Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về kỷ luật lao động tại công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.29 KB, 21 trang )

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ ngữ viết tắt
Nội dung đầy đủ
CNV

Công nhân viên

DN

Doanh nghiệp

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

NLĐ
NSDLĐ

Người lao động
Người sử dụng lao động

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNXH

Trách nhiệm xã hội


LỜI MỞ ĐẦU


Trong xã hội, nếu con người thực hiện các hoạt động lao động sản xuất đơn
lẻ, tách rời nhau thì mỗi người tự sắp xếp quá trình lao động của mình, hoạt động
của một người không ảnh hưởng đến hoạt động của những người khác và ngược lại.
Thế nhưng điều đó lại không xảy ra, vì con người luôn tồn tại cùng với xã hội loài
người. Trong cuộc sống, do nhiều lý do khác nhau như yêu cầu, điều kiện của quá
trình lao động, mục đích, lợi ích, thu nhập khiến người ta luôn có nhu cầu cùng thực
hiện một khối lượng công việc nhất định. Chính quá trình lao động chung của con
người đòi hỏi phải có trật tự nề nếp để hướng hoạt động của từng người vào việc
thực hiện kế hoạch chung và tạo ra kết quả chung đã định. Chính cái tạo ra trật tự nề
nếp trong quá trình lao động chung giữa một nhóm người hay trong một đơn vị đó
là kỷ luật lao động. Với ý nghĩa này, kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan đối với
tất cả cơ quan, doanh nghiệp (DN) hay tổ chức hay nền sản xuất nào. Đặc biệt,
trong điều kiện sản xuất ngày càng phát triển cùng với đó là trình độ phân công, tổ
chức lao động trong xã hội ngày càng cao và vì vậy kỷ luật lao động ngày càng trở
lên quan trọng.
Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội (TNXH) được hiểu một cách
rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức mà cả từ phương diện pháp lý.
Những hậu qủa do các vi phạm pháp luật của các DN do thiếu trách nhiệm gây ra
trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện đạo đức mà quan
trọng hơn cả là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp lý. Hiện nay,
nhiều DN lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, TNXH của DN đã trở thành một trong
những yêu cầu không thể thiếu được đối với DN bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, nếu DN không tuân thủ TNXH của DN sẽ không thể tiếp cận
được với thị trường thế giới. Nhiều DN khi thực thực hiện TNXH đã mang lại
những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thực hiện trách
nhiệm xã hội về kỷ luật lao động tại công ty cổ phần cao su Bà Rịa”


Chương 1: Cơ sở lý luận về TNXH trong kỷ luật lao động

1.1. Một số khái niệm cơ bản
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian,công nghệ và
điều hành sản xuất ,kinh doanh trong nội quy lao động.
(Nguồn:Theo điều 118 Bộ luật lao động năm 2012)
Nội quy lao động là những quy định do NSDLĐ ban hành được áp dụng cho
NLĐ trong công việc
Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử
dụng lao động áp dụng đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao
động bằng cách bắt họ chịu một trong các hình thức kỷ luật
1.2.

Ý nghĩa của kỷ luật lao động
Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, NSDLĐ có thể bố trí sắp xếp lao
động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống NLĐ và trật tự xã hội
nói chung.
Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố
quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm
nguyên vật liệu
Tuân thủ kỷ luật lao động, NLĐ có thể tự rèn luyện để trở thành người công
nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với
những tiêu cực trong lao động sản xuất.
Trật tự, nề nếp của một DN và ý thức tuân thủ kỷ luật của NLĐ là những yếu
tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa. Đó cũng là điều kiện để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp cho NLĐ không bị bỡ ngỡ khi
làm việc trong các điều kiện khác biệt.
1.3.

Nội dung của nội quy lao động
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Biểu thời giờ làm việc trong ngày,
trong tuần, thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày nghỉ hàng

tuần, ngày nghỉ lễ hàng năm, nghỉ về việc riêng, số giờ làm thêm trong ngày, trong
tuần, trong tháng, trong năm.
Trật tự trong doanh nghiệp: phạm vi làm việc, đi lại, những yêu cầu khác về
giữ gìn trật tự chung.
An toàn lao động và vệ sinh lao động ở nơi làm việc: việc chấp hành những
biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động,
tuân thủ các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động…
Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị: các loại tài sản, tài
liệu, số liệu, tư liệu của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý lao động và trách
nhiệm vật chất:người sử dụng lao động có trách him cụ thể hóa từng loại hành vi vi


phạm, các hình thức xử lý, các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại và
phương thức bồi thường nhưng không được trái với thỏa ước lao động tập thể và
các quy định khác của pháp luật.
Nội quy lao động được phổ biến đến từng người lai động và những nội dung
chính của nội quy lao động phải được niêm yết ở nơi làm việc, phòng tuyển dụng
lao động và những nơi cần thiết khác.
Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác.
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng
văn bản.
Trước khi ban hành nội quy, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến
với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
NSDLĐ phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan lao động cấp tỉnh và có
kiệu lực kể rừ ngày được đăng ký.
1.4. Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động
Khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ các
nguyên tắc pháp lý sau:
- Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một

người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng
hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động
trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay
khả năng điều khiển hành vi.
- Cấm xâm phạm thân thể, nhân phẩm người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật lao
động.
- Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
- Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công theo quy định của pháp
luật.
1.5. Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động
Cơ sở để xác định trách nhiệm kỷ luật là có hành vi vi phạm kỷ luật
lao động và có lỗi.
- Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là sự vi phạm các nghĩa vụ lao động
trong một quan hệ lao động nhất định. Khi xác định căn cứ này, không thể kết luận
chung chung rằng có hành vi vi phạm kỷ luật lao động mà phải xác định rõ đó là
hành vi vi phạm những nghĩa vụ lao động cụ thể nào trong quan hệ lao động mà họ
tham gia. Hành vi đó thể hiện ở việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực
hiện sai nghĩa vụ lao động.
- Lỗi: người lao động chỉ bị chịu trách nhiệm kỷ luật khi họ có hành vi vi
phạm kỷ luật và có lỗi. Khi không có lỗi, mặc dù có hành vi vi phạm thì cũng không
đủ cơ sở để áp dụng trách nhiệm kỷ luật. Người lao động sẽ bị coi là có lỗi, nếu họ
vi phạm kỷ luật lao động trong khi họ có đầy đủ điều kiện và khả năng thực tế để


thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình. Căn cứ vào yếu tố lý trí và ý chí khi vi
phạm, có 2 loại lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
1.6. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động
- Kỷ luật bằng hình thức khiển trách
- Kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời gian nâng lương, thăng chức

- Hình thức kỷ luật sa thải
(Nguồn: Điều 125, Bộ Luật Lao động năm 2012)
1.7. Nội dung đánh giá TNXH của DN về kỷ luật lao động
Khi tiến hành đánh giá về TNXH của DN về kỷ luật lao động ,có thể đánh
giá qua các tiêu chí sau:
- Không có hiện tượng phạt về thể xác, nhục hình, lăng mạ, ép buộc, trừ
lương,..
- Có quy định về thưởng phạt, kỷ luật phù hợp với luật pháp,phổ biến cho
cán bộ công nhân viên để họ biết cách áp dụng và khiếu nại nếu cần.
- Phỏng vấn Chủ tịch công đoàn về các kỷ luật lao động
- Xem hồ sơ của các vụ kỷ luật, thưởng phạt, lý do và các biện pháp đã thực
hiện
- Công nhân viên,công đoàn,các bên liên quan biết rõ về qui định thưởng
phạt, họ có thể dễ dàng khiếu nại mà không bị ảnh hưởng gì.
- Xem sổ khám sức khỏe để tìm hiểu xem cán bộ công nhạn viên có bị đánh
đập, nhục mạ không,….
























Chương 2: Thực trạng thực hiện TNXH về kỷ luật lao động tại công ty cổ phần cao
su Bà Rịa
2.1. Tổng quan về DN
2.1.1. Giới thiệu chung về DN
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa
Địa chỉ: Quốc lộ 56, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Số điện thoại: 064.3881964
Website: htpp://www.baruco.com.vn
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cao su Bà Rịa là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của
Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Cao su Việt
Nam được thành lập ngày 11/6/1994;
Ngày 01/05/2004, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Tổng công
ty Cao su Việt Nam, Công ty cao su Bà Rịa cổ phần hóa 1 bộ phận của doanh
nghiệp là nông trường Hòa Bình và Nhà máy chế biến cao su Hòa Bình để thành
lập Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình;
Ngày 24/12/2009, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp cao su
Việt Nam đã phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su Bà Rịa thành Công
ty TNHH MTV. Ngày 01/01/2010, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH
MTV Cao su Bà Rịa, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Ngày 31/12/2015, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã Ban hành

Quyết định về việc Phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cao
su Bà Rịa - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam;
Ngày 11/03/2016, Công ty TNHH MTV cao su Bà Rịa đã tổ chức thành
công cuộc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh;
Ngày 28/04/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần cho Công ty cổ phần Cao su
Bà Rịa với vốn điều lệ đăng ký là 1.125.000.000.000 đồng;
Ngày 01/05/2016, Công ty bắt đầu hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ
phần;
Ngày 30/06/2016, Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
đăng ký Công ty đại chúng;
Ngày 11/05/2017, Công ty được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán với tổng số lượng chứng khoán
đăng ký là 112.500.000 cổ phần.
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Trồng cây cao su;
Khai thác gỗ;
Sản xuất sản phẩm từ cao su;
Bán buôn chuyên doanh khác chưa phân vào đâu;











Xây dựng nhà các loại;
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng;
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
Điều hành tua du lịch;
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
Hoạt động dịch vụ trồng trọt;
...
2.1.4. Nguồn nhân lực tại DN
Năm 2017, Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa có đội ngũ làm việc đông đảo là
1.510 người. Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo bài bản, được trang bị những kiến thức
về công nghệ mới và có nhiều năm kinh nghiệm, sáng tạo trong công việc
Bộ máy cơ cấu tổ chức nhân lực quy mô và chuyên sâu vào từng lĩnh vực
Cán bộ công ty cổ phần Cao su Bà Rịa không những được trang bị về cơ sở
vật chất đáp ứng nhu cầu công việc mà còn được hưởng nhiều khoản ưu đãi như
tiền thưởng, tiền làm thêm giờ
Bảng 2.1. Nguồn nhân lực phân theo giới tính và trình độ tại Công ty cổ phần Cao
su Bà Rịa giai đoạn 2015 – 2017
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Số lượng Tỷ
(Người)
(%)
Tổng số
Giới tính
Nam
Nữ

lệ Số lượng Tỷ
(Người)

(%)
100

lệ Số
lượng
(Người)
1.510

Tỷ
(%)

1.302

100

1.395

765
537

58,76
41,24

807
588

57,85
42,15

902

608

59,74
40,26

Trình độ
Trên Đại học

162

12,44

170

12,19

187

12,38

Đại học

520

39,94

568

40,72


626

41,46

Cao
đẳng, 375
Trung cấp
Trình độ khác 245

28,80

406

29,10

472

31,26

18,82

251

17,99

225

14,90

lệ


100

(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa)
2.1.3. Bộ máy tổ chức công ty cổ phần Cao su Bà Rịa
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Công ty được sắp xếp theo yêu cầu
hoạt động kinh doanh, phù hợp với điều lệ của Công ty. Bộ máy giúp việc là các
Phòng trực thuộc Công ty gồm:


Phòng Tổ chức-Hành Chính;


Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp về lĩnh
vực tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công nhân viên chức lao động; đào tạo; thi
đua khen thưởng; lao động tiền lương, tiền công; việc làm, đào tạo nghề cho người
lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn, vệ sinh lao
động; hành chính – quản trị, lễ tân khánh tiết, thư ký - tổng hợp, văn thư lưu trữ;
công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Trưởng Phòng: Nguyễn Minh Đoan
Phó Phòng: Hoàng Văn Thành, Nguyễn Hồng Kỳ, Hồ Phan Trường Giang,
Trần Đức Huệ


Phòng Tài chính - Kế toán;
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp quản
lý về công tác tài chính – kế toán của Công ty.
Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và hàng năm trình Lãnh đạo
Công ty phê duyệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện;
Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

theo Luật Kế toán, quy chế tài chính và các văn bản pháp quy liên quan khác của
Nhà nước và của Tập đoàn quy định;
Lập đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính theo đúng quy định. Lập kế
hoạch thu chi tài chánh tháng, quí, năm để cân đối kịp thời nguồn vốn đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trước mắt và lâu dài;
Chủ trì tổ chức thực hiện công tác kiểm kê tiền vốn, công cụ, vật tư, tài sản
theo định kỳ hàng năm. Kịp thời phản ảnh kết quả kiểm kê tài sản, đồng thời đề
xuất các biện pháp xử lý;
Trưởng Phòng: Nguyễn Ngọc Thịnh
Phó Phòng: Huỳnh Thị Từ Ái



Phòng Kế Hoạch - Xây dựng cơ bản;
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp về
công tác kế hoạch, kinh doanh, đầu tư và công tác xây dựng cơ bản của Công ty.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công ty xây dựng quy hoạch, định
hướng chiến lược phát triển, các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm (kế hoạch
sản xuất, tiêu thụ, giá thành; cung ứng nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị ...)
của Công ty. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát
triển phù hợp với từng thời kỳ phát triển theo mục tiêu của Công ty đặt ra. Theo dõi,
kiểm tra và đề xuất các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện các chương trình, kế
hoạch đã được Công ty xác định;
Tham gia quản lý các vấn đề về giá cả và cung cấp các mặt hàng theo sự chỉ
đạo của Lãnh đạo Công ty;
Lập và quản lý các hợp đồng kinh tế liên quan đến việc mua, bán vật tư, máy
móc thiết bị và sản phẩm mủ cao su, cây cao su . . .;


Quản lý, theo dõi việc cấp phát, khoán vật tư cho nhu cầu sản xuất Công ty

theo tiến độ kế hoạch;
Tham gia giám định hiện trạng, lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa
các loại máy móc, thiết bị và các loại phương tiện vận chuyển;
Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc quyết định đầu tư xây dựng, sửa
chữa các công trình xây dựng cơ bản cũng như các công trình, máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất, đời sống CBCNV;
Trưởng Phòng: Phạm Văn Khiên
Phó Phòng: Nguyễn Thành Linh


Phòng Thanh tra - Bảo vệ;
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp về lĩnh
vực kỹ thuật nông nghiệp, quản lý đất nông nghiệp và các lĩnh vực khác liên quan
đến chuyên ngành cao su thiên nhiên của Công ty; là đầu mối tổ chức nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực trên.
Tham gia xây dựng và thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác liên quan đến sản
xuất cao su thiên nhiên của Công ty;
Trưởng Phòng: Lê Ngọc Duy
Phó Phòng: Hồ Văn Đạo



Phòng Kỹ thuật;
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp về lĩnh
vực kỹ thuật nông nghiệp, quản lý đất nông nghiệp và các lĩnh vực khác liên quan
đến chuyên ngành cao su thiên nhiên của Công ty; là đầu mối tổ chức nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực trên.
Tham gia xây dựng và thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác liên quan đến sản

xuất cao su thiên nhiên của Công ty;
Theo dõi, quản lý, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất đai trong Công ty;
Tham mưu về việc đầu tư khoa học kỹ thuật, áp dụng các biện pháp tăng
năng suất;
Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Xây dựng cơ bản tham mưu cho Lãnh đạo
Công ty trong công tác đầu tư phân bón, các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật …
phù hợp với từng loại giống, tuổi cây…và từng loại mủ nguyên liệu đưa vào chế
biến;
Xây dựng các đề án, phương án áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật tiên
tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây;
Trưởng Phòng: Hoàng Văn Ngọc
Phó Phòng: Đoàn Ngọc Thanh, Đinh Ngọc Ánh




Phòng Quản lý chất lượng;
Có chức năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện Quản lý chất lượng sản phẩm
cao su và ghi nhãn hiệu hàng hóa theo qui định của pháp luật.
Phòng Quản lý chất lượng nằm trong hệ thống của Phòng thí nghiệm quốc
gia theo tiêu chuẩn ISO/IEC 7025:2005.
Theo dõi việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, sản
phẩm phù hợp tiêu chuẩn TCVN 3769:2004, hệ thống quản lý phòng thí nghiệm
ISO/IEC 17025:2005;
Thực hiện việc cấp chứng chỉ chất lượng cho các sản phẩm SVR của nhà
máy theo TCVN 3769:2004;
Thực hiện hệ thống chất lượng phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025:2005;
Kiểm nhanh các mẩu thử phục vụ sản xuất;
Trưởng Phòng: Trần Văn Chương
Phó Phòng: Mai Thị Minh Trang




Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh;
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp quản
lý về việc tiêu thụ cao su, kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu tình hình về cung,
cầu, giá cả các sản phẩm mủ cao su và sản phẩm từ cao su trong nước và ngoài
nước để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
Xây dựng các phương án, tổ chức quản lý công tác xuất, nhập khẩu của Công
ty;
Nghiên cứu thị trường giá, kịp thời nắm bắt các thông tin diễn biến về thị
trường giá trong và ngoài nước. Báo cáo nhanh về giá cả hàng ngày, hàng tuần cho
Lãnh đạo Công ty biết;
Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc ban hành quy chế, quy định giải
quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu cao su và
các mặt hàng khác;
Nghiên cứu và tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc xây dựng các
biện pháp, sách lược hợp tác quốc tế trong xuất khẩu cao su nhằm đối phó với
những biến động thị trường về giá;
Thực hiện các hoạt động về tiếp thị, giao dịch với khách hàng trong các lãnh
vực xuất, nhập khẩu của Công ty;
Thực hiện các thủ tục giao, nhận hàng hoá xuất, nhập khẩu (thơ, hợp
đồng…) theo lệnh của Lãnh đạo Công ty;
Trưởng Văn Phòng: Vũ Thị Hồ Thủy
2.2. Thực trạng thực hiện TNXH về kỷ luật lao động tại công ty cổ phần Cao su Bà
Rịa
2.2.1. Về ban hành nội quy lao động


Kỷ luật lao động được thể hiện trong nội quy lao động. DN sử dụng từ 10 lao

động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Nội quy lao động phải đăng ký
tại cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Theo quy định của pháp luật, việc ban hành nội quy lao động vừa là quyền,
vừa là nghĩa vụ của NSDLĐ. Trước khi ban hành nội quy, NSDLĐ phải tham khảo
ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở tại DN
Pháp luật đòi hỏi nôi quy lao động phải được thông báo đến từng NLĐ. Trên
thực tế, mỗi DN thực hiện việc thông báo nội quy cho NLĐ khác nhau, chẳng hạn:
gửi cho những người có nhu cầu nộp hồ sơ xin việc bản nội quy kèm theo thông báo
tuyển dụng lao động của DN, phát cho mỗi NLĐ một bản nội quy khi mới tuyển
dụng họ nhưng có DN lại tổ chức họp và đọc cho NLĐ nghe, ….
Dưới đây là một số nội dung chính của Nội quy lao động tại Công ty cổ phần
Cao su Bà Rịa:
* Thời gian làm việc:
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp thời gian làm việc của các chức danh tại Công ty
Cao su Bà Rịa
Chức danh
Thời gian Quỹ thời gian tiêu chuẩn trong năm
làm việc
1. CN khai thác và CN Bình quân 6 - Tổng số ngày trong năm: 365 ngày
chế biến mủ cao su
giờ/ngày
- Tổng số ngày nghỉ hàng tuần: 52 ngày
- Ngày nghỉ phép năm (BQ): 18 ngày
- Tổng số ngày nghỉ lễ, tết: 10 ngày
2. CN trồng và chăm sóc Bình quân 8 - Tổng số ngày trong năm: 365 ngày
cao su
giờ/ngày
- Tổng số ngày nghỉ hàng tuần: 52 ngày
- Ngày nghỉ phép năm (BQ): 16 ngày
- Tổng số ngày nghỉ lễ, tết: 10 ngày

3. Người quản lý; Viên - 8 giờ/ngày - Tổng số ngày trong năm: 365 ngày
chức chuyên môn nghiệp 40 - Tổng số ngày nghỉ hàng tuần: 104 ngày
vụ, thừa hành, phục vụ
giờ/tuần
(52 ngày thứ Bảy và 52 ngày Chủ nhật)
(tương ứng - Ngày nghỉ phép năm (BQ): 15 ngày
05 ngày)
- Tổng số ngày nghỉ lễ, tết: 10 ngày
4. Các chức danh còn lại: Bình quân 8 - Tổng số ngày trong năm: 365 ngày
Tổ trưởng sản xuất; Tổ giờ/ngày
- Tổng số ngày nghỉ hàng tuần: 104 ngày
trưởng và công nhân cơ
(52 ngày thứ Bảy và 52 ngày Chủ nhật)
khí, điện, sửa chữa ô tô;
- Ngày nghỉ phép năm (BQ): 15 ngày
CN lái xe máy kéo, xe
- Tổng số ngày nghỉ lễ, tết: 10 ngày
tải; nhân viên kỹ thuật;…
Nguồn: Điều 6, chương II, Phụ lục 1 – Nội quy lao động Công ty


Riêng đối với CN bảo vệ vườn cây, do đặc thù tính chất công việc cần phải
luôn có người túc trực bảo vệ tại vườn cây, cho nên ngoài thời gian làm việc theo
tiêu chuẩn , các nông trường bố trí CN bảo vệ luân phiên có mặt trực tại các chốt
trong vườn cây cao su để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kịp thời khi có nhu
cầu cần thiết.
Vào mùa thu hoạch mủ cao điểm các tháng 1, 9, 10,11, 12 hàng năm, đối với
NLĐ làm công việc khai thác, chế biến và các công việc khác liên quan đến sản
xuất chính vẫn làm việc ngày chủ nhật.
* Trật tự trong DN

NLĐ khi đi công tác phải có sự phân công, phân nhiệm của cán bộ quản lý,
không được tự ý nghỉ việc, khi nghỉ phải có xin phép, cụ thể như sau:
- Nghỉ 01 ngày phải làm đơn xin phép, trường hợp bệnh hoặc có việc riêng
đột xuất có thể báo cáo xin phép bằng miệng với thủ trưởng quản lý trực tiếp (lãnh
đạo phòng, Ban Giám đốc các đơn vị), riêng CN trực tiếp phải xin phép tổ trưởng,
đội trưởng.
- Nghỉ từ 02 đến 05 ngày, phải viết đơn xin phép phải được lãnh đạo phòng
hoặc Ban Giám đốc đơn vị chấp nhận mới được nghỉ.
- Nghỉ trên 05 ngày đơn xin phép phải được lãnh đạo phòng hoặc Ban Giám
đốc đơn vị và Ban Tổng Giám đốc Công ty chấp thuận mới được nghỉ
- Trường hợp nghỉ từ 01 tháng trở lên phải làm đơn xin tạm hoãn hợp đồng
lao đồng (trừ trường hợp nghỉ hộ sản).
2.2.2. Các hình thức kỷ luật lao động, xử lý kỷ luật lao động tại Công ty cổ phần
Cao su Bà Rịa
Các hình thức kỷ luật lao động là những chế tài của trách nhiệm kỷ luật do
pháp luật quy định. Trong nội quy lao động phải quy định các hình thức xử lý kỷ
luật lao động và các quy định này phải không được trái với pháp luật lao động cũng
như pháp luật khác. Theo quy định của Bộ Luật lao động, có 3 hình thức kỷ luật lao
động là: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển
làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc
cách chức; sa thải. Tùy theo mức độ vi phạm của NLĐ mà NSDLĐ áp dụng một
trong các hình thức kỷ luật lao động này cho phù hợp
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động
Nếu NLĐ vi phạm 1 trong 20 trường hợp tại Điều 26 của Nội quy lao động
hoặc vi phạm pháp luật lao động đều được coi là vi phạm kỷ luật và phải chịu các
hình thức kỷ luật lao động
- Các hình thức xử lý kỷ luật lao động:


Mọi trường hợp vi phạm nội quy lao động đều bị xem xét kỷ luật, tùy theo

tính chất, mức độ vi phạm kỷ luật của NLĐ sẽ bị xử theo các 3 hình thức:
Cấp độ 1: khiển trách, có thể bằng miệng (mức độ rất nhẹ) hoặc bẳng văn bản;
Cấp độ 2: kéo dài thời gian nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc cách chức
Cấp độ 3: Sa thải
Trường hợp các văn bản khác của Công ty có ghi mức chế tài xử lý vi phạm thì thực
hiện theo các chế tài đó
- Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động:
+ Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một
hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm
kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi
phạm nặng nhất.
+ Không xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây:
. Đang ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ;
. Đang bị tạm giữ, tạm giam;
. Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận
đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
. Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; NLĐ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
- Không xử lý KLLĐ đối với NLĐ vi phạm KLLĐ trong khi mắc bệnh tâm
thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình.
- Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của NLĐ khi xử lý vi
phạm KLLĐ;
- Cấm dùng hình thức phạt tiền thay việc xử lý KLLĐ;
- Cấm xử lý KLLĐ vì lý do tham gia đình công có tổ chức đúng luật hiện
hành.
Các hình thức xử lý kỷ luật lao động của Công ty cũng không vi phạm pháp
luật không những thế mà còn rất hợp pháp mang tính nhân văn cao


- Ngoài những điều mà nội quy lao động nêu trên, bản nội quy lao động còn

quy định một số điều sau:
+ Quy định về văn hóa Công ty: Trang phụ khi đi làm, mối quan hệ lao động
trong Công ty
+ An toàn và vệ sinh lao động
- Mức bồi thường khi NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi
khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ: (điều 31)
2.2.3. Thực trạng xử lý kỷ luật lao động tại công ty cổ phần Cao su Bà Rịa
Hàng năm, Công ty đều tổng kết số nhân viên bị kỷ luật lao động và lập báo
cáo tổng kết rút kinh nghiệm cho toàn thể công nhân viên công ty
Bảng 2.3. Tổng kết số nhân viên bị kỷ luật lao động giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: người
Hình thức kỷ luật
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nhân viên bị khiển trách bằng miệng
7
8
7
Nhân viên bị khiển trách bẳng văn bản

9

6

5

Nhân viên bị kéo dài thời hạn nâng lương 5
4
2
không quá 6 tháng
Nhân viên bị cách chức

3
2
2
Nhân viên bị sa thải
2
1
1
Tổng số lao động bị kỷ luật lao động
26
21
17
(Nguồn: Phòng nhân sự công ty cổ phần Cao su Bà Rịa)
Theo kết quả từ bảng số liệu 2.3, ta thấy số nhân viên bị kỷ luật qua 3 năm có
xu hướng giảm.
Nguyên nhân bị xử lý kỷ luật của những lao động này là vi phạm nội quy lao
động về thời gian làm việc, nghỉ ngơi vi phạm về trật tự công ty, các nội dung trong
nội quy lao động quy định và các vi phạm khác không có trong nội quy lao động
Bảng 2.4. Số nhân viên bị khiển trách bằng miệng năm 2017
Lý do bị khiển trách bằng miệng
Số lượng (người)
Vi phạm trang phục tại nơi làm việc
5
Vi phạm thời gian làm việc (dưới 3 lần/tháng) 2
Tổng
(Nguồn: Phòng nhân sự công ty cổ phần Cao su Bà Rịa)
Bảng 2.5. Số nhân viên bị cảnh cáo bằng văn bản năm 2017
Lý do bị kỷ luật lao động
Số lượng (người)
Vi phạm thời gian làm việc (trên 3 lần/tháng) 3
Vi phạm trật tự công ty

1


Vi phạm về bảo vệ tài sản
Tổng

1
5

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty cổ phần Cao su Bà Rịa)
Theo số liệu bảng 2.4 và bảng 2.5, ta thấy số lao động bị cảnh cáo bằng văn
bản chủ yếu là lỗi nhỏ hoặc không có hành vi vi phạm quá đáng. Có 3 người vi
phạm thời gian làm việc (trên 3 lần/tháng), cụ thể là: đến muộn giờ làm so với quy
định của Công ty và đang trong giờ làm việc thì ra ngoài mà không báo cáo với cán
bộ quản lý trực tiếp. Có 1 người vi phạm lỗi trật tự công ty với lý do sử dụng điện
thoại trong giờ làm việc. Và có 1 người vi phạm lỗi bảo vệ tài sản là ra khỏi phòng
không tắt điện và điều hòa
Bảng 2.6. Số nhân viên bị cách chức, và kéo dài thời hạn nâng lương năm 2017
Lý do bị kỷ luật lao động
Số nhân viên (người)
Thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc
3
Tham ô, trộm cắp
0
Cố ý truyền đạt thông tin không chính xác
1
Tổng
4
Nguồn: Phòng nhân sự công ty cổ phần Cao su Bà Rịa
Từ số liệu bảng 2.6, ta thấy số nhân viên bị giáng chức do vi phạm thiếu trách

nhiệm khi thực hiện công việc là 03 người và không có nhân viên nào vi phạm tham
ô trộm cắp, có 01 nhân viên bị hạ bậc lương do cố ý truyền đạt thông tin không
chính xác
Bảng 2.7. Số nhân viên bị kỷ luật sa thải năm 2017
Lý do bị sa thải
Số nhân viên (người)
Chủ tâm kìm hãm hoạt động của sản xuất kinh 0
doanh của Công ty
Hành hung hoặc đe dọa NSDLĐ, đồng nghiệp
0
Vi phạm nguyên tắc quản lý thông tin mật
1
Làm sai lệch sổ sách, chứng từ gây thiệt hại về 0
người, tài sản của Công ty trên 5 triêu đồng
Nguồn: Phòng nhân sự công ty cổ phần Cao su Bà Rịa
Từ bảng số liệu 2.7, ta thấy số nhân viên bị sa thải năm 2015 là 1 người, lý do
vì vi phạm nguyên tắc quản lý thông tin mật
2.3. Đánh giá TNXH của Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa trong việc thực hiện kỷ
luật lao động
2.3.1. Những mặt đạt được
- Ban giám đốc cùng lãnh đạo công ty đã thể hiện TNXH của mình qua việc
giám sát và chỉ đạo sát sao kỷ luật lao động, hỗ trợ giúp đỡ NLĐ trong việc tiếp cận


nội quy lao động của công ty để NLĐ nắm bắt và hiểu về nội dung của nội quy
công ty
- Giám đốc công ty có văn bản về nội quy lao động, kỷ luật lao động và đã
thông báo đến từng NLĐ cũng như niêm yết ở những nơi NLĐ dễ nhìn thấy nhất
như trên các bảng tin, xưởng làm việc,…;
- Công ty đã đưa ra các hình thức xử phạt NLĐ hợp tình hợp lý dựa trên nhiều

cơ sở xác thực chứ không phiến diện chung chung;
- Các hình thức xử lý kỷ luật không mang tính ép buộc và đặc biệt Công ty
không xử lý kỷ luật phạt tiền, trừ lương, các hình thức kỷ luật vi phạm pháp luật lao
động;
- Công ty đã thực hiện tốt những yêu cầu của NLĐ về bảo hộ lao động, đảm
bảo môi trường làm việc hợp vệ sinh an toàn lao độn, ít độc hại. Quan tâm tới sự an
toàn của NLĐ tạo điều kiện cho NLĐ thực hiện nghĩa vụ, tuân thủ chấp hành tốt kỷ
luật lao động;
- Công ty đã tổ chức quản lý và kiểm tra quá trình lao động cũng như quá trình
sản xuất kinh doanh trong công ty một cách có kế hoạch và quy mô
- Trong quá trình xây dựng, Công ty đã ban hành quy định chung về kỷ luật
lao động thì ban lãnh đạo công ty có tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn
và được sự đồng ý thống nhất của ban chấp hành công đoàn cũng như tập thể NLĐ
trong công ty
- Trong công ty không có hiện tượng phạt về thể xác, nhục hình, lăng mạ hình
ảnh NLĐ
- CNV trong Công ty có quyền khiếu nại các quy định thưởng phạt mà không
bị ảnh hưởng gì đến quyền lợi của họ
Nhìn chung, TNXH của DN được ghi nhận và áp dụng vào công ty đem lại
nhiều quyền lợi và bảo vệ lợi ích của NLĐ
2.3.2. Những hạn chế
- TNXH của Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa chưa thật sự đầy đủ
- Vẫn còn hiện tượng cán bộ quản lý thờ ơ, bao che cho những vi phạm về kỷ
luật lao động cho nhân viên trong công ty
- Quy định về kỷ luật lao động đôi khi còn áp dụng hà khắc khiến CNV, NLĐ
cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi, bị xâm phạm về quyền tự do của mình
- Thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động của DN còn chưa minh bạch, rõ ràng
- Công tác tuyên truyền nội quy lao động cho CNV, NLĐ làm việc tại công ty
còn hạn chế
- Trong các cuộc xử lý vi phạm kỷ luật lao động không có đại diện công đoàn

tham gia và chỉ mời ban chấp hành tham gia xử lý kỷ luật bằng miệng cho nên thiếu
tính trang trọng


- Kỷ luật lao động nhiều khi áp dụng khuôn khổ, cứng nhắc, không cân nhắc
các yếu tố xung quanh nên dễ để mất những NLĐ tài năng
- Ngoài ra, nhận thức về TNXH giữa NSDLĐ với NLĐ trong công ty còn có
sự xa cách khá lớn
- Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền nội quy lao động cho NLĐ còn
nhiều hạn chế.
- Cán bộ thực hiện xây dựng nội quy lao động còn có trình độ hạn chế


Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị về việc thực hiện TNXH trong kỷ luật
lao động tại Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa
3.1. Một số giải pháp
- NSDLĐ cần có sự tự giác trong việc thực hiện TNXH của chính mình
- Đối với NLĐ, DN phải coi NLĐ là tài sản lớn nhất của mình, chăm lo tới đời
sống NLĐ, chăm lo tới đời sống vật chất, bảo đảm cho NLĐ không chỉ tái sản xuất
lao động mà còn được nâng cao trình độ chuyên môn, chăm lo cho sức khỏe NLĐ
- NLĐ cần thực hiện đúng những cam kết trong HĐLĐ; làm việc tại DN phù
hợp với những cam kết khi được bồi dưỡng nâng cao trình độ
- Luật pháp phải đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa NSDLĐ với NLĐ, giữa hai
bên phải thường xuyên trao đổi thông tin để thông cảm lẫn nhau, tránh sự hiểu
nhầm không cần thiết hay ưu đãi thác quá cho một trong các bên
- Công ty nên tổ chức các buổi đào tạo, trao đổi để NLĐ hiểu rõ nội dung, mục
đích, quyền lợi, trách nhiệm của kỷ luật lao động. Qua đó, nâng cao ý thức tôn trọng
và tự giác chấp hành. Đây là biện pháp quan trọng có thể áp dụng cho NLĐ bằng
nhiều cách thức khác nhau. Nó cũng là biện pháp bao trùm nhất, vì nhìn chung tất
cả các giải pháp đều nhằm mục đích chung là giúp NLĐ nhận định được nội dung

để chấp hành kỷ luật lao động
- Phát động phong trào thi đua tìm hiểu về pháp luật lao động nói chung và
pháp luật về kỷ luật lao động nói riêng thông qua các hình thức như: viết bài luận,
thi diễn kịch về chủ đề thực hiện kỷ luật lao động trong DN,….
- Tăng cường hoạt động thanh kiểm tra việc thực hiện nội quy lao động của
NLĐ để có được các tài liệu chính xác trong việc xử lý lao động đối với NLĐ
- Công ty cần tiếp tục hoàn thiện và thay đổi các quy định nội dung nội quy
lao động theo những quy định mới của pháp luật
- Các bước tiến hành kỷ luật lao động phải được tiến hành đúng theo thẩm
quyền của người có trách nhiệm và theo đúng trình tự xử lý. Phải tuân thủ theo
nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành
- Cần thu thập đầy đủ bằng chứng vi phạm của NLĐ trước khi tiến hành xử lý
kỷ luật lao động với NLĐ
- Phải rèn luyện tính tự giác chấp hành nội quy lao động trước khi tiến hành
xử lý kỷ luật lao động với NLĐ
- Trong các cuộc xử lý kỷ luật lao động Công ty cần có sự tham gia của đại
diện công đoàn Công ty nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch
3.2. Một số kiến nghị
- Đối với Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa


Công ty nên áp dụng hình thức xử lý kỷ luật từ thấp đến cao, tránh áp dụng
ngay các hình thức xử phạt cao nhất đó là sa thải vì nó làm cho NLĐ luôn có tâm lý
sợ hãi, căng thẳng khi làm việc dẫn tới hiệu quả, năng suất lao động giám sát
Công ty nên tạo điều kiện về thời gian và địa điểm cho công đoàn và NLĐ có
những buổi sinh hoạt công đoàn để công đoàn có thể tuyên truyền nội dung của nội
quy lao động cũng như trao đổi các vấn đề vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ
Công ty chỉ nên coi các biện pháp xử lý kỷ luật lao động là hình thức nhằm
nâng cao ý thức trách nhiệm của NLĐ thôi, không nên áp dụng nó một cách thường
xuyên cứng nhắc

Công ty nên có hình thức khen thưởng nhân viên có thành tích xuất sắc trong
việc thực hiện nội quy lao động
Công ty nên có những hình thức “lấy công chuộc tội” để khuyến khích NLĐ
tiến bộ, biết hối lỗi và cơ hội sửa sai
- Đối với Nhà nước
Bộ luật lao động 2012 vẫn chưa làm rõ mức độ thiệt hại như thế nào là “đặc
biệt nghiêm trọng” thì sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải. Do đó, pháp luật lao động cần
nhanh chóng có quy định hướng dẫn thế nào là thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng
Thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động
2012 chỉ nên áp dụng bắt buộc đối với trường hợp kỷ luật sa thải; Kéo dài thời hạn
nâng lương không quá 06 tháng; cách chức. Còn đối với hình thức kỷ luật khiển
trách, pháp luật nên cho phép người sử dụng lao động có thể tiến hành kỷ luật người
lao động mà không bắt buộc phải mở phiên họp kỷ luật với đầy đủ các thành phần
tham gia. Vì sở dĩ, hình thức kỷ luật khiển trách cũng không phải là một hình thức
kỷ luật nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động nếu bị áp dụng
Nhà nước tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật lao động tới các DN và
NLĐ để cả hai cùng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề kỷ luật lao động và
thực hiện nó chính xác hơn
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra để có biện pháp xử lý đối với DN không
thực hiện TNXH về kỷ luật lao động


KẾT LUẬN
Nhiều DN cho rằng, TNXH của DN là tham gia vào các chương trình trợ giúp
các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình
nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ mặc dù
các hoạt động xã hội là một phần không thể thiếu trong trách nhiệm của một Công
ty, quan trọng hơn, một DN phải dự đoán được, đo lường được những tác động về
xã hội và môi trường hoạt động của DN và phát triển những chính sách làm giảm

bớt những tác động tiêu cực
TNXH của DN còn là cam kết của DN đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền
vững, hợp tác cùng NLĐ, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện
chất lượng cuộc sống của họ. Tại công ty cổ phần Cao su Bà Rịa, TNXH của DN đã
được thể hiện rất rõ ràng trong vấn đề kỷ luật lao động. NLĐ được hiểu và nắm rõ
từng điều khoản cụ thể. Tuy rằng Công ty còn nhiều bất cập trong thực hiện TNXH
của mình nhưng trong tương lai Công ty đang cố gắng để xây dựng hoàn thiện hơn
nhiệm vụ quan trọng này


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật lao động năm 2012
2. Bùi Phan Dung (2014), “Người lao động quan tâm tới trách nhiệm xã hội
của doanh nghiêp”
3. Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa, />
1.html
4. Hoàng Thị Huyền, (2016), “KLLĐ và trách nhiệm KLLĐ trong pháp luật
Vieetk Nam”, Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội.
5. ThS. Diệp Thành Nguyên, QuanTri.vn Biên tập và hệ thống hóa,
/>6. Nội quy lao động Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa,
/>%20%C4%91%E1%BB%8Bnh/Q%C4%90%20542%20ngay
%2014.3.18.pdf
7. Khoa Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Lao động Xã hội, (2016), “
Bài giảng trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp trong lao động”
8. Phòng Nhân sự công ty cổ phần Cao su Bà Rịa
9. />


×