Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích đặc điểm của một nhà lãnh đạo thành công – ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.23 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG –
VÍ DỤ MINH HỌA

1. Lãnh đạo – Tố chất và kỹ năng
Làm thế nào để có thể chọn ra một người lãnh đạo trong đám đông? Người
lãnh đạo luôn là ngưởi nổi bật lên trong một khung cảnh hỗn loạn và lập lại trật tự
vốn có. Họ dường như được sinh ra trong những thời khắc khủng hoảng nhất và
khắc chế được sự khủng hoảng đó.
Tố chất và kỹ năng
Tố chất là những đặc điểm riêng của từng người trong khi kỹ năng là những
khả năng được phát triển và trau dồi trong cuộc sống của bản thân người đó. Tố
chất là nền móng và kỹ năng là những viên gạch để xây dựng nên nhà lãnh đạo
đó. Một nhà lãnh đạo tài năng không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có mà
phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Vì vậy nhà lãnh đạo
phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho mình để xây dựng và phát huy
chúng một cách hiệu quả.
Theo đúc kết từ các chuyên gia nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo thì
tố chất và kỹ năng cần có đượt liệt kê ra theo bảng dưới đây là:
Bảng 1.1: Tố chất, kỹ năng của người lãnh đạo
Tố chất

Kỹ năng

1


- Niềm say mê;

- Thông minh;

- Sự hiểu biết và tính ham học hỏi;



- Có kỹ năng dựa trên khái niệm;

- Tầm nhìn và sự quyết đoán;

- Sáng tạo;

- Óc sáng tạo;

- Giỏi ngoại giao và tế nhị;

- Khả năng truyền đạt thông tin;

- Nói năng lưu loát;

- Khả năng lập kế hoạch và tổ

- Hiểu biết về công việc;

chức;

- Có đầu óc tổ chức (có khả năng

- Tài xoay xở, dũng cảm và kiên
trì;

quản lý);
- Có sức thuyết phục;
- Có kỹ năng giao tiếp.


Một nhà lãnh đạo cần có tố chất như:
- Niềm say mê: Một nhà lãnh đạo luôn luôn mong muốn làm được một điều
gì đó đóng góp cho xã hội hay chí ít là cho mình. Không có niềm say mê,
một nhà lãnh đạo khổng thể có được quyết định táo bạo và tâm huyết.
- Sự hiểu biết và tính ham học hỏi: người lãnh đạo không thể điều hành tốt
nếu không có kiến thức, ngoài kiến thức đang có, người lãnh đạo phải
không ngừng học hỏi để nâng cao, cập nhật nhứng tri thức mới nhờ đó
người lãnh đạo sẽ có một kho kiến thức sâu rộng để phát triển những mục
tiêu mới cho công ty, tổ chức của mình.
- Tầm nhìn và sự quyết đoán: xã hội luôn luôn có biến chuyển và những xu
thế mới xuât hiện liên tục hàng ngày, người lãnh đạo phải có tầm nhìn, cách
2


nhìn nhận và những ý tưởng thực tế để vạch ra định rõ ràng mục tiêu và
những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra những biện pháp phù hợp
cho từng việc.
- Óc sáng tạo: phải luôn suy nghĩ để đưa ra những chiến lược thực hiện tầm
nhìn một cách hiệu quả nhất. Luôn phát huy sáng tạo trong mọi việc để
thực hiện một cách nhanh, hiệu quả và chất lượng đảm bảo nhất.
- Khả năng truyền đạt thông tin: phải có khả năng diễn thuyết và truyền
đạt để thuyết phục người khác tin tưởng và nghe theo.
- Khả năng lập kế hoạch và tổ chức: người lãnh đạo luôn luôn nhạy bén
trước những việc cần làm và lập kế hoạch để thực hiện việc đó.
- Tài xoay xở, dũng cảm và kiên trì: nhà lãnh đạo phải là người không bao
giờ đầu hàng trước mọi khó khăn đồng thời luôn luôn là người có khả năng
đứng lên biết chấp nhận thử thách, kiên trì theo đuổi mục tiêu và luôn luôn
có khả năng tìm ra giải pháp để giải quyết mọi vấn đề.
Về kỹ năng, một nhà lãnh đạo cần có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu

của nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo là người phải xây dựng tầm nhìn chiến lược
cho công ty và đồng thời quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công
ty cần đạt tới. Có khả năng này thi nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát
triển và thay đổi tầm nhìn chiến lược của công ty khi cần thiết.
- Kỹ năng giao truyền hiệu quả: Khả năng phát hiện và phát triển nhân tài
cùng là một kỹ năng rất cần thiết của nhà lãnh đạo. Đầu tiên nhà lãnh đạo
cần phải biết tìm kiếm được những nhân viên có khả năng bổ sung khiểm
khuyết của mình và phát triển những mục tiêu, ý tưởng của mình thành hiệu
quả công việc bằng cách phân quyền và phân bổ một cách hợp lý. Bên cạnh
3


đó, nhà lãnh đạo phải có chính sách đãi ngộ để thu hút và giử chân những
nhân viên giỏi của mình.
- Kỹ năng truyền cảm ứng: Nhà lãnh đạo giỏi phải là người hiểu nhân viên,
biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không chỉ quát tháo, ra lệnh cấp
dưới.
- Kỹ năng giao tiếp: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của mối
quan hệ. Nhà lãnh đạo phải có kỹ năng giao tiếp ở cả khả năng nói và viết.
Đặc biệt nhà lãnh đạo phải có kỹ năng thuyết trình, diễn thuyết để thu hút,
thuyết phục mọi người. Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên,
nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động viên hay muốn thành công
trong các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo phải có khả năng thương thuyết.
2. Steve Jobs – Tố chất và kỹ năng tạo nên thành công của Apple
Steve Jobs sinh năm 1955 tại thành phố San Francisco, bang California, Hoa
Kỳ, được Paul và Clara Jobs nhận làm con nuôi tại Mountain View,
California.Cha ruột của ông là Abdulfattah Jandali, một sinh viên đại học người
Syria, sau này là giáo sư khoa học chính trị. Mẹ ruột của ông là Joanne Simpson,
một sinh viên đại học người Mỹ sau này trở thành nhà ngôn ngữ học.
Năm 1976, Steve Jobs cùng người bạn thân là Steve Wozniak sáng lập Hãng

Apple Computer tại gara nhà bố mẹ mình. Khi đó, ông chưa đầy 20 tuổi và khởi
nghiệp với vài trăm USD. Apple lần lượt tung ra các sản phẩm máy tính Apple I,
Apple II và sau đó là Macintosh. Trong vòng 10 năm, Apple trở thành một tập
đoàn trị giá 2 tỷ USD với hơn 4.000 nhân viên.
Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là Giám đốc điều hành Hãng
Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: "Anh muốn cả đời đi bán

4


thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?". Thế nhưng
một năm sau, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm.
Quãng thời gian bị Apple sa thải, đã cho Jobs nhiều kinh nghiệm và thành
công hơn bằng chính sự sáng tạo của ông. Jobs đã sáng lập Hãng máy tính NeXT,
mua lại Công ty Pixar từ Hãng Lucasfilm với giá 10 triệu USD. Cho đến khi
Apple không thể “chịu nổi” sự thiếu vắng Jobs, năm 1997, hãng mời Jobs trở lại
với vai trò là Giám đốc điều hành (CEO).
Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường
mới, họ "định hình" lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và
điện thoại đã thịnh hành trên khắp thế giới. Tỷ phú Bill Gates nói về máy tính
bảng từ năm 2001 trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng
họ vẫn thành công hơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu.
Cho đến nay, nhở Steve Jobs, Apple từ một công ty đứng trên bờ vực phá sản
để biến thành công ty có giá trị vốn hóa 390 tỉ USD lớn nhất thế giới.
Đặc điểm tố chất và kỹ năng Steve Jobs
Đặc điểm tố chất:
- Niềm say mê:
Có thể nói rằng niềm đam mê sáng tạo những sản phẩm mới phục vụ con
người của Steve Jobs là một tố chất nổi bật đầu tiên mà chúng ta thấy ở
ông, bằng chứng là ông đã nói và khuyên nhân viên của mình "Con người,

nếu biết đam mê, có thể biến đổi cả thể giới theo chiều hướng tốt đẹp hơn"
và “Đi đầu trong đổi mới chính là điểm phân biệt giữa một người lãnh đạo
và người theo sau”. Với phương châm số một đó, Steve Jobs đã cống hiến
cả sự nghiệp để làm việc ông thích nhất là tạo ra những đột phá cho những
sản phẩm công nghệ cho con người.
5


Ngoài ra, Steve Jobs còn nói: “Cách tốt nhất để làm tốt công việc là yêu
những gì bạn làm. Nến bạn vẫn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm.
Đừng yên vị. Hãy hướng trái tim mình với tất cả mọi vấn đề, bạn sẽ nhận ra
khi bạn tìm thấy nó”
- Sự hiểu biết và tính ham học hỏi:
Tiểu sử của Steve Jobs chỉ ra rằng ông là một người có con đường học hành
không dài, bằng chứng là ông đã bỏ học đại học nhưng không vì thế mà nói
rằng Jobs là người không có tố chất ham học hỏi, mà trái lại, trong cuộc đời
của mình Jobs rất tâm đắc với một cụm từ của Phật giáo "Beginner's mind",
tức là hãy học hỏi với cái tâm thuần khiết của người mới bắt đầu, luôn khao
khát tìm tòi những điều mới. Nhờ đó Steve Jobs đã tạo ra được những sản
phẩm tuyệt vời phục vụ cho mọi người như: Ipod, Iphone, Ipad và Mac.
- Tầm nhìn và sự quyết đoán:
Nếu như đam mê và sự hiểu biết là nhiên liệu cho quả tên lửa thì, thì tầm
nhìn sẽ định hướng cho quả tên lửa này nhắm trúng đích. Biệt tài của Steve
Jobs mà ít nhà lãnh đạo sánh được đó là tầm nhìn của ông, ông có biệt tài
luôn luốn biết cách tạo ra sản phẩm mang tính định hướng cho người dùng
chứ không phải là sản phẩm chạy theo định hướng của người dùng. Chính
nhờ thế mà sản phẩm của Apple luôn luôn tạo ra sự khác biệt và bán rất
chạy so với các sản phẩm của hãng khác.
Từ 1976 khi đồng sáng lập Apple, Jobs đã tham vọng về một ngày chiếc
máy tính (vốn rất cồng kềnh thời gian đó) hiện diện trong bàn tay của mỗi

người dùng.Đến năm 1979, Jobs biết tin bộ phận nghiên cứu của hãng
Xerox ở Palo Alto, California thử nghiệm một giao diện đồ họa mới. Lúc
đó, các nhà nghiên cứu ở Xerox chưa nhận ra họ đang nắm một mỏ vàng
6


trong tay, chỉ nghiên cứu ứng dụng này để tạo ra bản copy. Tuy nhiên,
Steve Jobs thì biết rằng đây chính là công cụ giúp ước mơ về một chiếc
máy tính nhỏ gọn thành hiện thực.Từ đó ông đã phát triển ra Macintosh,
sản phẩm thay đổi hoàn toàn phương thức tiếp cận máy tính của con người.
Tố chất này của Steve Jobs cho thấy một sự thật: Hai con người cùng nhìn
thấy một sự vật như nhau, nhưng nhận thức có thể khác nhau dựa trên
những tầm nhìn khác nhau.
Ngoài ra, sự quyết đoán và tầm nhìn của Steve Jobs đã tạo ra một loạt sản
phẩm thành công vang dội như: Ipod, Iphone, Ipad sau này.
- Óc sáng tạo:
Steve Jobs đã từng nói:"Apple bán ước mơ, không bán sản phẩm" và đây là
tố chất thứ tư và không kém phần quan trọng của ông chủ hãng công nghệ
Apple. Steve Jobs chia sẻ rằng, đối với ông, những ai mua sản phẩm của
Apple không phải là người tiêu dùng, "mà là người có ước mơ, hy vọng" và
sản phẩm nhằm thỏa mãn ước mơ đó. Ông từng nói: "Nhiều người cho rằng
ai điên mới đi mua máy tính Mac, nhưng trong cái điên này chúng ta mới
nhìn thấy nhiều thiên tài". Khi Steve Jobs giúp khách hàng giải phóng thiên
tài bên trong con người họ, ông sẽ chiếm được trái tim và khối óc của họ.
Nhờ đó, Apple là một trong số ít hãng công nghệ xây dựng được một lực
lượng fan đông đảo.
Cùng nhờ óc sáng tạo không ngừng nghỉ của mình, ông đã tạo ra một loạt
sản phẩm mà có thể tạo nên sức mạnh rất đặc biệt là định hướng sự tiêu
dùng cho mọi người như Ipod, Iphone và Ipad.
- Khả năng truyền đạt thông tin:


7


Lâu nay, Steve Jobs được giới truyền thông tôn vinh như một doanh nhân
diễn thuyết hay nhất thế giới. Với khiếu trình bày bẩm sinh, ông có thể biến
màn ra mắt sản phẩm mới thành buổi triển lãm nghệ thuật.
- Khả năng lập kế hoạch và tổ chức:
Tuy trong những nghiên cứu về Jobs không nhắc nhiều đến tố chất này của
ông nhưng để điều hành hãn Apple đi đến thành công vang dội đã quá đủ để
nói về khả năng lập kế hoạch và tổ chức của Jobs.
- Tài xoay xở, dũng cảm và kiên trì:
Thời điểm Steve Jobs trở lại lãnh đạo Apple lần 2 sau khi bị sa thải, ông đã
đối mặt với nguy cơ pha sản của hãng. Nhưng với tài xoay xở, dũng cảm và
kiên định trước mọi khó khăn, ông đã đi một nước cờ thiên tài là vay vốn từ
hãng công nghệ đối thủ lúc bấy giờ là Microsoft, nhờ đó hãng Apple có vốn
để tái sản xuât kinh doanh.
Đặc điểm kỹ năng:
- Kỹ năng giao truyền hiệu quả:
Kỹ năng phát hiện và phát triển nhân tài của Steve cũng là một trong những
kỹ năng nổi trội của ông. Điển hình của khả năng này là Jonathan Ive, giám
đốc phụ trách thiết kế sản phẩm của Apple, chính Jobs là người đã phát
hiện và đào tạo cho Ive và trong Apple thì Ive là người mà Jobs tin tưởng
nhất. Ive chính là người đã sáng tạo ra các mẫu thiết kế rất đẹp mắt từ máy
tính Mac đến Iphone, Ipad.
Tại Apple có một tổ chức cấp cao gọi là “top 100”, là một nhóm những lãnh
đạo chiến lược của công ty. Nhóm này thường xuyên kết nạp những nhân

8



viên cấp dưới có kỹ năng tốt và ý tưởng hay. Hành động này chứng tỏ
Apple rất chú trọng tới việc nuôi dưỡng và đại ngộ nhân tài.
Ngoài ra, Jobs là người luôn rất khắt khe với các nhân viên của mình và
Jobs luôn kỳ vọng và chỉ chấp nhận sự hoàn hảo. Nhờ đó mà Apple là một
tập hợp của những người vô cùng xuất sắc.
- Kỹ năng truyền cảm ứng:
Jobs từng nói với nhân viên của mình: "Cách duy nhất để làm nên những
việc vĩ đại là yêu thích và đam mê điều bạn muốn làm. Nếu bạn vẫn chưa
tìm thấy công việc mà mình thực sự muốn theo đuổi, hãy tiếp tục tìm kiếm.
Bằng trái tim, bạn sẽ nhận ra khi tìm thấy nó".
Kỹ năng truyền cảm hứng từ Steve Jobs thể hiện ở chỗ: ông "ám ảnh" các
nhân viên đến mức họ luôn linh cảm ông có thể xuất hiện cạnh họ bất cứ
lúc nào và hỏi về tiến độ công việc và cách ông khơi dậy những tiềm năng
và thúc giục nhân viên tiến lên với tốc độ tối đa có thể.
Steve Jobs truyền cảm hứng cho cộng đồng, nhân viên của mình không chỉ
bằng những câu slogan “độc”, những sản phẩm tinh tế và quan trọng hơn là
cách sống, cách làm việc trung thành với cách nghĩ: nghĩ khác, tập trung và
đơn giản, mãi khát khao, luôn hướng đến sự hoàn hảo...
- Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp đã được Steve Jobs phát triển lên thành nghệ thuật và ta
thấy rằng ông là thiên tài trong việc áp dụng kỹ năng này. Điều đó không
chỉ thể hiện ở khả năng thuyết trình tuyệt vời, những thông điệp bằng chữ
mà ông muốn truyền tải mỗi khi có sản phẩm mới mà còn thể hiện ở việc
thương thảo với các đối tác mà Apple luôn luôn chiếm được lợi thế.

9


Ngoài ra, nhờ kỹ năng giao tiếp tuyệt vời của mình mà ông luôn tạo được

sức cuốn hút và lợi thế ở bất cứ nơi đâu mà ông xuất hiện.
Có thể nói mỗi tố chất và kỹ năng của Steve Jobs đều rất khác biệt và nổi trội
hơn hẳn so với những nhà lãng đạo của công ty khác. Chính những tố chất và kỹ
năng đó đã giúp cho ông tạo nên những sản phẩm tuyệt vời và công ty của ông trở
thành số 1 trong làng công nghệ trên thế giới.
The End

Tài liệu tham khảo:

10


1. Tài liệu bài giảng môn Phát triển khả năng lãnh đạo – Chương trình
Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế Griggs.
2. Tài liệu tham khảo, lưu hành nội bộ Phát triển khả năng lãnh đạo –
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế Griggs.
3. Thông tin về Steve Jobs được tham khảo ngày 06/03/2012 tại
/>
4. 7 bí quyết thành công của Steve Jobs tham khảo ngày 07/03/2012 tại

/>5. Bài học sự nghiệp Steve Jobs tham khảo ngày 07/03/2012 tại
/>%B9n%C4%83ngh%C6%B0%E1%BB%9Bngnghi%E1%BB
%87p/tabid/114/type/detail/id/68/key/BAI-HOC-SU-NGHIEP-TU-STEVEJOBS/Default.aspx

11



×