Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bài báo cáo luật đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 25 trang )

1


2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM PHÂN HIỆU GIA LAI
KHOA: QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI – BẤT ĐỘNG SẢN



BÁO CÁO MÔN HỌC LUẬT ĐẤT ĐAI

NỘI DUNG:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẤT ĐAI Ở ĐỊA BÀN XÃ IA-TUL
HUYỆN IA PA GIA LAI

Tháng 12 năm 2016
MỤC LỤC

3


DANH SÁCH NHÓM

STT

HỌ VÀ TÊN


MSSV

1

Phạm Thị Thanh Kiều

15124374

2

Trần Thị Bích Loan

15124417

3

Phạm Thị Ngọc Vinh

15124381

4

Đặng Võ Minh Hoàng

15124413

5

Trần Đình Nam


15124419

6

Nguyễn Tấn Thưởng

15124379

7

Lê Đình Long

15124375

8

Nay Quyên

15124377

4

Ghi chú


A. MỞ ĐẦU
Thông qua môn học Luật đất đai do giảng viên Dương Thị Tuyết Hà, nhằm mục
đích thể hiện sự hiểu biết cũng như kết quả giảng dạy của giảng viên sau môn
học thì em đã chọn chuyên đề là tìm hiểu tập quán sử dụng đất của tộc người taị
địa phương nơi em sinh sống . Hiện tại tại tỉnh, có rất nhiều tộc người nhưng

nhóm chúng em đã quyết định chọn tộc người Jrai để thực hiện đề tài này. Và
nhóm chúng em quyết định chọn xã xã Ia-Tul thuộc huyện Ia Pa của tỉnh Gia Lai
vì lí do tại xã này tập trung chủ yếu là người dân tộc jrai giúp chúng em thuận
tiện cho việc nghiên cứu và viết báo cáo.
Trước tiên, cho nhóm chúng em giới thiệu sơ lược về xuất xứ của tộc người Jrai:
- Người Gia Rai hay Jrai, là một dân tộc nói tiếng Gia Rai thuộc ngôn ngữ
Nam Đảo. Người Gia Rai còn có các tên gọi khác là người Giơ Rai, Chơ
Rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai.
- Người Gia Rai là một nhánh lớn của tộc người Rang Đê cổ hay còn gọi là
người Ê Đê cổ được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Chăm Pa lên
vùng bình nguyên Cheo Reo hòa hợp với người Ê Đê cổ tạo ra các nhóm
tộc người tự gọi là Anak Jarai tức con cái của Jarai. Trong văn hóa và tính
cách của người Gia Rai có nhiều yếu tố Chăm Pa trung đại so với người Ê
Đê chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp Chăm Pa cổ đại.Người
Gia Rai còn giữ được yếu tố ngôn ngữ Rang Đê cổ đó là ngôn ngữ đa âm
hơn so với Ê ĐÊ láng giềng.
- Dân số và địa bàn cư trú: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,
người Gia Rai ở Việt Nam có dân số 411.275 người, cư trú tại 47 trên 63
tỉnh, thành phố. Người Gia Rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302
5


người chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt
Nam), ngoài ra còn có ở Kom Tum (20.606 người), Đăk Lăk (16.129
người). Đây là dân tộc bản địa có dân số đông nhất Tây Nguyên.
Và địa bàn xã Ia tul mà chúng em nghiên cứu cũng là một vị trí tập trung nhiều
dân tộc Jarai nhất trên địa bàn tỉnh Gia Lai, theo số liệu thống kê được thì cả xã
có tổng dân cư là 3193 người cư trú tại 6 bôn gồm các bôn: bôn Biăh A,bôn
Biăh B,bôn Biăh C, bôn Blanh, bôn Tơ khế, bôn Ia Ptao,trong đó có đến 3052
người là dân tộc Jarai(chiếm 95,6% tổng dân cư toàn xã)

Một số đặc trưng tiêu biểu về đời sống tinh thần, phong tục sinh hoạt hàng ngày,
những nét truyền thống văn hóa của người dân tộc Jarai trong việc cưới hỏi , ma
chay….Đặc biệt, trong bài báo cáo chúng em đề cập đến chính sách đất đai của
xã, quá trình canh tác đất, cải tạo đất của người dân xã Ia tul trong những năm
qua, việc người dân tộc nơi đây sử dụng đất để làm những việc gì? Những thói
quen và tập quán sử dụng các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp,…..những
thuận lợi, khó khăn của người dân trong việc sử dụng đất, cải tạo đất để từ đó
rút ra kinh nghiệm và đề ra các phương hướng giải quyết cho người dân…. Tất
cả những vấn đề trên là lí do mà chúng em chọn xã Ia tul và người dân tộc Jrai
làm chuyên đề để thực hiện bài báo cáo này
Vì đây là lần đầu tiên chúng em viết bài báo cáo về nghiên cứu nên có gì sai sót
mong cô thông cảm và giúp chúng em sửa chữa nếu còn chưa hoàn thiện.

6


 Giới thiệu một số thông tin khái quát về địa bàn xã Ia tul

1. Điều kiện tự nhiên
Xã Ia Tul cách trung tâm thị trấn IaPa khoảng 11km về phía Đông Nam.
-

Phía Bắc giáp xã Chư Mố.
Phía Nam giáp xã Ia Broắi và huyện Krông Pa
Phía Đông giáp huyện Krông Pa và tỉnh Phú Yên
Phía Tây giáp xã Chư Mố

2. Địa hình
Địa hình xã IaTul thấp dần từ Đông sang Tây được chia thành ba dạng địa
hình chính như sau:

- Địa hình núi cao: Dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở phía Đông của xã
với độ cao trung bình từ 300-500 mét.Độ dốc từ 80-150 địa hình bị chia
cắt bởi các hợp thủy nên thường bị rửa trôi và xói mòn mạnh bởi các đợt
kéo dài , loại địa hình này chỉ thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt
là cây lâu năm.
- Địa hình đồi thấp: Đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa địa hình núi cao
và bằng thấp. Có độ dốc trung bình từ 0-3 tầng dày đất từ 50-70cm.Dạng
địa hình này thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp đặc biệt là cây
lâu năm.
- Địa hình bằng trũng: Dạng địa hình này nằm kẹp giữa hai con sông lớn là
sông Ba và sông Ia Tul với độ dốc trung bình từ 0-3 và không bị chia cắt
bởi các dãy núi, đất đai màu mỡ nhưng bị xói mòn do tác động của thiên
nhiên, địa hình này chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên, rất thuận lợi
cho việc canh tác lúa và hoa màu.
7


3. Khí hậu thời tiết
Xã Ia Tul nói riêng là một vùng thuộc thung lũng Sông Ba, bị các dãy núi
và triền cao nguyên che chắn. Đặc biệt là hai dãy núi Đông Bắc và Tây
Nam án ngữ chắn cả hai luồng gió nên khí hậu thời tiết vùng AyunPa có
khác so với các vùng khác trong tỉnh Gia Lai : Nhiệt độ cao hơn , lượng
mưa nhỏ hơn , trong huyện mùa khô không khí , độ ẩm cao hơn. Ngoài
những nét riêng nói trên khí hậu của vùng này có những nét chung so với
các vùng khác trong tỉnh, trong một năm có sự phân hóa hai mùa rõ rệt :
mùa khô và mùa mưa Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn.
- Nhiệt độ : nhiệt độ trung bình năm là 25,5°C , nhiệt độ cao nhất trong
năm là 40,8°C , nhiệt độ thấp nhất trong năm là 8,5°C. Các tháng có nhiệt
độ cao là các tháng 3,4 nhiệt độ bình quân của các tháng này là từ 27°C 28°C
- Lượng mưa : Lượng mưa trung bình năm 1225mm, lượng mưa lớn nhất

trong năm là 1989mm, lượng mưa thấp nhất 799mm, số ngày mưa trung
bình năm 144 này, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11,
tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 đến tháng 10.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung binhg năm 80%, độ ẩm cao nhất trong năm 80%, độ
ẩm thấp nhất trong năm 50%.
- Gió : Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đã chịu ảnh hưởng
của hai hướng gió : Gió đông nam thổi từ tháng 11 đến tháng 7, gió Tây
và Tây bắc thổi từ tháng 8 đến tháng 10.
Nhìn chung khí hậu của vùng có nhiệt độ cao, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi
lớn nhưng mà vùng đất có tưới của cồn trình thủy lợi nên tạo cho cây trồng
phát triển tốt, cho năng suất cao, nhất là cây lúa nước.
4.Thủy văn:
Mạng lưới thủy văn của xã bao gồm các ao, hồ sông suối trong đó có hai
sông chính Sông Ba và sông Ia Tul chảy qua,cung cấp nguồn nước chủ
yếu cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Về mùa mưa nước
mang nhiều phù sa, dòng nước rất đục. Sông Ba và sông Ia Tul có tốc độ
dòng chảy về mùa mưa lớn do rừng đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng
nên làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân địa phương.
5.Các nguồn tài nguyên
a.Tài nguyên đất:
Căn cứ điều tra lập bản đồ đất trên bản đồ tỷ lệ 1/100000 và 1/25000 của
viện QH&TKNN tiến hành trong giai đoạn 1980-1987 và một số kết quả
8


nghiên cứu bổ sung nhiều năm sau đó đặc biệt là kết quả điều tra chỉnh lí bản
đồ đất của phân viện QH&TKNN . Miền trung trên bản đồ tỷ lệ 1/25000 của
huyện Ayun Pa phục vụ công tác quy hoạch và điều tra đánh giá đất đai cho
thấy :
-Đất đỏ vàng trên đá Mác ma acid (Fa): loại đất này có diện tích 23189ha

chiến 85,6% diện tích điều tra.
-Đất xám trên phù xa cổ (X): loại đất này có diện tích 1.320ha, chiếm 4,9%
diện tích điều tra.
-Đất xám trên đá mác ma acid (Xa): loại đất này có diện tích 610ha, chiếm
2,3% diện tích điều ra.
-Đất mùn trên núi cao (Ha): loại đất này có diện tích 1.357.77ha, chiếm 5,0%
diện tích điều tra.
-Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): loại đất này có diện tích 246ha, chiếm 2,2% diện
tích diều tra.
b. Tài nguyên nước:
• Nước mặt:
Xã Ia Tul có sông Ba chảy qua và được bắt nguồn từ các dãy núi cao của tỉnh
KomTum chảy qua vùng Kbang, An khê đến Ayun Pa với chiều rộng từ 200
đến 250 m. mặt khác sông Ba lại được tiếp nước bởi sông Ayun nên lưu
lượng nước rất lớn đặc biệt là vào mà mưa. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có
sông Ia Tul chảy qua nên rất thuận tiện cho việc khai thác nguồi nước mặt
phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
• Nước ngầm:
Qua khảo sát một số điểm, tại thời điểm cuối tháng 9 mực nước các giếng sâu
từ 8 – 12 m, mùa khô mực nước cái giếng sâu hơn nữa chất lượng các mạch
nước ngầm tại các điểm cũng khác mhau. Qua quan sát thực thế các giếng
đào ở địa phương cho thấy nguồn nước ngầm của xã đã được người dân khai
thác phục vụ sinh hoạt hằng ngày đã cho những kết quả khả quan như đảm
bảo vệ sinh, hạn chế người mắc bệnh đường ruột hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên
mức độ sử dụng giếng đào còn ít do người dân thiếu kinh phí đào giếng, số
hộ còn lại chủ yếu dùng nước sông, suối là chính.
c. Tài nguyên rừng:
- Theo kết quả kiểm kê đất năm 2014 tổng diện tích đất rừng là 22.436,71ha,
trong đó chủ yếu là đất rừng tự nhiên. Đất lâm nghiệp phân bố tập trung tại
9



phía Đông của xã. Do nạn chặt phá rừng tùy tiện, hiện tượng đốt nương làm
rẫy, diện tích rừng của xã cũng bị giảm trong 5 năm trở lại đây. Diện tích
rừng còn lại chủ yếu là rừng thưa cây bụi, hoặc rừng mới tái sinh độ che phủ
thực vật thấp. Các loại cây gỗ lớn và động thực vật quý hiếm còn lại rất ít.
6. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số :
Tính đến 31/12/2014 dân số toàn xã là 3028 người. Số hộ là 466 hộ, bình
quân 6,5 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số 2,62%. Từ những số liệu trên, cho thấy
đây là xã có tỷ lệ tăng dân số còn ở mức độ cao, nhưng tương đối ổn định và
có xu hướng giảm dần trong thời gian tới. Tỷ lệ tăng chủ yếu là tăng tự
nhiên, tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể. Tỷ lệ tăng dân số do những nguyên
nhân chủ yếu sau:
- Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân xã.
- Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân chưa cao.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị khám chữa bệnh của trạm y tế còn
nghèo nàn và lạc hậu. Mức sống của đại bộ phân nhân dân trong xã còn
thấp.
b. Lao động và việc làm
Lao động của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp,trong khi đó tỷ lệ chưa có
việc chiếm tỷ lệ cao, trình độ của đội ngũ lao động còn rất hạn chế, đa phần
số lao động trên chưa học hết lớp 9, chưa được đào tạo về chuyên môn, nên
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới vào trong sản xuất
rất hạn chế, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thu được thấp. Xét theo
cơ cấu lao động thì tỷ lệ lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao(98%) điều
này phản ánh mức độ phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ chưa thật
nhanh, chưa đủ lớn để thu hút lao động ở khu nông thôn, kể cả công nghiệp
và dịch vụ trong nông thôn.


10


B. NỘI DUNG CHÍNH
Ia Tul là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa. Toàn xã có 635
hộ với 3.193 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Jrai chiếm gần 96%.
Người dân trong xã chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, số hộ nghèo
chiếm tới 30,2%, số hộ cận nghèo chiếm 10,8%. Ngoài diện tích ruộng lúa
nước trên 100 ha, thế mạnh của xã tập trung vào sản xuất mì với tổng diện
tích vụ mùa lên đến 504 ha
1. Sơ lược kết quả đất đai của xã Ia Tul
a. Đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 26742,27ha chiếm 92,62% diện tích đất
của xã, trong đó có:
• Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là mì) có tổng diện tích là 2331,2ha
chiếm 27%
- Đất trồng lúa (gồm lúa nước và lúa rẫy) có tổng diện tích là 338,32 ha
chiếm 1,27%
- Đất trồng cây hàng năm khác ( gồm mía, bắp, đậu) có tổng diện tích
873,66ha chiếm 7,01%
- Đất trồng cây lâu năm ( gồm điều và các cây lâu năm) trong khu dân cư
là 119,22ha chiếm 0,45%
• Đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã hiện nay có 22436,71ha chiếm 83,9% tổng
diện tích tư nhiên. Trong đó có:
- Đất rừng sản xuất có diện tích 21690,34ha chiếm 81,11%
- Đất rừng phòng hộ có diện tích 746,37ha chiếm 2,79%
b. Đất phi nông nghiệp:


11


Đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 216,94ha chiếm 0,81% diện tích đất
của xã, trong đó có:
• Đất ở:
Diện tích đất ở toàn xã hiện nay là 33,79ha chiếm 0,13%. Diện tích này hầu
hết chu chuyển từ đất nông nghiệp trong khu dân cư sang
• Đất chuyên dùng:
Có diện tích 43,23ha chiếm 0,16%. Diện tích tự nhiên trong diện tích đất phi
nông nghiệp, trong đó:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình: 0,94ha
- Đất có mục đích công cộng: 37,03ha
c. Đất chưa sử dụng:
Diện tích đất chưa sử dụng của xã là 1757,42ha , chiếm 6,57% diện tích đất
tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng. Tuy nhiên, diện tích đất chưa
sử dụng của xã đa số là những trảng cỏ, cây bụi rác không có giá trị kinh tế.
Phần lớn là đất hơi dốc nên bị xói mòn rửa trôi mạnh. Nếu muốn khai thác
đưa vào sản xuất nông nghiệp cần nhiều thời gian và biện pháp cải thiện.
2. Đời sống sinh hoạt của tộc người Jrai ở xã Iatul
a. Đời sống kinh tế:
- Cũng giống như tộc người jarai ở các nơi khác, người dân ở xã iatul cũng
sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy ; lúa tẻ và mì là cây lương
thực chính. Chăn nuôi chủ yếu là bò, lợn ,gà,....; cách chăn nuôi động vật
của người dân tộc này chủ yếu là thả rong.

12


Người dân ở xã Ia tul đang đi chăn bò

-

Đồ ăn, thức uống chính là cơm tẻ; muối giã ớt; canh rau rừng có thể trộn
thêm tép; thịt; cà đắng; cá thịt nướng... Đặc sản của người Jrai là canh lá
mì nấu với cá khô, có thêm món “cà sóc” là ý nói chung cho các món cay
nóng trộn chung với ớt và đặc biệt hơn là có trái cà giã chung với muối ớt
thêm chút rau thơm như ngò gai, lá đậu đũa còn hơi non,... Thức uống thì
có rượu ghè (rượu cần) được làm từ nguyên liệu là men bắp, có lá chuối,
có lúc thì men được làm từ cơm, có thêm vỏ trấu...
b. Đời sống văn hóa –xã hội:
- Tổ chức cộng đồng: Người Gia Rai sống thành từng bôn. Hiện nay trong
xã Ia tul có 6 bôn gồm các bôn: bôn Biăh A,bôn Biăh B,bôn Biăh C, bôn
Blanh, bôn Tơ khế, bôn Ia Ptao . Theo phong tục truyền thống thì trong
làng có ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều
hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Nhưng nay
phong tục ấy đã bỏ,hiện tại người giữ vai trò điều hành các bôn là tổ chức
nhà nước. Nhà rông ở đây cũng đã không còn mà mỗi khi sinh hoạt người
dân lại kéo nhau đến nhà chủ tịch xã. Vì đây là dân tộc thiểu số ít người
nên người dân tộc trong xã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi: Hàng
năm vào các dịp Tết nguyên đán các buôn được nhận tiền để mua sắm,
chuẩn bị đón Tết, trẻ em đi học được cấp sách vở, cấp gạo để phục vụ việc
học cho con em, … đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được nhà
nước cấp bò, cấp đất để sản xuất. Không chỉ vậy ,những hộ gia đình này
13


còn được nhà nước ban tặng nhà tình thương giúp bà con nơi đây mau
chóng thoát khỏi cảnh cơ cực.

Nhà tình nghĩa ở thôn Biăh B, xã Iatul, huyện IaPa, Gia Lai

- Nhà cửa: Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng đều chung tập
quán ở nhà sàn, ở trên là nơi sinh hoạt gia đình, ở dưới là nơi chăn nuôi
gia súc, gia cầm hoặc làm kho chứa đồ đạc. Hiện nay đã có nhiều kiểu
thiết kế nhà sàn cực kì đẹp mắt và sang trọng.

14


Nhà sàn của người dân Jarai tại xã Ia tul
- Hôn nhân và gia đình: Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ. Con trai
khi kết hôn sẽ về ở với vợ. Người nhà của con gái sẽ chủ động qua nhà
trai hỏi cưới nếu bên nhà trai đồng ý thì sẽ tiến hành cưới hỏi.Lúc đó bên
nhà gái sẽ giao số tiền và bò tùy theo nhafbeen trai đã thỏa thuận… và
riêng chú rể sẽ được giao bao nhiêu số tiền đó để chi cho bạn của mình
đến thăm dự, số tiền này cũng không nhiều lắm, nhưng mà đó là tấm lòng
của bạn mình. Trước khi chú rể sang nhà cô dâu thì bên người nhà chú rể
sẽ làm một bữa cơm coi như là tiễn con mình đi lấy vợ.Người phụ nữ
quản lí mọi việc trong gia đình. Con cái trong nhà đều theo họ mẹ.Ngoài
xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có
ưu thế hơn.
- Ma chay: theo phong tục người Jarai, khi con người chết đi sau một
tháng, người nhà sẽ làm một lễ bỏ mã, họ mang bò hoặc mang lợn ra mộ
và mời bà con dân làng đến đây mổ bò, mổ lợn ăn ngay tại đây. Theo tập
tục ở xã Ia tul thì mỗi khi xây mộ cho người chết phải dựng một cái chòi
15


nhỏ ở phía trước mộ để làm lễ bỏ mã. Sau giỗ này, người nhà sẽ coi như
không tới thăm mộ nữa…


Một góc nghĩa trang xã Ia tul
3. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn xã Ia tul
Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của xã còn nhiều bất cập: Việc chưa
thực hiện 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai chưa được chặt chẽ, khoa
học và chưa có hệ thống đồng bộ: Do xã là đơn vị trực tiếp quản lý, do tồn tại
của ngành, do cán bộ chuyên trách ở xã chưa được tập huấn để tiếp cận nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ mới một cách thường xuyên do nguồn kinh phí
còn hạn hẹp…
a. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
đai:
Luật đất đai năm 2013, nghị định của Chính phủ đã tác động mạnh mẽ đến
quá trình sử dụng đất và gắn liền với việc thực hiện các chủ trương, chính
sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong suốt quá trình phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần. Vì vậy khi Luật đất đai được ban hành, UBND
huyện Ia Pa nói chung và xã Ia Tul nói riêng đã tuyên truyền, quán triệt
những nội dung chủ yếu, cơ bản của Luật đất đai đến tận cơ sở giúp người
dân hiều và thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi về đất đai theo quy định của
Luật. Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân huyện và sự chỉ đạo về chuyên môn của phòng Tài nguyên & Môi
trường đã tham gia giúp UBND xã trong công tác quản lý đất đai trên địa
bàn. Bởi vậy, hầu hết các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Nghị quyết,… đều

16


được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo và được UBND xã cụ thể hóa và
thực hiện tốt trên thực tế.
b. Việc xác định địa giới hành chính, phối hợp lập và quản lý hồ sơ địa
giới hành chính:
Ranh giới xã Ia Tul được xác định và bàn giao theo Chỉ thị 364/CT ngày 6

tháng 11 năm 1991 địa giới hành chính xã năm 2014 có số diện tích tự nhiên
26742,27ha, đến nay các tuyến ranh giới hành chính vẫn ổn định và không có
tranh chấp , song diện tích đất tự nhiên đến kỳ kiểm kê dất năm 2014 bị thay
đổi.
c. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạn đất đai; Lâp bản đồ
hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử
dụng đất:
Xã Ia Tul được đo đạc và thành lập bản đồ hành chính tỉ lệ 1/2000 vào năm
1998-1999 theo hệ tọa độ HN 72 nhưng không đo khép kín ranh giới hành
chính, chỉ đo phần diện tích đấts ản xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng,
đất ở. Diện tích đo đạc được 1.337ha, Trong đó đất sản xuất nông nghiệp la
1.012ha, đất phi nông nghiệp( đất ở) là 59,00ha.
Năm 2011 đo đạc tiếp phần diện tích nông nghiệp chưa đo mới phát sinh và
chỉnh lý biến động, tổ chức cho nhân dân tự kê khai, đo dạc vùng đất có khả
năng nong nghiệp và đất lâm nghiệp. Hoàn thành lập bản đồ địa chính xã,
thực hiện việc điều tra lập danh sách tên chủ sử dụng đất, loại đất, diện tích
của tất cả các thửa , thể hiện trong sổ mục khê của xã. Công tác đánh giá
phân hạng đất đai từ trước đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng nào
thực hiện. Chưa đưa ra được bản đồ đánh giá đất, bản đồ phân hạng thích
nghi đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được lập theo các kỳ kiểm kê
đất đai.
d. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Công tác lập quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đai xã Ia Tul đã được cấp, có
thẩm quyền phê duyệt năm 2009. Nhưng thực tế phương án quy hoạch chưa
được UBND xã áp dụng nhiều. Hàng năm chưa thực hiện việc điều chỉnh và
xây dựng kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo việc giao đất, thu hồi đất theo
đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác không được triển khai đến
từng ngành, địa phương và các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
e. Công tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
 Giao đất sản xuất nông nghiệp:

17


Thực hiện luật đất đai, Nghị định số 181/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính
phủ về giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng.
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, diện tích đất sản xuất nông nghiệp
toàn xã 2.331,2ha, trong đó diện tích được cấp có thẩm quyền giao, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân 1.070ha (chiếm
65,56%), còn hơn 35% số diện tích còn lại chưa đươc đo đạc thành lập bản
đồ hành chính nên chưa giao và cấp giấy. Hiện nay, xã đang tiến hành phát từ
khai cho các hộ gia đình, cá nhân tự kê khai để rà soát quỹ đất và triển khai
giao đất cho hộ gia đình, cá nhân chưa được giao, chưa được cấp giấy.
 Giao đất lâm nghiệp:
Theo báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014. Tổng diện tích đất lâm
nghiệp toàn xã 22436.71ha, chủ yếu là đất rừng sản xuất 22436.71. Hầu hết
là do UBND xã quản lý 22436.71ha. Trong thời gian 5 năm qua diện tích đất
rừng đã giảm đáng kể, nguyên nhân do bị người dân lấn chiếm khai thác trái
phép vào đất rừng sản xuất do UBND xã quản lý đưa vào sản xuất nông
nghiệp.
-

-

-

f.

 Giao đất phi nông nghiệp:
Đất ở: Đất thổ cư đã giao đến cho từng hộ và đã được đo đạc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân cho đến nay

đã cấp được 835 trường hợp và 59ha, năm 2011 đo đạc được 350ha cấp
giấy đạc 85%.
Đất chuyên dùng: Việc đo đạc quy hoạch đất xây dựng cho các ngành
như: Giáo dục, y tế, bưu điện, trụ sở các cơ quan và tiến hành giao đất sử
dụng lâu dài theo luật đất đai đã ban hành.
Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích đất chưa sử dụng hiện có khá lớn
1.757,42ha, chủ yếu đây là diện tích đất đồi núi chưa sử dụng nằm phân
bố bãi rác len lõi, lốm đốm trong rừng. Toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng
do ban quản lý rừng phòng hộ Chư Mố và UBND xã quản lý.
Công tác phối hợp trong việc giao đất và cho thuê đất:

Xã Ia Tul thực hiện tốt theo điều Luật đất đai năm 2013: “cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền giáo đất nào thì có quyền thu hồi đất đó” và luật quy định 2
cấp được giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất là UBND huyện và UBND
tỉnh. Trong những năm qua UBND xã trực tiếp và cán bộ địa chính xã phối
hợp cùng UBND huyện làm tốt công tác giao đất, thu hồi đất và đang gấp rút
hoàn thành và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ gia

18


đình, cá nhân và tổ chức kinh tế chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đang sử dụng đất trên địa bàn.
g. Thực hiện việc đăng kí thông kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất:
UBND xã đã phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường huyện tiến hành cơ
bản việc lập và hoàn chỉnh hồ sơ hành chính cho xã. Tổng số trường hợp đã
được cấp 835 trường hợp, chủ yếu là người địa phương, với số lượng 1489
giấy. Tổng diện tích đã cấp1.070,00ha, đất sản xuất nông nghiệp 1.011ha, đất
ở 59ha. Lần đầu tiên công tác kiểm kê tình hình sử dụng đất được triển khai

cụ thể và hồ sơ địa chính được thiết lập từ cấp xã đến cấp huyện và tỉnh.
Công tác quản lý Nhà nước và đất đai được nâng lên một bước.
h. Thực hiện phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các
quy định của Luật đất đai; Tuyên truyên phổ biến Luật đất đai, giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai:
Công tác tuyên truyền phổ biến Luật đất đai cho người dân trên địa bàn xã
chưa được thường xuyên và sâu rộng. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu
kiện đất đai là vấn đề nổi cộm và phức tạp nhất. Từ khi có Luật đất đai năm
1993 và Luật đất đai năm 2013, Nghị định 181, 182, 184 của Chính phủ và
các văn bản khác,… đến nay công tác quản lí Nhà nước về đất đai đã dần đi
vào nề nếp, góp phần đáng kể vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của
xã. Do thực hiện tốt công tác quản lý đất đai nên việc giải quyết những đơn
thư khiếu nại khiếu tố, những vụ tranh chấp có liên quan đến đất đai chủ yếu
là đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn đạt kết quả cao, góp phần làm ổn
định tình hình kinh tế xã hội của xã.
4. Tập quán sử dụng đất của người dân xã Ia tul, huyện Ia Pa, tỉnh Gia
Lai
a. Đất nông nghiệp:
Theo như thống kê, đất có dạng địa hinh nằm kẹp giữa 2 con sông lớn là
sông Ba và sông Ia Tul với tốc độ dòng chảy trung bình từ 0°- 3° và
không bị chia cắt bởi các dãy núi, đất đa màu mỡ nhưng bị xói mòn do tác
động của thiên nhiên, địa hình này chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên.
Vì vậy người dân tộc vùng này đã tận nguồn đất này cho việc sản xuất
nông nghiệp, đó là trồng các loại cây lương thực, tiêu biểu là cây lúa và
cây mì. Theo kết quả mà chúng em đi khảo sát thực tế với người đồng
bào ở xã đã thu được những kết quả như sau:

19



• Lúa: từ xa xưa người dân đồng bào xã Ia Tul đã biết chọn nơi có điều kiện
thuận lợi để trồng lúa nước như : nguồn nước dồi dào từ sông Ba và sông
Ia Tul chảy qua, đất : có các loại đất như đất đỏ vàng trên đá magma
acid , đất xám phù sa cổ, đất mùn núi cao, khí hậu về mùa mưa nước
mang nhiều phù sa, nhiệt độ trung bình năm 25,5°C, độ ẩm trung bình
năm 80%, gió nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.Nhìn chung khí hậu của
vùng có nhiệt độ cao, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi lớn nhưng có công
trình thủy lợi để tưới nên tạo thuận lợi cho việc phát triển 2 mùa lúa
nước , 1 mùa lúa rẫy ( lúa trồng trên nương ).
+ Về lúa nước: Người dân ở đây trồng chủ yếu 2 vụ là vụ mùa và vụ
đông – xuân. Với vụ mùa người dân trồng lúa vào khoảng tháng 7,8
và thu hoạch vào khoảng tháng 11, 12.Còn vụ đông xuân họ trồng
tháng 1,2 tới tháng 5,6 thu hoạch. Theo kết quả mà chúng em đi
khảo sát thực tế thì trung bình 1 năm người dân thu được khoảng 1
tấn lúa/ha.
+ Về lúa rẫy: người dân chỉ trồng có 1 vụ /1 năm. Năng suất thu được
của loại lúa này chỉ bằng 1/3 năng suất của lúa nước nên người dân
ở xã đã hạn chế và dùng nó vào việc canh tác các loại cây trồng
khác.

20


Người dân xã Ia Tul đang thu hoạch lúa
• Mì: Do địa hình cũng như điều kiện tự nhiên tác động nên mì cũng
là một loại cây công nghiệp chủ yếu của đồng bào dân tộc xã Ia
Tul huyện Ia Pa.Cây mì ở nơi đây được trồng trên các loại đất mùn
hoặc đất nằm ở ven sông, ven suối. Người dân chia sẻ, trung bình
mỗi hộ gia đình cũng có 1-2 ha diện tích đất trồng mì. Người dân
bắt đầu trồng từ tháng 4/tháng 5 của năm trước và thu hoạch vào

tháng 2/tháng 3 của năm sau. Về năng suất, trung bình 1 năm người
dân thu được khoảng 1,5 tấn/ha.

Một khu vực đất trồng mì của người dân xã Ia tul
21


Ngoài ra còn một số loại cây trồng khác như mía được trồng ở khu vực đất cát,
một số ít khác là các loại cây họ đậu được trồng rải rác quanh khu vực người dân
ở và ven sông.
• Đất trồng cây lâu năm: Chủ yếu là cây điều được trồng phân bố chủ
yếu ở phía Tây Nam của xã, vì ở đây đất chủ yếu là đất cát pha,
thích hợp cho việc trồng loại cây này. Tuy nhiên, khi đi thăm hỏi
người dân thì trong những năm gần đây, khí hậu của vùng thường
xuyên biến đổi thất thường như khi điều đang phát triển thì đất lại
bị nứt nẻ do hạn hán dẫn đến không đủ nước cho cây phát triển và
khi điều sắp ra hoa thì nhiệt độ lại quá thấp, không đáp ứng được
điều kiện của cây, vì vậy mặc dù bỏ công chăm sóc cả năm trời
nhưng kết quả là không thu hoạch được gì.
Vì vây, hiện nay diện tích trồng cây lâu năm đã có xu hướng giảm đáng kể và
người dân chuyển sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày để đạt hiệu quả kinh tế
thực tại cao hơn.
b. Đất phi nông nghiệp
• Đất ở: mặc dù là từ đất nông nghiệp chuyển sang nhưng bà con nơi
đây cũng đã hiểu biết hơn về đất đai, đã đi đo đạc làm giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất để bảo vệ quyền lợi. Với tư cách là người
làm chủ, người dân có thể tự do lựa chọn hướng làm ăn hiệu quả
trên mảnh đất mà họ đang sử dụng.
• Đất chuyên dùng: hiện nay xã đã sử dụng đất vào việc xây dựng
đường xá, các công trình thủy lợi… nhưng vẫn còn hạn hẹp.

c. Đất lâm nghiệp:
Hiện nay đất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở nơi có địa hình cao, còn ở
những vùng thấp thì đã bị người dân xã lấn chiếm làm nương rẫy….
Các cán bộ của xã cần có biện pháp hữu hiệu để giao đất, giao rừng cho
người dân trồng rừng, phát triển rừng và bảo vệ rừng.
5. Thuận lợi và khó khăn trên địa bàn xã Ia tul
a. Thuận lợi
• Hiện tại tại xã đã được đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nên nhìn chung tình hình quản lí, sử dụng đất trên địa
bàn xã tương đói ổn định, dần dần đã đi vào nề nếp.
• Địa hình bằng trũng kết hợp với các loại đất thích hợp cho các cây công
nghiệp ngắn ngày ( lúa ,mì,….)

22


• Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn xã nhìn chung đã
đúng mục đích được giao
• Người dân ở xã đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt như làm
thủy lợi vào việc tưới cây, đưa máy móc vào việc chăm sóc , thu hoạch
….
• Nhà nước đã cung cấp hệ thống thủy lợi giúp đỡ người dân ở xã phát triển
cây lương thực, đặc biệt là cây lúa nước.
• Thông qua việc giao quyền sử dụng đất, người dân đã an tâm đầu tư và
định hướng đầu tư phát triển hợp lí cũng như lựa chọn hướng làm ăn hiệu
quả trên mảnh đất mà họ sử dụng.
• Xã cũng đã đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình, mở mang thêm nhiều
tuyến giao thông phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.
b. Khó khăn
• Nhiệt độ cao, lượng mưa thấp ,lượng bốc hơi lớn vào mùa mưa làm đất

đai bị khô hạn, ảnh hưởng xấu đến năng suất các loại cây công nghiệp.
• Ở hai con sông là sông Ba và sông Ia tul vào mùa mưa có tốc độ dòng
chảy lớn nên làm xói mòn , rửa trôi đất làm người dân trong xã không
canh tác đất đai theo như mong muốn.
• Người dân vẫn còn một số hủ tục lạc hậu, khiến đất bị thoái hóa , ô nhiễm
ảnh hưởng tới năng suất trồng trọt. Một số ít vẫn chưa áp dụng được khoa
hoc kỹ thuật, máy móc hiện đại vào canh tác đất và sản suất cây trồng.
• Người dân vẫn chưa hiểu biết nhiều về lĩnh vực đất đai dẫn đến những vụ
tranh chấp có liên quan đến đất đai chủ yếu là đất ở và đất nông nghiệp
dẫn đến việc không phát triển tình hình kinh tế xã hội của xã.
• Việc xã đa số là đồng bào người Ia- grai nên việc am hiểu đất đai còn hạn
chế, nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không nhiều. Không
chỉ vậy, nhà nước vẫn còn một số thủ tục hành chính rườm rà trong việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân.
• Một số vùng đất còn để trống mà nhà nước hiện nay vẫn chưa có kế hoạch
thực hiện canh tác.
• Việc định canh định cư của người dân trong xã vẫn chưa đi vào nề nếp,
chưa phù hợp với chính sách nhà nước.
• Chính sách đất đai của nhà nước cho người dân của xã vẫn còn hạn hẹp…
c. Giải pháp
- Phải tuyên truyền , phổ biến , loại bỏ các hủ tục lạc hậu và đưa đến cho
người dân các biện pháp cải tạo đất.
- Khuyến khích cho người dân định canh định cư phù hợp.
- Nhà nước phải phổ biến Luật đất đai cho người dân để họ hiểu về quyền
lợi và nghĩa vụ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
23


- Nhà nước phải có những chính sách phù hợp để hỗ trợ người dân trong
việc sử dụng đất đai.

- Giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết khi cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Mở lớp học cho người dân nhằm tuyên truyền về các chính sách đất đai để
bà con hiểu và nắm rõ hơn.
- Có các chính sách sử dụng đất trên các vùng đất chưa sử dụng để tránh
xói mòn rửa trôi đất cũng như áp dụng tối đa các tài nguyên trên đất
- Sử dụng nhiều hơn nữa vào việc sử dụng cho các mục đích giao thông,
thủy lợi, các công trình xây dựng, kiến trúc hạ tầng nhằm tăng tốc độ phát
triển kinh tế xã hội ngày một đi lên.

C. KẾT LUẬN:
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc phát triển kinh tế xã hội của xã.
24


Nguồn tài nguyên này mãi luôn gắn bó với người dân trong xã, nhờ đất
mà người dân nơi đây đã có thể trồng các loại cây nông nghiệp, cây công
nghiệp…. phục vụ đời sống kinh tế cho người dân.
Ngoài ra,đất cũng là nơi con người có thể làm nhà để ở, làm nơi để phục
vụ sinh hoạt cộng đồng, … phục vụ nhu cầu văn hóa người đồng bào dân
tộc Jrai
Qua việc tiếp xúc với những cán bộ của xã đã làm cho chúng em hiểu rõ
hơn về những chính sách đất đai của nhà nước dành cho người dân nơi
đây
Qua việc đi khảo sát thực tế, chúng em đã hiểu biết rõ hơn về các tập tục
sinh hoạt của người đồng bào xã Ia tul, biết được cách mà họ canh tác
đất, họ trồng những loại cây nào cho phù hợp với đất, biết được những
khó khăn của người dân còn đang mắc phải, để từ đó đưa những giải pháp
khắc phục.

Chúng em mong rằng với sự hiểu biết những kiến thức trong học tập cũng
như đời sống sẽ phần nào giúp được người dân nơi đây thoát khỏi những
khó khăn à từ trước đến nay họ vẫn chưa khắc phục được.
Cảm ơn cô đã cho chúng em một chuyến đi thực tế đầy ý nghĩa….

25


×