Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong phân môn tập làm văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.48 KB, 15 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP DÀN Ý KHI VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ
TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng, là nền móng để phát triển toàn diện nhân
cách học sinh. Trong đó việc học tập, rèn luyện thông qua môn Tiếng Việt không
những giúp các em năng lực sử dụng tốt tiếng Việt mà còn rèn luyện cho các em
nhiều kĩ năng khác để giúp các em phát triển một cách toàn diện. Thông qua các bài
Tập làm văn các em thể hiện được cảm xúc, tình cảm đối với con người, với quê
hương, đất nước, các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp … từ đó dần dần hình
thành nên nhân cách con người Việt Nam. Muốn giúp các em làm được điều đó đòi
hỏi mỗi người giáo viên phải dày công rèn luyện các em từ những kĩ năng nhỏ nhất.
Trong đó bước lập dàn ý cho bài văn là một trong những bước quan trọng, nếu làm
việc này hợp lí, chặt chẽ các em sẽ định hướng đúng cho bài làm của mình, các em
dần hình thành ý, từ đó sắp xếp ý hợp lí nên khi viết các em không bỏ sót ý, bài văn
không lộn xộn, lủng cũng. Từ đó rèn luyện dần cho các em kĩ năng lập dàn ý khi
viết bài văn và xa hơn nữa là xây dựng được kế hoạch cho những việc làm khác sau
này. Với mục đích giúp các em học sinh có thói quen lập dàn ý trước khi viết văn
nói chung và văn miêu tả nói riêng, tôi chọn và tìm hiểu nội dung “ Hướng dẫn học
sinh lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn - Lớp 5”
II. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh “ Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý khi làm bài văn miêu tả” và vận
dụng khi làm các bài tập làm văn.
III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
1. Khách thể nghiên cứu:
Giáo viên và học sinh lớp 5.
1


2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu “ Kĩ năng lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả” ở học sinh lớp 5.


IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy học và khả năng thực hiện của học sinh lớp 5 khi lập dàn
ý khi viết bài văn miêu tả.
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lập được dàn ý khi viết bài văn miêu tả
trước khi tiến hành viết bài văn.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp tài liệu
Phương pháp tìm hiểu thực tế
Phương pháp điều tra, khảo sát
VI. Phạm vi nghiên cứu:
Chương trình Tập làm văn lớp 5
VII. Giả thuyết khoa học:
Kĩ năng lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 còn hạn chế, các em
chưa có thói quen lập dàn ý trước khi viết bài. Do đó, tôi thiết nghĩ nếu đề tài này
được áp dụng thì các em sẽ thực hành lựa chọn ý; sắp xếp ý nhanh, thành thạo hơn
khi lập dàn ý cho bài văn.
VIII. Những đóng góp của đề tài:
Giúp các em học sinh lớp 5 biết cách lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả từ đó các
em viết bài văn miêu tả tốt hơn.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Phân môn Tập làm văn ở chương trình tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng
trong môn Tiếng Việt. Mỗi bài tập làm văn ra đời là kết quả của một sự tổng hợp
kiến thức đã học về lý thuyết làm văn; về kiến thức; về những kĩ năng sử dụng các
giác quan để quan sát, cảm nhận cuộc sống thiên nhiên, xã hội quanh mình; về kĩ

năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt… Để có một bài văn hay giáo viên phải định
hướng cho học sinh về nội dung và phương pháp làm việc, hình thành trong đầu các
em một dàn ý sơ lược. Trên cơ sở đó rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, dựng
đoạn sẽ giúp học sinh thành thạo viết được bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc,
đúng yêu cầu. Ở lớp 5, giáo viên phải định hướng cho các em kĩ năng lập dàn ý là kĩ
năng lựa chọn, sắp xếp ý cho hợp lý theo một trình tự trước khi thực hành viết văn.
Ngoài ra còn giúp các em hiểu văn miêu tả là: “ Vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi
bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được
các đối tượng ấy ”
Trong chương trình học lớp 5 hiện hành, phần văn miêu tả chiếm phần lớn thời
lượng chương trình Tập làm văn ( 43 tiết), cụ thể:
- Tả cảnh:

14 tiết ( Từ tuần 1 đến tuần 11)

- Tả người:

12 tiết ( Từ tuần 12 đến tuần 21)

- Tả đồ vật:

4 tiết ( Từ tuần 24 đến tuần 26)

- Tả cây cối: 3 tiết ( Từ tuần 27 đến tuần 29)
- Tả con vật: 2 tiết ( Tuần 30)
- Ôn tập:

8 tiết ( Từ tuần 31 đến tuần 35)

3



II. Cơ sở thực tiễn:
Qua quá trình giảng dạy ở lớp và việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp. Tôi nhận thấy
thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả trong các giờ
học cho học sinh lớp 5 được thể hiện như sau:
1. Về phía giáo viên:
* Ưu điểm:
Nhờ quá trình học tập, trau dồi kiến thức nghề nghiệp, tích cực ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học và thường xuyên trau dồi kĩ năng sư phạm nên đa số
giáo viên đều đã chủ động hướng cho các em học sinh rèn luyện các kĩ năng cần
thiết.
Giáo viên nhiệt tình, năng nổ trong dạy học và rèn luyện cho các em, đóng vai trò
hướng dẫn trong các hoạt động của học sinh.
* Hạn chế:
Còn có một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức việc đổi mới cách
lên lớp, còn thụ động trong quá trình giảng dạy;
Chưa thực sự quan tâm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng về lập dàn ý khi viết
bài văn miêu tả do đó khi viết văn các em còn gặp nhiều lúng túng. Khi làm văn nói
chung và miêu tả nói riêng giáo viên không có thói quen hướng dẫn các em lập dàn
ý trước khi làm bài, thường xem nhẹ việc lập dàn ý.
Việc vay mượn ý người khác (sử dụng bài văn mẫu) để phân tích, yêu cầu học
sinh học thuộc còn nhiều do đó khi làm bài thường lệ thuộc vào chúng.
Trong các giờ học lập dàn ý, giáo viên ít tổ chức cho học sinh quan sát thực tế,
còn ít hướng dẫn cho các em cách quan sát, tìm và chọn lọc ý hay, đối tượng đặc sắc
nên các em thường nghèo nàn về ý do đó bài văn ít tính sáng tạo.

4



2. Về phía học sinh:
* Ưu điểm:
Kĩ năng lập dàn ý khi viết bài văn các em đã được thực hành từ lớp 4, lên lớp 5
học sinh được rèn luyện nhiều hơn do đó nhiều em đã biết được cách thực hiện. Các
em học sinh cơ bản đã nắm vững được cấu trúc của một dàn ý bài Tập làm văn.
Đa số học sinh cơ bản đã chú ý rèn luyện các kĩ năng thực hành trong các giờ học,
chịu khó tìm hiểu bài.
* Hạn chế:
Tuy nhiên, đa số các em khi thực hiện bước quan sát các em không cần quan sát,
chưa biết cách quan sát, hồi tưởng lại kí ức và không biết ghi chép lại những điều
quan sát một cách hợp lí, vốn từ nghèo nàn, ít cảm xúc về đối tượng được miêu tả.
Mặt khác, hầu hết trước khi viết bài các em không có thói quen lập dàn ý, đọc
xong đề bài các em thường không nghiên cứu kĩ đề bài rồi tiến hành tìm ý mà thực
hiện viết bài và “suy nghĩ được chữ gì thì viết luôn chữ đó ” do đó bài viết lộn xộn,
bố cục không rõ ràng và thường xuyên lặp ý.
Ngoài ra, khi làm văn các em thường chép lại các nội dung từ những bài văn mẫu
mà các em đã được học thuộc từ trước nên bài viết ít cảm xúc và ít sáng tạo, không
có dấu ấn cá nhân trong bài viết.
Chính vì một số khó khăn trên nên học sinh còn gặp khá nhiều trở ngại trong quá
trình viết bài văn miêu tả. Qua một cuộc thăm dò đầu năm học về khả năng lập dàn
ý khi viết bài văn miêu tả của 31 em học sinh lớp 5 tại đơn vị, tôi thu được kết quả
sau:
Số học sinh
tham gia

Học sinh có khả năng tìm ý,
lập dàn ý
Số lượng

Học sinh chưa biết cách tìm

ý, lập dàn ý

Tỉ lệ
5

Số lượng

Tỉ lệ


31

8

25.8 %

23

74.2 %

Đây cũng là một thực tế khiến giáo viên chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở về thực
hành lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả trước khi viết bài của học sinh lớp 5 nói
riêng và học sinh toàn trường nói chung. Trước thực tế đó, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi
làm thế nào để nâng cao hơn nữa kĩ năng lập dàn ý cho các em thông qua các bài
học.
Quá trình giảng dạy ở lớp, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp nhằm nâng
cao kĩ năng lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả cho các em. Và kết quả thu được có
nhiều tiến bộ rõ rệt, học sinh có khả năng tìm và sắp xếp ý của bài văn tốt hơn, tiến
bộ hơn.
III. Biện pháp thực hiện:

Muốn rèn luyện và nâng cao kĩ năng lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả trong quá
trình lên lớp khi dạy Tập làm văn lớp 5, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ,
quan tâm tới các em vì đây là công việc đòi hỏi phải có thời gian, phải làm thường
xuyên nhưng trong quá trình giảng dạy, giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó
khăn. Để khắc phục hạn chế đó tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
1. Cung cấp các kiến thức, kĩ năng cơ bản về lập dàn ý khi viết bài văn miêu
tả.
Ở năm học trước, các em đã được tìm hiểu khái niệm về văn miêu tả và cũng đã
làm quen với cách lập dàn ý khi viết các bài văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật.
Biết được cấu trúc của một dàn ý gồm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Do đó
các em cũng phần nào hình dung được các bước để thực hiện lập một dàn ý khi viết
bài văn. Dàn ý là bộ khung của một bài văn. Nếu không có nó hoặc không lập được
dàn ý hợp lí thì bài văn hay sót ý, lủng củng, xa đề hoặc lạc đề. Khi học sinh có thói
quen lập dàn ý trước khi viết bài thì các em đã hình dung được bố cục của bài văn
miêu tả, chọn lọc các ý, các hình ảnh tiêu biểu, sinh động để thể hiện trong bài văn
của mình. Đặc biệt với văn miêu tả nếu học sinh không lập được dàn ý thì khó lựa
6


chọn được thứ tự miêu tả hay lặp ý. Trong quá trình lên lớp tôi luôn tìm cách để
khuyến khích, động viên học sinh say mê, tích cực học tập. Trước khi lập dàn ý, tôi
thường phải định hướng cho học sinh hiểu cấu tạo dàn ý của bài văn miêu tả thường
có 3 phần:
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về đối tượng sẽ tả. Là phần mở đầu dẫn dắt người
đọc vào cảm nhận một bài văn, nếu mở đầu đảm bảo đúng và hay sẽ khai thông
được mạch văn. Trong phần này, người viết phải giới thiệu được khái quát vấn đề
định triển khai cho phần trọng tâm. Yêu cầu cần viết ngắn gọn, tự nhiên và hấp dẫn.
2. Thân bài: Trong dàn ý các em cân quan sát,vạch ra các ý chính; tả từng phần,
theo trình tự thời gian, không gian hoặc sự thay đổi của đối tượng miêu tả, triển khai
lần lượt từng khía cạnh của vấn đề trọng tâm, làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài.

Yêu cầu cần rõ ý, các ý chia thành từng đoạn và có các câu hoặc từ chuyển tiếp.
3. Kết bài: Kết thúc vấn đề, chốt lại những gì đã làm sáng tỏ phần thân bài. Nêu
nhận xét, cảm nghĩ của các em đối với đối tượng được miêu tả. Ngoài ra nên khơi
gợi suy nghĩ cho người đọc.
Sau khi các em hiểu và nắm được cấu trúc của dàn ý bài văn miêu tả, tôi hướng
dẫn cho các thực hiện bước tiếp theo:
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề; quan sát; tìm ý; lựa chọn ý và sắp xếp ý
để lập dàn ý:
2.1. Đọc và tìm hiểu đề:
Đọc kỹ đề là bước đầu tiên giúp các em nghe, hiểu, thâm nhập đề ra một cách
chắc chắn nhất. Nhưng mới chỉ đọc thì chưa đủ mà trong quá trình đọc phải kết hợp
vừa đọc vừa suy nghĩ cân nhắc từng chữ, từng từ để xác định mối quan hệ giữa các
từ ngữ, các vế trong đề ra, đặc biệt là cần đặt câu hỏi để xác định trọng tâm yêu cầu
của đề.
Ví dụ: Tả cảnh cơn mưa khác với Tả cảnh sau cơn mưa
7


Trong ví dụ trên, nếu học sinh không tìm hiểu đề kĩ chắc chắn các em sẽ hiểu sai
đề. Do đó, bài văn sẽ lạc đề. ( Trong cơn mưa khác Sau cơn mưa).
2.2. Quan sát ( hoặc nhớ lại ) đối tượng miêu tả:
Sau khi các em đã tìm hiểu kĩ đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đối
tượng (hoặc nhớ lại đối tượng). Tùy theo từng đề bài, giáo viên tổ chức cho các em
quan sát ngay tại địa điểm có cảnh vật cần tả, nếu không thể tổ chức quan sát được
thì giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cảnh vật trước khi tới lớp và ghi lại những
điều cảm nhận được. Khi quan sát các em phải tìm được nét riêng, tiêu biểu của đối
tượng miêu tả không cần dàn đủ sự việc chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình
cảm nhận sâu sắc nhất, không thống kê tỉ mỉ mọi chi tiết về sự vật. Để làm được
điều này giáo viên phải hướng dẫn các em cách quan sát:
- Quan sát bằng nhiều giác quan:

+ Quan sát bằng mắt: Giúp các em nhận ra màu sắc, hình khối sự vật.
Ví dụ: Màu sắc hoa, lá; màu lông con vật; dáng đi, đứng của người…..
+ Quan sát bằng tai: Các em lắng nghe âm thanh, nhịp điệu gợi cảm xúc.
Ví dụ: Tiếng chim hót, tiếng trống trường, tiếng suối chảy, tiếng mưa……
+ Quan sát bằng mũi: Các em nhận biết mùi vị tác động đến tình cảm.
Ví dụ: Mùi hương hoa, mùi thơm của lúa chín,…
+ Quan sát bằng vị giác, xúc giác: Giúp các em cảm nhận được tình cảm, cảm
xúc.
Ví dụ: Cái ấm của nắng mùa thu; cái lành lạnh của sáng mùa đông, ….
Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, làm cho bài văn thêm
phong phú.

8


- Quan sát tỉ mỉ, nhiều lượt: Muốn tìm ý cho bài văn học sinh phải quan sát kĩ,
nhiều lượt đối tượng đó. Tránh quan sát qua loa như nhìn lướt qua hay liếc mắt nhìn
sẽ không tìm ra những ý hay cho bài văn.
- Hướng dẫn học sinh xác định được vị trí, thời gian, trình tự quan sát:
+ Quan sát theo trình tự không gian: Quan sát từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên,
từ trái sang phải, từ ngoài vào trong hay ngược lại …
+ Quan sát theo trình tự thời gian: Quan sát từ sáng đến trưa, chiều, tối; lúc bắt
đầu đến lúc kết thúc; ….
+ Quan sát theo trình tự tâm lí: Thấy nét gì nổi bật, thu hút bản thân, gây cảm xúc
thì quan sát trước,….
2.3. Tìm ý để lập dàn ý:
Để lập được một dàn ý đầy đủ thì yếu tố không thể thiếu đó là bước tìm ý. Trong
quá trình dạy lập dàn ý tôi thường xuyên đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm giúp các em
tìm ý cho dàn ý của mình. Thông thường học sinh miêu tả một cách chung chung
đại khái mà thiếu những yếu tố riêng, đặc trưng cụ thể của từng đối tượng.

Ví dụ:
+ Tả cây bàng thì: lá bàng to, màu xanh…
+ Tả cây chuối tiêu: lá chuối màu xanh, rất to…
+ Cây tre: lá tre màu xanh rung rinh trước gió…
Thực chất, cây nào cũng có lá màu xanh hoặc rất nhiều cây lá to, màu xanh, có
thân, cành, cội rễ… phần lớn có hoa, quả…
+ Hoặc tả người: ai cũng có đầu, chân, tay, mặt mũi… cho nên, đa số học sinh làm
chung chung. Do đó, bằng hệ thống câu hỏi tìm ý, giáo viên phải hướng dẫn làm thế
nào để các em linh hoạt sao cho phù hợp với yêu cầu đề, qua đó, phân biệt được cây
này với cây kia, con này với con kia, người này với người khác.
9


Trong phần này giáo viên cũng phải cho một số đề cụ thể để vừa làm ví dụ vừa
luyện tập tìm ý:
Ví dụ:

- Tả con trâu.
- Tả con mèo.

Giáo viên ghi 2 đề thành 2 cột trên bảng để hệ thống các ý tìm hiểu song song
nhau nhằm giúp các em nhận thấy được sự khác nhau giữa các loài vật (giáo viên
yêu cầu các em nêu câu hỏi và trả lời, lớp nhận xét bổ sung, giáo viên chốt lại, ghi
bảng).
Câu hỏi bao quát: Lông mèo màu gì? Dày hay thưa? Mềm hay cứng? Lông trâu có
giống lông mèo không? Mèo thì ta có nhìn thấy da không? Còn trâu thì sao? Da trâu
màu gì? Đầu mèo như thế nào? Tai ra sao? Còn mắt mèo ? Mũi, miệng ? Đầu, tai,
mắt, mũi miệng của trâu khác của mèo như thế nào?... Mỗi câu trả lời đúng của học
sinh, giáo viên ghi bảng theo 2 cột để học sinh dễ phân biệt.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo hệ thống câu hỏi, giáo viên có thể kết

luận: "loài vật đa số có đầu, thân, lông, chân, đuôi…nhưng mỗi loài mang những nét
đặc điểm riêng biệt. Cây cối, con người cũng thế. Cho nên chúng ta cần tìm ý tả thật
cụ thể để làm nổi bật lên những nét riêng biệt đó".
Khi đã làm hết ý, giáo viên gợi ý tiếp: Còn ý nào nữa không? Để buộc các em suy
nghĩ và liệt kê hết các ý cần tả lên giấy nháp. Sau đó giáo viên hệ thống lại bằng
những câu hỏi. Đối với dạng đề miêu tả thì các câu hỏi phải nhằm vào cảnh gì? Bộ
phận, đường nét gì? Màu sắc, hương vị, âm thanh, hoạt động như thế nào?
Sau khi các em đã cùng tìm được các ý cho từng đề bài cụ thể. Giáo viên hướng
dẫn cho các em thực hiện bước quan trọng tiếp theo:

10


2.4. Lựa chọn ý và sắp xếp ý:
+ Lựa chọn ý:
Sau khi đã thống kê toàn bộ ý đã tìm được lên vở nháp (giáo viên ghi các ý lên
bảng), giáo viên hướng dẫn học sinh tập chọn ý theo hệ thống câu hỏi: theo các em,
những ý kiến trên, ý nào không quan trọng cần lược bỏ? Ý nào cần tả lướt qua vài
ba câu? Ý nào cần tập trung tả kỹ hơn? Tại sao lại không tả hết toàn bộ? Tả một số
cảnh (người, vật, sự việc…) và tả kỹ (…) như vậy nhằm mục đích gì?
Khi học sinh trả lời xong, giáo viên tổng hợp, bổ sung thêm: nếu tất cả các cảnh
(hoặc bộ phận trong 1 cây, 1 người, 1 con vật, 1 đồ vật) hoặc việc làm, thao tác
trong công việc cụ thể đều được tả một cách đầy đủ, kỹ càng, chi tiết thì bài làm sẽ
dàn trải, lan man, dài dòng gây nhàm chán và mất thời gian; nếu chỉ lướt qua tất cả
thì bài làm sẽ nông cạn, hời hợt, thiếu sâu sắc, không cô đọng. Vậy nên, các em cần
lựa chọn ý, xác định ý nào không quan trọng cần bỏ hoặc lướt qua vài câu, ý nào
quan trọng làm nổi bật trọng tâm yêu cầu đề thì xoáy sâu hơn để bài văn trở nên cô
đọng, hấp dẫn.
+ Sắp xếp ý
Sau khi đã chọn lọc các ý theo yêu cầu của đề bài, cần có sự sắp xếp ý xem ý nào

(cảnh nào, bộ phận nào hoặc sự việc, thao tác nào?) cần viết trước, ý nào (cảnh nào,
bộ phận nào hoặc sự việc, thao tác nào?) cần viết sau sao cho hợp lý và có tính
thuyết phục. Vấn đề sắp xếp ý cần có sự linh hoạt tùy theo đề bài cụ thể, tùy theo
góc độ quan sát và chú ý của từng em đối với đối tượng của mình.
Ví dụ:
+ Có em tả ngôi trường từ ngoài vào nên ý tả cổng trường rồi đến sân trường, đến
cột cờ…
+ Có em lại tả từ phòng học tả ra…..;

11


Do đó, tùy vào góc độ miêu tả của từng em để chọn điểm nào để tả trước. Không
nên theo khuôn mẫu, công thức nhất định.
Ví dụ:
+ Tả bạn học sinh đang đá bóng thì nên chọn tả hoạt động của đôi chân, vì lúc này
chân nổi bật nhất;
+ Tả ông em đang trồng cây thì tả đôi tay trước. Có khi tả người già thì có thể tả
mái tóc bạc trắng trước cũng có thể da nhăn nheo hay từ giọng nói phều phào, từ đôi
tay run run… tùy theo chủ đích của người tả.
Tất cả các bước tìm, chọn, sắp xếp ý là quá trình hoạt động của trí óc giúp cho bài
làm trở nên chặt chẽ và nổi bật trọng tâm, đầy đủ và phong phú, bài viết hấp dẫn
mang phong cách riêng chứ không rập khuôn theo một khuôn mẫu.
3. Kết quả:
Qua quá trình giảng dạy và áp dụng những biện pháp trên tôi thấy kĩ năng lập dàn
ý của các em học sinh có tiến bộ rõ rệt, từng bước khắc phục được hạn chế khi làm
bài văn miêu tả. Trong quá trình học các em đã tập trung xây dựng dàn ý bài văn
miêu tả tốt hơn; các em tự tin hơn khi làm bài, bài viết hấp dẫn, sinh động hơn. Cụ
thể theo dõi qua các giờ dạy sau nữa học kỳ I đối với 31 học sinh lúc đầu, tôi thu
được kết quả:

Số
học sinh

Học sinh có khả năng tìm ý,

tham

lập dàn ý

Học sinh chưa biết cách
tìm ý, lập dàn ý

gia

31

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

21

67,74 %

10


32,26 %

12


C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Trong công tác giảng dạy, vai trò chủ động hướng dẫn, gợi mở của người giáo
viên rất quan trọng. Giáo viên thường xuyên hướng dẫn, rèn luyện cho các em
những kĩ năng cần thiết giúp các em biết cách vận dụng kiến thức đã học vào bài
học.
Qua việc thực hiện tìm hiểu và trực tiếp giảng dạy, tôi rút ra một số bài học trong
quá trình hướng dẫn học sinh kĩ năng lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả như sau:
- Để lập được dàn ý khi viết bài văn miêu tả giáo viên cần tổ chức cho học sinh
quan sát đầy đủ, hướng dẫn cho các em cách tìm ý, lựa chọn và sắp xếp ý sao cho
hợp lý, phù hợp với từng đề bài cụ thể. Từ đó các em có được bài viết hay, đầy đủ
nhất.
- Để giúp học sinh phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và tư duy nhạy bén, giáo
viên cần thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo,
biết vận dụng một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn các kiến thức đã học.
- Khi học sinh cảm thấy mệt mỏi, không có hứng thú trong học tập, giáo viên cần
đưa ra các trò chơi học tập, các câu chuyện vui,...nhằm giúp các em thư giản, tạo
nên hưng phấn, hứng thú giúp các em có đam mê viết văn.
II. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tế lên lớp tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhằm nâng cao kĩ năng lập
dàn ý khi viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 :
- Ngay từ đầu năm học giáo viên nên khảo sát cụ thể học sinh để có biện pháp phụ
đạo, bồi dưỡng thêm.
- Trong quá trình lên lớp, giáo viên nên thường xuyên theo dõi từng đối tượng học
sinh để có biện pháp hướng dẫn phù hợp. Tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận


13


nhóm có hiệu quả, hướng dẫn các em cách quan sát, tìm và chọn lựa, sắp xếp ý để
lập được dàn ý chi tiết nhằm viết bài có hiệu quả hơn.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh giao lưu, ngoại khóa.... nhằm rèn luyện
thêm kỹ năng tìm ý đặc sắc, đặc trưng; kĩ năng sử dụng ngôn ngữ có hình ảnh (từ
láy, từ tượng hình, tượng thanh) phù hợp từng chủ đề để nâng cao hơn nữa chất
lượng học tập của các em.
III. Kiến nghị, đề xuất:
1. Đối với giáo viên:
- Trong hoạt động dạy - học, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tác động sư
phạm lên hoạt động nhận thức của học sinh. Để thực hiện tốt hoạt động dạy của
mình, người giáo viên cần sử dụng tốt các phương pháp dạy học một cách linh hoạt,
phù hợp nhằm cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh trong
quá trình dạy học nói chung cũng như hướng dẫn các em kĩ năng lập dàn ý khi viết
bài văn miêu tả nói riêng.
- Giáo viên phải định hướng cho học sinh thực hành một cách thành thạo và sử
dụng được các phương pháp quan sát, tìm ý, lựa chọn ý một cách hiệu quả nhất.
- Đây là kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào thực tế và nó có tính khả thi, do vậy
tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp tham khảo và có thể vận dụng vào quá trình dạy
học sinh để “ hướng dẫn các em kĩ năng lập dàn ý khi viết bài văn miêu tả” hiện nay.
2. Đối với nhà trường:
- Chuyên môn các nhà trường nên thường xuyên tổ chức các chuyên đề phương
pháp dạy học tập làm văn nói chung cũng như phương pháp rèn kĩ năng lập dàn ý
nói riêng để nâng cao kiến thức cho đội ngũ giáo viên.
Với thời gian công tác và kinh nghiệm chưa nhiều nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng
nghiệp để tôi hoàn thiện nội dung này hơn.

14


Xin chân thành cảm ơn!

15



×