Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

WARREN BUFFET – một HUYỀN THOẠI một nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.38 KB, 12 trang )

WARREN BUFFET – MỘT HUYỀN THOẠI - một nhà lãnh đạo thành

công
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Đi tìm thần tượng
“Sẽ không có nhóm cổ đông nào trong lịch sử nhớ nhung vị giám đốc điều hành của
mình nhiều như những cổ đông ở Berkshire nhớ đến Buffett khi ông ra đi.” Đó là
nhận xét của một cây bút nổi tiếng Alice Schroeder khi bà viết về cuộc đời của
Warren Buffett.
Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều những CEO thành công nhưng những người có ảnh
hưởng lớn và được nhớ ghi bởi toàn nhân loại thì không nhiều.
Buffett được ví như một trong những người giàu có và thành công nhất trên thế giới
nhưng ông còn nổi tiếng hơn với những triết lý kinh doanh đã trở thành giai thoại
hay những cách ông đối đáp với đời và nuôi dạy con cái.
Sau khi giã từ sự nghiệp CEO, Buffett trở về với cuộc sống ẩn giật, tạm lánh với đời
nhưng những khoản tiền từ thiện lớn của ông cho quỹ Gates và Milinda sẽ vẫn luôn
có những đóng góp không nhỏ cho cuộc đời.
2. Tóm lược Cuộc đời của Warren Buffet
Warren Edward Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, bang Nebraska,
Hoa Kỳ, là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ. Ông là nhà
đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire
Hathaway và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill
Gates với tài sản chừng 27 tỉ USD. Ông được gọi là "Huyền thoại đến từ Omaha"
hay "Hiền tài xứ Omaha", rất nổi tiếng do sự kiên định trong triết lý đầu tư theo giá
trị cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng lồ. Chẳng hạn tiền
lương năm 2006 của ông chỉ là 100 nghìn USD, một con số rất nhỏ so với các nhà
quản trị ở các hãng có cùng tầm cỡ Berkshire Hathaway; còn hai năm 2007 và 2008
1


ông chỉ nhận mỗi năm tổng cộng 170 nghìn USD trong đó lương cơ bản đã là 100


nghìn. Hiện ông sống tại ngôi nhà mua năm 1958 ở Omaha với giá 31.500 USD (bây
giờ giá trị khoảng 700.000 USD) dù ông còn sở hữu một căn khác giá 4 triệu USD
tại Laguna Beach, bang California. Năm 1989 ông dùng 9,7 triệu USD trong ngân
sách của hãng Berkshire để mua một máy bay hạng cá nhân rồi đặt tên vui cho nó là
"Khó cưỡng quá" (tiếng Anh: "The Indefensible") do trước kia ông hay chỉ trích
giám đốc hãng nào làm như vậy.
Warren Buffett còn nổi danh là nhà từ thiện đã tặng 85% giá trị tài sản của mình cho
hoạt động của Hội Gates do Bill Gates sáng lập, đồng thời có trong hội đồng đại học
Grinnell. Năm 1999 ông có trong danh sách những nhà quản trị tài chính giỏi nhất
thế kỉ 20 do hãng Carson thực hiện, xếp trên Peter Lynch và John Templeton. Năm
2007 được tạp chí Time đưa vào danh sách "100 người nhiều ảnh hưởng nhất thế
giới".

II. NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN HỌC TẬP TỪ HUYỀN THOẠI BUFFET
1. Bí quyết làm giàu
Với tài sản ước tính 62 tỉ USD, tỉ phú Mỹ Warren Buffett, 78 tuổi, hiện là người giàu
nhất nước Mỹ. Sự thành công đáng kinh ngạc của Buffett có nhiều yếu tố và mới
đây ông đã chia sẻ chúng với nhà văn Alice Schroeder. Bà đã bỏ ra hàng trăm giờ trò
chuyện với người được tôn vinh là "Sage of Omaha" (Hiền nhân Omaha) để thực
hiện cuốn tiểu sử chính thức mới có nhan đề The Snowball nói về tài năng làm giàu
này.
Trong khuôn khổ bài luận, tôi xin được đưa ra một số bí quyết mà cảm thấy thực sự
cần thiết đặc biệt cho những doanh nhân Việt Nam.
1.1.

Đầu tư dựa trên chính những đặc điểm của bản thân doanh nghiệp

Buffet đã từng nói “Tôi muốn có những thương vụ tốt đến mức thậm chí một kẻ
ngốc cũng có thể kiếm được tiền. Khi đầu tư, chúng tôi coi bản thân mình là những
nhà phân tích kinh doanh chứ không phải là nhà phân tích thị trường". Buffet đưa ra

2


quyết định đầu tư chỉ dựa trên việc doanh nghiệp đó hoạt động như thế nào. Ông tin
rằng nếu lựa chọn một vụ đầu tư chỉ vì bề ngoài chứ không dựa trên nền tảng cơ bản
của hoạt động kinh doanh, thì khả năng gặp thất bại là rất lớn. Do vậy, Buffett tập
trung vào nghiên cứu thận trọng tất cả những gì ông biết về công ty, tập trung vào ba
vấn đề chính:
1o. Công việc kinh doanh của công ty có đơn giản và dễ hiểu không?
2o. Công ty có lịch sử hoạt động hợp lý không?
3o. Công ty có triển vọng kinh doanh trong dài hạn không?
Theo quan điểm của Buffett, thành công tài chính của các nhà đầu tư có mối quan hệ
mật thiết với trình độ hiểu biết công việc của họ. Do vậy, cần phân biệt những nhà
đầu tư có định hướng kinh doanh với những nhà đầu tư “kinh doanh kiểu chộp giật”.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam ra nhập WTO, tuy nhiên, tuy nhiên sau hơn 5 năm hội
nhập nhưng có lẽ những mỹ từ dành cho công cuộc đổi mới chưa nhiều đặc biệt
dành cho các doanh nghiệp Việt: thua ngay trên sân nhà, và vẫn làm ăn theo quán
tính. Đa phần các doanh nghiệp đều có danh mục các ngành nghề kinh doanh đa
dạng, từ đó, lợi ở đâu là theo, chán ở đâu là bỏ. Số doanh nghiệp thành lập mới và
phá sản mỗi năm cũng tăng theo cấp số nhân. Nếu mãi chộp giật kiểu như vậy, sẽ
không bao giờ có được những doanh nghiệp Việt tầm cỡ vươn ra khỏi khuôn viên
hình chữ “S”. Đó là điều các doanh nghiệp Việt nên suy ngẫm.
1.2.

Tái đầu tư lợi nhuận

Khi tự tay kiếm được những khoản tiền đầu tiên bằng tâm sức của mình, nhiều
người có thói quen tiêu xài xả láng. Đừng làm thế, hãy tái đầu tư số tiền kiếm được.
Buffett học được bài học này từ rất sớm. Lúc còn ngồi ghế trung học, ông đã cùng
vài người bạn mua một máy trò chơi lăn bi (pinball) và đặt nó tại một tiệm hớt tóc.

Kiếm được tiền nhờ máy này, họ mua thêm nhiều máy nữa đến khi có tám chiếc
trang bị cho các tiệm hớt tóc khác nhau.
Khi nhóm bạn quyết định bán doanh nghiệp, Buffett chuyển sang mua cổ phiếu và
thành lập một doanh nghiệp nhỏ khác. Ở độ tuổi 26, ông đã tích lũy được 174.000
3


USD, tương đương 1,4 triệu USD hôm nay. Rõ ràng, ông đã chứng minh là người ta
có thể biến một số tiền nhỏ thành gia tài lớn.
Đây là bài học thật sự ý nghĩa khi tại Việt Nam có nhiều doanh nhân thương gia mới
nổi, họ có khối tài sản lớn so với cuộc sống bình dị tại Việt Nam nhưng cũng vẫn
chưa làm nên những dấu chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Vậy nhưng đâu đó vẫn còn
những vụ rùm beng về câu chuyện mua xe đắt tiền, đám cưới siêu sang thậm chí là
những vụ chơi cờ tiền tỉ. Có lẽ những doanh nhân ấy nên đôi lần tìm đọc về hình
tượng của Buffet để thấy mình đang ở nấc thang nào và nên sống ra sao.
1.3.

Giới hạn việc vay mượn

Trong kinh tế chúng ta còn biết đến một hệ số về đòn cân nợ hay là tác dụng của
chính sách tiết kiệm thuế. Tôi cũng nhớ rằng có một câu nói nổi tiếng khi người kinh
doanh thành công là người biết làm giàu bằng tiền của người khác. Nhưng tất cả
những sự vay mượn này phải có giới hạn.
Theo Buffet, Những người sống bằng tiền vay mượn và thẻ tín dụng sẽ không thể
giàu được. Vì vậy, Buffett không bao giờ vay mượn một khoản tiền lớn để tiêu dùng
hay đầu tư. Ông cũng ghét thế chấp. Buffett cho biết ông đã nhận được nhiều lá thư
tâm sự đau lòng của những người cứ tưởng mình quản lý được nợ nần nhưng lại
khốn đốn vì chúng. Lời khuyên của ông là chỉ mượn đến số tiền bạn có thể trả và
hãy đầu tư bằng tiền tiết kiệm của chính mình. Cuộc đời Warren Buffet có lẽ là ví dụ
minh họa cụ thể nhất cho nhận định này.

1.4.

Hiểu rõ ý nghĩa thật sự của sự thành công

Bất chấp sự giàu có hơn người, Buffett không bao giờ đo lường thành công bằng
USD kiếm được. Năm 2006, ông đã hứa sẽ chuyển gần như tất cả tài sản của mình
cho các hội từ thiện, mà ưu tiên là Hội Bill and Melinda GatesFoundation. Ông cũng
kiên quyết không thành lập một cơ sở hay tượng đài nào mang tên mình. "Tôi biết
có nhiều người giàu có xây dựng những cơ sở y tế mang tên mình. Nhưng sự thật là
không có ai trên thế giới này yêu mến họ. Khi bạn già dần, bạn sẽ đo sự thành công

4


trong cuộc sống bằng số người bạn muốn được yêu thương và thật lòng yêu bạn. Đó
là mục tiêu tối hậu của cuộc sống".
Sự thực là trong thế giới xưa, cũng có nhiều vua lắm chúa, tự xây dựng cho mình
những đền đài miếu mạo, những công trình ấy được xây dựng trên máu xương của
đồng bào. Ngày nay, cũng có những công trình được ghi vào lịch sử nhưng có lẽ bởi
tính lịch sử của nó chứ không phải là công trạng của những người đã “ra lệnh” xây
thành. Thế mới hiểu, thực sự tầm cao trong con người Warren Buffet là như thế nào.
2. Sống đẹp trong kinh doanh và giản dị trong đời thường
Chúng ta đã học được ở Buffet những bí quyết làm giàu, bí quyết thành công, nhưng
trong cuộc sống đời thường, chúng ta cũng cần noi gương ông, ở cách sống một
cuộc đời bình dị.
Ý niệm người sành điệu không hề tồn tại trong triết lý sống của “nhà tiên tri ở
Omaha”. Trong thời đại tin học này, ông vẫn có thể sống ung dung tự tại mà không
cần điện thoại di động. Cũng không có máy tính để bàn trong phòng làm việc khiêm
tốn của ông. Ông là một người hóm hỉnh, sống hạnh phúc. Và dưới đây là những bí
quyết của ông.

2.1.

Làm những gì mình thích

Ông thật sự là người chỉ làm những gì ông yêu thích. Trong công việc kinh doanh,
ông chỉ cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi không thể cống hiến hết tài năng của
mình, không làm việc cật lực và không chịu giúp đỡ người khác. Đối với ông,
chuyện làm việc siêng năng để có nhiều tiền mua được nhiều hàng hóa là hoang
đường. Nó đẩy ta vào cái vòng luẩn quẩn của ảo giác. Sẽ không bao giờ cảm thấy
hạnh phúc khi làm những việc mà ta thấy ghê tởm chỉ vì để chi trả cho những thứ
mà ta không cần. Nói về công việc đang làm, Warren Buffet mô tả: “Tôi làm việc
giống như tôi nhảy “claquette”. Khi làm việc tôi cảm thấy rất vui”.
2.2.

Tìm hạnh phúc trong những niềm vui giản dị

Ông chia sẻ: “Tôi tìm thấy niềm vui khi chơi bài với bạn bè, đùa giỡn với con cháu
hoặc tản bộ trong rừng. Không cần phung phí tiền bạc để có được niềm vui giản dị
5


đó. Tôi thường đi đánh golf với các doanh nhân, nhưng tôi cảm thấy không hạnh
phúc khi người ta thay vì tập trung chơi thì lại tập trung bàn chuyện mở rộng công
việc kinh doanh hoặc trao đổi danh thiếp”.
Mỗi tuần, ông Warren Buffet đánh bài Bridge trực tuyến với Bill Gates - vốn là một
người bạn rất thân của ông - 12 giờ. Ông coi đó là một niềm vui giản dị.
2.3.

Sống giản dị


“Trong đời, tôi không quan tâm đến chuyện những người giàu khác đang làm gì. Tôi
không muốn sắm một chiếc du thuyền dài 121 m chỉ vì người ta có một chiếc dài
120 m” - Buffet thường nói như thế.
Dùng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của ta để sở hữu vật này vật nọ không đem
lại hạnh phúc lâu dài. Theo ông, chúng ta có thói quen đánh đổi năng lượng của cả
một cuộc đời để sở hữu những thứ ít dùng. Một chiếc xe hơi thật sang trọng chẳng
hạn, mà thời gian cất nó trong nhà để xe cho bụi bám dài hơn gấp nhiều lần thời gian
dùng nó để khoe mẽ với thiên hạ.
Xài tiền trước khi kiếm được nó là một thói quen xấu. Ông Buffet mua thứ gì cũng
trả bằng tiền mặt, không bao giờ dùng thẻ tín dụng. Vì trước khi trả tiền chúng ta
buộc phải suy nghĩ “có đáng mua hay không”. Tất nhiên, điều này đòi hỏi ở mỗi
người một nỗ lực nhất định vì mua sắm là một sở thích ai cũng có. Ông nói cái thứ
hạnh phúc ràng buộc theo kiểu “mua trước , trả sau” là giả tạo vì trả sau cũng có
nghĩa là luôn luôn trả mắc hơn. Ông chủ trương “có ít càng tốt” vì nó khiến cho cuộc
sống ta trở nên giản dị hơn.
2.4.

Nghĩ giản dị

“Tôi chỉ làm những chuyện mà tôi thấu đáo vì tôi muốn có thể giải thích một cách rõ
ràng khi tôi mắc sai lầm”. Đây là một trong những bí ẩn lớn nhất của sự giản dị.
Warren Buffet chỉ đầu tư vào những ngành kinh doanh mà ông am hiểu tường tận.
Sở dĩ Buffet được xem là nhà đầu tư vĩ đại nhất vì ông có khả năng nghĩ giản dị.
Microsoft là một công ty tin học ăn nên làm ra trong một thời gian dài. Bill Gates,
ông chủ của Microsoft, là một trong những người bạn thân nhất của Warren Buffet.
6


Thế nhưng ông này chỉ đầu tư nhỏ giọt vào Microsoft. Triết lý của ông khá đơn giản:
“Đừng bao giờ làm mất đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình. Điều này còn quan

trọng hơn làm ra tiền”. Áp dụng triết lý này đầu óc ta sẽ trở nên sáng sủa hơn, lành
mạnh hơn. Sáng sủa rõ ràng là mẹ của sự giản dị. Cuộc đời không phải là cái bàn
đánh bạc roulette. Nó là những sự lựa chọn sâu sắc và đơn giản.
2.5.

Có một người thầy trong đời

Có được một người thầy cũng quan trọng như có một mục đích trong cuộc sống.
Nhưng nếu ta chọn sai người thầy thì điều này cũng tai hại như chọn nhầm mục đích
trong đời.
Người thầy (có thể ông hoặc bà) là người mà ta có thể tin cậy và đặt trọn lòng tin
vào sự dìu dắt của họ. Đó cũng là người có những thành tựu lớn trong đời và sống
hạnh phúc. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần tích cực động não là có thể tìm thấy người
thầy ở chung quanh ta. Hãy viết ra những lý do làm cho bạn ngưỡng mộ họ. Hãy tìm
cách - bằng sự tập luyện chuyên cần – biến những đặc điểm của người thầy thành
đặc điểm của bạn.
Warren Buffet từng nói: “Tôi rất may mắn tìm thấy những anh hùng thật sự. Hãy nói
cho tôi biết anh hùng của bạn là ai, tôi sẽ mách bạn làm cách nào để bạn trở thành y
như họ. Họ có những nét đặc sắc, mà với một chút tập luyện, bạn có thể biến chúng
thành của mình”.
2.6.

Làm ra tiền không phải là mục đích cuối cùng

Warren Buffet thường nói: “Nếu bạn làm điều mà bạn yêu thích, bạn sẽ làm hết
mình và điều này, nói chung, ngang bằng với việc làm ra tiền”. Cái triết lý này giúp
người ta hiểu tại sao con người giàu nhất thế giới ấy bây giờ vẫn ở trong một căn
nhà có ba phòng nhỏ mà ông mua cách đây hơn 50 năm. Buffet không bao giờ bay
bằng chuyên cơ mặc dù ông sở hữu hãng máy bay tư nhân lớn nhất ở Mỹ. Tính cách
và cách sống nói lên sự vĩ đại của ông.


7


Buffet là người sẵn sàng khiếu nại với sở thuế nếu hoàn thuế cho ông mà thiếu vài
USD. Ngược lại, ông không hề đắn đo khi đóng góp hàng tỉ USD vào quỹ Bill &
Melinda Gates để làm công tác từ thiện.
Chúng ta đã chứng kiến bao nhiêu CEO tài năng trong đó có cả người hùng Steve
Jobs đã quá cố, cả vị trí số 1 hiện tại cho danh hiệu người giàu nhất thế giới của
Carlos Slim. Nhưng hẳn trong họ chưa ai làm được những điều phi thường cho xã
hội như Gate và Buffet. Cùng Gates, Buffet đã chứng tỏ rằng coi trọng giá trị đồng
tiền là cần thiết cho sự thành đạt, nhưng tiền không bao giờ trở thành mục tiêu cuối
cùng và động cơ lớn nhất của con người.
Trong di chúc của mình, Buffet hứa và chắc chắn ông sẽ làm khi dành gần như toàn
bộ của cải mình làm ra trong suốt những năm sống trên trần thế, để tặng cho những
quỹ từ thiện, số tiền ấy sẽ mang lại cuộc sống, xóa đi cảnh nghèo đói cho nhiều
người, đó mới là tầm cao khi con người hướng đến sự ảnh hưởng của mình với phần
còn lại của thế giới.
3. Cách dạy con của người cha giàu Warren Buffet
3.1.

Cho con những bài học giá trị cuộc sống

Cả đời làm việc, thành công, nhưng tiền bạc Warren Buffet để lại cho con cái ông
không nhiều. Họ không hề giận ông bởi với họ thứ quý giá nhất mà ông dành cho đó
chính là bài học về giá trị của cuộc sống.
Warren Buffett được tạp chí Forbes xếp thứ 3 trong danh sách những người giàu
nhất thế giới. Ông là cổ đông lớn nhất kiêm chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway.
Nhưng những gì mà con cái ông nhận được không phải là tiền bạc, đó là đơn giản
chỉ là cách sống.

Peter Buffett tin rằng anh đã nhận được sự đầu tư giáo dục tốt nhất mà bất cứ ai
sống trên đời này cũng hằng ước ao. Cha anh là Warren Buffett, người vốn được
mệnh danh là “hiền tài xứ Omaha” (Mỹ) và là cổ đông lớn nhất kiêm chủ tịch tập
đoàn Berkshire Hathaway.

8


Mặc dù Warren Buffett đứng thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất thế giới
do tạp chí Forbes bình chọn, lời khuyên của ông dành cho người khác không phải là
những cách để kiếm tiền, những cách thu lợi trên thị trường Chứng khoán mà đó là
cách sống, con trai ông - Peter Buffett chia sẻ.
"Ông ấy ít khi nói chuyện với chúng tôi về tài chính. Ông ấy thường tập trung vào
những triết lý của cuộc sống, chẳng hạn như: ‘Các con không phải thử sức trên tất cả
các lĩnh vực. Khi con đã sẵn sàng để đầu tư (chẳng hạn như đầu tư cổ phiếu), con
chỉ cần tưởng tượng nó giống như một quả bóng tròn vo đang di chuyển chậm chạp,
từ từ".
Peter Buffett cho hay: “Tiền là mục tiêu của rất nhiều người. Nhưng với cha tôi, mục
tiêu của ông là luôn luôn hành động đúng”.
Tại Việt Nam, trẻ nhỏ được sống với cha mẹ thậm chí là sau khi đã qua tuổi trưởng
thành. Và cũng có nhiều trường hợp, bố mẹ kiểm tiến để các con hưởng thụ. Báo
giới đã tốn không ít giấy mực cho những câu chuyện bi hài cho những cậu ấm vàng
ném tiền qua cửa sổ. Vẫn biết tình yêu cha mẹ dành cho con cái là thiêng liêng, là
không thể phủ nhận, nhưng cách thức mà chúng ta yêu thương có lẽ cùng cần có
những quan điểm mới. Yêu là yêu, yêu không phải là làm hỏng đi phẩm chất của con
người.
3.2.

Cuộc sống là tự lập


Một điều đặc biệt nữa trong cách Warren Buffett dạy con là ông cho phép con mình
thất bại và thành công theo cách của riêng chúng. Nói cách khác, ông không phải là
một người cha luôn luôn bên cạnh con mình để giúp đỡ chúng khi chúng gặp khó
khăn.
Peter Buffet cho hay nếu anh tin rằng cha mình sẽ ra tay cứu mình mỗi khi mình gặp
rắc rối về tài chính thì điều đó sẽ làm suy yếu bất cứ thành công nào anh đạt được.
Có lẽ cách nuôi dạy này đã cho những đứa con của Buffet vượt qua cái bóng quá lớn
của người cha ngay từ thuở thiếu thời.

9


Lại quay lại câu chuyện của Việt Nam khi đâu đó có những người con thiếu linh
hoạt, dựa dẫm để rồi cha đặt đâu ngồi đó, và đôi khi cha mẹ xắp đặt luôn sự thành
công cho con cái mình. Thế mới có chuyện con ông cháu cha đã làm mất đi những
cái nhìn thiện cảm từ bạn bè đầu tư quốc tế. bao giờ thực sự người dân Việt có một
cách nhìn mới trong nuôi dạy các con, có lẽ lúc đó chúng ta mới thực sự mở cửa và
hòa nhập với thế giới.
3.3.

Câu chuyện kế thừa gia nghiệp

Có lẽ đây cũng là nguồn cội cho mọi suy nghĩ “ăn chơi”của các thiếu gia đương đại,
khi họ coi khinh giá trị đồng tiền và coi những cảm giác “hạnh phúc” với tiền mới là
điều cần đạt tới. Những người cha người mẹ, có lẽ có quá ít thời gian để chăm sóc
các con và coi tiền là sự đền bù vừa đủ cho những gì họ thương yêu nhất. Đó cũng là
lúc những thói hư tật xấu, cờ bạc, ma túy, len lỏi vào những cuộc đời đáng nhẽ đã có
thể làm nhiều hơn thay vì kết thúc trong nghiệp ngập và không ít người là sau chấn
song sắt của nhà tù.
Đối với các con của Warren Buffet, tình trạng tài chính của họ chẳng hề liên quan

đến sự giàu có của cha mình.
Peter đã nhận được 90.000 đôla từ cổ phiếu của Berkshire Hathaway vào năm 1979.
Đó là số tiền thu được từ việc bán trang trại của ông nội. Peter cho biết cha của anh
phải đau đầu suy nghĩ về việc nên làm gì với trang trại mà ông nội Peter đã để lại.
Cả Peter và các anh chị em của mình, cho dù đã trưởng thành, đều không được
quyền điều hành trang trại.
"Cha tôi không tin vào tài sản thừa kế", Peter Buffett nói. "Số cổ phiếu ở Berkshire
Hathaway chính là điểm khởi đầu thuận lợi của tôi. Nó khiến tôi nghĩ rằng đó là tất
cả những gì tôi sẽ nhận được. Người ta vẫn thường nghĩ rằng con cái sẽ nhận được
hàng đống tiền từ cha mẹ”.
Trên thực tế, vào năm 2006, Warren Buffett đã cam kết đóng góp 37 tỷ đôla cho Quỹ
từ thiện của Bill Gates. Ông cũng từng tuyên bố dành phần lớn tài sản của mình cho
các tổ chức phi lợi nhuận chứ không phải là con ông khi ông qua đời.
10


Mỗi người có một cách nuôi dạy con, có những người cho chúng tiền bạc của cải
nhưng với Buffet, thứ mà các con ông cần không phải là tài sản kếch xù của ông mà
chính là các bài học về giá trị cuộc sống.

11


III. KẾT LUẬN
Mỗi người sẽ luôn có một cách sống riêng, một định hướng để hướng tới thành
công. Mọi con đường đều dẫn tới La Mã. Quan trọng là sau cách sống ấy, những thứ
mà ta nhận được là gì.
Đối với Warren Buffett, sau thành công ông còn là người cha đáng kính, một người
lãnh đạo tài ba và hơn cả là người có những đóng góp vô hạn cho những mảnh đời
thiếu may mắn trên toàn thế giới.

Chúng ta, mỗi người cũng sẽ có một người thầy để học hỏi trong đời, theo đúng như
những gì Buffett căn dặn, để từ đó, có những định hướng trước hết cho chính cuộc
đời mình và sau đó mới là những người sống quanh ta. Với tôi, vẫn vậy, Warren
Buffet mãi mãi là một người thầy, một người lãnh đạo điển hình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình giảng dạy môn Phát triển Khả năng lãnh đạo – Chương trình Đào
tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Griggs
2. Cuộc
đời
Warren
Buffet
tham

khảo

tại

địa

chỉ

/>3. Các bí quyết làm giàu của Warren Buffett tham khảo tại địa chỉ
/>4. Cách nuôi dạy con của hiền tài xứ Omaha tham khảo tại địa chỉ
/>
12




×