Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Dịch vụ Công tác xã hội đối với người tâm thần tại cộng đồng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.02 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÁN VĂN THANH

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÁN VĂN THANH

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành : Công tác xã hội
Mã số : 876 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN TRUNG HẢI


HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài

luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về "Dịch vụ Công tác xã hội đối với người tâm
thần tại cộng đồng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" là hoàn toàn trung thực và
không trùng lắp với bất kỳ đề tài nào khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Tán Văn Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI

VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG .....................................................8
1.1. Những vấn đề lý luận về tâm thần .......................................................................8
1.2. Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người
tâm thần tại cộng đồng ..............................................................................................13
1.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội đối với người
tâm thần tại cộng đồng ..............................................................................................17
1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần tại cộng đồng
và các mô hình hỗ trợ người tâm thần tại cộng đồng................................................25
1.5. Các yếu tố tác động tới hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
người tâm thần tại cộng đồng....................................................................................27
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI


TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG35
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và tình hình người tâm thần tại Đà Nẵng......35
2.2. Mô tả về đặc điểm khách thể nghiên cứu...........................................................38
2.3. Thực trạng các vấn đề tâm thần của người tâm thần .........................................42
2.4. Thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần tại cộng
đồng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng .......................................................................45
2.5. Các yếu tố tác động tới hoạt động dịch vụ công tác xã hội với người tâm thần
tại cộng đồng .............................................................................................................55
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG CẤP

DỊCH VỤ CHO NGƯỜI TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................................62
3.1. Bối cảnh kinh tế - văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến việc đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần tại cộng đồng............62
3.2. Giải pháp, đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội cho người tâm
thần tại cộng đồng .....................................................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTT

: Bệnh tâm thần

NTT

: Người tâm thần


CTXH

: Công tác xã hội

DVXH

: Dịch vụ xã hội

NKT

: Người khuyết tật


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu thống kê NTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...........................34
Bảng 2.2. Trình độ học vấn của khách thể nghiên cứu .............................................37
Bảng 2.3. Khả năng thực hiện hoạt động tự phục vụ sinh hoạt và lao động của NTT40
Bảng 2.4. Nhu cầu cần hỗ trợ của NTT ....................................................................42
Bảng 2.5. Hỗ trợ về tiếp cận dịch vụ y tế cộng đồng................................................45
Bảng 2.6. Tham gia vào các giai đoạn mở hồ sơ quản lý trường hợp ......................48
Bảng 2.7. Quyền lợi của gia đình NTT .....................................................................49
Bảng 2.8. Mức độ hài lòng của gia đình NTT về dịch vụ quản lý trường hợp.........52
Bảng 2.9. Đánh giá chất lượng các nguồn lực được trợ giúp ...................................54
Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả dịch vụ CTXH .............54
Bảng 2.11. Cơ chế chính sách ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH ..........55
Bảng 2.12. Năng lực cán bộ ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH .............56
Bảng 2.13. Đặc điểm NTT ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH ...............57
Bảng 2.14. Cơ sở cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH..58



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Lượt khám bệnh phân theo độ tuổi năm 2017 ......................................35
Biểu đồ 2.2. Nghề nghiệp của khách thể nghiên cứu................................................37
Biểu đồ 2.3. Tình trạng nhà ở của gia đình NTT ......................................................39
Biểu đồ 2.4. Hiện trạng thể chất và tinh thần, tình cảm của NTT ............................41
Biểu đồ 2.5. Đánh giá kết quả hỗ trợ kết nối y tế cộng đồng....................................47
Biểu đồ 2.6. Gia đình NTT tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ ............................................50


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, đồng hành cùng sự phát triển về mọi mặt của đời
sống xã hội trong cả nước thì Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến chất lượng đời
sống an sinh của hầu hết các đối tượng yếu thế. Trong đó, có thể kể đến nhóm đối
tượng NTT đang sinh sống tại cộng đồng. Với chủ trương nâng cao chất lượng cuộc

sống cho nhóm đối tượng này thì đã có nhiều chính sách đã ban hành và đạt được
thành quả nhất định. Trong đó, có thể kể đến quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22
tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “ Phê duyệt đề án trợ giúp xã

hội và phục hồi chức năng cho NTT, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai
đoạn 2011–2020”.

Tại thành phố Đà Nẵng, công tác hỗ trợ cho NTT đã và đang có nhiều thuận lợi
đáng kể. NTT được tiếp cận nhiều những DVXH theo hướng CTXH chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì vẫn còn những khó khăn thách
thức trong việc trợ giúp NTT theo định hướng của nghề CTXH. Đồng thời, Bản
thân nhà nghiên cứu đang làm việc tại Trung tâm Cung cấp dịch vụ CTXH. Công

việc chuyên môn chính là cung cấp dịch vụ CTXH cho các đối tượng yếu thế trong
đó có NTT tại cộng đồng. Thường xuyên tiếp xúc làm việc với NTT, gia đình của

họ và phối hợp làm việc với nhiều cá nhân, tổ chức cung cấp DVXH tại 56
xã/phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên cá nhân nhà nghiên cứu đã xét thấy

sự cần thiết phải có những nghiên cứu về các DVXH cho NTT trên địa bàn. Từ đó
góp phần xây dựng giải pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót, phát huy tính
chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ CTXH cho NTT.
CTXH được vận dụng vào cung cấp dịch vụ cho NTT được xem là quan trọng.
Một nghề mang tính trợ giúp xã hội theo hướng chuyên nghiệp, tạo nên những khác
biệt trong cách thức trợ giúp cho NKT nói chung và cá nhân NTT nói riêng. Những
thách thức, trở ngại của NTT trong việc nhận diện nhu cầu, đề xuất những phương
hướng trợ giúp và khả năng tham gia vào quá trình tiếp cận các nhu cầu phù hợp đã

nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dịch vụ CTXH đối với NTT. Đặc biệt đối với
NTT, việc vận dụng các dịch vụ trợ giúp xã hội khác chưa đem lại hiệu quả bằng
1


việc vận dụng tiến trình CTXH trong việc cung cấp các dịch vụ cho NTT và gia
đình NTT tại thành phố Đà Nẵng.

Xuất phát từ những lý do trên, bản thân hiện đang công tác trong lĩnh vực
nghiên cứu, tôi chọn đề tài “ Dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần tại
cộng đồng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Nội dung nghiên cứu về người khuyết tật và người tâm thần
Các vấn đề liên quan đến NKT, NTT đã và đang nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả

lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến NKT,
NTT, cụ thể sau:
C c nghiên c u l lu n phục vụ đào tạo CTXH đối với NKT, NTT
Công trình nghiên cứu của tác giả Hà Thị Thư đã trình bày tổng quát nhất về

CTXH với NKT, các mô hình hỗ trợ, các phương pháp tiếp cận, các chương trình
chính sách của nhà nước đối với NKT, vai tr , các k năng làm việc với NKT [25].

Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên) đã nghiên cứu và xây dựng giáo
trình đào tạo CTXH với NKT ở bậc Đại học và sau đại học với nội dung: Tổng quan
về NKT, trải nghiệm khuyết tật và các k năng thực hành CTXH [9].
C c nghiên c u v dịch vụ CTXH đối với NKT

Tác giả Lê Thanh Thủy với đề tài luận văn thạc s “CTXH đối với người
khiếm thị từ thực tiễn huyện M Đức, thành phố Hà Nội” nghiên cứu về thực trạng
CTXH đối với NKT tại cộng đồng. Từ đó, vận dụng các phương pháp CTXH

chuyên nghiệp trong các hoạt động trợ giúp [26].
Tác giả Mai Đức Vũ thực hiện đề tài “Dịch vụ CTXH đối với bộ đội xuất
ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” với việc nghiên cứu về thực

trạng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần tại thành phố Đà Nẵng, các dịch vụ CTXH
đã được triển khai bao gồm: hỗ trợ tiếp cận y tế, quản lý trường hợp, tham vấn tâm

lý, hỗ trợ sinh kế. Từ đó đưa ra những biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ công
tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
[27].
2



Tác giả Nguyễn Thị Diễm Hương và Tạ Thị Thanh Thủy (trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) có bài viết “Thực hành
CTXH trong lĩnh vực khuyết tật” với việc thực hành các phương pháp nhằm tăng
cường năng lực cho người khuyết tật, phá vỡ những rào cản do phân biệt đối x và
thành kiến gây nên từ đó giúp cho họ tham gia h a nhập xã hội [8].

Tác giả TS. Nguyễn Trung Hải (chủ biên) nghiên cứu về dịch vụ xã hội cho
trẻ em mắc BTT với cuốn sách có tiêu đề “Phát triển dịch vụ chăm sóc xã hội đối
với trẻ em mắc bệnh tâm thần” để cung cấp cho những nhà nghiên cứu và bạn đọc
về những nội dung về thực trạng các dịch vụ với trẻ tâm thần hiện nay, cũng như đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ cho trẻ tâm thần [16].
C c hội th o, dự n liên quan đ n vi c h tr cho NKT, NTT
“Hội thảo Quốc tế về Công ước quyền người khuyết tật và vai tr của các hội
người khuyết tật” do Bộ Ngoại giao chủ trì. Đây là hoạt động là trong khuôn khổ
Dự án về “Tăng cường năng lực đảm bảo các quyền con người của Việt Nam” do
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ. Công ước nhìn nhận NKT
trở thành “chủ thể” có vị thế, quyền lợi hợp pháp và là thành viên tích cực trong xã
hội. Công ước thúc đẩy việc bảo đảm người khuyết tật được thụ hưởng các quyền
và tự do cơ bản như tất cả mọi người.
Hội thảo “Thúc đẩy cộng đồng: Tăng quyền cho người khuyết tật” được diễn
ra vào ngày 26/3/2015 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm giới thiệu dự án Rights Now ,
đánh giá thực trạng thực thi quyền của người khuyết tật sau khi Công ước quốc tế
về quyền của người khuyết tật được phê chuẩn tại Việt Nam, đồng thời cũng là cơ
hội để chia sẻ k năng, công cụ, kinh nghiệm và tài liệu hỗ trợ nâng cao năng lực
cho Hội/nhóm/tổ chức của hoặc vì người khuyết tật Việt Nam trong tương lai.
Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quản lý trường hợp với người khuyết tật tại
Việt Nam” do Khoa Công tác xã hội của Học viện khoa học xã hội Việt Nam tổ
chức vào ngày 22/10/2015. Hội thảo hướng đến vấn đề “Quản lý trường hợp với
người khuyết tật” Hội thảo đã mở ra một diễn đàn khoa học bổ ích cho các nhà khoa


học trong nghiên cứu và đào tạo, các học viên có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu sâu về
vấn đề nghiên cứu [14].
3


Thông qua những công trình nghiên cứu, bài viết, chương trình hội thảo có
liên quan đến đề tại. Có thể nhận thấy NKT nói chung và NTT nói riêng luôn có

tầm quan trọng trong mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu và vận dụng các dịch vụ CTXH trong trợ giúp cho NTT
còn nhiều hạn chế. Tại thành phố Đà Nẵng hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu
chuyên sâu về dịch vụ CTXH đối với NTT tại cộng đồng. Đây là một trong những
lý do nhà nghiên cứu thực hiện đề tài này.
2.2. Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần
Dịch vụ CTXH đối với NTT đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và góc
độ tiếp cận khác nhau. Tùy vào từng thời điểm và không gian nghiên cứu thông qua

các bài viết, đề tài nghiên cứu và công trình khoa học đã góp phần làm rõ hơn về
các dịch vụ cung cấp công tác xã hội cho NTT. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng hiện chỉ có đề tài nghiên cứu về “Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội

xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, vẫn chưa có đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về việc cung ứng dịch vụ CTXH cho NTT tại cộng đồng
theo hướng chuyên nghiệp.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH đối với NTT.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả của dịch vụ để từ đó đưa ra


giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ CTXH với NTT tại cộng
đồng ở thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông qua việc nghiên cứu đầy
đủ, chính xác các văn bản, tài liệu liên quan đến NTT và CTXH đối với NTT;

- Đánh giá được thực trạng dịch vụ CTXH đối với NTT tại cộng đồng từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng;
- Bổ sung và đề xuất các dịch vụ CTXH theo hướng chuyên nghiệp cho gia
đình NTT tại cộng đồng đang sinh sống.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ CTXH đối với người tâm thần tại cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người chăm sóc/gia đình NTT;
- Cán bộ chăm sóc NTT;
- Cán bộ/Cộng tác viên CTXH;
- Các cá nhân, tổ chức, cơ quan đoàn thể có liên quan.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Khảo sát tại 3 quận/huyện: Hòa

Vang, Liên Chiểu, Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng;
-


Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Năm 2018;

-

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Các dịch vụ công tác xã hội đối với
người tâm thần, cụ thể:
· Dịch vụ hỗ trợ y tế cộng đồng
· Dịch vụ quản lý trường hợp
· Dịch vụ kết nối nguồn lực

-

Khách thể nghiên cứu: Người tâm thần có mức độ giám định tâm thần

nặng trở lên thuộc các dạng tâm thần:
· Tâm thần phân liệt
· Động Kinh

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Phương pháp luận duy vật lịch s : Đối tượng nghiên cứu được đặt trong
bối cảnh lịch s , trên địa bàn, vùng lãnh thổ cụ thể. Tại đây, xem xét mối tương
quan lịch s giữa các mối quan hệ để có cái nhìn tổng thể về các yếu tố tác động
ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu;

- Phương pháp luận duy vật biện chứng: Các yếu tố về môi trường, mối
quan hệ xung quanh của đối tượng được xem xét phân tích cụ thể, đồng thời xem
xét hoạt động trợ giúp đối với NTT và mối tương quan giữa chúng.
5



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×