ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐOÀN THỊ TRINH
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN NAM SÁCH
TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐOÀN THỊ TRINH
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN NAM SÁCH
TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Nhuận Kiên
THÁI NGUYÊN - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ
rõ
nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày
tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Trinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã được sự giúp đỡ của các tập thể và cá
nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
của trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Khoa sau Đại học Đại
học Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong quá trình giảng dạy, đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học. Đặc
biệt là thầy giáo - TS. Trần Nhuận Kiên người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn các ban ngành nơi tôi công tác và nghiên
cứu luận văn, cùng toàn thể các đồng nghiệp học viên lớp cao học quản
trị kinh doanh khóa 10, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho
tôi hoàn thành chương trình học của mình và góp phần thực hiện tốt
hơn cho công tác thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ! .
Thái nguyên, ngày
tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Trinh
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vii DANH
MỤC BẢNG .....................................................................................viii DANH
MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... ix MỞ
ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
4. Những đóng góp của luận văn .................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI ...................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận chung về bảo hiểm xã hội ................................................ 5
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội ........................................................ 5
1.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội ......................................................... 6
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội ............................................................ 9
1.1.4. Đối tượng của bảo hiểm xã hội ..................................................... 11
1.1.5. Hệ thống các chế độ trong bảo hiểm xã hội.................................. 12
1.1.6. Quỹ bảo hiểm xã hội ..................................................................... 12
1.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội ................................................................ 15
1.2.1. Khái niệm chung quản lý thu bảo hiểm xã hội ............................. 15
1.2.2. Nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội ...................................... 16
1.2.3. Vai trò quản lý thu bảo hiểm xã hội.............................................. 18
4
1.2.4. Mục đích quản lý thu bảo hiểm xã hội.......................................... 18
4
1.2.5. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội .......................................... 19
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội ở một số địa phương......... 31
1.3.1. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Bình ...................................... 31
1.3.2. Kinh nghiệm của BHXH huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương......... 32
1.4. Một vài bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội của
một số BHXH địa phương .......................................................................... 33
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 35
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................
35
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin...................................................
35
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ..................................................
36
2.3. Hệ thống chỉ têu nghiên cứu ............................................................... 37
2.3.1. Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................... 37
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 37
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH Ở
BHXH HUYỆN NAM SÁCH GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 ........... 40
3.1. Giới thiệu chung về cơ quan BHXH huyện Nam Sách ....................... 40
3.1.1. Đặc điểm chung của huyện Nam Sách ảnh hưởng đến thu BHXH
....40
3.1.2. Giới thiệu về BHXH huyện Nam Sách ......................................... 40
3.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Nam Sách 43
3.2.1. Chức năng nhiệm vụ ..................................................................... 43
3.2.2. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Nam Sách ............................... 44
5
3.3. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Nam Sách,
giai đoạn 2011 - 2013.................................................................................. 45
3.3.1. Khái quát chung ............................................................................ 45
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội......................... 46
6
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả công tác quản lý thu BHXH ở
BHXH huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương................................................... 64
3.4.1. Tổ chức thu BHXH ....................................................................... 64
3.4.2. Công tác kế hoạch - tài chính - chi trả các chế độ BHXH ............ 65
3.4.3. Công tác giám định BHYT ........................................................... 66
3.4.4. Công tác đào tạo công nghệ thông tin, nghiệp vụ, chính trị .........
66
3.4.5. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát ..........................................
67
3.4.6. Công tác tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH .................... 68
3.4.7. Công tác thi đua khen thưởng .......................................................
69
3.4.8. Cơ sở vật chất................................................................................
69
3.5. Đánh giá về công tác quản lý thu BHXH ở Bảo hiểm xã hội huyện
Nam Sách .................................................................................................... 69
3.5.1. Hạn chế..........................................................................................
69
3.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................
71
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG ............. 72
4.1. Phương hướng ......................................................................................
72
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tại huyện Nam Sách .......... 73
4.2.1. Nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác chi trả, thực hiện
chế độ BHXH ......................................................................................... 73
4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền................................................
76
7
4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp ................
80
4.2.4. Tăng cường công tác khảo sát đôn đốc các doanh nghiệp............
81
4.2.5. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước ...........
81
4.2.6. Làm tốt công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động . 82
4.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền Tỉnh ủy, UBND, HĐND huyện cần quan tâm hơn nữa đến
công tác BHXH .............................................................................. 82
8
4.2.8. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật ứng dụng công nghệ tin học
vào công tác quản lý thu BHXH
.................................................................... 82
4.2.9. Các giải pháp khác ........................................................................ 83
4.3. Một số kiến nghị................................................................................... 84
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ ........................ 84
4.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam ................................................... 87
4.3.3. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương ............................ 88
4.3.4. Kiến nghị với cơ quan BHXH Hải Dương ................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 94
vii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế HĐLĐ
: Hợp đồng lao động HĐND :
Hội đồng nhân dân UBND :
Ủy ban nhân dân
8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các mức đóng góp cơ bản qua từng thời kỳ ................................... 20
Bảng 1.2: Mức đóng góp theo nhóm đối tượng ..............................................
21
Bảng 1.3: Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của người lao động và người sử
dụng lao động..................................................................................
21
Bảng 1.4: Mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động trong các
quỹ thành phần ................................................................................
22
Bảng 3.1: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc giai đoạn 2011-2013 ........... 46
Bảng 3.2: Kết quả thu BHXH, BHYT theo khối loại hình giai đoạn 2011- 2013.48
Bảng 3.3: Kết quả thu BHXH, BHYT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
giai đoạn 2011-2013 ....................................................................... 50
Bảng 3.4: Đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc giai đoạn 2011-2013......54
Bảng 3.4: Tình hình nợ đọng tiền đóng BHXH của các đơn vị SDLĐ giai
đoạn 2011-2013 .............................................................................. 70
9
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Hệ thống BHXH tỉnh Hải Dương .................................................. 42
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Nam Sách .. 45
Sơ đồ 3.3: Quy trình quản lý thu .....................................................................
61
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mục têu là bảo vệ quyền lợi, góp phần ổn định cuộc sống cho
người lao động và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm xã
hội (BHXH) luôn được coi là một chính sách vĩ mô quan trọng của Đảng và
Nhà nước ta. Do đó, chính sách BHXH luôn cần được nghiên cứu, tm hiểu và
xây dựng cơ sở lý luận nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách BHXH cho phù
hợp với tình hình mới là yêu cầu cấp thiết khách quan. Quản lý thu BHXH là
một nội dung quan trọng trong quá trình thực thi chính sách BHXH, có thể
nói đây là xương sống của ngành BHXH. Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH tốt
là cơ sở để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Tuy
nhiên trong thực tế trong công tác thu không phải là không có những hạn
chế, bất cập. Do sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như là ý thức của
nhiều doanh nghiệp chưa cao cùng với cơ chế quản lý nhà nước còn mỏng,
tính dăn đe thấp nên vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa tham gia, hoặc
tham gia không đầy đủ cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp tham gia
mang tính đối phó với tổ chức BHXH. Nhận thức của người lao động còn
hạn chế về Luật Bảo hiểm xã hội, vì vậy quyền lợi và chế độ khi tham gia
BHXH họ cũng không quan tâm, mà chỉ quan tâm đến hàng tháng thu
nhập trước mắt mà không quan tâm đến việc quyền lợi được hưởng khi
tham gia BHXH cũng như có thu nhập ổn định khi không còn khả năng lao
động, vô hình chung họ đã tiếp tay cho doanh nghiệp làm sai Luật BHXH.
Khi đó chính người lao động bị mất quyền lợi, phần trách nhiệm của doanh
nghiệp phải trích nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động bị các doanh
nghiệp chiếm đoạt.
2
Tính đến hết năm 2013, cả nước có trên 63 triệu người tham
gia BHXH, BHYT, trong đó số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mới chiếm
khoảng 20% lực lượng lao động; số đối tượng tham gia BHYT mới đạt
3
khoảng 70% dân số cả nước. Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH tập
trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ… trốn tránh không tham gia BHXH
cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH mặt khác
nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm
dụng quỹ BHXH, lạm dụng tền đóng BHXH của người lao động để làm vốn
sản xuất kinh doanh… Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế
độ, chính sách BHXH cho người lao động nói chung và việc thực hiện công
tác quản lý thu BHXH nói riêng, làm ảnh hưởng đến việc thu, nộp BHXH.
Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được
những yêu cầu trong công tác quản lý thu BHXH nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thu BHXH do vậy em chọn đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã
hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Nam
Sách, qua đó đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm tăng cường quản lý
thu bảo hiểm xã hội, góp phần đảm bảo nguồn thu của Quỹ BHXH huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tễn về công tác
quản lý thu bảo hiểm xã hội.
- Phân tích thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Nam Sách giai
đoạn 2011 - 2013.
- Xác định các yếu tố tác động tới công tác quản lý thu BHXH tại
BHXH huyện Nam Sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
- Đề xuất những giải pháp phù hợp để tăng cường công tác quản lý thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
BHXH tại BHXH huyện Nam Sách.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Nam Sách và
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH làm đối tượng
nghiên cứu chính của đề tài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu
BHXH ở BHXH huyện Nam Sách.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH giai
đoạn từ 2011 - 2013, định hướng và giải pháp đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện
Nam Sách tỉnh Hải Dương.
4. Những đóng góp của luận văn
Dựa trên các số liệu nghiên cứu, đề tài đánh giá thực trạng công
tác quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Nam Sách, qua đó đưa ra được các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Nam Sách, từ đó đề xuất
các giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm tăng cường quản lý thu BHXH trên địa
bàn huyện Nam Sách, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đề tài luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho BHXH huyện Nam
Sách nói riêng, BHXH tỉnh Hải Dương nói chung trong việc tăng cường quản lý
thu BHXH ở địa phương.
5. Kết cấu của luận văn
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết luận,
luận văn được cấu trúc bao gồm 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu BHXH trên địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
bàn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận chung về bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của
xã hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu một
cách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. BHXH đã xuất hiện
và phát triển theo cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên
bang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ BHXH ốm đau vào
năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Đến nay, hầu hết các nước trên thế
giới đã thực hiện chính sách BHXH và coi nó là một trong những chính sách
xã hội quan trọng nhất trong hệ thống chính sách bảo đảm an sinh xã hội.
Mặc dù đã có quá trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có
nhiều khái niệm về BHXH, chưa có khái niệm thống nhất. Bởi lẽ BHXH là
đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã
hội, pháp lý…
Theo từ điển Bách khoa: “BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp,
tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các
bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm
bảo, an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần
đảm bảo an toàn xã hội”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về
BHXH như sau: “BHXH là sự bảo về xã hội cung cấp cho các thành viên của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những
khó khăn về kinh tế và hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu
nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi
già và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình
đông con”. Khái niệm này đã phản ánh được sự kết hợp hai mặt của BHXH là
mặt kinh tế và mặt xã hội.
Còn theo khái niệm của BHXH Việt Nam: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội
đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ
cấp cho họ,nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng
hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già và chết. Đồng thời, bảo đảm
chăm sóc y tế cho các thân nhân trong gia đình người lao động, để góp phần
ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình, góp phần an
toàn xã hội”.
Như vậy có thể khái quát về BHXH như sau: BHXH là sự đảm bảo
thay thế hoặc bù đắp một phần cho người lao động, khi họ gặp phải
những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mát khả năng lao động, mất việc
làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tền tệ tập trung được hình
thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp
tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân người lao động và
những người ruột thịt (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của người lao động trực tiếp
phải nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
1.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội
Một là, BHXH mang tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.
Tính xã hội, tnh nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quy
định bản chất của BHXH, đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên
của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây
ra bởi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN