu
đãi cho hoạt động đầu tư ra
nước ngoài phù hợp, các sắc
thuế còn quá cao kể cả thuế
chuyển lợi nhuận từ nước
ngoài về Việt Nam chưa
thuyết phục nhà đầu tư.
 Chưa có nguồn vốn ngân sách
nhà nước dành cho công tác
xúc tiến đầu tư ra nước ngoài,
chưa có cơ quan chuyên trách
việc xúc tiến đầu tư, như Nhật
Bản và Hàn Quốc là hai nước
có hoạt động đầu tư ra nước
ngoài phát triển mạnh mẽ, đều
có các tổ chức chuyên trách
việc xúc tiến đầu tư ra nước
ngoài chuyên thu thập thông
tin, chính sách, cơ hội đầu tư
ở nước ngoài.
 Các cơ quan tham tán đại diện
của Việt Nam ở nước ngoài
hoạt động về lĩnh vực xúc tiến
đầu tư chưa hiệu quả chưa

quan tâm, chưa năm được số
lượng các dự án, chưa hiểu hết
các khó khăn, thuận lợi của
nhà đầu tư.
 Bộ máy quản lý hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài còn
gây trở ngại về thủ tục hành
chính, các mẫu văn bản liên
quan còn chưa cải tiến còn
Page 8


tế.
 Việt Nam cũng đã và tiếp tục xác định khai
thác và xây dựng những lợi thế tuyệt đối, lợi
thế so sánh, lợi thế tự nhiên một cách đúng
mực. giúp cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước nghiên cứu đầu tư ( như lúa gạo,
caffe…)
 Việt Nam đã điều chỉnh chính sách thương
mại quốc tế theo cam kết của tổ chức thương
mại quốc tế( WTO) như: thuế các mặt hàng
xuất khẩu, nhập khẩu…)
 Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đến nay đã trên
32 tỷ USD.
 Về hợp tác quốc tế Việt Nam là thành viên
của WTO – hai lần làm chủ tịch hội đồng bảo
an Liên hợp Quốc, là thành viên khối
ASEAN… Việt Nam luôn tích cực phối hợp
với các nước trên thế giới đóng góp cho mục

tiêu chung bảo vệ hòa bình trên toàn thế giới.
thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế và
giáo dục, văn hóa, môi trường, phòng chống
tham nhũng, đấu tranh chống tội phạm, và các
hợp tác quốc tế khác…
Đây là những căn cứ khẳng định Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế
giới. Bình đẳng, hợp tác và phát triển.

III.

trồng chéo, tệ nạn tham nhũng
còn khá phổ biến. Theo đánh
giá của tổ chức quốc tế thì
Việt Nam đứng thứ 123/176
quốc gia về sự minh bạch
trong hoạt động kinh tế.
 Sự hiểu biết và tư duy về kinh
doanh quốc tế còn hạn chế,
công tác đào tạo trung học và
đại học còn yếu kém. Hiện
nay, Việt Nam đứng vị trí
95/186 quốc gia về giáo dục
đào tạo.
 Cơ sở hạ tầng còn chưa đáp
ứng với nhu cầu của phát triển
kinh tế, hiệu suất lao động còn
chưa cao, hiệu quả của thị
trường còn rất kém. Sự đổi
mới chưa được cải thiện, Việt

Nam đứng thứ 75/186 quốc
gia do diễn đàn kinh tế thế
giới đánh giá về các yếu tố
cho sự cạnh tranh toàn cầu.
 Trong hệ thống cơ cấu tổ chức
doanh nghiệp cũng như cơ
quan quản lý nhà nước vẫn
còn tồn tại theo quan hệ người
nhà, cách làm kinh tế theo
kiểu trước mắt, chưa tạo được
niềm tin cho các nhà đầu tư.

NHƯNG THÁCH THỨC ĐỐI CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
QUỐC TẾ KHÔNG CÓ TẠI VIỆT NAM
Thị trường quốc tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, thường là
đa dạng và phong phú hơn nhiều so với thị trường nội địa. Các nhân tố này có thể
mang tính vĩ mô và vi mô,có trường hợp được thể hiện một cách rõ ràng xong có

Page 9


trường hợp một cách rất tiềm ẩn, khó nắm bắt đối với nhà kinh doanh nước ngoài.
Với những thách thức cụ thể như sau:
Thứ nhất; thách thức từ hệ thống thương mại quốc tế; Các nhà kinh doanh nước
ngoài luôn phải đối diện với các hạn chế thương mại khác nhau như: thuế quan, hạn
ngạch, kiểm soát ngoại hối và một loạt các hàng rào phi thuế quan như: giấy phép
nhập khẩu, những sự quản lí, điều tiết định hình như phân biệt đối xử với các nhà
đấu thầu nước ngoài, các tiêu chuẩn sản phẩm mang tính phân biệt đối xử với hàng
nước ngoài. Mặt khác có những nỗ lực để khuyến khích thương mại tự do giữa các
nước hay ít ra giữa một số nước khác nhau. Hiệp định chung về thương mại và thuế

quan đã có những lực quan trọng để đi đến những hiệp định giải toả mức độ thuế
quan và các hàng rào phi thuế quan trên khắp thế giới
Thứ hai; thách thức từ nền kinh tế của quốc gia định đầu tư; Khi xem xét các
thị trường nước ngoài, nhà kinh doanh phải nghiên cứu nền kinh tế của nước định
đầu tư như cấu trúc công nghiệp; phân phối thu nhập...
Thứ ba; là thách thức từ môi trường chính trị pháp luật; Đối với môi trường
kinh doanh trong nước, nhà đầu tư có thể nắm rõ về thể chế chính trị và sự ổn định
chính trị, tuy nhiên, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro khi các nước có thể
xảy ra mâu thuẫn. Vì vậy nhà đầu tư cần phải chú ý đến những nhân tố: thái độ đối
với nhà kinh doanh nước ngoài,sự ổn định chính trị, sự điều tiết về tiền tệ, tính hiệu
lực của bộ máy chính quyền.
Cuối cùng thách thức đến từ sự khác biệt văn hóa, để cạnh tranh trên môi
trường toàn cầu, trước hết doanh nghiệp phải có văn hóa riêng nhưng cũng có
những đặc điểm chung tương đồng với các quốc gia khác, doanh nghiệp cũng phải
tạo ra các sản phẩm phù hợp với văn hóa tại nước được đầu tư.
IV.

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH KHI HỘI NHẬP
Thức tỉnh đạo đức kinh doanh trong cơ chế thị trường là vấn đề rất khó. Bởi
không hiếm trường hợp, chính các nhà sản xuất kinh doanh cũng phải đối diện với
một nghịch lý: làm ẩu, làm dối thường có lời, làm “ngay ngắn”, chân chính lại
không có lợi nhuận. Chính vì vậy khi bước vào cơ cấu đạo đức kinh doanh toàn cầu
chúng ta cần thay đổi những vấn đề sau:
- Sự minh bạch trong sản xuất kinh doanh;
- Sự chính trực trong kinh doanh;
- Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược
kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn

Page 10



trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng
hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công.
Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế, trong năm 2013:
Việt Nam đứng thứ 116 trên 177 trong bảng xếp hạng, được 31 trên tổng số 100 điểm
và trên website của tổ chức này.
V. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CẦN VƯỢT QUA KHI MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG RA NƯỚC NGOÀI CỦA AN PHÁT
Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu trên của Công ty An Phát, áp dụng mô hình
SWOT để đánh giá tổng hợp vị thế của Công ty An Phát. Trên cơ sở đó hình thành các
chiến lược nhằm khai thác điểm mạnh, tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế điểm yếu và
né tránh thách thức.

Chiến lược SO
Sử dụng điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Chiến lược 1: Chiến
lược khác biệt hoá
sản phẩm
Chiến lược 2: Chiến
lược dẫn đầu về chi
phí.

Chiến lược WO
Cơ hội (Opportunities)
Ngành nhựa là ngành được Nhà nước
khuyến khích phát triển
Nhu cầu về các sản phẩm nhựa bao bì
ngày càng tăng cả ở thị trường trong
nước và xuất khẩu

Công nghiệp hóa dầu của Việt Nam
bắt đầu phát triển nên có thể có nguồn
nguyên liệu chính đầu vào từ thị
trường trong nước.

Điểm mạnh (Strengths)

Tận dụng cơ hội bên
ngoài để khắc phục
điểm yếu.
Chiến lược 4: Chiến
lược xây dựng về
phát triển thương
hiệu

Điểm yếu (Weaknesses)

Hệ thống máy móc thiết bị công nghệ
hiện đại, sản xuất được các sản phẩm
với độ khó cao
Sản phẩm có uy tín và đã khẳng định
được vị trí trên thị trường đặc biệt là
thị trường nước ngoài
Giá thành sản phẩm hợp lý và có thể
giảm xuống do tự chủ một phần
nguyên liệu đầu vào

Sản phẩm mang tính gia công nên không
có thương hiệu
Hệ số nợ cao

Sản xuất theo đơn đặt hàng nên đôi khi
không chủ động được vấn đề dự phòng
nguyên vật liệu.

Thách thức (Threats)
Chiến lược ST

Các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc.

Chiến lược WT

Sử dụng điểm mạnh
né tránh thách thức
Chiến lược 3: Chiến
lược tập trung khai
thác khách hàng
chiến lược

Giá nguyên vật liệu biến đổi theo giá
dầu

Khắc phục điểm yếu,
giảm bớt đe doạ từ
bên ngoài.

Thuế về bảo vệ môi trường bắt đầu áp
dụng tại Việt Nam từ 1/1/2012

Page 11



Trong các năm tới, xác định rằng sản phẩm tự hủy sẽ được các nước trên thế giới,
đặc biệt là các thị trường lớn như Nhật bản, EU… ưa chuộng, Công ty sẽ chú trọng để
phát triển mặt hàng này. Trong dài hạn, sản phẩm túi tự hủy sẽ là sản phẩm chính của
Công ty.
Bên cạnh đó, Ban Tổng giám đốc Công ty cũng không ngừng đầu tư cải tiến máy
mọc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động. Các cán bộ kỹ thuật của Công ty được
gửi đi đào tạo nâng cao tay nghề.
Công ty đang lên kế hoạch xin thêm 10ha đất bên cạnh trụ sở chính của công ty ở
Hải Dương hiện nay để đầu tư mở rộng hoặc xây thêm nhà máy trong các năm tiếp
theo.
Nhà máy số 3 của công ty hiện nay chưa chạy hết công suất. Công ty sẽ đầu tư
thêm khoảng 30 tỷ giá trị máy móc thiết bị nữa để tăng công suất nhà máy 3 lên
100%, đạt năng suất khoảng 2.000 tấn sản phẩm/ tháng.
Với chủ trương nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật công nghệ và nhóm sản phẩm,
công ty đã đầu tư mở rộng quy mô và công suất hoạt động nhà máy tái chế nhựa, đồng
thời phát triển thêm mặt hàng bao bì nilon tự phân hủy, đáp ứng được các tiêu chuẩn
về bảo vệ môi trường của EU, phối hợp với tổ chức EPI của Canada thiết lập một dây
chuyền sản xuất bao bì đạt chuẩn về bảo vệ môi trường.
Với triển vọng lạc quan của ngành, sự hậu thuẫn của chính phủ và năng lực nội tại
của Công ty thì lĩnh vực sản xuất nhựa ít gặp những hiểm họa đe dọa tới tiềm năng
phát triển.
1. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Vì An Phát sản xuất theo đơn đặt hàng và mang tính chất gia công là chủ yếu nên
việc thực hiện khác biệt hóa sản phẩm sẽ có những điểm khác so với các nhà sản xuất
sản phẩm hàng tiêu dùng thông thường.
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm mà An Phát thực hiện chủ yếu liên quan đến
việc đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng bao gồm:
-


Đơn hàng yêu cầu yếu tố kỹ thuật cao, chất lượng cao.

-

Đơn hàng yêu cầu khối lượng sản phẩm lớn trong thời gian ngắn

Chính điều này tạo ra sự khác biệt giữa An Phát với các nhà sản xuất khác tại Việt
Nam. Đây là một lợi thế của An Phát. Với hệ thống máy móc thiết bị hiện tại thì các
Page 12


nhà sản xuất không thể đáp ứng được các đơn đặt hàng khối lượng lớn mà trong thời
gian ngắn. Trong khi đó, An Phát có thể đáp ứng được và đó là lý do các đơn đặt hàng
cứ liên tiếp đến với An Phát và doanh thu không ngừng tăng qua các năm. Thị trường
chính của An Phát vẫn là xuất khẩu đi EU, Nhật Bản.
Các giải pháp chiến lược:
Để thực hiện được chiến lược khác biệt hóa sản phẩm với các nội dung như
trên, Công ty cần có các giải pháp để thực hiện. Các giải pháp bao gồm:
 Giải pháp về máy móc thiết bị và công nghệ
Tiếp tục phát huy khả năng sáng tạo của các cán bộ kỹ thuật của Công ty dựa trên
các máy móc thiết bị hiện có để có thể sản xuất các sản phẩm với yêu cầu kỹ thuật
cao
Đầu tư mới các máy móc thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm có độ khó cao
như các loại túi gấp.
 Giải pháp về đầu tư và tài chính
 Giải pháp về Marketing
Tích cực tham gia các hội chợ về ngành nhựa ở trong và ngoài nước và quảng bá về
những công nghệ tiên tiến mà An Phát đang có được, giới thiệu đầy đủ về năng lực
của An Phát để các khách hàng có thể thấy được thực chất năng lực của An Phát và
từ đó đặt hàng của An Phát.

 Giải pháp về nguồn nhân lực
Đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ công nhân viên để có thể tiếp thu được công
nghệ mới
2. Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Qua việc phân tích các yếu tố bên trong của Công ty ở chương II thì chúng ta thấy
rằng, để thực hiện được chiến lược dẫn đầu về chi phí thì An Phát phải tập trung vào
các nội dung sau đây:
-

Phát huy tối đa công suất của các máy móc thiết bị hiện có và các máy móc
thiết bị đầu tư mới.

-

Từng bước cắt giảm chi phí lãi vay bằng cách tiếp cận với các nguồn tín
dụng ưu đãi xuất khẩu với lãi suất thấp hoặc phát hành cổ phiếu để tăng vốn
điều lệ

Page 13


-

Thay thế dần các nguyên vật liệu nhập khẩu bằng các nguyên vật liệu sản
xuất trong nước khi các nhà máy lọc hóa dầu đi vào sản xuất.

-

Không ngừng nâng cao tay nghề cho các công nhân để đáp ứng yêu cầu của
máy móc thiết bị công nghệ cao từ đó làm giảm các chi phí hàng lỗi, hàng

hỏng,…

Các giải pháp chiến lược:
Để thực hiện được chiến lược dẫn đầu về chi phí với các nội dung như trên, Công
ty cần có các giải pháp để thực hiện. Các giải pháp bao gồm:
 Giải pháp về máy móc thiết bị và công nghệ
 Giải pháp về tài chính
 Giải pháp về Marketing
 Giải pháp về nguồn nhân lực
 Giải pháp về sản xuất và tác nghiệp
Việc thực hiện 2 chiến lược nêu trên sẽ giúp cho An Phát có được chỗ đứng vững
chắc hơn trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. Tại thị trường nội địa,
bằng việc thực hiện chiến lược dẫn đầu về chi phí, An Phát sẽ có thể sản xuất các sản
phẩm có giá thành hạ với chất lượng tương đối tốt và như vậy sẽ tăng được khả năng
cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trong nước. Còn tại các thị trường xuất khẩu khó
tính như EU và Nhật Bản, việc thực hiện 2 chiến lược này một mặt làm tăng khả năng
đáp ứng của An Phát đối với các đơn hàng yêu cầu chất lượng kỹ thuật cao, khối lượng
lớn và trong thời gian ngắn và các nhà sản xuất khác tại Việt Nam không thể đáp ứng
được, mặt khác An Phát có thể tăng được khả năng cạnh tranh qua giá đối với các sản
phẩm của mình và qua đó có thể có được ưu thế đối với các nhà sản xuất từ các nước
như Indonesia, Pakistan,
VI.

KẾT LUẬN
Song song với các thị trường truyền thống trong nước, việc mở rộng đầu tư ra thị

trường quốc tế là bước đi cần thiết cho doanh nghiệp An Phát trong giai đoạn này.
Theo những đánh giá dựa trên thực lực của An Phát, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức đã được trình bày ở trên, tôi thấy việc triển khai đầu tư ra nước ngoài
là hoàn toàn khả thi.


Page 14


Để mở rộng, thâm nhập, tăng trưởng và phát triển bền vững trong thị trường đầy
tiềm năng và thách thức trên thị trường quốc tế đòi hỏi những nỗ lực quản trị của
doanh nghiệp, với tầm nhìn có tính chiến lược, dài hạn, luôn sáng tạo đổi mới.
Để triển khai được chi tiết mục tiêu này, bài viết cần được mở rộng với từng nội
dung chi tiết, nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, các cách thức hành động cụ thể dựa
trên báo cáo số liệu chi tiết mà trong thời lượng của bài viết này chưa thể đề cập một
cách đầy đủ.
VII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO





Tài liệu “Quản trị Kinh doanh Quốc tế” – Dr. Larry Williams
World Economic Forum : The Global Competitiveness Report 2012–2013
/>Báo cáo thường niên của anphatplastic 2013

 /> www.vietnamplus.vn
 Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc Dân
Hà Nội, 2005
 Phương pháp nghiên cứu khoa học, Janes Williams, Nhà xuất bản Prentice Hall, 2004
 Chiến lược cạnh tranh - Michael E.Porter , Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội

Page 15




×